Lúc còn trẻ, Liên Trì Đại sư đã viết bốn chữ “Sanh Tử Sự Đại” (sanh tử là chuyện lớn) để trên bàn hòng tự sách tấn và khích lệ chính mình tinh tấn dụng công. Nếu quý vị cho rằng bốn chữ này chẳng liên quan gì tới mình, vậy thì xin lỗi, quý vị còn là người ở ngoài cuộc. Khi tâm thật sự vì sanh tử chưa khởi lên, tu hành còn chưa bước vào cửa, niệm Phật cũng chưa bước vào cửa!
Ấn Quang Đại sư dạy: “Người ta sanh ở trên đời, chẳng có chuyện nào không sắp đặt kế hoạch sẵn, chỉ có một chuyện sanh tử lại ngược ngạo không chịu để ý. Đợi đến khi báo hết, mạng sống chấm dứt, thì tùy theo nghiệp mà chịu quả báo. Chẳng biết một niệm tâm thức ấy sẽ đến cõi nào thọ sanh. Cõi trời người là quán trọ. Tam đồ ba đường ác là quê nhà. Một khi thọ báo ở tam đồ là trăm ngàn kiếp, chẳng biết tới bao giờ mới sanh trở lại cõi trời, cõi người được. Do vậy, phương pháp liễu sanh tử chẳng thể không gấp rút tìm cầu”.
Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đây là việc trọng đại của mỗi người chúng ta, đó gọi là “sanh tử đại sự”. Chúng ta có nỗ lực, thận trọng suy xét hay chăng? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi? Người xưa thường nhắc chúng ta “sanh tử sự đại” sanh tử là việc lớn, nhưng tình trạng hiện nay của chúng ta là như thế nào? Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Thế Tôn nói: “Người đời tranh nhau những chuyện không đâu, chẳng cần thiết”. Cả ngày chúng ta bận bịu những sự việc chẳng cần thiết, đảo lộn gốc và ngọn, đối với những chuyện chẳng liên quan tới sanh tử thì tranh giành hơn thua, chưa hề coi trọng việc lớn sanh tử, và cũng chẳng sợ nỗi khổ luân hồi trong lục đạo, càng chẳng nghĩ tới sau khi chết sẽ sanh về đâu! Hoặc lâu lâu cũng nghĩ tới việc đó một lần, hoặc có lúc nhìn thấy người thân hoặc bạn bè đột nhiên qua đời, lúc đó xúc động trong chốc lát, nhưng chẳng lâu sau lại bị những chuyện thế gian chẳng cấp bách che lấp mất. Miệng tuy cũng niệm được vài câu Phật hiệu, niệm xong có thể vãng sanh hay không? Chỗ này chúng ta phải đặt một câu hỏi lớn.
Niệm Phật thì khác, ai cũng có thể niệm. Niệm Phật phải miên mật, trong tâm luôn luôn phải có câu Phật hiệu. Chuyện này có thể làm được, vấn đề là bạn tự mình có chịu niệm không. Khi có phiền não sanh ra thì bạn không chịu niệm nữa. Sân hận, hấp tấp, bồn chồn là phiền não, vui mừng cũng là phiền não. Khi bạn cao hứng, bạn bè khách khứa tấp nập, nói chuyện vui vẻ thì bạn quên niệm Phật rồi. Đây đều là phiền não. Thật ra trong lúc phiền não cũng có thể niệm Phật, chỉ tại bạn không muốn niệm thôi. Nếu bạn niệm thì tự nhiên sẽ được thành phiến. Có miệng tựa hồ câm, có tai làm như điếc
Có người cái gì cũng tu một chút, trong lúc tỉnh tọa lại tưởng tham thiền, đang lúc niệm Phật lại muốn đi học trì chú, muốn niệm Di Đà, rồi muốn niệm Địa Tạng, niệm Quán Âm Bồ Tát. Đây không phải là tu thiệt mà là pha trò vui chơi. Chân cần chân chuyên thì công hiệu tự nhiên có thể thấy được. Hiệu quả tự thấy. Không phải hỏi người. Hãy xin tự xét. Cũng như người uống nước, pháp môn Tịnh độ tốt là tốt ở chỗ này, người đời ai cũng có thể làm được, không phải là chuyện cao siêu quá khó không ai làm nổi, còn như chuyện khai ngộ thì rất khó, không phải ai cũng có thể làm được, trong trăm triệu người khó mà có được một người làm được.
Chẳng lẫn lộn với đời
Mới là sùng đạo nghiệp
Hạnh chớ để biếng nhác
Biếng nhác chẳng là Tăng
Nếu ông tự phế hạnh
Thân mang nhiều hậu họa
Nếu trời không lạnh thấu xương, làm sao mai nở rực mùi hương? Cái tâm luân hồi sẽ tạo nghiệp luân hồi. Quý vị nói xem: Chuyện này có đáng sợ hay chăng? Tuy đáng sợ, có mấy ai giác ngộ? Có mấy ai quay đầu? Chúng ta hãy tư duy, quan sát cặn kẽ từ chỗ này. Xem xét người khác xong, hãy quay trở lại, hồi quang phản chiếu, chiếu kiến chính mình. Chẳng có những tấm gương bên ngoài ấy, bản thân chúng ta rốt cuộc làm những gì? Chẳng biết! Thật đấy, chẳng giả đâu!
