Người tu tịnh nghiệp, nếu trần cấu chưa sạch, khi niệm ác nổi lên, phải cao tiếng niệm Phật nhiếp vào chánh niệm, chớ nên để tâm ác nối nhau. Nên biết rằng: Sự tu hành hôm nay, chính là đối địch với nghiệp sanh tử, không phải chuyện tầm thường; hằng ngày phải nghĩ đến vô thường mau chóng, ngày tháng chẳng chờ người, nhận chân thiệt thật mà niệm Phật. Nếu nửa lui, nửa tới, lúc tin, lúc ngờ, kết cuộc tịnh nghiệp không thành tựu, làm sao ra khỏi luân hồi?
Giữ một câu hiệu Phật như dựa vào hòn núi Tu di, lay chuyển chẳng động, thường nhớ thường niệm, mai cũng niệm, chiều cũng niệm, đi cũng niệm, ngồi cũng niệm, tâm niệm không bỏ qua, hiệu Phật chẳng rời lòng, mỗi thời mỗi khắc chẳng xa lìa, nhặt nhặt, niệm niệm, như gà ấp trứng thường cho hơi ấm tiếp tục, tức gọi là “tịnh niệm nối nhau”.
Muốn sanh về Tịnh Độ nên nghĩ tất cả việc đời đều vô thường, có thành tất có hoại, có sống ắt có chết, nếu ta không được nghe Phật pháp thì phải chịu thay thân này, đổi thân khác, trôi lăn trong ba cõi, sáu đường, không biết lúc nào ra khỏi. Nay ta đã có duyên được nghe chánh pháp, được tu tịnh nghiệp, nếu chuyên tâm niệm Phật thì khi bỏ thân này sẽ vào thai sen nơi cõi Phật, hưởng các điều vui, thoát hẳn sự khổ, đi ngay đến nẻo Bồ Đề, đấy là ý chí sự thuở bình sanh của bậc đại trượng phu vậy.
Chuyên nhất tâm ý, nắm giữ một câu A Di Đà Phật
Chỉ một niệm này là bổn sư của ta,
Chỉ một niệm này trước là hóa Phật,
Chỉ một niệm này là mãnh tướng phá địa ngục,
Chỉ một niệm này là gươm báu chém bầy tà đạo,
Chỉ một niệm này là ngọn đuốc sáng phá cảnh tối tăm,
Chỉ một niệm này là con thuyền lớn vượt qua biển khổ,
Chỉ một niệm này là thuốc hay trị bệnh sanh tử,
Chỉ một niệm này là đường tắt ra khỏi tam giới,
Chỉ một niệm này là bản tánh Di Đà,
Chỉ một niệm này là duy tâm Tịnh Độ.
Chỉ cần giữ chắc câu niệm Phật đây chớ cho lạc mất, mỗi niệm thường hiện tiền, mỗi niệm chẳng rời tâm, không việc cũng niệm như thế, có việc cũng niệm như thế, an vui cũng niệm như thế, bệnh khổ cũng niệm như thế, sống cũng niệm như thế, chết cũng niệm như thế. Cứ giữ một niệm phân minh như thế, lại cần chi hỏi người tìm đường về chốn Cực Lạc hay sao?
Ưu Đàm Đại Sư
A Di Đà Phật.
Các vị thiện tri thức, bần nhân chào các vị.
Ưu Đàm Đại Sư nói chẳng khác gì Bồ Tát. Đúng là chỉ một niệm A Di Đà Phật giải quyết được mọi việc.
Pháp thế gian hay xuất thế gian đều ở trong lý nhân quả.Phương pháp niệm Phật cũng vậy cũng đều trong lý nhân quả.Nhưng niệm Phật là lý nhân quả đặc biệt đó là nhân quả đồng thời.
Chúng sanh là Nhân. Phật là Quả
Chúng sanh niệm Phật là Nhân đang Niệm Phật
Chư Phật hộ niệm là Quả đang Niệm Phật.
