Triều đại nhà Thanh có vị quan lớn tên là Quách Tử Nguyên. Do ông không được hoàng đế trọng dụng nên buồn phiền mà sanh bệnh. Một hôm, ông ta đến hỏi một vị cao tăng để cầu xin ngài chỉ rõ nguyên nhân bệnh tình của mình.
Vị tăng dạy rằng: “Ông tuy đọc sách vở thánh hiền nhưng vọng tưởng quá nhiều nên sinh ra phiền não. Thí như nhớ sự vinh nhục của mấy mươi năm qua, đó là vọng tưởng về quá khứ của ông. Việc trước mặt ông lại sợ trước sợ sau, vẫn còn nghi ngờ không dám quyết định, đây là vọng tưởng ở hiện tại của ông. Mơ mộng công danh phú quý, con cháu thịnh vượng, đây là vọng tưởng về tương lai. Hiện nay, tình trạng của ông như vậy là vì mỗi ngày từ sáng đến tối trong tâm của ông lúc nào cũng vọng tưởng điên đảo, không giây phút nào nghĩ đến việc thiện thì tự nhiên toàn thân phát bệnh. Nếu như ông có thể buông bỏ hết tất cả các vọng tưởng đó thì thân thể ông sẽ trở nên khoẻ mạnh và được trường thọ.”
Nghe xong lời khai thị của lão tăng, Quách Tử Nguyên cảm thấy hổ thẹn và xin cáo từ. Từ đó, ông ta dần dần buông bỏ các vọng tưởng. Quả nhiên, căn bệnh của ông ta cũng tiêu mất theo vọng tưởng. Kể từ đó, ông sống một cuộc sống thanh thản, tự tại cho đến cuối đời. Chỉ cần chuyển đổi niệm ác thành niệm thiện thì đã giống như chuyển địa ngục thành thiên đường rồi, huống hồ có thể làm cho tâm được thanh tịnh thì ngay lập tức ở đó chính là thiên đường. Vậy những điều bổ ích, lợi lạc như thế, tại sao chúng ta không làm?
Trích: Nhân Quả Báo Ứng
Tác giả: Văn Xương Đế Quân
Quảng Tráng lược dịch
GIÚP CHÚNG SINH QUY Y TAM BẢO
Khi bạn đi trên đường mà nhìn thấy xe chở loài vật, thì hãy âm thầm Quy y Tam bảo cho chúng. Ngay cả lúc vào chợ hay siêu thị, nếu nhìn thấy loài vật bị bày bán (dù chưa chết hay đã chết), thì nên niệm như thế này:
Nguyện những chúng sinh mà mắt tôi đang nhìn thấy: Dù đã chết, chưa chết hay chờ chết… và những loài đang bị giết hại, xin hãy nghe theo tôi, khởi 1 niệm Quy Y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng..
(3 lần)
Tiếp đến hãy niệm “Nam Mô A Di Đà Phật!” vài lần, tụng thêm Chú vãng sinh:
Nam Mô A Di Đa Bà Dạ.
Đa Tha Dà Đa Dạ, Đa Địa Dạ Tha
A Di Rị Đô Bà Tỳ, A Di Rị Đa Tất Đam Bà Tỳ
A Di Rị Đa Tỳ Ca Lan Đế
A Di Rị Đa Tỳ Ca Lan Đa
Dà Di Nị Dà Dà Na
Chỉ Đa Ca Lệ Sa Bà Ha (từ 1 đến 3 biến, nhiều hơn càng tốt)
Như vậy sẽ có vô lượng chúng sinh quỳ tại hư không nghe thọ Tam quy, niệm Phật theo bạn. Sau khi chúng chết rồi được vãng sinh thiện đạo, do nhờ phát khởi một niệm lành này. Phải biết trong pháp giới: “Tất cả do tâm tạo”.
Phải hiểu công đức bái sám phi thường lớn, cần dùng lực công đức này, hồi hướng cho những chúng sinh đang thọ khổ, giúp chúng quy y Phật, Pháp, Tăng… khiến cho được lợi. Khi giúp chúng sinh thọ ích, tất nhiên bản thân cũng thọ ích, đồng thời phẩm vị cảnh giới cũng được tăng cao.
Trích: Nhân quả Phụ giải Lương Hoàng Sám (tập 2)
Biên giảng: Quả Khanh
Hạnh Đoan lược dịc
Trong Phật giáo hay nói pháp hỷ và pháp lạc. Có phải 2 từ này giốmg nhau không ạ?
Lạc được sanh ra từ dục lạc của thế gian. Bạn vui khi được đi chơi, hoặc trúng số thì đó gọi là pháp lạc. Tức là cái vui từ bên ngoài tác động vào tâm. Đây gọi là niềm vui thế gian. Loại pháp lạc này chỉ kéo dài trong một thời gian ngắn chứ không dài.
Hỷ được sanh ra từ định khi tu hành. Khi hành giả đạt được định ở một mức độ nhất định, trong tâm sẽ sanh ra pháp hỷ. Đây gọi là niềm vui xuất thế gian. Người đạt pháp hỷ thì niềm vui từ nội tâm sẽ toát ra bên ngoài. Khuôn mặt lúc nào cũng vui vẻ, từ hòa.
Người tu đạo cầu pháp hỷ chứ không nên cầu pháp lạc.