Hiện nay gọi là đạo hữu bạn bè, nói cười thân thiết nhưng chớp mắt đã phân chia thánh phàm, cách xa như trời với vực. Lẽ nào lại chẳng hổ thẹn sao? Lẽ nào lại chẳng đau xót sao? Suy xét như thế tự nhiên mạnh mẽ tiến bộ, một đời giải quyết xong xuôi không đợi đến đời sau.
RẤT SỢ LÂM CHUNG NGHIỆP THỨC MÊ
KHÔNG THÀNH CHÁNH NIỆM LƯỠI HẦU TÊ
NẾU NHƯ BÌNH NHẬT KHÔNG CHUYÊN THIẾT
ĐÂU SẴN TƯ LƯƠNG LÚC TRỞ VỀ.
Trích từ lớp học Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú
Báo cáo tâm đắc của học sinh lớp Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Chú
Thích Tự Liễu soạn
Hòa thượng Tịnh Không giám định
Bích Ngọc chuyển ngữ
Như Hòa giảo duyệt
NGÀI QUẢ KHANH ĐÃ RA ĐI
“Nhiều người yêu cầu tôi dịch về sự ra đi của Quả Khanh. Nhưng do tư liệu rất ít và khó kiếm. Tôi chỉ tìm được và dịch chút xíu về ông. Ở các trang net khác người ta đăng bài nhưng không để tên tác giả. Sau vài ngày tìm kiếm vất vả, tôi mới biết người viết bài tưởng niệm là Hải Ba [nhân vật trong Báo ứng hiện đời 1-2] và chính nhờ Hải Ba mà tôi biết Quả Khanh mất. (Vì không có báo nào đưa tin). Tôi được biết Quả Lâm cũng mất, nhưng không tìm được bài viết về cô – Nên chỉ có thể đưa tin về Quả Khanh. Dù sao tôi cũng đã ráng hết sức rồi.
Nhiều người thương tiếc vì họ ra đi quá vội. Nhưng theo tôi, nhiệm vụ ở cõi trần đã xong thì họ đi thôi. Chúng ta khóc tiễn, nhưng có thể họ đang cười.
Thương quý người ra đi ta chỉ có thể làm theo tôn chỉ:
DỨT ÁC HÀNH THIỆN, TIN SÂU NHÂN QUẢ, VÂNG HÀNH THEO LỜI PHẬT DẠY.
Bây giờ mời quý vị xem bài:
TƯỞNG NIỆM QUẢ KHANH
Hán văn: Hải Ba
Hạnh Đoan dịch Việt
Quả Khanh – tiên sinh Dương Tác Tướng đã mất vào lúc 18 giờ 43 phút ngày 21 tháng 8
Sau lễ tống biệt Quả Khanh ngày 23 tháng 8 tôi muốn viết một cái gì đó. Nhưng đã mấy năm tôi không đăng nhập vào diễn đàn này và tôi đã quên mất mật khẩu và phải thử nhiều cách nhưng không được. Tôi đã gửi tin nhắn cho người điều hành họ Lưu và ghi đăng ký mới trên điện thoại di động nhưng không thành công. Hôm nay, tôi đã thử lại máy tính và đăng ký lại dưới tên Hải Ba. Cuối cùng tôi đã thành công.
Khi tôi nhận được tin ngài Quả Khanh ra đi lúc này tôi đang đi công tác ở nước ngoài. Tôi đã vội vã quay về Thiên Tân trong chuyến bay sớm nhất. Tôi rất tiếc vì đã không kịp nhìn thấy mặt ngài Quả Khanh trong giây phút cuối. Vì theo phong tục ở Thiên Tân, người qua đời chỉ ba ngày là đã mang đi thiêu. Cho nên tôi chỉ còn nhìn được di ảnh của ngài Quả Khanh được đặt giữa những bông hoa năm trên bàn thờ. Trông ngài vẫn hiền hòa khả kính thật ấn tượng giống như lúc tôi biết ngài khoảng 25 năm về trước.
Trong suốt hành trình, tôi nhớ lại phút hội ngộ đầu tiên cùng ngài Quả Khanh vào năm 1993, cứ tưởng như vừa mới hôm qua. Tôi luôn gọi ngài là Dương lão sư. Lúc này ngài chưa qua Vạn Phật Thành, chỉ giống như bao ông tuổi trung niên bình thường.
Sau đó, ngài đến đạo tràng Vạn Phật Thành của ngài Tuyên Hóa bên Mỹ, lúc quay trở về, thì ngài nổi tiếng vang dội khắp nước và đi hoằng pháp giảng dạy khắp nơi.