Trong Nhân vốn có sẵn Quả(trong chúng sanh sẵn có Phật tánh) nên chúng sanh mới có thể trực tiếp lấy ngay danh hiệu Phật mà niệm.Quả vốn là Nhân(Phật từ chúng sanh tu mà thành) nên Phật hộ niệm trở lại cho chúng sanh. Nhân-Quả đồng thời niệm Phật tương tức,tương nhập liên tục bao trùm lẫn nhau. Niệm Phật vừa là Nhân vừa là Quả, Nhân và Quả thì không bao giờ rời nhau. Chúng sanh Niệm Phật thì nhất định không xa Phật. Nhân tức là Quả. Nhân quyết định sẽ thành Qủa. Niệm Phật nhất định sẽ thành Phật.
Do có tính đồng thời nên không gian, thời gian phá vỡ nên ngay khi hành giả Niệm Phật thì đồng thời ở Tây Phương Cực Lạc có hoa sen hiện lên. Thật là kỳ diệu. Đây đúng là phương pháp thù thắng, thẳng tắp.
Nhân danh hiệu Phật có hóa thân của Phật nên người niệm Phật quyết định sẽ có hóa thân Phật tới tiếp dẫn.
Danh hiệu Phật A Di Đà là Pháp Giới Tạng Thân. Nhân danh hiệu Phật mà lưu xuất tất cả Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Nguyện, Bồ Đề Hạnh của Phật. Nay chúng ta lấy ngay quả Bồ Đề phát tâm làm Nhân sau đó cần mẫn chấp trì bám theo danh hiệu Phật thì đúng là một đường thẳng tắp thâm nhập Như Lai Tạng.
Tóm lại:
Nhân muốn thành Quả nhanh thì lấy ngay Quả làm Nhân mà gieo.Chúng sanh muốn thành Phật nhanh thì hãy lấy ngay danh hiệu Phật mà niệm.
Tại sao lại có một pháp môn thù thắng, kỳ diệu như vậy. Đơn giản là bởi vì Tự Tánh của chúng sanh vốn sẵn thù thắng,kỳ diệu như thế. Tự tánh thù thắng thì phải có pháp môn thù thắng như vậy thì nó mới tương ưng, hợp lý.
Chúc người người niệm Phật, người người vãng sanh Cực Lạc.
A Di Đà Phật.
A DI Đà Phật
con xin gởi lời cảm ơn đến HT và TT , nhờ lời khuyên của 2 vị mà con đã có thể niệm phật tinh tấn hơn.
con có vài lời xin hỏi?
1. câu ÁN MA NI BÁT MÊ HỒNG? HAY LÀ ÁN MA NI BÁT DI HỒNG? HAY LÀ ÁN MA NI BÁT NHI HỒNG? thật ra trong 3 câu này thì câu nào là đúng.
2. khi niệm phật con không có điếm số bao nhiêu câu hết, con chỉ niệm câu phật hiệu câu này nối tiếp câu kia thì có sao không?
3. làm sao để biết được và định khoảng mỗi giờ niệm phật là bao nhiêu câu?
4. con đang cố gắng thọ thập trai nhưng không có phát nguyện là sẽ thọ thâp trai vậy thì khi có tiệc vui của gia đình cần phải hội tụ để chung vui cùng gd thì con có được ăn mặn không?
5. nếu muốn ấn tống kinh thì nên ấn tống kinh ở đâu? ấn tống kinh gì?
6. con chỉ niệm phật và tin theo câu phật hiệu cho đến cúng ngoài ra không có đọc kinh thì có được không?
A Di Đà Phật. Chào bạn Ngọc Hướng thân mến,
HT hoan hỷ tán thán cho sự tinh tấn niệm Phật của bạn nhe. HT chỉ đủ sức trả lời 3 câu thắc mắc của NH thôi.
1. Trì câu nào cũng đuợc tùy bạn. Câu phổ thông nhất thì ÁN MA NI BÁT DI HỒNG.
Quan trọng là khi hít vào một hơi rồi trì bao nhiêu câu cho hết hơi thì thôi. Tuỳ hơi dài hay ngắn của bạn. HT thì trì nhanh được từ 7-10 câu một hơi. Trì 3-10 hơi sẽ định tâm rất nhanh rồi niệm Phật.
