Điểm thù thắng nhất trong Phật pháp làm cho chúng ta khâm phục đến năm vóc sát đất là Phật pháp chỉ dạy một cá nhân tôi chứ chẳng dạy ai khác, đây là điều tôi hiểu rất rõ ràng. Phần đông các đồng tu học Phật cả đời chẳng đạt được lợi ích, vẫn phải trôi lăn trong lục đạo luân hồi y như cũ vì họ nghĩ rằng Phật pháp là nhằm dạy người khác. Học Phật pháp rồi mà cứ luôn xét nét người khác, họ quên quay lại nhìn bản thân mình, đó là hoàn toàn trái ngược với tinh thần của Phật pháp. Tinh thần của Phật pháp là nhằm xét đoán chính mình, chứ không xét đoán người khác, người khác đều là người tốt, đều là Phật, Bồ Tát, những gì người khác làm đều đúng đắn, đều chính xác. Người khác tạo ác nghiệp là tạo cho ta coi; họ đọa địa ngục cũng là đọa để răn nhắc ta, làm cho ta cảnh giác. Bất luận duyên bên ngoài là ác duyên hay thiện duyên, là thuận cảnh hay nghịch cảnh, hết thảy đều là chư Phật, Bồ Tát từ bi thị hiện cho ta thấy, độ chính ta, [nếu hiểu như vậy] ta sẽ thành công!
Do vậy học Phật nhất định phải học Thiện Tài đồng tử, trong năm mươi ba lần tham vấn của Thiện Tài đồng tử, chỉ có một người [là học trò], chẳng có đồng tham đạo hữu. Nếu có đồng tham đạo hữu thì đó là phàm phu, kẻ ấy chẳng thể thành tựu, vì sao? “Vì quý vị chẳng khác gì tôi!”, ngày ngày đều nhìn thấy lỗi lầm của kẻ khác, chẳng thấy lỗi lầm của chính mình. Trên đường Bồ Đề chỉ có mình tôi là phàm phu, hết thảy người khác đều là chư Phật Như Lai, tánh đức trong Thập Đại Nguyện Vương “lễ kính chư Phật, xưng tán Như Lai” tự nhiên sẽ hiện ra, vì sao? Hết thảy bên ngoài đều là chư Phật Như Lai, chỉ có mình ta là phàm phu. Mười pháp giới đều là Chư Phật Như Lai đại từ đại bi biến hiện ra cho ta xem, để cảnh tỉnh ta, để khuyến cáo ta. Trong Đàn Kinh, Lục Tổ dạy “Nếu thật sự là người tu đạo chẳng nhìn thấy lỗi lầm của kẻ khác”, thế gian chẳng có lỗi lầm, chỉ thấy lỗi của mình, như vậy mình mới có thể thành tựu. Sợ nhất là [ý niệm] “chính mình chẳng có lỗi lầm, đều là lỗi của người khác”, người đó là chúng sanh trong địa ngục, đó chẳng phải là người thường. Chúng ta nhất định phải biết “tôi có phải là chúng sanh trong địa ngục hay không?”, học Phật như vậy thì quý vị mới có tiến bộ, mới có tiến triển, mới không đến nỗi đọa lạc, trên đường Bồ Đề quý vị mới có thể thật sự đạt được pháp hỷ, mới đạt được lợi ích chân thật.
Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
cảm ơn Huệ Tịnh , Phước Huệ đã hồi âm cho Độ. Chuyện gd Độ tạm ổn.
-Độ xin các liên hữu góp ý dùm: nhân quả thì của ai nấy chịu??? Mình định nói một câu chuyện xấu (phỉ báng) của một người? Để giúp cho người thân của mình thức tỉnh? Độ biết dù người đó có lỗi lầm gì? Cũng ko nói ra? Nói xấu 1 người, mà lợi ích cho vài người???
Xin các liên hữu cho ý kiến. Cảm ơn…
A Di Đà Phật…
Chớ tìm cầu lỗi người
Cũng đừng vạch tội người
Lìa lời thô keo bẩn
Người ấy được giải thoát.
(Phật dạy trong Phát Khởi Thù Thắng Bồ Tát Chí Nhạo Kinh)
Hơn nữa Thiện Ác bề ngoài nhìn vào thì không dễ phân biệt đâu, do đó nhiều lúc mình thấy người khác thị hiện có lỗi mà thực chất không phải lỗi, thấy họ làm Ác thực chất lại là Thiện.
Chỗ này huynh Độ nên đọc kỹ cuốn Làm Chủ Vận Mệnh thì sẽ tường tận:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Hi vọng huynh Độ sẽ thông được việc này sớm sớm nhen.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Tại sao Độ không tự đặt địa vị mình vào cái cảm giác của họ khi bị người khác nói xấu mà tự trả lời câu hỏi của Độ?
HT khuyên Độ cố gắng tránh can thiệp vào vòng nghiệp lực của người khác cho dù đó là gia đình của Độ. Người Phật tử phải giữ cái phong độ thiện nhân cho dù bản thân bị thiệt thòi đi nữa cũng không làm tạo nghiệp ác khẩu với nhau. Nếu Độ thật sự có công phu niệm Phật hàng ngày thì làm gì dám khởi tâm niệm nói xấu? Cho dù có khởi tâm nhưng cũng sẽ tự sám hối ngay lập tức vì Độ đang tự soi chiếu niệm niệm sanh diệt, có cố gắng giữ chánh niệm dùng câu A Di Đà Phật làm thầy của mình để tự có câu giải đáp.
A Di Đà Phật
Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật dạy A Nan hạ thủ công phu ngay trên sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sau khi đốn ngộ mới biết sáu căn chính là nơi để chân tâm bản tánh phát khởi tác dụng, nơi mắt gọi là thấy, nơi tai gọi là nghe, nơi mũi gọi là ngửi, nơi lưỡi gọi là nếm, nơi thân gọi là đụng chạm, nơi ý gọi là biết. Thấy, nghe, hay, biết là tác dụng của chân tâm. Lúc mê vẫn khởi tác dụng, chẳng qua người ngộ rồi sẽ khởi tác dụng vĩnh viễn chẳng mê.
Nơi người mê, niệm thứ nhất là chân tâm; ví như sau cái thấy đầu tiên của mắt, trong ý niệm thứ hai bèn khởi phân biệt xen tạp xấu, tốt, thiện, ác. Đó là mê. Lìa khỏi hết thảy vọng tưởng, chấp trước, thấy nghe vẫn rõ ràng tường tận, nhưng sắc được thấy, tiếng được nghe chẳng còn phân biệt, chấp trước, chẳng khởi tâm động niệm, tức là hoàn toàn giống hệt như Phật, Bồ Tát. Lúc Phật còn tại thế, có ai hướng về Phật thưa hỏi những vấn đề họ nghĩ không ra, Phật liền lập tức đáp ứng, không phải suy nghĩ chút nào. Đó gọi là “Bát Nhã vô tri, vô sở bất tri” (Bát Nhã không biết, nhưng không gì chẳng biết). “Vô tri” là Căn Bản Trí, “vô sở bất tri” là Hậu Đắc Trí. Dùng vọng tưởng, chấp trước để nghiên cứu kinh Phật là biến Phật pháp thành thế gian pháp, vĩnh viễn chẳng thể khai ngộ được!
Trích Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Lược Giảng
Chủ giảng: Lão pháp sư Thích Tịnh Không
Thưa thầy con có điều muốn được giãi bày, vợ chồng con đã cưới nhau gần 1 năm mà vẫn mãi chưa có em bé. Chúng con luôn mong đợi đến ngày được làm cha làm mẹ mà đợi mãi vẫn chưa có. Thầy ơi chúng con phải làm sao đây ạ. Con thấy rất lo lắng ạ.
Bạn Tòan Trung thân mến,
Mời bạn xem trang này nhé:
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/03/hiem-muon-duong-con-cai-do-an-qua-nhieu-trung/
A Di Đà Phật, Toàn Trung thân mến
Mời bạn đọc lá thư của Ấn Quang Đại Sư (Ngài Ấn Quang được xem là Bồ-tát Đại Thế Chí tái lai). Ngày có dạy Cách Cầu Con cho Cư sĩ Trương Đức Điền như sau:
“Đối với đạo để cầu con, người ta thường trái nghịch. Ông muốn có đứa con thân thể mập mạp, tánh tình hiền thiện, ba thứ phước – huệ – thọ đều trọn đủ thì phải nghe theo lời tôi thì mới được thỏa lòng. Người đời không có con liền cưới nhiều vợ lẽ, thiếp mọn, thường uống thuốc tráng dương, thường ân ái. Đấy chính là cách để chóng chết, chứ không phải là phương pháp để cầu con! May mắn sanh được con thì cũng như trồng giống lúa lép hoặc chẳng mọc được, hoặc có mọc cũng khó thể đơm bông kết hạt.
Điều quan trọng bậc nhất là phải ngưng ân ái, hoặc nửa năm, tối thiểu là một trăm ngày, càng lâu càng hay. Hãy nên nói rõ với vợ, đôi bên đều giữ ý niệm này, mỗi người ở khác phòng. Nếu không có nhiều phòng, quyết phải nằm giường riêng. Lúc thường ngày trọn chẳng tưởng vợ là vợ, hãy nên tưởng như chị em gái, chẳng khởi một tà niệm nào! Đợi khi thân được dưỡng sức đầy đủ rồi, đợi cho vợ sạch kinh nguyệt, cần phải nhằm lúc tiết trời trong sáng, nhằm ngày lành tháng tốt, ăn nằm với nhau một đêm, ắt sẽ có thai. Từ đấy vĩnh viễn chấm dứt chuyện ân ái, cho đến khi sanh con tròn một trăm ngày rồi mới có thể tiếp tục ân ái.
Sau khi vợ thọ thai, nếu ăn nằm một lần, bọc thai sẽ dầy thêm một lần, gieo nguy cơ thai độc một lần. Hoặc còn có thể vì lẽ đó mà tử cung thường bị mở ra, chắc dễ bị sẩy thai. Những điều kiêng kỵ này nhiều người không biết. Dẫu có kẻ biết cũng chẳng chịu tuân theo. Vì thế đến nỗi chẳng sanh được con, hoặc con chẳng thành hình được, hoặc sanh ra đứa con bấy bớt, đoản mạng, chẳng biết do chính mình chẳng khéo dụng tâm, ngược ngạo đổ hô vận mạng xui xẻo, ngược ngạo biến ăn nằm thành chuyện thường xuyên, hằng ngày cứ làm, chẳng bị chết kể ra là may mắn lớn!
