Trong cuộc sống hiện thực có rất nhiều người không hề biết trân quý một cái bánh bao, một bát cơm, một tờ giấy hay một ly nước. Họ cho rằng bỏ đi một chút thức ăn, nước uống cũng chỉ là chuyện nhỏ mà thôi. Nhưng, hôm nay chúng ta lãng phí một chút, ngày mai lại lãng phí một chút, cả một đời tích cóp lại sẽ là một con số không nhỏ.
Có người vì muốn thể hiện ta đây giàu có, mà tuỳ tiện tiêu pha, kiếp sau chắc chắn họ sẽ là một người nghèo khó. Nhìn thấy cảnh mọi người lãng phí, tôi quả thực sốt ruột lo lắng thay cho những người không hiểu luật nhân quả này.
Con người sống trên đời, nếu hàng ngày đều lãng phí những thứ mình có, thì dẫu chỉ là một hạt gạo cũng đã bị cắt giảm một chút phúc thọ của bản thân. Cả đời một con người có thể “ăn” bao nhiêu, có thể “dùng” bao nhiêu cũng đều có định số, không phải là chúng ta có tiền thì có thể chi tiêu tuỳ tiện, hoang phí. Con người hễ khởi tâm động niệm đều sẽ có nhân quả, huống hồ là việc lãng phí?
Mọi người thường nói: “Trên đầu ba tấc có Thần linh”. Hành vi và suy nghĩ hàng ngày của chúng ta đều được Thần linh ghi chép lại. Chúng ta nhất thiết không được tự cho mình thông minh mà không tin nhân quả. Những lời các vị đại đức thời xưa và Phật, Bồ Tát nói hết thảy đều là chân thực. Chúng ta cần cẩn thận lắng nghe và làm theo, không nên ngốc nghếch làm những chuyện như “kẻ điếc trộm chuông”.
Như đã nói ở trên, một đời người ăn được bao nhiêu hạt cơm cũng đều có định số cả rồi. Khi con người dần dần lãng phí số cơm mình được ăn trong một đời thì cũng sẽ có ngày họ ốm đau, bệnh tật chẳng thể nuốt trôi miếng cơm, thậm chí còn phải kết thúc sinh mệnh. Đây chính là sự trừng phạt do việc lãng phí đồ ăn gây nên. Dẫu là một giọt nước, dẫu là một hạt gạo, thì những thứ lãng phí tích tụ lâu ngày sẽ nhiều dần lên, sẽ tiêu giảm một phần phúc báo của bạn và con cái mình. Thứ mất đi sẽ phải hoàn trả, khi con người đến tuổi xế chiều không bệnh nọ tật kia thì cũng nghèo túng. Đây gọi là tiêu giảm phúc báo. Nếu lãng phí một cách nghiêm trọng, họ thậm chí còn bị tiêu giảm cả thọ mệnh.
Trong cuộc sống của chúng ta vẫn luôn có một hiện tượng rất đáng sợ, chính là ăn uống bằng tiền chùa. Kiểu ăn uống này thông thường sẽ khiến thức ăn thừa trên cả một bàn tiệc thịnh soạn bị đổ bỏ toàn bộ, vô cùng lãng phí. Như vậy, mỗi người tham gia ăn uống đều phải gánh chịu nghiệp quả lãng phí đồ ăn này. Thử nghĩ mà xem, sự lãng phí mà những người thường xuyên tham gia những bữa tiệc như vậy tích cóp lại chẳng đáng sợ lắm sao. Như vậy kiếp sau, số phận của họ sẽ thế nào, chúng ta có thể ngẫm mà thấy được.
Cổ nhân có câu: “Tĩnh để tu thân, kiệm để tu đức”. Tiết kiệm cũng là một kiểu phúc phận, không lãng phí cũng chính là đang tích đức cho bản thân. Người thường lãng phí thì đức sẽ tiêu biến rất nhanh. Một người bạn của tôi lên thành phố lớn làm ăn, phát triển sự nghiệp. Chỉ trong năm năm, anh ấy đã làm ăn rất khấm khá. Ngay khi công ty đang lên như diều gặp gió thì đột nhiên anh lại bị phá sản. Nhìn vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của người bạn này là có thể đoán được rằng anh ấy là người không có phúc.
