Câu chuyện Quân Thiết Thiều, một nhà cải cách Đông y bị điếc hơn 10 năm, được bồ tát Địa Tạng hướng dẫn niệm Phật. Sau đó mang tiền nhờ người đi in kinh Địa Tạng, dặn người thuật lại chuyện này cho đời sau để báo ân Phật.
Quân Thiết Thiều là vị tiền bối về phái cải cách về đông y. Sau khi tốt nghiệp ở trường Nam Dương Công Học, từng làm giáo sư ưu hạng, dạy Anh văn, sau làm Biên Tập ở Thường Vụ Ấn Thư Quán, nghiên cứu y học, nhất là đối với Thương Hàn Luận của Trùng Cảnh rất là tinh tường, chữa bệnh rất là hiệu nghiệm. Vì đọc nhiều bài viết của ông ấy cho nên tôi thường viết thư thông tin thăm hỏi nhau, nên thành đôi bạn tốt.
Ông ta chỉ thường khuyên mọi người học Phật, tuy không cho là bắt buộc thường phải viết thư biện luận với nhau. Mùa Thu năm thứ 23(1934) ông ta gửi tặng cuốn Tịnh độ Thánh Hiền Lục, sau gửi thư trả lời rằng: Mới đọc trang đầu vẫn còn chưa tin tưởng, sau tự suy nghĩ do lại càng không tin. Do là tại mình cố chấp, thì cứ thử tin xem sao. Rồi tiếp tục đọc trang hai, trong lòng do dự. Sau lại đọc Địa Tạng Bản Nguyện Kinh do y gửi tặng trong mười ngày sau thì không còn hoài nghi gì nữa.
Vào tháng 9 âm lịch là ngày đản sinh của đức Quan Thế Âm, lúc bốn giờ sáng bỗng nghe tiếng khánh, rồi nghe tiếng niệm Phật, câu nào cũng rất rõ ràng. Quân Thiết Thiều bị tai điếc hơn mười năm, dù lớn tiếng ở bên tai cũng không nghe thấy gì. Nay nghe được tiếng niệm Phật liên tục hơn mười câu, âm thanh kỳ diệu. Trong đời chưa nghe lần nào. Mới đầu nghi là phu nhân đọc kinh, nhưng lúc đó bà còn nằm bên cạnh chưa dậy, rất kinh ngạc, run lên. Bốn giờ sáng hôm sau, lại nghe tiếng niệm Phật như hôm trước. Buổi chiều hôm đó đang ngồi dưới lầu, cũng nghe thấy tiếng đọc kinh như trước. Trước nghe tiếng khánh trổi lên, sau nghe tiếng niệm Phật. Có hôm ăn cua. Sáng hôm sau không nghe tiếng niệm Phật nữa. Bèn tự nguyện rằng: “Thề từ nay suốt đời không ăn cua nữa.” Rồi niệm Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát bảy lần. Tiếp đó khánh lại trổi dậy, tiếp theo và tiếng niệm Phật nổi theo. Từ đó về sau trong khoảng nửa năm, ngày nào ông cũng nghe thấy tiếng niệm Phật. Mới bắt đầu cũng tưởng rằng là bệnh ở óc, nhưng tại sao lại không nghe được những tiếng khác, thì mới biết đó là Linh Cảm của Bồ Tát Địa Tạng, hướng dẫn cho niệm Phật.
Năm 24 tháng 3 ông gửi người mang hai trăm bạc nhờ in kinh Địa Tạng, dặn y thuật lại chuyện này để báo Phật ân. Lúc đó đã nhiều lần gửi thư tự thuật lại chuyện kỳ dị đó. Tháng 6 mùa Hạ ông tạ thế. Phu nhân và con cái thuật lại tình hình trước khi chết và ghi lại như sau:
“Tiên sinh trước khoảng ba hay bốn ngày, tự biết là sắp ra đi, dặn dò mọi việc rất rõ ràng, lại ra lệnh cho người nhà đừng khóc. Mọi người cùng đọc kinh niệm Phật. Buổi sáng trước khi mất, ông ngóc đầu nhìn bốn phía xung quanh, hỏi người nhà rằng: “Các người có thấy cuốn sổ cái của ta không?” Gia nhân hỏi rằng: “Trong cuốn sổ viết những gì?” Ông lại ngẩng đầu nhìn quanh chậm rãi nói rằng: “Viết rất nhiều, nhưng những chữ nhìn không rõ ” và nói tiếp “Ta đi đến chỗ đất lành, các người đừng buồn bã”.Lại nói tiếp: “Ta đã biết chuyện quá khứ và mai sau”. Người nhà yêu cầu nói đại khái, ông trả lời là: “Chẳng thể nói hết! Các con phải chăm lo niệm Phật.” Nói rồi ông lại tự lẩm bẩm niệm Phật không ngừng. Trước khi chết không nói được nữa, nhưng môi còn mấp máy niệm Phật, rồi đi Tây Phương Tịnh Độ.