Lại phải giữ tấm lòng từ thiện, lợi người, lợi vật. Lợi người lợi vật thì chẳng nhất định cần đến tiền, mà chỉ cần giữ tấm lòng tốt, nói lời lành, làm chuyện tốt. Phàm những tâm, những lời, những chuyện không lợi ích đều chẳng giữ, chẳng nói, chẳng làm! Đầy ắp bụng dạ là một khối nguyên khí thái hòa, bừng bừng ý niệm vì chúng sanh. Lại còn phải chí thành niệm “Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát” (hãy nên niệm theo cách này), niệm càng nhiều càng tốt. Sáng – tối lễ bái, niệm bao nhiêu đó; ngoài ra, đi – đứng – nằm – ngồi đều niệm. Lúc đi ngủ tuy vẫn niệm, nhưng phải giữ lòng cung kính: Hãy nên mặc áo quần, đừng nên trần truồng. Hãy nên niệm thầm, chớ nên niệm ra tiếng. Niệm thầm thì nếu nhiều chữ sẽ khó niệm, có thể bỏ đi hai chữ Nam Mô, chỉ niệm năm chữ Quán Thế Âm Bồ Tát. Chú Bạch Y niệm cũng được, không niệm cũng chẳng sao.
Ông giữ tấm lòng như thế, làm việc vẫn niệm, và bảo vợ cũng giữ tấm lòng như thế, niệm trong khi làm việc, cho đến khi sanh nở vẫn niệm. Lúc đang sanh nở chớ nên niệm thầm, phải niệm ra tiếng. Những người săn sóc chung quanh đều nên lớn tiếng niệm giúp cho người ấy. Đảm bảo không có những chuyện đau khổ, khó sanh.
Chớ nên niệm thầm trong khi sanh nở, vì lúc ấy phải dùng sức đẩy đứa con ra, nếu niệm thầm chắc bị bệnh tổn khí. Nữ nhân hễ cấn thai chớ nên nổi nóng. Hễ nổi nóng đùng đùng sẽ bị sẩy thai; cũng như tánh tình ngang ngược, hung dữ ấy sẽ truyền qua đứa con khiến tánh tình nó trở thành hung ác. Thêm nữa, khi cho con bú ắt phải tâm bình khí hòa. Nếu nổi nóng đùng đùng, sữa liền biến thành chất độc. Trẻ bú sữa ấy nặng là chết ngay, nhẹ là nửa ngày hay một ngày sau mới chết, quyết chẳng có trường hợp nào không chết! Nếu hơi nổi đóa thì chất độc ít, tuy con chẳng chết cũng sẽ sanh bệnh.
Vì thế, con cái của nữ nhân ưa nổi đóa bị chết nhiều lắm, bệnh tật nhiều lắm! Chính mình cho con bú hoặc mướn vú em cho con bú đều giống như nhau. Hễ nổi nóng đùng đùng, muôn vàn chớ nên cho trẻ bú, trong lúc ấy phải nên buông xuống. Đợi cho tâm bình khí hòa, qua nửa ngày rồi mới cho bú. Lúc cho bú trước hết phải vắt sữa ra chừng nửa chén trà đổ đi, lau chùi đầu vú rồi mới cho trẻ bú [thì trẻ] sẽ không bị họa ương gì. Nếu trong tâm vẫn nóng giận bừng bừng thì cả ngày hôm ấy cũng không được cho trẻ bú. Cho bú thì trẻ không chết cũng bị bệnh nặng! Chuyện này sách y học xưa nay đều chưa chỉ rõ. Gần đây, do từng trải mới biết mối họa này.
Nữ nhân từ nhỏ phải học tánh nhu hòa, khiêm tốn; sau này sanh con ắt dễ tính, ắt hiền lành, ắt chẳng bị chết, ắt chẳng đổ bệnh. Phàm con cái chết từ lúc bé hay bệnh tật quá nửa là do mẹ nổi nóng mà ra, chỉ có một số ít là chính mạng nó phải chết sớm. Thiên hạ xưa nay do sữa độc giết hại con trẻ, chẳng biết bao nhiêu Hằng hà sa số, chẳng đáng buồn ư? Do ông làm vui lòng cha mẹ nên tôi nói tường tận với ông. Hãy nên khuyên mẹ ông ăn chay niệm Phật, cầu sanh Tây Phương. Ông và vợ ông cũng đều nên như thế”.
Trích từ : Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tam Biên Quyển 2 Phần 4
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Minh Tiến & Huệ Trang
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
xin cảm ơn Tịnh Thái, Huệ Tịnh đã hồi âm cho Độ.
Độ có vài điều thắc mắc nhờ các liên hữu góp ý cho mình??? : bạn Độ tên là T cũng tu Tịnh Độ, khoảng 2 năm trước Độ có gọi về T hỏi thăm, và bàn luận Phật pháp, bạn T cũng góp ý cho mình từ ăn chay, SNTK, ko sợ chết. Bây giờ ko biết bạn T tu như thế nào , T nói là: ” T bảo đảm vãng sanh Tây Phương Cực Lạc 100/100?” Ko biết T tu như thế nào? Niệm Phật đến nhứt tâm bất loạn? T có hỏi Độ:
“Chắc chắn VSTPCL chưa? Độ chưa biết? Chuyện còn dài, còn nhiều câu hỏi.
Xin các bạn góp ý dùm Độ nha TT, VT, HT, TN, TLPT , cảm ơn…
Adidaphat…
A Di Đà Phật. Xin chào Độ.
Thật ra pháp môn Tịnh Độ cầu sanh TPCL không dễ cũng không khó. Khó dễ do lòng quyết định hay không thôi.
Mà quyết định cái gì? Quyết định “Thiểu dục tri túc”, phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây Phương Cực Lạc.
Sự thật thì không dễ là tại vì đa phần chúng ta đang sống trong ngũ dục ác duyên bao vây xung quanh rất chặc chẽ. Đối với con người bình thường ai cũng có tập khí ham muốn luyến ái ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thuỳ) của ngũ trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc pháp). Nếu không có tập khí dục vọng nặng nề đó chúng ta đã sanh trên cõi trời sắc giới hoặc vô sắc giới rồi.
Nếu người tu niệm Phật mà biết “Thiểu dục tri túc” thì nắm chắc phần vãng sanh TPCL.
Độ mà bớt ham muốn, du cầu, biết đủ đến những thứ sắc đẹp, tài sản vật chất, địa vị cao sang, tiếng tốt, tham thức ăn ngon miệng, ngủ nhiều, sự đụng chạm mềm dịu, thích nghe tiếng hay dịu ngọt, và quan trọng nhất là luyến tiếc gia đình vợ con không nỡ xa lìa thì HT nghĩ phần liên hoa trong ao thất bảo có pháp danh của Độ. Chỉ đợi ngày đủ nhơn duyên hoá sanh vào thôi.
Tuy dễ nhưng chẳng phải dễ là ở chỗ đó. Nếu Độ giải quyết được hai cái vấn đê tâm lý này: (1) coi nhẹ Ta Bà và (2) hướng tâm về TPCL hàng ngày tức là hành pháp nghiêng mà niệm Phật thì khi chết tâm nặng bên nào thì sanh bên đó.
Thật ra người khéo hướng tâm niệm Phật (pháp nghiêng) khi còn sống mà chưa chết cũng đã có lòng tin vững chắc vãng sanh rồi. Cái điều này Độ thực hành mới hiểu biết tại sao người bạn T có hỏi Độ câu “Chắc chắn VSTPCL chưa?”.
Không chịu uống nước pháp vị làm sao biết nước đó là nước cam lộ ư?
Độ: “Chuyện còn dài, còn nhiều câu hỏi.”
Nhưng phù du kiếp sống mong manh vô thường, không đợi ai cả. Kẻ trí thì thẳng tiến trên đường về quê hương Cực Lạc. Kẻ còn si mê thì vẫn còn ham muốn ngũ độc cho là thiên đường khoái lạc. Bị chúng độc sắp chết mà không biết, đúng là nghiệp lực “bất khả tư nghì”.
(Kinh Pháp Cú – Dhammapada)
Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau con ngựa gầy hèn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, huynh Tịnh Độ thân mến
Câu hỏi này hình như huynh đã từng hỏi các huynh đệ đồng tu một lần rồi thì phải. Và mọi người cũng trả lời huynh là cứ chân thật mà niệm Phật, việc gì tới cứ tới, tùy duyên mà làm, an nhẫn mà niệm Phật tha thiết cầu sanh Tây Phương. Cái chính của huynh bây giờ là tập buông xả, buông hết đi huynh à. Cho đến nay mà huynh vẫn chưa thông suốt, các huynh TT, HM, VT, TN, TM, HT…đều đã khuyên huynh rất là nhiều rồi mà huynh vẫn còn “lơ lửng” chưa an định để tu học được.
Bây giờ huynh hãy tự phản tỉnh lại đi, huynh tự xem xét lại đi. Thật ra cái ý niệm cầu vãng sanh Cực lạc là quan trọng hay tất cả những việc huynh đang lo nghĩ, nào là vợ con, nhà cửa, tài sản, sức khỏe là quan trọng? Nếu như ý niệm vãng sanh của huynh là quan trọng nhất thì huynh phải chấp nhận Buông Xả, không sợ chết, quyết lòng niệm Phật tinh tấn, không cần lăn tăn nghĩ ngợi gì thêm. Nếu huynh vẫn còn lo đủ thứ thì ý niệm đi luân hồi này sẽ đeo theo huynh mãi, huynh khó lòng mà an định được chí hướng của mình. Vì sức khỏe huynh không tốt, huynh lại càng phải nhìn thẳng vào sự thật này mà nỗ lực. Nếu huynh không làm được thì không ai có thể giúp cho huynh được, chỉ là những lời khuyên, những lời giúp huynh thức tỉnh mà thôi. Con đường huynh phía trước thế nào đều do huynh tự chọn lấy. Huynh phải dõng mãnh lên huynh TĐ ơi.
Chúc huynh nhiều sáng suốt và tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin các liên hữu hoan hỷ trả lời giúp 3 câu hỏi sau:
1. Có phải sau khi ăn chay thì nhu cầu sinh hoạt vợ chồng sẽ giảm đi không?
2. Trong Ngũ giới thì Sát sinh đứng đầu. Nhưng Chư Tổ có nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu”. Vậy hai câu này có mâu thuẫn không?
3. Trong Liễu phàm tứ huấn có câu: “mỗi miếng ăn, miếng uống đều nằm trong định mệnh”. Vậy việc tu hành sẽ ảnh hưởng thế nào đến “định mệnh” này. Ví dụ, ngày hôm nay mình ra ngoài đường, gặp và nói chuyện với anh đã là định mệnh thì mình sẽ tu thế nào để cải mệnh?
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật, Xuân Kiên thân mến
Khi mình học Phật, ăn chay niệm Phật một thời gian thì nhu cầu này cũng giảm đi cũng rất bình thường. Nói về khoa học thì các tế bào bắt đầu được nuôi dưỡng từ rau cỏ cây lâu ngày thì tự nhiên tâm tính hiền hòa, ít nóng nảy, lòng từ bi nảy sinh. Khi ý niệm bất thiện (tham, sân, si) khởi lên thì dùng câu Phật hiệu lấp dần chúng, nhờ vậy mà ý niệm về tham ái, sắc dục cũng giảm rất đáng kể. Do vậy mà nhà Phật đề xướng việc ăn chay, phóng sinh.