Anh ấy không hiểu nhân quả báo ứng do lãng phí đồ ăn gây nên, và cũng không hiểu trân quý phúc báo là thứ gì. Cả nửa bát cơm ăn dở dẫu chưa ôi thiu anh cũng đổ hết đi mà không chút xót xa. Quần áo lót anh ấy giặt đi giặt lại bằng nước sạch tới cả chục lần. Tôi biết rằng thói quen này của anh thật không tốt chút nào, và cũng nhiều lần khuyên nhủ anh đừng nên lãng phí, nếu không sau này sẽ không kiếm được tiền nữa đâu. Phúc một người mà mỏng thì rất khó kiếm được tiền. Anh ấy không hiểu những gì tôi nói nên đáp lại rằng: “Không có tiền thì làm sao anh có thể lãng phí được!”. Anh ấy có lý lẽ riêng của mình.
Anh ấy mua một bộ vest đắt đỏ, mặc được một năm anh ấy không thích nữa bèn vứt vào thùng rác. Tôi hỏi: “Bộ vest đẹp thế này anh không mặc nữa, sao không cho người khác?”. Anh ấy nói rằng vứt đi thì tốt hơn, vứt bỏ đồ cũ tức là phủi đi vận rủi. Tôi không thể nào hiểu được cách sống của anh ấy. Hai năm nay sự nghiệp của anh ấy xuống dốc không phanh, theo tôi thấy anh ấy đang không ngừng làm tiêu giảm phúc báo của mình. Anh ấy thường tới tắm gội ở những trung tâm cao cấp, còn có cả các em út kề bên. Anh ấy cho rằng làm vậy là đang hưởng thụ cuộc sống. Tôi thấy anh ấy thật đáng thương, đã tiêu tán âm đức của mình mà còn tưởng mình rất giàu có. Quả là mê muội! Con người sống đến tuổi trung niên mà vẫn không biết tích phúc cho bản thân.
Vì sao trong chùa có những người tu hành chân chính khi ăn cơm không dám lãng phí dẫu chỉ là một hạt gạo. Sau khi ăn cơm xong, họ đều dùng giẻ lau sạch chiếc bát hoá duyên? Bởi vì họ nhận cúng dường của tín chủ mười phương, nên lãng phí một hạt gạo thì tội nghiệp chồng chất như núi. Hậu quả thật đáng sợ biết bao! Lẽ nào con người lãng phí ở nhà mình lại không phạm phải nhân quả hay sao? Kỳ thực họ cũng đều bị tiêu giảm phúc báo như nhau.
Lượng nước con người được sử dụng cả đời cũng đều có hạn mức. Tôi thường bắt gặp rất nhiều người mở vòi nước rất to, họ xối nước không ngừng. Quả thực tôi rất lo lắng cho họ. Dẫu không phải là nước của nhà mình tôi cũng thấy vô cùng trân quý. Họ không biết được rằng lượng nước con người được sử dụng trong một đời cũng có hạn mức. Mọi người thường không hiểu những đạo lý thâm sâu này, vì vô tri nên không biết sợ. Con người hễ về già không còn phúc báo thì bệnh tật, hoạn nạn sẽ nhiều. Hơn nữa quan nạn bệnh tật này còn không dễ vượt qua. Đây chính là sự trừng phạt theo luật nhân quả.
Chúng ta không nên tuỳ tiện lãng phí bất kỳ thứ gì trong cuộc sống. Chúng ta phải lấy mình làm gương mà giáo dục thế hệ trẻ biết cách trân quý từng giọt nước, từng hạt gạo. Đây chính là đạo lý tích đức cho bản thân và những người thân yêu của mình.
Theo Secretchina.com
Con có thắc mắc này mà không biết đây là có tội hay không. Đó là nhà con hay dùng pin (batteries) và khi dùng hết lại không dám bỏ vào thùng rác vì khi thải ra đất sẽ gây hại đến môi trường sống. Vì vậy con đem vô sở làm bỏ vào thùng tái chế (recycle). Con làm vậy có phải tội gì không ạ?
Câu hỏi thứ hai là trong nhà Phật mình có phải hố đen có phải là núi Tu Di không ạ?
NHẮC NHỞ NGƯỜI NIỆM PHẬT
1. Người niệm Phật phải tuân thủ giới luật nhà Phật, đối với sự xa xỉ, phồn hoa ở hoàn cảnh bên ngoài phải nhìn thấu, tất cả thói xấu tơ hào ko nhiễm. Mỗi ngày phải có thời khoá cố định. Niệm Phật, Tụng Kinh phải thành tâm. Lâu ngày tự nhiên tâm thanh tịnh, cảnh giới đó ko ngôn ngữ văn tự nào diễn tả được. Mọi người phải quyết tâm theo một pháp đó là Niệm Phật, Lạy Phật.
2. Tất cả ngoại duyên, được giảm thiểu liền giảm thiểu. Tất cả quyến thuộc, được viễn ly liền viễn ly. Đối với mọi sự, mọi việc đều ko thương, ko ghét, ko lấy, ko bỏ. Phải biết tất cả phú quý công danh trên thế gian đều là giả, ko đáng lưu luyến. Tất cả quyến thuộc, tài sản …v.v…, sau cùng đều tiêu tán, ko nương tựa được. Chỉ có thể nương tựa Phật, Bồ Tát. Muốn coi nhẹ thế tình thì phải tin sâu Nhân – Quả. Biết rằng phú quý, bần tiện đều có số định, theo mệnh mà hành, tuỳ duyên sinh sống. Bất kỳ việc gì cũng ko để quấy nhiễu tâm ta. Tất cả việc ăn, mặc, đi, ở, thị phi, vinh nhục đều lạnh lùng buông bỏ. Ngoại duyên thanh tịnh, trí huệ trong tâm tự khai mở.
3. Mỗi ngày dậy sớm, tâm sáng suốt, dễ dàng niệm Phật. Buổi tối đối trước Phật, nghĩ ngày nay có khởi phiền não ko? Có sanh ác niệm ko? Có thì sửa, ko thì tiếp tục cố gắng. Đây là chánh đạo để vào thế giới Cực Lạc.
4. Niệm Phật không được cầu Phật phóng quang, cầu Bồ Tát hiển mộng, không mong tất cả mọi sự ham muốn, hoang tưởng khác, nếu không, dễ bị Ma khởi.
5. Tất cả sở thích, ham muốn nên giới tuyệt. Nếu không, căn bản ko thể nói tới việc tu hành. Tất cả phải dựa vào sự nỗ lực của bản thân. “Thân người khó được, Phật Pháp khó nghe”. Ngày nay cái khó được đều đã được, phước đó rất lớn lao. Phải sanh tâm hoan hỷ, tâm tinh tấn, ko được sanh tâm thoái chí, giải đãi, phóng dật. Đời người mấy chục năm, chớp mắt liền trôi qua, nhất định phải nỗ lực cho sớm. Nếu bỏ lỡ đời này, một hơi thở hắt ra lại chui vào bào thai, ko biết sẽ trôi lăn vào đường nẻo nào. Lúc đó đau khổ triền miên ko biết ngày ra, hối hận đã muộn. Không nói nhiều nữa, xin các vị tự mình nỗ lực !”
PHÁP SƯ ĐÀM HƯ
LỢI ÍCH TO LỚN KHI TA CÚNG THÍ THỰC
Chúng tôi thường nhắc các Phật tử rằng ngày nào cũng phải cúng thí thực, ăn món gì thì cúng món nấy, ăn chay cúng chay, ăn mặn cúng mặn.
Ta để bàn cúng ngay giữa cổng để những vong linh ngoài đường hay trong nhà đều đến ăn được, rồi tụng bài kinh để hiểu cho họ nghe để tâm họ được đón nhận đạo lý.
Ngày nào cũng cúng như thế ta làm được cái hạnh bố thí thực phẩm cho người cõi âm, sau này ta sẽ được phước rất lớn, đời đời không bao giờ bị đói kém.
Một lợi ích nữa của việc cúng thí thực là khi các vong linh được cúng cho ăn uống đầy đủ, họ sẽ bí mật ủng hộ chúng ta. Nhiều người bỗng buôn may bán đắt, hoặc tự nhiên phát giác được tên trộm lén vào nhà,… mà không ngờ rằng đó là do người cõi âm đã âm thầm trợ giúp.
