Lão Hòa thượng Hải Hiền đối với việc bản thân vãng sanh Thế giới Cực Lạc rất chắc chắn, Ngài nói: “Khi tôi vãng sanh không cần trợ niệm, bản thân tự niệm Phật. Để người khác trợ niệm không chắc chắn, không đáng tin.”
Lão cư sĩ Yên ở Phật đường Lục Phương ở Nam Dương mà lão Hòa thượng thường đến nói với lão Hòa thượng: “Khi nào Ngài vãng sanh, Ngài nói với con một tiếng, con tìm người đến trợ niệm cho Ngài.” Lão Hòa thượng Hải Hiền trả lời: “Kêu người khác trợ niệm vậy thì không tin rằng người đó đi được. Tôi đây không cần trợ niệm, tôi tự mình đi được rồi.”
Học Phật, học Tịnh độ tông, lão Hòa thượng Hải Hiền là tấm gương tốt nhất. Ngài có thể niệm Phật tự tại vãng sanh thành Phật, không cần người khác trợ niệm. Ngài biết trước ngày giờ, biết ngày hôm nào đi, A Di Đà Phật đã giao hẹn với Ngài rồi, đến khi Phật xuất hiện, tiếp dẫn Ngài vãng sanh. Những câu nói đó của Ngài vô cùng quan trọng: Không nên nhờ vào trợ niệm, trợ niệm không đáng tin.
Bản thân nhất định phải nắm chắc. Nhờ người trợ niệm thật sự không chắc chắn. Nếu như ở thời khắc then chốt quý vị vãng sanh, người trợ niệm cho quý vị muốn thăm dò một chút có phải quý vị đã vãng sanh hay không, quý vị đi đến cõi nào rồi, thế là sờ một cái trên đầu của quý vị. Như vậy sẽ quấy nhiễu đến quý vị, quý vị sẽ không vui.
Quý vị có chắc rằng khi người khác quấy nhiễu quý vị như vậy, trong tâm quý vị không sao, không chịu ảnh hưởng của họ? Phải có công phu đó mới được. Nếu như không có công phu như vậy, tốt nhất là đừng kêu người làm phiền, nếu không thì không đi được Tây Phương rồi. Không để người khác quấy nhiễu, vậy thì phải tự mình vãng sanh. Thời gian Phật giao hẹn đến rồi thì Phật hiện tiền đến tiếp dẫn quý vị. Đây là thật sự chắc chắn có thể dựa vào được. Phật không đến tiếp dẫn, quý vị không biết Thế giới Cực Lạc ở đâu, cho nên nhất định phải có Phật tiếp dẫn.
Một niệm cuối cùng khi lâm chung là A Di Đà Phật, nhất định vãng sanh Tây Phương. Làm sao chúng ta đảm bảo được một niệm cuối khi lâm chung là A Di Đà Phật, không có tạp niệm khác? Công phu nhất định phải nuôi dưỡng lúc bình thường. Lão Hòa thượng Hải Hiền dưỡng thành rồi, một câu Phật hiệu niệm được 92 năm, câu Phật hiệu này Ngài thuộc một cách thấu triệt rồi. Trong sinh hoạt bình thường hằng ngày Ngài không có tạp niệm. Mặc áo ăn cơm trong tâm niệm Phật. Không nghĩ đến quần áo đã cũ kỹ phải may vá lại, ăn cơm cũng không biết mùi vị của rau, cũng không có cái này ngon, cái kia không ngon. Những việc này Ngài đều không để ở trong tâm. Sinh hoạt cũng vậy, công việc, đối người tiếp vật tất cả đều như vậy. Công phu thành thục rồi, Ngài có thể tự tại vãng sanh không cần người khác giúp đỡ. Công phu này vô cùng vô cùng quan trọng. Một niệm cuối cùng quan trọng hơn tất cả, nó liên quan đến kiếp sau. Ra đi cũng sẽ không có chút đau bệnh nào.
Buổi chiều một ngày trước khi lão Hòa thượng Hải Hiền ra đi vẫn còn ở vườn rau trước tự viện, cùng các đệ tử gặt hái rau củ, không ngừng làm đến tối. Mọi người nói: “Lão Hòa thượng, làm cả ngày rồi, có thể dọn dẹp nghỉ ngơi rồi, đừng làm nữa.” Ngài trả lời: “Công việc này ta làm xong rồi, sau này tôi không làm nữa.” Buổi tối lão Hòa thượng làm xong công việc, trong đêm niệm Phật vãng sanh rồi.
Lão Hòa thượng làm biểu pháp cho chúng ta sống một ngày làm một ngày, sống một tiếng làm một tiếng. Nói buông xả thì đi rồi, được đại tự tại! Mẹ của Ngài cũng đi như vậy, Pháp sư Hải Khánh sư đệ của Ngài cũng đi như vậy, đều không cần người trợ niệm. Sự chắc chắn này là từ đâu mà có? Buông xả. Bệnh chung của mọi người chính là không buông xả, dục vọng quá nhiều rồi, rất cực khổ, suy nghĩ quá nhiều. Vì vậy thật sự vãng sanh do bản thân quyết định, nói đi thì đi, nói ở thì ở, sanh tử tự tại.
Trích Cuộc Đời Hòa Thượng Hải Hiền
Chuyển ngữ: Diệu Âm Diệu Hiệp
Cho mình hỏi hiền nhân và thánh nhân khác nhau ở chỗ nào, họ thuộc địa vị nào trong Phật giáo vậy thưa các vị?