Do vô minh mê mờ mà chúng sanh luôn say mê trong ảo giác tình ái, để rồi gây nhân yêu, hận, thù, ghét… mà thường thì xảy ra cho những người thân trong gia đình; để rồi luân chuyển trong lục đạo luân hồi, gặp nhau trong tình ái yêu thương hay thù hận. Yêu thương thì tạm yên ổn trong chốc lát, nhưng càng yêu thương thì có tâm chiếm hữu và sợ mất; cho nên cũng dễ sinh ra thù hận ngút ngàn, nếu có gì thay đổi, thế rồi tạo một nhân mới trong vô minh để nhận lãnh một quả xấu khác trong triền mien đau khổ. Nếu gặp nhau trong thù hận, thì thứ tình ái đau thương ấy lại càng chất chồng lên nhiều lớp trả vay trong vòng nghiệp lực vô minh. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Con là nợ, vợ (chồng) là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo” thật sự nếu không có sợi dây oan nghiệt của tình ái cột lại thì, chúng ta không gặp nhau trong cuộc đời đầy sóng gió đau thương tạm bợ này.
Nếu tình ái là hạnh phúc, là vĩnh hằng bất diệt, là lẽ sống của cuộc đời; vậy ta hãy nhìn xem, riêng con người trên trái đất, có được bao nhiêu người hạnh phúc thật sự, hay chỉ chịu những tủi nhục và đau khổ do tình ái gây ra. Vợ chồng gặp nhau là do tình ái oan gia đã kéo dài nhiều kiếp chưa thanh toán xong, nay gặp lại để tiếp tục yêu người mình đã yêu, hận người mình đã hận…cha mẹ, con cái gặp nhau là để vay trả, đòi những gì mà mình chưa giải quyết thỏa đáng trong nhiều kiếp trước. tại sao người con có hiếu, nhưng cha mẹ lại không để ý, ít thương? Là vì đứa con đã mang nợ của cha mẹ quá nhiều về tình cảm cũng như vật chất mà từ nhiều kiếp chưa trả xong, hôm nay gặp nhau để trả nợ. Trái lại, những đứa con nghỗ nghịch, hư hỏng nhưng cha mẹ hết tâm chăm sóc, che chở, đổ cả tài sản cho con tiêu xài mà không hối tiếc; là vì cha mẹ đã nợ người con, nên nay gặp nhau để thanh toán nợ cũ.
Tất cả những thứ tình cảm yêu,hận, thương, ghét…thường xảy ra trong cuộc sống của thế giới này là do chúng sanh đã bao phen chìm nổi tạo nên; chúng ta không thể chạy trốn ra ngoài được nếu không quyết tâm dứt trừ những thứ tình ái mê mờ ấy. Tình ái là sợi dây vô hình đã cột chặt chúng sanh trong vạn kiếp trường chinh của cuộc sống. Hôm nay nhờ ánh sáng của Phật Đà chiếu soi, ta nhìn thấy được sự vô minh đen tối của sợi dây tình ái; nên, quyết tâm cắt đứt dể dũng mãnh vượt ra ngoài vòng cương tỏa. Vậy phương pháp làm cho sợi dây tình ái dần dần tan biến đến khi không còn đủ mãnh lực để cột ta lại đó là: “sáu chữ Di Đà tiêu nghiệp chướng ” hay “sáu chữ Di Đà oán tình đều dứt”. Oán tình là do ý niệm vô minh bao phủ và khơi động để tạo thành; hôm nay vô minh bị tan biến bởi thánh hiệu Di Đà, do đó oán tình cũng không nơi nương tựa. Vậy thì yêu, thương, thù, hận… cũng chỉ tồn tại trong tâm thức của chúng sanh qua ảo giác vô minh trong một niệm mê; nhưng không thể tồn tại trong sự tỉnh thức cửa thức tâm hằng giác.
Trích từ sách Niệm Phật Thành Phật
Tác giả: Hòa thượng Thích Phước Nhơn
A Di Đà Phật…
Xin chào các vị đồng tu:
Gởi lời cảm ơn đến Viên Trí, Huệ Tịnh đã hồi âm cho Độ ngày 7/4/15.
– về tiệm (nail) thì tạm ổn bà xã làm chủ.
– về mua nhà tư (house) ko được cần 2 năm thuế thu nhập (income tax) nhà bank mới cho mượn, mọi phiền não vơ đi rồi. Phiền não tức bồ đề?
Nhờ các vị đồng tu lý giải dùm Độ câu này: ” ăn chay cho chắc, thật thà niệm Phật???” Câu này mình có đọc qua rồi ko biết vị nào nói? Hay Tổ nào? Cho đến bây giờ Độ chưa làm được câu hỏi trên? Chân thành cảm ơn các liên hữu…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật.
Xin chào bạn Độ,
Mua nhà cần rất nhiều những cái điều kiện để đủ duyên hoàn thành chứ không đơn giản đâu cho nên nói muốn mua là mua được đâu. Để bớt phiền não trong tương lai, HT khuyên Độ nên muốn nhà thì phải mua nhà mới (new built home).
1. Nhà mới Độ tránh lo lắng fixed up tốn tiền gặp nhiều phiền phức (no stress).
2. Nhà mới Độ có thể save thêm tiền để dành cho cái down payment khi nhà còn under-construction (1-2 năm) trước khi closing. Câu thời gian với vợ tuy đồng ý mua nhà.