Câu “Vạn ác, dâm đứng đầu” và trong 5 giới thì Sát sinh đứng đầu xét cho cùng chẳng mâu thuẫn gì nhau cả. Chỉ là trong hoàn cảnh như thế nào để nói mà thôi. Ví dụ: “Trong một xã hội hiện nay, tình trạng phim ảnh hình ảnh dâm loạn tràn lan khắp nơi, khi con người ảnh hưởng những thứ này thì khởi lên ý niệm dâm dục, vô đạo đức, bất kể hậu quả. Sau khi tạo tác hành dâm xong rồi thì “giải quyết hậu quả” (phá thai – Sát nghiệp), phải dối cha dối mẹ dối chồng dối vợ (Đạo – vọng ngữ), để dễ dàng thực hiện những việc như vậy thì đi “ngoài luồng” (Đạo – trộm cắp giờ làm việc, trộm cắp của công, bớt lại tiền lương đem về gia đình….v.v….), rồi đi ăn nhậu rượu thịt sát sinh (Tửu – rượu bia). Tức là chỉ một giới “Dâm” thôi là nó đã lôi kéo tạo quá nhiều tội ác rồi, phá hỏng luôn các giới còn lại. Người xưa thường cảnh báo kẻ tu hành không nên để Tâm mình khởi lên ý niệm này, phải dùng cách quán bất tịnh rồi xem hết thảy người nữ như mẹ, chị, em gái mình để không nảy sinh tội ác. Hiện nay lại càng phải đề xướng Nhân quả báo ứng, khuyên người không nên xem những hình ảnh, phim ảnh mang tính xấu xa bại hoại….vì chủng tử ác của chúng ta từ vô thỉ kiếp rất nhiều, những duyên xấu này sẽ làm cho mình đi lùi đạo đức, thiện căn mình tổn hại. Cho nên đối với người tu học, hàng ngày phải thường niệm Phật, thường phản tỉnh, hổ thẹn, sám hối để quán chiếu tâm mình.
Đúng là “Một miếng ăn, một hớp uống đều là duyên tiền định”. Đã nằm trong số mệnh thì không cần phải bận tâm lo nghĩ. Có thể cải tạo được số mệnh được không? Thật sự là có thể, cải tạo thế nào? Bạn đã xem toàn bộ quyển “Liễu phàm tứ huấn” rồi, trong đó Ngài Viêm Liễu Phàm đã tích công bồi đức, hành thiện không ngừng, kết quả từ không con đã có hai con trai. Học vị từ Tú tài có thể cải thành Tiến sĩ, thọ mạng 53 thì chuyển thành 69. Đó là trí tuệ, cải tạo vận xấu thành tốt. Bạn đổi tâm xấu thành tâm tốt, ví dụ: Tính toán so đo —-> bố thí, rộng rãi, tâm đố kỵ sân hận —-> từ bi yêu thương, tâm hiếu sát —-> tâm phóng sinh….v.v… Cụ thể: Ăn chay, phóng sinh, tụng kinh, niệm Phật, bố thí, cúng dường, ấn tống kinh sách, giúp đỡ mọi người khó khăn trong khả năng tài lực của mình. Chăm chỉ mà làm, cũng đừng nghĩ tưởng mình sẽ được này được nọ thì phước báo tích được sẽ càng to lớn. Khi hội đủ nhân duyên thì quả báo trổ ra mà thôi.
Vài chia sẻ. Chúc bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
A Di Đà Phật
Gửi bạn Phạm Xuân Kiên,
1. Có phải sau khi ăn chay thì nhu cầu sinh hoạt vợ chồng sẽ giảm đi không?
Đúng vậy! Tuy nhiên nhu cầu sinh hoạt vợ chồng dẫu chưa hay đã bước vào tu đạo thì chúng ta đều phải kiểm soát tới mức tối đa, bởi nếu để dục tính thường xuyên lấn át trong tâm, thì cuộc sống cũng như việc tu đạo của chúng ta khó thành tựu. Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật đã nhắc nhở Ngài A Nan và chúng sanh đời sau như sau: “Nếu chúng sanh trong Lục-đạo ở các thế giới mà tâm không dâm dục thì sẽ không bị cuốn theo dòng sanh tử tương tục. Ông tu pháp Tam-muội vốn để thoát trần-lao, nhưng nếu không trừ bỏ tâm dâm-dục thì chẳng thể ra khỏi trần-lao. Dầu có đa trí, Thiền-định hiện tiền, mà nếu chẳng dứt trừ dâm dục tất sẽ lạc vào Ma-đạo–thượng phẩm thì làm Ma-vương, trung phẩm thì làm ma-dân, hạ phẩm thì làm ma-nữ. Những loại ma ấy cũng có đồ chúng, tất cả đều tự xưng đã thành tựu Đạo Vô-thượng. Sau khi Ta diệt độ, trong thời Mạt Pháp sẽ có nhiều loại ma dân ấy hiện ra đông đảo ở thế gian, mở rộng sự tham dâm, lại tự xưng là Thiện-tri-thức, khiến cho chúng sanh bị sa vào hầm ái-kiến, lạc mất con đường Bồ-đề. Vậy ông dạy người đời tu pháp Tam-ma-địa, trước hết phải dứt trừ tâm dâm dục. Đó là lời minh huấn quyết định thứ nhất về tánh thanh tịnh của Như-Lai và chư Phật Thế Tôn thuở trước. Cho nên, A-Nan, nếu kẻ tu Thiền-định mà không dứt trừ dâm tâm thì cũng như nấu cát sạn mà muốn thành cơm, dầu có trải tới trăm ngàn kiếp cũng chỉ gọi là sạn nóng. Vì sao? Vì đó không phải là gốc của cơm, mà chỉ là cát sạn! Ông lấy dâm-thân mà cầu diệu-quả của Phật, cho dẫu có đắc diệu-ngộ thì cũng đều là dâm-căn. Căn bổn đã thành dâm, tất phải luân chuyển trong Tam-đồ, không thoát ra được. Thế thì Niết-bàn của Như-Lai do đường nào mà tu chứng? Phải làm cho dâm-cơ của thân và tâm đều dứt, và tánh ‘dứt’ ấy cũng không còn, thì mới mong đạt được quả Bồ-đề của Phật. Như lời Ta nói đây mới gọi là lời Phật nói; nếu chẳng nói như vậy, tức là lời của Ma Ba-Tuần”.
Tại sao Phật nói “dâm-cơ của của thân và tâm đều dứt, và tánh ‘dứt’ ấy cũng không còn?” TN sẽ lý giải một VD điển hình trong câu 3 để bạn hiểu.
2. Trong Ngũ giới thì Sát sinh đứng đầu. Nhưng Chư Tổ có nói: “Vạn ác, dâm đứng đầu”. Vậy hai câu này có mâu thuẫn không?
Hoàn toàn không mâu thuẫn. Ngũ Giới Phật chế cho hàng tại gia (Cư Sĩ), vì gia duyên ràng buộc nên giới DÂM, Phật để xuống hàng thứ 3. Nhưng với hàng Tu sĩ thì giới Dâm Phật, để lên đầu. Lý do tại sao, phần Kinh văn trong câu 1 bạn đã rõ.
3. Trong Liễu phàm tứ huấn có câu: “mỗi miếng ăn, miếng uống đều nằm trong định mệnh”. Vậy việc tu hành sẽ ảnh hưởng thế nào đến “định mệnh” này. Ví dụ, ngày hôm nay mình ra ngoài đường, gặp và nói chuyện với anh đã là định mệnh thì mình sẽ tu thế nào để cải mệnh?
TN nghĩ chắc bạn đọc chưa kỹ Liễu Phàm Tứ Huấn nên bạn mới thắc mắc như vậy. Viên Liễu Phàm khi được Khổng Tử nói về số mạng: “Cụ Khổng lấy số cho ta như sau : Lúc còn là đồng sinh (4), sẽ thi ở Huyện đậu hạng 14, thi ở Phủ hạng 71 và thi ở Đề Đốc (5) hạng 9. Năm tới đi thi, quả thật cả ba nơi đều đậu hạng đúng y như tiên đoán của cụ.
Cụ Khổng lấy thêm số tốt xấu suốt cuộc đời cho ta. Tiên đoán rằng, năm nào sẽ thi đậu hạng mấy, năm nào sẽ thi vào dự bị lẫm sinh (6), năm nào sẽ lên cống sinh. Sau khi lên cống sinh, đến năm nào sẽ được bổ nhiệm làm huyện trưởng của tỉnh Tứ-Xuyên, nhưng chỉ làm được ba năm rưỡi rồi sẽ xin về hưu. Năm 53 tuổi, ngày 14 tháng 8, giờ Sửu, sẽ mất tại nhà. Tiếc rằng không con nối dõi. Ta cẩn thận ghi lại tất cả”.
dường như ông ta đã thụ động tin và ngồi chờ định mệnh tới mang ông ta đi… mãi đến khi ông ta tình cờ tới thăm Thiền sư Vân Cốc và đã bị Thiền Sư quở làm phàm phu thì ông mới tỉnh ngộ: “Sau khi xuất cống, ta lên Yến-Đô (1) học tiếp. Ở đó một năm, suốt ngày ngồi yên không học chữ nào. Đến năm sau Kỷ Tỵ (1629), ta trở về Nam-Ung (2). Nhân dịp Quốc-Tử-Giám(3) còn chưa khai giảng, ta lên núi Thê Hà thăm thiền sư Vân-Cốc Pháp-Hội (4). Ngồi trong phòng đối diện với thiền sư suốt ba ngày đêm không chợp mắt.
Sau sư hỏi: “Sở dĩ con người không thể trở thành thánh nhân chỉ vì bị những vọng niệm lăng xăng trong lòng không ngừng trồi sụt quấy rầy mà thôi. Ngươi ngồi ba ngày mà không thấy khởi lên một vọng niệm nào, làm sao mà làm được như vậy » ? Ta trả lời rằng : « Vì sau khi Khổng tiên sinh bói số mạng con, con đã thấy cuộc đời sống chết vinh nhục đều do trời đã sắp đặt sẵn. Dù muốn dù không cũng chẳng thay đổi được gì. Suy nghĩ thêm cũng vậy thôi! Sư cười rằng : «Ta tưởng ngươi là người xuất chúng, nào ngờ chỉ là phàm phu ». Ta không hiểu và hỏi tại sao ? Thiền sư trả lời rằng : « Lòng người còn lăng xăng không yên, thì còn bị bị âm dương khí số (1) trói buộc, làm sao có thể bảo là không số mạng được ? Nhưng số mạng chỉ chi phối cho người thường, là những người suốt đời sống xuôi chiều theo tánh mình, không biết thay đổi mà thôi. Còn đối với những người có sự chuyển biến mạnh mẽ thì số mạng không thể chi phối. Như người trở nên quá tốt, sẽ thấy đời đi lên. Ngược lại, người trở nên quá xấu sẽ thấy đời đi xuống. Hai mươi năm nay Khổng tiên sinh cho ngươi thấy được số mạng mà ngươi không thể thay đổi chút nào, vậy không phải phàm phu là gì?”
