Thuở xưa, tại một vùng nọ, có một viên tiểu lại họ Trương. Ông vốn là người có tính tình hòa nhã, thích làm việc thiện. Hằng ngày, ông thường hay đến lò sát sinh, dùng tiền lương của mình để mua những con vật bị giết chết sau đó mang chúng về chôn.
Thân thế tuy là một viên quan tiểu lại nhưng gia cảnh cũng dần dần khá giả, con cháu đầy nhà. Do ngày ngày làm việc thiện cho nên đến lúc về hưu ông trở về ở với con cháu. Song, ông không quên làm công việc cũ là mua vật chết để chôn cất ân cần và tử tế. Những người hàng xóm thấy thế cho ông là một người điên dại, nhưng ông vẫn thản nhiên xem như không có việc gì. Đồng thời, ông còn nghiêm khắc dạy dỗ con cháu không được sát sinh, cả nhà đều phải ăn chay.
Vì lúc sinh tiền cứu sống sinh mạng sinh vật rất nhiều, nên đến lúc bảy mươi tuổi mà ông vẫn tráng kiện bình thường như tuổi trẻ. Sống đến hơn một trăm tuổi, ngày nọ ông tập họp tất cả con cháu lại, với dung mạo tươi sáng, tinh thần quắc thước, ông ân cần di chúc lại:
– Bản thân Ta suốt đời phóng sinh rất nhiều, tích đức sâu dày. Ngày nay, Thiên Đế sai người xuống rước Ta về. Nhà họ Trương chúng ta từ nay về sau ngày càng hưng thịnh, con cháu đều có thể vui hưởng tuổi trời. Sau khi Ta quá vãng, tất cả mọi người trong gia đình phải biết vâng giữ lời di huấn của Ta, không được sát sinh hại vật.
Lời nói vừa dứt, mắt ông từ từ khép lại, thì bất chợt mọi người nghe tiếng nhạc vang lên từ trên hư không, âm thanh nghe được rất êm tai. Tiếng nhạc mỗi lúc mỗi nghe rõ và gần hơn. Sau đó, tất cả con cháu của ông đều ngước mắt lên xem, chẳng bao lâu thì tiếng nhạc lại xa dần. Mọi người mới quay lại nhìn ông thì ông đã ngủ giấc ngàn thu, song dung nhan vẫn tươi sáng như người còn sống. Hay tin ông qua đời, vua nhà Đường mới phong tặng ông hiệu là Viên ngoại lang. Kể từ đó về sau, con cháu ông ai nấy đều hết lòng làm theo lời di huấn của ông để lại.
Trích THƯƠNG YÊU SỰ SỐNG (THE LOVE of LIFE)
Tác giả: G.B. Talovick
Người dịch: Thích Tâm An
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào các sư tỷ, sư huynh:
Cho mình hỏi: mình coi các bài giảng pháp trên mạng, một số ít liên hữu vừa nghe giảng pháp, vừa niệm Phật thầm trên môi, như vậy có đúng pháp không? Hay là chỉ lắng lòng nghe pháp thôi? Nhờ các liên hữu lý giải dùm cho mình. Xin chân thành cảm ơn.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Độ,
Nếu vị Phật tử đó đã niệm Phật được tam muội, việc vừa nghe pháp, vừa niệm Phật ăt không có trở ngại. Nhưng người đã được tam muội, ắt không cần pháp vừa nghe, vừa niệm đó.
Thực tế khi miệng vẫn còn phải niệm, đồng nghĩa tâm còn tán loạn, vì loạn nên phải niệm liên tục. Do vậy vừa nghe giảng pháp, vừa niệm Phật là pháp quá khiêm cưỡng, gò ép thân, khẩu, ý liền 1 lúc phải làm 2 việc, sự lợi lạc chắc chắn không thể bằng nhiếp tâm theo 1 pháp. Bởi niệm Phật là: miệng niệm-tai nghe-tâm nhớ rõ. Nay tâm phân đôi = không phải chuyên niệm.
TN
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chân thành cảm ơn sư huynh Thiện Nhân đã góp ý cho đệ.
Vậy là đệ khi nghe giảng Phật pháp, thì chỉ lắng nghe pháp mà thôi? Không nên niệm Phật nhép môi, khi nghe giảng Phật pháp phải không huynh?
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Độ,
*Đúng rồi bạn. Vừa niệm Phật vừa nghe giảng pháp là tâm không lễ kính, bởi nghe pháp như nghe lời Phật vậy. TN thấy rất nhiều liên hữu tự làm khó cho chính mình, một lúc phải kiêm vài 3 ba pháp với nhau. Hiểu đúng nghĩa thì đó là tâm tham – tham pháp và tham hình tướng tu học. Chúng ta niệm Phật là để chuyển hoá tham, và buông xuống chấp trước (hình tướng tu học) nhưng càng niệm, niệm tham, chấp trước càng dấy khởi, đó không phải là niệm Phật mà là ngạ quỷ niệm.
*Người khéo tu là phải biết ẩn tu. Sao gọi ẩn tu? là bạn tu mà không ai biết bạn đang tu, đó mới thực là tu. Cũng như hành thiện, bố thí, cúng dường, không cần ai biết; còn biểu diễn cho công chúng biết đó không phải chân thiện, chân bố thí, chân cúng dường. Những vị mà bạn kể, vừa nghe pháp, vừa lầm rầm nhép môi niệm Phật là họ đang biểu diễn tu. Đó gọi là “tu ngoài da”. Bạn ráng niệm Phật tới khi nào mà không phải nhép miệng nữa, nhưng Phật hiệu không rời tâm bạn, Phật hiệu lúc này đã thực sự ngấm sâu vào tâm bạn = bạn thực biết niệm Phật.
Nguyện chúc bạn luôn tinh tấn, tỉnh giác tu học.
TN
A DI ĐÀ PHẬT…
Xin chào các liên hữu:
Chân thành cảm ơn sư huynh Thiện Nhân đã phúc đáp cho đệ.
Cho mình hỏi: ” A Duy Việt Trí Bồ Tát. ” là ý nghĩa gì? Xin cảm ơn.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Nguyễn Độ,
Bạn hoan hỉ đọc lời giảng của cố Hoà Thượng Tịnh Không về ý nghĩa này nhé.
Chúc bạn an lạc.
TN
………………………………………………………
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 252
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Chuyển ngữ: Liên Hải
Biên tập: Bình Minh
Thời gian: 25.01.2011
Địa điểm: Tịnh Tông Học Viện- Úc Châu
Chư vị pháp sư, chư vị đồng học, xin mời ngồi. Mời quý vị xem Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh Giải, trang 306 hàng thứ năm, bắt đầu xem từ câu thứ hai.
“Cái vị thập phương đại sĩ, nhược ư A Di Đà Như Lai, đỗ tướng, văn danh, kiến quang, tri ý giả, giai nhập Như Lai chi thất, dĩ văn danh cố, đắc tất cánh bình đẳng chi nghiệp ”. Đây là lời tổng kết của Niệm Lão về bình đẳng được nói đến trong Vãng Sanh Luận Chú. “Nhập Như Lai gia” có thể đắc được bình đẳng ba nghiệp thân khẩu ý. Chữ “nhập” ở đây chính là chỉ cho việc vãng sanh. Chỉ cần sanh đến cõi Đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh đều có thể được Di Đà bình đẳng tam nghiệp. Tin tức này so với trước đây chúng ta học qua, trong Di Đà đại nguyện, trong nguyện thứ 20 nói với chúng ta, những vị Bồ Tát vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, phàm thánh đồng cư độ hạ hạ phẩm vãng sanh đều xưng là Bồ Tát. Bồ Tát như thế nào? A Duy Việt Trí Bồ Tát. Bất luận là quí vị từ cõi nào niệm Phật vãng sanh Thế giới Cực Lạc, cũng bất luận nghiệp quí vị mang nặng bao nhiêu, đến Thế giới Cực Lạc rồi đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát. Đây là 48 nguyện của Di Đà gia trì.
Trong Vãng Sanh Luận Chú tin tức này vượt qua rồi. Trong nguyện thứ 20 chỉ nói đến Thế giới Cực Lạc, trí tuệ, thần thông, đạo lực của họ và Pháp thân Bồ Tát của Cõi Thật báo không có gì khác nhau. Đây chính là bổn nghĩa của A Duy Việt Trí Bồ Tát.
