Hiện tại rất nhiều người hiểu lầm. Cho rằng là gì? Niệm Phật là tu hành, lạy Phật là tu hành, tụng kinh là tu hành, niệm chú là tu hành. Có phải không? Chưa chắc. Miệng niệm A Di Đà Phật, trong tâm lại vọng tưởng, đó không phải gọi là tu hành. Như thế sao gọi là tu hành được? Cổ đại đức cho rằng: miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, hét rách cổ họng cũng hoài công, đó chính là nói họ không phải là tu hành. Thực sự dùng A Di Đà Phật để tu hành, đó là sự việc gì? Trong tâm có Phật A Di Đà, trong miệng có Phật A Di Đà, đem tất cả những tạp niệm vọng tưởng đều buông bỏ hết, niệm cho hết nó, dùng một điều để đối phó tất cả vọng niệm, đây là tu hành, là thực sự tu hành.
Đọc kinh phải chăng là tu hành? Đúng vậy. Không đọc kinh thì vọng tưởng. Tôi đọc kinh thì không có vọng tưởng nữa, ý niệm của tôi đều ở nơi kinh văn, đó là tu hành. Vừa đọc kinh vừa suy nghĩ xem câu này có ý nghĩa gì, đoạn kia có ý nghĩa là gì, đây không phải là tu hành, đó vẫn là đang vọng tưởng. Nhưng vọng tưởng này là thiện, không phải là ác. Bất luận là quí vị thiện hay ác, nói chung đều là đang vọng tưởng, quí vị đang tăng trưởng vô minh. Vì sao vậy? Không đạt được định. Nương theo những phương pháp này mà tu hành, quí vị phải đắc định mới được.
Trì giới, có rất nhiều người trì giới luật rất tốt. Họ đang tu hành sao? Bản thân họ cho rằng là tu hành, quí vị xem người khác không bằng tôi, giới tôi trì tốt như vậy. Đối với những người không trì giới kia họ nhìn thấy thì chán ghét, bản thân tự cho rằng rất giỏi dang, tăng trưởng phiền não. Quí vị xem trì giới, vốn là đắc định khai trí tuệ, họ trì giới trì được khá tốt, kết quả họ đạt được là gì? Họ đạt được là phiền não, đạt được là cống cao ngã mạn, đạt được là khinh mạn người khác. Sai rồi! Cho nên hai chữ tu hành chúng ta phải hiểu cho rõ ràng. Có thể thực sự giúp đỡ quí vị hóa giải phiền não, giúp quí vị tiêu trừ tập khí, đây mới gọi là tu hành.
Pháp Sư Tịnh Không
Chuyện lạ nè bà con: Cụ bà 40 năm không ngủ chỉ niệm Phật.
https://www.youtube.com/watch?v=k5IO0CaGKbw
NHỜ CON HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC, HƯƠNG LINH CHA ĐƯỢC VÃNG SINH SAU 100 NGÀY
Dạo gần đây, cơ thể ông Oanh gầy yếu, mệt mỏi, sụt cân trông thấy. Mọi người trong gia đình tưởng ông yếu dần do tuổi đã cao. Thế nhưng sau này trong những bữa cơm, ông bắt đầu nuốt thức ăn không trôi, như có thứ gì đó mắc nghẹn trong cổ họng, nuốt gì vào bụng cũng khó khăn. Có khi ông Oanh buồn nôn, khó thở, đau tức ngực, giọng nói thều thào như người bệnh.
Một ngày tháng 12 năm 2020, khi sự khó chịu trong người lên tới đỉnh điểm, gia đình liền vội vã đưa ông tới bệnh viện. Sau một hồi làm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết, bác sỹ gọi người thân của ông vào phòng nói:
– Ông nhà mắc ung thư thực quản, e là không còn sống được bao lâu. Tốt nhất gia đình nên chuẩn bị tinh thần trước. Chỉ có cách tiến hành xạ trị, biết đâu hợp thì kéo dài được thêm sự sống ngày nào hay ngày đó.
Nghe bác sỹ kết luận, cả gia đình bàng hoàng, đờ đẫn trong giây lát. Tuy rằng năm nay ông Oanh đã trải qua 88 mùa lá rụng, cũng là con số nhiều người mong mỏi chẳng được, thế nhưng người thân vẫn không khỏi xúc động khi nghe tin sét đánh này. Nghĩ đến cảnh sinh ly tử biệt sớm đây thôi cũng đủ làm họ rưng rưng nước mắt.