Có lẽ đoạn đối thoại trên đã đủ để bạn tự hiểu và lý giải cho câu hỏi của mình. Tuy nhiên TN xin lấy một VD nhỏ để bạn thấy việc chuyển hoá định mệnh là phải do chính nơi mình chứ không phải nhờ, do một đấng siêu phàm nào đó chi phối hay quyết định.
Cách đây ít năm, có một vài đạo hữu trong nước đã trao đổi với TN. Điển hình có một Đạo hữu cho biết đã gặp một ma chướng là hàng ngày thường truy cập vào những trang WEB đồi truỵ và đã trở nên “nghiện nặng”. Đạo hữu nọ đã tìm hiểu và thử nghiệm bằng cách ngôi thiền nhưng giải quyết không được vì khi ngồi thiền thì những cảnh giới tà dục lại trỗi dậy và không thể khắc chế, đặc biệt là có những biểu hiện “đáng sợ” khi đối diện với người khác giới và cũng vì thế rất sợ khi phải tiếp xúc với mọi người và mỗi khi phải ngồi bên Computer. TN đã khuyên vị đạo hữu nọ: Không tìm cách lẩn trốn PC, trái lại phải thường tiếp xúc, nhưng quan trọng là khi ý niệm muốn truy cập vào địa chỉ WEB đồi truỵ, hay muôn xem phim, ảnh đồi truỵ thì ngay lập tức phải niệm hồng danh A Di Đà Phật không ngừng. – Khó lắm! Vị đạo hữu cho biết. – Vì tay vẫn thường muốn bấm vào những địa chỉ đó. Đây là dĩ nhiên, bởi những hình ảnh dâm tục đã huân tụ vào a lại da thất và chỉ cần gặp duyên, khởi cảnh là nó sẽ tự biên, tự diễn tức thời. Nguyên nhân không phải từ tay muốn bấm, bởi tay vốn dĩ vô tội, mà thủ phạm khởi lên là từ Ý. Do vậy muốn khắc chế phải dùng hồng danh A Di Đà Phật để chế ngự. Nghĩa là khi Ý khởi muốn xem những phim ảnh đồi truỵ, ngay lập tức phải niệm liên tục hồng danh A Di Đà Phật. Trường hợp này gọi là: niệm Phật khẩn cấp! Khi tiếng A Di Đà Phật được cấp cấp niệm, ngay lập tức những ý niệm tà dục sẽ bị đẩy lùi dần và bị dập tắt – và đồng nghĩa tay sẽ không bấm vào những trang web đen nữa. Thời gian đầu vị đạo hữu nọ cho biết gần như thất bại, và đề xuất sẽ tìm nơi nào đó (chùa, lên núi…) để tu. TN nói đó là trốn chạy thực tế, bởi đến những nơi đó thực tế là thân đến, nhưng tâm (ý) có trụ được nơi đó không lại là chuyện khác. Do vậy muốn trị phải dũng mãnh trị tận gốc, tại ngay nơi mình thường khởi tà niệm, bởi tại nhà mình lẩn tránh, nhưng rất có thể mình sẽ đến nơi khác (bạn bè, nơi công cộng…) để truy cập. Thấy có lý nên đạo hữu nọ đã quyết tâm điều trị bằng được mới thôi. Sau một thời gian dài thử nghiệm phương pháp niệm Phật, một ngày khá lâu sau, TN nhận được tin vui: vị đạo hữu nọ đã khắc chế được những niệm tà dục trong tâm và cảm thấy tự tin hơn khi tiếp xúc với mọi người…
Đây là chuyện có thật, nay nhờ nhân duyên bạn hỏi, TN xin ghi lại như một kinh nghiệm tu học, với hy vọng sẽ giúp cho nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ thấy đó mà tránh, hoặc nhỡ lâm nạn thì cũng biết cách để ngăn trừ.
TN
A Di Đà Phật. Bạn Phạm Xuân Kiên thân mến,
Các câu hỏi của bạn đưa ra thật hay mà liên hữu TLPT và chú TN đã cũng giải đáp rất hay. HT cũng xin mạn phép bổ sung vài ý kiến nông cạn nhe.
1. Ăn thịt nhiều thì tập khí tà dâm (nghiệp lực) trong người dễ chiêu cảm hơn vì tánh tình tập khí của các con thú vật do nghiệp si rất nặng mà sinh ra. Khi chúng ta tích tụ (ăn thịt) vào thân thì sẽ tiếp tục nuôi, tăng trưởng tập khí tà dâm (si) phù hợp với nhau đó thôi. Cho nên các vị Thầy Tổ luôn nhắc nhỡ “Sân đoạ địa ngục, tham đoạ ngạ quỷ còn si thì đoạ thành súc sanh.
Cho nên ăn chay tránh đem vào những tập khí si mê của các thú vật vào thân thì tập khí dâm dục (nghiệp lực) của chúng ta sẽ từ từ dễ tiêu mòn hơn. Nhưng nếu bạn biết phát tâm Bồ Đề niệm Phật, niệm Bồ Tát Quan Âm, tụng kinh, trì chú thì sẽ cảm ứng oai thần mười phương Tam Bảo gia hộ cho bạn tiêu trừ nghiệp lực tà dâm nhanh hơn. Những tập khí (nghiệp lực) từ vô thủy kiếp cho đến hiện nay nếu không tự nổ lực thực hành chơn chánh cầu nguyện oai thần mười phương Tam Bảo gia hộ cho tâm Bồ Đề kiên cố thì khó thoát tập khí tà dâm của nghiệp lực.
Cho nên người nào thường xuyên ăn chay, trì chú, tụng kinh, niệm Phật chơn thành thì nghiệp lực tà dâm dễ tiêu trừ yếu mòn hơn người đó tự biết. Chuyện vợ chồng sức lực ân ái với nhau cũng tự nhẹ bớt đi rất tự nhiên (đang chuyển nghiệp).
Khi nào lâu lâu vợ chồng HT có xảy ra “chuyện bình thường đó” thì HT cảm thấy trong tâm hơi dơ dơ sao đó, sáng thức dậy phải cố gắng trì chú Đại Bi 1-3 biến mới cảm thấy thanh tịnh giới thể lại huống chi không cưỡng nổi phạm giới tà dâm qua sự làm tình buông lung quá độ hay xem phim ấy? Giới tà dâm rất là vi tế cho nên đừng coi thường vì nó như rắn độc rình giết người tu hành bất cứ lúc nào. Rất là đáng sợ.
2. Đối với người có tâm xuất thế gian (tăng sĩ hay cư sĩ) tánh tình tập khí sát sanh (sân) thì dễ bỏ nhưng tập khí dâm dục thì rất khó hơn vì nó quá vi tế cùng cực. Hình như chỉ có chư Phật và chư Đại Bồ Tát mới nhìn thấu cùng tận.
Cho nên tôn giả A Nan tuy gần Đức Phật học rộng nhớ nhiều hơn ai hết, mà còn bị cô nàng dâm nữ Ma Đăng Già dùng phép tà thuật mắc bẩy không cưỡng lại nổi xém phạm dâm giới huống chi chúng ta? Nếu Phật không kịp thời kêu Ngài Văn Thù Bồ Tát đến dùng thần chú Phật Đảnh cứu tôn giả A Nan chắc chắn tiêu rồi.
Khi phạm giới tà dâm thì sẽ dễ thói tâm Bồ Đề, nghiệp ác nào chả sanh, cho nên chư Tổ nói “Vạn ác, dâm đứng đầu” là phải rồi.
3. Định mệnh gì đó thật ra nói cho đúng chỉ là nghiệp lực trong tàng thức biến chuyển vô vàng tùy duyên ẩn hiện trùng trùng mà thôi. Khi còn sống cái chủng tử nào nó đủ duyên xuất hiện trước mặt (thiện hay ác) thì vẫn giữ tâm bình tĩnh niệm Phật chấp nhận rồi nó cũng sẽ trôi qua như mây khói.
Đối với khi còn tâm đời thì ưa thích xem tử vi đệnh mệnh, khi hiểu chơn chánh thì trong đạo Phật đơn giản mà khó tin nhất là tin sâu nhân quả. Người tu hành bề ngoài nhìn thấy rất là tinh tấn, nhưng khi gặp chuyện xảy ra rồi mới tự hiểu ai ngờ đức tin nhân quả chưa thâm nhập chi cả. Vì khi có chuyện xảy ra thuận hay nghịch đa phần chúng ta ai cũng sát na liền động tâm. Đó là sự thật mà HT tự chứng nghiệm tự soi thấy trong tâm như vậy.
Thí dụ khi đang tụng kinh niệm Phật hay đang ở đâu làm việc gì đó mà nghe tin con cái hoặc vợ bị xảy ra chuyện không tốt thì tâm của chúng ta sẽ phản ứng ra sao? Lúc đó mình động tâm mất bình tĩnh tán loạn liền hay không? Chắc chắn đa phần là có vì chưa chủng bị tâm lý tí nào, tuy có công phu niệm Phật rất hay. Nếu không bỏ một chút thời gian ra hàng ngày chánh tư duy để tăng trưởng lòng tin luật nhân quả thì khó giữ tâm bình tĩnh trước mọi việc xảy ra huống chi việc lớn nhất đời người là “CHẾT”.
Cho nên Ấn Quang Đại Sư tuy chỉ khuyên những lời dạy rất đơn giản, bình thường – tin sâu nhân quả, phát tâm niệm Phật, giữ trọn ngũ giới, sống trọn nhơn luân, cầu sanh TPCL nhưng khi tư duy thiệt kỹ thực hành thì không thấy đơn giản tí nào, lời dạy rất là thâm sâu đầy ý nghĩa. Thời này đa phần ai chịu tin cho chắc lời dạy đơn giản của Ngài mà thực hành thì chắc chắn thành tựu công đức đới nghiệp vãng sanh. Không cần phải ngồi thiền hoặc niệm Phật công phu cao siêu gì cả mới thoát sanh tử luân hồi. Lấy Tín Nguyện làm tâm quyết định, rồi tuỳ sức lực căn cơ mà tu tập, giữ giới làm lành, đừng coi nặng hình thức bên ngoài thì sẽ cảm ứng đến tâm Phật đừng nghi ngờ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Có bạn nào hiểu các bài tập dịch cân kinh không.mình xem sơ qua nhưng chưa hiểu cách tập đúng hay sai nữa.tại sao phải tập nơi yên tĩnh và thoáng mát.không tập ở ngoài chỉ tập ở nhà có sao không
Nam Mô A Di Đà Phật!
Xin cảm ơn TN và TLPT đã nhanh chóng phúc đáp. Liên quan đến câu hỏi thứ 3:
Trong Liễu phàm tứ huấn có câu: “mỗi miếng ăn, miếng uống đều nằm trong định mệnh” và mình có đọc được một câu (ở quyển Nghiệp và kết quả): “những việc làm của chúng ta đã được quyết định hết 70% từ kiếp trước, chỉ còn 30% là bất định hay ta cân nhắc lần cuối. Chỉ có trong quy định của nghiệp là 50%, còn 50% để chúng ta tự do lựa chọn tư tưởng tốt xấu mà suy nghĩ.
Từ đó, mình mới có câu hỏi: Ví dụ, ngày hôm nay mình ra ngoài đường, gặp và nói chuyện với ai đã là định mệnh thì mình sẽ ứng xử thế nào để cải mệnh?
Mong liên hữu Tịnh Thái, Viên Trí, Huệ Tịnh…hoan hỷ giải thích rõ thêm.
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Nhân quả nghiệp lực 3 đời trong kinh Đức Phật đã nói “bất khả tư nghì” thì làm sao phàm phu nhục nhãn như HT dám giải nghĩa con số 70%, 50% hay 30% hả bạn hiền? Chúng ta chỉ nên tin cho sâu nhân quả mà cố gắng tu hành làm thiện lánh dữ là OK.
Bồ Tát sợ nhân
Chúng sanh sợ quả.
Khi nào bạn Kiên ngộ ra câu kệ trên thì sẽ siêu phàm nhập Thánh.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Xuân Kiên,
Đúng vậy:” mỗi miếng ăn, miếng uống đều nằm trong định mệnh”. Câu chuyện Viên Liễu Phàm là một ví dụ minh họa để cho chúng ta thấy rỏ tường tận về số mạng và nhân quả báo ứng. Tuy nhiên muốn hiểu sâu hơn về số mệnh và nhân quả báo ứng thì chúng ta cũng cần nên xem qua Kinh Nhân Quả Ba Đời, các câu chuyện trong gương nhân quả từ xưa đến nay để có cách nhìn sâu sắc hơn vì mỗi người đều có số mệnh khác nhau. Do vậy đối với câu “mỗi miếng ăn, miếng uống đều nằm trong định mệnh” thì VT sẽ đưa ra vài trường hợp điển hình để bạn thấy rỏ:
Trường hợp thứ nhất là ví như Bảo Ngọc trong phim Hồng Lâu Mộng, vì là công tử nhà giàu nên muốn gì được nấy, không cần phải bận tâm về cái ăn, cái mặc, mọi việc đều có các A Hoàn lo liệu. Thời nay cũng có các cụ ông cụ bà bị bệnh nằm liệt, các con cháu dâu rể thay phiên nhau chăm sóc nên thức ăn thức uống đều được tự đưa đến miệng mà không cần phải bận tâm lo lắng. Cho nên trong trường hợp này định mệnh chính là “miếng ăn miếng uống tự đưa vào miệng khỏi phải lo gì“.
Trường hợp thứ hai là ví như có một anh chàng bình thường đi làm về đưa cho vợ mỗi tháng $300 để đi chợ nấu ăn. Vậy thì anh ta về tới nhà thì chỉ việc ngồi xem ti vi hay đọc báo, một lát sau thì vợ sẽ dọn cơm ra bàn để ăn. Một ngày kia anh ta bị bệnh, thất nghiệp, không có tiền để đưa cho vợ nữa vậy là tháng sau cả nhà đều bị đói. Như vậy thì trường hợp này định mệnh của anh ta chính là :” Phải làm thì mới có ăn, không dưng ai dể đem phần đến cho”
Trường hợp thứ ba là ví như có anh chàng độc thân, tứ cố vô thân chỉ ở nhà có một mình, trong nhà vẫn có đồ ăn, anh ta vẫn có tiền. Nhưng nếu anh ta bị bệnh, không đi chợ hay nấu ăn nổi thì anh ta cũng bị đói. Trong trường hợp này định mệnh của anh ta chính là “Muốn ăn phải lăn vào bếp”.
Trường hợp thứ tư là ví như anh chàng ăn xin ở ngoài đường. Có ngày anh ta chỉ ngồi một chỗ, để cái gáo trước mặt, những người hão tâm đi ngang cho tiền lia lịa, ăn không hết. Tuy nhiên cũng có ngày bị đói, không có tiền, anh ta cầm gáo đi xin từ sáng sớm đến chiều tối, khắp từ làng trên cho tới xóm dưới mà cũng không được một xu nào. Trong trường hợp này thì định mệnh của anh ta chính là :”số phận hẩm hiu, bửa đói bửa no“. Nếu như anh ta biết được số mệnh đã như vậy thì những ngày xin được nhiều tiền lẻ ra không nên ăn xài hoang phí mà nên để dành lại cho những ngày không xin được tiền, đây gọi là “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”.
Trường hợp thứ năm, định mệnh đã an bày sẳn:” phải sống bằng nghề ăn xin, bửa đói bửa no, cuối cùng bị chết đói”. Đây là câu chuyện có thật của một vị tỳ kheo “số đen” thời Phật còn tại thế:
Thuở xưa, có một gia đình nọ cũng khá giả nhưng từ khi hạ sinh một cậu con trai thì các vị thầy tướng số đều bảo sẽ mang đến vận xui. Quả thật là như vậy, kể từ khi cậu sinh ra thì công việc làm ăn của bố mẹ cậu đều trở nên sa sút trầm trọng. Sau đó bố cậu quyết định sẽ bỏ cậu và đi sang làng khác để trốn cậu. Năm ấy cậu chỉ khoảng chừng 3,4 tuổi gì đó. Mẹ cậu vì thương cậu cho nên trước khi chia tay đã lấy cái gáo dừa làm thành cái bát cho cậu rồi đặt cậu ở ngoài chợ vào lúc trời tờ mờ sáng. Và số phận ăn xin của cậu đã bắt đầu từ đây với những bửa đói bửa no.
Mãi cho đến khi cậu tới tuổi trưởng thành thì tình cờ gặp được tôn giả Xá Lợi Phất, Ngài thương tình nên dẫn về Tịnh Xá để quy y Phật. Phật đã cho cậu được xuất gia và thọ giới tỳ kheo. Cậu rất vui mừng và nghiêm trì giới luật thanh tịnh. Tuy nhiên cái số phận đen đủi của thầy vẫn chưa thay đổi được. Các vị tỳ kheo ai mà đi khất thực chung với thầy cũng sẽ bị họa lây, xin không được thức ăn. Do vậy từ từ rồi các vị tỳ kheo khác cũng biết được chuyện này và ai cũng không dám đi khất thực chung với thầy. Kể từ đó thầy đi khất thực chỉ có một mình, thường là xin không được thức ăn mà nếu được thì cũng là thức ăn cũ, bị thiu, giống như đồ phế thảy vậy.
Cho đến một hôm thì đã liên tục 4 ngày mà thầy xin không được thức ăn, nên bị đói suốt cả 4 ngày liền. Tôn giả Mục Kiền Liên hay tin thì động lòng thương xót nên Ngài hứa là hôm sau khi đi khất thực về sẽ xin đồ ăn dùm cho thầy.
Qua ngày thứ năm, sau khi tôn giả Mục Kiền Liên đã thọ thực xong thì Ngài xin thêm một bát nữa để mang về nhưng trên đường về bị đàn chó rượt đuổi thế là đổ hết thức ăn. Theo giới luật quy định thì đã quá ngọ thì không được ăn nữa, chỉ uống nước lã mà thôi, muốn ăn thì phải đợi qua ngày mai.
Qua ngày thứ sáu, tôn giả Mục Kiền Liên trước khi đi khất thực đã an ủi thầy, cứ yên tâm ở nhà đợi. Lần này Ngài tự tin mình là thần thông đệ nhất đâu có lý nào mà không bảo vệ được thức ăn, cho nên sau khi khất thực xong, Ngài xin thêm một bát nữa rồi rút kinh nghiệm nên lần này thầy vận thần thông bay về. Trên đường bay về thì không may bị mấy con chim đói bay theo mổ, thế là Ngài lại bị thất bại nữa rồi.
Qua đến ngày thứ bảy thì Tôn Giả Đại Ca Diếp hay tin cho nên Ngài nói để Ngài sẽ giúp cho. Thường ngày thì Tôn Giả Đại Ca Diếp thường hay xin thức ăn của những người nghèo vì Ngài nghĩ rằng người nghèo ít phước báo, phải tạo cơ hội cho họ bố thí để đời sau được khá giả hơn. Còn các vị chư Thiên thì mỗi khi thấy Ngài đi khất thực thường hay mang vật thực của cõi trời và hóa làm người phàm với hy vọng được cúng dường cho Ngài nhưng tiếc thay Ngài đã nhận ra được nên từ chối hết. Hôm nay Ngài dự định là sẽ phá lệ một lần để mang thức ăn cõi trời về cho thầy. Khi về đến nơi thì không thấy thầy ở đâu nên Ngài gỏ cửa phòng. Thầy mở cửa ra thì vô tình cánh cửa đã hất đổ bình bát khiến cho thức ăn không còn dùng được nữa.
Phật đã biết trước hôm nay là ngày mà thầy đắc quả A La Hán, cũng là ngày mà thầy viên tịch và cũng là ngày mà thầy trả nghiệp “bị chết đói” cho nên Phật đã tập hợp các thầy tỳ kheo lại trước phòng thầy và bảo thầy trước khi viên tịch hãy nên kể câu chuyện Nhân Quả đời của thầy, nhân duyên gì khiến thầy phải đi ăn xin từ nhỏ, cuối cùng lại bị chết đói? Nhân duyên gì khiến cho thầy được gặp Phật Pháp và tu hành đắc quả A La Hán? Lúc này thầy đã đắc quả A La Hán rồi và nương vào thiên nhãn, Ngài thấy rỏ rất lâu xa về trước:
Trong một kiếp nọ, thầy sinh ra trong một gia đình giàu có, mẹ của thầy là người thành tâm hướng Phật, thường ngày hay cúng dường cho một vị sa môn vào mỗi buổi trưa. Thầy bất mãn với việc làm này cho nên có khi thầy xua đuổi vị sa môn, có khi thầy bảo đóng cửa lại không cho mẹ ra, có khi thì thầy mang thức ăn cũ, bị thiu như đồ phế thảy mà bỏ vào trong bát của vị sa môn. Vị sa môn đó vì bị đối xử như vậy nên cứ thường xuyên bị đói và ăn đồ hư thối, cuối cùng thì bị đói 7 ngày rồi qua đời. Đó chính là nguyên do vì sao mà thầy phải bị số phận làm người ăn xin, lại xin không được thức ăn, có được thì cũng là đồ hư thối và cuối cùng bị đói 7 ngày rồi chết. Đó chính là định mệnh đã an bày. Nhân duyên mà khiến cho thầy gặp Phật Pháp, tu hành tinh tấn đắc quả A La Hán là bởi vì khi xưa mỗi lần sau khi mẹ của thầy cúng dường cho vị sa môn xong thì mẹ của thầy nguyện mang công đức này hồi hướng cho con của bà :”Nguyện cho con của tôi may này sẽ gặp Phật Pháp, tu hành đắc đạo giống như Ngài vậy”. Vị sa môn kia mỗi khi thọ thực xong cũng đều thành tâm mà chú nguyện như thế này:” Nguyện cho thí chủ được sở cầu như ý” . Vị sa môn khi xưa cũng đã đắc quả A La Hán và số phận của vị sa môn thuở ấy là bị đói như vậy. Cho nên sau này số phận của thầy hoàn toàn giống như vị sa môn khi xưa.
