Trong các Kinh điển Đại Thừa, Phật thường nói các Đức Như Lai và các Bồ Tát thường thường phân vô biên thân, làm vô biên Phật sự ở khắp 10 phương thế giới, nhằm cứu độ vô lượng vô biên chúng sanh. Đối với sự việc này đa phần phàm phu đều chẳng tin, cho là Phật nói chưa chắc đúng. Còn những người có thể tin tưởng, có thể tiếp nhận thì sao? Họ chẳng dám khởi lên ý niệm khinh mạn đối với hết thẩy chúng sanh, họ đối với hết thẩy người, sự, vật đều là chân thành, cung kính.
Mọi người đều biết trong lịch sử, 2 vị Hàn Sơn và Thập Đắc ở chùa Quốc Thanh thuộc Trung Quốc là hoá thân của Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Các Ngài làm công việc gì trong chùa? Làm những việc lặc vặc chẻ củi, gánh nước trong nhà bếp. Còn Phong Cang là A Di Đà Phật tái lai, Ngài làm gì trong chùa? Là giã gạo và làm công việc nặng nhọc trong nhà bếp để phục vụ đại chúng. Trong chùa không có 1 ai kính trọng các Ngài cả. Sau này, khi người ta biết được các Ngài chính là Phật, Bồ Tát hoá thân đến để chăm sóc mọi người, mọi người đã làm việc có lỗi với các Ngài, thì có hối hận cũng chẳng còn kịp nữa.
Đó là thời xưa, vậy thời nay có Phật, Bồ Tát ở trong các ngôi đạo tràng hay không? Vẫn có rất nhiều, có thể các Ngài vẫn đang làm các công việc nặng nhọc trong nhà bếp mà mọi người không biết. Mỗi ngày mọi người thường hay gièm chê những người làm việc trong nhà bếp này, thì chẳng khác nào đang gièm chê Phật, Bồ Tát. Thế nên, chúng ta phải biết rằng Phật, Bồ Tát luôn ở xung quanh và luôn ảnh hưởng đến chúng ta.
Lúc trước, lão cư sĩ Chu Kính Trụ kể cho tôi nghe nhân duyên cụ đến với Phật pháp. Cụ là người học khoa học, cũng làm quan khá lớn, cứ cho rằng những chuyện ma quỷ, Phật, Bồ Tát….đều là mê tín, chẳng bao giờ chịu tin. Cụ tiếp xúc rất nhiều câu chuyện về Phật, Bồ Tát, về ma quỷ, nhưng cũng đều là do người khác kể lại, cho nên mỗi lần như vậy cụ đều coi như mình đang nghe chuyện cổ tích vậy.
Vậy làm sao cụ có thể khởi lên niềm tin chân chánh được? Cụ kể cho tôi nghe vào thời kháng chiến, cụ ở Trùng Khánh, ban đêm đánh bài mạt chược đến 1, 2 giờ khuya mới đi về nhà. Lúc đó chẳng có xe, nên cụ phải đi bộ, cách rất xa mới có 1 cột đèn. Trên đường đi về nhà khoảng đường khá dài, lại tối đen như mực, thế nhưng cụ vẫn đi bình thường không có chút gì sợ hãi. Đi được 1 lúc thì cụ thấy có 1 người đang đi trước cụ chẳng xa, là 1 người đàn bà, cụ cũng chẳng để ý lắm. Sau đó thì cụ bổng nhiên giật mình tự hỏi rằng: “Tại sao bà này lại đi lang thang 1 mình ở trong đêm tối”. Nghĩ như vậy tự nhiên cụ nổi da gà, khi nhìn kỹ lại mới thấy bà này chỉ có phân nửa thân phía trên, chẳng có thân phía dưới. Nếu chẳng tận mắt nhìn thấy thì dù có ai nói cụ cũng là trong lòng bán tín bán nghi. Vì điều này mà cụ mới thật sự bước chân vào cửa Phật mà tu hành. Đây chẳng phải là Phật, Bồ Tát hoá thân thành quỷ để độ cho cụ học Phật đó ư?
