Tử Bách đại sư, Liên Trì đại sư, Ngẫu Ích đại sư, và Hám Sơn đại sư được người đời sau tôn xưng là Tứ Đại Cao Tăng cuối đời Minh. Có một vị xuất gia đến thăm Tử Bách đại sư, đại sư hỏi: “Ông xuất gia vì mục đích gì?”
Đáp: “Vì muốn thoát khổ”
Đại sư hỏi: “Dùng pháp nào để cầu thoát khổ?”
Đáp: “Tôi thuộc hạng độn căn, chỉ niệm Phật.”
Sư hỏi: “Ông niệm Phật có thường gián đoạn không?”
Đáp: “Lúc nhắm mắt ngủ bèn quên không niệm.”
Sư nghiêm mặt, quở: “Nếu nhắm mắt liền quên thì niệm Phật như vậy dù có niệm một vạn năm cũng vô ích! Từ nay trở đi, ông cần phải trong lúc ngủ cũng niệm Phật chẳng gián đoạn thì mới có phần thoát khổ được!
Nếu trong giấc ngủ chẳng niệm Phật được, quên mất đi thì khi mở mắt ra liền buồn khóc, nhỏm dậy ngay, đến trước đức Phật dập đầu đến chảy cả máu, hoặc niệm ngàn tiếng, vạn tiếng, dốc cạn hết sức chính mình mới thôi. Làm như thế chừng hai ba chục lần, tự nhiên trong khi ngủ mê mệt, niệm Phật cũng chẳng bị gián đoạn.
Người đời niệm Phật hoặc là hai, ba chục năm, hoặc suốt đời niệm Phật mà đến lúc lâm chung lại thành vô dụng là do lúc ngủ nghỉ chẳng hề có ý niệm nhớ đến Phật. Người sống như đang tỉnh, người chết như nằm mộng. Bởi vậy, người nào trong mộng vẫn niệm Phật, lúc lâm chung sẽ tự nhiên chẳng loạn vậy!”
Tử Bách đại sư dạy chúng ta: “Lúc ngủ bèn quên Phật hiệu, niệm Phật như vậy một vạn năm cũng không thể vãng sanh. Phải trong lúc ngủ cũng niệm Phật không gián đoạn thì mới có hy vọng thoát khổ được”.
Từ chỗ này chúng ta mới biết vấn đề nghiêm trọng cỡ nào! Đừng nói lúc ngủ Phật hiệu đã gián đoạn, chúng ta ngay trong lúc tỉnh giấc Phật hiệu cũng thường gián đoạn. Người thế gian niệm Phật suốt cuộc đời, đến lúc lâm chung không thể khởi câu Phật hiệu, đây là vì trong lúc nằm mộng chưa từng niệm Phật bao giờ. Con người lúc sống cũng giống như lúc tỉnh giác, lúc chết cũng giống như nằm mộng, cho nên trong mộng có thể niệm Phật thì lúc lâm chung gần chết sẽ tự nhiên chẳng loạn.
Câu Phật hiệu này phải thường niệm chẳng dứt, không chỉ là lúc tỉnh giấc mà ngay trong giấc mộng cũng phải thường niệm chẳng dứt. Thử hỏi mỗi sáng lúc chúng ta tỉnh giấc, ý niệm đầu tiên có phải là nghĩ đến A Di Đà Phật hay không? Cho nên lúc ngủ mở máy niệm Phật có một lợi ích, nửa đêm tỉnh giấc nghe tiếng niệm sẽ nhắc nhở chính mình niệm Phật. Nghe nói người có công phu thành phiến ngủ nghê rất ít; hơn nữa, lúc họ ngủ, Phật hiệu vẫn miên miên mật mật từng câu tiếp nối lẫn nhau, dường như đang ngủ mà chẳng ngủ.