Có lần tôi ở nhà ngài, tôi đã may mắn được tiếp điện thoại ngài Tuyên Hóa, hơn mười năm trước, Dương lão sư đúng là danh nổi như cồn, tôi ở Đài Loan nhìn thấy danh phẩm Báo ứng hiện đời của ngài được in ấn chưng đầy trong các tự viện. Cho đến năm 2010, ngài bắt đầu tĩnh tu dưỡng bịnh, tôi đã gặp ngài lần cuối cùng vào ba năm trước. mặt vẫn hồng hào như thuở nào nhưng cử động không được không được thoải mái lắm. Tôi đặc biệt mời con trai trưởng ông Thi Kim Mặc là một trong bốn bác sĩ nổi tiếng ở Trung Quốc đi cùng tôi đến gặp ngài Quả Khanh.
Năm 1994 sư Ngọc Hàm trụ trì viện đại bi bị ung thư ruột, đã được chuyển đi, không tiếp nhận phẫu thuật Tây y, và được một bác sĩ y học nổi tiếng của Trung Quốc ở Thiên Tân, cha của cốc chấn anh là cốc lão sư chẩn đoán và điều trị. Bây giờ lão sư trụ trì đã 98 tuổi.
Thật không may, khi ngài Quả Khanh nghe nói trong toa thuốc của ông cốc có một số thành phần động vật nên ngài nhẹ nhàng từ chối.
Chớp mắt đã ba năm trôi qua, tôi con nghĩ khi con trai thi vào đại học xong, tôi sẽ đến thăm ngài Quả Khanh lần nữa. Thật không may, người đó đã rời đi, nhưng tiếc thay ngài đã qua đời, nhưng tôi vẫn có cảm giác ngài chưa vắng bóng, chỉ là đang đi xa thôi.
Tôi rất biết ơn ngài Quả Khanh đã đưa tôi đến với Pháp. Tri ơn vì 19 năm trướckhi gặp ngài tôi đang mang thai . Ngài khuyên tôi hãy tụng kinh Địa Tạng, tôi ngoan ngoãn vâng lời và sau khi tụng xong bốn mươi chín biến kinh, con trai tôi được sinh ra dễ dàng. Tôi cũng đã viết nhiều bài đăng trên diễn đàn.
Loáng cái đã 19 năm. Như ngài Quả Khanh nói, đứa con vì trả ơn mà đến sẽ cho tôi lòng niềm tri ân vô hạn. Con tôi chưa bao giờ học luyện thi, nhưng thành tích học luôn rất tuyệt vời. mới năm hai thôi cháu đã được Đại học Giao thông Thượng Hải và Đại học Chiết Giang Qiushi mời học và lấy được huy chương bạc Olympic quốc gia. Năm nay, cháu vào trường đại học lý tưởng nhất với số điểm 683. Cháu được mọi người khen vì tính ôn nhu, lễ độ, sốt sắng giúp người. Sự tử tế đôi khi đáng ca ngợi hơn cả tài ba, sắc diện. Hiệu trưởng trường cháu học thường bảo tôi: một đứa trẻ tốt bụng luôn bình an khi đi đến bất cứ nơi đâu, bởi vì lòng tốt vô ngã sẽ soi sáng cuộc đời nó.
Mặc dù tôi đã biết ngài Quả Khanh từ lâu nhưng tôi không tinh tấn và không thuộc kinh điển, cho nên tôi luôn sợ gặp ngài, nhưng tôi luôn biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn mà ngài đã dành cho cả đời tôi. Tôi nghe nói rằng nhiều người từ khắp nơi trên đất nước đã gắng chạy tới để được gặp ngài lần cuối và tôi rất biết ơn về sự đóng góp của ngài trong việc hoằng dương Phật giáo.
Người thân Dương Giáo Sư cũng rất kiên cường mạnh mẽ nên không khóc, bởi vì khi ngài ra đi rất an lành có nhiều bạn đạo hộ niệm, tất cả đều viên mãn tốt đẹp
Một người rời đi, hoàn thành sự luân hồi của một kiếp, mang theo tình cảm và sự chúc lành của bao người khác, biết bao tâm trí đã được khai mở trí tuệ bởi làn gió xuân. Một cuộc sống bình thường nhờ vậy mà trở nên phi phàm.
Chúc ngài ly khổ đắc lạc, thừa nguyện tái lai.
Hải ba ngày 27 tháng 8 năm 2018
Nguồn: Tĩnh Như
https://www.youtube.com/watch?v=_hJFgbttJME
CHẲNG SỢ LÂM CHUNG NGHIỆP THỨC MÊ
PHẬT CÙNG THÁNH CHÚNG HIỆN TIỀN KỀ
TÂM KHÔNG ĐIÊN ĐẢO VUI VÔ KỂ
TÍN-NGUYỆN-TRÌ DANH CHẮC CHẮN VỀ!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !