Gần đây tôi nghe nói có rất nhiều người đề sướng Nhân Gian Phật Pháp, Nhân Thừa Phật Pháp, nội dung bên trong là đề xướng không cần tu hành chi cả, cứ tuỳ thuận vào bản năng của mình mà sống, thấy ác thì tránh, thấy thiện thì làm, cũng không cần phải thiểu dục tri túc cứ tha hồ mà hưởng lấy phước báo của mình. Nói đơn giản hơn thì là trong đời này chúng ta hưởng phước và tu phước để kiếp sau không mất thân người, người tu theo Nhân Thừa Phật Pháp là lấy cái này làm mục tiêu.
Nói thật thì đây không phải là pháp cứu cánh. Vì sao vậy? Vì thoát không khỏi lục đạo luân hồi. Nhờ kiếp này tu thiện tích đức nên kiếp sau được thân người, được hưởng phú quý, thế nhưng phú quý lại thường thường làm cho người ta mê đi, khi vừa mê thì lại tạo tác tội nghiệp, khi phước đó hưởng hết rồi thì tội báo liền hiện tiền, đến kiếp thứ 3 thì phải đoạ vào tam đồ thọ khổ. Cách tu phước này trong nhà Phật gọi là Tam Thế Oán. Cho nên, đây tuyệt đối không phải là pháp cứu cánh.
Thật sự là pháp cứu cánh, pháp chân thật thì duy chỉ có niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ mà thôi. Chỉ có pháp môn Niệm Phật mới có thể giúp cho quý vị trong đời này 1 tơ hào phiền não chưa đoạn vẫn có thể liễu sanh tử, xuất Tam Giới, vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc để 1 đời bất thoái thành Phật. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, phẩm 48 Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã thọ ký cho tất cả những người tu Tịnh Độ như sau:
Đây là sau khi ta vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc, ở nơi đó tu hành trong một thời gian nhất định liền sẽ đi đến viên mãn Bồ Đề, thành Phật rồi, khi ấy đức hiệu của chúng ta đều là Diệu Âm Như Lai. Nếu chúng ta muốn ở lại Thế Giới Cực Lạc để trợ giúp A Di Đà Phật giáo hoá chúng sanh ở 10 phương thế giới vãng sanh đến, hay đi đến các phương khác để thị hiện thành Phật đều chẳng có trở ngại, tất cả đều tự tại.
Nếu như quý vị hỏi rằng người niệm Phật hiện tiền có phước báo hay không? Hiện tại có được vui sướng hạnh phúc hay không? Xin thưa rằng chắc chắn sẽ đạt được. Chúng ta phải biết rằng, niệm Phật cái tầng thứ tối cao là thành Phật mà chúng ta cũng đạt được, thì những cái thấp nhất này sao lại không đạt được chứ. Giống như nhà lầu 5 tầng vậy, anh có được tầng thứ 5 thì sao anh lại không có được các tầng phía dưới ư? Đây chính là đạo lý nhất định.
Cho nên, chỉ cần quý vị Tin cho sâu, Nguyện cho thiết, thành thành thật thật mà niệm Phật thì tương lai chẳng những được vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, mà ngay trong hiện tại đây những thứ như tiền của sung túc, gia đình hoà thuận, khoẻ mạnh cường tráng, hạnh phúc mỹ mãn… tuy trong tâm chẳng vọng cầu mà đều sẽ đạt được tất cả.
Pháp ngữ của pháp sư Tịnh Không
2 ÔNG HẮC BẠCH VÔ THƯỜNG TƯỞNG LÀ CHUYỆN TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN TỪ MẤY NGÀN NĂM XƯA.
NÀO NGỜ HÔM QUA LẠI XẢY RA TRONG GIA ĐÌNH TÔI.
LÚC CHA TÔI TRỞ BỆNH NẶNG, THÌ HAI ÔNG HIỆN RA NHƯNG NHỜ NIỆM CÂU PHẬT HIỆU A DI ĐÀ NÊN HỌ PHẢI BỎ ĐI.