Độ cũng phải nên giữ cho chắc ngũ giới tại gia và niệm Phật thầm cho nhiều xem như là bùi hộ mạng sau này. Nếu không vô thường đến hối tiếc cũng đã muộn. Hãy cố gắng lấy đề mục “buông bỏ tự ái” đối với vợ con gia đình thì bảo đảm Độ sẽ cảm thấy niềm an lạc tự tại hơn trên con đường tu tập tại gia. Bỏ đi tự ái tức là chuyển phiền não thành Bồ Đề. Cái gì thực hành cũng thành thói quen không gì khó khăn cả. Quyết chí vì sau khi bỏ thân này mà sanh sang cõi Cực Lạc trở thành một vị Thánh chúng mà phải hy sinh đi cái ngã chấp tự ái lâu đời lâu kiếp, chuyên trì niệm Phật xem nhẹ cuộc đời một tí. Thực hành rất đơn giản khi nào Độ quyết tâm bỏ Ta Bà lấy Tây Phương. Nhà cửa vợ con, tiền tài danh vọng, trước sau gì nó cũng bỏ Độ nếu Độ không biết thức tỉnh tháo gỡ bỏ nó trước. Nếu để nó bỏ Độ thì chắc chắn phiền não sẽ sanh vì còn ái dục coi nặng quá.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Bạn Độ thân mến.Sở dĩ chúng sanh thích ăn thịt lẫn nhau là do nghiệp sát sanh tạo nên.Đây là một tập khí từ vô thủy nên khó bỏ.Trong cái thế giới mà người ăn thịt nhiều hơn ăn chay thì việc ăn chay trường là không dễ.Nếu thực sự muốn ăn chay trường thì theo mình nghĩ thì phải như thế này :
1.Mang tất cả thân mạng của chúng sanh vào trong thân mạng của mình.Rồi tự cảm nhận cái nỗi đau cắt da,xẻ thịt,phanh bụng,moi gan,móc tim đau đớn đến tột cùng,muốn sống cũng không được,muốn chết cũng không xong.Bi tâm cùng cực nước mắt tuôn trào thấy mình và chúng sanh thật quá khổ.Từ đó trên nguyện với Phật,Bồ Tát,dưới nói với các loại chúng sanh:Các vị,chúng ta thật quá khổ.Chúng ta hãy chấm dứt cuộc huyết máu này đi.Từ nay không ăn thịt nữa.Phải như thế thì người này trong thế gian cho dù có bị người khác chê cười thì anh ta vẫn ăn chay.
2.Muốn giữ vững ăn chay trường được thì phải coi GIỚI (cụ thể là giới ăn chay) là người thầy tôn quý nhất,là người mẹ vĩ đại nhất,là người vợ chung thủy nhất,là người con hiếu thảo nhất,là người bạn trung thành nhất thì mới trường chay được.Nếu bạn cứ coi người trong thiên hạ:anh A,anh B,cô C,cô D,…là người tốt nhất và nếu không làm vừa lòng họ thì sợ họ buồn thì nói thẳng luôn là người này chẳng ăn trường chay được. GIỚI sẽ giúp bạn thành tựu đạo nghiệp, người trong thiên hạ lúc vui thì có mặt,đến lúc đại nạn tới chẳng có ai cả,tự mình làm tự mình chịu.Chọn ai là bạn tốt,bạn hãy tự suy nghĩ.Nếu bạn chọn GIỚI là bạn tốt,bạn sẽ tự biết cách từ chối. Nếu bạn chọn người trong thiên hạ là bạn tốt thì cho dù có người khuyên bạn thế nào đi nữa thì bạn cũng khó mà thực hành được.
Còn nếu như hai điều trên,bạn thấy vẫn là khó hiểu,khó làm.Thế gian này 9 người mười ý.Rồi thì bạn chẳng biết mình phải làm như thế nào đây,phải hỏi ai đây,phải tin ai đây.Nếu chẳng biết hỏi ai thì cũng không cần phải hỏi ai nữa.Thế thì Hãy cứ một câu A DI ĐÀ PHẬT mà niệm.Ăn chay hay mặn cũng cứ niệm,đi chợ hay ở nhà cũng cứ niệm,vợ buồn hay vui cũng niệm.Tránh suy nghĩ vẩn vơ,hãy đơn giản vấn đề đi để tập trung vào câu A DI ĐÀ PHẬT.Hãy buộc tâm vào câu A DI ĐÀ PHẬT
Ăn thịt bất đắc dĩ lắm mới ăn thôi.Nếu như một mình ở nhà nấu ăn mà vẫn ăn thịt thì cũng không nên.Bạn đã ăn chay đươc 5 năm rồi,rất đáng quý.Nhưng mình khuyên bạn 3 cái món: hành, tỏi, hẹ thì bạn bỏ đi,bỏ ngay,bỏ thẳng cánh cò bay không phải suy nghĩ,nuối tiếc gì cả.Nếu được như thế thì phước của bạn sẽ càng tăng trưởng.Mà bạn lại còn chân thành Niệm Phật nữa thì chắc sẽ vãng sanh Cực Lạc.Và như thế pháp giới này lại xuất hiện thêm một vị Bồ Tát nữa rồi.Lành thay,lành thay.Chư Phật đều hoan hỉ.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Tịnh Độ và tất cả các bạn đồng tu và cả những ai không đồng tu
Đạo Phật là TỪ BI.Bi là thương xót.Cứu thế Đại Bi là chỉ cho Tâm Đại Bi của Phật.Đại Bi chỉ có khi Đại Trí xuất hiện.Do có Đại Trí nên thấy được Phật Tánh của tất cả chúng sanh đều bình đẳng như nhau.Do thấy được tánh bình đẳng ấy mà khởi lòng thương xót tới khắp hết thảy chúng sanh một cách bình đẳng không phân biệt thân sơ,địa vị,nghèo hèn.Vì chúng sanh vốn là Phật,đáng lẽ ra chỗ của họ là cõi Thường Tịnh Quang cùng trú một nơi với chư Phật.Vậy mà hôm nay,họ phải chịu kiếp sống sanh tử lang thang.Vì thế Phật khởi lòng thương xót.Sự thương xót này là chân thành,một chút hư vọng cũng không có nên mới gọi là Đại Bi.Tình thương của thế gian chỉ là chữa ngọn không trị được cái gốc nên chẳng được gọi là Đại Bi mà gọi là Tình Ái.Tình do Mê mà có.Ái là do Si mà thành.Tất cả những thứ tình cảm vợ chồng,cha con,…đều là Tình Ái.Thứ Tình Ái này làm chướng ngại Tâm Đại Bi(vốn là bản thể của tất cả chúng sanh và mười phương Chư Phật).Cho nên chúng sanh không thực hiện được Tâm Bình Đẳng.Người mẹ chỉ biết yêu người con,heo mẹ chỉ yêu heo con,chó mẹ chỉ biết chó con.Tóm lại,loài nào chỉ biết yêu loài đấy. Đại Bi phổ khắp mười phương thế giới nên rất tự tại. Tình Ái thì bị dính mắc vào thân ngũ ấm ma nên rất khổ.Do Bi mà Phật khởi Tâm Từ đến chúng sanh. TỪ là ban vui.Cái vui này là cái vui rốt ráo,chân thật.Cái vui lấy vợ,sanh con là cái vui giả.Thành Phật mới là cái vui rốt ráo,chân thật.Thế nên Phật trong thế gian muốn tất cả chúng sanh đều thành Phật như mình(đây cũng là đại nguyện tất cả Chư Phật). TỪ này chẳng phải là câu A DI ĐÀ PHẬT thì còn là cái gì nữa đây.Phật ban cho chúng sanh câu A DI ĐÀ PHẬT thật đúng là ĐẠI TỪ ĐẠI BI.Chúng ta hãy hoan hỉ đón Nhận,hãy Giữ,hãy Nguyện,hãy Niệm.Như Lai ban thì chúng ta nhận để khỏi phụ lòng Phật.Đây là món quà chỉ được nhận không được từ chối.
Vì sao phải ăn chay?Chư Phật lấy ĐẠI BI làm Tâm.Chúng sanh thương yêu nhất là sanh mạng của mình.Phật thương yêu nhất Chúng sanh.Vì thế nếu có chúng sanh nào không não hại chúng sanh,lại ăn chay phóng sanh thì cũng đang thực hành tâm nguyện của Phật.Tâm người ấy và Tâm Phật đồng thuận nhau nên sẽ được thần lực hải của Như Lai ngầm gia trì.Do có Như Lai gia trì mà không đi sai đường.Phải biết tất cả những việc làm trong thế gian này nếu không xuất phát từ Tâm Từ Bi thì cho dù có làm việc thiện,tu hành pháp môn gì đi nữa thì cũng đang đi làm việc của Ma.Và ăn chay phóng sanh là để trưởng dưỡng Tâm Từ Bi.
Pháp môn Niệm Phật lấy Niệm Phật làm chính.Ăn chay là phụ.Chính và phụ bổ sung cho nhau.Nhưng Chính thì kiêm được Phụ,Phụ thì không kiêm được chính.Nếu không ăn chay thì phải Niệm Phật nhiều lên.Chẳng thể bảo là không ăn chay được thì không Niệm Phật được.Ăn chay được cũng Niệm Phật.Không Ăn chay đươc cũng Niệm Phật.Giữ giới được cũng Niệm Phật.Chưa Giữ giới được cũng Niệm Phật.Như tôi đây,chưa ăn chay được(mặc dù muốn),chưa giữ ngũ giới được nhưng vẫn cứ Niệm Phật.Nếu cứ chờ ăn chay được,giữ trọn ngũ giới được mới Niệm Phật thì tôi cả đời chắc cũng không có ngày Niệm Phật.Do nghiệp chướng nặng,tôi Niệm Phật chưa nhiều (nếu không muốn nói là ít).Nhưng chẳng thể bảo là mình niệm ít thì không niệm nữa,không có tác dụng gì.Niệm được một câu thì quý lấy một câu.Không có một câu nào là vô nghĩa cả.Mỗi một câu đều có công đức đưa ta về Tây Phương Cực Lạc.Chúc mọi người niệm A DI ĐÀ PHẬT,vãng sanh CỰC LẠC.
Mọi người nghe ca khúc này nhé :tinyurl.com/NiemPhatThanhPhat
A Di Đà Phật…
Xin chào các bạn đồng tu: cảm ơn Huệ Tịnh, hãy niệm A Di Đà Phật đã hồi âm cho Độ.
Mình có vài câu hỏi xin các bạn đồng tu góp cho Độ:
-Độ đã ăn chay trường được 5 năm rồi, nhưng còn ăn trứng, hành, tỏi, hẹ?
-Độ thường đi chợ mua thịt, đồ biển cho vợ con? Có nên đi chợ ko? Vợ có buồn ko?
-Đi ăn buffet (ăn xã láng) thường lấy đồ ăn mặn cho gia đình? Nên từ chối đi ăn nhà hàng như thế nào?
-có nên đi tiệc tùng đải tiệc toàn đồ mặn, cờ bạc ko? Ko đi sợ bà con gia đình buồn? Thấy trên bàn ăn toàn thịt chúng sanh thật đau lòng?
Xin các bạn đồng tu hoan hỹ góp ý dùm Độ. Chân thành cảm ơn…
A Di Đà Phật…
Thầy ơi, cho con hỏi dạo gần đây con có hay niệm phật con chia thời gian ra làm 4 buổi : sáng,trưa,chiều,tối đều niệm danh hiệu của phật a di đà… nhưng buổi sáng và tối ngoài niệm adiadaphat ra con còn niệm thêm nam mo địa tạng vương bồ tát, có sao ko ạ.
Dạo gần đây con hay bị trầm cảm con niệm phạt dc 1 tuần rồi…con sắp phải xa nhà để đi học nữa bay giờ con không biết phải lựa chọn như thế nào giũa đường đời và đường đạo con đi đâu cũng thấy lạc lối giua duong đời cả,,thấy chẳng ai hiểu mình,con rất hay bị cám dỗ ,thấy mình là người cô độc nhất thế gian..con cần 1 lý tưởng để sống, xin thầy giúp con, con khổ quá thầy ơi.
A Di Đà Phật – Xin chào Đức Nhân,
Tổ sư Thiện Đạo khuyên chỉ cần niệm A Di Đà Phật là đủ rồi bạn à. Trong đời có đạo mà trong đạo cũng có đời do vậy đời đạo song hành, không phải lựa chọn gì cả. Không ai hiểu mình cũng không sao, chỉ cần mình hiểu mình là được. Muốn vượt qua cám dổ và thử thách thì Phật Tâm phải kiên định. Thế gian này còn rất nhiều người cô độc, chẳng riêng gì mình bạn. Có câu:”Vợ chồng là duyên, có thiện duyên, có ác duyên, không duyên sẽ không đến. Con cái là nợ, có trả nợ, có đòi nợ, không nợ sẽ không tìm”. Nếu như không có duyên nợ với ai thì cũng tốt, bởi vì Tu Là Cội Phúc Tình Là Dây Oan.
Lý tưởng để sống chính là Tịnh Nghiệp Tam Phước mà Phật nói trong kinh Quán Vô Lượng Thọ:
Muốn sanh về Tịnh Độ phải tu ba thứ phước:
1. Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp
2. Thọ trì Tam Quy, Giử vẹn các giới, đừng phạm oai nghi
3. Phát bồ đề tâm, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyến tấn người tu hành.
Ba điều như thế gọi là CHÁNH NHÂN Tịnh Nghiệp của Tam Thế Chư Phật.
Cõi Ta Bà này là bể khổ cho nên ai cũng đều khổ cả bạn à. Muốn lìa khổ được vui thì hãy Bán Khổ Để Vãng Sanh. Khi được Vãng Sanh Tây Phương thì sẽ được cùng với chư thượng thiện nhân câu hội nhất xứ, sẽ không còn cô độc nữa bạn nhé.
Còn hiện tại thì mọi việc đều có nhân quả. Muốn người ta hiểu mình thì trước tiên mình nên hiểu và thông cảm cho người ta. Muốn không bị cô độc thì nên vui vẻ, cởi mở, hòa đồng với mọi người, quên đi tự ái và mặc cảm tự ty. Muốn không bị trầm cảm thì đừng suy nghĩ vớ vẫn, tiêu cực, đừng xa lánh mọi người mà nên chung sống hòa bình. Chớ nên thù hận người mà hãy nên khoan dung, tha thứ, độ lượng…từ từ rồi người ta sẽ thân thiện với mình thôi. Hy vọng bạn sẽ tìm được niềm vui trong cuộc sống.
Nam Mô A Di Đà Phật
A di đà phật-con xin cảm ơn thầy đã cho con những lời khuyên thật bổ ích,cầu mong cho thầy tu sớm giải thoát. Con mong một ngày nào đó cũng sẽ đươc như thầy.
A di đà phật!
A Di Đà Phật…
Xin chào Thiện Nhân:
Nhờ liên hữu Thiện Nhân lý giải câu hỏi ngày 12/4/15 dùm Độ. Về ăn, tiệc tùng, nấu ăn, chợ đồ mặn???? Xin chân thành cảm ơn Thiện Nhân…
A Di Đà Phật…
Chào Tịnh Độ,
Tôi thường theo dõi các bài trên DVCT, thấy TD cũng gặp khá nhiều chướng ngại trên bước đường tu hành. Tôi xin có vài lời góp ý.
– Chắc TD cũng biết ăn chay trường tốt nhất là không ăn trứng, hành, tỏi, hẹ. Có lẽ là TD thiếu một chút quyết tâm chăng? Nhưng nếu không bỏ được thì TD cũng đừng lấy đó làm phiền não, vì đức A Di Đà rất là từ bi, nhưng cũng không được buông xuôi, chỉ cần có tâm mong muốn dứt bỏ, khi đủ duyên sẽ được.
– Nếu vợ không đi chợ được, hoặc là TD không thể thuyết phục được vợ đi chợ thì TD phải “tuỳ thuận chúng sanh” thôi. Không có gì phải phiền não hết. Nhưng nhớ lúc mua đồ, lúc nguyện trước bàn thờ Phật, thì TD thành tâm cầu đức A Di Đà gia bị cho vợ, và con sớm phát tâm ăn chay trường, thâm tín Tam Bảo luôn. Mình tu thì cũng phải giúp người thân cùng tu chứ, nhưng việc này cần nhiều thời gian, và sự chân thành của mình, không gấp được.
– Về chuyện ăn nhà hàng, tiệc tùng thì cũng giải quyết như trên thôi. TD cần cân nhắc dịp nào cần lắm thì hãy tham dự, chứ đừng buông xuôi dịp nào, tiệc nào cũng đi. Người tu Tịnh Độ cần để tâm yên ổn một chút để thanh tịnh niệm phật. Bình thường tâm còn không thể thanh tịnh, huống gì tham dự tiệc tùng. Còn việc đánh bài, thấy có vẻ TD khó cưỡng lại được. Biết rõ mình còn yếu, còn máu ăn thua thì phải tránh xa. Nên tìm cách từ chối, có lẽ không khó để từ chối vì chắc vợ bạn cũng không vui khi thấy bạn thua bài? Trong 5 giới của Phật tử tại gia, giới thứ 5 là không uống rượu, nhưng nghĩ rộng thêm, là giới cấm mình ghiền những thứ không tốt cho mình và cho người. Nên TD phải quyết tâm giữ giới nhé.
TD có nhiều chướng ngại như vậy, tôi khuyên TD nên thường cầu đức A Di Đà gia hộ. Không phải cầu Ngài gia hộ giải quyết chuyện lớn nhỏ, mà cầu Ngài gia hộ cho mình đủ sáng suốt, đủ dũng mãnh để sống và hành theo đúng chánh pháp. Chúc TD sớm được an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
HT chỉ khuyên Độ cần phải hiểu rõ cái nhơn duyên có được thân người rất là quý và Độ phải sống sao cho đúng với vai trò làm người của mình. Những cái thắc mắc của Độ đưa ra không ai có thể nào giải đáp để giúp Độ thêm được nữa. Đến lúc Độ phải tự thắp đuốt lên mà đi vào con đường đạo ở trong nội tâm thì may ra mới hy vọng tháo gỡ những nghiệp chướng xung quanh do nghiệp ác của Độ đã gieo trong quá khứ nào đó. Tánh xấu ô nhiễm cờ bạc rượu chè ăn chơi do nghiệp lực mạnh mẻ chiêu cảm để lâm vào mấy duyên cảnh đó thôi không có gì ngạc nhiên cả. Nếu có phát tâm Bồ Đề kiên cố tu tập đạo lực qua câu niệm Phật và bỏ chút thời gian ra hàng ngày chánh tư duy những sự việc trong cuộc đời thì mới có thể khắc phục được những sự cám dỗ của dục vọng trần tình. Độ có nghị lực để phát tâm thiệt tình đi ngược lại dòng đời đầy dục vọng trong sanh tử luân hồi hay không?
Cho nên đó là câu hỏi Độ nên tự giải đáp thôi đừng hỏi ai cả. Mấy thứ chuyện đi chợ ăn uống tiệc tùng, nhà cửa bạn bè bận tâm phiền não là chuyện nhỏ. Quyết chí thoát sanh tử luân hồi là chuyện lớn nên cần giải đáp. Phần gia đình vợ con lớn hết ai cũng có thể tự lo cho bản thân hỗng lẽ Độ còn chưa chịu thức tỉnh mà tháo gỡ ra cái áo Ta Bà đang mặc thay thế cái áo Tây Phương bằng câu niệm Phật hay sao? Có cần Đức Phật Di Đà hiện cảnh thù thắng Cực Lạc ra trước mắt rồi Độ mới chịu tin phát tâm quyết chí cầu vãng sanh ư? Hay là Độ đợi quỷ thần vô thường đến đón rồi mới kinh sợ à?
HT mong không còn thấy Độ thắc mắc điều gì nữa cả vì niệm Phật theo khả năng cầu sanh TPCL quá đơn giản. Ăn chay ăn mặn tuỳ duyên đi, quan trọng đừng tham ăn quá độ. Tập trung cố gắng để tâm vào việc giữ 5 giới như cái vật quý báu nhất và lấy câu niệm Phật để hộ thân tâm. Làm hết bổn phận đừng buông lung để mất nữa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi Đạo hữu Tịnh Độ,
Pháp Sư Tịnh Không thường khuyên hành giả tu Tịnh Độ: Nhìn thấu-Buông xả-Tuỳ duyên-Tự tại-Niệm Phật.
Trong một trao đổi đã lâu TN đã chia sẻ ý nghĩa đích thực của cụm từ này rồi nên hôm nay TN sẽ chỉ trao đổi cùng đạo hữu về hai cụm từ: Nhìn thấu và Niệm Phật.
1. Nhìn Thấu:
Vướng mắc lớn nhất của đạo hữu hiện giờ là nhìn chưa thấu mọi chuyện. Ví thử đạo hữu nói mình đã tu Tịnh Độ từ 10 năm nay? Ăn chay trường đã 5 năm? Những con số này nói lên điều gì? Xin cho TN nói trực diện vấn đề: không nói lên điều gì hết. Nguyên nhân? Bởi đạo hữu chưa nhìn thấu điều gì cả. Ví như chuyện ăn chay trường. Sao gọi là chay, sao gọi là trường?
Sao gọi ăn chay? Chay chẳng phải là không ăn thịt, cá mà chỉ toàn ăn rau, đậu là ăn chay. Nếu ăn chay như vậy mà có thể đắc quả vị Phật thì các loài gia súc (ngoại trừ một số loài ăn thịt) chúng đã thành Phật hết rồi và chúng ta phải nên tới học những chúng gia súc này. Vậy CHAY mà Phật nói ở đây là gì? Đó chính là trì giới. Người tu đạo, dẫu tại gia hay xuất gia mà tâm không trì giới=giả tu.
Trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phẩm thứ 3 – Quán chúng sanh nghiệp duyên, khi Mẫu hậu Ma Da (mẹ của Phật Thích Ca) hỏi Địa Tạng Bồ tát về nghiệp duyên của chúng sanh, Địa Tạng Bồ tát nói: “Nếu có chúng sanh giả làm Sa Môn mà tâm chẳng phải Sa Môn, phá hoại, lạm dụng của Thường Trụ, gạt gẫm hàng bạch y, trái phạm Giới Luật, tạo vô số tội ác; hạng người như thế phải đọa vào địa ngục Vô Gián trong ngàn muôn ức kiếp, không lúc nào mong ra khỏi được”.
Bạn đã thọ Tam Quy Ngũ Giới, nhưng thực tế bạn mới giữ được giới tướng, chứ chưa giữ về giới tánh. Nghĩa là thân tướng (thân, khẩu) của bạn luôn biểu hiện mình là người đang tu, nhưng tâm còn buông lung, sống phóng túng theo ngũ dục, lục trần.
Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Phẩm Mây Mưa Đức Phật nói: “Này các Tỷ-kheo, có bốn loại mây mưa này. Thế nào là bốn? Có sấm, không có mưa; có mưa, không có sấm; không có sấm, cũng không có mưa; có sấm và có mưa. Này các Tỷ-kheo, có bốn loại mây mưa này.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người được ví dụ với các loại mây mưa này, có mặt hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn? Hạng người có sấm, không có mưa; hạng người có mưa, không có sấm; hạng người không có sấm, không có mưa; hạng người có sấm và có mưa.
Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người có sấm, không có mưa? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người có nói, không có làm. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người có sấm không có mưa. Ví như, này các Tỷ-kheo, loại mây có sấm, không có mưa ấy, này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hạng người này giống như ví dụ ấy”.
Tới đây bạn có thể nhận diện được: người ăn chay, tâm không trì giới= loại mây có sấm, không có mưa= hạng người có nói, không có làm.
Sao gọi Trường? Là tinh tấn, dõng mãnh và không gián đoạn. Do vậy Trường Chay chúng ta nên hiểu đó chẳng phải để chỉ không ăn mặn, trái lại để chỉ tâm trì giới một cách miên mật. Ngược lại, nếu ăn trường chay mà tâm không trì giới, cũng chỉ là kết duyên với Phật pháp mà thôi. TN rất mong không riêng bạn và các đạo hữu khác cùng ráng nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng này. Bằng không chúng ta cứ mơ mơ màng màng ngỡ mình ăn chay trường giỏi vậy, chắc chắn sẽ được vãng sanh, thật là uổng phí thời gian tu học của chính mình.
Ăn chay, trì giới, làm phước thiện mà còn muốn cho người khác biết, hay biểu diễn cho người khác thấy biết=tạo nghiệp – nghiệp tham đắm sắc trần. Nghiệp này từ đâu khởi? Từ tâm không hiểu và không trì giới.
2. Niệm Phật:
Thời gian gần đây TN nhận thấy có rất nhiều liên hữu có sự nhìn nhận không thấu đáo về pháp môn hành trì niệm Phật. Cụ thể: nhiều người cho rằng việc lập ra công khoá sáng-trưa-chiều-tối, rồi niệm Phật từ 1000-3000-5000-7000 đến 10000… ngàn câu là vô cùng viên mãn. Rồi trong quá trình hành trì nhiều người không hội đủ số lần, bèn tính cách niệm “bù” vào những lần, ngày kế tiếp. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ rất nguy hại, bởi chúng ta đã rơi vào tình trạng chấp lý tướng, nghĩa là: thiên, trọng về nghi thức, thân gò mình nơi bồ đoàn, khẩu phải niệm đủ số biến. Nhưng trọng yếu của niệm Phật là gì nhiều khi chúng ta sao nhãng hoặc bỏ qua, không để ý tới.
Niệm – giản đơn là sát na. Phật là giác. Niệm Phật chính là từng sát na tỉnh giác. Tỉnh giác là gì? Là chẳng tham, sân, si, mạn, phân biệt, chấp trước=chẳng vô minh và phiền não.
Muốn vậy buộc chúng ta phải giữ giới. 5 giới của người tại gia hẳn bạn đã rõ, nếu bạn luôn giữ, và ráng giữ=bạn đang sống trong tỉnh giác=bạn đang thường và hằng niệm Phật.
Một người chưa tỉnh giác, chắc chắn không thể khuyên giải, hay giúp người khác tỉnh giác được. Những tranh chấp, xung đột, phiền não xảy ra trong cuộc sống gia đình bạn bắt nguồn từ tâm chưa tỉnh giác của chính bạn chứ chẳng phải người thân của bạn. Muốn chuyển họ, ngay bây giờ bạn phải tự chuyển chính mình. Chuyển cách nào, trên ĐVCT đã có các Đạo hữu góp ý cùng bạn quá nhiều rồi. TN hy vọng bạn biết trân quý những trao đổi đó, được vậy là bạn đã đang tự độ chính mình rồi.
TN nhớ khi Tổ Huệ Năng được Tổ Hoằng Nhẫn trao y bát và tiễn Ngài ra bến nước, khi lên thuyền, Tổ Huệ Năng đã nói: Thầy để con chèo, nhưng Tổ Hoằng Nhẫn gạt đi và bảo: Không! Để ta độ ông! Ngay lúc đó Tổ Huệ Năng ngộ ra và nói: Chưa ngộ thì Thầy độ. Ngộ rồi tự mình độ mình.
Con thuyền mà Tổ Hoằng Nhẫn trao cho Ngài Huệ Năng và Ngài Huệ Năng đi=thuyền Bát nhã=trí tuệ. Ngũ Tổ đưa Ngài lên thuyền=chỉ cho Ngài: trí tuệ ở chính nơi ông, ông phải tự thắp sáng mà đi.
Khi Phật nhập niết bàn, Ngài nói với Tôn giả Anan: Các ông phải lấy giới luật làm Thầy.
Người không giữ giới luật mà vọng cầu sanh Tịnh Độ đó chẳng phải là hư vọng sao?