Sau một hồi bình tĩnh trở lại, suy xét kĩ càng, gia đình quyết định không để ông Oanh biết bệnh tình, đồng thời từ chối hóa xạ trị vì biết hóa xạ trị khiến bệnh nhân càng thêm mệt mỏi đau đớn, mà cuối cùng vẫn không cứu được tính mạng.
Mỗi ngày trôi qua, khối u cứ thế to dần chèn ngang cổ họng khiến ông Oanh khó thở và không thể ăn uống bằng miệng, cứ nuốt thứ gì đều bị nôn ra hết, kể cả uống nước cũng không được. Bốn tháng sau, bác sỹ buộc phải chỉ định đặt ống bơm thẳng thức ăn vào dạ dày để duy trì sự sống cho bệnh nhân. Chính từ lúc đặt ống là lúc ông biết bệnh tình của mình không hề nhẹ. Gia đình vì thế không thể nào giấu thêm được nữa.
Tên đầy đủ của ông là Triệu Văn Oanh, pháp danh Phúc An, cư trú tại phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Thời trẻ, ông đi bộ đội theo đường binh nghiệp, nhưng sau khi kết hôn và có con, ông quyết định chuyển sang kinh doanh buôn bán để có thêm tiền trang trải cuộc sống.
Cả gia đình ông Oanh đều là Phật tử, ngày trước ông Oanh từng ở chùa mấy năm làm công quả, giúp sư thầy quán xuyến trông coi chùa khi sư đi vắng. Ông tu theo Tịnh Độ, thường ngày niệm Phật nguyện sau này mãn kiếp được sinh về cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà.
Vợ ông cũng quy y Tam Bảo đã lâu, con trai lớn tu tập tính đến nay cũng được 10 năm, con gái lớn tu tập được 5 năm, chỉ có cô con gái út tên Huyền Linh là không tha thiết lắm chuyện tâm linh, nghe mọi người nói chuyện giáo lý nhưng nhận thức cô vẫn mơ màng, bán tín bán nghi. Được cái cô cũng không phản bác, nương theo truyền thống gia đình, người thân bảo tụng kinh thì cô tụng kinh, bảo niệm Phật thì cô niệm Phật.
Mỗi lần đến phiên Linh vào viện chăm bố, ông Oanh đều khóc than với cô vì luyến tiếc cuộc đời, vợ con, nhất là thương Linh – cô con gái nhỏ nhất trong nhà. Là một Phật tử, cũng biết chút giáo lý Phật Pháp, biết đời vô thường, nay sinh mai diệt, ấy thế nhưng biết là một chuyện, làm được hay không lại là chuyện hoàn toàn khác. Tới lúc cập kề sinh tử, ông vẫn không thoát ra được khỏi tâm lý ái luyến thế gian, vẫn tiếc nuối cuộc đời với đủ thăng trầm hỷ nộ ái ố.
Xung quanh có rất nhiều người nằm cùng phòng, toàn ca bệnh nặng chờ chết, họ đau đớn rên xiết cả ngày mất ăn mất ngủ. Vậy mà riêng với ông Oanh, nhờ sự gia trì của câu Phật hiệu nên không hề đau đớn. Chính điều đó cũng khiến Linh để ý, bắt đầu có thêm tín tâm hơn vào Phật Pháp.
Thương bố, cả nhà cùng tụng kinh và làm đại lễ phóng sinh cá chép bầu hồi hướng cho ông bình an trải qua bệnh tật, khi ra đi cũng được an lành vãng sinh như ý nguyện bấy lâu.
Hai tháng sau khi đặt ống dẫn thức ăn, vào một buổi trưa cuối tuần, ông Oanh ngủ thiếp đi rồi rơi vào trạng thái hôn mê lúc nào không biết. Cứ thế hôn mê sâu suốt 5 ngày. Rồi cuối cùng ông cũng ra đi, chấm dứt một kiếp người.