Chúng ta hãy bình tâm tỉnh táo, suy nghĩ thử coi: Ban đêm lúc mình đang ngủ, có thể làm chủ được hay không? Lúc hoan hỷ vui cười, lúc sợ hãi, có thể vì mộng cảnh kích thích làm cho tâm khởi lên câu Phật hiệu hay không? Giả sử không thể làm chủ, thì đến ngày Ba Mươi tháng Chạp (ví dụ lúc lâm chung), vợ con nhiễu loạn, bịnh tật hôn mê, phong đao cắt thịt, đau khổ bức bách, thêm vào những sự kiện trải qua lúc sanh tiền, và những trói buộc vương vấn chưa dứt sau khi chết, mỗi thứ này đều nổi dậy trong tâm, làm sao có thể làm chủ để niệm Phật cầu sanh Tây Phương cho được? Phải biết: Nếu ban ngày có thể làm chủ, lúc nằm mộng làm chủ một nửa cũng không nổi. Dù lúc nằm mộng có thể làm chủ, lúc chết làm chủ một nửa cũng không được. Vì lúc nằm mộng là hôn mê một nửa, lúc chết là hoàn toàn hôn mê!
Các vị đồng tu đã đích thân thấy rất nhiều người niệm Phật lâu năm, đến lúc lâm chung bị bịnh khổ quấy nhiễu, chẳng thể niệm Phật, thậm chí không chịu nghe tiếng Phật hiệu, hoặc chỉ nghĩ nhớ người thân, không chịu nghĩ nhớ Phật, niệm Phật, hoặc hôn mê bất tỉnh, chẳng thể niệm Phật, nghe Phật. Nếu không nghĩ nhớ duyên thế gian, bèn lưu luyến tài sản nhà cửa. Nếu không lâm vào tình trạng bịnh khổ khó chịu, bèn hôn mê chẳng tỉnh táo. Do vậy, tuy người ấy muốn vãng sanh, nhưng không biết lại lưu lạc sanh tử đến chốn nào?
Trích từ lớp học Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú
Tại Tịnh Tông Học Viện Úc Châu 2014
Báo cáo tâm đắc của học sinh lớp Vô Lượng Thọ Kinh Khoa Chú
Thích Tự Liễu soạn
Hòa thượng Tịnh Không giám định
Bích Ngọc chuyển ngữ
Như Hòa giảo duyệt
Chào các vị đồng tu xin giải nghi cho tôi những câu hỏi sau đây:
1) Tại sao đức Phật Thích Ca khi còn sống không độ được người về Tây Phương Cực Lạc mà đức Phật A Di Đà lại làm được?
2) Và tại sao Phật A Di Đà không độ cho ta ngay khi còn sống mà phải đợi sau khi chết mới được sinh về?
3) Như vậy thì đạo Phật có khác gì các đạo tôn thờ một đấng tối cao và dẫn dắt phật tử đi vào mê tín không?
4) Mục đích cuối cùng của đạo Phật là chứng ngộ được chân tâm của mình và thái độ của mình đối với vui, buồn, đau, sướng… mà tâm mình không bị quấy rầy, dính mắc thì đó là Niết-bàn mà Phật muốn chỉ cho mình có phải không ạ?
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Như Định
1) Tại sao đức Phật Thích Ca khi còn sống không độ được người về Tây Phương Cực Lạc mà đức Phật A Di Đà lại làm được?
ĐÁP:
*Phật Thích Ca chỉ là 1 trong vô lượng ứng hoá thân của Ngài trong cõi ta bà này. A Di Đà Phật cũng là một trong vô lượng ứng hoá thân của Phật Thích Ca, do vậy, nói 2 nhưng là một vậy.
*Mỗi một đức Phật đều có hạnh nguyện độ sanh khác nhau, nhưng cái đích sau cùng đều giúp chúng sanh giác ngộ, giải thoát. Thời Phật Thích Ca tại thế Thiền định thành tựu. Tại sao? Vì người dân thời đó căn cơ, phước thiện cao, sâu dày hơn rất nhiều so với thời nay, vì thế Phật Thích Ca đã tuỳ duyên, tuỳ sở nguyện, dùng pháp tương ưng để hoá độ.
*Nếu nói Phật Thích Ca không độ được người về Tây Phương là không đúng, bởi ngay lúc Phật tại thế, Ngài đã độ cha vua Cha là Tịnh Phạn Vương và bảy muôn Thích chủng đồng về An Dưỡng (Kinh Đại Bảo Tích); trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đức Thế Tôn cũng chỉ dạy cho bà Vy Đề Hi cùng 500 thị nữ đồng được diện kiến Phật A Di Đà và họ sẽ vãng sanh về Tịnh độ; trong Kinh Vô Lượng Thọ, ngài Anan và các đệ tử, các chúng bồ tát, vô lượng chúng đều phát tâm, đều được độ về tịnh độ.
