Ngoại thành Thường Châu, có một người họ Vương biệt hiệu là “Hãn Độc”, ông ta vốn là người Hoành Lâm. Tại đất Hoành Lâm, có một ít đám ruộng lau, và có nhiều chim sẻ thường đến đây nghỉ chân. Vương Mỗ vốn là một tay giăng lưới rất điêu luyện, ông ta thường bí mật giăng vào đám lau một mẻ lưới lớn. Sau đó nuôi một chú chim ưng rồi thả chim ưng vào đám lau. Do đó, chim ưng đuổi bắt chim sẻ, làm cho bầy chim sẻ hoảng loạn bay loạn xạ, cuối cùng cả bầy sa vào lưới. Sau đó, Vương Mỗ lấy một cục đá lớn đè lên bầy chim, rồi mang những chú chim chết ra chợ bán. Vương Mỗ rất tự hào và đắc ý về công việc của mình. Y lấy nghề săn chim sẻ làm nghề nghiệp chính. Trải qua rất nhiều năm hành nghề như thế.
Tại sao người ta gọi y là “Hãn Độc”? Vì y thường ngày tính khí rất nóng nảy, thô lỗ và cộc cằn. Bình thường, nếu có ai sơ ý động chạm đến công việc bủa lưới bắt chim sẻ của y thì y liền phẫn nộ, thốt lên những lời chửi mắng thậm tệ và rất chói tai. Nhìn y lầm bầm suốt ngày, nên bà con láng giềng khắp hang cùng ngõ hẻm không ai là không ngán y.
Về sau, Vương Mỗ bị một chứng bệnh lạ, toàn thân đau đớn không thể chịu nổi, y nằm trên giường bệnh rên la suốt ngày. Các thầy thuốc giỏi đều bó tay không thể chữa trị. Nhìn vào, người ta nhận thấy tính khí hung hãn hàng ngày của y không còn nữa, ngược lại y cũng van xin:
– Xin thương xót tôi! Cứu tôi với!
Tiếng kêu la đau đớn của y phát ra chẳng khác nào tiếng kêu của những con chim sẻ lúc bị y bắt. Trải qua mấy ngày mắc chứng bệnh kỳ quái, người ta phát hiện y đã tự mình cắn đứt gần hết lưỡi của chính mình, thất khiếu (thất khiếu là bảy lỗ trên mặt: hai mắt, hai tai, hai mũi và miệng) đều chảy máu, cuối cùng y qua đời.
Trích THƯƠNG YÊU SỰ SỐNG (THE LOVE of LIFE)
Tác giả: G.B. Talovick
Người dịch: Thích Tâm An
Kính gửi trang duongvecoitinh.
Tôi là cư sĩ lương y PHAN VĂN SANG. Cách đây khoảng 10 năm thường gửi bài đăng trang duongvecoitinh này, nhưng thời gian sau này do công việc nên gián đoạn.
Bao nhiêu lần muốn tiếp tục gửi bài đăng để chia sẻ nhưng không biết gửi theo đường nào.
Kính xin Ban quản trị hướng dẫn.
Cư sĩ lương y PHAN VĂN SANG :ĐT: 0902323549
Mail: [email protected]
Fb: @Phước Huệ Song Tu
Dạ em nghe pháp của hòa thượng Tịnh Không, ngài thường hay dùng các từ “biệt giáo”, “viên giáo”, nhưng em không hiểu các từ ấy. Các anh chị vui lòng chị bảo giúp em ạ. A Di Đà Phật.
Thiên Thai tôn phân làm Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo và Viên giáo gọi hóa pháp tứ giáo.
Tạng giáo tức tam tạng là kinh, luật, luận, phân rõ bộ loại, nói về pháp tứ đế, nhơn duyên sanh diệt, chính là để dạy cả Thanh văn, Duyên giác gọi là Nhị thừa, mà rộng ra thì cũng hóa độ đến Bồ tát nữa.
Thông giáo: nói về pháp tứ chơn đế bằng lý tức không Vô sanh, cả tam thừa thông đồng học tập, nhưng dùng Bồ tát làm chánh cơ, còn Nhị thừa làm bàng cơ.
Biệt giáo: riêng biệt đối với Bồ tát, để nói pháp Đại thừa vô lượng nghĩa, chớ chẳng đồng với người bực Nhị thừa.
Viên giáo: Đối với Bồ tát bực tối thượng lợi căn để nói về pháp Trung đạo thật tướng bằng sự lý Viên dung.
Bốn giáo ấy là pháp môn để giáo hóa chúng sanh được lợi ích, nên gọi hóa pháp tứ giáo.
Ồ, thì ra hôm nay nhờ huynh Diệu âm Đức Khoa chỉ dạy em mới rõ ràng. Hồi nào tới giờ em chỉ biết có niệm Phật, mà theo hòa thượng Tịnh Không dạy đó là pháp nhất thừa. Giờ mới biết thêm về Thiên Thai tông bao gồm tứ giáo pháp là Tạng Giáo, Thông Giáo, Biệt Giáo, và Viên Giáo. Vậy theo em hiểu theo lời huynh một cách đại khái thì Thiên Thai tông gồm có cả nhị thừa và tam thừa. Còn niệm Phật pháp môn là pháp nhất thừa, tức Phật thừa. Em hiểu vậy có đúng không huynh? Em vốn hiểu về Phật pháp rất ít nên hỏi đi hỏi lại huynh đừng cười nhé. 🙂