Căn cứ vào lúc sinh tiền, ông giữ chức Biên Tập ở Tiểu Thuyết Nguyệt San ở Thường Vụ Ấn Quán, trong bài ông viết thường có những lời lẽ phỉ báng Phật pháp, khi nói chuyện thường có lúc chê bai, mỉa mai Phật. Nhất là phu nhân niệm Phật đã hơn mười năm, ông nói với bạn bè rằng: “Bà ấy muốn sống nơi Tây Phương, tôi sẽ sống ở ðông Phương”. Ông tự cho mình là người có trí thức, thường hay chế nhạo Phật giáo đồ, cho là những kẻ mê tín. Nhưng ông có túc duyên thiện căn, trên những văn tự thì lại có nhiều phù hợp với y, cuối cùng hướng về Phật pháp mà được hưởng lợi ích thực. Được Bồ Tát từ bi tiếp dẫn. Với hai tai điếc hàng ngày nghe Phật hiệu để tiên sinh được theo pháp môn niệm Phật vãng sinh, pháp môn không thể không khởi lòng tín ngưỡng Phật. Vả lại mấy tháng nay không ngừng nghe tiếng, nên không thể không cảm giác thấy quỷ thần và Phật Bồ Tát thường lẩn quẩn xung quanh mình mà sinh hoảng sợ. Vì vậy nên ông thành kính sám hối, nghiệp xấu mất dần. Ông ghi trong sổ cái tức là cả đời thiện ác nghiệp vậy. Cuốn sổ đó mới đầu ông không để ai biết, tâm niệm của mình động tâm, bèn tự mình ghi chép. Đó là tâm niệm của mình, thiên đường hay địa ngục đều do lòng mình biểu hiện ra. Tội lỗi hay hình phạt, Tịnh độ hay Cực Lạc, mọi điều là do nghiệp của mình cảm ra. Trong sách đó ghi giữa lúc thời khắc sống còn, đó là thiện ác của đời mình biểu lộ. Người thường như vậy, đại để thần trí rối loạn, không thể tự chủ, cũng như ho suyễn, ta chỉ cố gắng trấn tĩnh, làm ra dáng như không có việc gì xảy ra cũng không thể được. Duy có những người tịnh tu tịnh nghiệp, khi chết nhẹ nhõm thư thái. Tuy có bệnh nặng nhưng lúc này cũng không cảm thấy đau khổ, cho nên mới được ung dung niệm Phật, không bị tục lụy nghiệp chướng làm trở ngại.
Đọc giả đừng cho rằng khi sắp chết được niệm Phật một cách rõ ràng là chuyện dễ dàng, là bình thường mà coi nhẹ nó. Kinh A Di Đà nói: “Không có thể thiếu thiện căn và nhân duyên phước đức mà được sang Phật Quốc”. Ông Thiết Thiều là người trung thực, dám can đảm đem thuật lại việc của ông cứu nhân độ thế. Đó là tịnh nghiệp thành tựu của ông vậy.
ĐỊA TẠNG BỒ TÁT LINH CẢM LỤC
Nhiếp Vân Đài ghi. Ngày 29 tháng 6 năm 24.
Nguyên tác Hán ngữ – LIÊU NGUYÊN dịch
Dạ thưa cô chú cho con hỏi, ở Việt Nam sau Tết có những lễ hội mà theo quan điểm của con là không tốt và thậm chí tàn ác như Lễ hội rước sinh thực khí nam (theo con hình ảnh rất phản cảm cho trẻ em nếu lỡ thấy), lễ hội chém Lợn, đâm Trâu rất tàn ác. Vậy cho con hỏi những lễ hội đó tại sao không bị nghiệp xấu của nó gây ra để biến mất mà ngược lại mỗi năm càng lớn hơn ạ? Con xin cảm ơn ạ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Sơn,
Kinh Phật dạy:
Dù trải trăm ngàn kiếp,
Nghiệp đã tạo không mất,
Khi nhân duyên hội đủ,
Quả báo mình tự gánh.
Bạn là người tu đạo Phật bạn phải nhận biết: tất cả các pháp thế xuất thế gian đều không trượt ra ngoài nhân-duyên-quả. Các lễ, hội sát sanh ngày càng phát triển rộng khắp và hành vi tàn ác hơn cho thấy tâm địa con người thời nay ra sao. Hàng ngày bạn thấy tin tức đăng tải về những tai nạn xảy ra khắp nơi trên đất Việt, nhiều khi cả đoàn xe đều bị chết rất thảm. Nguyên nhân từ đâu? Đều không ngoài những nghiệp sát sanh hại vật. Vì vậy bạn chớ khởi tâm lo âu về những việc đó bởi đó là chuyện của người, mà hãy chánh tâm tu học, đoạn ác, tu thiện, nhất tâm niệm Phật để sanh về Tịnh Độ. Đó mới là điều thiết thực bạn nên làm.
Chúc bạn an lạc và tỉnh giác
TN
Con cảm ơn chú Thiện Nhân, còn thắc mắc này nhờ chú giúp nữa ạ. Con vật bị giết mỗi ngày quá nhiều và quá tàn nhẫn. Con là phàm phu mà nhìn còn đau xót và cố gắng bỏ một ít tịnh tài theo khả năng mình để phóng sinh chúng. Vậy các Đại Bồ Tát các ngài thương chúng sanh, từ bi và giàu có hơn con gấp tỉ tỉ lần, sao các Ngài không hóa thân thành một người như chúng ta phóng sanh vật để chúng không phải chết đau đớn. Nếu nói đây là nghiệp chúng sanh phải trả các Ngài không thể giúp chúng sanh đó được, vậy tại sao một người phàm phu nghiệp chướng quá nặng nề như con lại có thể dễ dàng can thiệp vào nghiệp của các chúng sinh đó mà bỏ tịnh tài mà mua vật phóng sanh được? Con xin chú hoan hỉ giúp con giải đáp ạ. Con rất cảm ơn ạ. A DI ĐÀ PHẬT.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Sơn,
Câu hỏi của bạn rất ý nghĩa. TN nghĩ cũng có rất nhiều LH có những suy nghĩ tương đồng nên TN sẽ chia sẻ cụ thể để bạn hiểu rõ hơn về Nhân-Quả.
Nhân-Quả: ai làm, ai tạo người đó chịu và hưởng. Làm, tạo: được hiểu việc tạo nhân thiện, ác. Nhân thiện=hưởng quả thiện; nhân ác=gánh, trả quả ác.
*Con là phàm phu mà nhìn còn đau xót và cố gắng bỏ một ít tịnh tài theo khả năng mình để phóng sinh chúng.
ĐÁP:
– việc bạn bỏ tịnh tài, mua vật, phóng sanh đó là tạo nhân thiện=hưởng quả thiện. Tuy nhiên, phóng sanh phải đúng pháp thì có phước, ngược lại thì vô phước.
