Ở Côn Sơn có người tên Ngụy Ứng Chi, ngụ tại trấn Chân Nghĩa, là cháu họ của Ngụy Tử Chiêu. Trong khoảng niên hiệu Sùng Trinh, vào mùa xuân năm Canh Ngọ (1629), Ứng Chi nằm ngủ cùng giường với Tử Chiêu, mắt đang nhắm bỗng khóc to rồi niệm Phật. Tử Chiêu thấy vậy rất sợ, tra hỏi. Ứng Chi đáp: “Cháu nằm mơ thấy mình đi xuống âm phủ, gặp vị tào quan ôm sổ sinh tử đến, nhìn thấy có tên cháu bị chết treo cổ, bên dưới lại có ghi chú rằng: ‘Ba năm sau, vào ngày đó tháng đó… sẽ tự treo cổ chết trong phòng đọc sách.’ Cháu cố gạn hỏi tội gì, nhưng tào quan chỉ nói: ‘Nghiệp báo nhất định phải thế, khó lòng tránh được.’ Cháu lại hỏi: ‘Có cách nào tránh được không?’ Vị ấy đáp: ‘Không có cách nào bằng ăn chay trường và niệm Phật, tinh tấn tu hành thì may ra có thể khỏi.’”
Sau đó, Ứng Chi liền nói với Tử Chiêu: “Từ nay cháu xin chuyên tâm tu hành.” Rồi từ đó phát tâm ăn chay trường, sớm tối niệm Phật, tinh tấn trải qua tám tháng như vậy. Sau đó lại nghe nhóm bạn bè văn nhân cùng chê bai rằng: “Chỉ là giấc mộng thôi, đường đường một đấng trượng phu, sao có thể để những chuyện như thế huyễn hoặc?” Thế là dần dần bỏ không ăn chay nữa.
Mùa xuân năm Quý Dậu (1632. ), Ứng Chi bỗng dưng vô cớ đóng chặt cửa phòng đọc sách rồi treo cổ tự vẫn. Bấm đốt tay tính lại thì từ lúc nằm mộng đến khi ấy quả đúng ba năm.
- Lời bàn:
Hạng người xưng là văn nhân [như những bạn bè của Ứng Chi] thật chỉ là bọn sâu mọt của thế gian, tầm nhìn thật nhỏ hẹp, đáng thương xót lắm thay. Nhưng bọn họ thì lúc nào cũng thế mà thôi!
Trích An Sĩ Toàn Thư – Khuyên Người Bỏ Sự Giết Hại
Nguyên tác Hán văn: Vạn Thiện Tiên Tư
Tác Giả: Chu An Sĩ
Việt dịch và chú giải: Nguyễn Minh Tiến
KINH NGHIỆM HẤP HỐI CỦA ÂN SƯ TỊNH KHÔNG
Lần thứ hai, có lẽ thọ mạng đã đến, lần thứ hai là năm tôi bảy chín tuổi. Tôi ít khi mắc bệnh, năm bảy chín tuổi nhuốm bệnh, không lâu, chỉ bốn hôm, tình hình rất nghiêm trọng, sốt cao. Ở Bắc Kinh, trong một khách sạn, tôi ở khách sạn, chuyện này tôi đã từng kể với quí vị. Bệnh đến ngày thứ tư, có lẽ sáng sớm, độ ba bốn giờ, tôi cảm thấy mình đang nằm bên sườn núi. Trước mặt tôi là núi, núi xanh trùng trùng, đấy là giấc mơ, nhưng thấy rất rõ.
Trước đến nay tôi chưa thấy cảnh này, tự nhiên tôi quên mình đang bệnh, thấy vô số người đang vây quanh, chật ních. Cả quả núi đều là người, đang hướng về tôi, tôi thấy họ rất rõ. Tự nhiên, những người này biến thành súc sinh, tôi khiếp quá, người đông như thế, tự nhiên sao lại biến thành súc sinh, đều hướng về tôi. Thấy thế, tôi chắp tay niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni liền có mặt, những gì đã thấy liền biến mất, Phật lớn bao nhiêu? Như trong kinh đã nói, như núi Hoàng kim, cả một vùng trời.