Đoạn này trong Luận Chú, vào nhà Như Lai, rốt ráo đắc thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp bình đẳng của Phật A Di Đà. Điều này không thể nghĩ bàn. Vãng sanh đến Thế giới Cực Lạc, quí vị sẽ giống với Phật A Di Đà, không có gì sai khác. Đắc được là ba nghiệp thân ngữ ý bình đẳng. Tin tức này siêu việt A Duy Việt Trí Bồ Tát mà trước đây đã giảng. A Duy Việt Trí Bồ Tát là viên giáo sơ trụ trở lên, 41 vị pháp thân đại sĩ, A Duy Việt Trí Bồ Tát, thân ngữ ý nghiệp bình đẳng với Phật, siêu việt rồi. Đó là gì? Đó là quả báo Diệu giác vị viên mãn. Chúng ta tin rằng tin tức này là chân thật, không phải là giả dối. Nếu như có vấn đề lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ sẽ không trích dẫn nó vào đây, trích dẫn vào chỗ này đó chính là khẳng định ông nói không sai. Cho nên tổng kết ý nghĩa đoạn Luận chú này, nên gọi là mười phương đại sĩ, người vãng sanh trong mười phương, người ở cõi đồng cư hạ hạ phẩm vãng sanh cũng xưng là đại sĩ. Vì sao vậy? Họ đích thực phát bồ đề tâm nhất hướng chuyên niệm, vậy mới có thể vãng sanh, không phù hợp tiêu chuẩn này thì không thể vãng sanh.
Những người này, nếu thấy thân tướng của A Di Đà Như Lai, nghĩa là đã thấy Ngài rồi, không nói thấy Ngài bằng phương thức nào. Nằm mơ nhìn thấy Ngài có tính hay không? Có lẽ nên tính. Ông không nói thấy tướng ở đây, trong mơ nhìn thấy tướng có tính hay không. Ông không nói câu này, không ghi chú câu này. Không có câu này, có thể trong mộng nhìn thấy cũng được tính, hà huống là những lúc khác! Quí vị nhìn thấy tượng của Phật A Di Đà, quí vị nhìn thấy tượng vẽ, nhìn thấy tượng đúc, đều là quí vị từng nhìn thấy tướng rồi.
Nghe danh, nghe được một câu danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, bất luận là vào lúc nào, bất luận là tại nơi nào, nghe được một câu danh hiệu này, thấy quang, Phật tướng phóng quang, danh hiệu cũng phóng quang.
Tri ý, điều này tương đối khó hơn một chút, nhất định phái có. Vì sao vậy? Đọc tụng kinh điển liền biết ý. Đối với tâm tư của Phật A Di Đà quí vị hiểu được, Phật A Di Đà niệm niệm không bỏ chúng sanh. Chúng ta từ trong 48 nguyện để xem, niệm niệm đều muốn độ thoát tất cả chúng sanh trong khắp pháp giới hư không giới, đặc biệt là chú trọng chúng sanh khổ nạn của lục đạo luân hồi.
Đều vào nhà Như Lai, vãng sanh chính là vào nhà Như Lai. Nhờ nghe danh này, “đắc tất cánh bình đẳng chi nghiệp”, tất cánh là cứu cánh, bình đẳng viên mãn về ba nghiệp thân ngữ ý. Nói như vậy vãng sanh không phải là thành Phật rồi sao? Đây không phải là giả. Nhưng trong kinh đích thức cũng nói đới nghiệp vãng sanh. Tập khí phiền não nhất phẩm cũng chưa đoạn, đến Thế giới Cực Lạc liền giống như Phật A Di Đà vậy, không có gì khác. Đây chính là nói “pháp khó tin”. Nếu quí vị hỏi bất cứ vị Bồ Tát nào, họ đều sẽ lắc đầu nói với quí vị không thể được. Làm gì có sự việc như vậy! Nhưng trong bộ kinh này chúng ta đã đọc được là Phật Thích Ca, Phật Di Đà đích thân tuyên dương cho chúng ta rồi, đương nhiên không phải là vọng ngữ. Chúng ta tin Thế Tôn thuyết pháp cũng giống như trong Kinh Kim Cang nói vậy, là chân ngữ, thật ngữ, là như ngữ, là bất cuồng ngữ. Cho nên chúng ta tin tưởng. Phật nói rất hay, cho đến những sự việc ở thế giới Cực Lạc, Ngài nói duy chỉ có Phật và Phật mới có thể rốt ráo, lời nói này làm cho nghi hoặc của chúng ta được hóa giải. Sự việc ở thế giới Cực Lạc vô cùng đặc biệt. Chỉ có Phật và Phật mới hiểu được một cách rốt ráo. Nói cách khác, Đẳng giác trở xuống, đối với tình hình ở thế giới Cực Lạc, vẫn là mơ hồ, không hiểu rõ hoàn toàn, hà huống là phàm phu chúng ta? Chúng ta nghe rồi, chỉ có tin tưởng, thâm tín không nghi, y giáo tu hành. Chúng ta liền được lợi ích.
Dưới đây nói, cùng với văn ngã danh trong nguyện này, chứng ly sanh pháp, hộ đà la ni, thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trú, toàn nhiên nhất vị. Trong Vãng Sanh Luận Chú nói và ý nghĩa hoàn toàn tương đồng với đoạn văn này vậy. Văn danh chứng ly sanh pháp, đoạn trước đã báo cáo qua với chư vị rồi.
“Do nhờ nghe danh, được trú trong pháp bình đẳng, tức trú nơi thật tướng các pháp vậy”. Người trú trong thật tướng các pháp, cấp bậc thấp nhất là Viên giáo sơ trụ Bồ Tát, Biệt giáo sơ địa Bồ Tát, siêu việt thập pháp giới. Chúng ta thực sự có chí, có chí gì? Lập chí ngay trong đời này, vĩnh viễn thoát ly thập pháp giới, không chỉ là lục đạo luân hồi, vĩnh viễn thoát ly thập pháp giới. Trong đời này chứng đắc viên mãn rốt ráo. Y theo pháp môn này thì có thể làm được. Vấn đề là thực sự có thể làm cho thế duyên này, chúng ta nói rõ ràng hơn, minh bạch hơn chút nữa, duyên của thập pháp giới đều buông bỏ hết, quí vị mới có thể vãng sanh được. Duyên của thập pháp giới đã buông bỏ rồi, có thể giúp đỡ chúng sanh không? Có thể. Độ chúng sanh mà không chấp tướng độ chúng sanh, tức gọi là diệu dụng. Phổ độ chúng sanh là tùy duyên. Không chấp trước tướng độ chúng sanh gọi là diệu dụng. Diệu ở đâu? Diệu nơi việc trú thật tướng các pháp, phổ độ tất cả chúng sanh, diệu ngay nơi này vậy. Không được chấp tướng, tướng nhất định phải buông bỏ. Tướng sau khi buông bỏ rồi, cũng là độ chúng sanh. Tướng đó cũng là độ chúng sanh. Tướng là gì? Là biểu pháp. Ba nghiệp thân ngữ ý đều độ, ba nghiệp phổ độ, đây gọi là bình đẳng trú.
Dưới đây trích dẫn Hán dịch. Trong Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh nói: “xưng A Di Đà Phật, là vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác”. Kinh văn này, bản hội tập dẫn chứng.
“Nên biết thập phương đại sĩ, nghe danh hiệu Phật, chí tâm tín nhạo”. Câu này quan trọng, là chân tâm. Tín là thật tin, nhạo là yêu thích. Yêu thích gì? Yêu thích thế giới tây phương cực lạc, yêu thích Phật A Di Đà, yêu thích khắp pháp giới hư không giới, những người cùng chí hướng niệm Phật vãng sanh thế giới Cực Lạc, người chí đồng đạo hợp. Đây gọi là chí tâm tín nhạo.
Dùng tâm bình đẳng, niệm giác bình đẳng, an trú như vậy. Ba câu nói này nhất định phải thực tiễn vào trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tâm bình đẳng là gì? Đối với tất cả các pháp đều không còn chấp trước, không còn phân biệt nữa, đó chính là tâm bình đẳng. Có phân biệt có chấp trước thì không bình đẳng, vì sao chúng ta không buông bỏ được. Buông bỏ này khó khăn như vậy, nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân do chúng ta không biết chân tướng của tất cả pháp. Chân tướng của tất cả các pháp là gì? Trong Kinh Bát Nhã nói: “Nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”. Chúng ta đem tất cả pháp, dùng lời các nhà khoa học hiện tại, đem nó quy nạp thành ba loại lớn, phân loại thành ba loại lớn, khoa học phân chia là vật chất, tin tức, và năng lượng. Trong Phật Pháp cũng chia làm ba loại lớn: vô minh nghiệp tướng chính là năng lượng; chuyển tướng chính là tin tức; cảnh giới tướng chính là vật chất. Chúng ta dùng thông thường, trong khái niệm phổ thông nói là: hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, hiện tượng tự nhiên. Các cách nói khác nhau này kỳ thực có cùng một ý nghĩa, không hề sai biệt, toàn là huyễn tướng, không có một thứ gì là chân thật hết.
Trong kinh giáo Đại thừa nói về sự việc này rất rõ ràng. Thể tánh, tướng trạng, tác dụng của vũ trụ vạn pháp gọi là thể- tướng- dụng. Nói rất rõ ràng, rất thấu đáo. Tướng có, tánh không, cho nên đương thể tức không, liễu bất khả đắc. Sự có, lý không. Nếu như chúng ta thực sự nhận thức nó một cách rõ ràng rồi, tâm của quí vị tự nhiên liền được bình đẳng trú. Vì sao vậy? Trong tất cả các cảnh giới, sẽ không khởi tâm động niệm. Khởi tâm động niệm đã không có, làm sao mà có phân biệt chấp trước được? Đắc bình đẳng trú rồi. Nhưng cho dù chúng ta đạt được, tập khí nặng, tập khí rất khó đoạn. Vãng sanh đến Cõi Thật báo trang nghiêm, trải qua 41 cấp bậc, đem những tập khí này đoạn sạch sẽ rồi, 41 cấp bậc này thời gian bao lâu? Trong Kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta ba đại a tăng kỳ kiếp, cho nên nói thành Phật phải mất ba đại a tăng kỳ kiếp là từ câu nói này mà có, có căn cứ vậy. Không phải là bắt đầu từ ngày nay chúng ta học Phật, không phải vậy. Cũng không phải chúng ta nhiều đời nhiều kiếp trước bắt đầu học được. Điều này đều không tính. Đến đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, ngày đó mới bắt đầu, ba a tăng kỳ kiếp. Cũng tức là nói tập khí khởi tâm động niệm của quí vị không còn. Tập khí này không còn, nói với chư vị rằng, cõi Thật báo trang nghiêm của Chư Phật Như Lai cũng không còn nữa. Cho nên “phàm có hình tướng đều là hư vọng” bao gồm cả y chánh trang nghiêm của cõi Thật báo ở trong đó nữa, không ngoài lệ, bao gồm cả nó vào trong đó. Không có thứ gì là không hư vọng cả.
Năm xưa tôi đọc Kinh Đại Bát Nhã, tôi chỉ xem một lần, tôi tổng kết lại 12 chữ, sáu trăm quyển Kinh Đại Bát Nhã giảng những gì? Giảng “nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”. Nếu như thực sự thể hội rồi, chúc mừng quí vị. Đó chính là gì? “Như thị an trú, đắc bình đẳng trú”. Tâm quí vị đã an nơi “nhất thiết pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc”. Quí vị có thể an trú vào trong bốn câu này, quí vị liền đắc bình đẳng trú rồi. Nói cách khác, quí vị đối với tất cả pháp thế xuất thế gian sẽ không còn có phân biệt chấp trước nữa. Nhưng tập khí vẫn còn, tập khí nó không làm trở ngại. Cũng tức là nói nó sẽ không quấy nhiễu cảnh giới của quí vị, sẽ không quấy nhiễu tín tâm của quí vị. Đây cũng là đại ý của “đắc bình đẳng trú”.
Một câu danh hiệu Phật này tức là thật tướng, tức là toàn thể pháp giới, tức là thể tánh bình đẳng của các pháp. Nhưng có thể niệm niệm tương tục, niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm. Nên nói “đắc bình đẳng trú”. Đây là quy kết về công phu niệm Phật của pháp môn Tịnh Tông. Trong công phu niệm Phật của pháp môn Tịnh Tông, hiện tại chúng ta thấy có hay không? Có, chúng tôi tin rằng không ít người. Người như vậy luôn luôn bị đại chúng bỏ qua, không ai để ý đến. Những người nào? Những ông già bà lão, quí vị xem họ suốt ngày từ sáng đến tối cầm xâu chuỗi, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, dường như cái gì cũng không biết, bất luận quí vị hỏi họ điều gì, họ trả lời quí vị chính là bốn chữ A Di Đà Phật. Họ không nói đúng, họ cũng chẳng nói sai, bất luận là quí vị hỏi họ những gì, họ đều là A Di Đà Phật. Lúc vãng sanh biết trước giờ đi, tướng lành hi hữu. Vì sao vậy? Họ trú bình đẳng trú rồi. Tất cả pháp thế gian xuất thế gian chính là A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra không còn thứ gì nữa cả. Đến thế giới tây phương cực lạc, Phật A Di Đà cũng không còn, cũng không cần nữa, thực sự không cần nữa. Nhưng nếu như lúc quí vị gặp họ, quí vị nhìn thấy họ vẫn đang niệm A Di Đà Phật, đó là sự việc gì vậy? Đó là biểu pháp, đó là dạy cho quí vị. Bản thân đã thành tựu rồi. Đó chính là oai nghi hữu tắc. Họ dạy quí vị bí quyết này, phương pháp của bí mật này, liền có thể ngay trong đời này viên mãn thành Phật. Nếu như quí vị không tin tưởng, lại muốn học điều này, lại muốn học điều kia, đó chính là điều trong kinh Đại thừa nói, quí vị không có duyên với Phật. Phật không độ người vô duyên. Duyên của quí vị chưa thành thục, người chưa thành thục rất nguy hiểm, vì sao vậy? Sợ đọa ba đường ác, còn phải tiếp tục làm việc lục đạo luân hồi, đó gọi là thiên trường địa cửu, không biết đời nào kiếp nào quí vị mới ra khỏi được. Quí vị vì sao mà không chịu buông bỏ!
Trong kinh giáo Đại thừa quí vị xem xem bộ kinh này, chú giải này của Niệm Lão trích dẫn 193 loại kinh luận, mỗi câu đều là nhắc nhở chúng ta buông bỏ vạn duyên, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, chính là trú bình đẳng trú. Phải thực sự nhận thức được câu danh hiệu Phật này, chính là thật tướng. Câu danh hiệu Phật này chính là toàn thể pháp giới. Quí vị niệm một câu danh hiệu này, tâm quí vị, thân quí vị sẽ cùng với toàn thể pháp giới dung thành một thể. Quí vị sẽ trở về thật tướng, trở về với pháp giới. Nói hiện thực hơn một chút, tai nạn quí vị gì cũng không còn nữa. Trong thật tướng không có tai nạn, trong pháp giới không có trói buộc, tức là các pháp thể tánh bình đẳng. Câu danh hiệu Phật này, quí vị xem đúng là không thể nghĩ bàn. Thể tánh của các pháp bình đẳng, thật là vĩ đại. Nhưng có thể niệm niệm tương tục, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, vậy thì thực sự đắc bình đẳng trú rồi. Niệm bốn chữ, sáu chữ, đều giống nhau, không có sai biệt. Niệm bốn chữ cũng được, niệm sáu chữ cũng được. Giống như lão pháp sư Đế Nhàn bình thường dạy mọi người, một câu danh hiệu Phật này niệm tiếp tục, niệm mệt rồi thì nghỉ ngơi, nghỉ ngơi khỏe rồi quí vị lại tiếp tục niệm tiếp. Quí vị xem tự tại biết bao, mảy may áp lực cũng không có, mệt rồi thì nghỉ, nghỉ khỏe rồi vừa tỉnh lại tiếp tục niệm. Đây gọi là tịnh niệm tương tục, không hoài nghi, không xen tạp. Từ sáng đến tối chỉ một câu danh hiệu Phật. Anh thợ hàn niệm thành công rồi. Quí vị xem ba năm, biết trước giờ đi, không có sinh bệnh. Đứng mà vãng sanh. Sau khi chết rồi vẫn đứng vậy ba ngày. Đợi sư phụ của anh ta làm hậu sự cho, đứng ba ngày. Khoảng hơn 40 năm trước, gần 50 năm trước, hơn 40 năm trước. Tôi ở Phật Quang Sơn dạy học. Phật Quang Sơn có một người làm công quả nói với tôi, hàng xóm của họ, một bà cụ niệm Phật, cũng chính là một câu danh hiệu Phật niệm ba năm. Cũng biết trước giờ đi, đứng mà vãng sanh, ông tận mắt nhìn thấy rồi, nói với chúng tôi, đây là sự thật không giả dối tí nào. Lúc đó tôi dẫn theo khoảng mười mấy người học trò, ban đêm trăng sáng rất đẹp, ngồi bên hồ sen chúng tôi thảo luận Phật Pháp, ông ấy đi đến chỗ chúng tôi, nói lời này với chúng tôi, khuyên chúng tôi niệm Phật, chúng tôi vĩnh viễn sẽ không quên được, cũng niệm ba năm. Ví dụ như vậy rất nhiều!