HẮC BẠCH VÔ THƯỜNG là ai?
HẮC BẠCH VÔ THƯỜNG (黑白無常)hay còn gọi là QUỶ VÔ THƯỜNG (鬼無常), có chức trách đưa linh hồn của người chết về âm phủ theo lệnh Diêm Vương.
Họ thường đi theo cặp: Một trắng một đen, tượng trưng cho một Âm một Dương.
Hai ông lên dương gian bắt những người hết số. Ai mà thấy 2 ông là coi như xong phim một đời, và theo 2 ông về Âm phủ.
Đó là truyền thuyết từ ngàn xưa đến nay.
Cứ tưởng là truyện tuyền thuyết trong dân gian, nào ngời lại xảy ra trong gia đình tôi.
Cha tôi ( 91 tuổi ), tuổi già khó ngủ, nên ông cứ luôn niệm Phật cầu vãng sanh.
Mấy ngày nay ông trở bệnh, giữa khuya hôm qua (22/3 âm lịch 2023) ông bỗng hớt hải chạy qua phòng tôi, ông khuỵ xuống đè lên chân tôi và kinh hãi kêu tôi dậy.
Mắt nhắm mắt mở tôi càu nhàu:
-Sao Cha không niệm Phật mà qua đây kêu con dậy làm gì ?
Ông nói mà miệng ông lắp bắp :
-Cha thấy có 2 ông cao lớn 1 ông trắng, một ông đen.
Tôi bình thản trả lời:
-Kệ người ta, cha cứ lo niệm Phật đi.
Vì cha tôi ban ngày vẫn thường thấy người âm thường lui tới phòng ông, như người dương chúng ta thấy nhau vậy.
Tôi thường khuyên cha có thấy thì kệ họ, đừng để ý mà cứ niệm Nam Mô A Di Đà Phật.
Sáng nay tôi tỉnh táo nhớ lại lúc khuya cha tôi bảo thấy 2 ông,1 ông đen, 1 ông trắng vào phòng cha.
À, thì ra là 2 ông HẮC BẠCH VÔ THƯỜNG (黑白無常) !
Nhưng sao họ không bắt cha tôi đi ?
Đơn giản, dễ hiểu vì Cha tôi luôn niệm câu A DI ĐÀ PHẬT.!
Câu Phật hiệu A DI ĐÀ PHẬT là:
-VÔ LƯỢNG PHẬT (無量佛)
-VÔ LƯỢNG QUANG(無量光)
-VÔ LƯỢNG THỌ (無 量夀)
-VÔ LƯỢNG CÁT TƯỜNG (無量吉祥)
-VÔ LƯỢNG….
Câu A DI ĐÀ PHẬT(阿瀰阤佛) có:
-UY LỰC BẤT KHẢ TƯ NGHÌ (威力不可思不可議)
Nếu không niệm câu A DI ĐÀ PHẬT(阿瀰阤佛) thì cha tôi đã bị 2 ông bắt đi rồi.
Người tu TỊNH ĐÔ (淨渡)
Niệm câu A DI ĐÀ PHẬT(阿瀰阤佛)
Và đã PHÁT NGUYỆN VÃNG SANH (發願往生) rồi
Thì chỉ có :
-PHẬT A DI ĐÀ (阿瀰阤佛)
và
-CHƯ THÁNH CHÚNG (諸聖衆) đến tiếp dẫn, ngoài ra không ai có quyền bắt đi.
Bằng chứng xác thực câu A DI ĐÀ PHẬT (阿瀰阤佛) vi diệu như thế đó.
Nhưng có nhiều vị không tin thì thôi, còn lên youtube đả phá PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ, đả phá câu Phật hiệu A DI ĐÀ thì hãy coi lại khẩu nghiệp (口業) của mình.
