Vào thời nhà Đường, có một thiếu niên tên Chí Thông, người quận Thiên Thủy, tuổi còn nhỏ đã giữ trai giới, sáu thời lễ sám, hằng ngày tụng kinh Kim Cang Bát Nhã và Pháp Hoa. Năm 20 tuổi, Chí Thông bị tuyển làm vệ sĩ trong Đoàn Thọ quân ở phủ Thỉnh Đức. Kế đó, cả đoàn lại phụng sắc chỉ đi dẹp giặc phương Nam, đường từ nhà đến đó xa hơn muôn dặm. Giữa đường, Chí Thông vẫn cố gắng giữ thời khóa lễ tụng không thiếu sót.
Đến Nam Phương, đội quân của Chí Thông lâm trận bị thua, tướng sĩ đều tan rã bỏ chạy. Đoàn Thọ quân hơn trăm người phần nhiều chết và bị thương. Chí Thông đang khi sợ hãi thất lạc, bỗng thấy có năm người cỡi ngựa chạy theo sau kêu rằng:
– Chớ nên kinh hãi! Ngươi tu công đức, xung quanh có hộ vệ không ai làm hại được!
Chí Thông chạy hơn 70 dặm, đến một tòa tháp miếu, liền vào đó ẩn thân, giặc tìm không thấy đều trở về. Đang khi ấy, bỗng có hai vị tăng bước vào miếu, bảo Chí Thông rằng:
– Đàn việt (tức là Chí Thông) lễ niệm chư Phật, tụng kinh Pháp Hoa và Kim Cang, công đức không thể nghĩ bàn, nên chúng ta đến đây cứu trợ. Năm vị vừa rồi là chư thần theo hộ vệ không để cho đàn việt bị thương. Từ đây, đàn việt hãy gắng tu phước nghiệp đừng bê trễ, mọi việc đều có thiện thần ủng hộ, chớ nên lo ngại.
Nói xong, đồng bay lên hư không. Chí Thông vì suốt ngày mệt nhọc, lại không ăn uống, nên cảm thấy đói khát, thân thể rã rời. Giây lát bỗng thấy có hai đồng tử đem cơm nước, thức ăn và bánh trái đến dâng mời. Đợi khi ăn xong, hai vị lại bảo:
– Hãy cố gắng trì kinh chớ để thiếu sót.
Nói xong, cùng đồng bay đi. Chí Thông thương khóc sám tạ. Sau đó, lại tìm được Đại quan tiếp viện, liền xin gia nhập, trải qua ba trận phá tan giặc mà không bị một vết thương. Biết là nhờ công đức Pháp Hoa và Kim Cang. Lúc trở về, Chí Thông lại càng chuyên tâm trì tụng không dám biếng trễ.
Ngày 28 tháng giêng năm Trinh Quán thứ tám, Chí Thông đau nặng, đến đêm mồng 8 tháng hai thì từ trần. Sau khi tắt hơi, Thông bị dẫn đến một đại điện, đứng sau số người rất đông đảo. Trên điện, phán quan lần lượt xướng danh, Diêm Vương tùy theo nghiệp lành dữ mà phán xử. Sau rốt nghe gọi đến tên mình, Chí Thông liền bước ra. Diêm Vương hỏi sự tu phước lúc sinh thời, Chí Thông thưa:
– Tôi thường giữ trai giới, sáu thời lễ Phật, tụng kinh Pháp Hoa và Kim Cang Bát Nhã.
Diêm Vương nghe nói, chắp tay cung kính khen rằng:
– Lành thay! Công đức không thể nghĩ bàn.
Liền sai quan Chủ Ty kiểm lại sổ bộ, thấy Chí Thông hãy còn sáu năm thọ số, tụng kinh Pháp Hoa được một ngàn bộ, kinh Kim Cang vạn bộ, ngoài ra công đức lễ Phật trì giới cũng đếu có ghi trong đó. Xem xét xong, vua cho mời Chí Thông sang điện phía Tây, sai đem giường vàng ghế ngọc, trải đệm ngồi và thỉnh tụng kinh. Kế đó, lại cho dẫn đi xem cảnh địa ngục để biết việc tội phước. Dạo qua các ngục xong, Chí Thông được đưa đến một tòa thành lớn phía Tây Bắc. Nơi đây, có lưới sắt bao trùm, bốn tên quỷ tốt giữ cửa, thân hình cao lớn, đầu như La sát, tay cầm thiết xoa, miệng phun lửa dữ. Lại có hai con chó đồng thật to, miệng khạc ra nước đồng sôi chảy tràn lan vào trong ngục, tội nhân đau khổ đủ các không thể kể xiết. Thấy cảnh tượng ấy, Chí Thông kinh hãi, liền được sứ giả đưa trở về. Diêm Vương bảo:
– Nay ông đã thấy việc tội phước báo ứng, lúc hoàn sinh, xin cố gắng siêng năng tu tập. Nếu biếng trễ, ngày kia sẽ sa vào ác đạo không ai cứu vớt. Như tinh cần tu tập, tất sẽ được sinh về cõi Phật!