Tôi ở Mỹ lão cư sĩ Cam nói với tôi một người bạn của ông ấy, cũng là bạn học Phật, con trai đều học hành ở Mỹ, sau khi tốt nghiệp làm việc tại Mỹ, kết hôn, sanh con, liền đón mẫu thân đến Mỹ để chăm sóc nhà cửa, chăm cháu, làm việc nhà, bà ấy không oán không buồn, mỗi ngày chăm sóc vô cùng chu đáo, ở được mấy năm, cháu nội có thể gửi nhà trẻ, có lẽ là bốn, năm tuổi rồi. Mỗi ngày bà lo liệu việc nhà xong, chăm sóc cuộc sống cho cả nhà, không ai nhìn thấy bà niệm Phật, bà thực sự niệm Phật, bà ở nhà không đi đâu cả. Sáng sớm vào ngày vãng sanh hôm đó, sáng sớm thường là bà nấu cơm sáng, sau khi con trai, con dâu, cháu nội thức dậy, không thấy bà hôm nay nấu cơm sáng cảm thấy vô cùng kỳ lạ, nên mở cửa phòng bà vào xem, bà cụ áo quần ăn bận rất chỉnh tề, mặc áo tràng, ngồi xếp bằng trên giường, gọi bà không thấy trả lời, đi đến trước mặt nhìn kỹ, bà đã đi rồi. Đi lúc nào không có ai biết. Biết trước giờ đi, làm sao mà biết trước giờ đi? Bên cạnh giường bà có để tờ di chúc, dặn dò hậu sự, viết rất rõ ràng. Hơn nữa còn giúp con trai, con dâu, cháu trai may sẵn áo tang rồi, may lúc nào thì cũng không ai biết, từng phần từng phần vậy. Hậu sự bà cũng sắp đặt xong rồi, tin tức này truyền đến những người bạn học Phật, mọi người đều đến thăm, niệm Phật tiễn bà đi, kỳ thật bà ấy đã đi rồi, không ai là không cảm thán. Bà biểu pháp như vậy, quí vị xem độ được biết bao nhiêu chúng sanh, làm cho những người niệm Phật đều sanh khởi tín tâm, cũng sanh khởi tâm tàm quý. Sánh với bà ấy thì không bằng bà ấy rồi! Người ta vì sao lại có được công phu tốt như vậy? Không có gì khác, chính là ở đây nói bà đắc được bình đẳng trú, bí quyết chính là đây vậy. Công phu của quí vị không thể thành tựu, chính là do trong tâm quí vị còn có vọng niệm, tâm quí vị còn bất bình. Trong tâm quí vị còn có tự tư tự lợi, còn có danh văn lợi dưỡng, còn có những tập khí được mất chưa buông bỏ được. Cho nên tuy niệm niệm tương tục. Trong niệm niệm của quí vị có xen tạp, có dấu hỏi ở trong đó. Từ đó có thể biết nghe kinh, nghe pháp quan trọng. Vì sao vậy? Trong kinh giáo đem chân tướng sự thật nói với chúng ta, chúng ta thực sự thông đạt chân tướng sự thật rồi, quí vị mới thực sự buông bỏ. Nói với quí vị rằng, thực sự buông bỏ, không phải là buông trên mặt sự tướng. Cũng giống như bà cụ ở San Francisco này, bà mỗi ngày làm việc, việc bà ấy không buông, buông bỏ cái gì? Ý niệm buông bỏ rồi. Không dễ dàng, tình chấp đã buông bỏ rồi. Quí vị xem tình chấp đối với con cháu bà ấy buông bỏ rồi. Đây là điều khó buông bỏ nhất. Tất cả tất cả trong thế gian này, bà đã buông bỏ hết rồi. Cũng tức là nói không có một mảy may lưu luyến nào. Như vậy mới có thể trú bình đẳng trú. Chúng ta không thể nào đến cảnh giới này, thực sự mà nói, quí vị còn bất bình, tâm của quí vị còn chưa thanh tịnh, còn có nhiễm ô. Nhiễm ô như thế nào? Sáu căn ở trong cảnh giới sáu trần, quí vị sẽ khởi tâm động niệm, tức là nhiễm ô. Gặp được điều gì? Hợp với ý của bản thân quí vị sanh tâm hoan hỷ, không hợp với ý của bản thân quí vị không hoan hỷ. Quí vị sẽ khởi ý niệm này, ý niệm này gọi là nhiễm ô. Tâm vốn thanh tịnh, bị nhiễm ô rồi. Tâm có cao thấp, đây là bất bình. Có nhiễm ô, có bất bình, niệm niệm tiếp nhau cũng không được. Vì sao vậy? Vì nó phá hoại sự thanh tịnh bình đẳng của quí vị rồi, đều do bản thân buông bỏ chưa được, không nên trách người khác. Người khác không có lỗi lầm. Trong cảnh giới sáu trần không có lỗi lầm. Sáu căn tiếp xúc với cảnh giới sáu trần cũng không có lỗi. Lỗi ở đâu? Lỗi là do phân biệt của ý thức thứ sáu, chấp trước của mạt na thức thứ bảy. Lỗi lầm là ở hai điều này. Sáu căn, sáu trần, sáu thức đều không có lỗi lầm. Cho nên các nhà pháp tướng duy thức học nói với chúng ta: chuyển thức thành trí, thức thứ sáu thứ bảy chuyển từ nhân. Năm và tám thì chuyển từ quả. Chuyển từ quả thì không vấn đề gì, nhân vừa chuyển, A lại da và năm thức trước liền theo đó mà chuyển. Sáu, bảy không chuyển, hai thứ đó quí vị dùng phương pháp gì cũng chuyển không được. Quí vị không thể nào chuyển được. Vậy chúng ta liền hiểu được, công phu của chúng ta dùng ở đâu? Chính là dùng nơi thức thứ bảy không chấp trước. Quí vị chấp trước bốn đại phiền não thường theo sau. Quí vị có thể khống chế được bốn đại phiền não, mạt na sẽ chuyển ngay.
Thứ nhất chúng ta biết được vô ngã, ngã kiến là căn, ngã ái, ngã si, ngã mạn, đây chính là ba độc tham sân si. Đầu tiên phá ngã kiến. Thực sự làm được như trong Kinh Kim Cang đã nói: vô ngã kiến, vô nhân kiến, vô chúng sanh kiến, vô thọ giả kiến. Vậy không phải là bình đẳng rồi sao? Thấy tất cả mọi người, xem tất cả các việc, nhìn tất cả vạn vật là gì? Toàn là A Di Đà Phật. Một trái tim chân thành cung kính. Đối với với bất cứ ai cũng mỉm cười A Di Đà Phật, đối với tất cả vạn vật cũng đều là A Di Đà Phật. Họ trú bình đẳng trú, vậy là tuyệt vời rồi! Trú bình đẳng trú là người nào? Là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Chúng ta có thể học được hay không? Về lý mà nói thì có thể, người người đều có thể. Chỉ cần quí vị chịu buông bỏ, không có ai chướng ngại quí vị, không có bất cứ sự vật nào chướng ngại quí vị. Chướng ngại quí vị là mạt na và ý thức của bản thân quí vị. Mạt na và ý thức cũng không phải là thứ xấu xa. Quí vị thực sự chuyển trở lại rồi, thì mạt na thức liền trở thành bình đẳng tánh trí, ý thức thứ sáu liền trở thành diệu quan sát trí. Không phải là thứ xấu xa, không có thứ gì là không tốt. Người người đều là người tốt, việc việc đều là việc lành. Vấn đề là do quí vị có biết hay không.
Chúng ta mỗi ngày cùng nhau học tập, chia sẻ cùng nhau, càng quan trọng hơn là phải cùng nhau đi lên. Những học viên trong học viện đã đi lên rồi, học viện này chính là thế giới Cực Lạc thu nhỏ. Thế giới Cực Lạc là chư thượng thiện nhân sáng tạo ra. Phật Thích Ca Mâu Ni trong tiểu bổn kinh Di Đà có giới thiệu cho chúng ta, nói rất rõ ràng, cư dân ở nơi đó “đều là chư thượng thiện nhân câu hội một chỗ”. Chúng ta có thể y giáo phụng hành, mọi người chính là chư thượng thiện nhân. Vì sao vậy? Vì chí tâm tín nhạo mà.
Dùng tâm bình đẳng, niệm bình đẳng giác, an trú như vậy. Đây là chư thượng thiện nhân. Học viện đó chính là thế giới Cực Lạc. Phải niệm đến niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, niệm hay không? Thật niệm rồi. Từ sáng đến tối chưa từng dừng nghỉ. Vậy vì sao gọi là vô niệm? Vô ngã tướng, vô nhân tướng, vô chúng sanh tướng, vô thọ giả tướng. Đây gọi là vô niệm. Từng tiếng danh hiệu Phật đều là vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm. Đây là cảnh giới gì? Đây là tự tánh pháp nhĩ như thị lưu xuất ra. Đây là Di Đà. Ai là Di Đà? Bản thân là Di Đà. Di Đà bi nguyện vô tận tiếp dẫn chúng sanh.
Dưới đây mấy câu nói rất hay: “Như thị tâm hành”, quí vị dùng tâm như vậy, hạnh như vậy, đây thực sự là Bồ Tát hạnh. Thế nào thực sự là Bồ Tát hạnh? Pháp thân Bồ Tát hạnh. Chúng ta hiện tại không phải là Pháp thân Bồ Tát, thực sự có thể hành Bồ Tát hạnh, đó là Di Đà Bổn nguyện oai thần gia trì, cũng tức là nói đều làm A Duy Việt Trí Bồ Tát. Chưa đến thế giới Cực Lạc, ở tại đây đã là A Duy Việt Trí Bồ Tát rồi.
“Triển chuyển giáo thọ, đồng quy Cực lạc”, bản thân chúng ta thực sự làm được rồi, liền ảnh hưởng đến người xung quanh, người xung quanh làm được rồi, lại ảnh hưởng đến người xung quanh nữa, phạm vi này càng ngày càng lớn. Đây là thành tựu công đức vô lượng.
“Phổ huệ chúng sanh chân thật chi lợi”. Phổ là phổ biến, không có phân biệt, không có chấp trước, không phân biệt quốc tịch, không phân biệt chủng tộc, không phân biệt tín ngưỡng, không phân biệt nam nữ già trẻ, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, đây gọi là thực sự bình đẳng. Đây gọi là phổ. Huệ là trao cho. Phổ biến trao cho chúng sanh lợi ích chân thật. Lợi ích chân thật là gì? Chính là một câu A Di Đà Phật. Lợi ích chân thật!
“Nên nói tu Bồ Tát hạnh”, đây là tu hành chân thật, đang tu hành Bồ Tát hạnh một cách chân thật. Tu hành như vậy, tự nhiên đầy đủ công đức căn bản của tất cả Phật quả. Tu hành là nhân, có nhân ắt có quả báo. Quả báo là gì? Tự nhiên đầy đủ, không phải là miễn cưỡng. Đầy đủ những gì? Tất cả Phật quả. Quả đức của tất cả chư Phật vô lượng kiếp tu hành, là căn bản của công đức. Căn bản công đức, nói cho quí vị rằng, đó chính là một câu danh hiệu Phật này. Tất cả đều quy kết vào sáu chữ hồng danh này.
Như Hội Sớ viết: Bồ Tát lục độ, gốc của tất cả công đức, nên gọi là đức bổn. Bồ Tát tu hành bố thí, bố thí là buông bỏ. Buông bỏ là diệu đức. Bố thí là tùy duyên diệu dụng. Trì giới là oai nghi hữu tắc. Nhẫn nhục là nhu hòa chất trực trong bốn đức. Sau đó tinh tấn là đại chúng sanh khổ. Quí vị nghĩ xem có đúng hay không? Hai điều cuối cùng là thiền định và bát nhã, đều dùng vào trong bốn độ trước. Trong bố thí có định và có tuệ. Trong trì giới có định có tuệ. Nhẫn nhục tinh tấn đều có định có tuệ, là đức bổn của Bồ Tát. Chúng ta học rồi sẽ biết dùng. Càng dùng càng thuần thục, càng dùng càng thiện xảo. Quí vị không dùng liền sanh phiền não. Quí vị biết dùng liền sanh trí tuệ. Không những sanh trí tuệ mà định ở trong đó. Giống như trưởng giả Dục Hương trong Kinh Hoa Nghiêm, đó là một người tu thiền định, chưa rời tướng thế gian, nhập định ở đâu? Trong cuộc sống hằng ngày. Chúng ta sẽ không nhập được. Mắt của người ta thấy sắc, mắt ở nơi sắc tướng nhập định. Nhập như thế nào? Mắt nhìn thấy cảnh giới tướng bên ngoài, thứ gì cũng nhìn thấy rồi, nhập định là gì? Không khởi tâm, không động niệm, không phân biệt, không chấp trước, mắt nhập định trên sắc tướng. Mỗi mỗi họ đều rõ ràng, đều hiểu rõ đó là trí tuệ. Như như bất động đó là thiền định. Tai ở trong âm thanh mà nhập định, khai trí tuệ rồi. Mũi ở nơi mùi hương, mùi vị mà nhập định, lưỡi nếm vị, nếm vị trong lúc ăn uống đã nhập định rồi, quí vị nghĩ xem đây gọi là tùy duyên diệu dụng. Chúng ta khởi phân biệt, khởi chấp trước, trong đó kéo nhau mà khởi lên theo, tức là tham, sân, si, mạn, nghi cùng nhau đến rồi. Phàm phu trong cuộc sống hằng ngày khởi lên những thứ này, sinh thất tình lục dục, tham, sân, si, mạn. Bồ Tát không sanh những thứ này, sanh trí tuệ. Tác dụng của thiền định lớn biết bao! Thiền định không phải ngồi xếp bằng quay vào vách, thiền định xếp bằng quay vào vách không khởi tác dụng. Thiền định nên dùng vào trong cuộc sống hằng ngày, hoạt bát linh động. Lúc đạt được công phu thiền định sâu, mới thực sự khế nhập cảnh giới này, niệm mà không niệm, không niệm mà niệm, nhập cảnh giới bình đẳng. Cho nên đây gọi là đức bổn.
Ý nghĩa thứ hai, tuyển chọn nhiếp thủ quả hiệu, có thể lưu xuất ra lục độ vạn hạnh làm bổn nguyên của các đức. Trong dấu ngoặc đơn này nói, đây vẫn dùng trì đức hiệu Phật là đức bổn. Phật hiệu này chính là Nam mô A Di Đà Phật. Danh hiệu A Di Đà Phật là nguồn gốc của các đức, căn bản của vạn đức, quí vị nghĩ xem, khắp pháp giới hư không giới, chúng sanh hơi có một tí trí tuệ, đều hiểu được đoạn ác tu thiện. Ngày nay toàn thế giới đều biết lời dự đoán của tộc Maya cổ xưa, nói sang năm là ngày tận thế- 2012. Tôi ở trong và ngoài nước gặp không ít đồng tu, đem vấn đề này đến hỏi tôi, mọi người đều cảm thấy lo sợ bất an, hỏi tôi phải làm thế nào? Tôi trả lời họ, tai nạn có thể có, đây không phải là một câu trả lời khẳng định, trả lời nước đôi vậy. Khẳng định, không phải là khẳng định, có thể có. Có thể hóa giải hay không? Đáp án chắc chắn là có. Ngay cả các nhà khoa học nước ngoài cũng nói ra, chỉ cần cư dân trên trái đất có thể giác ngộ. Thực sự có thể bỏ ác làm thiện, cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm, tai nạn này có thể hóa giải được. Cho dù không thể hóa giải hoàn toàn, cũng giảm nhẹ một mức rất lớn, sẽ không tạo thành ngày tận thế. Tôi tin tưởng câu nói này.
Lại có nhà khoa học nêu ra những số liệu nói với chúng ta, ông ấy dùng tổng số nhân khẩu trên toàn thế giới, căn bậc hai của một phần trăm số đó, tính toán như vậy thì khoảng bao nhiêu người? Ông ấy nói khoảng 8000 người, cũng tức là nói trên trái đất có được 8000 người hồi tâm, giống như vừa mới nói có 8000 người thực sự bỏ ác làm thiện, cải tà quy chánh, đoan chánh tâm niệm, liền có thể cứu giúp trái đất, liền có thể hóa giải tai nạn trên trái đất. Có người hoài nghi, trên trái đất hiện tại theo thống kê của các nhà khoa học có khoảng 6,5 tỷ người, 8000 người làm thiện có thể cứu được sao? Tão tổ tông có một câu nói rất hay: tà không thắng chánh. 6,5 tỷ người tà, tà tri tà kiến, tà niệm tà hạnh, 8000 người chánh tri chánh kiến, chánh niệm chánh hạnh, liền có thể giúp cho trái đất này, hóa giải đại thiên tai. Tôi tin tưởng câu nói này. Vậy 8000 người đó có hay không? Tôi tin tưởng chắc chắn có. Trên thế giới này thiện tâm nhân sĩ của các tín ngưỡng tôn giáo không chỉ là 8000 người. Toàn thế giới tín đồ Cơ đốc giáo và Thiên Chúa giáo cộng lại là hơn 2,1 tỷ người, tín đồ của Islam giáo hơn 1,5 tỷ người, tín đồ Phật Giáo không có thống kê chính thức, nhẩm tính sơ lược có lẽ cũng sáu trăm triệu đến bảy trăm triệu người. Trong số nhiều người như vậy, lẽ nào không có được 8000 người thiện sao? Tôi không tin. Chắc chắn có! Những người này tâm địa thiện lương, không tranh với người, không cầu ở đời, nhìn thấy chúng sanh tạo nghiệp chịu báo, có thể không có tâm từ bi sao? Có tâm từ bi, họ thực sự cầu nguyện, thật sự sám hối thay cho những chúng sanh tạo nghiệp đó. Cho nên tôi tin tưởng sang năm rất có thể vẫn bình an vô sự mà đi qua, nhưng chúng ta phải biết sự cầu nguyện này, sức mạnh, năng lượng của ý chí tập thể vô cùng lớn. Giới khoa học cũng thừa nhận, nhưng vẫn là trị ngọn không phải là trị gốc. Muốn trị gốc nhất định là có đại đa số người hồi tâm hướng thiện, xã hội này mới có thể đạt được trường trị cửu an, cư dân trên trái đất mới có thể thực sự đạt được hạnh phúc mỹ mãn. Đây không phải là việc mà cầu nguyện có thể đạt được. Điều này phải dùng giáo dục, giáo dục thánh hiền, giáo dục tôn giáo, cho nên giáo dục tôn giáo phải nhận thức về nó, phải nghiên cứu nó, không thể nói nó là mê tín. Nếu như quí vị không nghiên cứu, không nhận biết, cho rằng nó là mê tín, bài xích nó, xa cách nó, thiên tai liền hiện tiền. Điều này không thể không biết.
Năm xưa vào thập niên 70, tiến sĩ Townenbe người Anh nói, muốn giải quyết vấn đề xã hội của thế kỷ 21 chỉ có học thuyết Khổng Mạnh và Phật Pháp Đại thừa. Văn hóa truyền thống xưa chính là ba nhà Nho Thích Đạo, ba nhà này như cái đỉnh có ba chân, thiếu một chân thì bị nghiêng mất. Xã hội đó mấy ngàn năm trường trị cửu an là nhờ vào ba nhà này. Ba nhà này dạy học tương trợ tác thành cho nhau. Đây là đặc sắc của văn hóa truyền thống xưa. Bây giờ tôi chỉ cần Nho, chứ không cần Phật và Đạo thì Nho cũng không có nữa, có một thứ thì chắc chắn ba thứ đều có. Một thứ không có nữa, thì ba thứ đều không có. Ba nhà là một thể! Đều nhận biết vũ trụ vạn vật và bản thân chúng ta là một thể. Trong kinh Phật nói rất tường tận, cho nên Townenbe đặc biệt nhắc đến Đại thừa. Hiện nay chúng ta gặp phải những khổ nạn như vậy có chịu nghiên cứu về Nho, Thích, Đạo hay không, xem xem phải chăng thực sự có thể giải quyết vấn đề? Chúng tôi đang làm, làm đến nay là 53 năm rồi. Chúng tôi dùng công cụ khoa học khoảng hai mươi năm rồi. Chúng tôi dùng mạng internet hai mươi năm rồi, chúng tôi dùng truyền hình vệ tinh đến năm nay là chín năm rồi, khởi tác dụng rất lớn. Tôi tin rằng chúng ta trong cái vòng nhỏ nhoi này, đã không chỉ là có 8000 người thiện. Chúng ta cùng nhau thực sự học Phật, thực sự “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”, 53 năm cùng nhau học tập, thâm nhập kinh tạng. Trong kinh điển nhiều nghĩa thú đến như vậy, chúng ta mới có thể nhìn ra được, mới hiểu được ý nghĩa của nó, biết được làm thế nào để thực tiễn vào cuộc sống chính mình. Thực sự làm được không tranh với người, không cầu ở đời. Việc Phật Thích Ca Mâu Ni giới thiệu với chúng ta về thế giới tây phương Cực Lạc, chúng ta không có một chút nghi hoặc nào. Chúng ta có thâm tín, có thiết nguyện, chúng ta có lòng tin nhất định được vãng sanh Tịnh Độ. Chúng ta đối với thế gian này thực sự buông bỏ rồi. Sẽ không còn mảy may tham luyến nào. Vì sao vậy? Biết được vạn pháp đều không, biết được tất cả các pháp tất cánh không, bất khả đắc, trú bình đẳng trú, đắc đại tự tại. Đắc được là thanh tịnh mỹ mãn.
Thầy Phương Đông Mỹ năm xưa giới thiệu Phật Pháp cho tôi, ông nói học Phật là sự hưởng thụ cao nhất của đời người. Chúng tôi mỗi ngày đều không rời thầy giáo. Niệm niệm đều nhớ đến giáo huấn của thầy giáo, ân đức của thầy giáo. Làm cho chúng ta giải thoát khỏi thế gian khổ nạn này. Ân đức này vượt qua cả cha mẹ. Làm thế nào để báo đáp? Đó chính là nghiêm túc mà học tập. Đại sư Chương Gia dạy tôi buông bỏ, nhìn thấu, liền có thể khế nhập cảnh giới Như Lai. Y giáo phụng hành, đây là báo ân! Đem những điều mình học tập được, thể nghiệm được từng chút từng chút lợi dụng cơ duyên này cùng chia sẻ với các đồng học. Đây là nói hoằng pháp lợi sanh. Tôi phải làm cho tốt. Tôi hi vọng mọi người đều có thể đạt được. Tôi thực sự hiểu rõ những điều Phật Pháp nói, 60 năm nay, học Phật 60 năm rồi, chứng minh những điều đức Phật nói trong kinh như: bố thí tài vật được giàu có, bố thí pháp được thông minh trí tuệ, bố thí vô úy được mạnh khỏe sống lâu. Thực sự không giả dối tí nào, càng bố thí càng nhiều, niềm vui của tu ba loại bố thí, vui không thể tả, niềm vui số một của nhân sinh. Quí vị nếu có thể làm được, thí mà không thí, không thí mà thí, nhập cảnh giới Phật rồi.
Xem tiếp đoạn dưới đây. Nguyện thứ 47 “văn danh đắc nhẫn”, nhất nhị tam nhẫn, nhẫn là an nhẫn vậy. Chữ nhẫn này là chữ hội ý. Quí vị xem tướng của nó, phía dưới là chữ tâm, phía trên là chữ đao, là một con dao. Dao cắm vào tim quí vị, quí vị còn có thể an nhẫn không. Đoạn trước nói là an trú? Như không có việc này! Từ trên tướng này, tướng của chữ, quí vị có thể lãnh hội được ý nghĩa của nó. Đặc biệt là trong nghịch cảnh, trong ác duyên, phải nhẫn được, phải nhường được, phải buông xuống được. Tôi có, họ cần, cho họ là được rồi. Hà tất phải so đo? Tiền tài mình dùng hay họ dùng đều giống nhau cả. Họ cần thì cho họ, hoan hoan hỷ hỷ. Nếu như trong số mệnh có thì không mất được, càng xả thì càng nhiều. Trong mệnh không có thì không có được. Bất luận dùng phương pháp gì, quí vị đạt được đều là trong số mệnh quí vị đã có. Quí vị nói xem không phải là quí vị oan uổng sao? Quí vị dùng thủ đoạn không bình thường để có được, trong mệnh có, cùng lắm thì quí vị có được chỉ đến sớm trước vài ngày thôi, chỉ vậy mà thôi. Dùng thủ đoạn không chính đáng mà có được, quí vị trả giá một cách thê thảm, cái giá đó là gì? Thọ mạng. Thí dụ như quí vị có 100 năm giàu có, dùng thủ đoạn không chính đáng để lấy nó, năm mươi năm đã lấy được hết sự giàu có của một trăm năm rồi. Quí vị phải trả giá như thế nào? Thọ mạng 50 tuổi là hết rồi, quí vị đã tiêu hết sự giàu có 100 năm của quí vị rồi, quí vị phải trả giá như vậy. Điều này thật không đáng. Nếu như quí vị tùy thuận tự nhiên. Cổ nhân nói quân tử yêu tài, lấy nó có đạo, lấy nó một cách như lý như pháp. Quí vị có thể hưởng thụ 100 năm, quí vị trường thọ. Hiểu được chân tướng sự thật, nó không phải là sức người có thể có được, hà tất tôi phải thế! Phật đã nói cho chúng ta chân tướng sự thật, hóa ra những thứ mà thân ta có bao gồm cả thông minh trí tuệ, đều từ bố thí mà có được. Vậy ta phải tu nhân cho nhiều thì tốt biết bao, càng thí càng nhiều! Nhiều đến mức quí vị hưởng không hết được. Ví dụ như 100 năm là thọ mạng của quí vị, 100 năm đến rồi, phước báo của quí vị rất lớn còn chưa hưởng hết, vậy thì phải làm sao? Kéo dài tuổi thọ. Quí vị có thể sống đến 110 tuổi, 120 tuổi, 130 tuổi, 150 tuổi. Kéo dài thọ mạng rồi.
Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa tại thế có một người học trò, một vị tỳ kheo lớn tuổi, 160 tuổi, là người cao tuổi nhất trong số đệ tử của Ngài. Cho nên con người phải nhìn thấu, hiểu được chân tướng sự thật, họ mới thực sự buông bỏ, không hiểu được chân tướng sự thật họ không buông bỏ được. Sau khi hiểu rõ rồi tự nhiên họ liền buông bỏ được. Cho nên học tập kinh giáo là giúp chúng ta hiểu được chân tướng sự thật, công phu thực sự chính là buông bỏ.
Chúng ta xem đoạn dưới đây.