Hoặc khi chúng ta đi ra ngoài du lịch ngắm cảnh, nhìn thấy những cây cối hoa cỏ, núi sông, sau khi nhìn thấy bèn có cảm nhận giác ngộ. Chúng ta phải biết rằng những cảnh vật này đều là do chư Phật, Bồ Tát thị hiện. Tại sao đồng là 1 cảnh mà người khàc nhìn thấy thì không khai ngộ, còn bạn vừa nhìn thấy lại khai ngộ? Cho nên, những người khai ngộ không nhất định phải là nhân duyên gì, phàm là có thể giúp đỡ bạn khai ngộ, bất luận là người, sự, vật đều là Phật, Bồ Tát gia trì. Từ đây chúng ta biết được không những Phật, Bồ Tát thị hiện làm chúng sanh hữu tình, mà còn thị hiện làm chúng sanh vô tình ở xung quanh chúng ta nữa.
Người xưa thường nói: “Ngẫng đầu 3 thước có thần minh”. Điều này chẳng sai, số quỷ thần hiện diện xung quanh chúng ta đã nhiều, mà số lượng Phật, Bồ Tát còn nhiều hơn, đều là để cứu độ cho tất cả chúng ta, giúp chúng ta hồi đầu quay về không tiếp tục tạo ác nghiệp nữa, để sớm ngày thoát khỏi lục đạo luân hồi.
Pháp sư Tịnh Không
Chào các liên hữu.
Nhờ LH gải thích cho TC về bài kệ thỉnh Đại Hồng Chung:
Mười phương ba đời bảy Như Lai
Tám mươi tám Phật ngự liên đài
Chúng sanh sáu đường mong thoát khổ
Chín cõi mười loài khỏi trần ai.
TC định đưa những giải thích này sau bài kệ thỉnh Đại Hông Chung nhưng không tìm được ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin chư vị có thể cho con biết có cách nào giúp cho người bệnh tâm thần phân liệt được khỏi bệnh mà không cần uống thuốc không? Chồng con có triệu chứng bệnh nhưng dạo gần đây không chịu uống thuốc.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Tịnh Châu,
TN xin được chia sẻ 4 câu kệ như sau:
Mười phương ba đời bảy Như Lai
Tám mươi tám Phật ngự liên đài
Chúng sanh sáu đường mong thoát khổ
Chín cõi mười loài khỏi trần ai.
Giải thích sơ lược 4 câu kệ:
I. MƯỜI PHƯƠNG BA ĐỜI BẢY NHƯ LAI:
A. Mười Phương gồm: Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Nam, Tây Bắc,
Tây Nam, Phương trên, Phương dưới.
B. Ba đời: Quá khứ, hiện tại, vị lai.
C. Bảy Như Lai gồm:
– Tỳ Bà Thi Phật:
– Thi Khí Phật
– Tỳ Xá Phù Phật
– Câu Lưu Tôn Phật
– Câu Na Hàm Mâu Ni Phật
– Ca Diếp Phật
– Thích Ca Mâu Ni Phật
II. TÁM MƯƠI TÁM PHẬT NGỰ LIÊN ĐÀI:
Gồm có:
1. Nam Mô Phổ Quang Phật
2. Nam Mô Phổ Minh Phật
3. Nam Mô Phổ Tịnh Phật
4. Nam Mô Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật
5. Nam Mô Chiên Đàn Quang Phật
6. Nam Mô Ma Ni Tràng Phật
7. Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật
8. Nam Mô Nhứt Thiết Thế Gian Nhạo Kiến Thượng Đại Tinh Tấn Phật
9. Nam Mô Ma Ni Tràng Đăng Quang Phật
10. Nam Mô Huệ Cự Chiếu Phật
11. Nam Mô Hải Đức Quang Minh Phật
12. Nam Mô Kim Cang Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật
13. Nam Mô Đại Cường Tinh Tấn Dỏng Mãnh Phật
14. Nam Mô Đại Bi Quang Phật
15. Nam Mô Từ Lực Vương Phật
16. Nam Mô Từ Tạng Phật
17. Nam Mô Chiên Đàng Khốt Trang Nghiêm Thắng Phật
