Tại làng Trúc Liên, thị xã Nguyên Giang, tỉnh Hồ Nam, trên quốc lộ có một đoạn cua dài khoảng 50, 60 mét, những cây trồng bên đoạn đường đó chưa bao giờ lớn lên được, mà những cây trồng ở đoạn đường khác thì đã lớn, đường kính cây to bằng cái miệng tô.
Nguyên nhân là ở khúc cua này thường xảy ra tai nạn xe, các cây nhỏ chưa kịp lớn thì đã bị xe đụng gãy. Dân làng ở gần đó thường nghe thấy tiếng quỷ kêu, mỗi lần nghe thấy tiếng quỷ chắc chắn sẽ có tai nạn xe xảy ra, nhiều năm nay đều như vậy. Có hai tòa nhà kề sát bên đường nhưng cũng chẳng có người ở, vì đây là chỗ không an ổn vui vẻ gì, những người chủ nhà sợ tiếng quỷ kêu, nên họ cũng dọn đi mất.
Việc này truyền đến tai các liên hữu chuyên tu niệm Phật ở thị xã Nguyên Giang, họ liền góp tiền xây một bia đá lớn khắc sáu chữ danh hiệu: “Nam Mô A Di Đà Phật”. Vào ngày 24 tháng 12 âm lịch năm ngoái, hai – ba chục vị liên hữu dưới sự hướng dẫn của pháp sư, cố tình thuê xe đến đó để Niệm Phật sái tịnh, đặt bia đá “Nam Mô A Di Đà Phật” ngay đó.
Cả dân làng hay được tin này, đều đi theo trưởng làng, từ người già 80 tuổi, đến em bé 7, 8 tuổi, tổng cộng lên đến gần hai trăm người, đều đến đốt pháo và tham gia niệm Phật. Đội ngũ niệm Phật xếp thành hàng dài khoảng một, hai trăm mét, rầm rầm rộ rộ niệm Phật hơn hai tiếng đồng hồ. Những tấm hình Phật, những xâu chuỗi Niệm Phật do các liên hữu đem đến đều được dân làng tranh nhau xin sạch hết, vì nhiều năm nay họ bị tiếng quỷ kêu trong tai nạn xe quấy nhiễu không cách nào thoát khỏi, nên họ hết lòng kỳ vọng những Phật bảo, pháp khí có thể phù hộ cho họ được bình an kiết tường.
Sau khi bia đá sáu chữ danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật được đặt xuống nơi đó, dân làng không còn nghe thấy tiếng quỷ kêu, cũng không còn xảy ra tai nạn xe nữa, vì dân làng được lợi ích như thế, nên mỗi khi nhà ai gặp chuyện gì, họ đều đem trái cây đến trước bia đá Nam Mô A Di Đà Phật cúng và lễ lạy cầu xin gia hộ.
Chúng tôi nghe được câu chuyện này tại nhà cư sĩ Vương Di Trân vào ngày 16 tháng 6, khi lái xe từ Nguyên Giang về Trường Sa, vừa lúc phải đi ngang qua đoạn đường đó, chúng tôi liền để ý xem, quả nhiên thấy bên đường có một bia đá rất to, chúng tôi đều rất hứng thú xuống xe để xem. Thấy tình hình giống như các liên hữu nói. Bia đá cao khoảng hơn hai mét, hai mặt đều có khắc sáu chữ danh hiệu Nam Mô A Di Đà Phật rất to, hai bên còn đề câu đối liễn:
“Thế gian xấu ác nên hành thiện,
A-di-đà Phật độ chúng sanh”.
Phía dưới còn có một hàng chữ nhỏ ghi “Ngày 6 tháng 12 năm 2003, chúng liên hữu ở Nguyên Giang lập”, tất cả đều viết bằn sơn đỏ, rất nổi bật. Bên đường lại trồng các cây nhỏ ngay ngắn, tốt tươi, không còn cây nào bị đụng gãy nữa. Chỉ tiếc rằng chúng tôi không đem theo máy ảnh để chụp.
(Tháng 6 năm 2004, Vương Di Trân và Đường Ngọc Lan thuật)
Lời bình:
Sáu chữ danh hiệu là tâm Phật,
Đến đâu quỷ thần đều kính phục,
Tiêu tai tránh họa chuyện bình thường,
Vãng sanh Cực Lạc mới thỏa lòng.