Bản Ngụy Dịch nói: thứ nhất thứ hai thứ ba pháp nhẫn, là bản dịch của Khương Tăng Khải. Pháp nhẫn là pháp vì lý chứng được, tâm an nơi pháp là nhẫn, pháp mà Phật nói, là lý mà Phật chứng được. Phật vì chúng ta giảng kinh thuyết pháp, chúng ta hiểu rõ rồi. Tâm của chúng ta thực sự an nơi lời Phật giáo huấn, đây gọi là nhẫn. Chúng ta thực sự làm theo.
Trước khi học Phật, quí vị bảo tôi bố thí, tôi rất khó mà làm được. Vì sao vậy? Kiếm tiền thật không dễ dàng, rất khó. Làm gì có đem cho người ta dễ dàng như vậy? Sau khi học Phật hiểu được đạo lý này rồi, khó khăn hơn nữa chúng tôi cũng sẽ giúp đỡ người khác. Tôi còn có một bát cơm, tôi sẽ chia cho người khác một nửa, ngày mai tuy tôi không có thứ gì ăn, hôm nay cũng có thể sống được, hôm nay tôi cũng có thể nhường một nửa cho người khác. Chưa hiểu rõ được đạo lý này thì chưa làm được, chưa hiểu được đạo lý này, thậm chí học một số phương pháp không bình thường, đi lấy được một số tài sản, sau khi hiểu rõ rồi, những ý niệm này đều đoạn sạch sẽ hết.
Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa tại thế, một đời chưa từng hóa duyên với người khác, chưa từng hỏi xin tiền ai, hoặc là xin một số tài vật. Hỏi xin người ta, chính là một bát cơm. Một bát cơm không nhất định là của một nhà cúng dường, mỗi một nhà ăn còn lại một chút ít, cho Ngài một chút ít, mới đến nhà thứ hai khất thực tiếp. Phật đi khất thực quy định đi bảy nhà, có thể khất thực bảy nhà, xin một bát cơm. Nếu như một nhà cho quí vị nhiều quá, quí vị có thể ăn đủ rồi, thì không cần đến nhà thứ hai nữa. Bảy nhà nếu chưa làm được, quí vị không cần khất thực nữa, quay về. Quay về có đồng học cúng dường quí vị. Sau khi khất thực xong rồi, không phải là vừa đi vừa ăn, không phải vậy. Bát có một cái nắp, đậy lại, sau khi trở về mọi người để lại một, trộn cơm lại với nhau, hỗn hợp nó lại, ở trong đó lấy phần, ăn nhiều ít thì lấy nhiều ít, cho nên “một bát cơm ngàn nhà”, lời này là thật. Bởi vì đệ tử Phật năm xưa có 1255 vị, mỗi người đều đi khất thực, trộn lại với nhau thực sự là cơm một ngàn nhà rồi, cho nên khất thực không được cũng không sao, trở về đều được chia đều ăn như vậy. Ngoài việc này ra, không có yêu cầu người khác bất cứ thứ gì cả. Điều này chư vị nên biết. Áo quần, y phục đều là nhặt trong đống rác, áo quần người ta mặc rách rồi, bỏ rồi, vứt bỏ rồi, nhặt đem về giặt giũ sạch sẽ, chỗ nào còn có thể dùng được thì cắt lại, chỗ không thể dùng nữa thì không cần, chắp vá mà may lại thành một chiếc áo như vậy, từng miếng nhỏ, giống như hiện nay chúng tôi đắp y, y 25 điều, quí vị xem là từng ô từng ô, đó chính là ở khắp nơi nhặt về mà chắp nối lại, vải không giống nhau, màu sắc không giống nhau, sau khi may xong thì đem nhuộm lại, nhuộm thành màu như vậy, màu này là màu hồng, màu vàng, màu xanh, màu đen hỗn hợp lại với nhau. Đây gọi là y hoại sắc. Một đời không làm phiền người khác.
Thế Tôn cũng cho phép người xuất gia, bản thân tự làm một mái nhà tranh nhỏ che gió che mưa, có thể. Ở trên núi chặt vài cái cây, tự mình làm một ngôi nhà tranh nhỏ. Chặt cây ba ngày trước phải cúng thần cây, mời thần cây dọn nhà. Sau ba ngày quí vị mới chặt cái cây này. Quí vị muốn dùng nó, không thể không thông báo cho biết mà tùy tiện chặt đi, điều này không thể được.
Cho nên quí vị nghĩ xem dùng tâm của Phật Bồ Tát, chư đệ tử của Phật y giáo phụng hành. Ngày nay rất nhiều người nói, tôi hóa duyên là làm sự nghiệp từ thiện, làm việc tốt. Cổ thánh tiên hiền và Phật Bồ Tát không khác gì nhau, đều chủ trương, việc nhiều không bằng ít việc, ít việc không bằng không việc. Quí vị muốn hóa duyên để làm việc tốt, quí vị đã sai rồi! Quí vị ngày ngày y giáo phụng hành, đem công đức hồi hướng về mười phương, đây chính là điều tốt mà quí vị nên làm, những việc tốt khác không phải là quí vị làm. Có người đem tiền tặng cho quí vị nhờ quí vị làm việc tốt, quí vị lân mẫn họ, họ không biết thế nào gọi là việc tốt, điều này có thể làm được. Tốt nhất là phải làm sao? Tiền không nên qua tay. Tôi dạy quí vị làm sự việc gì, quí vị đi làm. In kinh là một việc tốt, mọi người đều biết, tài thí, pháp thí, quả báo có được là tài phú, được thông minh trí tuệ, nhất cử lưỡng tiện, là việc tốt. Chúng tôi in Đại Tạng Kinh, quí vị đem tiền gửi cho tiệm sách đó, gửi tiền cho xưởng in, không nên gửi cho tôi. Tôi đưa số tài khoản ngân hàng của xưởng in đó cho quí vị, tự quí vị đi gửi. Không nên qua tay, chớ đi tìm những phiền phức đó vào người. Xây đạo tràng, thử hỏi xem trong đạo tràng mà quí vị xây đó thực sự có đạo không? Nếu như có đạo, mọi người thực sự được phước, nếu như không có đạo vậy là quí vị tạo tội nghiệp rồi, những người kia cũng oan uổng bị quí vị làm liên lụy. Vì sao vậy? Họ giúp quí vị tạo tội nghiệp. Sai rồi!
Phật Giáo đầu tiên truyền đến Trung Quốc, đạo tràng, tự viện am đường là quốc gia xây dựng. Thời đó đế vương tin Phật, đế vương học Phật, họ là hộ pháp của Phật môn. Người xuất gia không đi ra ngoài hóa duyên. Cho nên tôi suốt đời không xây dựng đạo tràng. Đạo tràng Đồ Văn Ba này có thể nói là một đạo tràng duy nhất, là mọi người hợp sức hợp lực phát tâm giúp những người xuất gia trẻ tuổi hàng chữ Ngộ này, thành tựu cho họ, cho họ một nơi để an cư dưỡng đạo. Cho nên đạo tràng này không có kinh sám Phật sự, không có pháp hội, trong đạo tràng này chỉ có dạy học, học tập kinh giáo. Chúng tôi ở đây đăng ký với chính phủ, chính phủ rất quí hóa đã đồng ý cho chúng tôi dùng danh nghĩa học viện, đoàn thể tôn giáo dùng danh nghĩa học viện, chúng tôi ở trong đó, tôi nghe nói, trú được ba bốn năm, chính phủ đến xem, sau khi xem xong họ nói với chúng tôi, họ nói quí vị không phải tôn giáo, quí vị là trường học. Chính phủ thừa nhận chúng ta là trường học, trường học thì phải khai học chiêu sinh, là có kế hoạch này. Hiện tại chính là đội ngũ giáo viên của chúng tôi không đủ, hi vọng ở học viện bất luận là tại gia hay xuất gia, nghiêm túc học tập. Kinh giáo có thể thực sự học tốt một hai môn, quí vị có thể dạy, chúng tôi đi chiêu sinh, chính thức đối ngoại chiêu sinh. Vì sao không hướng ngoại để tuyển thầy giáo? Tuyển thầy giáo từ bên ngoài và tri kiến của chúng ta khác nhau. Phương pháp dạy học không giống nhau, sẽ làm cho đạo tràng này bị nhiễu loạn. Nói cách khác, học viện này là học viện chuyên tông của Tịnh Tông, đạo tràng chuyên tu Tịnh Độ tông, bồi dưỡng hoằng hộ nhân tài cho Tịnh Độ tông. Đây là điều chư vị không thể không biết. Chỉ có “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu” thì hoằng hộ nhân tài mới có thể bỗi dưỡng ra được. Học nhiều, học tạp rồi thì không được, họ sẽ không có thành tựu, hà huống Phật ở trong kinh thường nói “một kinh thông tất cả kinh đều thông”, một pháp môn thông, tất cả pháp môn đều thông. Sau khi học thành rồi, quí vị tương lai hoằng dương bất cứ một tông nào đều được. Chỉ cần quí vị dùng một khoảng thời gian, quí vị chăm chỉ mà học tập. Cho nên nhẫn chính là thừa nhận, chính là khẳng định, chính là làm cho tâm an trở lại.