18. Nam Mô Hiền Thiện Thủ Phật
19. Nam Mô Thiện Ý Phật
20. Nam Mô Quảng Trang Nghiêm Vương Phật
21. Nam Mô Kim Hoa Quang Phật
22. Nam Mô Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương Phật
23. Nam Mô Hư Không Bảo Hoa Quang Phật
24. Nam Mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật
25. Nam Mô Phổ Hiện Sắc Thân Quang Phật
26. Nam Mô Bất Động Trí Quang Phật
27. Nam Mô Hàng Phục Chúng Ma Vương Phật
28. Nam Mô Tài Quang Minh Phật
29. Nam Mô Trí Huệ Thắng Phật
30. Nam Mô Di Lặc Tiên Quang Phật
31. Nam Mô Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương Phật
32. Nam Mô Thế Tịnh Quang Phật
33. Nam Mô Long Chưởng Thượng Tôn Vương Phật
34. Nam Mô Nhựt Nguyệt Quang Phật
35. Nam Mô Nhựt Nguyệt Châu Quang Phật
36. Nam Mô Huệ Tràng Thắng Vương Phật
37. Nam Mô Sư Tử Hẩu Tự Tại Lực Vương Phật
38. Nam Mô Diệu Âm Thắng Phật
39. Nam Mô Thường Quang Tràng Phật
40. Nam Mô Quan Thế Đăng Phật
41. Nam Mô Huệ Oai Đăng Vương Phật
42. Nam Mô Pháp Thắng Vương Phật
43. Nam Mô Tu Di Quang Phật
44. Nam Mô Tu Ma Na Hoa Quang Phật
45. Nam Mô Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương Phật
46. Nam Mô Đại Huệ Lực Vương Phật
47. Nam Mô A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang Phật
48. Nam Mô Vô Lượng Âm Thanh Vương Phật
49. Nam Mô Tài Quang Phật
50. Nam Mô Kim Hải Quang Phật
51. Nam Mô Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật
52. Nam Mô Đại Thông Quang Phật
53. Nam Mô Nhứt Thiết Pháp Tràng Mãn Vương Phật
54. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật
55. Nam Mô Kim Cang Bất Hoại Phật
56. Nam Mô Bảo Quang Phật
57. Nam Mô Long Tôn Vương Phật
58. Nam Mô Tinh Tấn Quân Phật
59. Nam Mô Tinh Tấn Hỷ Phật
60. Nam Mô Bảo Hoa Phật
61. Nam Mô Bảo Nguyệt Quang Phật
62. Nam Mô Hiện Vô Ngu Phật
63. Nam Mô Bảo Nguyệt Phật
64. Nam Mô Vô Cấu Phật
65. Nam Mô Ly Cấu Phật
66. Nam Mô Dõng Thí Phật
67. Nam Mô Thanh Tịnh Phật
68. Nam Mô Thanh Tịnh Thí Phật
69. Nam Mô Ta Lưu Na Phật
70. Nam Mô Thủy Thiên Phật
71. Nam Mô Kiên Đức Phật
72. Nam Mô Chiên Đàn Công Đức Phật
73. Nam Mô Vô Lượng Cúc Quang Phật
74. Nam Mô Quang Đức Phật
75. Nam Mô Vô Ưu Đức Phật
76. Nam Mô Na La Diên Phật
77. Nam Mô Công Đức Hoa Phật
78. Nam Mô Liên Hoa Quang Du Hí Thần Thông Phật
79. Nam Mô Tài Công Đức Phật
80. Nam Mô Đức Niệm Phật
81. Nam Mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật
82. Nam Mô Hồng Diệm Đế Tràng Vương Phật
83. Nam Mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật
84. Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật
85. Nam Mô Thiện Du Bộ Phật
86. Nam Mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Đức Phật
87. Nam Mô Bảo Hoa Du Bộ Phật
88. Nam Mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật
(53 vị Phật được rút từ Kinh Ngũ Thập Tam Phật; 35 vị Phật từ Kinh Quán Dược Vương, Dược Thượng)