– bạn không nên dùng mình để so sánh với chư Phật và Bồ tát, bởi làm vậy là bất kính và là phiền não niệm, bởi Phật, Bồ tát có mặt trong khắp pháp giới chúng sanh, tuỳ lúc hoá thân, tuỳ cơ diễn, nói pháp, lợi lạc chúng hữu tình, nhưng vì chúng ta là phàm phu nên không nhận biết ra thôi.
*Vậy các Đại Bồ Tát các ngài thương chúng sanh, từ bi và giàu có hơn con gấp tỉ tỉ lần, sao các Ngài không hóa thân thành một người như chúng ta phóng sanh vật để chúng không phải chết đau đớn.
ĐÁP: Chư Phật và Bồ Tát không làm những chuyện phan duyên như bạn suy nghĩ. Tại sao?_Vì nhân quả của chúng sanh là không thể nghĩ bàn vì thế các Ngài không thể can thiệp và không bao giờ can thiệp vào nhân quả của chúng sanh; nói khác đi là nhân ai tạo người đó phải, sẽ tự gánh, tự hưởng. Can thiệp vào nhân quả của chúng sanh là chuyện phan duyên, phi pháp, trái nhân-quả, các Ngài sẽ không bao giờ làm. Điều này hoàn toàn khác với chúng ta: thân mình chưa độ được nhưng nhiều khi lại muốn độ người khác thật mau lẹ. Đó là trái pháp bạn phải cẩn thận với ý niệm này kẻo độ người không được, trái lại oan gia trái chủ của họ sẽ đến kéo đến “hỏi thăm” bạn rất nồng nhiệt, lúc đó bạn sẽ bị khổ nạn không thể cứu được.
Chư Phật, Bồ Tát các Ngài có vô lượng ứng hóa thân, vào trong vô lượng cõi, giới, làm vô lượng các biểu pháp giúp chúng sanh hồi đầu, đoạn ác tu thiện để giác ngộ giải thoát. Nếu bạn đã đọc tụng kinh Địa Tạng Bổn Nguyện bạn sẽ nhận ra điều này. Vì vậy theo thiện ý của TN: bạn hãy làm theo lời Tổ Ấn Quang dạy: Đôn luân tận phận! nghĩa là ráng làm tròn bổn phận của mình, thay vì phóng tâm ra bên ngoài, bởi nếu bạn giới-định-huệ chưa đủ, chưa thông mà luôn hướng tâm ra ngoài sẽ bị cảnh giới bên ngoài chi phối, khống chế tới điên đảo; chưa nói cảnh giới nội tâm khởi, không kịp nhận biết để chuyển hoá thì lúc này bạn sẽ là chúng sanh khổ nạn chứ không ai khác.
*Nếu nói đây là nghiệp chúng sanh phải trả các Ngài không thể giúp chúng sanh đó được, vậy tại sao một người phàm phu nghiệp chướng quá nặng nề như con lại có thể dễ dàng can thiệp vào nghiệp của các chúng sinh đó mà bỏ tịnh tài mà mua vật phóng sanh được?
ĐÁP: Bạn ráng đọc kỹ câu chuyện Phật kể thời tại thế sẽ rõ câu trả lời.
Tham khảo:
Một ngày kia, khi Đức Phật ngụ tại tịnh xá Kỳ Viên (Jetavana), một số Tỳ Kheo hỏi Ngài là nếu giết dê, cừu, và những động vật khác để cúng giỗ người thân đã qua đời thì có lợi ích gì không
Đức Phật trả lời, “Này các Tỳ Kheo, chắc chắn là không có gì tốt khi ta giết chết chúng sinh, dù với mục đích cúng giỗ người chết”. Rồi Đức Phật kể câu chuyện xảy ra trong quá khứ:
Một ngày xa xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Baranasi, một vị Bà La Môn quyết định làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết và mua một con dê để giết. Ông nói với các đệ tử: “Các con hãy dẫn con dê này xuống sông, tắm rửa, kỳ cọ, đeo vòng hoa vào cổ nó, rồi các con lấy ngũ cốc cho nó ăn, xong mang nó về đây” “Dạ vâng, thưa Thầy” – các đệ tử trả lời, rồi dẫn dê ra sông.
Trong khi họ đang tắm rửa và kỳ cọ con dê, con dê bật cười lớn, tiếng cười vang lên như tiếng chiếc nồi bị đập vỡ nát. Rồi, lạ kỳ thay, nó lại òa khóc lớn tiếng.
Những người đệ tử trẻ đã ngạc nhiên trước hành vi này. “Tại sao có lúc ngươi bật cười?”, họ hỏi con dê, “và tại sao bây giờ ngươi lại òa khóc lớn tiếng?”
“Chúng ta hãy đến gặp thầy của anh, rồi anh lặp lại câu hỏi trên”, dê trả lời.
Các đệ tử vội vàng dẫn dê đến gặp thầy và kể lại chuyện đã xảy ra lúc ở dòng sông. Sau khi nghe xong chuyện, vị thầy hỏi con dê tại sao lúc thì nó cười, lúc thì nó khóc.
Con dê bắt đầu kể, “Này ông Bà La Môn, trong tiền kiếp, tôi là một người Bà La Môn dạy kinh Vệ Đà (Veda) giống như ông. Tôi cũng giết một con dê làm Lễ Cúng Giỗ Người Chết. Chỉ vì giết chết một con dê, đầu tôi đã bị chặt đứt 499 lần. Tôi cười vì tôi biết đây là lần tái sinh cuối cùng, để làm con vật bị người giết chết. Ngày hôm nay, tôi sẽ được giải thoát khỏi sự đau khổ. Nhưng tôi khóc vì tôi biết rằng, khi ông giết tôi, ông cũng cam chịu bị chặt đầu 500 lần. Vì thương cảm, tôi đã khóc dùm ông.”
Vị Bà La Môn nói, “Dê ơi, nay ta hiểu rồi, ta sẽ không giết ngươi đâu.”
Con dê kêu lên, “Ông Bà La Môn, dù ông giết hay tha, tôi cũng không thoát chết ngày hôm nay.”
Vị Bà La Môn trấn an con dê, “Đừng lo, ta sẽ bảo vệ cho ngươi.”
Dê nói với vị Bà La Môn, “Ông không hiểu đâu, sức bảo vệ của ông thì yếu, trong khi nghiệp lực sinh ra do những việc ác tôi làm thì rất mạnh.”
Vị Bà La Môn tháo dây cột dê rồi nói với các đệ tử, “Không để bất cứ ai làm hại con dê này”. Họ vâng lời rồi theo dõi con dê để bảo vệ nó.
Sau khi con dê được thả, nó bắt đầu đi gặm cỏ. Nó cố gắng nhoài cổ ra, để gặm những chiếc lá trên một bụi cây, mọc gần đỉnh một tảng đá lớn. Ngay lúc đó, một tia sét đánh vào tảng đá, làm vỡ một mảnh đá sắc nhọn như dao, bay ra, gọn gàng chặt đứt đầu dê. Đám đông đã tụ tập quanh con dê chết, và bàn tán sôi nổi về tai nạn kinh ngạc này.
Một vị thần cây đã quan sát tất cả mọi chuyện xẩy ra, từ lúc mua con dê về, cho đến khi con dê bị chết, câu chuyện xem y hệt như môt vở bi kịch, rồi ông lấy ra một bài học từ câu chuyện này, để nhắc nhở và khuyên răn đám đông: “Mọi người đều biết rằng hậu quả của việc làm ác, là kiếp sau sẽ phải chịu khổ đau, cho nên chúng ta phải chấm dứt ngay việc giết chết chúng sinh. Địa ngục khủng khiếp đang đón chờ những kẻ làm việc ác đức như thế”. Sau khi vị thần cây giải thích về luật nhân quả, ông đã làm người nghe cảm thấy rùng mình kinh hãi, đớn đau cho những ai phải đọa xuống địa ngục. Vì quá sợ, mọi người đã quyết định từ bỏ việc giết chết chúng sinh để cúng giỗ người chết. Rồi vị thần cây còn dạy dỗ mọi người học thêm về Giới Luật và khuyến khích mọi người làm những việc thiện lành.
Một thời gian sau, vị thần cây mất. Vì đã làm nhiều việc thiện nên vị thần cây hưởng quả tốt lành, do đó khi ông mất, ông đi theo nghiệp tốt của ông nghĩa là về cõi tốt đẹp. Rồi qua nhiều thế hệ sau đó, mọi người vẫn tiếp tục thực hành Giới Luật và họ đã dành nhiều thời giờ để làm việc từ thiện, cùng những việc làm lợi ích khác, thế nên, nhiều người đã được tái sinh vào cõi trời.
Đức Phật kết thúc bài giảng, rồi ngài cho mọi người biết Tiền Thân của truyện, “Trong kiếp đó, ta đã là vị thần cây”.
Chúc bạn tinh tấn và an lạc.
TN
Con đã đọc từng câu từng chữ, chú Thiện Nhân đã giúp con hóa giải đi những ý nghĩ sai lầm của con. Con xin thành tâm sám hối ạ. Và đúng như chú đã nói, con nên theo lời Tổ Ấn Quang “Đôn Luân Tận Phận” sửa đổi từ trong tâm mình trước, chưa độ mình không thể đòi độ người. Một lần nũa con xin sám hối câu hỏi của con, vì ngu muội mà sinh tâm nghi ngờ và phát ngôn những lời lẽ như vậy. Con xin Tri Ân chú Thiện Nhân và Addmin đã giúp con ạ. A DI ĐÀ PHẬT!
Con xin kính chào chú Thiện Nhân. Hôm rày con đã đọc đi đọc lại nhiều lần lời khuyên của chú và rút được tâm đắc: “Cứu vật là Cứu mình”. Ví dụ vị Bà La Môn trong chuyện trên sau khi nghe Dê kể tiền kiếp đã tha chết cho Dê, và rồi như thế ông cũng sẽ thoát 500 lần làm dê để bị chặt đầu. Vậy rõ ràng cứu vật chính là cứu mình rồi. Hoặc chuyện chú sa di cứu đàn kiến thì liền tăng tuổi thọ và nhiều chuyện nhân quả khác cũng đồng ý nghĩa trên. Tổng kết lại: “Cứu vật là cứu chính mình, cả hai bên đời ấy sẽ cùng được sống tiếp tốt đẹp, và cả hai đã được cùng được niệm Phật, quy y Tam Bảo làm đệ tử Phật thì những đời sau rồi sẽ được về với Phật, thoát khỏi đau khổ luân hồi”, và tịnh tài ít ỏi mà mình bỏ ra phóng sanh thì sẽ chuyển thành Âm Đức, đây còn quý gấp trăm, nghìn, triệu, tỉ lần số tiền mình đã bỏ ra. Do đó việc Phóng Sanh cứu vật là việc làm LỢI NGƯỜI LỢI CẢ MÌNH thì Phật, Bồ Tát hoan hỷ chính là lí lẽ đó. Vậy mà con lại đem tâm hẹp hòi, ích kỷ, so đo, ngu dốt, nhỏ nhen… của mình rồi đi phóng sanh, và cứ tưởng mình giỏi, mình hay rồi đem tâm khinh nhờn, hống hách mà phát ra những câu hỏi đầy ngu dốt, bất thiện… như trên. Rất may nhờ admin và chú Thiện Nhân đã thương xót con mà tận tâm chỉ dạy, bố thí pháp cho con sửa đổi mình. Giờ đây con dần hiểu ra nên XIN THÀNH TÂM SÁM HỐI, nguyện sẽ cố gắng thay đổi mình ngày càng Thiện Lành hơn, chuyên tâm Niệm Phật hơn. Một lần nữa CON RẤT, RẤT VÀ RẤT TRI ÂN. XIN ĐƯỢC TÙY HỶ CÔNG ĐỨC BỐ THÍ PHÁP của chú Thiện Nhân đã giúp con hóa giải nghiêp xấu trong tâm con. Và con cũng xin tri ân và tùy hỷ công đức lập trang duongvecoitinh này của admin, nhờ admin mà những kẻ Ích Kỷ, Nhỏ Nhen, Ngu Dốt như con được hỏi để cải sửa mình. Vài dòng Tâm Đắc con đã rút ra. Nếu còn sai gì con lại xin sám hối, bởi do Ngu Ngốc mà phát ngôn sai chứ con không dám khinh nhờn nữa đâu ạ. Con xin kính chào ạ. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. CON NGUYỆN VỀ TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Sơn,
Phật dạy:
Tội từ tâm khởi đem tâm sáng
Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
Thế mới thực là chân Sám Hối.
