Mục đích học pháp của chúng ta là ở chỗ nào? Phật ở thế gian mục đích giáo hóa chúng sanh là dạy cho bạn phải ra khỏi lục đạo tam đồ, dạy bạn phải ra khỏi thập pháp giới. Đó là lợi ích chân thật. Cho nên ngày nay chúng ta dựa vào năng lực của chính mình để đoạn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Những thứ này ở trong Phật pháp đều gọi là phiền não. Vọng tưởng là vô minh phiền não; phân biệt là trần sa phiền não; chấp trước là kiến tư phiền não. Đoạn phiền não chứng bồ đề khó. Quá khó! Quá khó!
Phàm phu chúng ta trong thời mạt pháp có ai làm được hay không? Có thể nói là không có người nào. Chư Phật Như Lai từ bi đến cùng cực, biết được trong tất cả chúng sanh vô lượng kiếp tu hành có thiện căn, nên trong thời đại này đã mở ra 1 pháp môn đặc biệt là đới nghiệp vãng sanh. Phiền não tập khí của bạn không cần phải đoạn, nhưng mà quý vị phải nhớ: không cần đoạn nhưng bạn phải có khả năng khống chế được nó. Đừng để cho nó khởi tác dụng, như vậy mới có thể vãng sanh.
Nếu như phiền não vẫn khởi hiện hành, vậy thì không được. Vậy là không thể vãng sanh. Chúng ta niệm Phật, gặp được cái pháp môn này có thể sanh tâm hoan hỷ, điều này đã nói rõ bạn không phải là trong đời này mới bắt đầu tu học. Nói là trong đời này mới bắt đầu tu học là không phải, mà nhiều đời nhiều kiếp, vô lượng kiếp đến giờ đã niệm Phật. Tại sao nhiều đời nhiều kiếp đã niệm Phật mà hôm nay vẫn là như vậy?
Chính là lúc lâm chung không hàng phục được phiền não tập khí, cho nên mới trở thành như vầy. Điều này không thể không biết. Rất là quan trọng, ngay trong đời này phải cố gắng nổ lực mà làm. Không còn tái phạm lỗi lầm trong quá khứ thì ngay trong đời này của chúng ta mới có thể thành tựu. Vậy phải làm như thế nào?
Biện pháp tốt nhất cũng là biện pháp duy nhất hiện tại phải buông bỏ, không thể chờ đợi. Hiện tại vẫn chưa chịu buông bỏ, đợi đến lúc lâm chung mới buông bỏ thì không kịp, e là đã trễ rồi. Nhiều đời nhiều kiếp trong quá khứ chính là đã khởi cái vọng tưởng này, cho nên mỗi 1 lần tu đều thất bại. Hiện tại phải nên đề cao cảnh giác, hiện tại thì ta phải buông bỏ. Hiện tại buông bỏ, công việc có cần phải làm không? Công việc không có trở ngại. Trong kinh Hoa Nghiêm nói rất rõ ràng: “Lý sự vô ngại, sự sự vô ngại”. Chướng ngại ở chỗ nào? Chướng ngại ở chỗ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước! Cho nên buông bỏ không phải là buông bỏ công việc mà là buông bỏ vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Công việc vẫn phải làm chỉ cần bạn không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thì cái gì cũng không có chướng ngại.
Cái gọi là “làm mà không làm, không làm mà làm”, không làm chính là trong tâm không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Công việc vẫn phải làm, làm được càng viên mãn, làm được càng thù thắng, không có tâm riêng tư, không có vọng niệm. Giống như Thế Tôn ứng hóa trong thế gian vậy, giống như tổ sư đại đức thị hiện cho chúng ta vậy. Người xuất gia làm được, người tại gia cũng làm được.