2) Và tại sao Phật A Di Đà không độ cho ta ngay khi còn sống mà phải đợi sau khi chết mới được sinh về?
ĐÁP: Nếu bây giờ Phật A Di Đà hiện thân, nói với bạn: ta tới rước con về tịnh độ, bạn có đi không? Cứ luận từ ý niệm này thì bạn sẽ thấy:
*Vì chúng sanh còn mê chấp, nghiệp chướng còn sâu nặng, ngay tức thì bảo họ vãng sanh là trái nhân quả, bởi nghiệp chưa chuyển hoá, lấy nhân nào vãng sanh?
*Người phước nghiệp nhẹ, nhất tâm niệm Phật, nhất tâm buông xả vạn duyên, ngay lúc hiện sống, đều có thể an nhiên tự tại vãng sanh, chẳng phải chờ khi chết. Do vậy, người tới khi chết mới vãng sanh, một, do túc nghiệp chưa trả hết, nên phải tu, phải chuyển hoá để tương ưng với cảnh giới cực lạc. Hai, vì hạnh nguyện độ sanh mà nán lại, lúc hạnh nguyện viên tròn, họ sẽ ra đi.
3) Như vậy thì đạo Phật có khác gì các đạo tôn thờ một đấng tối cao và dẫn dắt phật tử đi vào mê tín không?
ĐÁP: Hiểu như vậy là sai. Bởi đạo phật là giáo dục chúng sanh phá mê-khai ngộ, lìa khổ-được vui, chuyển phàm thành thánh. Do vậy, thờ Phật, khác với tu-hành theo giáo lý của Phật. Ngay trong chốn tu sĩ xuất gia thời nay, nhiều chùa chiền rất to, tượng Phật rất lớn nhưng nơi đó chỉ là thờ Phật chứ không có sự tu học chân chánh theo giáo lý giải thoát của Phật, vì thế những nơi này sẽ chỉ khiến chúng sanh thêm mê mờ nhân quả, thêm mê tín, tà tâm, tà kiến. Tại sao? Vì họ lấy nền tảng là danh văn lợi dưỡng, tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước và ngũ dục tâm để tu học. Chúng tại gia cũng không khác biệt. Nếu dùng những thứ tâm này để tu, càng tu càng đi vào tam ác đạo nhanh hơn. Lý do? Vì chúng sanh vốn đã mê, nay lại lấy nhân mê để tu = mê chồng lên mê. Phật gọi đó là người đi từ bóng tối vào bóng tối vậy. Như vậy chúng sanh mê, điên đảo là do chính mình, đâu thể đổ lỗi cho Phật và đạo Phật?
4) Mục đích cuối cùng của đạo Phật là chứng ngộ được chân tâm của mình và thái độ của mình đối với vui, buồn, đau, sướng… mà tâm mình không bị quấy rầy, dính mắc thì đó là Niết-bàn mà Phật muốn chỉ cho mình có phải không ạ?
ĐÁP: nghĩa thô có thể hiểu đại khái là vậy, nhưng để đi vào hành trì chẳng thể nói vài ba câu như vậy là xong, là có thể đi tới niết bàn. Khoảng cảnh tối sơ của mê-giác chỉ là một lằn ranh rất mỏng, nhưng để hiểu đâu là mê, đâu là giác nhiều khi là cả chẳng đường dài tới vài ba A tăng kỳ kiếp chứ chẳng thể nói 1 kiếp.
Phật Thích Ca nhìn ra được sự vô minh của chúng sanh thời nay để thiền định thành tựu là không thể, vì vậy Ngài mới chỉ pháp thẳng tắt: dùng tự lực+tha lực Phật tu pháp niệm Phật để sanh về tịnh độ. Nhưng ai có thể tu và thành tựu được pháp này là điều mỗi chúng sanh phải tự trả lời.
Chúc bạn tinh tấn, tỉnh giác tu học.