Bất kể các vị là ai, ở cương vị nào mà phỉ báng PHÁP MÔN NIỆM PHẬT VÃNG SANH, thì khi nhắm mắt xuôi tay, đến đón quý vị không phải Phật Bồ tát mà là 2 ông :
HẮC BẠCH VÔ THƯỜNG ! (黑白無常)
Nhớ nhé !
Cư sĩ lương y PHAN VĂN SANG ghi lại từ chuyện xảy ra trong gia đình tôi qua trang https://www.facebook.com/songtu.phuochue.12
Cho con hỏi nếu như một người đã chứng bậc thánh như A La Hán hay Bồ Tát rồi, có khi nào lại bị đọa lạc xuống trở lại thành phàm nhân không ạ? A Di Đà Phật.
Bồ tát ở địa vị Bát Địa Bồ Tát trở lên, thì không còn bị thoái chuyển xuống thấp hơn. Nhưng những vị bồ tát ở địa vị thấp hơn hay A La Hán có thể bị thoái chuyển.
Tui nhớ có đọc đâu đó câu chuyện một vị đã chứng sơ quả, vô tình đứng dựa lưng vào vách nhưng sơ ý không thấy có hình Phật trên tường nên bị mất hết những gì đã tu chứng trở lại thành phàm nhân.
Hay trong A Di Đà Kinh Sớ Sao Diễn Nghĩa, lão hòa thượng Tịnh Không có giảng đoạn:
* Chẳng giống như trong cõi này, thần tiên mắc nạn luồn háng, La Hán té khỏi mây, vừa động dục trần, thảy đều mất đi.
Chẳng giống như cõi này. Nơi đây hễ vừa động niệm, tâm bèn thoái chuyển. “Thần tiên” là nói tới chư thiên, hễ luồn qua háng phàm phu liền đọa lạc, cũng chẳng thể bay lên được. La Hán vừa động một niệm dục vọng, ngay lập tức thoái đọa. “Nhất động dục trần”, dục là ngũ dục, tức tài, sắc, danh vọng, ăn uống, ngủ nghê. Trần là sáu trần. Đối với ngũ dục, lục trần, khởi một niệm tâm tham, khởi một niệm tâm sân khuể bèn đọa lạc. Do đó, đây chẳng phải là chuyện dễ dàng.
Chỉ cần một niệm bất chính là thánh nhân cũng bị đọa. Như câu chuyện tiền thân của đức Phật sau:
Chuyện Hoàng hậu Từ Tâm (Tiền Thân Mudulakkhana)
Trước thời ta được Từ tâm…
Câu chuyện này được bậc Ðạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên, về tính tham đắm ái dục. Chuyện kể rằng một thiện gia nam tử ở Xá-vệ, sau khi nghe Ðức Phật thuyết pháp, liền thành tâm hướng về Tam Bảo. Vị ấy xuất gia sống đời Phạm hạnh, theo đúng Chính đạo, thực hành Thiền định và không bao giờ xao lãng trầm tư đối với đề tài Thiền quán mà vị ấy đã chọn.
Một ngày kia, trong lúc đang khất thực tại thành Xá-vệ, vị ấy chợt gặp một nữ nhân có nhan sắc quyến rũ, khiến vị ấy ham thích nên đã vi phạm giới luật tu hành là đưa mắt ngắm nàng! Dục tham bỗng khởi lên trong tâm vị ấy, khiến chẳng khác gì cây sung bị búa rìu đẵn ngã xuống đất.
Từ ngày ấy, do dục tham chi phối, thâm tâm vị ấy đều mất hết sinh thú trong đời sống tu hành, cũng chẳng tìm được Pháp lạc, vị ấy chẳng khác gì một con thú hoàng trong rừng, cứ để râu tóc, móng tay chân mọc dài ra dần và y phục bẩn thỉu hôi hám.