Sau khi sống lại Chí Thông thuật đủ mọi việc, từ đó hết sức tinh tấn. Qua sáu năm, ông biết trước ngày giờ, được sinh về Tịnh độ. Ngày vãng sinh, nhạc trời dìu dắt, hương lạ đầy nhà.
Trích từ facebook: Câu Chuyện Nhân Quả
Các anh chị giải đáp cho em thắc mắc này: Các vị quỷ sứ trong địa ngục ngày ngày tra tấn tội nhân rất tàn ác không một chút nương tay. Các vị này cũng là chúng sanh mà sao họ không có chút từ tâm nào vậy? Tra tấn các chúng sanh khác như thế họ có tạo tội không? Và sau này họ có được đầu thai không?
Chào bạn Phương Diễm Lệ
Cái này thì bạn nên tham khảo quyển “chú giải người và cõi” nha. Mình tóm tắt lại như sau: Những vị cai ngục này là những vị mà khi còn ở các cõi khác cũng từng làm việc thiện tuy nhiên lại ham thích trong việc làm các chúng sanh khác sợ hãi, ham thích xem hay nghe những chuyện bạo lực, ham thích đánh đập chúng sanh khác,… kiểu người này hiện nay cũng không hiếm. Thì sẽ tái sinh làm cai ngục ở địa ngục, và khi họ hành hạ các chúng sanh khác đó cũng do tâm ham thích của họ với việc đó nên khi mạng chung thì họ sẽ làm tội nhân ở trong địa ngục.
Và đương nhiên bất kỳ chúng sanh nào cũng đều từng làm thiện và làm ác nên khi một phước thiện nào đó trổ quả trong một kiếp lâu xa nào đó thì họ cũng thoát khỏi địa ngục và sinh lên các cõi khác giống chúng ta thôi.
Làm ơn đừng hưởng phước một cách vô bổ. Phước đức đã rất khó tích lũy rồi, lại càng khó giữ gìn, đem phước ra dùng hết rồi, lúc gặp nạn thì lấy gì bảo vệ mình đây?
Được ăn ngon, được mặc đẹp chính là một người có phước. Cứ thấy ai mà xinh đẹp là biết người ta có phước. Thấy ai ăn ngon hơn mình là chắc chắn người ta có phần. Nhưng cũng dừng lại ở việc hưởng thụ để bản thân còn minh mẩn, còn để lại phước cho ngày mai ngày kia nữa.
Chơi bời thâu đêm suốt sáng, dát vàng ngọc lên người quá mức là hình thức đem phúc đức trong tài khoản ra xài một cách vô tội vạ, mà không giúp được gì cho bản thân.
Chia nhỏ sự sung sướng ra để hưởng từ từ, đừng một lần hưởng cho bằng hết, sẽ rất uổng phí. Xinh đẹp cũng hãy xinh đẹp một cách chậm rãi thì như vậy thanh xuân mới giữ được lâu. Cái gì nhanh đến thì sẽ nhanh đi.
Phước mà hưởng hết còn ghê hơn là tiền trong tài khoản hết. Phước đã hết thì cái gì xui nhất, cái gì xấu nhất nó cũng đến. Không cần độc ác hay hại người, chỉ cần hưởng thụ quá mức thì cũng sẽ không có hậu về sau.
PHƯỚC TUY VÔ HÌNH NHƯNG LUÔN CHE CHỞ KHI GẶP HOẠN NẠN !!!
“Phước ” là nhờ làm những việc thiện lành, lợi ích mà bạn mang đến cho mọi người, mọi loài. Phước cũng giống như tiền tiết kiệm, để dành hàng ngày vậy. Khi gặp tai nạn hoặc lâm nguy, bạn luôn có sẵn để dùng.
