Huyện Chuẩn An tỉnh Giang Tô có một người họ Cường tên Phú. Ông ta là một người hiền từ nhân hậu, đối đãi với mọi người rất ư độ lượng khoan dung.
Năm nọ, vào đêm giao thừa, bỗng ngoài cửa có một người lớn tiếng chửi mắng ông ta. Gia nhân thấy vậy rất tức giận toan mở cửa ra đánh nhưng ông ta ngăn lại và dạy rằng: “Do mừng năm mới, anh ta quá chén nên không tự chủ được bản thân. Vì vậy anh ta chưởi mắng người khác là chuyện bình thường, các ngươi không nên tranh cãi làm gì.”
Mặc dầu nghe theo lời dạy của chủ nhưng bọn gia nhân vẫn thấy tức giận và bất bình.
Ngay đêm hôm đó, ông Cường Phú nằm mộng thấy một vị thần đến trước mặt mình khen rằng: “Giao thừa là đêm quan trọng mà ngươi nhẫn được việc người khác khó có thể nhẫn. Vì thế trên trời rất tán dương, đặc biệt ban thêm phước thọ cho ngươi.”
Ông Cường Phú nhờ thường thực hành hạnh nhẫn nhục, biết khiêm nhường trong mọi việc, tuy trước mắt thấy bị thiệt thòi, song trên thực tế thì được lợi vô cùng. Về sau, ông ta hưởng tuổi thọ rất cao và con cháu cũng được giàu có. Đây thật là phước báo của người có hạnh nhẫn nhục vậy.
Trích “Nhân Quả Báo Ứng”
Tác giả: Văn Xương Đế Quân
Quảng Tráng lược dịch
Vào năm đó con lên chùa, sau khi tụng kinh xong đến giờ cơm trưa, ăn xong, trên bàn còn dĩa trái cây( trái cây được mang ra để mọi người cùng ăn), có vài người cùng ở đó. Không hiểu sao con lại nói ” con lấy trái mận và quýt này nhe!”, không ai nói gì cả, không biết là mọi người có nghe lời của con không. Trên đường về nhà, con chợt nghĩ sao mình lại lấy trái cây này, tuy không nhiều, khoảng 1,2 ,3 trái gì đó con không nhớ rõ, nhưng làm vậy có phải là con đã phạm tội trộm cắp của Tam bảo rồi không? Con đã mang trái cây đó tặng cho người khác, Thật sự không hiểu sao con lại lấy như vậy mặc dù mình không thèm, cũng không thiếu thốn gì, có lẽ do tập khí đời trước của con chăng?
Và một chuyện nữa, có lần nọ, cô Phật tử kia gọt trái cây để trong dĩa mời con ăn, con cũng không muốn ăn mà thấy họ mời mà mình không dùng thì sợ họ nói mình chảnh nên con đã nể tình lấy một miếng dưa hoàng kim và một miếng hạt dẻ, nhưng ai ngờ đâu cái dĩa phần đó là để dành cho sư cô trụ trì, vậy mà cô ấy không nói con biết trước.
Con đã đem chuyện này hỏi một số vị, có người thì bảo mang tội trộm cắp của Tam bảo…ăn trước của trụ trì mang tội …Có người thì bảo có hỏi xin và được mời ăn nên không sao, và có người nói đồ ăn mà đem ra mời cho Phật tử dùng thì ăn hoặc mang về đều được.
Con không nên nghe theo ai!
A Di Đà Phật
Chào bạn Kim Thúy!
Ranh giới giữa Phật và Ma, Thiện và ác là rất mong manh. Đối diện với nhiều vấn đề không nên nói đúng- sai, phủ định hay khẳng định mà chỉ nói nên hay không nên mà thôi.
Việc bạn tự ý mang trái cây ở chùa về nhà dù ít hay nhiều đi nữa- việc này là không nên. Có lần kia Hạnh Nhân tham gia buổi tu bát quan trai, vì chùa nghèo nên mỗi người đến tu phải góp ít tiền để mua đồ ăn dùng đúng ngọ. Sau thời tu, lúc về đồ ăn còn rất nhiều, nên vị sư trụ trì đã dặn phật tử mang về nhà để tránh lãng phí. Lúc đó HN thấy có mấy người đem thức ăn về nhà. Như vậy nếu trong trường hợp này thì phật tử hoàn toàn an tâm rồi.
Việc thứ hai bạn nói là lỡ ăn đĩa trái cây của vị sư trụ trì. Việc này lỗi trước cả là thuộc về người mời bạn ăn. Nếu người ấy hiểu Đạo phải biết rằng “các thứ đồ ăn chưa dâng cúng cho Phật cùng Tăng thời chẳng được ăn trước”. Cô phật tử gọt trái cây, hẳn phải dâng cúng (mời) quý Sư tăng dùng trước, rồi sau đó mới mời phật tử dùng sau.
Phật dạy có hai hạng người thiện. Một là hạng người không gây ra lỗi lầm, hai là hạng người gây ra lỗi lầm và biết tu sửa. Thế nên khi đã biết bản thân mình chưa đúng chỗ nào, từ ấy nguyện không mắc sai lầm nữa, như vậy đã được rồi, bằng không cứ dằn vặt và đau khổ sinh ra phiền não là chúng ta đang tạo nghiệp.
Vài lời ngắn ngủi như vậy. Mong bạn gắng tu tập thật tốt!
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin mọi người cho con lời khuyên!
Con đã trình bày sự việc này với sư Cô trụ trì của ngôi chùa mà con đã có những việc làm trên. Sư Cô bảo không phải tội trộm cắp vì Cô có dặn Phật tử ăn xong còn dư thì mang về, lúc nào Cô cũng dặn hết, (với lại con nghĩ đồ mọi người ăn dư mà để lại chùa cho sư Cô dùng thì cũng không nên). Với lại Cô bảo những chuyện đó chẳng là gì cả, con đừng tự làm khổ mình. Ta tu là để được an lạc mà sao có lúc con lại càng phiền não. Chẳng hạn như khi mình nguyện hoặc hứa gì mà chưa làm được thì cũng lo.