Khi các vị đồng Phạm hạnh biết được tâm trạng khổ đau của vị ấy, liền bảo:
– Này Hiền giả, tại sao tâm trí Hiền giả chẳng được như trước? Vị ấy đáp:
– Niềm an lạc của ta đã mất rồi.
Tăng chúng liền dẫn vị ấy đến yết kiến bạc Ðạo Sư, ngài hỏi tại sao chúng Tăng dẫn vị Tỳ-kheo ấy đến dù vị ấy không muốn.
– Bạch Thế Tôn, vì niềm an lạc của vị ấy đã mất rồi.
– Này Tỳ-kheo, có đúng vậy chăng?
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
– Vậy ai đã khiến ông phải phiền não?
– Bạch Thế Tôn, trên đường đi khất thực, con đã vi phạm giới luật của bậc Thánh khi nhìn ngắm một nữ nhân, và tham dục khởi lên trong tâm con, vì thế con sinh ra phiền não.
Bậc Ðạo Sư liền bảo:
– Này Tỳ-kheo, chẳng có gì lạ khi ông vi phạm giới luật vì ham dục lạc, ông đã nhìn ngắm một đối tượng trái với giới luật và bị tham dục chi phối.
Thuở xưa, ngay cả những bậc đã đắc năm Thắng trí và tám Thiền chứng, những bậc đã dập tắt dục tham nhờ uy lực của Thiền quán, tâm đã được thanh tịnh và đôi chân đã có thể rảo bước giữa không gian, ngay cả các vị Bồ-tát, mà chỉ vì vi phạm giới luật khi nhìn ngắm một đối tượng ngoài thông lệ, nên phải để mất hết Thiền lực, tâm bị tham dục khuấy động và phải chịu đại phiền não. Thế thì trận cuồng phong đủ năng lực xô ngã núi Tu-Di có sá gì mà quan tâm đến một ngọn đồi trọc không lớn hơn con voi; cơn gió thổi mạnh làm bật gốc cây hồng đào vĩ đại có màng gì bụi cỏ bên vách đá; hay cơn gió càn quét khô cạn cả đại dương có kẻ gì đến cái ao bé tí kia chứ? Nếu tham dục có uy lực làm cuồng si tâm trí của các vị Bồ-tát đã giác ngộ và thanh tịnh, thì làm sao tham dục lại phải nao núng trước ông kia chứ? Này, ngay cả những người đã thanh tịnh cũng bị tham dục làm lạc hướng và người đã đạt đến vinh quang tột đỉnh cũng phải chịu khổ nhục suy tàn.
Nói vậy xong, Ngài kể một chuyện quá khứ.
-ooOoo-
Một thuở nọ khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba-la-nại, Bồ-tát thọ sinh vào một gia đình Bà-la-môn giàu có tại quốc độ Kàsi. Khi ngài trưởng thành và việc học vấn đã hoàn mãn, ngài từ bỏ dục tham, xuất gia sống đời ẩn sĩ, đi vào chốn độc cư ở núi Tuyết Sơn. Tại đó, nhờ thành tựu các pháp môn đưa đến Thiền định, ngài đã đạt các Thắng trí và các Thiền chứng, và sống an vui như vậy trong Thiền lạc vi diệu.
Vì thiếu muối và giấm, một ngày kia ngài vào Ba-la-nại, tại đó ngài đến cư trú trong ngự viên của nhà vua. Ngày kế tiếp, sau khi đã tắm rửa xong thân mình, ngài xếp chiếc y bằng vỏ cây vẫn thường đắp, khoác lên vai tấm da linh dương màu đen, buộc các cuộn tóc rối thành một búi trên đỉnh đầu và mang đòn gánh với hai thúng trên lưng, ngài bắt đầu du hành để khất thực.
Trên đường đi đến cổng hoàng cung, oai nghi của ngài khiến nhà vua thán phục và truyền mời ngài vào. Thế là vị ẩn sĩ được đặt lên một bảo tọa cực kỳ huy hoàng lộng lẫy và thết đãi mọi thứ cao lương mỹ vị. Khi ngài nói lời tùy hỷ công đức, ngài lại được mời đến cư ngụ ở hoa viên. Vị ẩn sĩ nhận lời mời và trong mười sáu năm liền sống ở hoa viên, thường thuyết giáo cho cả hoàng gia và thọ hưởng ngự thiện do vua cúng dường.
Bấy giờ, một ngày kia vua phải ra chốn biên địa để dẹp loạn. Song trước khi khởi hành, vua ủy thác cho Hoàng Hậu được mệnh danh là Từ Tâm, phải cung cấp các vật dụng cần thiết cho vị ẩn sĩ thanh tịnh kia. Vì vậy, sau khi vua ra đi, Bồ-tát vẫn thường đi đến cung điện khi ngài muốn.
Một ngày kia hoàng hậu Từ Tâm đã chuẩn bị một bữa cơm dâng cúng Bồ-tát, nhưng vì ngài đến muộn nên hoàng hậu vô phòng tắm rửa. Sau khi tắm nước hoa xong, bà vận xiêm y hết sức lộng lẫy, và nằm xuống đợi ngài đến trên một bảo tọa nhỏ trong một khách sảnh rộng lớn.
Khi vừa xuất khỏi Thiền định, thấy đã trễ giờ, Bồ-tát liền phi hành qua không gian để đến cung điện. Chợt nghe tiếng sột soạt của chiếc y bằng vỏ cây, hoàng hậu vội vã đứng dậy để đón tiếp ngài. Trong lúc vội vàng, chiếc y của hoàng hậu tuột xuống, để lộ mọi vẻ kiều diễm của bà trước mặt vị ẩn sĩ khi ngài vừa đến cửa. Thấy vậy, ngài bỗng ham thích chiêm ngưỡng sắc đẹp nữ nhân kỳ diện kia nên đã phạm Giới đức: Lửa dục nhen nhúm trong tâm ngài, khiến ngài giống như thân cây to bị chiếc rìu đốn ngã.
Lập tức ngài đánh mất Thiền lực, ngài chẳng khác gì con quạ bị cắc cụt đôi cánh. Ngài vẫn đứng yên tay nắm chặt thức ăn, nhưng ngài không ăn được mà bước ra đi, toàn thân rung động vì dục vọng, ngài trở về am thất trong vườn hoa, nằm xuống trên sàng tọa bằng gỗ, và suốt bảy ngày liền chịu đói khát, toàn thân bị siết chặt trong vòng vây của sắc đẹp yêu kiều kia, nội tâm ngài như bị lửa dục thiêu đốt bừng bừng.
Vào ngày thứ bảy, nhà vua trở về sau khi đã bình định biên thùy. Vừa ngự vương xa giữa đám rước linh đình quanh hoàng thành xong, vua đi vào cung. Rồi vua muốn thăm vị ẩn sĩ kia ngay, bèn đi đên hoa viên. Tại am thất, vua thấy Bồ-tát đang nằm trên sàng tọa. Tưởng vị ẩn sĩ bị bệnh, vua ra lệnh quét dọn sạch sẽ am thất và vừa vỗ vào chân ẩn sĩ ấy vừa hỏi ngài bị bệnh gì.
– Tâu Ðại vương, tâm ta đang bị dục tham trói buộc: đó là căn bệnh duy nhất của ta.
– Ngài có tham dục đối với ai?
– Tâu Ðại vương, với hàng hậu Từ Tâm đấy.
– Vậy thì từ nay Hoàng Hậu thuộc về ngài, trẫm ban nàng cho ngài đấy. Nhà vua bảo.