Nhân đây TN ghi lại một phẩm quan trọng trong Kinh Tăng Chi Bộ – Phẩm Không Phóng Dật (1-44 Một Pháp) để bạn và các liên hữu khác cùng suy ngẫm.
“1. Ví như trong cõi Jambudipa (Diêm-phủ-đề) này, số ít là các khu vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các vùng đất khả ái, các hồ ao khả ái, còn nhiều hơn là các chỗ đất cao đất thấp, các con sông khó lội qua, các khu vực râm rạp những gậy gộc, gai góc, các núi non lởm chởm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình sanh trên đất liền. Và số nhiều là các loài hữu tình sanh ở trong nước.
2. …Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình được tái sanh giữa loài Người. Và nhiều hơn là các loài hữu tình được tái sanh ra ngoài loài Người. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các loài hữu tình ấy được tái sanh ở các quốc độ trung ương. Và nhiều hơn các loài hữu tình phải tái sanh ở quốc độ biên địa, giữa các loài man rợ không biết nhận thức.
3. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh có trí tuệ, nhanh trí, không điếc, không câm, có khả năng suy xét ý nghĩa của những lời khéo thuyết hay vụng thuyết. Và nhiều hơn là các chúng sanh có ác trí tuệ, châm trí, điếc và câm. không có khả năng suy xét ý nghĩa của những lời khéo thuyết hay vụng thuyết.
4. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh đầy đủ cặp mắt trí tuệ của bậc Thánh. Và nhiều hơn là các chúng sanh bị chìm đắm trong vô minh si ám.
5. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được thấy Như Lai. Và nhiều hơn là các chúng sanh không được thấy Như Lai.
6. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được nghe pháp luật do Như Lai thuyết giảng. Và nhiều hơn là các chúng sanh không được nghe pháp luật do Như Lai thuyết giảng.
7. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi nghe, thọ trì pháp. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi nghe không thọ trì pháp.
8. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh quán sát ý nghĩa các pháp chúng học thuộc lòng. Và nhiều hơn là các chúng sanh không quán sát ý nghĩa các pháp chúng học thuộc lòng.
9. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi hiểu được ý nghĩa, sau khi hiểu được pháp, thực hành đúng theo pháp và tùy pháp. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi hiểu được ý nghĩa, sau khi hiểu được pháp, không thực hành đúng theo pháp và tùy pháp.
10. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được khích động bởi những vấn đề đáng được khích động, Và nhiều hơn là các chúng sanh không được khích động bởi những vấn đề đáng được khích động.
11. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi được khích động, như lý tinh tấn. Và nhiều hơn các chúng sanh, sau khi được khích động, không như lý tinh tấn.
12. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, được định, được nhất tâm. Và nhiều hơn các chúng sanh, sau khi từ bỏ pháp sở duyên, không được định, không được nhất tâm.
13. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh được đồ ăn tối thắng, được vị ăn tối thắng. Và nhiều hơn, là các chúng sanh không được đồ ăn tối thắng, không được vị ăn tối thắng, chỉ nuôi sống với các áo và đồ ăn lượm lặt.
14. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh đã dược vị ngọt của mục đích, vị ngọt của pháp, vị ngọt của giải thoát. Và nhiều hơn là các chúng sanh không được vị ngọt của mục đích, vị ngọt của pháp, vị ngọt của giải thoát, Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau: “Chúng ta sẽ là những người được vị ngọt của mục đích, vị ngọt của pháp, vị ngọt của giải thoát”. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.
15-17. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, trong cõi Diêm-phủ-đề này, số ít là các khu vườn khả ái, các khu rừng khả ái, các vùng đất khả ái, các hồ ao khả ái. Và nhiều hơn là các chỗ đất cao đất thấp, các con sông khó lội qua, các khu vực rậm rạp những gậy gộc gai góc, các núi non lởm chởm. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là chúng sanh sau khi chết từ loài Người được tái sanh trong loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người, bị tái sanh ở địa ngục… ở các loại bàng sanh… ở cõi ngạ quỷ.
18-20. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người được tái sanh giữa chư Thiên. Còn nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ loài Người bị tái sanh ở địa ngục… bị tái sanh ở loài bàng sanh… bị tái sanh ở cõi ngạ quỷ.
21-23. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên bị tái sanh ở địa ngục… ở các loại bàng sanh… ở cõi ngạ quỷ.
24-26. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên được tái sanh giữa loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ chư Thiên bị tái sanh ở địa ngục… ở các loại bàng sanh… ở cõi ngạ quỷ.
27-29. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ địa ngục, được tái sanh giữa loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi địa ngục bị tái sanh ở cõi địa ngục… ở các loài bảng sanh… ở cõi ngạ quỷ.
30-32. …Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi địa ngục, được sanh lên chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ cõi địa ngục bị tái sanh ở cõi địa ngục… ở các loài bàng sanh… ở cõi ngạ quỷ.
33-35. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ loài bàng sanh bị tái sanh giữa loài Người, Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh bị tái sanh ở địa ngục… ở các loài bàng sanh… ở cõi ngạ quỷ.
36-38. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết từ các loài bàng sanh được tái sanh ở cõi địa ngục… ở các loài bàng sanh… ở cõi ngạ quỷ.
39-41. … Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết ở cõi ngạ quỷ được tái sanh giữa các loài Người. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết ở cõi ngạ quỷ bị tái sanh ở cõi địa ngục… ở các loài bàng sanh… ở cõi ngạ quỷ.
42-44. Ví như cũng vậy, này các Tỷ-kheo, số ít là các chúng sanh, sau khi chết ở cõi ngạ quỷ được tái sanh giữa chư Thiên. Và nhiều hơn là các chúng sanh, sau khi chết, ở cõi ngạ quỷ bị tái sanh ở cõi địa ngục… ở các loài bàng sanh… ở cõi ngạ quỷ”.