Trích: Một trăm truyện niệm Phật cảm ứng – trang 107
Các cô chú cho con hỏi sao trong nhà Phật gọi là tham cứu mà không gọi là nghiên cứu vậy?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Hải Đăng,
*Nghiên cứu: dùng thức, tâm phân biệt, chấp trước khi đọc kinh văn nên luôn sanh: sai-đúng; tà-chánh; cao-thấp…nên chỉ có giải, biết giải chứ không có tin, hành, chứng=dùng vọng tâm.
*Tham cứu: trải qua 4 giai đoạn Tín-Giải-Hành-Chứng. Nếu chọn pháp hợp căn cơ, niềm tin vững chắc; lý giải chân chánh pháp tu; chánh tâm hành trì; tiến tới giác ngộ, giải thoát=dùng chân tâm.
Chúc bạn an lạc.
TN
Niệm Phật có thể nắm chắc phần vãng sanh hay không?
Bạn muốn hỏi tôi Niệm Phật có thể nắm chắc phần Vãng Sanh hay không? Tôi nói với bạn có thể nắm chắc phần Vãng Sanh.
Tôi lúc trẻ không hiểu biết, không biết được sâu sắc. Do từ Kinh Luận của Đại Thừa mà vào cửa. Tôi từng giảng qua Hoa Nghiêm, từng giảng qua Pháp Hoa, đều là những bộ Kinh nổi tiếng của các Tông Phái lớn.
85 tuổi tôi mới chịu quay đầu. Vì sao vậy? Vì tôi không nắm chắc được chút gì. Chỉ là một môn học vấn mà thôi. Sau khi tôi quay đầu thì đã đem Hoa Nghiêm buông xuống, Pháp Hoa cũng buông xuống, duy thức cũng buông xuống. Tôi chuyên tu Tịnh Độ.
Tôi cùng với Lão Sư Sĩ Lý Bỉnh Nam là một hệ truyền thừa. Lão Sư Lý thân cận với Đại Sư Ấn Quang, là sự truyền thừa từ trên xuống dưới. Đại Sư Ấn Quang truyền cho Lão Sư Lý Bỉnh Nam, Lão Cư Sĩ lại truyền tiếp cho tôi là một mạch truyền thừa.
Bạn muốn hỏi tôi Niệm Phật có thể nắm chắc phần Vãng Sanh hay không? Tôi nói với bạn có thể nắm chắc phần Vãng Sanh.
Sau khi gặp A Di Đà Phật rồi thì học Bộ Kinh Luận nào cũng được. Vì sao vậy? Được Vô Lượng Thọ, Thọ mạng Vô Lượng rồi còn có A Di Đà Phật là vị Lão Sư tốt, chúng ta sẽ không đi lòng vòng nữa rồi. Cho nên muốn học Đại Kinh Đại Luận thì hãy đến Thế Giới Cực Lạc mà học, không nên học ở đây.
Ở nơi này tôi chỉ nắm lấy Tây Phương Cực Lạc Thế Giới. Cho nên tôi có Tín, Tôi có Nguyện. Tín và Nguyện Vĩnh Hằng thì sẽ không thoái chuyển. Việc này tôi đã nói không ít trong các lần giảng Kinh Luận của Tịnh Tông.
Tôi đã giảng Kinh Vô Lượng Thọ 5 lần rồi, lý giải được nó rồi; thì đây là chỗ dựa của Tín. Vì Sao tôi lại Tín? Vì có sự truyền thừa của Tổ Tiên, có sự thâm nhập vào Kinh Điển. Kinh Điển được các Tổ Sư đời đời tương truyền; chúng ta lấy ra thì có thể đối chiếu, có thể làm chỗ y cứ. Những điều mà Tổ Sư nhiều đời đã nói là sự thật, không phải là vọng ngữ. Chúng ta ngàn vạn lần không được bỏ qua cơ hội này!
Hành Môn chính là một câu Phật hiệu A Di Đà Phật hi vọng có thể niệm từ sớm đến tối, câu Phật hiệu trong tâm không bị dán đoạn. Bất luận ở nơi đâu trong tâm vẫn là Nam Mô A Di Đà Phật, một phương hướng này, một mục tiêu này; chúng ta nhất định sẽ đến được Thế Giới Cực Lạc, nhất định sẽ thấy A Di Đà Phật.
Niệm Phật là hạnh cho nên có Giải, có Tín, có Hành. Thì khi nào có Vãng Sanh. Đây là trọng điểm quan trọng mà tôi hôm nay muốn nói với mọi người.
Lúc nào cũng có thể Vãng Sanh. Chỉ có Pháp Môn này ngoài Pháp Môn này ra thì đều cần thời gian rất dài, phải tích lũy Công Đức, chỉ có Pháp Môn này thì “Cần Tín, Nguyện, Trì Danh”. Trên Kinh đã nói rất rõ ràng; khi đến lúc Lâm Chung hơi thở cuối cùng là A Di Đà Phật thì có thể Vãng Sanh.
Hiện tại trên Thế Gian này tai nạn rất nhiều, mặc dù không phải là kiếp đao binh của Nhân Loại, khu vực Đài Loan này của chúng ta nằm trong giải địa chấn động đất nhiều, mưa dông cũng nhiều là khu vực rất không an định, từ Bắc đến Nam Đài Loan, Hồng Kông đều nằm ở trong đó.
Nếu như chúng ta nắm chắc câu A Di Đà Phật này; thì sẽ không sợ gì nữa, gió bão đến rồi, động đất đến rồi tôi đến Thế Giới Cực Lạc. Vấn đề là có thật như vậy hay không? Thật như vậy! Có chắc chắn hay không? Chắc chắn! Nhất định chắc chắn. Chỉ cần bạn có cái quyết tâm này , có cái nhận thức này.
Chúng Ta dùng một bộ Kinh bản mà Lão Cư Sĩ Hạ Liên Cư đã Hội Tập. Bộ Kinh này là bản hội tập. Năm xưa tôi Ở Đài Trung cùng Lý Lão Sư đã đưa cho tôi. Sau khi tôi xem xong vô cùng hoan hỉ!
Tôi đã giảng năm lần rồi, chỉ nương tựa vào một Bộ Kinh. Còn về phần luận thì Tổ Sư Đại Đức đã có truyền lại rồi. Mọi người hãy nghiêm túc chăm chỉ học tập Bộ “Ấn Quang Đại Sư Văn Sao”.
Bộ này thù thắng không gì bằng, chúng ta cần đọc Bộ Văn Sao sẽ giúp cho Tín, Nguyện, Hạnh của chúng ta. Trong Bộ Sách này có rất nhiều bài khai thị quan trọng, cần phải học tập, không được lơ là mà bỏ qua.
Về “Hành” có lão Hòa Thượng Hải Hiền rồi, Ngài không biết chữ, chưa đọc qua sách bao giờ; niệm câu A Di Đà Phật suốt một đời 112 tuổi thì Vãng Sanh, biết trước ngày giờ ra đi, chân thật Thượng Phẩm Vãng Sanh. Đây là tấm gương cho chúng ta.
Khi ngài xuất gia sư phụ Ngài chỉ dạy Ngài một câu Nam Mô A Di Đà Phật cứ như vậy mà niệm mãi. Hiểu rồi thì không cần phải nói, không cần nói ra đến giờ thì Phật sẽ rước đi thôi. Ngài đã làm được rồi, là tấm gương của chúng ta.
Vẫn còn có một tấm gương tốt nữa đó là người chị của cư sĩ Lưu Tố Vân ở Đông Bắc, một tháng thì Vãng Sanh. Bà phát nguyện cầu Vãng Sanh; Sau một tháng A Di Đà Phật liền đến đón Bà. Đây đều là tự tại Vãng Sanh, đã chứng minh cho chúng ta là lúc nào cũng có thể ra đi được. Chị của Cư Sĩ Lưu đã làm ra tấm gương này rất là tốt…
Chủ Giảng: Đại Lão Pháp Sư Tịnh Không!
Trích : Tín Giải Hành Chứng 2018 Khai Thị cho Đại Chúng ở Chùa Cực Lạc Đài Nam