Sau đó, nhà vua cùng vị ẩn sĩ đến cung điện ra lệnh cho hoàng hậu phục sức cực kỳ lộng lẫy rồi trao bà cho Bồ-tát. Nhưng trong lúc ban tặng hoàng hậu, nhà vua bí mật ủy thác bà phải đem hết sức mình cứu nạn cho vị ẩn sĩ thanh tịnh ấy. Hoàng Hậu bảo:
– Xin Thánh thượng đừng lo ngại, thần thiếp sẽ đi cứu ngài.
Thế là cùng với hoàng hậu, vị tu khổ hạnh ra khỏi cung điện. Sau khi đã vượt qua Ðại hoàng môn, hoàng hậu kêu lên rằng hai người phải có một ngôi nhà để ở, thế là ngài phải trở lại để xin vua một cái nhà. Và vua ban cho hai vị một túp lều đổ nát mà khách qua đường dùng làm nhà tắm. Vị ẩn sĩ đưa hoàng hậu đến đó nhưng bà không chịu bước vào trong vì nó dơ bẩn quá.
Ngài kêu lên:
– Vậy ta còn phải làm gì nữa?
Bà đáp:
– Này, chàng hãy dọn dẹp nhà cửa cho sạch sẽ.
Bà lại bảo ngài trở về cung vua xin một cái cuốc và một cái thúng, rồi bảo ngài khuân hết mọi rác rưởi dơ bẩn đi. Xong lại bảo đi tìm phân bò về trét lên các bức tường. Hết việc ấy, bà bảo ngài đi đóng cái giường, cái ghế, trải một tấm nệm, lấy một bình nước, một cái chén, cứ mỗi lúc lại bảo đi tìm một món. Kế đó bà lại bảo ngài đi gánh nước về và thêm cả ngàn việc khác nữa. Thế là ngài ra đi tìm nước đổ đầy bình, xong lấy nước về tắm rửa và dọn giươøng. Vừa khi ngài ngồi trên giường cùng bà, bà liền nắm râu ngài kéo ngài xuống đối mặt mình và bảo:
– Thế ngài đã quên rằng ngài là một Bà-la-môn thanh thịnh rồi sao?
Nghe thế, ngài liền tỉnh ngộ sau một thời gian cuồng tâm loạn trí. (Nhân đây cũng nên nhắc lại bài thuyết giảng bắt đầu bằng: Như vậy Dục tham Triền cái được gọi là Ác dục vì chúng phát khởi từ Vô minh, này các Tỳ-kheo, những gì phát khởi từ Vô minh đều tạo nên khối Si ám dày đặc).
Thế là sau khi hồi tỉnh, ngài suy nghĩ thấy rõ bằng cách nào, khát ái này trở nên mãnh liệt dần dần sẽ đưa ngài đến bốn đọa xứ. Ngài kêu lên:
– Nội ngày hôm nay ta quyết đưa nữ nhân này trả lại cho nhà vua và bay thẳng lên núi! Ngài liền cùng hoàng hậu đền yết kiến vua và nói:
– Tâu Ðại vương, ta không còn ham muốn hoàng hậu nữa, chính vì hoàng hậu mà trước đây khát ái đã bừng dậy trong lòng ta.
Nói vậy xong, ngài ngâm kệ:
Trước thời ta được Từ Tâm,
Lòng ta chỉ một ước mong: chiếm nàng.
Ðến khi nhan sắc nữ hoàng
Ngự trong tâm trí, ta càng đắm mê,
Dục tham dồn dập tứ bề,
Ðại vương, ta quyết bay về núi xưa.
Lập tức Thiền lực trước kia đã mất nay trở lại với ngài. Nhảy vụt lên từ mặt đất và trụ giữa hư không, ngài thuyết pháp cho vua và phi hành qua không gian đến dãy Tuyết Sơn. Ngài không bao giờ trở lại đường thế tục nữa, mà tu tập phát khởi Từ Bi tâm cùng với Thiền quán không gián đoạn, cho đến khi ngài mệnh chung và tái sinh vào Phạm thiên giới.