– Lời vàng Phật dạy (Kinh Pháp cú – Dhammapada) –
Chớ đắm chìm theo buông lung, chớ mê say dục lạc; hãy tỉnh giác tu thiền, mới mong đặng đại an lạc.
Nhờ trừ hết buông lung, kẻ trí không còn lo sợ gì. Bậc thánh hiền bước lên lầu trí tuệ, nhìn thấy kẻ ngu si còn nhiều lo sợ, như được lên núi cao, cúi nhìn muôn vật trên mặt đất.
Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau con ngựa gầy hèn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật.Các chư có kiến thức sâu rộng về phật pháp quá.Chơn thành rất ngưỡng mộ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.CHƠN THÀNH CÓ CÂU HỎI, KÍNH XIN CÁC LIÊN VÀ CHƯ VỊ PHÚC ĐÁP GIÚP.CHUYỆN NHƯ THẾ NÀY.
CHƠN THÀNH THƯỜNG XUYÊN CÚNG CƠM CHO CÁC LOÀI QUỶ ĐÓI THEO LỜI ĐỨC PHẬT DẠY.CHƠN THÀNH MUỐN GÓP CÔNG SỨC MỘT PHẦN NHỎ BÉ ĐỂ CỨU CÁC LOÀI QUỶ ĐÓI.CHƠN THÀNH ĐÃ CÚNG CƠM NÀY HƠN MỘT NĂM RỒI.
CHƠN THÀNH LẤY MỘT ÍT CƠM BỎ VÀO CHÉN,RỒI ĐEM RA CHỖ ĐẤT BẰNG PHẲNG,CAO RÁO SẠCH CÚNG.CT TỤNG 7 BIẾN ” NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA NGA ĐÀ TÁN PHẠ RÔ CHỈ ĐẾ ÚM TẤM BẠT RA TẤM BẠT RA HỒNG”.VÀ NIỆM 4 DANH HIỆU PHẬT.
NAM MÔ ĐA BẢO NHƯ LAI
NAM MÔ BẢO THẮNG NHƯ LAI
NAM MÔ DIỆU SẮC THÂN NHƯ LAI
NAM MÔ LY BỐ ÚY NHƯ LAI.
VÀ BÚN VÀO CHÉN CƠM 7 LẪN NHƯ THẾ LÀ XONG. DÙ CÁC LOÀI QUỶ ĐÓI NHIỀU NHƯ CÁC SÔNG HẰNG, ĂN CƠM SẼ ĐƯỢC THOÁT THÂN QUỶ SẼ SANH VỀ CÕI TRỜI VÀ CÁC LOÀI QUỶ THƯỜNG ỦNG HỘ MỌI PHƯƠNG DIỆN TỐT LÀNH, NGƯỜI NÀO THƯỜNG XUYÊN TỤNG CHÚ NÀY THƯỜNG CÓ NHAN SẮC TỐT TƯƠI.
THẾ NHƯNG LÚC TRƯỚC TÌNH CỜ ĐỌC ĐƯƠC BÀI CỦA PHẬT TỬ “TRUNG ĐẠO” KHÔNG NÊN CÚNG VÌ LÝ DO GÌ ĐÓ…NẾU CÓ CÚNG ĐÒI HỎI CÓ SƯ THẦY THÌ CÚNG MỚI ĐƯỢC. NHUNG CT ĐỌC TRONG QUYỂN BẠCH Y THẦN CHÚ THÌ ĐỨC PHẬT HƯỚNG DẪN NHƯ TRÊN.CT CỨ NGHĨ ĐỨC PHẬT DẠY SAU LÀ LÀM NHƯ VẬY, Y GIÁO PHỤNG HÀNH. SAU KHI ĐỌC BÀI VIẾT CỦA ĐẠO HỮU TRUNG ĐẠO THÌ CT HƠI LO LẮNG VÌ MÌNH LÀM CHUYỆN NÀY HƠN MỘT NĂM RỒI. KÍNH MONG CÁC LIÊN HỮU ĐỒNG ĐẠO CHO CT MỘT LỜI KHUYÊN LÀ NÊN LÀM HAY KHÔNG NÊN LÀM? BÂY GIỜ CT NGƯNG LẠI VIỆC CÚNG CƠM NÀY HƠM 1 THÁNG RỒI.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. CẦU CHO CHÚNG SANH MAU CHÓNG GIÁC NGỘ VÀ LÀM THEO LỜI PHẬT DẠY.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Chon Thanh,
Có lẽ bạn đọc trao đổi của đạo hữu Trung Đạo không kỹ nên có sự hiểu lầm chăng? Đạo hữu TĐ chỉ đưa ra những ý kiến chia sẻ với những liên hữu sơ phát tâm tu học, chứ hoàn toàn không có ý kiến phủ nhận lời Phật dạy. Bạn có thể hoan hỉ đọc lại trao đổi đó theo link dưới đây:
Cúng Thí Ngạ Quỷ Diện Nhiên
Cho con hỏi quan hệ nam nữ trước hôn nhân hay thủ dâm có mang tội tà dâm ko?
Xin mọi người chia sẻ đôi điều.
Xin cảm ơn.
A Di Đà Phật – Minh Thanh thân mến,
Muốn biết có hay không thì bạn nên xem trong bài Tội Tà Dâm Là Gì? Quả Báo Của Tội Tà Dâm, Phá Thai Ra Sao? và đọc các comment bên dưới.
Chư cổ đức nói:
“Ái bất trọng bất sanh Ta Bà,
Niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ.”
Nam Mô A Di Đà Phật