Đại Thừa Nghĩa Chương quyển thứ chín có nói: “huệ tâm an pháp, danh chi vi nhẫn”, cho thấy nhẫn là trí tuệ. Trí tuệ từ đâu mà có? Từ định mà có, từ tâm thanh tịnh mà có. Con người nếu như không thể nhẫn, thì tâm tình nóng nảy. Họ không có trí tuệ. Con người có thể nhẫn, tâm họ là định, định sanh trí tuệ, cho nên huệ tâm an trú tại pháp. Pháp này là quí vị dùng trí tuệ để khẳng định nó. Quí vị an trụ trên pháp, đây gọi là nhẫn.
Pháp nhẫn trên đây, cách nói của mỗi nhà khác nhau, có sự sai biệt sâu cạn. Đây chính là nguyện thứ 47, chữ nhẫn mà trong nguyện văn nói đến, chỉ nói “thanh tịnh hoan hỷ, đắc bình đẳng trú, tu Bồ Tát hạnh, cụ túc đức bổn, ứng thời bất hoạch nhất nhị tam nhẫn”. Đây là nguyên văn trong kinh. Không nói rõ ý nghĩa của chữ nhẫn này. Cho nên các nhà cũng tức là các tông phái khác nhau, đối với nhất nhị tam nhẫn này, có những giải thích khác nhau. Niệm Lão rất từ bi, đều nêu ra cho chúng ta hết.
Ví dụ như Nhân Vương Kinh, Nhân Vương Kinh nói năm loại nhẫn. Thứ nhất là phục nhẫn, thứ hai là tín nhẫn, thứ ba là nguyện nhẫn, thứ tư là vô sanh pháp nhẫn, thứ năm là tịch diệt nhẫn. Trong Nhân Vương Kinh nói đến năm loại nhẫn. Nhân Vương Kinh Tư Ký đây là bản chú giải. Danh tự của chú giải. Trong nó đối với năm loại nhẫn này có giải thích. Năm loại nhẫn này bắt đầu từ sơ địa. Sơ địa, nhị địa, tam địa đắc vô lậu tín gọi là tín nhẫn. Đây là loại thứ hai. Trước tín nhẫn có chữ phục, là vùi lấp phiền não, cũng có thể nhẫn, công phu đó cạn. Đến tín nhẫn mới coi là thực sự đạt được tín tâm thực sự. Không còn nghi hoặc nữa, gọi là đoạn nghi sanh tín.
Đây là cái thứ nhất, sơ địa, nhị địa, tam địa. Vô lậu tín chính là đoạn nghi sanh tâm thanh tịnh. Tín tâm thanh tịnh.
“Tứ, ngũ, lục địa thú hướng vô sanh”. Vô sanh là tất cả pháp không sanh không diệt, nhưng chưa chứng đắc, hướng theo phương hướng này mà tinh tấn, xưng là thuận nhẫn. Thuận theo phương hướng này mà đi, thuận nhẫn.
Thất, bát, cửu địa các niệm không sanh, gọi là vô sanh nhẫn, cũng gọi là vô sanh pháp nhẫn. Thập địa, Diệu giác đắc quả bồ đề, gọi là tịch diệt nhẫn.
Đây là giảng từ sơ địa trở đi, năm loại nhẫn trong Nhân Vương Kinh, trong các chú giải của các nhà chú kinh cổ, cho rằng là phục nhẫn, tín nhẫn, thuận nhẫn, tức ba loại nhẫn trong bản kinh này vậy. Bản kinh này thứ nhất, thứ hai, thứ ba, có cách nói như vậy. Thậm chí có người cho rằng tam vị thượng trung hạ trong phục nhẫn đầu tiên, phục nhẫn thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm, cho rằng đó là ba loại nhẫn mà trong Kinh Vô Lượng Thọ nói.
Nên đều không cho Bồ Tát phương khác nghe danh Phật hiệu, lúc đó liền đắc nhất nhẫn, nhị nhẫn cho đến vô sanh pháp nhẫn vậy.
Đây là lời bình của Niệm lão. Cách nói này, là không thừa nhận Bồ Tát thế giới phương khác nghe được danh hiệu Phật A Di Đà, điều này trong kinh nói, ứng thời liền đắc nhất nhị cho đến vô sanh pháp nhẫn. Vô sanh pháp nhẫn địa vị này cao. Vậy nhất nhẫn, nhị nhẫn làm sao lại là phục nhẫn thượng trung hạ tam phẩm? Vị thứ đó vẫn còn thấp quá. Cho nên dưới đây Niệm lão liền nêu ra nghi vấn. “nhưng căn cứ theo kinh văn”, trong kinh văn này, trong tam nhẫn bao gồm cả vô sanh pháp nhẫn vậy. Điều này trong kinh văn giảng rất rõ ràng, thứ ba là vô sanh pháp nhẫn.
Trong Ngụy Dịch có pháp nhẫn thứ nhất, thứ hai, thứ ba, cho nên Niệm lão nói trong ba nhẫn này bao gồm cả vô sanh pháp nhẫn. Đây là điều trong kinh văn nói có chứng cứ.
Ngụy Dịch dưới đây có nói rồi. Bản dịch của Khương Tăng Khải nguyện thứ 34 nói: “Nếu tôi thành Phật, mười phương vô lượng không thể nghĩ bàn chúng sanh trong thế giới chư Phật, nghe đến danh hiệu của tôi không đắc Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn, các thâm tổng trì… thì tôi không thành chánh giác”. Ở đây có vô sanh pháp nhẫn.
Vậy bản Tống Dịch thì sao? “Người nghe đến danh hiệu tôi tức thời liền được sơ nhẫn, nhị nhẫn, cho đến vô sanh pháp nhẫn, thành tựu A nậu đa la tam miệu tam bồ đề”. Điều này trong kinh văn rất rõ ràng. Cho thấy pháp nhẫn thứ ba trong nguyện văn chắc chắn là vô sanh pháp nhẫn vậy. Đây mới thật gọi là có chứng cứ rõ ràng, không phải tùy tiện mà nói. Vô sanh pháp nhẫn thông thường trong kinh Đại thừa nói là thất địa, bát địa, cửu địa, đã chứng được, địa vị này cao rồi! Thập địa là hạ phẩm của tịch diệt nhẫn, Đẳng giác là trung phẩm, Diệu giác quả vị là thượng phẩm. Đây cũng là điều ngày xưa rất nhiều đại đức sử dụng ba loại nhẫn này, nó tương ưng với kinh nghĩa của bản kinh này. Vậy nhất, nhị, tam nhẫn này chúng ta xem các nhà nói như thế nào, sau đó tỉ mỉ quan sát xem có tương ưng với tôn chỉ của bản kinh này hay không, cách nói nào tương ưng, đặc biệt là công đức danh hiệu của đức Di Đà không thể nghĩ bàn. Họ đắc nhẫn, phải là đắc vô sanh pháp nhất. Nhị, tam nhẫn trước đây không thể là một vị Bồ Tát thông thường, mà là Pháp thân Bồ Tát cấp bậc đã cao, mới có thể nói thông được.
Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta học đến đây.
HẾT TẬP 252
Chú bò quỳ lạy lão hòa thượng xin cứu mạng
Lúc chở Kinh đến chùa Vạn Thọ, Đằng Xung, tôi đang ngồi trong tiệm trò chuyện với Đề đốc Trương Tùng Lâm, thì bỗng có một con bò vàng chạy đến quỳ xuống trước mặt tôi, mắt nó tuôn lệ đầm đìa. Lúc này ông chủ bò là Dương Thắng Xương cùng đám người rượt đuổi bò cũng vừa chạy đến. Tôi nói với con bò: – “Con muốn sống thì phải quy y Tam Bảo”. Bò liền gật đầu. Tôi bèn thuyết Tam Quy rồi bảo nó đứng dậy, nó dễ dạy như người. Tôi lấy tiền bồi thường cho Dương Thắng Xương, nhưng y không dám nhận. Dương xưa nay chuyên sống bằng nghề mổ bò, giờ quá xúc động về chuyện này, nên dũng mãnh phát thệ: Từ đây bỏ hắn nghề đồ tể và xin quy y với tôi, Dương còn phát nguyện là sẽ ăn chay trọn đời. Đề đốc họ Trương chứng kiến cảnh này cảm động lắm, liền mời Dương Thắng Xương vào làm việc ngay trong tiệm của mình.
Trích: HƯ VÂN NIÊN PHỔ
THƠM NGÁT HƯƠNG LAN
Kiến Châu – Như Thủy – Hạnh Đoan dịch
Nhà xuất bản Phương Đông