-ooOoo-
Khi pháp thoại chấm dứt, bậc Ðạo Sư thuyết giảng Bốn Sự thật. Vào lúc kết thúc bài giảng, vị Tỳ-kheo đắc quả A-la-hán. Bậc Ðạo Sư cũng nêu lên mối liên hệ giữa hai câu chuyện và nhận diện Tiền thân:
– Vào thời ấy Ànanda là nhà vua, Uppalavannà (Liên Hoa Sắc) là Từ Tâm và Ta là ẩn sĩ ấy.
Gửi bạn Thanh Cúc,
Câu trả lời là KHÔNG.
Nếu đã đắc quả Thánh mà còn trở lại thành Phàm thì chẳng ai tu làm gì cho mệt!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Trong câu chuyện tiền thân của đức Phật, vị bồ tát kia khi bay vào hoàng cung vô tình nhìn thấy hoàng hậu vừa tắm xong trên mình không có xiêm y, tâm ngài nổi lên một niệm bất chính liền mất hết thần thông không thể bay được nữa. Thế mới biết phàm và thánh chỉ cách nhau một niệm.
Chúng sanh ở cõi này tu chứng đã khó, mà tiếp tục tu lên cao không bị thoái đọa trở xuống lại càng khó hơn. Cho nên Phật Thích Ca khuyên chúng ta nên niệm Phật cho được vãng sanh về Thế Giới Cực Lạc. Một khi đã về nơi ấy liền chứng thành A Duy Việt Trí bồ tát, cũng tức là bồ tát bất thoái chuyển (không bao giờ còn bị tụt xuống ở địa vị thấp hơn). Một người bình thường ở cõi Ta Bà phải tu mất 2 đại A Tăng Kỳ kiếp mới chứng được địa vị này vì trong quá trình tu có lúc tiến có lúc thoái nên phải mất thời gian lâu. Còn vãng sanh về Cực Lạc nhờ bổn nguyện gia trì của Phật A Di Đà chúng ta liền chứng ngay thành Bát Địa bồ tát. Thật không thể tưởng tượng nổi. Đây gọi là chỉ cần một bước là lên thẳng trên trời. Vậy mà chúng ta nếu đã biết đến pháp môn Tịnh Độ này mà bỏ qua không tu chẳng phải gọi là ngu ngốc lắm sao?
A Di Đà Phật.
Xin lưu ý rằng có 2 loại Bồ Tát : Phàm Phu Bồ Tát và Thánh Nhân Bồ Tát. Vị đạo sĩ tiền thân của Đức Phật trong câu chuyện khi đó vẫn còn là Phàm Phu Bồ Tát. Vị đó chỉ tu đắc thiền định, đạt được ngũ thông chứ chưa đắc đạo (đạt được Lậu Tận Thông).
Trong Phật Giáo, để gọi là Thánh Nhân thì phải đạt quả vị Tu Đà Hoàn trở lên, để gọi là đắc đạo (chấm dứt sanh tử) thì phải đạt quả vị A La Hán trở lên. Một khi đã bước vào dòng Thánh rồi (là đắc quả Tu Đà Hoàn trở lên) thì không bao giờ lui sụt trở lại thành Phàm phu được cả!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
HÒA THƯỢNG TỊNH-KHÔNG DẠY MỘT CÂU RẤT LÀ HAY: “TRƯỚC KHI MỞ LỜI NÓI MỘT CÂU GÌ, CHÚNG TA NÊN NIỆM MỘT CÂU A-DI-ĐÀ PHẬT TRƯỚC”.