TN cảm được những lời sám hối của bạn, bởi nó khởi lên từ tâm thanh tịnh của bạn. Tại sao? Bởi chỉ khi nào chúng ta dùng tâm thanh tịnh để đối người, tiếp vật = chúng ta mới không tạo nghiệp= không phải sám hối. Đó gọi là giác tâm.
*Trong giai đoạn sơ phát tâm chúng ta thường hay mắc phải căn bệnh chấp thiện: tôi làm thiện nhiều, tôi nghe pháp, quen, biết nhiều pháp sư, giảng sư, tôi tụng kinh, niệm Phật, trì chú, phóng sanh, bố thí, ăn chay, giữ giới giỏi, nhiều hơn các vị…v.v…khi những ý niệm này khởi lên, ngay đó đã không phải là thiện niệm nữa rồi mà nó đã biến thành ác niệm. Tại sao? Bởi những niệm này khởi lên từ sự phân biệt và chấp trước khi đối người, tiếp vật. Nếu tiếp tục dùng những ý niệm này áp dụng cho tu học, cho dù là pháp môn nào của Phật cũng đều lạc vào tà đạo. Tại sao? Vì hễ có thiện, ắt có ác. Tôi ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, phóng sanh… giỏi ắt sẽ có người đối lập với tôi: họ không giỏi bằng tôi, họ thua, kém xa tôi. Vậy là sự tu của chúng ta là để phân thắng bại, đối kháng lẫn nhau chứ không phải nhằm mang lại sự an lạc tâm. Đó là niệm tạo nghiệp ác chứ không phải tạo nghiệp thiện. Vì vậy mới nói trong thiện có ác là vậy. TN nói vậy để bạn hiểu: khi tu đạo, chỉ cần một niệm chấp trước, phân biệt khởi lên mà chúng ta không kịp thời quán chiếu để chuyển hóa ngay, đem nó áp dụng vào tu học, càng tu chúng ta càng xa đạo, nói khác đi là càng lạc vào tà đạo tức thế gian pháp. Như vậy thay vì làm thiện để tích phước, đức, nay chúng ta lại năng tạo ác nghiệp. Phước thì phải tạo, đức thì phải tu. Tu là sửa trong từng ý niệm khi đối người, tiếp vật. Ý nghĩa đích thực của sửa là mình tự sửa mình chứ không sửa người: người hành ác, không tu, không chịu tu…đó là chuyện của họ, không phải của mình, nếu đem chuyện của họ làm chuyện của mình = mang rác của người vào nhà mình vậy. Tích âm đức khó, rất khó. Vì sao? Vì cái tâm phàm phân biệt, chấp trước nó dẫn chúng ta đi. Do vậy muốn tích âm đức, bạn phải học cách: Ẩn tu! Nghĩa là việc thiện của người, cần nên tán thán, hoan hỉ, nhưng việc thiện của mình thì không nên phô trương cho mọi người biết. Mọi người thời nay rất ham phóng sanh, làm thiện rồi bị kẹt cứng trong thiện, không thoát ra được.Tại sao vậy? Vì ai cũng nghĩ cứu được rất nhiều chúng sanh. Nhưng có một chúng sanh rất cần được cứu là chính mình thì quên mất, đó là trái đạo, không phải giác đạo. Tại sao? Bởi mình chưa giác, nhưng lại muốn cho chúng sanh khác giác là chẳng thể. Những việc thiện như vậy, dẫu năng làm cũng là tích dương đức = chút phước hữu lậu, thực không phải công đức. Điều này giống vua Lương Võ Đế khi xưa đem khoe những chuyện cất chùa độ Tăng với Tổ Đạt Ma và bị Tổ quở: thực không có công đức, nên đã bị vua Lương Võ Đế đuổi đi là vậy.
Lời khuyên của TN với riêng bạn và tất cả các bạn Sen: phải thực tu, phải ẩn tu, tích công lũy đức thanh tịnh trong từng ý niệm thì mới có âm đức, và đem sự tu đó hồi hướng về Tịnh Độ tức quả vô thượng chánh giác = thực giác đạo; ngược lại chỉ là một chút phước báo nhân thiên, thậm chí không khéo còn tạo tam ác đạo nghiệp mà không hay biết.
Chúc bạn tinh tấn, tỉnh giác tu học và thường chia sẻ trên ĐVCT để mọi người đều lợi lạc.
TN
Người không tu hành, không hiểu Phật pháp, không được hướng dẫn hộ niệm, lâm chung đa phần thần thức đều bị dìm trong ác mộng, bị rơi vào những cạm bẫy dữ ác. Bị lôi vào đó thì rất khó thoát thân.
Người lâm chung thường không tự chủ bởi vì trong tiềm thức của họ khơi lại những hành vi thiện ác mà khi sống họ thường làm. Ký ức sẽ kiểm soát ý thức nên lúc này họ bị bất lực – THẦN THỨC hoàn toàn do nghiệp lực làm chủ. Nếu Nghiệp Xấu nhiều, thì chủng tử xấu khởi lên mạnh mẽ, lập tức chiêu cảm họ vào ba đường ác. Nếu Nghiệp Thiện nhiều thì họ tự nhiên được chiêu cảm về các cõi thiện, là cõi trời, cõi người, cõi A–tu–la.