III. CHÚNG SANH SÁU ĐƯỜNG MONG THOÁT KHỔ:
A. Chúng sanh 6 đường gồm: Cõi trời, người, A tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
B. Mong thoát khổ: mong thoát khỏi 6 cõi luân hồi trên.
IV. CHÍN CÕI MƯỜI LOÀI KHỎI TRẦN AI:
A. Chín cõi gồm: Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, Cõi trời, người, A tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
B. 10 loài khỏi trần ai: giúp cho 10 loài đều thoát khỏi luân hồi đau khổ.
1. Noãn sanh
2. Thai sinh
3. Thấp sinh
4. Hóa sinh
5. Hữu sắc
6.Vô sắc
7. Hữu tưởng
8.Vô tưởng
9. Không phải có sắc mà có sắc
10. Không phải vô sắc mà vô sắc.
Chúc bạn an lạc.
TN
Chị Kim Thúy,
Tình hình ông xã hiện tại của chị thế nào? Đôi khi chị cũng cần có thêm sự giúp đỡ của người khác như gia đình chồng (cha mẹ, anh chị em của anh ấy), thậm chí là ép buộc để giúp anh ấy. Vừa rồi em đọc thông tin này trên mạng có anh này cũng bị bệnh giống như chồng chị. Chị xem thử có giúp ích được không nhé. A Di Đà Phật.
Căn bệnh khiến người đàn ông sợ bị thân nhân ám hại
Hà NộiBệnh nhân nam 32 tuổi, thường cho rằng bị người thân theo dõi, âm mưu ám hại, được bác sĩ chẩn đoán tâm thần phân liệt.
Ca bệnh được các bác sĩ Viện Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, chia sẻ tại chương trình Tâm thần phân liệt tái phát, ngày 20/3.
Người đàn ông làm nghề cắt tóc, chưa lập gia đình. Hai năm trước, bệnh nhân trở nên chậm chạp, ít nói, hay mệt và ngại giao tiếp. Gia đình cho rằng người bệnh bị trầm cảm và muốn đưa đi khám nhưng anh từ chối.
Sau đó, anh nghỉ làm, sinh hoạt một mình trong phòng, hay cáu gắt, thường xuyên cho rằng người nhà âm mưu ám hại. Có lúc, người bệnh lầm bầm nói chuyện một mình, hoặc chửi bới, đập phá đồ đạc. Thấy tình hình nghiêm trọng, gia đình cưỡng chế đưa anh vào viện và được chẩn đoán mắc tâm thần phân liệt.
Bệnh nhân được điều trị tại Viện Sức khỏe Tâm thần 25 ngày, tình trạng cải thiện, ra viện và đi làm trở lại. Tuy nhiên, nghĩ đã khỏi bệnh, anh dừng tái khám và tự ý bỏ thuốc.
“Những mâu thuẫn, căng thẳng trong công việc khiến người bệnh uống rượu, và bệnh tái phát với biểu hiện như đợt đầu, thậm chí anh luôn nghe thấy tiếng nói trong đầu là kẻ kém cỏi, vô dụng”, bác sĩ Ngô Văn Tuất, Viện Sức khỏe Tâm thần, kể.
Hiện, người bệnh quay lại điều trị nội trú, tình trạng đã cải thiện.
Bác sĩ Tuất cho biết trường hợp trên là một điển hình của bệnh tâm thần phân liệt tái phát do không tuân thủ điều trị. Đây là bệnh loạn thần nặng, tiến triển từ từ, có khuynh hướng mạn tính. Bệnh nhân thường có triệu chứng tách dần khỏi cuộc sống bên ngoài, thu mình, tình cảm khô lạnh, trí nhớ, sự tập trung giảm sút, ý nghĩ và hành vi khó hiểu. Nguyên nhân gây bệnh là giải phẫu sinh lý não, hoạt động sinh hóa não, di truyền, tâm lý xã hội…
“Đặc trưng tâm thần phân liệt là tiến triển các đợt loạn thần, khả năng tái phát rất cao, tới 80% trong 5 năm đầu”, bác sĩ Tuất nói, thêm rằng nguyên nhân do bệnh nhân không tuân thủ thuốc và phác đồ điều trị, sử dụng chất kích thích.