A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trang,
Như huynh Hữu Minh đã chia sẻ, pháp hỷ, pháp lạc có thế gian pháp và xuất thế gian pháp. Thế gian pháp chỉ là nhất thời, do 6 căn, đối 6 cảnh trần mà khởi lên, vì thế có hỉ mà thực, chưa chắc đã có lạc. Xuất thế gian tuy nói hỉ-lạc là hai nhưng thực chỉ là một thể, vì hỉ-lạc là pháp của tự tánh là chân như sẵn có của mỗi chúng sanh còn gọi là chân tánh. Vì vậy hỉ-lạc pháp là Phật nương theo thế gian pháp để nói, giúp cho chúng ta hiểu rõ cội nguồn, tức nhận được giả để thấy chân. Chân thì không có hỉ-lạc, bởi còn niệm hỉ-lạc khởi=còn niệm hư huyễn, không thật. Nhưng trong chân có vạn pháp, sanh ra vạn pháp. Để hiểu rõ điều này chúng ta phải đi sâu vào hành trì pháp của Phật thì sẽ nhận rõ được đâu thực là hỉ-lạc.
Chúc bạn an lạc.
TN
PHÓNG SANH TĂNG TUỔI THỌ, ĐƯỢC PHƯỚC SỐNG LÂU
Niên hiệu Đạo Quang nhà Thanh (1821- 1850), có vị Thái Thú Đồ Cầm Ô, trước lúc làm quan đã từng bệnh rất nặng, lại thêm uống nhầm thuốc nên suýt phải mất mạng. Trong lúc nguy ngập sắp từ trần, Thái thú phát nguyện: “Nếu được tai qua nạn khỏi, nguyện sám hối nghiệp chướng đã gây tạo, làm tất cả việc lợi ích cho mọi người.” Công danh phú quý đối với ông giờ đây như nước chảy mây bay, không còn vướng bận nữa.
Đêm nọ, Thái Thú nằm mộng thấy đức Quán m Đại Sĩ hiện ra nói rằng: “Đời trước ngươi đã từng làm quan ở nước Sở, do xử lý công việc quá nghiêm khắc nên tổn thương đến lòng nhân hậu. Tuy công tâm làm việc nhưng cũng bị quả báo giảm mất tước vị và bổng lộc, thêm nữa là hay sát sanh hại vật nên đời nay quả báo phải bị chết yểu. May sao trong lúc bệnh ngươi đã phát thệ nguyện kiên cố, niệm niệm đều mong được làm lợi ích cho chúng sanh, không mảy may có tâm oán trách, nên thay đổi được nghiệp báo, có thể tạm qua được cơn bệnh này. Nhưng chỉ có mỗi một việc phóng sanh mới có thể tăng thêm phúc lộc và tuổi thọ, ngươi cần phải cố gắng.
Sau khi tỉnh giấc, Thái Thú ghi nhớ rõ ràng từng lời trong giấc mơ và hối hận về những lỗi lầm của mình đã tạo từ trước, nên càng quyết tâm sửa ác tu thiện và cùng gia đình đồng giữ giới không sát sanh, lại thường xuyên làm việc phóng sanh.
Mùa đông năm ấy, vua ban chiếu lệnh đưa ông đến nhậm chức Thái Thú Cửu Giang – Viên Châu. Phước báo đến với ông quá bất ngờ, ân đức vượt trội, khiến ông càng tích cực làm lành hơn nữa. Sang mùa đông năm sau, ông lành bệnh, lại còn khỏe mạnh hơn xưa. Đó là do phước báu phóng sanh cảm nên vậy.
_____________________________
Trước kia, ở Tô Châu có một người tên Vương Đại Lâm, cả đời rất thương mến loài vật. Bất kể là loài vật nào ông cũng yêu thương và thường mua những con vật bị bắt đem phóng sanh.
Khi thấy trẻ em trong thôn làng bắt các loài vật như cá, chim để vui chơi, ông liền dùng lời nhẹ nhàng khuyên răn, giải thích là làm như thế sẽ giảm lòng từ bi. Sau đó còn đem tiền cho bọn trẻ để đổi lấy con vật, rồi tìm chỗ an toàn thả chúng đi.
Ông thường khuyên nhủ thanh thiếu niên: “Khi còn trẻ, các con cần rèn luyện đức tính nhân từ, thương mến sinh mạng chúng sanh, các con không nên nuôi dưỡng thói quen tàn nhẫn, giết hại chúng nó”.
Đám trẻ trong làng đều nghe theo lời khuyên dạy chân tình của ông, nên trở thành những đứa trẻ hiền lành, ngoan ngoãn, hiếu thảo, thương người. Cha mẹ, người thân của chúng, ai cũng vui mừng khôn kể. Cho đến các bậc phụ huynh của những làng lân cận thấy thế, cũng bắt chước phương pháp ấy mà dạy dỗ con mình.
Có thời gian, Vương Đại Lâm bệnh nặng sắp chết, trong cơn mê sảng bỗng nghe có người nói với ông: “Ông cả đời thương vật phóng sanh, phước báu và công đức vô lượng, nên được tăng tuổi thọ, sống thêm 36 năm nữa”.
Sau đó, ông được lành bệnh. Sống thọ đến năm 97 tuổi mới từ biệt cõi đời. Con cháu năm đời đều vinh hiển và cùng sống chung trong một đại gia đình, thật hạnh phúc.
Trích: Công Đức Phóng Sanh
Tác giả: Pháp Sư Viên Nhân
Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến