Ở Thượng Hải có anh chàng tên là Chu Tử Doãn. Hằng ngày, anh ta chỉ thích làm ra vẻ ta đây là người nhân hậu và rất ưa danh tiếng. Hễ có dịp làm việc thiện là anh ta đứng ra làm người đề xướng, còn mọi người thì luôn tin tưởng làm theo anh ta.
Nhưng sau đó, Chu Tử Doãn đột ngột bị bệnh rồi chết một cách đau đớn. Hai má của anh ta bị sưng tấy lên bầm tím trông rất đáng sợ. Mọi người thấy như vậy đều bàn tán xôn xao rằng: “Tại sao người thường làm thiện lại bị mắc quả báo đau đớn như vậy?”
Một lúc sau, bỗng thấy anh ta sống lại mà bảo với mọi người rằng: “Thật ra, hàng ngày tôi làm việc thiện chỉ vì hư danh chứ tôi chưa bao giờ thật lòng làm thiện cả. Nhân đấy mà Diêm Vương trách tôi giả mạo người thiện, tâm tham danh lợi, rồi sai bọn đầu trâu mặt ngựa đánh vào má tôi, tát vào má tôi, đến nổi khiến cho hai má của tôi bị sưng lên như vậy, lại còn phạt tôi sau khi trở về dương thế phải tự mình công khai nhận những tội lỗi mới có thể miễn đọa địa ngục và phải khuyên với mọi người rằng: Ở âm phủ quả thực có điện Diêm la.” Nói xong, anh ta liền chết trở lại.
Chúng ta ở trên dương gian thì có thể che dấu tội lỗi của mình, nhưng khi chết xuống âm phủ thì không thể nào trốn tránh. Vì thế, chúng ta phải nên thận trọng, chớ vì tham tiếng tốt mà không thật lòng làm thiện.
Trích “Nhân Quả Báo Ứng”
Tác giả: Văn Xương Đế Quân
Quảng Tráng lược dịch
Chàng thanh niên vắn số làm nhiều việc thiện vận mạng liền thay đổi sống trường thọ
Vào thời Quang Tự nhà Thanh, có một thầy bói nổi tiếng tên là Trần Kỳ sống ở Hàng Châu. Thuật coi tướng của ông rất hiệu nghiệm nên người ta gọi ông biệt danh là “Kỳ mắt ma”.
Thời gian đó, ở Hàng Châu có một doanh nhân giàu có tên là Tiết Nhĩ. Một hôm, anh ta mời hai người bạn cùng đi xem bói. Người thầy bói là Kỳ mắt ma đã nói với một trong hai người bạn của Tiết Nhĩ rằng: “Anh sẽ được thăng chức vào mùa thu!”. Ông nói với người bạn còn lại: “Trong thời gian một tháng, anh sẽ nhận được cả một gia tài!”.
Rồi ông nhìn Tiết Nhĩ và ngạc nhiên nói: “Mặt của anh trông đen như vữa, tôi sợ rằng anh không thoát khỏi cái chết trong 50 ngày nữa – anh sẽ không sống được đến Trung Thu!”
Người bạn đầu tiên của Tiết Nhĩ là một viên quan triều đình. Một ngày nọ trong khi đi dạo trên núi, nghe tin quan tổng đốc đang đi săn, nên anh dừng lại để nhìn xung quanh. Anh ta nhanh chóng trông thấy một con gấu xám đang đuổi theo một người đàn ông. Để cứu người đàn ông, anh nhặt lấy cành cây bên đường và lao vào đánh nhau với con gấu xám. Một lát sau, vài người lính đến giúp anh giết con gấu. Lúc đó anh ta mới nhận ra người đàn ông bị gấu đuổi là quan tổng đốc. Để cảm ơn người cứu mạng mình, quan tổng đốc hứa sẽ thăng chức anh làm quan phủ.
Người bạn thứ hai của Tiết Nhĩ là một học giả. Khi ông của anh ta sắp chết, các con cháu ở xa được yêu cầu chuẩn bị đám tang cho cụ. Ông cụ bảo với người nhà: “Ai về nhà trước tiên sẽ được 5.000 lạng vàng chôn ở sân sau”. Vì là người hiếu nghĩa, khi biết tin ông nguy kịch, ngay trong đêm đó người bạn đó đã đi về nhà. Lúc anh quay về, ông của anh vẫn chưa chết và ngay lập tức cho anh 5.000 lạng vàng.