Đặc biệt, bệnh nhân trải qua càng nhiều đợt tái phát thì tổn thương não càng lớn. Khi đó, không chỉ thời gian điều trị kéo dài, người bệnh còn có nguy cơ tự sát và thực hiện thành công. Trong giai đoạn cấp, bệnh nhân hoang tưởng, ảo giác, dễ bị kích động, gây hại cho gia đình và người xung quanh. Do đó, bác sĩ cảnh báo người nhà cần biết các dấu hiệu tái phát sớm để đưa bệnh nhân tới cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa.
“Nhận biết dấu hiệu tái phát sớm rất quan trọng. Lý do khi bệnh nhân đến sớm sẽ có phác đồ điều trị kịp thời. Nếu phát hiện muộn thì việc đưa bệnh nhân đến viện sẽ rất khó khăn, chưa nói đến quá trình điều trị”, tiến sĩ Vũ Thy Cầm, Trưởng phòng Tâm lý Lâm sàng, cho biết.
9 dấu hiệu tái phát là thay đổi thói quen ngủ, ăn uống; suy nghĩ kỳ quái, khó hiểu; mất năng lượng; cảm giác lo lắng, trầm cảm hoặc tức giận; giảm chú ý vệ sinh bản thân; xa cách, rút khỏi xã hội; mất hứng thú với các sở thích; ảo giác hoặc hoang tưởng.
Lê Nga (theo vnexpress)
Cảm ơn LH Thiện Nhân nhiều ạ.
TC thấy LH TN thường có những câu trả lời đầy đủ, dễ hiểu dù cho đó là những câu hỏi khó. LH như quyển từ điển về kiến thức Phật pháp vậy.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nhờ các Liên hữu chỉ dẫn giúp.
TC nghĩ khi tụng kinh miệng mình đọc rõ ràng từng chữ, câu văn; mắt nhìn rõ; tai cũng nghe rõ, tâm cũng nhận biết rõ nhưng không khởi lên phân biệt, suy luận…
Áp dụng:
Khi đọc tụng bộ kinh dài như Kinh Địa tạng Bồ tát bổn nguyện thỉnh thoảng tôi lại nghĩ không rõ là đoạn trước đó đọc khi nào, đọc như thế nào, có bị lật cách trang mà mình không biết không? Có nghĩa là đọc qua rồi mà mình không biết là đã đọc.
Vì vậy tôi chú tâm lại thì thấy mình vọng tưởng nhiều. Miệng đọc mắt nhìn mà tâm để nơi khác. Tuy nhiên có những lúc chú tâm như trên nhưng sau đó cũng có nhiều đoạn kinh không nhớ được là mình đã đọc tụng thế nào cả.
Xin nhờ các Liên hữu chỉ giúp thêm TC hiểu và hành như thế có được không ạ?
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Kính gửi Cư sĩ Tịnh Châu!
Vấn đề của cư sĩ đang gặp phải đang là vấn đề nan giải chung của hành giả chúng ta. Bởi vậy chư Tổ có câu Niệm Phật hơn trì Chú, trì Chú hơn tụng Kinh; niệm Phật A Di Đà, ngắn gọn nhất là 4 chữ nhưng vẫn có tạp niệm đi theo. Phương pháp đối trị vẫn là dùng tâm thành kính mà trì tụng, đọc Kinh vừa đủ nghe, tốc độ cũng vừa phải, khi nhận biết tâm đang chạy theo vọng tưởng thì ngay lập tức thâu tâm lại.
Nếu khi đọc mà nhất quán: tai phải lắng nghe, mắt phải nhìn rõ, không được khởi vọng tưởng thì vô tình chúng ta lại mắc kẹt trong cái ý nghĩ này, xem ra còn mệt mỏi hơn rất nhiều so với thả lỏng thần thái, không khéo lâu ngày mục đích của việc hành trì Phật pháp là để cầu không bị tạp loạn, vọng tương -> cái này thì nguy rồi.