Thông thường tôi giảng kinh lạy Phật, lạy thứ nhất lạy Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Lạy thứ hai, lạy Bổn Sư A Di Đà Phật. Lạy thứ ba, lạy Bổn Sư Tỳ Lô Giá Na Phật. Tỳ Lô Giá Na là Phật Pháp thân, A Di Đà Phật là Phật Báo thân, Thích Ca Mâu Ni Phật là Phật Ứng thân. Tôi thực hành cách lạy như thế, đã tụng thuộc, mấy năm nay.
Phật Thích Ca Mâu Ni hiện ra, tôi lại niệm một tiếng Nam Mô Bổn Sư A Di Đà Phật, Phật A Di Đà hiện ra, không thấy Phật Thích Ca Mâu Ni nữa, cả không trung chỉ một vị Phật. Tôi tiếp tục niệm Nam Mô Bổn Sư Tỳ Lô Giá Na Phật, Phật Tỳ Lô Giá Na hiện ra, không thấy Phật A Di Đà nữa. Cuối cùng tôi niệm một tiếng, Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Bồ Tát Quán Thế Âm hiện ra, to lớn như Phật vậy.
Tôi liền nghe bên cạnh có người nói, ông còn có gì chưa buông bỏ chăng? Cần gặp ai chăng? Có việc gì chưa hoàn thành chăng? Tôi đều trả lời không, tôi muốn vãng sinh. Cuối cùng tôi nói một câu: Nếu Phật cần con ở lại thế gian này để cứu giúp những chúng sinh khổ nạn, con có thể ở lại thêm vài năm nữa cũng không sao. Tôi tỉnh lại trong tình trạng như thế, khi tỉnh, toàn thân mồ hôi đầm đìa, bệnh cũng hết, hôm sau chúng tôi quay về HongKong. Nghỉ ngơi ở HongKong hai tuần, tôi bắt đầu giảng kinh lại.
Đấy là kinh nghiệm hấp hối, kinh nghiệm chết, tôi đã trải qua, bởi thế bây giờ tôi không sợ chết. Tôi thích nhất là vãng sinh, càng sớm càng tốt. Sống ở đây, đại sư Chương Gia đã nói với tôi, «chỉ cần thực sự phát tâm MUỐN CHÁNH PHÁP DÀI LÂU, VÌ HOẰNG PHÁP LỢI SINH, đời ta sẽ được Phật Bồ Tát sắp đặt dùm, đừng lo». Tôi tin những lời của thầy, bởi thế tôi KHÔNG LO LẮNG CHO MÌNH , KHÔNG CÓ CHUYỆN GÌ CHO MÌNH. Sao cũng được, không gì là không tốt, tất cả đã có Phật Bồ Tát sắp đặt.
Khi phải đi, TÔI CÓ LÒNG TIN RẤT KIÊN ĐỊNH, Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn tôi. Khi nào ngài đến tiếp dẫn, lúc đó tôi sẽ đi, ngài không đến tiếp dẫn, tôi ở lại đây giảng kinh. SỐNG NGÀY NÀO GIẢNG KINH NGÀY ĐÓ, ĐẤY LÀ SỰ NGHIỆP CỦA CHÚNG TA.
Trích Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa,Tập 557, Hoà Thượng Tịnh Không
Vừa chăm lo việc nhà vừa niệm Phật, có đảm bảo vãng sanh không?
Hỏi: Con là cư sĩ, nghiệp chướng sâu nặng, một lòng muốn vãng sanh. Con vừa chăm lo việc nhà vừa niệm Phật, liệu có thể đảm bảo vãng sanh được không? Làm thế nào mới có thể đạt được nhất tâm ạ?
Vừa chăm lo việc nhà vừa niệm Phật, có đảm bảo vãng sanh không?
Đáp:
Trước đây, khi tôi giảng Kinh, hình như đã kể một câu chuyện.
Ở San Francisco nước Mỹ, có một bà cụ, bà cũng lo việc nhà, chăm sóc cháu nội. Bởi vì con trai và con dâu đều đi làm, người già ở Mỹ đích thực là giúp chăm sóc việc nhà.
Bà niệm Phật rất tinh tấn. Lúc vãng sanh, người trong nhà đều không hay biết.
Bà trước giờ chưa từng nói với người nhà về việc niệm Phật.
Mỗi buổi sáng bà dậy rất sớm làm cơm sáng, mỗi ngày đều như vậy.
Một buổi sáng nọ bà không thức dậy, không có người nấu bữa sáng, con trai và con dâu thấy vậy đã đến phòng của bà. Họ vừa mở cửa phòng thì nhìn thấy bà ngồi xếp bằng trên giường, gọi bà bà không đáp. Đến trước mặt nhìn thì bà đã vãng sanh rồi, không biết ra đi vào lúc nào. Bà ngồi xếp bằng mà ra đi.
Sau đó nhìn kỹ lại bên giường thấy có để di chúc của bà. Bà đã viết từ lâu, không những đã viết xong di chúc dặn dò, mà bà đã chuẩn bị xong tang phục của con trai, con dâu và cháu trai, đều đặt ở cạnh giường.
Bạn xem, bà cụ này thật là cừ khôi! Đây là biết trước ngày giờ ra đi. Bà đã lo liệu toàn bộ việc hậu sự của mình, con cháu không cần phải lo lắng chút nào.
Bạn xem đó, bà vừa lo việc nhà, vừa chăm sóc con cháu, mà không hề bị chướng ngại việc niệm Phật, nhất định là không có chướng ngại.
Điều quan trọng nhất là trong tâm không được có một chút vấn vương đối với gia đình, đối với con cháu. Nếu có một chút vương vấn thì sẽ có chướng ngại, bạn không thể tự tại vãng sanh.
Bà tuy chăm lo vô cùng chu đáo các công việc, nhưng trong tâm bà chỉ có A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra, trong tâm bà không có một ý niệm nào về con cháu, cho nên bà mới vãng sanh tự tại như vậy.
Chúng ta phải nên học tập việc này.
Bất luận làm công việc, ngành nghề gì thì đối với việc niệm Phật vãng sanh đều không có chướng ngại.
– Nếu có chướng ngại là do chính bạn không hiểu đạo lý, không hiểu phương pháp.
– Nếu bạn hiểu đạo lý, hiểu phương pháp thì việc gì cũng không thể làm chướng ngại được.
Pháp môn niệm Phật thù thắng chính là ở chỗ này.
Lão hòa thượng Tịnh Không
Ngày nọ, đang thuyết pháp,
Đức Phật bị một ông
Nhổ vào mặt. Ngài hỏi:
“Có còn gì nữa không?’
Ông kia rất kinh ngạc,
Lần đầu tiên thấy người
Bị xúc phạm đến thế,
Vẫn ôn tồn mỉm cười.
Các đệ tử tức giận,
Muốn trừng trị ông ta,
Phật ra hiệu ngăn lại.
Ngài bảo A Nan Đà:
“Con người này có thể
Biết ta qua lời đồn,
Hiểu nhầm nên làm vậy,
Không đáng trách đâu con.
Do vậy, ta mới hỏi
Có còn gì nữa không.
Chắc ông ta đang có
Đôi ấm ức trong lòng.
Thực ra, ông ta nhổ
Là tự nhổ vào mình.
Vậy ông ta mới đúng
Là một người đáng khinh.”
Còn ông kia bối rối,
Chẳng biết nói năng gì.
Hôm sau đến xin lỗi
Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ngài nói: “Rất nhiều nước
Dòng sông Hằng chảy qua
Trong một ngày. Cũng thế,
Giờ ta khác hôm qua.
Con người, tốt lẫn xấu,
Luôn thay đổi hàng ngày.
Người hôm qua phỉ nhổ,
Không là ông hôm nay.
Hôm qua ông giận dữ.
Hôm nay ông lạy quỳ.
Người nhổ và bị nhổ
Theo thời gian trôi đi.
Vậy xin ông đứng dậy.
Từ nay chỉ mong ông.
Hãy nên dùng lời nói
Để diễn tả nỗi lòng.”
Sưu tầm
Bụng của bạn chính là một nấm mồ lớn.