Án Ma Ni Bát Di Hồng
(OM MANI PADME HUM)
Tam Tạng Pháp Sư Tuyên Hóa Thượng Nhân giảng vào năm 1971
http://www.dharmasite.net/bdh72/AnMaNiBatDiHong.html
2-3. Nếu bạn muốn áp dụng phương pháp không cần đếm số bao nhiêu câu thì nên lấy 1 cây nhang làm định thời gian niệm Phật. Tập trung niệm tới khi hết cây nhang cũng tốt. Tuỳ sở thích của bạn miễn sao thấy trong lòng thanh tịnh là trên hết.
Điều quan trọng nhất là sau thời khoá tu tập bạn nên cố gắng nhớ niệm thầm 4 chữ A Di Đà Phật và hàng ngày chơn thành ước nguyện dùng công đức niệm Phật làm lành, từ bi hoan dung độ lượng với mọi người mà hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh đồng sanh về Cực Lạc.
Ngoài các việc đó thì HT không còn chi khác để khuyên bạn thêm. Phát tâm Bồ Ðề, giữ lòng TÍN NGUYỆN vãng sanh TPCL vững chắc, tuỳ duyên tuỳ sức nhớ niệm Phật chắc chắn lâm chung Phật sẽ lai nghinh đừng nghi.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật,
Niệm Phật TINH TẤN tức trong tâm chỉ có 1 câu Phật hiệu A Di Đà Phật ko xen tạp bất kỳ 1 pháp môn tu nào khác, đây gọi là TINH, tức nói một môn thâm nhập, TẤN là tiến bộ, công phu niệm Phật Tinh Chuyên lâu ngày, mỗi ngày lại một tiến bộ hơn không lùi, tâm mỗi ngày một thanh tịnh hơn, trí huệ mỗi ngày một lớn hơn, phiền não mỗi ngày một ít đi…Vậy mới thật sự gọi là niệm Phật tinh tấn.
Còn nếu xen tạp học rộng đủ thứ thì với người sơ học chẳng phải là cách hay. Hàng sơ học như chúng ta chỉ nên 1 thâm nhập, chuyên tu lâu dài thì công phu mới có thể đắc lực. Cả một đời chỉ 1 bộ Kinh A Di Đà hay Vô Lượng Thọ, cùng với 1 câu A Di Đà Phật niệm đến cùng là quá đủ để thành Phật. Học rộng nghe nhiều là dành cho hàng Đại Bồ Tát, chứ chẳng phải dành cho hạng phàm phu cho chúng ta.
1. Tịnh Thái chỉ niệm A Di Đà Phật nên ko hiểu về mật chú này, chỉ nghe HT. Tịnh Không giảng qua như sau:
Trong nhà tu tịnh độ có thể cúng tờ phướng Án Ma Ni Bát Di Hồng hay không?
Việc này không quan trọng nhưng phải nên biết ý nghĩa của câu chú này. Đây là lục tự đại minh chú của bồ tát Quan Thế Âm. Ý nghĩa chú này rất hay, dạy chúng ta khởi tâm động niệm, lời nói việc làm đều phải chân thành, thanh tịnh, bình đẳng. “An” là thân bao gồm cả pháp thân, báo thân, ứng hóa thân. “Ma Ni” tiếng Phạn gọi là hoa sen. “Bát di” là giữ gìn. “Hồng” là ý. Chiếu theo ý tứ của mặt chữ mà giảng giải là “gìn giữ thân tâm mình như đóa hoa sen”. Hoa sen thanh tịnh tuy sinh ra từ bùn nhưng không bị ô nhiễm. Cho nên khi cúng dường, chúng ta cần hiểu ý này, nhắc nhở chính mình thân tâm thanh tịnh, không nhiễm một trần mới có thể cúng.
Bạn chú ý câu kết luận cuối cùng của Ngài thì bạn mới hiểu được việc trì chú này để đạt được hiệu quả thì khó đến chừng nào…
2. Cách niệm của bạn cũng tốt, niệm Phật, đọc Kinh, trì chú, lạy Phật…đều là phương tiện, miễn sao thân tâm của bạn khi hành trì thì được an lạc, trí huệ, từ bi có thể khai mở ngày một rộng lớn hơn.