Bình thường, một người siêng năng tu niệm Phật, tức là gieo chủng tử Phật vào trong tâm. Chủng tử Phật ngày càng phát triển lớn mạnh, khi lâm chung, chửng tử Phật xuất hiện trước, lúc ấy sẽ cảm ứng đạo giao với Phật và được Phật tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc.
Nếu người mất, năng lực niệm Phật chưa mạnh thì cần có người trợ lực. bằng cách niệm Phật trợ niệm. Cho nên , điều cốt yếu là hằng ngày, cần siêng năng niệm Phật, lỡ không may có biến cố, không có ai trợ niệm, con cháu lại không biết hộ niệm thì một mình mình cũng có thể tự sách tấn bản thân để ra đi tự tại trong chánh niệm.
Là người Phật tử, bất luận là tu hành theo môn gì, hành trì như thế nào, điều quan trọng nhất là làm sao khi lâm chung, trong TÂM phải luôn luôn xuất hiện bốn chữ “ A DI ĐÀ PHẬT” và có ý nguyện muốn được vãng sanh.
ẤN QUANG ĐẠI SƯ
Dạ con cảm ơn chú Thiện Nhân lại giúp đỡ con, con sẽ đọc lại nhiều lần những gì chú dạy để nghiền ngẫm rồi áp dụng cho mình thật tốt ạ. Một lần nữa con xin tri ân chú và admin ạ. Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT.
ẾCH BÁO MỘNG XIN THA MẠNG
Mình tên Nguyễn Thị Ngọc Bích, pháp danh Chân Thiện Ngọc, mình ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Dưới đây là câu chuyện có thực do mẹ mình kể lại, mình ghi chép lại mong rằng có thế giúp ích cho quá trình biên soạn sách thiện của ban biên tập nhân quả báo ứng và cũng hy vọng có thể khuyên được dù chỉ là một số ít người từ bỏ thói quen sát sinh, mà phóng sinh, hướng thiện hành đức.
Chuyện thứ nhất.
Ông cố mình ( ông ngoại của mẹ mình) sau giải phóng nhà nghèo không có gì ăn ông cố mình hay ra ruộng bắt ếch, nhái nhảy, bù tọt về nhốt lại để sáng hôm sau mới làm thịt.
Hôm đó, ông về ngủ thì mơ thấy có 39 vị thầy tu quỳ lạy từ trong nhà ra sân xin tha mạng. Ông cố mình nói tui có quyền gì mà tha mạng cho các ông, rồi ông cố choàng tỉnh dậy ngỡ là chiêm bao bình thường rồi ngủ tiếp.
Vừa chợp mắt thì lại mơ thấy y như vậy nên ông tỉnh dậy đi ra sau nhà tìm xem, nhưng không thấy ai cả, chỉ thấy thùng ếch nhái rồi đi ngủ, lại cũng vẫn thấy 39 vị quỳ lạy xin tha mạng và nói là đang ở trong thùng.
Ông cố mình tỉnh dậy ra sau đếm thử thì đúng 39 con ếch trong thùng. Ông lấy làm kinh ngạc, sau đó ông thả ếch ra hết. Từ đó về sau không còn bắt, không giết, không ăn ếch nhái nữa.
________________________
Chuyện thứ hai.
Là câu chuyện của ông bà Hai ( con trai và con dâu của ông cố mình kể trên). Bà Hai làm nghề bán cá, lươn,… nên sát sinh cũng không ít.
Một hôm, trong thùng lươn bà bán hàng ngày, có một con lươn lớn bị đứt đuôi. Bà đập con lươn ấy hoài mãi chưa chịu chết, phải đợi một hồi lâu rồi nó mới chết để bán cho người ta.
Đêm đó bà nằm mơ thấy có một người phụ nữ mời bà vào nhà uống nước, sau đó người đó bảo là tiền thân của con lươn ấy.
Bà Hai giật mình tỉnh dậy, toàn thân sợ hãi bỏ nghề sát sinh, siêng năng đi chùa để sám hối tội lỗi sát sinh.
Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT
Nguồn: nhanqua.com.vn
QUYỂN SÁCH HỘI TẬP KINH VÔ LƯỢNG THỌ CỦA TỊNH ĐỘ TÔNG VIỆT NAM
LỜI NÓI ĐẦU
Chúng tôi gồm dịch giả Thích Thiện Trang và những cư sĩ tại gia đồng tu Tịnh Độ, đồng thờ một vị thầy: Ân sư Thích Tịnh Không, đồng một pháp danh: Diệu Âm.
Trong nhiều năm tu học tịnh độ, đối với các đồng tu Tịnh Độ đang thọ trì bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của Đại lão cư sĩ Hạ Liên Cư, đặc biệt là các đồng tu sơ học và những người chưa từng học Phật bao giờ nhưng có duyên với bản hội tập này (họ nhìn thấy quyển kinh sẽ cảm thấy yêu thích và tin tưởng); chúng tôi thấy họ gặp chướng ngại rất lớn trên đường tu: Vì quyển kinh chỉ có kinh văn mà không có thêm nội dung gì khác nên người chưa từng học Phật không hiểu được giá trị của quyển kinh, tâm thích thú và động cơ học Phật lúc ban đầu sẽ nhanh chóng bị tan theo thời gian. Cuộc sống hiện đại như một guồng máy, các bạn đồng tu sơ học ai ai cũng bận rộn với công việc gia đình của mình, muốn dành ra thời gian để nghe giảng kinh cũng là rất khó, khi có thời gian nghe giảng kinh thì lại dễ ngủ gật hoặc không có sức để tập trung nghe (nguyên nhân là cơ thể mệt mỏi do phải làm việc cả ngày); những đồng tu sơ học không hiểu được những nghĩa lý quan trọng được dạy trong bộ kinh, hành trì cảm thấy không có tiến bộ và không đạt được pháp hỷ. Một số đồng tu vì đã nghe giảng kinh nhiều năm nhưng vẫn không biết chỗ nào là điểm trọng yếu, hành trì công phu niệm Phật không đắc lực, sinh tâm chán nản mệt mỏi. Số lượng đồng tu Tịnh Độ bị thoái chuyển rất nhiều. Pháp môn Tịnh Độ chân thật là pháp môn “trăm ngàn muôn kiếp khó gặp được”, việc bị thoái chuyển thật vô cùng đáng tiếc!