Khi niệm câu A-Di-Đà Phật, thì tự nhiên quang minh của Phật phổ chiếu. Ví dụ, như chúng ta đang lỡ làm sai điều gì đó, trực thấy liền niệm: Nam Mô A-Di-Đà Phật. Định kình cãi cái gì, định nổi sùng cái gì, mau mau niệm câu A-Di-Đà Phật liền, thì tâm ta tự nhiên sẽ lắng lại. Trong trường hợp ta chưa kịp niệm câu A-Di-Đà Phật, mà đã thốt ra lời sai lầm rồi, thì ngay lập tức niệm câu A-Di-Đà Phật liền. Phải thành kính làm việc này. Thành kính là chính mình phải thành kính, chớ người bên cạnh không thể nào thành kính cho mình được đâu.
– Chính mình phải lo chuyện vãng sanh của chính mình.
– Chính mình phải tự cứu lấy chính mình.
Nếu mình làm sai, xin thưa thật, A-Di-Đà Phật cũng không cứu mình được.
Xin thường Niệm A Di Đà Phật.
TỊNH NIỆM TƯƠNG KẾ.
Có người hỏi tôi: “Làm sao để thu nhiếp lục căn”? Trong lòng quý vị chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, tất cả đều không có, tức thu nhiếp lục căn. Bồ Tát Đại Thế Chí giảng “Tịnh niệm tương kế”, tất cả công phu của tu hành, chỉ một câu “Tịnh niệm tương kế” này. “Tịnh”, hoài nghi thì bất tịnh, xen tạp cũng bất tịnh; “tương kế” là không gián đoạn, một câu tiếp nối một câu, thì thành công rồi. Pháp môn này thật đơn giản, dễ dang, mọi người đều có thể tu, mọi người đều cần phải tu. Chỉ e tự mình không chịu làm thì không có cách mà thôi.
Có một phương pháp thật sự làm tất cả nghiệp đều dừng lại – “Tịnh niệm tương kế”. Câu Phật hiệu này tiếp nối từng câu, tuyệt đối không để một vọng niệm xen tạp vào thì thân, khẩu (ngữ), ý tam nghiệp của quý vị tất được thanh tịnh… Máy niệm Phật, hiện nay làm tăng thượng duyên cao nhất cho chúng ta niệm Phật, là chân thiện tri thức.
Máy niệm Phật là bạn hiền, là thiện tri thức thật sự. Có chúng trợ giúp chúng ta, quá tốt. Vì sao? Nó không xen tạp, không nói thị phi, chỉ dạy chúng ta niệm Phật… Niệm theo từng câu một, cũng là y theo chúng, dựa vào chúng (y chúng kháo chúng), đây thật sự đáng tin cậy.
Trích Niệm Phật Thành Phật
Lão hòa thượng Tịnh Không giảng
Dạ thưa tiền bối Thiện Nhân! Con có đọc được câu chuyện là vị Tỳ kheo lớn tuổi kia vì vô tình dựng cái gậy vào bức tường có vẽ hình Phật mà ảnh hưởng đến thời gian chứng Thánh quả nên con mới nghĩ đến việc làm của mình không biết có sao không, với lại làm sao để khỏi phải chấp vào hình tướng hay văn tự ạ?
Chư vị cho con hỏi, trên đĩa CD có in hình Phật, khi mình để vào máy thì đĩa xoay vòng tròn làm cho hình Phật cũng xoay theo, thế thì có bất kính không ạ? Và phải làm sao mới đúng pháp với những cái đĩa như vậy ? Có nên mang tặng người khác không?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Kim Thuý,
Phật đúng nghĩa: chẳng có xoay hay không xoay; chẳng có đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống, ngủ, nghỉ…mọi hình tướng của Phật mà chúng ta thấy, nghe, chỉ là nương theo thế gian pháp để giúp chúng sanh tu học-giác ngộ-giải thoát. Vì thế bạn đừng quá câu chấp vào hình tướng hay văn tự mà chướng ngại đường tu của mình.
Quan trọng: khi xử dụng hình tượng Phật, Bồ tát bạn dụng với tâm ra sao? Nếu là thanh tịnh tâm, ắt chẳng có tội; ngược lại thì đó là tội.
Chúc bạn tỉnh giác
TN