Tuy nhiên, khi cúng thí thực ta chỉ cầu nguyện cho họ được ấm no đầy đủ, quy y Tam Bảo, tránh xa điều ác, làm các việc lành, để sớm được sanh về cõi giới an lạc chứ đừng nhờ họ trông nhà giùm mình”, hay “dắt khách mua hàng giùm mình…
Hiểu điều này, chúng ta nên đối xử tử tế với người âm, đừng bao giờ mời thầy pháp đến trấn ếm dán bùa đuổi ma. Vì sao vậy, vì các thầy pháp hằng ngày đều cúng cho vong lính ăn, rồi đến khi nhà ai có việc cần nhờ vả trấn ếm thì họ sẽ đem một số vong linh đến để đuổi những vong linh ở nhà kia đi.
Như vậy ai lỗ? Nhà người đó lỗ chứ không phải ai khác. Vì người ta lỡ đuổi mấy vong linh này để rước hàng chục vong linh khác về, mà ngày nào không cho ăn thì quậy phá còn dữ dẫn hơn trước, rồi lại còn phải tốn thêm tiền cho thầy pháp.
Nên mỗi người chúng ta hằng ngày cứ nhẹ nhàng cúng thí thực và tụng kinh cho người âm. Nhờ vậy mà từ từ họ biết đạo lý, trở nên dễ thương hơn, rồi họ tự nguyện âm thầm bảo vệ gia đình ta, và đời sống của mình sẽ ngày một an ổn hơn.
Thích Chân Quang
Con thấy quý thầy ở chùa thường không ăn thức ăn đã cúng thí thực. Không biết vì sao thế ạ?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thanh,
Về lý, có 2 lý do:
1. Chư Tăng Ni được coi là người thọ thực do Thiên, Nhân cúng, vì thế nên không ăn đồ cúng vong.
2. Chư Tăng Ni khi thọ thực đều phải cúng quá đường, tức dâng đồ ăn tới chư Phật, vì thế không thể dùng đồ cúng vong để cúng dường.
Nhưng đi vào sự, có những vị tăng, ni vẫn ăn đồ cúng vong cùng các Phật tử, nhưng khác là không làm lễ cúng quá đường.
TN
Cúng thí thực đúng pháp thì tuyệt đối phải cúng chay chứ không cúng mặn, và phải khai thị pháp Niệm Phật cho các vong linh để họ thoát khỏi cảnh khổ và được sanh về cảnh giới lành. Nếu sát sanh hại vật cúng tế cho họ thì họ càng khổ thêm và không biết khi nào mới được siêu thoát!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Dạ nếu như thức ăn nhiều quá để lâu bị hư em đem bỏ thì không biết có tội gì không ạ? Đôi lúc đi siêu thị mua thức ăn, chỉ muốn mua ít thôi nhưng siêu thị bán một hủ rất lớn mua về ăn không hết bỏ vào tủ lạnh ăn dần, nhưng ăn cả tháng vẫn chưa hết và bị chua hư. Em đem đi đổ có bị tổn phước không ạ? A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Trang,
Nếu hành thường xuyên, tổn phước là chắc chắn. Vì thế, bạn ráng mua vừa đủ ăn thôi; có thể mua ít sẽ đắt hơn mua nhiều. Những nhà kinh doanh biết được tâm lý người mua nên thường làm như vậy. Với người không tu đạo Phật, mọi chuyện mua-ăn không hết, đổ đi là bình thường. Nhưng với người tu đạo thì chúng ta phải kiệm phước từng ly, từng tí một. Điều quan trọng hơn nữa, trong mọi sinh hoạt cuộc sống, việc mua, bán đồ ăn, vật dụng…cũng đều là pháp phương tiện để chúng ta kiểm soát và trắc nghiệm tâm tham của bản thân. TN lấy việc mua đồ ăn của bạn làm biểu dụ: biết mình mua nhiều, về ăn không hết, không kịp, đồ sẽ hư hỏng, phải bỏ đi, nhưng mình vẫn ráng mua. Lý: bạn bỏ tiền mua nên không thể trách. Sự: mua nhiều = phải dùng nhiều, dùng không hết phải đổ bỏ = tâm tham nhiều, lãng phí vật thực tăng trưởng. Do vậy nên Phật dạy chúng ta phải năng tiết dục để học hạnh tri túc, tức biết đủ là vậy.
Chúc bạn tỉnh giác và tinh tấn
TN