Trích từ bài giảng Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác (Tập 361-362)
Pháp sư Tịnh Không giảng
Em nghe nói người chết oan hoặc tự tử thường hay tìm người sống để thế thân. Nhờ vậy họ mới được đi đầu thai. Điều này có đúng không ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Thị Hằng,
Đó là cách nói theo thế gian pháp, còn đạo Phật mọi chuyện đều nói tới nhân-duyên-quả. Nếu người sống không có oán duyên với người mà bạn đề cập, tuyệt đối họ sẽ không tìm đến để bức hại; ngược lại thì điều gì cũng có thể xảy ra. Vì thế để phòng, tránh những chuyện không như ý xảy ra, đặc biệt trong thời hỗn loạn hiện nay, khi ra đường TN chân thành khuyên các bạn đều luôn phải nhiếp tâm niệm Phật mọi thời, mọi khắc thì các cô hồn, uổng tử, oan gia trái chủ sẽ không có cơ hội để bức hại, ngược lại họ sẽ có cơ duyên để biết tới Phật pháp, rồi cùng tu học mà giải thoát.
Mong các bạn thường tinh tấn và tỉnh giác.
TN
LÀM CÁCH NÀO ĐỂ GIÚP VONG LINH ĐƯỢC VÃNG SINH?
Đạo tràng niệm Phật Amitabha ở thành phố Brisbane, tiểu bang Queensland, Úc Châu thường tổ chức niệm Phật vào ngày thứ bảy, Chủ nhật. Các liên hữu cộng tu với nhau một ngày một đêm hơn 2.000 người, tu rất tinh tấn, trang nghiêm, thanh tịnh.
Ngày 17 tháng 2 năm 2012, một vị cư sĩ người Đài Loan khá lớn tuổi – Bà tên Lâm Tân Nhuận là người Trung Hoa, sinh ở Mã Lai và di dân sang Úc. Bà là người chuyên tu niệm Phật và thường tu tại đạo tràng Tịnh Tông Học Hội.
Đêm hôm đó, bà nằm chiêm bao thấy hồn một người thanh niên tiều tụy, hốc hác, rất khổ sở đến nói với bà:
– Bà ơi, tôi tìm bà lâu quá! Hôm nay đủ cơ hội tốt bà có thể cứu tôi, tôi khổ quá. Bà ra ơn cứu tôi với. Tôi khổ quá!”.
Bà hỏi cậu thanh niên:
– Cậu tên gì? Ở đâu? Mà sao cậu bị khổ, lại nhờ tôi giúp đỡ?
Cậu thanh niên trả lời:
– Tôi là người Hàn Quốc tên là Kim Thiện Nhật, 36 tuổi. Tôi bị bắt làm con tin rồi c.h.ặ.t đầu ở I-rắc. Khổ quá, bà ra ơn cứu tôi.
– Ồ, như vậy tôi biết cậu khổ lắm, c.h.ế.t oan mà, khổ lắm tôi biết. Bây giờ tôi có thể giúp cậu nhưng mà cậu phải niệm Phật thì tôi mới giúp cậu được. Cậu không niệm Phật thì sẽ không cứu được.
Cậu thanh niên gật đầu thì bà dạy cậu thanh niên niệm Phật.
Bà niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” ba lần, anh cũng niệm theo bà ba lần. Bà giật mình thức dậy nhìn đồng hồ đã 2 giờ sáng, bà xách xâu chuỗi ra phòng khách ngồi lần chuỗi mà niệm Phật.
Con trai bà giữa khuya đi vệ sinh thì phát hiện ra mẹ đang ngồi niệm Phật ở phòng khách sáng đèn mới hỏi:
– Mẹ ơi, mẹ biết giờ này là mấy giờ rồi không? Hai giờ khuya rồi mẹ thức làm gì? Tuổi mẹ lớn rồi, mẹ thức như vậy mất sức khỏe không tốt đâu mẹ.
Bà mới nói:
– Tại mẹ mới nằm chiêm bao đó con. Mà điềm chiêm bao này lạ lùng lắm. Mẹ thấy có một người Đại Hàn, nói tên là Kim Thiện Nhật, bị bắt làm con tin rồi c.h.ặ.t đầu ở I-rắc.