Chúng tôi phát tâm biên soạn quyển sách này với hy vọng giải quyết phần nào những khó khăn mà các đồng tu Tịnh Độ đang gặp phải; đặc biệt là các đồng tu sơ học và người chưa từng học Phật bao giờ. Chúng tôi hy vọng quyển sách này có thể giúp cho các bạn đồng tu không còn lui sụt trên đường về Cực Lạc, nắm lấy cơ hội vãng sanh Cực Lạc thành Phật ngay trong đời này. Quý đồng tu nào đang bỏ cuộc, đang thoái chuyển, nếu như có duyên gặp được quyển sách này thì mong rằng các bạn có thể nhìn thấy một tia hy vọng, có thể phát lại cái tâm dũng mãnh và sự hào hứng tu học pháp môn Tịnh Độ như những ngày đầu. Vì phân lượng quyển sách không lớn lắm nên các bạn có thể học tốt được.
Quyển sách này tổng hợp những điểm quan-yếu và cương-lãnh của pháp môn Tịnh Độ được trích lục, trích lục ý nghĩa từ rất nhiều bài giảng của Ân sư Thích Tịnh Không và chư Tổ sư Đại đức nhằm tạo ra một phương tiện tu học thật đơn giản tiện lợi hỗ trợ cho hành giả Tịnh Độ; đặc biệt là hỗ trợ cho quý bạn đồng tu sơ học và quý bạn đồng tu quá bận rộn với cuộc sống công việc, không có nhiều thời gian để nghe Ân sư Thích Tịnh Không giảng kinh.
Chúng tôi đều là kẻ hạ phàm phu, nghiệp chướng sâu nặng, quyển sách này hoàn thành được là do tâm nguyện cầu nương nhờ vào sức uy thần bổn nguyện của đức từ phụ A Mi Đà Phật cùng đại từ bi lực của chư Phật âm thầm gia hộ cho chúng tôi. Tuy phân lượng sách không lớn nhưng nếu hành giả chịu y giáo phụng hành theo lời của Tổ sư Đại đức dạy trong sách thì sẽ có tiến bộ từng ngày và đạt được thành tựu trong việc tu học pháp môn Tịnh Độ, có thể nắm được phần vãng sanh Cực Lạc.
Bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ của Đại lão cư sĩ Hạ Liên Cư (Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh) có sứ mệnh và tầm quan trọng hết sức đặc biệt đối với chúng sanh trong thời Mạt pháp. Kinh văn trong bộ kinh này chủ yếu là Văn Ngôn, tức là dùng cổ văn Trung Hoa, Văn Ngôn thường chỉ có ý mà không có lời, không giống như văn nói Bạch Thoại. Theo tiên sinh Trần Văn Chánh, có thể phân biệt Bạch Thoại và Văn Ngôn một cách đơn giản như sau: “Hễ dùng tai nghe và hiểu được thì là Bạch Thoại. Hễ không dùng mắt để xem sẽ không hiểu được thì đó là Văn Ngôn”. Ngay cả các đồng tu người Trung Hoa, nhất là hàng tại gia cư sĩ ở hải ngoại, nhiều người thiếu căn bản Hán học, khi họ đọc Đại Kinh vẫn chưa thể lãnh hội trọn vẹn ý chỉ của kinh. Do đó, Đại lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ mới trước tác cuốn Đại Kinh Bạch Thoại Giải nhằm giải thích, diễn giải ý nghĩa từng câu kinh trong Đại Kinh bằng văn nói hiện đại. Ân sư Thích Tịnh Không khi giảng kinh đã nói rằng Kinh Vô Lượng Thọ có vô lượng nghĩa, dù chư Phật mười phương có diễn nói đến vô lượng kiếp cũng không thể hết được. Phàm phu như chúng ta chỉ có cách dựa vào quá trình nỗ lực tu học hàng ngày mà dần dần cảm ngộ được nghĩa kinh. Các bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ, các bài giảng Chú Giải Đại Kinh của Ân sư Thích Tịnh Không được dịch ra tiếng Việt hiện tại đều dùng hoàn toàn là âm Hán Việt đối với phần kinh văn trong bài giảng. Xưa nay, kinh điển Phật pháp Đại-thừa nếu muốn phiên dịch đúng hoàn toàn về nghĩa lý, không bị sai sót về nghĩa lý thì người phiên dịch kinh phải là bậc Đại Triệt Đại Ngộ, khế nhập hoàn toàn vào cảnh giới của kinh. Những vị Tổ sư Đại đức của Tịnh Độ tông Việt Nam như Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh, Đại lão Hòa thượng Thích Thiền Tâm đều đã theo A Mi Đà Phật đi về cõi Cực Lạc từ lâu, các ngài không có duyên để dịch bản hội tập Kinh Vô Lượng Thọ này; Ân sư Thích Tịnh Không cũng dạy: không phải chư Phật Bồ-tát không từ bi mà là do chúng sanh nơi ấy không đủ phước báo. Chúng tôi chỉ là hạng phàm phu ngu muội, không thể dịch được ra Việt văn. Do đó, dịch giả Thích Thiện Trang đã cẩn trọng dịch bản hội tập kinh này thành âm Hán Việt (kèm nguyên văn chữ Hán); chúng tôi có chú thích nghĩa cho một số chữ Hán: chữ đồng âm khác nghĩa, chữ tuy giống về mặt chữ nhưng ý nghĩa được sử dụng lại khác nhau, v.v…
Nếu có thời gian cung kính nghe giảng kinh mỗi ngày 8 giờ (tối thiểu 4 giờ) là điều tốt nhất! Nếu không có điều kiện nghe giảng kinh nhiều thì quyển sách này sẽ rất tiện lợi: quý bạn đồng tu có thể mang đến nơi làm việc, mang theo trong những chuyến đi công tác, mang đến trường học, mang lên núi cao là nơi không có internet hay sóng điện thoại không thể nghe giảng kinh được, mang đến công trường, v.v…Chỉ cần quý bạn đồng tu có thời gian rảnh thì hãy lấy quyển sách này ra để học và hành trì theo những lời giáo huấn của Ân sư Thích Tịnh Không cùng chư vị Tổ sư Đại đức được viết trong sách thì công phu của quý bạn đồng tu sẽ ngày một tiến bộ.