Hồi hướng công đức phước báu mỗi khi làm các thiện sự.
Phật dạy phước phải do chính mình tạo nên chứ không thể cầu mà có. Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước.
Nếu bình thường bạn không biết tạo phước (cho người nghèo khổ, giúp người hoạn nạn, phóng sanh cứu vật, cúng dường Tam Bảo, hiếu thảo với cha mẹ…), không biết tiếc phước (tiêu dùng, mua sắm lãng phí, ăn uống vô độ, lãng phí thực phẩm…) thì khi gặp nạn tai, cầu cứu khắp nơi. Chính vì vậy, đừng coi thường việc gieo phước hàng ngày.
NHỮNG VIỆC NHỎ NHẶT TỔN PHƯỚC CẦN LƯU Ý
🍀1. Xài quạt, đèn điện xong, đứng dậy bỏ đi quên tắt. Không chỉ mất tỉnh giác, mà còn tổn phước.
🍀2. Uống nước suối, đừng bỏ dở nửa chai. Nên đem về uống hết. Tránh chiêu cảm quả báo bị đói khát.
🍀3. Xả rác bừa bãi nơi công cộng, bắt người khác dọn. Không những gây ô nhiễm môi trường, mà đời sau sẽ quay lại hầu những người dọn vệ sinh trả nợ.
🍀4. Cắm sạc điện thoại, máy tính xong, không chịu rút chui cắm ra khỏi nguồn, phí điện, tổn phước.
🍀5. Ăn xong, đứng dậy bỏ đi, không tự dọn dẹp, dù chẳng bận việc gì. Càng nhiều người phục vụ mình, phước đức mình càng tổn giảm nhanh chóng. Nên đến chùa phải tập tự phục vụ và phụng sự chung.
🍀6. Rót nước chấm quá nhiều, ăn xong đổ bỏ. Nên tận dụng để nêm nếm thức ăn. Tránh quả báo bị thiếu hụt tài sản trong tương lai, do lãng phí.
🍀7. Bóc lần bánh trái trên bàn thờ Phật xuống ăn mà không hạ xuống một lượt. Hoặc để dĩa trái cây trống trơn cúng Phật. Về sau sẽ mất hết tài lộc.
🍀8. Nước dơ, bã trà có thể dùng để tưới và bón cây, không nên lãng phí.
🍀9. Rửa rau, củ, bị rớt xuống đất, không chịu lượm lên rửa sạch lại ăn.
🍀10. Vứt bỏ những gì còn khả năng sử dụng. Không chịu chia sẻ cho người khác. Hoặc cúng dường, bố thí vật phẩm xấu, để dành cho mình hưởng phần tốt.
Đến chùa làm mười, chỉ nên hưởng một. Đó là cách kiệm đức. Muốn tích phước thì quý Phật tử phải tự mình tìm việc làm công quả. Tâm đặt vào công phu. Không nên có thái độ “lánh nặng, tìm nhẹ”, “biếng nhác, cầu an” hoặc chỉ biết hưởng thụ mà không tiếc của đàn na tín thí.
Bất cứ sự lãng phí nào, đều tiêu hao phước đức của mình.Đã thiếu phước thì không thể sống lâu, không bệnh, giàu có, sắc đẹp và vinh hiển. Nếu phước báo đang trổ mà không chịu tích phước, tiêu xài xa xỉ, lãng phí thì chắc chắn hết phước, họa tới. Tâm tịnh là đức, lợi sanh là phước. Muốn có đủ phước đức tự thân quý vị phải nghiêm cẩn tu tập vậy.
Nguồn : Thích Như Dũng
Hồi xưa có cư sĩ Bàng Long Uẩn sau khi ngộ đạo bèn đem hết tài sản chất lên thuyền rồi chèo thuyền ra giữa sông đổ hết xuống bỏ. Mình thắc mắc sao ông không đem tài sản ấy bố thí làm thiện có phải giúp ích được nhiều người và có thêm cơ hội để tạo phước cho chính ông? Huynh đệ tỷ muội nào thông suốt điều này giải thích giùm mình với. A Di Đà Phật.
GIEO NHÂN NÀO THÌ GẶT QUẢ NẤY – NHÂN QUẢ KHÔNG THỂ SAI CHẠY.
Một nhóm Tỳ-kheo đến thăm Thế Tôn xong, rời tinh xá, vào làng khất thực. Dân làng lấy bát, phân phối chỗ ngồi trong nhà nghỉ và trong khi chờ dâng cúng, họ nghe pháp.
Bỗng một ngọn lửa phụt cháy dưới nồi cơm đang nêm xốt và cà-ri, bắt lên mái tranh. Một nắm tranh cháy đỏ bung ra khỏi mái, bay lơ lửng trên không. Một con quạ bay qua đâm đầu vào nắm tranh ấy, bị bắt lửa cháy. Lửa ngày càng mạnh đến khi con quạ bị thiêu cháy đen, rớt xuống đất.
Mọi việc xảy ra trước mặt các Tỳ-kheo, thật khủng khiếp. Họ đồng lòng đến hỏi Thế Tôn xem việc kiếp trước con quạ đã làm…
Một nhóm Tỳ-kheo thứ hai đi thăm Thế Tôn trên một chiếc thuyền. Ra giữa biển thuyền bỗng đứng lại không nhúc nhích. Hành khách nghi có một tên xúi quẩy nên rút thăm xem là ai. Thăm rơi trúng vợ thuyền trưởng là một thiếu phụ trẻ đẹp. Họ đồng ý rút thăm lại, lần thứ hai rồi lần thứ ba cũng là vợ thuyền trưởng. Hành khách nhìn thẳng mặt ông hỏi ông bây giờ tính sao?
Ông ra lệnh ném cô vợ xuống biển. Cô thét lên kinh hãi vì quá sợ chết. Thuyền trưởng bèn bảo tháo hết nữ trang, rồi vì không đủ can đảm chứng kiến cô vùng vẫy trên mặt biển, ông bảo cột bình cát vào cổ xong hãy ném.
Khi thân cô chạm mặt nước, cá và rùa bơi đến rỉa thịt cô. Ngoài Thế Tôn không ai biết được kiếp trước cô đã là gì, vì thế các Tỳ-kheo trên thuyền định sẽ hỏi Thế Tôn khi lên bờ.
Tiếp theo, có một nhóm bảy Tỳ-kheo lên đường đi gặp Thế Tôn. Họ đến một tinh xá nọ vào buổi chiều. Lúc đó có bảy chiếc giường trong một hang đá dùng làm phòng, và họ ngủ trong đó. Ðêm khuya, một hòn đá lớn bằng ngôi chùa lăn từ dốc bên kia xuống và bít lối vào hang. Các Tỳ-kheo tại đó cùng với dân trong bảy làng hợp lực hết mình cùng với Tỳ-kheo bên trong đẩy hòn đá đi, nhưng không nổi.
Suốt bảy ngày người bị nhốt đói meo; đến ngày thứ bảy, thình lình hòn đá tự động lăn khỏi miệng hang. Các khách tăng được trả tự do, họ chờ gặp Phật để hỏi nguyên nhân.
Trên đường đi, họ gặp hai nhóm Tỳ-kheo trước và chung đường đến gặp Phật, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Tuần tự mỗi nhóm xin Phật giải thích và được nghe Phật kể:
– Này các Tỳ-kheo! Thuở xưa con quạ là một nông dân ở Ba-la-nại. Anh cố hết sức điều khiển con bò nhưng nó đi một chút lại nằm xuống, dù bị đánh. Anh nổi giận mắng nó: “Tốt lắm! Từ phút này, mày sẽ nằm lại đây cho vừa lòng mày.”
Anh lấy rơm quấn hết thân con bò rồi mồi lửa. Bò bị cháy đến giòn và chết ngay. Do hành động ác đó, anh ta chịu đau đớn trong địa ngục rất lâu, sau đó vì nghiệp báo chưa hết phải bảy lần liên tiếp làm thân quạ bị đốt cháy.
Còn về người phụ nữ bị cột bình vào cổ rồi ném xuống biển, Đức Phật nói:
– Người đàn bà này đã chịu đau đớn giống hệt một lần bà đã gây cho kẻ khác. Xưa, bà là vợ một gia chủ ở Ba-la-nại. Bà tự tay làm mọi việc trong nhà, từ lấy nước, giã gạo, nấu nướng, với một con chó ngồi một bên. Ra ngoài đồng gom lúa hay vào rừng nhặt củi, con chó cũng đi theo. Ðám thanh niên thấy thế hay chọc ghẹo bà cùng con chó.