Kể từ thời gian ông hôn mê, gia đình cùng đạo tràng Hoa Sen Vàng của chùa Bảo Sơn, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã ngày ngày tụng kinh hồi hướng cho ông. Ba người con của ông hết lòng báo hiếu cha, phát tâm chép kinh Địa Tạng, riêng con trai cả và con gái lớn nguyện ăn chay, tụng kinh Địa Tạng, niệm Phật trong suốt 49 ngày liên tục. Tất cả công đức đem hồi hướng cho bố được vãng sinh về Tây Phương.
Nhưng mọi chuyện không suôn sẻ như ước nguyện của mọi người. Có lần, Linh đang ngồi trong nhà, bỗng nhiên thoáng một cái, tận mắt cô nhìn thấy bóng của bố mình đi từ phòng ngủ vòng ra chỗ ban thờ, khiến Linh được một phen hết hồn. Có lẽ linh hồn ông vẫn chưa buông bỏ được tình cảm sâu nặng với vợ con nên còn quanh quẩn trong nhà, chưa siêu thoát được.
Sau khi ông Oanh mất được 20 ngày, cả vợ và các con cùng ngồi tụng kinh thì hương linh của ông liền nhập vào Linh, khóc lóc sầu khổ như muốn nói điều gì đó mà chẳng thể mở miệng nói, cái cổ họng của ông vẫn bị nghẹn y như khi còn sống, mọi cảm giác đau đớn của bố, Linh đều cảm nhận được hết.
Cả nhà thương xót, biết rằng ông chưa siêu thoát, chưa được vãng sinh, nên càng dốc sức tu tập hồi hướng công đức cho ông càng nhiều càng tốt, chẳng kể ngày đêm. Hôm đó, tức còn một hôm nữa là sang 49 ngày, Linh chép kinh Địa Tạng còn quyển Hạ chưa xong, nên quyết tâm ngồi chép một mạch từ 8 giờ sáng tới 8 giờ tối, rốt cuộc vẫn chưa xong. Khi ấy các ngón tay cô nhức mỏi không thể cầm bút viết được nữa. Nhưng Linh không cam lòng, chắp tay hướng lên hư không nói:
– Con mong Ngài Địa Tạng gia hộ cho con hết mỏi tay để con có thể hoàn thành nốt quyển kinh trước 49 ngày, lấy công đức đó hồi hướng cho bố.
Vừa dứt lời, Linh cảm nhận rõ ràng cả bàn tay bỗng nhiên nhẹ bẫng, ngay lập tức không còn một chút cảm giác đau mỏi nào. Được cảm ứng quá nhanh chóng, Linh bật khóc vì xúc động trước sự từ bi gia hộ của Địa Tạng Vương Bồ Tát, càng hăng say quyết chí ngồi chép tiếp tới đêm cho xong.
Qua 100 ngày, trong lúc cả gia đình ngồi tụng kinh, ông Oanh lại một lần nữa nhập vào Linh, nhưng khác mọi lần, ông không còn khóc lóc, chỉ nhất nhất ngồi niệm Phật. Vợ ông thấy vậy quay ra hỏi gì ông cũng chỉ nói một câu:
– Niệm Phật đi
10 phút trôi qua, cả hương linh lẫn những người còn sống cùng nhất tâm hòa mình trong tiếng niệm Phật, ông Oanh – vẫn đang nhập vào thân con gái út bất ngờ reo lên:
– Ô, bố nhìn thấy Phật rồi. Ánh sáng của Người đẹp quá con ơi. Phật đẹp quá con ơi !
Thấy ông nói vậy, cả gia đình ai nấy đều sung sướng, tiếp tục niệm Phật liên hồi dũng mãnh hơn hẳn bình thường, câu nào câu nấy vang dội cả bầu không gian lẫn thân tâm mọi người, không ai còn nghĩ gì khác ngoài niệm Phật, câu Phật hiệu cứ thế đua nhau nối tiếp không ngừng:
– Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật. Nam Mô A Di Đà Phật …
Lát sau, ông Oanh mừng rỡ, liên mồm nói:
– Con xin Người tiếp dẫn chân linh của con về thế giới Tây Phương Cực Lạc.
Cứ thế ông nói đi nói lại mấy lần, rồi đột nhiên quay về hướng cậu con trai cả, cúi rụp xuống lạy con một lạy, từ tốn gọi:
– Con ơi, bố cảm ơn con nhiều lắm. Lúc bố ốm bệnh con là người tận tình chăm sóc, lúc bố ra đi, con cũng là người tận lực tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức cho bố.
