Trước đây, có một chàng ngốc chăn dê cho địa chủ. Tại khu đất trống mà anh thường đến chăn dê, có một ngôi cổ miếu đổ nát bị bỏ hoang, trong miếu có một pho tượng Phật A Di Đà tiếp dẫn. Chàng ngốc nhìn thấy pho tượng rồi bèn nói:
– Lão huynh, anh cũng chăn dê à?
Chàng ngốc nói rồi mang ra bánh màn thầu và củ cải mặn, chia bánh màn thầu và một ít củ cải mặn đặt trước tượng Phật A Di Đà và nói:
– Lão huynh, tôi đói rồi anh cũng đói, hai đứa mình cùng ăn!
Từ đó về sau, chỉ cần anh đến nơi này chăn dê thì đều đến chào hỏi tượng Phật và lên tiếng gọi lão huynh. Đến giờ trưa anh cũng mang phần cơm của mình ra chia cho tượng Phật một nửa. Một năm sau chàng ngốc ngã bệnh không có người chăm sóc, bệnh tình tiến triển đến lúc không còn chữa trị được nữa. Trước lúc lâm chung anh nhìn thấy tượng Phật A Di Đà mà anh từng gọi là lão huynh xuất hiện trước mặt anh. Phật Đà ôn hoà thân thiết nói với anh:
– Lão huynh, anh cứ mời tôi ăn cơm hoài, hôm nay đến nhà tôi làm khách nhé!
Chàng ngốc rất vui vẻ nhận lời. Thế rồi chàng ngốc vui vẻ đã vãng sinh!
Như vậy, việc vãng sinh rất là đơn giản, thật rất dễ dàng. Chỉ khó là phải khờ khờ, ngốc ngốc đơn thuần mà tin.
Sưu tầm
Các huynh đệ liên hữu kính mến,
Nhân cách đây vài ngày HM đang nghe bài pháp Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa của cố pháp sư Tịnh Không. Trong đó HM nhận thấy có một đoạn khai thị vô cùng quan trọng đối với hành giả niệm Phật.
Niệm Phật tuy đã một thời gian, nhưng trong tâm HM luôn tự hỏi người niệm Phật đến lúc nào mới gọi là khai ngộ, hoặc đến lúc nào mới tự tại biết trước ngày giờ vãng sanh? Thắc mắc của HM được lão hòa thượng trả lời một cách đơn giản dễ hiểu, nhưng vô cùng triệt để thấu đáo đã giúp xóa tan mọi câu hỏi thầm kín tự bấy lâu trong lòng HM. Tựa như màn sương sớm ban mai hoàn toàn tan biến trước ánh bình minh ló dạng. Kính chia sẻ cùng chư huynh đệ:
Ngài Tịnh Không chắc là bồ tát tái lai vì nếu là người chưa thực tu thực chứng thì không thể nói ra được những điều như vậy.
Tui có chút thắc mắc nhỏ là người xưa nói “thời” là bao lâu dzậy quí dzị? Hai thời là mấy tiếng đồng hồ thời nay?
Thời xưa người Ấn Độ dùng thời gian cho một ngày gồm có 6 thời, còn người Trung Hoa thì dùng 12 con giáp làm thời gian như giờ Tí, giờ Sửu, giờ Dần… nên một ngày có 12 thời. Nhưng cho đến nay HM thấy trong các kinh Cầu An chúng ta thường đọc có đoạn “trú dạ lục thời hằng cát tường”, nghĩa là ngày đêm sáu thời thường an lành. Cho nên theo cách hiểu của HM thì một ngày gồm 6 thời, chia đều cho 24 tiếng thì mỗi thời là 4 tiếng đồng hồ.
Vậy là theo lời lão hòa thượng Tịnh Không, nếu tâm giữ được mỗi ngày ít nhất 8 tiếng không tạp niệm mà chỉ toàn là câu Phật hiệu, cũng là bất niệm tự niệm, thì sẽ tự tại vãng sanh, biết trước ngày giờ Phật đến tiếp dẫn về Cực Lạc.
Thời nay nếu chúng ta bỏ lỡ con thuyền cuối cùng này thì không biết đến khi nào mới ra được khỏi biển trầm luân? Lòng từ bi của chư Phật thật quá lớn lao nên mới lưu lại câu Phật hiệu vào thời mạt pháp này để chúng ta có thể vĩnh viễn thoát ly luân hồi khổ đau.
A Di Đà Phật.
Kỳ tích ngồi tự tại vãng sanh
Cung Tống bồ tát hồi quy Thế giới Cực Lạc 02/03/2024.