Sau khi chứng kiến lời tiên đoán về hai người bạn của mình trở thành sự thật. Tiết Nhĩ nghĩ rằng mình sẽ không thoát được điềm gở được báo trước. Nên anh lấy tiền của mình đi làm nhiều việc thiện: xây cầu và bố thí cho người nghèo khó. Anh nghĩ rằng cái chết của mình sẽ đến không sớm thì muộn, nên không có gì để lo lắng hay cảm thấy bất an.
Một ngày nọ, Tiết Nhĩ đi đến sông Tiền Đường, anh nhìn thấy một người đàn ông có ý định nhảy sông tự vẫn. Lập tức anh chạy đến và ôm chặt người đàn ông, rồi hỏi lý do vì sao tự tử. Người đàn ông kể rằng tên là Hồ Thanh, sinh ở Dương Châu. Ông đã cầm tiền của mấy người anh em trai đến Hàng Châu mua hàng, nhưng trong đêm đó một cơn bão đã làm chìm thuyền. Mặc dù thoát chết nhưng tiền thì mất hết, ông không dám về nhà và định nhảy sông tự vẫn. Nghe xong câu chuyện, Tiết Nhĩ ân cần khuyên bảo và đưa ông ta 2.500 lạng bạc. Hồ Thanh hỏi tên Tiết Nhĩ để sau này có thể trả lại số tiền, nhưng Tiết Nhĩ không cho biết tên.
Một ngày cách Trung Thu nửa tháng, khi Tiết Nhĩ đang dạo phố, anh gặp lại thầy bói Kỳ mắt ma. Vị thầy bói ngạc nhiên nói với anh: “Sắc đen trên khuôn mặt đã biến mất – anh được định số phải chết, nhưng lại không chết. Chắc chắn anh đã làm vài việc rất tốt, nên đã được kéo dài tuổi thọ”.
Nghe vậy, Tiết Nhĩ ngộ ra đạo lý “làm việc tốt có thể kéo dài mạng sống” là đúng. Anh mỉm cười và giải thích chuyện gì đã xảy ra sau lần gặp trước. Anh cảm ơn vị thầy bói về lời khuyên quý báu.
Kể từ đó, Tiết Nhĩ chân thành làm nhiều điều tốt, ông sống đến năm 90 tuổi.
CẢM NGỘ NHÂN SINH
Nhờ tụng kinh niệm Phật lễ Phật sám hối người phụ nữ hết bệnh điên
Cô Muổi có bà mẹ tên Sâm tự nhiên bỗng phát bịnh điên, bà rất nhỏ con, gầy gò, nhưng mỗi khi bà ấy lên cơn điên thì sức mạnh không thể tưởng nổi, bà có thể nhấc bỗng chiếc tủ gỗ đựng chén bát rất nặng, chiếc xe ba gác của ông hàng xóm dựng sát hàng rào, bà Sâm cũng có thể nhấc bổng lên.
Hàng xóm đoán là bà Sâm đã bị vong nhập, nên có mời 1 số thầy cúng tới làm lễ cúng cho bà nhưng cũng không khỏi, thậm chí bà Sâm ngày càng bị bệnh nặng hơn.
Vào ngày hè bà Sâm thường la hét, nói lảm nhảm một mình và tự xé quần áo của mình, bỏ nhà đi lang thang, tóc tai rũ rượi, người thân phải trói bà lại trong nhà.
Hàng xóm khuyên nên đưa bà Sâm vào bệnh viện tâm thần của thành phố để chữa bệnh.
Cô Muổi cũng nghỉ việc, mang bà Sâm đến bệnh viện tâm thần của thành phố để khám. Bác sỹ kê đơn cho gia đình đi mua thuốc, nhưng gần hai năm rồi, bệnh của bà Sâm cũng không thuyên giảm. Gia đình cô Muổi rất sầu não, đau khổ. Ai chỉ cho cách gì thì họ cũng ráng thực hiện, hy vọng mẹ sẽ hết bệnh điên.
Rồi một người trong xóm chỉ cho cô Muổi là có một ông thầy chùa nay đã lớn tuổi, tên là Tịnh Thông, ở 1 ngôi chùa thôn quê, tại miền Nam, sư có thể chữa được những căn bệnh điên, thần kinh, vong nhập, quỷ dựa…
Cô Muổi xin nghỉ việc, thu xếp hành lí mang mẹ tới ngôi chùa này.
Sau một hành trình cam go, đường sá xa xôi thì hai mẹ con cô Muổi cũng tìm được tới chùa. Gặp được vị sư Tịnh Thông như người ta đã chỉ, sau khi nghe cô Muổi trình bày bệnh tình của mẹ cô thì sư Tịnh Thông trầm ngâm, sư nói sư không có bùa phép hoặc quyền năng gì cả, sư chỉ có thể hướng dẫn cho cô Muổi và gia đình đọc chú Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa và các kinh khác hàng ngày, đọc Sám hối và hồi hướng tên họ, tuổi, địa chỉ, quê quán của bà Sâm mà thôi. Cô Muổi đồng ý theo chỉ dẫn của sư, vì cô cũng không biết làm gì khác nữa.
Sư Tịnh Thông sắp xếp cho hai mẹ con của cô Muổi ở 1 căn phòng nhỏ trong chùa, phía sau vườn trúc.
Hàng ngày, sư Tịnh Thông và 1 chú đệ tử còn trẻ, hướng dẫn mẹ con cô Muổi lên chánh điện, cung kính thắp nhang trước bàn thờ tượng Địa Tạng bằng đá sa thạch rất đẹp và nhìn tượng rất hoan hỷ, sáng sớm mỗi ngày đều đọc chú Lăng Nghiêm, mỗi ngày đọc 1 phẩm kinh Pháp Hoa vào buổi sáng và chiều thì đọc Từ Bi Thủy Sám, cúi lạy các hồng danh của các Đức Phật, đọc kinh Vạn Phật, thêm một lượt đọc chú Lăng Nghiêm vào buổi chiều và một lượt trì chú này vào buổi tối nữa. Tức là 1 ngày sẽ đọc chú Lăng Nghiêm 3 lần.
Hầu như cô Muổi rất thành tâm làm theo hướng dẫn của sư, còn bà Sâm thì mặt đờ đẫn, vô hồn.
Ngày nào hai mẹ con cũng dùng cơm chay trong chùa.
Tới ngày thứ 9, tự nhiên bà Sâm khóc to vật vã, kể rằng :” Ta chính là bà Y, đã mất cách đây 7 năm, có ngôi mộ chôn gần con đường làng.
Hàng ngày, bà Sâm đi chợ ngang qua mộ, đều chỉ hình ảnh của ta trên mộ và chọc ghẹo với mấy bà trong xóm cùng đi chợ về là:” Bà này nhìn cũng đẹp mà chết uổng”.
Rồi thỉnh thoảng, bà Sâm mỏi chân trên đường đi chợ về, còn ngồi nghỉ trên mộ của ta nữa, mà thái độ không cung kính, có vẻ giỡn mặt, đôi khi ăn quà bánh vừa mua ở chợ về thì bà Sâm còn giục rác xung quanh mộ của ta. Nên ta ( bà Y) mới nhập vào bà Sâm làm cho bà phát bệnh điên.”
Sư Tịnh Thông ôn tồn, nhẹ nhàng nói với vong của bà Y rằng :” Thôi con cũng đừng giận và quở phạt bà Sâm nữa mà tội nghiệp bà ấy, còn con cũng bị mang thêm tội. Nay bà Sâm đã biết lỗi và thành tâm sám hối rồi, con cũng nhờ được nghe kinh Phật, thần chú của Phật nói, được học Phật mà siêu thoát, những kiếp sau lại làm đệ tử Phật”.
Sư Tịnh Thông vừa dứt lời thì bà Sâm ngã xuống sàn của chánh điện, một hồi bà Sâm tỉnh dậy thì than mệt rồi chắp tay lạy sư thầy và xin làm đệ tử của sư.
Hai mẹ con cô Muổi cảm ơn sư Tịnh Thông đã giúp gia đình họ vượt qua khổ nạn và hứa sẽ dâng cúng 1 tượng Phật cho ngôi chùa này, cùng các kinh sách mà chùa cần.
Hai mẹ con cô Muổi cũng phát tâm ăn chay trường và phát nguyện trì chú Lăng Nghiêm, đọc kinh Pháp Hoa, lạy hồng danh Phật mỗi ngày tại nhà, còn sư Tịnh Thông thì tặng 2 mẹ con Muổi 1 tượng Địa Tạng bằng gỗ bách xanh rất đẹp và bóng láng, cao khoảng 25 cm, để hàng ngày gia đình có thể bái lạy tôn tượng.
Từ đó cô Muổi về kể cho bà con trong xóm nghe và rủ họ siêng đọc kinh, trì thần chú, niệm Phật, đọc sám hối để thoát khổ.
(Sưu tầm từ trang Nhân quả và phật pháp)