Qua năm ví dụ điển hình trên thì chắc hẳn là bạn đã cảm nhận được câu ” mỗi miếng ăn, miếng uống đều nằm trong định mệnh” là hoàn toàn đúng chứ không có sai. Tuy nhiên mỗi người vì tạo nghiệp nhân khác nhau nên khi thọ quả báo cũng đều khác nhau, không ai giống ai cả. Cho nên thiện có thiện báo, ác có ác báo, nếu như chưa thấy báo ứng là vì thời cơ chưa tới. Bởi vì từ nhân thành quả cần phải có thời gian và hội đủ duyên. Thuận duyên thì nhân sớm trổ quả, nghịch duyên thì nhân chậm trổ quả.
Ngày hôm nay, ra đường, nếu như trước kia mình có thiếu nợ ai thì người ta sẽ tìm mình để đòi, nếu gặp thì thương lượng hẹn ngày trả nợ. Cũng có thể là mình đã từng thi ân với người nào đó cho nên người ta gặp mình là để báo ân, do vậy mình có thể hoan hỉ mà đón nhận. Ngoài ra cũng có thể là mình gặp những người chưa hề có ân oán tình thù gì cả, nếu có điều kiện thuận tiện thì mình nên rộng kết thiện duyên, bằng không thì thôi, đường ai nấy đi chớ nên gây thù kết oán với họ.
Ngày hôm nay ra đường là để làm gì? Đi học cũng tốt, đi làm cũng tốt, đi chợ cũng tốt, đi chùa thì lại càng tốt nhưng nếu đi chơi la cà nhậu nhẹt cờ bạc…thì không nên. Cái điều này là do cái tập khí của mình nó dẫn đi chứ không phải nghiệp. Do vậy mình có thể chuyển từ đi làm việc ác thành đi làm việc thiện và ngược lại là tùy theo tâm của mình. Nhất thiết duy tâm tạo cho nên mọi việc đều do tâm làm chủ, chớ nên đổ thừa cho định mệnh. Định mệnh không hề bắt buột mình hôm nay phải đi nhậu nhẹt hay cờ bạc mà cái đó là tập khí xấu tức là cái tâm thích nhậu nhẹt, thích cờ bạc nó dẫn mình dẫn đi. Tương tự như vậy, định mệnh không bắt buột mình hôm nay phải đi chùa mà việc đi chùa lể Phật nghe pháp là xuất phát từ tâm thiện, tâm kính trọng Tam Bảo mà dẫn đi. Tâm này là tâm tốt, nếu đi chùa thường xuyên thì trở thành tập khí tốt vậy. Điều này không phải do định mệnh an bày nhé. Tuy nhiên định mệnh sẽ âm thầm an bày để giúp cho mình gặp thầy hiền bạn tốt hay gặp phải “oan gia ngỏ hẹp” do trong đời quá khứ mình đã gây ra.
Nói tóm lại nhân quả thông ba đời. Đời này mình sống một phần là để thọ hưởng quả báo thiện ác từ đời trước, một phần là để mình tạo nhân thiện ác cho đời sau vậy, một phần là mình hưởng phước báo hay trả nghiệp do chính ngay trong đời hiện tại này nữa. Cho nên tỉ lệ phần trăm khó mà xác định được vì “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”.
Nam Mô A Di Đà Phật
Lại xem tiếp điều thứ ba: “Đừng nói là những kẻ tu hành ngoan bướng, trí huệ ngông cuồng đến cửa ải sanh tử không làm được gì, hoàn toàn vô dụng; ngay cả những người chứng ngộ sâu xa, tu tập tiềm dưỡng đích xác nếu còn chút phần mảy may tập khí chưa trừ thì khó tránh khỏi thuận theo nghiệp lực nào mạnh mà đọa lạc”. Đây là Ngẫu Ích đại sư cảnh tỉnh chúng ta, dạy chúng ta phải thời thời khắc khắc tỉnh giác cao độ. “Ngoan tu cuồng huệ” (tu hành ngoan bướng, trí huệ ngông cuồng) chính là nói đến những kẻ không thật sự tu hành trong Tông môn, Giáo Hạ, trong xã hội hiện tại hết sức phổ biến. “Đến cái ải sanh tử, chẳng làm được gì, hoàn toàn vô dụng”: Điều này nay chúng ta thấy rất rõ ràng, minh bạch; quý vị chỉ cần lưu tâm một chút mà thôi, sẽ thấy người xuất gia hiện tại, nói thật ra, xuất gia còn kém cả tại gia. Người tu hành tại gia lúc lâm chung tâm không điên đảo, tôi thấy không ít; còn người xuất gia lúc lâm chung tâm không điên đảo cả đời tôi chưa gặp được một ai!
Những người xuất gia tôi được gặp lúc mất đều điên đảo, mê hoặc; trái lại, chính tôi đã gặp mấy vị cư sĩ tại gia lúc mất sáng suốt, tỉnh táo, không điên đảo. Bởi thế, câu nói “chẳng làm được gì, hoàn toàn vô dụng” là đúng, không sai chút nào. Câu kế tiếp “ngay cả người chứng ngộ sâu xa” nhằm chỉ những người thật sự chân tu, là người xuất gia tốt lành trong nhà Thiền; “tu tập tiềm dưỡng đích xác” là những người trì giới rất thanh tịnh, rất nghiêm nhặt, nghiêm trì giới luật. Mấy câu tiếp đó của đại sư rất quan trọng: Nếu anh vẫn còn một điểm tập khí chưa đoạn hết, tập khí gì vậy? Tập khí tham – sân – si – mạn còn chưa đoạn hết, chỉ e đến lúc lâm chung, tập khí đó sẽ hiện tiền, vẫn phải theo nghiệp lực đọa lạc. “Khó tránh khỏi thuận theo nghiệp lực nào mạnh”, nghiệp lực mạnh, đạo lực yếu; nói cách khác, “nghiệp nào mạnh lôi trước”, vẫn phải lưu chuyển theo nghiệp lực, rất đáng sợ! Không đùa đâu, quan hệ đến tiền đồ đấy!
Bởi lẽ, đối với những người thật sự tu hành, tập khí lớn nhất là ngạo mạn, cho là “ta tu hành, các ngươi không tu, các ngươi thua ta”. Kiêu căng, ngạo mạn, không để ai vào mắt, thường phê bình người không tu hành, không trì giới. Đấy chính là tập khí hiện tiền, chẳng phải người thật sự tu hành. Vì sao kẻ đó không thật sự tu hành? Lục Tổ đại sư đã nói rồi: “Nếu người thật tu hành, không thấy lỗi thế gian”. Kẻ nào từ sáng đến tối thấy lỗi người khác thì kẻ đó chính người được đại sư Ngẫu Ích nói đến ở đây.
Trích từ Trung Phong Tam Thời Hệ Niệm
Pháp Sự Toàn Tập Giảng Ký
Lão pháp sư Thích Tịnh Không giảng tại Úc Châu Tịnh Tông Học Viện
Tài thực danh sắc vẫn là không.u bi sầu khổ vẫn là không.không không vẫn là không
A Di Đà Phật.
Tài thực danh sắc vẫn thấy có nhưng không tham luyến.
U bi sầu khổ vẫn thấy có nhưng không bị chi phối.
Thấy có vẫn như không. Chỉ quay về câu “A Di Đà Phật”.
Nam mô a di đà phật!
Baì pháp của hòa thượng tịnh không thật hay và ý nghĩa
nam mô a di đà phật!
chú Huệ Tịnh cho chau hỏi phần trên chú có nhac đến việc đang niệm phật hay làm việc gì mà nghe ngừoi nhà có việc thì lại loạn tâm.chau cũng hay vưóng vào vấn đề này.chú có thể chia sẻ kĩ hỏn cách giải quyết vấn đề này như nào mói họp lý đưọc không ạ!
nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật. Chào bạn QuảngPhong thân mến,
Thật sự thì không phải một mình bạn bị tán loạn tinh thần khi nghe chuyện gia đình xảy ra bất như ý đâu. Đa phần ai cũng bị vướng tức thời mất đi bình tĩnh khi nghe biết hoặc thấy bất cứ chuyện nghịch cảnh gì xảy ra vì đó là cái tâm lý phản ứng thói quen của chúng ta. Nặng hay nhẹ tuỳ cái mức độ của nghịch duyên lúc đó. Cho dù bạn có tu hành niệm Phật ra sao, 1 năm, 5 năm, 15 năm hay cả đời đi nữa, nếu thiếu cái Thâm tâm Tin sâu sắc về nhân quả thì sẽ loạn tâm phản ứng lo sợ, buồn sầu, đau khổ, nghĩ đủ thứ chuyện sẽ ra sao chứ đâu có đủ sức giữ tâm bình tĩnh niệm Phật giống như khi không có chuyện xảy ra.
Nói cho bạn dễ hiểu tí, khi nào tâm lý của bạn còn nghiêng nặng chấp lúc nào cũng muốn cho mọi người trong gia đình đều được an vui hạnh phúc thì ngày đó bạn sẽ không chấp nhận nổi khi những sự không tốt xảy ra đến với người thân. Nếu bạn tu theo pháp môn niệm Phật thì nên lặng tâm vừa lắng nghe câu A Di Đà Phật vừa tư duy luật nhân quả cho thâm nhập đến khi nào bạn chấp nhận rằng cho dù gia đình người thân hay tất cả những người khác trên trái đất này không ngoài vòng luật nhân quả thì bạn đã chuẩn bị tâm lý khi bất cứ chuyện gì xảy ra. Nếu bạn không có tác ý tin sâu như vậy để tu tập cho cái tâm nó từ từ chuyển quen cách nhìn sự việc xảy ra bất cứ lúc nào trong cuộc sống thì bạn mãi mãi sẻ còn vướng mắt và chi phối phiền não trong luật nhân quả, không có ngày hy vọng giải thoát nổi. Bạn phải thử thực tập thì sẽ hiểu thêm chứ HT giải thích cho nhiều cũng như không. Ai uống nấy biết nước lạnh hay nóng. HT thấy sao nhắc nhỡ vậy tuỳ bạn có chịu tin hay không thôi.
Thành ra đối với cá nhân tu tập thì nếu HT không phát huy một chút nào về cái Đức Tín cho rõ ràng thì coi như mình đi lạt hướng trên đường đạo rồi. Ngày nào HT cũng gặp những chuyện thử thách để tự soi tự kiểm tra cái Đức Tín ra sao mà ăn năn sám hối để tiến lên lại. Nếu tin sâu nhân quả trước mắt xảy ra rõ ràng như Phật nói trong kinh mà không tin nổi thì làm sao tin nổi cái Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà ư?