Người con nói với mẹ:
– Mẹ à, mẹ là hành giả của Tịnh Tông Học Hội. Ở Tịnh Tông Học Hội cấm ba điều: Không được nghe điện thoại, Không được đọc báo và Không được xem Ti vi. Vậy tại sao mẹ biết tin tức đó?
Bà trả lời:
– Không, mẹ không nghe điện thoại, không đọc báo, cũng không xem truyền hình. Mẹ nằm chiêm bao con à.
Người con bà vừa nghe nói xong thì anh chạy vô phòng mình lấy ra tờ báo đọc nguyên tin có đăng hình ảnh của Kim Thiện Nhật cho mẹ nghe.
Bà nghe thấy xong liền nói:
– Ồ, cái hình người này với người mà mẹ thấy trong giấc mơ rất giống nhau, là một người đó con. Đăng báo à, nhưng mà mẹ không có đọc báo.
Nghe mẹ nói vậy nên người con trai bà đã ghi nhận lại điềm chiêm bao của bà với tin về Kim Thiện Nhật là đúng, chẳng phải mộng mị gì hết.
Sau đó bà khấn với Kim Thiện Nhật rằng: “Ngày mai con tôi nó sẽ đưa tôi đến Tịnh Tông Học Hội hai ngày. Anh có thể vào đó niệm Phật, ở đó năng lượng từ trường thanh tịnh của đại chúng cùng niệm Phật lớn lắm. Anh vào đó sẽ rất là tốt, giúp anh rất nhiều. Chứ cá nhân tôi niệm thì năng lượng không được bao nhiêu đâu. Anh hãy vào đó để niệm Phật đi…”
Sáng hôm sau, con trai bà đưa bà vào Tịnh Tông Học Hội niệm Phật hai ngày thứ bảy và Chủ nhật. Khi đến đạo tràng, bà kể lại giấc mơ kỳ lạ đó và xin mọi người trong đạo tràng cùng niệm Phật hồi hướng cho Kim Thiện Nhật. Còn riêng bà thì mỗi ngày cứ đến 2 giờ sáng thì tâm bà thôi thúc kêu bà thức dậy niệm Phật. Bà niệm tha thiết thành khẩn để mong cứu được người thanh niên đó.
Bà cứ thành tâm niệm Phật và hồi hướng như vậy cho đến ngày thứ 13 thì nằm mộng thấy Kim Thiện Nhật ngồi trên một hoa sen màu xanh, chắp tay mỉm cười cảm tạ và hẹn gặp bà ở Tây phương Cực Lạc. Bà cũng vui cười chắp tay niệm Phật ba lần để chào tạm biệt.
Bà đem câu chuyện này kể lại cho mọi người ở trong đạo tràng Tịnh Tông biết. Ai nấy đều vui mừng vì sự niệm Phật hồi hướng của họ đạt được kết quả. Câu chuyện này được quý thầy và Phật tử ở Tịnh Tông truyền ra và kể cho Phật tử khắp nơi nghe.
Sau đó, cư sĩ Tịnh Hải đưa câu chuyện này và hình của anh Kim Thiện Nhật vào cuốn sách “Niệm Phật vãng sanh”. Nhờ vậy mà Phật tử trong và ngoài nước đều biết về câu chuyện hy hữu này. Thật quá vi diệu! Phật lực không thể nghĩ bàn.
(Diệu Âm Lệ Hiếu tổng hợp từ bài giảng của HT. Thích Giác Hạnh 2014)
Em đọc các bài viết của các sư thấy viết những chữ khó hiểu quá. Như: ngã, ngã sở, bảo sở, năng niệm, sở niệm, y báo, chánh báo… Mấy từ này có nghĩa gì vậy các anh chị?
Nam mô A Di Đà Phật.