Tụng Kinh trợ hạnh cho việc cầu giải thoát, nghĩ về thế giới Tây Phương Cực Lạc và tương lai được sanh về, cứ lấy kim chỉ nam này cho việc hành trì, chắc chắn sẽ được sự gia trì của Phật.
Đôi dòng cạn cợt. Kính chúc cư sĩ ngày càng tinh tấn!
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Kim Thúy thân mến!
MD cũng có một đứa em trai bệnh tâm thần phân liệt tính đến nay đã 16 năm rồi. Giống như chồng bạn, em trai của MD rất sợ uống thuốc. Lúc mới phát bệnh đưa đi điều trị bác sỹ tư, bác sỹ nói em ấy có cơ hội khỏi bệnh, vì phát đồ điều trị ít thuốc đặc trị nhiều thuốc bổ não, nhưng rồi gần đến đích rồi thì em bỏ ngang, bệnh ngày càng nặng dần. Có lúc MD cảm thấy vô cùng tiếc, nếu em trai uống đủ phát đồ của bác sỹ thì em đã có cơ hội khỏi bệnh rồi. Song hơn ai hết MD hiểu hai chữ định mệnh.
Người bị bệnh tâm thần vì kiếp trước họ tạo tác những nghiệp liên quan đến tinh thần, tư tưởng như phỉ báng Tam bảo; sản xuất, mua bán các chất kích thích; đe dọa, mắng chửi người khác làm cho họ hoảng sợ… Đa phần người đã bị bệnh này dù có khỏi cũng dễ trở bệnh vì thuốc chỉ chữa bệnh sinh học chứ không chữa được bệnh nghiệp. Mà nghiệp thì ai làm nấy chịu, tự thân người đó phải niệm Phật, tụng Kinh mới khỏi được bệnh.
Cách đây một năm, em trai MD cũng bỏ thuốc, nói thể nào cũng không chịu uống, 20 ngày không uống thuốc thức sáng đêm, không còn cách nào khác MD đọc Kinh Địa Tạng cầu Bồ Tát gia hộ. Được sự chỉ bày của Bồ Tát, tự dưng MD nảy ra ý bỏ thuốc vào sữa đậu nành cho em uống mỗi ngày, vậy là thoát được cảnh khổ ngày nào cũng canh chừng cho em uống thuốc. Kim Thúy có thể đọc Kinh Địa Tạng cầu Bồ Tát gia hộ cho chồng nghiệp chướng tiêu trừ, thiện căn phát khởi, hoặc có thể thuộc lòng Kinh Địa Tạng thì càng tốt. Nếu có cách nào có thể khuyến dụ anh ấy niệm Phật thì không phải cho anh uống thuốc nữa. Còn không thì chúng ta cứ vừa tụng Kinh niệm Phật, phóng sanh hồi hướng cho họ, vừa phải cho họ uống thuốc thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
PHÁT NGUYỆN ĂN CHAY, TRÌ TỤNG KINH ĐỊA TẠNG CỨU MẸ KHỎI BỆNH PHÙ THỦNG.
Thuở xưa có một nữ giáo viên tên là Tào Tông Thanh, hiệu là Tuyết Tài, sanh trưởng tại huyện Ngô, thuộc về nước Tàu.
Phu nhân họ Phan là Mẹ của nàng, tuổi quá bảy mươi, lại đau ốm hoài, có khi uống đủ thứ thuốc mà không thấy mạnh. Đến mùa xuân năm Mậu Thìn, bệnh thế của bà càng trầm trọng, toàn cả thân thể đều phù thủng, thầy thuốc nói là chứng “Khí hư trung mãn”, đợi khi nào nước ứ trong sớ thịt tan hết thì mới chết, không phương gì trị được.
Lúc ấy nàng Tuyết Tài bận dạy học ở Than Gian, mỗi tháng về thăm được có một lần. Nàng thấy bệnh thế của Mẹ đã đến thời kỳ hấp hối, da sưng thẳng và láng bóng, tưởng như muốn nứt lở, nghe Mẹ kêu la rên siết không ngớt miệng, trong lòng nàng muôn phần sầu thảm. Nàng chẳng biết tính sao, bèn đến kể hết sự tình cho một người bạn thân nghe, và hỏi xem có biết phương pháp gì chỉ dùm để cứu mẹ. Người ấy vì sớm đã tin tưởng Phật pháp và thường thấy nhiều chuyện linh ứng nên khuyên nàng Tuyết Tài tụng “Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện” mà cầu nguyện cho mẫu thân.