Chắc bạn cũng biết nếu thiếu Đức Tín trong pháp môn Tịnh Độ thì khó chí thành Nguyện vãng sanh thì không thể hóa sanh vào trong 9 phẩm liên đài bên cõi Cực Lạc. Tín Nguyện là tâm pháp, niệm Phật là chánh hạnh trong pháp môn Tịnh Độ. Nếu hai cái chân Tín Nguyện đứng không vững thì làm sao bước chân niệm Phật ngược vòng sanh tử để lên tới thuyền Đại Nguyện tiếp dẫn của Đức Từ Phụ A Di Đà?
Đức Tín là mẹ của tất cả công đức thì bạn nên chú ý cho thật kỹ càng đừng coi nhẹ nó. Phải cảm nhận tự biết lấy mà thôi cho nên pháp môn Tịnh Độ khó tin khó hiểu là vậy. Chỉ có Phật với Phật mới hiểu cùng tận thì bạn muốn hiểu một chút thì phải hàng ngày cung kính phát tâm Đại Bi mà cầu nguyện Tam Bảo gia bị cho được nhập vào bờ mé biển cả của tâm chư Phật thì mới hy vọng có ngày phát huy Đức Tín. Đức Quán Thế Âm Bồ Tát có đại nhân duyên đối với chúng sanh trong cõi Ta Bà này thì bạn cũng nên cung kính lễ bái trong mỗi thời khoá hàng ngày mà niệm danh hiệu của Ngài để cầu sự gia trì cho tâm được khai ra cái Đức Tín thiện căn. Lời chỉ dạy của Ấn Quang Đại Sư trong lá thư Tịnh Độ rất là quý báo đừng nên coi nhẹ.
Bồ Tát sợ nhân
Chúng sanh sợ quả.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trích từ Lá Thư Tịnh Độ. (Ấn Quang Đại Sư)
40/ Thơ Đáp Cư Sĩ Châu Tụng Nghiêu (Phụ Nguyên Thơ)
Nay đệ tử có một nghi vấn, cầu xin lão Pháp sư từ bi chỉ bảo:
Đệ tử ăn chay niệm Phật đã nhiều năm, nghe dạy rằng: Những người tin tưởng Phật, sẽ được chư Phật trong mười phương ba đời hộ niệm, các vị Thiên Long Bát Bộ, Đại Lực Thần Vương thường theo hộ trì, nghiệp ác đời trước lần lần tiêu trừ, dù có oan gia đối đầu cũng không thể làm hại. Mấy điều trên đây căn cứ trong Kinh Phật, quyết không phải là lời nói suông. Nhưng vào khoảng tháng ba này, nhân tiếp được tin tức của người bà con từ Thượng Hải gửi về, khiến đệ tử vô cùng ngạc nhiên! Theo tin ấy cho biết: Bà Trương Thái Thái là người rất tin Phật, ăn chay đã hơn hai mươi năm, thường đến Cư Sĩ Lâm nghe giảng kinh pháp. Bà ấy hiền hậu nhân đức, ưa làm lành, gặp ai cũng đều khuyên ăn chay niệm Phật. Không ngờ một hôm đang đi trên lộ để đem đồ ăn chay cho một vị sư huynh, bà bị xe cán chết. Lúc ấy vì không có ai nhìn, nên nhân viên tuần phòng chở đi, đến ba ngày sau con cháu hay được mới xin đem về chôn cất. Đệ tử nghe tin ấy trong lòng kinh ngạc phi thường, đến nay vẫn còn nghi ngờ chưa hiểu. Việc này nếu người trong Phật học hội nghe được, chắc cũng bàng hoàng không an. Cho nên đệ tử dâng lên bức thơ này, cầu xin lão Pháp sư chỉ dạy, nói rõ nguyên do vì sao bà họ Trương lại bị cái chết thảm khốc như thế. Và kết cuộc, bà có được vãng sanh về Tây phương hay chăng?
Xin lão Pháp sư mở lời minh huấn để cho nhiều người yên tâm niệm Phật. Ân đức ấy đệ tử cảm bội không cùng!
Tiếp được thơ, biết ngươi đối với đạo lý Phật pháp còn chưa hiểu rõ. Chúng ta từ vô thỉ đến nay, đã tạo nghiệp ác vô lượng vô biên! Kinh Hoa Nghiêm nói: “Giả sử nghiệp ác có thể tướng, mười phương hư không chẳng dung chứa hết.” Nên biết sự tu trì của hành nhơn, nếu quả chí thành không dối, thì có thể chuyển trọng báo, hậu báo thành hiện báo, khinh báo. Người phàm mắt thịt chỉ thấy sự kiết hung trước mắt, đâu biết được việc nhân quả đời trước và đời sau.
Bà họ Trương ấy nhiều năm tinh tu, một sớm chết thảm, hoặc giả do sự khổ đó mà tiêu được ác báo tam đồ, sanh về cõi Thiên. Nếu trong hiện đời bà tin sâu nguyện thiết thì cũng có thể sanh về Tây phương. Nhưng chúng ta đã không có tha tâm đạo nhãn, nên không dám ức đoán quyết chắc bà có được vãng sanh cùng chăng? Việc có thể quyết định là: làm lành tất được quả lành, làm dữ phải mang ác báo. Nếu làm lành mà bị quả dữ, đó là quả báo của nghiệp ác đời trước, chẳng phải quả báo của nghiệp lành đời này. Các ngươi thấy bà lão bị sự chết khổ như thế, liền nghĩ lầm rằng việc lành không đáng làm, bởi làm lành không được phước, nên mới sợ hãi nghi ngờ. Sự nhận thức đó đâu có khác gì người chưa nghe hiểu Phật pháp? Nếu người đã tin chắc lời của Phật, quyết không vì việc ấy mà lộ ra vẻ sửng sốt kinh hoàng. Bởi việc nhân quả trùng điệp không cùng, có khi nhân này chưa trả, quả nọ đã chín mùi, ví như gieo giống sớm thì gặt sớm, lại như thiếu nợ, chủ nợ mạnh lôi kéo trước tiên.
Nam Mô A Di Đà Phật.
nam mô a di đà phật!
cảm ơn chú huệ tịnh đã trả lời thắc mắc của cháu nhé!
thật sự cháu tin lời chú nói là đúng và nguời niệm phật phải có tâm như vậy mới đảm bảo vãn sanh đuợc.do cháu tình chấp sâu nặng,làm cũng cầu toàn muốn cho người thân đuợc bình an,nhất là khi đã học phật và đang khuyên mọi nguời trong nhà niệm phật tâm lý này của cháu càng tăng cao,cháu sợ những việc mình làm không duợc đúng làm mọi người hiểu lầm đánh giá mình học phật mà thế này thế kia.ho xảy ra điều không hay thi lai ko tin nhân vào những điều mình khuyen Tu phật sẽ đuợc bình an.cháu sợ cả việc mình buông xả nhưng ko có trí tuệ mà làm sai hay vội vàng chưa đúng thời điểm gây khó khăn cho mọi người xung quanh nưa chú ạ.cháu kể ra vậy để chú biết cháu vướng mắc j,chú cú chia sẻ thẳng thắn giúp cháu phá tình chấp sâu năng nhé!
nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật. Chào bạn QuảngPhong thân mến,
Trước khi muốn khuyên gia đình tin sâu Phật pháp thì trước tiên bản thân mình phải thật lòng tin sâu Phật pháp.
Trước khi muốn gia đình ăn chay niệm Phật, làm lành, xa lìa ác duyên, phát tâm từ bi bình đẳng, tập buông xả bớt sân si tham luyến thế tục thì trước tiên bản thân mình phải thực hành những điều đó cho thuần thục.
Trước khi muốn gia đình bỏ đi cái tự ái xa lìa ngã chấp phiền não thì trước tiên bản thân mình phải tháo gỡ vất đi cái áo tự ái đang mặc trên người mà thay vào cái áo từ bi. Ban đầu vào mặc không quen thì từ từ sẽ quen thôi.
Trước khi muốn gia đình tin theo đồng ước nguyện cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thì trước tiên bản thân mình phải tin cho chắc, nguyện thật đáy lòng thì trước sau gì tâm nguyện của bạn như thế nào cũng sẽ thành tựu viên mãn.
Cứ từ từ rút kinh nghiệm đúng sai ra mà chỉnh lại cho thuần thục. Khi nào bạn biết sống “thiểu dục tri túc”, biết tháo gỡ đi cái áo tự ái, coi nhẹ những sự vui buồn, hờn giận, để tâm rộng ra đón nhận tất cả với tâm hồn nhiên thì khi niệm Phật mới cảm nhận được cái Bổn Nguyện của Ngài. Cố gắng tu tập niệm Phật, chánh tư duy tự soi những điều đó (nhất là tự ái) thị bạn sẽ tự hiểu thêm nhe.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật!Từ ngày tìm hiểu phật pháp con thắc mắc không hiểu mong mọi người giải đáp cho con biết Thế nào là người có căn tu?
trong lá số tử vi của em có ghi là Người có từ tâm, mộ về tôn giáo, tín ngưỡng. Thiện tâm, nhân hậu, hiền lành, đức độ, hay làm việc thiện, hay cứu giúp người, có khiếu đi tu
Trong gd của e không ai theo đạo phật cả.Em tự tìm hiểu đọc các câu chuyện phật pháp trên mạng,cũng tình cờ biết đến trang duongvecoitinh,gần đây e rất thích nghe những bài pháp thoại của các thây trên youtube,có khi nghe cả ngày không chán.
A Di Đà Phật.
Chào thaonhi!
Như vậy là thaonhi có căn tu rồi còn gì.Duyên với Phật Pháp của thaonhi đến rồi đấy.Nếu sau này thaonhi có muốn xuất gia đi tu thì sẽ rất thuận duyên.Còn nếu thaonhi ko muốn đi tu thì cũng sẽ là 1 cư sĩ thuần thành.
Thaonhi quy y chưa? Nếu chưa thì thaonhi nên tìm hiểu về việc này,chọn chùa chọn thầy minh sư để quy y.
A Di ĐÀ Phật.
nam mô a di đà phật!
cháu cảm ơn chú huệ tịnh đã trả lời cháu nhanh vậy nhé.cháu sẽ cố gắng tập sửa mình dần và sám hối xin tam bảo gia trì cho tâm bồ đề cầu sinh tây phuơng cực lạc được kiên cố(cháu phải sám hối vì thú thực khi cháu còn thắc mắc này nọ,sợ này sợ kia thì rõ ràng tín tâm của cháu chưa có chú nhỉ)cháu rất khâm phục chú và các vị thiện tri thức trong trang dvct, không những hiểu biết phật pháp sâu sắc lại vận dụng vào cuộc sống đời thường đúng theo tinh thần bồ tát đạo nhập thế của nhà phât,không chỉ giúp mình mà còn độ được cả những người mới phát tâm học phật khác nữa!
chú cho cháu hỏi thêm là cháu vẫn chưa ăn chay được thì có nên tụng kinh không ạ,vì hôm trước cháu đọc đuợc có bạn cũng có thắc mắc như cháu sợ ăn mặn tụng kinh sẽ có tội mà không thấy mọi người giải thích rõ nên như thế nào nên chú trả lời giúp cháu nhé,cháu thì cứ đuợc nghỉ hôm nào ở nhà lại tranh thủ tụng kinh vô lượng thọ nên cháu hỏi vậy để làm cho đúng ạ
-2 là trước cháu cũng có tụng chú đại bi mỗi ngày 5 biến,phát nguyện định trì đủ 12000 biến được 1 thời gian cũng thuộc chú rồi sau nghe giảng niệm phật không trì thêm các chú khác nên cháu chỉ chuyên niệm phật không tụng nữa,giờ nghĩ lại cháu thấy nên duy trì để thuộc chú sau này tuỳ duyên giữ pháp bảo này không bị mai một và sử dụng giúp người khi cần thiết.theo chú có nên vậy không hay cứ chuyên tâm niệm danh hiệu phật thôi ạ? chú hoan hỷ trả lời giúp cháu nhé
nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật, Quảng Phong thân mến
Có lẽ huynh HT bận nên chưa trả lời cho bạn được. Thôi thì TLPT mạn phép trả lời cho bạn trước.