Bực mình, bà đánh chó, ném đá đất và đuổi nó đi. Nhưng chạy đi một quãng, nó quay trở lại theo bà. Là vì trong kiếp trước, con chó là chồng bà, do đó tình cảm của nó đối với bà vẫn còn.
Bà rất tức giận, nhưng vẫn tiếp tục làm việc. Gom lúa đủ dùng, lượm một sợi dây cột vào chéo áo, bà về nhà, con chó vẫn lẽo đẽo theo sau. Lo bữa ăn cho chồng xong, bà lấy cái bình không ra hồ nước. Ðổ cát đầy bình, bà nhìn quanh và nghe tiếng chó sủa bên cạnh.
Chó chạy đến, ngoáy đuôi mừng rỡ vì tưởng bà sẽ vui vẻ với nó. Bà nắm chặt cổ nó buộc vào một đầu dây, còn đầu kia cột bình nước, quăng xuống hồ. Con chó bị bình kéo xuống nước chết ngay. Nghiệp của hành động ác chín muồi, bà ta bị đọa rất lâu ở địa ngục. Sau đó nghiệp báo chưa hết, nên trong một trăm kiếp liên tiếp bà bị cột cổ vào bình cát ném xuống biển chết chìm.
Về bảy tỳ kheo bị nhốt trong thạch thất, Đức Phật nói:
– Cũng thế, này các Tỳ-kheo! Các ông phải chịu đau đớn y như lần đã gây cho người khác. Xưa, có bảy chú mục đồng ở Ba-la-nại chăn một bầy gia súc từng đợt bảy ngày. Gặp một con tắc kè khổng lồ, mấy chú đuổi theo, nhưng nó đã nhanh chân chui vào ụ mối có bảy lỗ.
Mấy chú mỗi người lấy cây chà nhét bít mỗi lỗ, xong lùa bò đi nơi khác. Bảy ngày sau, nhớ đến con tắc kè, bảy chú mục đồng trở lại ụ mối moi lấy cây chà ra, tắc kè bò ra ngoài chẳng kể sống chết, chỉ còn da bọc xương, run lẩy bẩy. Bảy chú thương tình bảo nhau đừng giết nó, và còn vuốt lưng chúc nó đi bình an. Do đó tuy bảy chú không rơi vào địa ngục, nhưng mười bốn kiếp liên tiếp thiếu thức ăn trong bảy ngày liền. Các Tỳ-kheo, các ông là bảy mục đồng ấy, và đó chính là hành động xấu ác mà các ông đã làm.
Như thế Phật đã trả lời câu hỏi của ba nhóm Tỳ-kheo, giải thích cả ba chuyện đã xảy ra. Một Tỳ-kheo vẫn còn thắc mắc, hỏi:
– Bạch Thế Tôn, một người làm ác không thể nào tránh hậu quả bằng cách bay lên không, lao xuống nước, hay trốn vào hang núi sao?
Phật đáp:
– Này các Tỳ-kheo! Không thể tìm ra nơi nào để trốn tránh, dù trên không, dưới biển hay trong lòng đất. Không nơi nào trên thế gian này có thể thoát khỏi hậu quả của việc làm ác.
Và Ngài nói Pháp Cú:
Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp.
Trích: Tích truyện Pháp Cú
Hôm nay HM lang thang trên mạng thấy 2 tấm hình này nhìn rất đẹp, thậm chí có phần lãn mạn, nhưng trong đạo thì những tấm hình này sẽ khiến bạn hao tổn phước đức, thậm chí có thể bị đọa. Bạn có biết vì sao không?
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Cảm ơn HM đã Post hai tấm hình. Hy vọng các bạn Sen có thể nhận biết được những nghiệp quả từ hai tấm hình này.
TN
A Di Đà Phật
Nhìn mấy bức ảnh của Hữu Minh huynh tải lên, bất giác MD nghĩ đến đoạn clip mà MD vô tình xem được: một cô gái trẻ xăm hình Bồ Tát Quan Thế Âm kín hết cả thân thể. Cảm nhận sự sợ hãi và nhói đau… giống như mình là cô gái đó vậy.
Treo hình Phật, bồ tát vô tội vạ ở bất cứ nơi nào rồi vô tư hành động tạo nghiệp mà chẳng biết.
https://www.youtube.com/shorts/eMNloKCJy8A