Nàng Tuyết Tài lập tức trở về nhà rồi phát nguyện ăn chay và thọ trì “Kinh Địa Tạng” ba mươi quyển. Đến ngày 27/05, khi nàng tụng kinh vừa viên mãn, thấy Mẹ của nàng phát hạ lợi và tiểu tiện không ngớt, từ đêm tới sáng, cả nhà ai cũng hoảng, sợ bà không sống nổi…
Quả nhiên hôm sau, các chỗ phù thủng nơi thân của Bà đều xọp lại và da dần dần láng mịn như trước, rồi bà ăn uống được và trở nên mạnh khỏe như thường. Nàng Tuyết Tài rất vui mừng và biết ơn đức Địa Tạng gia hộ cảm ứng mà mẹ nàng mới được vậy. Từ đó nàng càng tín ngưỡng Phật pháp, cứ ăn chay và tụng kinh mãi cho đến thời kỳ Mẹ của nàng mất. Khi ấy, nàng lo tang cho mẹ xong rồi, nàng gởi đơn xin từ chức giáo viên, vào trong núi lo tu tịnh nghiệp. Còn những người ở trong huyện ấy thấy sự linh cảm như thế, đều đem lòng tín ngưỡng theo Phật pháp rất nhiều.
(Trích “Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục” – Ấn Quang Đại Sư giám định).
Nam mô A Di Đà Phật.
Bình thường TC hay theo thời khóa Lạy Phật, tụng Kinh Vô Lượng Thọ, niệm Phật chia đều khoảng 1/3 thời gian.
Do có việc riêng mà TC thầm phát nguyện tụng Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện mỗi ngày 1 biến đến hết tháng giêng. Thời gian công khóa khoảng 2h45p trong đó tụng Kinh khoảng 1h45p.
Có lẽ tụng nhanh nên có hiện tượng như trên. TC thấy không an tâm vì sợ mình hành sai vì “chạy theo” thành tích.
Cảm ơn LH Mỹ Diệp đã khai thị ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Gửi liên hữu Bé Như!
Chồng mình do bị chấn thương phần đầu khi tham gia nghĩa vụ quân sự vào năm 1990, nghe mẹ chồng kể là bị chết lâm sàng khoảng 1 tháng gì đó. Lúc đó mình còn chưa ra đời, khi thông qua môi giới kết hôn thì họ không cho mình biết tình hình sức khỏe tinh thần của chồng. Ba mẹ và anh em của chồng đều biết chuyện này, lúc trước khi kết hôn với mình, đã có 4 lần nhập viện điều trị vào các năm 1993, 2003, 2004, 2006 rồi sau đó điều trị ngoại trú. Có lúc ông ấy tự uống thuốc, có lúc thì không chịu, kêu uống thuốc thì có khi còn bị ông ấy chưỡi. Từ khoảng qua Tết đến giờ thì mình trộn thuốc vào cơm( thức ăn) cho ông ấy ăn. Nhưng không biết giải pháp này duy trì được bao lâu.
Đến lúc nào đó nếu ông xã chị phát hiện ra không chịu uống thuốc và tình hình trở nên xấu hơn chắc chị phải nhờ gia đình chồng ép buộc hay dùng vũ lực ép buộc vô bệnh viện điều trị như trong bài báo em đọc chứ mình chị là nữ thì biết làm sao?
Hồi trước em xem video cô giáo Lưu Tố Vân có ông chồng cũng bị tâm thần phân liệt, cứ nghĩ rằng có gián điệp theo dõi ông ngày đêm. Đưa thuốc uống ông không chịu vì nghĩ rằng sẽ đầu độc ông. Cho nên cô Lưu Tố Vân mỗi khi cho ông uống thuốc thì cô phải uống trước rồi đưa ông ấy mới chịu uống. Công nhận cô can đảm và từ bi quá.