1. Bạn ăn mặn vẫn có thể tụng kinh niệm Phật được. Sau khi ăn xong thì bạn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đánh răng xúc miệng, rửa sạch tay chân rồi công phu thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì hết. Bạn hành trì lâu ngày tự nhiên có sự gia hộ của Tam Bảo khiến cho việc ăn chay của bạn dần dần sẽ trở nên dễ dàng hơn, vì trí tuệ khai mở, tánh đức bắt đầu hiển lộ, lòng từ bi tăng trưởng.
2. Nếu như hiện tại bạn đã chuyên tâm niệm Phật rồi thì cố gắng nỗ lực mà giữ vững tâm kiên định này với nguyện tha thiết cầu sanh Tây Phương vì HT Tịnh Không đã dạy câu “Nam Mô A Di Đà Phật” chính là câu chú vua (VUA TRONG CÁC CHÚ) rồi. Đã chuyên nhất rồi thì xin đừng xen tạp thêm.
Bạn có thấy hiện nay toàn là những vị chỉ một câu A Di Đà Phật thôi là có thành tựu rồi không? Lão Cư sĩ Ngụy Quốc Hưng, Lão Cư Sĩ Lưu Tố Thanh, Lão Hòa Thượng Hải Hiền, Lão Cư Sĩ Lý Á Trị, Cư Sĩ Hoàng Ngọc Lan, Bác Sĩ Quách Huệ Trân (Pháp sư Đạo Chứng), Lão Cư Sĩ Trương Thái Hoàn …v.v… tự tại vãng sanh Tây Phương, biết trước ngày giờ. Một câu Phật hiệu niệm đến cùng thì có thể thành công, tin sâu, nguyện thiết, hành trì không gián đoạn, không xen tạp.
Vài chia sẻ. Chúc bạn Tin sâu, tâm nguyện tha thiết, hành trì tinh tấn, an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Nam mô a di đà phật!
Con cảm ơn TÌm Lại Phật Tánh đã trả lời thắc mắc của con nhé!
Tiền bối cho con hỏi thêm là con niệm phật thầm trong tâm nhiều hơn ra tiếng, kiểu ý trì được 1 thời gian rồi, tiếng phật hiệu có lúc cũng đã rõ tuy nhiên vẫn hay bị xen tạp chưa rõ ràng là nhiều. Con biết tập lâu thì mới chuyên nhất rõ ràng được, tuy nhiên vấn đề con mắc phải là đầu con hay bị đau và căng thẳng. Lúc đi ngủ con cũng gắng niệm nên khó ngủ và đau hơn, lúc niệm ra tiếng hay nhép môi thì bình thường nhưng nằm ngủ con sợ không được niệm ra tiếng và quen rồi nên lại niệm ý trì và đầu lại căng thăng, con ngủ được ít lắm. Tiền bối có lời khuyên gì giúp con với ạ.
Nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật, Quảng Phong thân mến
Bạn niệm Phật như thế nào mà tâm bạn cảm thấy hoan hỷ, an lạc, thân tâm thoải mái thì là đúng cách. Còn niệm mà thấy mất ngủ, khó ngủ, đầu óc căng thẳng, đau đầu….tức là chưa đúng cách, hoặc niệm với tâm “dục tốc bất đạt”, mong cầu được nhất tâm….việc này sẽ càng khiến mình…loạn thêm chứ chẳng phải “bất loạn”. Chỉ cần điều chỉnh lại cách niệm cho phù hợp thì ổn thôi Quảng Phong à. Bạn thử làm theo lời dạy của HT Tịnh Không xem sao: “Miệng niệm ra tiếng nghe rõ ràng rành rẽ, tai mình nghe tiếng rõ ràng rành rẽ, tâm thâu nhận lại vô A lại da thức rõ ràng rành rẽ”. Cứ xoay vần liên tục như thế lâu ngày tự thấy có được lợi ích. Còn niệm thầm thì bạn có thể áp dụng Thập niệm ký số của Ngài Ấn Quang Đại Sư: Niệm một hơi 10 câu A Di Đà Phật (ít có tạp niệm xen vào), tâm lo đếm 10 câu Phật hiệu thì tâm nào nghĩ đến việc khác. Nửa chừng quên số thì quay lại đếm từ đầu. Cứ vậy mà làm cũng sẽ thấy hiệu quả.
Đôi khi có nhiều cách niệm mình có thể áp dụng đan xen vào nhau tùy theo hoàn cảnh mà niệm. Nơi nào sạch sẽ, trang nghiêm thì mình niệm ra tiếng. Nơi nào không trang nghiêm thì mình niệm thầm. Huân tập lâu ngày thì mình thấy rất an lạc, Phật hiệu ghi nhớ trong tâm mà thoải mái, an lạc, không bị đau đầu hay căng thẳng gì cả.
Vài chia sẻ. Mong bạn có thể áp dụng được.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
nam mô a di đà phật!
Con cảm ơn tiền bối TLPT đã trả lời con, như vậy lúc nằm ngủ con niệm thầm nhép môi ko phát ra tiếng cũng được hay phải niệm trong đầu thôi ạ? Con chi bị vướng khi niệm phật lúc lên giường đi nằm thôi ạ (vì sợ niệm không đúng mắc lỗi không cung kính ạ).
nam mô a di đà phật!
A Di Đà Phật, Quảng Phong thân mến
Trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi, mặc áo, ăn cơm, ngủ nghĩ khi nhớ Phật đều nhép môi không cần phát ra tiếng. Khi nằm chuẩn bị ngủ nếu niệm ra tiếng thì vừa bất kính lại vừa tổn hơi lâu ngày sinh bệnh. Những nơi nào không trang nghiêm: Toilet, giường ngủ, nhà bếp…v.v…mình chỉ cần niệm thầm hay nhép môi là được rồi bạn. Đừng nên cho rằng những chỗ như vậy không niệm được, vẫn niệm được nhưng niệm không ra tiếng hoặc niệm trong tâm. Hãy nên duy trì niệm Phật bất kỳ lúc nào có thể được (trừ phi làm việc bằng trí óc). Huân tập lâu ngày, trí tuệ khai mở, gặp việc gì bên ngoài xảy đến, tự nhiên tâm nghĩ đến Phật hiệu mà có thể vượt qua được chướng ngại nhanh hơn.
Chúc bạn thường tinh tấn và an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
nam mô a di đà phật!
con cảm ơn tiên bối TLPT đã giải đáp thắc mắc giúp con nhé,con sẽ gắng niệm phật tinh tấn,Tu tâm thanh tịnh cầu nguyện 1 ngày sớm nhất được vãng sinh tây phương cực lạc quốc ạ!
chúc tiền bối tinh tấn Tu tập,hết lòng khuyên người niệm phật,vãng sanh thượng phẩm,chóng chứng được quả vô thượng bồ đề lại quay về cứu độ chúng sanh khổ nạn khắp muời phương ạ
nam mô a di đà phật!
TỤNG KINH HOẶC CHÚ GÌ ĐỂ DỄ DÀNG ĐẠT ĐƯỢC PHẬT QUẢ.
Tụng kinh “không nổi nóng”, kinh “không la mắng người khác”, và kinh “không nóng giận”. (HT. Tuyên Hóa)
Kiên nhẫn! Kiên nhẫn! Phải kiên nhẫn! Đừng nóng giận, ta bà ha. (HT. Tuyên Hóa)
Lục Tổ dạy “Nếu thật sự là người tu đạo chẳng nhìn thấy lỗi lầm của kẻ khác”
Kinh Vô Lượng Thọ dạy “Giữ gìn khẩu nghiệp không nói lỗi người. Giữ gìn thân nghiệp không mất oai nghi. Giữ gìn ý nghiệp thanh tịnh không nhiễm.
Người xưa nói: Vạn ác, dâm đứng đầu. Ðó là đường chết, không thể đi. Quý vị cứ làm chuyện dâm dục thì cũng như đi vào đường chết. (HT. Tuyên Hóa)
Chỉ có những kẻ vô cùng si mê mới vừa muốn giữ cái tâm dâm dục lại vừa muốn được khai ngộ. Tư tưởng này thuộc loại ngu si tột đỉnh. (HT. Tuyên Hóa)
Chúng ta phải buông xuống những chuyện phiền bực trong lòng, đó là những chuyện vướng bận, lo được lo mất, tất cả những chuyện phiền bực trong lòng đều buông xuống, phải buông bỏ hết. (HT. Tuyên Hóa)
Người xưa nói : “Nếu không trừ bỏ ái dục, thì không thể sanh về Cực Lạc được. Nếu nghiệp không nặng, thì không phải sanh ra ở cõi Ta Bà.” Nếu ái dục không chặt đứt, thì không thể nào chấm dứt sanh tử. Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu dâm tâm không trừ, không thể ra khỏi trần lao.” (HT. Tuyên Hóa)
=A DI ĐÀ PHẬT=
Xin các bạn đồng tu hoan hỉ xem nhiều bài hay của các danh Tăng tịnh độ tại https://adidaphatweb.wordpress.com/
Mình mới học Phật không được bao lâu nên mình có moịt vài thắc mắc mình hi vọng các đạo hữu hoan hỉ giải đáp:
1/ví dụ mình thấy lỗi lầm của người khác để góp ý để mình và mọi người phấn đấu tốt hơn có sao không? Kiểu như mình đang có phân vân mình có đọc một số bài viết thì theo mình cảm nhận thì mình nghĩ học Phật kiểu như ít nêu quan điểm của mình khiến mình có gì đó thụ động vì nó có thể hiện cái ta của mình trong đó. Nhưng mặt khác mình chỉ đưa ra quan điểm với nhận xét thực tế thì mình vẫn không thấy gì sai.
2/ mình dạo này khi ở trường mình thường có những vọng tưởng mang tính chất tôn mình ra mình cố để dùng câu Phật hiệu áp chế xuống có những ngày được có ngày mình bị lôi kéo với lại mình có một khuyết điểm lúc mình niệm Phật mình có những lúc chỉ buông chứ không xả được. Mình không hiểu lắm chữ “Nhìn thấu-Buông xả” .
3/ Làm sao mình biết được mình đang học Phật đúng hướng?