Chúng tôi đã chú thích tương đối đầy đủ những kiến thức Phật học cơ bản và những điểm khai thị trọng yếu nhất trong việc tu hành pháp môn Tịnh Độ. Khi đọc tụng kinh, quý bạn đồng tu cứ chân thành – cung kính – thật thà mà đọc, chỗ nào hiểu được thì hiểu, chỗ nào không hiểu được thì cứ bỏ qua mà tiếp tục đọc, không nên ngừng lại giữa chừng rồi khởi suy nghĩ “đoạn kinh văn này có ý nghĩa gì?”. Bộ bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ năm 1994 do Ân sư Thích Tịnh Không chủ giảng chỉ có 29 tập, mỗi tập dài 2 giờ đồng hồ, chuyển ngữ bởi cư sĩ Thanh Trí tôn kính; nếu quý bạn đồng tu có thể học tập nhuần nhuyễn bộ bài giảng này thì sẽ không còn gặp khó khăn về nghĩa lý cơ bản của kinh văn khi đọc tụng bản Kinh Vô Lượng Thọ âm Hán Việt nữa, đọc tụng đến đâu sẽ hiểu được đến đó. Nếu kinh văn đoạn nào chưa hiểu thì quý bạn đồng tu nên dành chút ít thời gian rảnh để tìm kiếm tra cứu trong quyển Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ hoặc phần bài giảng Kinh Vô Lượng Thọ, phần bài giảng Chú Giải Kinh Vô Lượng Thọ tương ứng với đoạn kinh văn này thì sẽ tìm ra phần giảng giải giải thích cho đoạn kinh văn đó. Đại lão Hòa thượng Thích Hải Hiền đã dạy: “Văn độ chúng sanh, võ tu hành đấy! Muốn thành Phật mà ông không ra sức, không đổ mồ hôi, ở đâu ra việc dễ dàng như vậy chứ!”; tu hành là việc trường kỳ gian khổ, phải có sức Nhẫn rất lớn, phải dựa vào nỗ lực của bản thân mới mong có ngày thành tựu.
Nếu chúng ta chịu huân tập bộ Kinh Vô Lượng Thọ trong thời gian dài, tuy rằng chưa thể chứng ngộ nhưng chắc chắn có được giải ngộ. Giải ngộ là đã rõ ràng phương hướng và mục tiêu tu hành, không còn tu hành một cách mù quáng, không còn tình trạng “tu mù luyện đui” nữa. Khi công phu giải ngộ đã thông suốt thì công phu niệm Phật sẽ rất dễ đắc lực, cũng sẽ dễ dàng “nhìn thấu – buông xả”: “nhìn thấu” là Trí-huệ chân thật, “buông xả” là Công-phu chân thật.
Chúng tôi xin lễ kính cúng dường đến quý bạn đồng tu tôn kính!
“NGUYỆN ĐEM CÔNG ĐỨC NÀY
BÁO ĐỀN BỐN ÂN NẶNG – PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH KHỔ
CÓ DUYÊN THẤY NGHE ĐƯỢC
ĐỀU PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM – NIỆM A MI ĐÀ PHẬT
XẢ BỎ BÁO THÂN RỒI – SANH SANG CÕI CỰC LẠC!”
Sài Gòn, ngày 17 tháng 11 Âm lịch năm Tân Sửu 2021 (ngày vía đức đại từ bi phụ A Mi Đà Phật)
Thích Thiện Trang và Chúng Cư Sĩ Diệu Âm xin kính bút!
Tại gia Bồ-tát giới Diệu Âm kính cẩn bổ sung – hiệu đính, hoàn thành công việc vào 13/9/2022, kỷ niệm 49 ngày Ân sư Thích Tịnh Không vãng sanh Cực Lạc.
Phần liên hệ góp ý đối với Thầy Diệu Âm và các vị đại cư sĩ Diệu Âm của đạo tràng tịnh độ tông chúng cư sĩ diệu âm
Chúng tôi dù đã hết sức cố gắng để hoàn thành quyển sách này, nhưng vì chúng tôi là phàm phu trong dòng sanh – tử nghiệp chướng sâu nặng nên chắc chắn rằng không thể tránh khỏi sai sót và sơ suất. Do vậy, chúng con trên thì ngưỡng mong chư Phật từ bi gia trì chỉ điểm cho chúng con sám hối những sai sót và sơ suất trong quá trình hoàn thành quyển sách này; dưới thì kính mong những bậc Thiện-tri-thức có duyên đọc được quyển sách này nếu phát hiện thấy những lỗi sai sót và sơ suất thì hoan hỷ liên hệ góp ý cho chúng tôi để kịp thời chỉnh sửa hoàn thiện.
Website: tinhdodaikinh.com
Trang web: tinhdodaikinh.com/index.php
Email liên hệ góp ý: [email protected]
Phần bản quyền của quyển sách hội tập kinh vô lượng thọ
Về vấn đề bản quyền thì quyển sách hội tập kinh vô lượng thọ hoàn toàn không giữ bản quyền nên hoan nghênh tất cả mọi người lưu thông – ấn tống in tặng – chia sẻ – phổ biến rộng rãi trên tất cả các trang mạng xã hội như là: Google, Facebook, Youtube, v.v…
https://youtu.be/B4iMcdaBlZA
Thầy Thích Thiện Trang đây ạ. Con xin tri ân Thầy và các vị đại cư sĩ Diệu Âm ạ. A DI ĐÀ PHẬT.