Lại thêm một Bằng chứng thép. Cảm ân Bồ tát từ bi thị hiện. Nói cho chúng ta thật có A Di Đà Phật, thật có Thế giới Cực Lạc, niệm Phật vãng sanh Tịnh độ là chân thật.
Viện Tăng Ni Nam Lâm, Ba của Pháp sư Kiến Hành vãng sanh tối qua. Lão Bồ Tát ngồi xuống, ho 1 tiếng liền ra đi.
Mười ngày trước có nói: Mười ngày sau, A Di Đà Phật sẽ đến đón tôi. Bình thường Lão Bồ Tát niệm Phật rất tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật🙏
#恭送菩薩回返極樂 02/03/24
又一鐵案~~~ 感恩菩薩慈悲示現,告訴咱們 🪷真有 阿彌陀佛 ,真有 極樂世界,念佛往生淨土是真的。
南林尼僧院(見行法師的父親)昨天晚上往生,老菩薩是坐著,咳嗽一聲走掉的。
10天前就說:10天後阿彌陀佛會來接他。
平常念佛滿精進的。
南無阿彌陀佛
Nhờ Niệm Phật Hết Bệnh Ung Thư Thực Quản
Pháp sư Đế Nhất là vị Tăng chuyên tu thiền ở chùa Hương Tích, Trường An, Tỉnh Thiểm Tây (Trung Quốc) thầy đã ngoài 70 tuổi.
Mùa xuân 1999, bệnh viện thông báo là thầy mắc bệnh ung thư thực quản. Về chùa, thầy nằm liệt giường không dậy nổi, toàn thân phù thủng, hô hấp khó khăn. Suốt ngày thầy không ngừng rên rỉ, lại do huyết quản bị sơ cứng, ngay cả kim tiêm thuốc giảm đau cũng không vào. Thực là khổ không tả xiết.
Thầy Đế Nhất cho rằng mình không còn cứu được nữa, liền đem đơn phí tiền bạc giao hết cho thầy thường trụ, nhờ giúp tổ chức lễ siêu độ oan gia trái chủ và cứu vớt thầy không bị lạc vào đường Ngạ Quỷ sau khi chết.
Thầy Đế Nhất thường ngày tu thiền, trầm mặc ít nói, suốt ngày ngồi thiền, không có lòng tin đối với tông Tịnh Độ. Ngay lúc sắp chết này thầy cũng không biết niệm Phật cầu vãng sinh, chỉ muốn chết cho mau. Một vị đồng đạo là sư Thường Chánh khuyên thầy niệm Phật, thầy nói:
– Chỉ tại thường ngày tôi dụng công không tốt, không có cách nào làm chủ bản thân. Giờ đây chỉ nhờ vào cái miệng hô vài câu Phật hiệu thì sao khỏi được. Thôi thôi, mặc kệ vậy!
Sau khi sư Thường Chánh hết lòng khuyên nhủ, thầy Đế Nhất mới bắt đầu lơ là niệm Phật, khi có khi không. Sư Thường Chánh lại dọn đến phòng thầy Đế Nhất ở, suốt ngày lẫn đêm chăm sóc thầy, đút cơm đút nước, lau mình rửa chân, đổ bô cho thầy, chăm sóc rất chu đáo. Điều quan trọng nhất là sư Thường Chánh thường xuyên niệm Phật cùng thầy, khích lệ thầy đem bệnh tình hoàn toàn giao phó cho Phật A Di Đà. Thầy Đế Nhất dần nghe theo, thường niệm Phật kèm theo tiếng rên rỉ:
– Ui cha, A Di Đà Phật, con chịu khổ quá rồi! Sao lại không c.h.ế.t? Nếu con không là người xuất gia thì con tự sát cho rồi! A Di Đà Phật, Ngài hãy mau mau đến đây, đừng để con chịu khổ nữa. Chao ôi, A Di Đà Phật, hãy để con chết đi cho rồi!
Ba tháng như thế trôi qua, thầy Đế Nhất từ từ khỏe lại, ung thư thực quản cũng hết, toàn thân hết phù thủng. Từ đó về sau thầy Đế Nhất bỏ tu thiền, quay về Tịnh Độ, chuyên xưng Phật danh, đồng thời khuyên người chuyên tu niệm Phật, phát nguyện vãng sinh.
Ngày 23 tháng 08 năm 2001, Pháp sư Trịnh Hoàng ghi
Trích sách 100 Truyện Niệm Phật Cảm Ứng
Pháp sư Huệ Tịnh