Trước đây chúng tôi phải nói mọi người cùng nhau cộng tu, cộng tu có nhân duyên của cộng tu, có điều kiện của cộng tu. Vào thời xưa cái nhân duyên đó rất tốt, được. Hiện nay nhân duyên không tốt, hiện nay người cộng tu nhiều, rất thị phi, anh A thế này, anh B thế nọ, đây đâu phải là cộng tu? Nếu như nói đó là cộng tu thì đó là tu lục đạo luân hồi, không phải tu Tây Phương Tịnh Độ. Tây Phương Tịnh Độ là tu tâm thanh tịnh. Nhiều người ở cùng nhau như vậy, cái mà mắt nhìn thấy, tai nghe thấy, miệng nói ra đều là chuyện tạp loạn rỗi hơi, tâm làm sao có thể tịnh lại được?
Nếu như không nói chuyện, các bạn tu Phật thất chỉ tịnh. Bạn không nói chuyện, mắt bạn vẫn có thể nhìn thấy, trong tâm bạn vẫn có thể khởi vọng tưởng, chỉ là không nói mà thôi, bạn vẫn là không thanh tịnh. Cho nên hiện nay tu hành chân chánh, nói lời thành thật, về nhà mà niệm Phật, mà tu một mình. Một người có khi tinh thần không thể đề khởi được thì nương vào chúng, dựa vào chúng. Cổ nhân gọi là sợ bản thân lười biếng giải đãi, cho nên mọi người cùng tu hành với nhau, đôi bên khích lệ lẫn nhau, nhìn thấy người ta niệm Phật, mình không niệm thấy ngại quá, ý nghĩa của cộng tu là ở chỗ này. Hiện nay biến chất rồi, hiện nay cái điểm hay này không còn nữa rồi. Ở chung với nhau trái lại phiền phức. Tinh thần của mình không thể đề khởi được làm thế nào đây? Hiện nay có biện pháp: có máy niệm Phật, có băng ghi âm. Cái này có thể tin được, nó không gây phiền phức cho bạn. Đặc biệt là hiện nay máy ghi âm niệm Phật còn có tai nghe. Bạn đeo tai nghe vào, bạn ở trong nhà suốt ngày niệm Phật. Bạn thấy vừa không cản trở công việc, vừa không cản trở người khác. Người trong nhà người khác không niệm, bạn cũng không cản trở họ.
Nếu như vọng tưởng của bạn nhiều thì bạn mở âm thanh lớn, khi mở lớn thì bên ngoài cái gì cũng không thể nghe được. Tốt hơn niệm Phật đường. Âm thanh lớn đè được vọng tưởng, điều phục được vọng tưởng. Tâm rất thanh tịnh thì có thể mở nhỏ một chút, hoặc giả là khi chú ý việc khác thì âm thanh nhỏ một chút, vẫn có thể nghe được âm thanh ở bên ngoài. Không muốn nghe âm thanh bên ngoài thì mở âm thanh lớn một chút, tốt vô cùng, tốt không gì bằng. Hiện nay lợi dụng những công cụ khoa học này, tự mình dụng công chân chánh thật sự đắc lực. Cái này tốt hơn quá nhiều so với mở Phật thất tinh tấn rồi. Bạn từ sáng đến tối niệm. Là đúng như lời trong “Kinh Kim Cang” nói: “Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ tâm”. Sinh tâm là tu tất cả thiện pháp. Bạn suốt ngày đang làm việc đều là thiện pháp, đều là giúp đỡ người khác, đều là lợi ích đại chúng, tâm địa của mình thanh tịnh, không nhiễm mảy bụi, ở trong tâm chỉ là một câu A-Di-Đà Phật, bạn nói cái phương pháp này hay biết bao.
Tôi học Phật hơn 40 năm rồi, ở trong hơn 40 năm này, những điều mà tôi nhìn thấy, tiếp xúc, cảm nhận, tôi cảm thấy đạo tràng nhỏ tốt hơn đạo tràng lớn. Người càng nhiều càng phức tạp, sự việc phiền phức càng nhiều, cho nên đạo tràng nên nhỏ, càng nhỏ càng tốt, người càng ít càng tốt. Quý vị thử nghĩ, tổ sư xưa nay của Tịnh Độ tông chúng ta, đại sư Huệ Viễn, ngài là người thời Đông Tấn. Ban đầu cái niệm Phật đường đầu tiên là xây tại Lô Sơn Giang Tây. Vào thời đó đồng tu của ngài tính ra không ít, 123 người, đây gọi là đạo tràng, không phải người nào đến là cũng được. Viễn Công đại sư vào thời đó còn có một người rất nổi tiếng, Tạ Linh Vận. Vị này quý vị đọc thấy ở trong lịch sử, văn chương của ông viết rất hay. Tạ Linh Vận đã từng đến Lô Sơn viếng thăm đại sư Viễn Công, muốn tham gia vào liên xã của ngài, không đồng ý, từ chối ông, không cho ông tham gia.
Bạn thấy niệm Phật đường Viễn Công bước vào không phải dễ dàng như vậy, muốn đến niệm Phật là đến niệm, đâu có dễ dàng như vậy. Phải gìn giữ một cái môi trường thanh tịnh. Tâm bạn có thanh tịnh hay không? Tâm bạn không thanh tịnh, bạn không được đến. Tạ Linh Vận tại sao bị từ chối vậy? Tâm không thanh tịnh, thích viết văn, thích làm thơ, đầu óc mang đầy những thứ này, khởi vọng tưởng. Tập khí của văn nhân quá nặng rồi, sẽ ảnh hưởng tâm thanh tịnh của mọi người. Viễn Công từ chối ông. Đào Uyên Minh, đại sư Huệ Viễn của chúng ta rất hoan nghênh ông, nhưng mà Đào Uyên Minh không có tham gia, không có tham gia liên xã 123 người. Chúng ta xem thấy ở trong “Tây Phương Xác Chỉ”, đạo tràng của Bồ-tát Giác Minh Diệu hạnh có 12 người. Ở trong cái thời đại này hiện nay rất đáng để chúng ta phản tỉnh, rất đáng để chúng ta nghiên cứu. Quý vị tự mình thử suy nghĩ thật kỹ, người ít, tốt.
Đạo tràng nhỏ người nhiêu cố định như vậy, dụng công chân chánh, người ít, đạo tràng nhỏ, tiêu xài ít, dễ duy trì, không cần lôi kéo tín đồ. Lôi kéo tín đồ, nghĩ cách kiếm tiền để nuôi đạo tràng. Quý vị thử nghĩ đó là đạo gì? Nghĩ đủ mọi cách để lôi kéo tín đồ, thậm chí là dùng mọi thủ đoạn. Bạn thử nghĩ xem họ là tâm gì? Tham sân si mạn. Họ là đạo gì vậy? Tam ác đạo. Cái đạo tràng đó là tam ác đạo. Đây không phải Phật đạo, không phải Bồ-tát đạo.
Phật đạo là tâm bình đẳng, Bồ-tát đạo là tâm lục độ. Hiện nay đạo tràng rất nhiều, bạn phải nhìn rõ ràng nó là đạo nào. Mơ mơ hồ hồ bước vào, rất nguy hiểm. Nếu như nó là địa ngục đạo thì cái phiền phức đó lớn rồi, nhất định phải nhận biết rõ ràng. Lời tôi nói với mọi người mỗi câu đều là lời chân thật. Cho nên bạn phải biết, đạo tràng của thế giới Tây Phương Cực Lạc ở trong nhà bạn, không phải ở nơi khác. Mang theo cái tai nghe niệm Phật, đó chính là đạo của thế giới Tây Phương Cực Lạc, phải biết những điều này.
Trích từ bài giảng Kinh Kim Cang (tập 191)
Lão pháp sư Tịnh Không giảng
Cách đây cũng lâu rồi, hồi đó tui có duyên tham dự một khóa tu niệm Phật 10 ngày tại một đạo tràng nọ. Vị sư trụ trì đã lớn tuổi có kể một câu chuyện hồi ngài còn ở ẩn trong núi để tu Tịnh Độ. Ngài kể mỗi lần xong khóa lễ niệm Phật, mở mắt ra nhìn thấy rất nhiều vị hộ pháp Thiên Long Bát Bộ ngồi đầy cả hai bên. Vị sư trụ trì ấy ắt hẳn tâm rất thanh tịnh nên mới nhìn thấy được các chư vị thiện thần. Từ đó tui nghiệm ra rằng nếu một người chân thật niệm Phật như lý như pháp, buông bỏ lợi danh để tâm dần bớt nhiễm ô thì các chư vị thiện thần sẽ đến ủng hộ người ấy. Ma quỷ chẳng dám bén mảng đến gần. Chỉ đôi dòng chia sẻ khuyến tấn các vị đồng tu cùng niệm Phật tinh tấn.
A Di Đà Phật.