Ông tiếp tục quay về hướng vợ nhắn nhủ:
– Bà ơi, Phật tới rồi. Tôi đi trước nhé, bà ở lại nhớ nhất tâm niệm Phật nghe chưa.
Dứt lời, ông đứng lên nhẹ nhàng, không như mấy lần trước ra là ra luôn, lần này Linh cảm thấy rõ rệt linh hồn ông Oanh đứng dậy, từ từ thoát ra bay lên không trung. Từ đó người nhà không còn mơ thấy ông, hay thấy ông nhập vào Linh nữa. Cũng kể từ đây, vô số kiếp sống với đầy sinh lão bệnh tử, mệt mỏi của ông ở cõi Ta Bà khổ đau này chấm hết, để mở ra cho ông một tương lai rực sáng nơi cõi Cực Lạc vĩnh hằng.
Tất cả mọi người trong gia đình, chẳng ai không xúc động khi chứng kiến cảnh tượng ông được vãng sinh. Đúng là trăm nghe không bằng một thấy. Đó là minh chứng hùng hồn nhất củng cố niềm tin Phật Pháp trong lòng cô con gái út và toàn thể gia đình.
Một thời gian sau đó, Linh liên tiếp bị các vong hồn khác nhập vào. Có khi là vong linh bộ đội hi sinh thời kháng chiến, có khi là vong người Thái, người Hoa, có khi còn có cả vong linh súc sinh như chó, cá… Họ được chứng kiến cảnh tượng ông Oanh bay lên về với Phật A Di Đà vô cùng tráng lệ, cảm thấy hết sức hâm mộ. Nên họ cũng khao khát được hưởng ké một chút duyên lành từ Phật Pháp, bèn nhập vào Linh kể lể những khổ sở của mình, khẩn khoản nhờ Linh cùng mọi người tụng kinh niệm Phật hồi hướng cho họ. Linh nhận lời, tụng kinh siêu độ cho các vong linh một thời gian, và sau không thấy họ nhập vào nữa.
Từ đó, Huyền Linh không còn mơ màng hay hoài nghi về nhân quả, về Phật Pháp như trước. Những sự kiện cô đích thân trải nghiệm đã dấy lên trong lòng một niềm hy vọng. Linh chính thức bước vào con đường tu học Phật Pháp, để tương lai một ngày nào đó, cô cũng được như cha mình.
(Tĩnh Như, viết lại từ lời kể của Huyền Linh)
Nguồn: thuvienquangtu.com
Các bạn đừng nghĩ rằng một câu A Di Đà Phật ai cũng có thể niệm được nhé. Người thiếu thiện căn cho tiền họ cũng không chịu niệm đâu. Ngay cả tổ Ấn Quang cũng đã nói trong lần ngài gặp một người ăn xin như sau:
Năm Quang Tự 18 (1892), Quang sống tại chùa Viên Quảng ở ngoài cửa Phụ Thành của thành phố Bắc Kinh. Một hôm cùng một vị Tăng từ phía ngoài [cửa thành] Tây Trực đi về chùa Viên Quảng. Một đứa ăn mày mười lăm, mười sáu tuổi, chẳng thấy có vẻ đói khát, đi theo xin tiền. Quang bảo nó: “Niệm Phật một câu, ta sẽ cho con một đồng”; nó không niệm. Quang nói: “Niệm Phật mười câu ta sẽ cho con mười đồng!” Vẫn chẳng niệm. Quang lôi túi đựng tiền ra cho nó thấy, ước chừng hơn bốn trăm đồng, bảo nó: “Con niệm Phật một câu ta sẽ cho con một đồng. Con tận lực niệm, ta sẽ cho đến khi hết túi tiền này mới thôi”. Nó vẫn không niệm, khóc ầm lên; do vậy bèn quăng nó một đồng tiền rồi bỏ đi. Đứa ăn mày ấy quá thiếu thiện căn, đem tiền dụ cũng không chịu niệm. Nếu trẻ ăn mày phát thiện tâm mà niệm sẽ được lợi ích lớn lao. Dẫu là bị dụ tiền mà niệm Phật vẫn gieo được thiện căn lớn lao.
ẤN QUANG ĐẠI SƯ