TN
Cư sĩ Như Định đang nhìn theo góc độ tu Phật giáo nguyên thủy, khi tôi thân cận các vị bên Nam tông điều đầu tiên họ hỏi mình tu gì. Khi mình nói tu Tịnh độ họ lập tức tìm mọi cách thuyết giảng là cõi Tịnh độ không có thật chỉ có Niết bàn. Tôi chỉ cười và ko tranh cãi. Nam tông có cái rất hay là nhiều Phật sự làm từ thiện, nhưng mà hầu như các vị cư sĩ bên đó đều cho rằng sống đời tại gia có thể tu đạt niết bàn. Sống trong đời mà quán sát đc sanh diệt của Sắc, Thọ, Tưởng … tôi nghĩ là điều quá khó ko dành cho ng phàm. Và cũng ko có nói trong bộ kinh Nikaya là ng cư sĩ có thể tu đắc Niết Bàn ( Phật dạy muốn tu buộc phải xuất gia) – điều này rất rõ ràng nhưng tất cả đều ko nhắc tới, chỉ nhắc Phật ko nói về Tịnh độ.
Pháp môn Tinh độ thì khác, dành cho mọi người, vấn đề là có tu đến nơi hay ko thôi
Gửi Phúc Bình
Với phái hệ Nam Tông thì người tu chứng quả Tu đà hoàn tức là đã đặt chân được vào Niết Bàn rồi. Và trong Mi Tiên vấn đáp có nói người cư sĩ có thể đắc đến A Na Hàm. Mà đặc trưng của pháp tu Nam Tông là Tứ Niệm Xứ, thông qua việc liên tục quan sát Thân, Thọ, Tâm, Pháp từ đó nhận ra được sự sinh diệt của Thân Thọ Tâm Pháp (có thể tham khảo kinh Đại tứ niệm xứ Trường Bộ Kinh hoặc kinh Tứ Niệm Xứ trong Trung Bộ Kinh). Nhưng thực sự thì đúng là phải xuất gia mới dễ dàng thực hiện được, vì muốn nhận ra sự sinh diệt thông qua việc quan sát liên tục miên mật Thân Thọ Tâm Pháp như thế thì đời sống tại gia không cho phép.
Mình xin chia sẻ lại cách niệm Phật mà nhiều vị đi trước đã thực hành và mình thực hành thấy hiệu quả ạ. Niệm Phật mặc kệ vọng tưởng tức là trong lúc mình niệm vọng tưởng khởi lên mình mặc kệ nó mình cứ tập trung câu niệm. Thường áp dụng cách này mình nên niệm mà tai nghe rõ ràng từng chữ một. Niệm cách này có thể đối trị cả cơn buồn ngủ vì miệng mình niệm lên tai nghe rõ là não như bực tỉnh tầm vài câu là não tỉnh hẳn thoát cơn buồn ngủ. Thường mình niệm mỗi chữ cách nhau 2 giây. Mình niệm 6 chữ nên một phút được khoảng 4 câu. Trọng tâm là lắng tâm ạ. Cách niệm mặc kệ vọng tưởng rất hay mình chỉ dụng công cho việc chú ý câu Phật hiệu. Mình mặc kệ riết thì vọng tưởng nó bị xem nhẹ mà tâm mình nó quen với việc không chú ý vọng tưởng. Giống như mẹ bạn bảo bạn đi chợ mua rau trên đường đi bạn chỉ tập trung đi đến chợ, bạn bè kêu gọi rủ rê bạn mặc kệ thì kiểu gì bạn cũng đến chợ. Tĩnh tọa mà niệm thắng cơn buồn ngủ thì thật sự rất hay ạ, vì khi cơn buồn ngủ đến nó xen giữa các chữ Phật hiệu nhưng cứ 2s mình mới niệm 1 chữ nên cứ 2 giây não nó lại bực tỉnh riết là tầm 1 phút nó bực tỉnh đến hơn 20 lần nó tỉnh luôn không buồn ngủ nữa giống như lúc học mình ngủ gậc thầy phía sau gõ nhẹ mình giật mình tỉnh hẳn cơn buồn ngủ ạ. Khi bạn quen với việc ngó lơ vọng tưởng thì não sẽ quen với việc ngó lơ, não biết có vọng tưởng nhưng nó quen ngó lơ nên nó không chạy theo vì nó bận cứ 2 giây lại phải niệm một chữ nên nó thuần. Lý do mình niệm cách này vì hơi thở của mình không ổn nên thường mất 2 giây mình mới ổn hơi thở với nhịp tim nên mình niệm kiểu này ạ. Xin chia sẻ. Nam mô A di đà Phật.
Cảm ơn bạn đã chia sẻ. Hòa thượng Tịnh Không lúc trẻ mgài niệm theo cách truy đảnh niệm Phật nên niệm nhanh. Về già ngài niệm rất chậm rãi rõ ràng. A Di Đà Phật.