3. Nếu đã có ý niệm theo thời gian thì ko cần phải chú ý đến số lượng câu, và ngược lại. Vì càng có nhiều ràng buộc điều kiện thì tâm càng ko được tự tại, mọi thứ sau khi tu hành phải nên mỗi ngày một đơn giản hơn là đúng.
4. Đã lập chí thọ thập trai (tức ăn chay 10 ngày trong tháng) thì nên giữ vững, chớ nên vì 1 lý do gì khác mà ăn mặn vào những ngày này. Nếu gia đình hội tụ chung vui vào những ngày này thì mình vẫn ăn chay mà vẫn có thể vui cùng gia đình được chứ có sao đâu? Chỗ này xin chia sẻ rõ hơn với bạn về từ “thọ trai” và “ăn chay”: HT. Tịnh Không giảng rõ là thọ trai tức là tu tâm thanh tịnh, chứ không phải chỉ có ăn chay. Ăn chay trọn 1 ngày thì chưa thể nói là đã thọ trai 1 ngày. Giữ tâm thanh tịnh được 1 ngày mới có thể nói là đã thọ trai được một ngày. Chỗ này xin chia sẻ thêm cho bạn tham khảo.
5. Nếu bạn muốn ấn tống Kinh sách thì có thể tùy duyên tại khu vực của bạn, đạo tràng nào cần Kinh gì thì mình ấn tống Kinh đó. Nhưng ngày trước, Ấn Quang Đại Sư Ngài lại rất chú trọng việc ấn tống: Liễu Phàm Tứ Huấn, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, An Sĩ Toàn Thư…tâm ý của Ngài rất từ bi, vì Kinh Phật thì đối tượng người xem và hiểu được ko nhiều, nhưng ba bộ trên thì tương đối dễ hiểu, đề cao việc Tin Sâu Nhân Quả, Đoạn Ác Tu Thiện. Đây là cái gốc để cứu lấy huệ mạng của chúng sanh, nếu ai cũng thấm nhuần Liễu Phàm Tứ Huấn, An Sĩ Toàn Thư, Cảm Ứng Thiên thì thiên hạ thái bình, Phật pháp từ đó mới có thể cắm gốc mà hưng vượng lên. Nếu chẳng thể tin sâu nhân quả thì học Phật không thể thành tựu.
Do đó bạn nên noi gương Ấn Tổ mà ấn tống 3 bộ sách trên thì rất tốt, ngoài ra bạn cũng nên ấn tống Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (do cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập – bản dịch của HT. Thích Đức Niệm & CS. Minh Chánh), bộ Kinh Phật này là khế hợp với căn cơ chúng sanh ngày nay nhất, cho đến tận 9000 năm nữa cũng chỉ là 1 bộ Kinh này mới có thể rộng độ chúng sanh đoạn dứt luân hồi, vãng sanh Cực Lạc.
6. Việc niệm Phật và đọc Kinh là hỗ trợ qua lại cho nhau, như đọc Kinh Vô Lượng Thọ thì giúp cho tín tâm của mình, giúp cho sự hiểu biết của mình về thế giới Cực Lạc, về 48 đại nguyện của A Di Đà Phật, về Chánh Nhân Vãng Sanh,v.v…khiến cho tâm mình cùng Tây phương Cực Lạc thế giới và A Di Đà Phật ngày một thân thiết, gần gũi hơn. Giúp cho Tín Nguyện Hạnh niệm Phật của mình ngày một bền chắc hơn. Đây gọi là “song kiếm hợp bích”. Cho đến lúc nào mình tất yếu sẽ buông Kinh Vô Lượng Thọ xuống mà chỉ chấp trì 1 câu Phật hiệu? Mỗi người tu Tịnh Độ sẽ tự biết thời điểm của mình, nhưng chí ít theo lời dạy của HT. Tịnh Không thì mình phải đọc tụng bộ Kinh Vô Lượng Thọ 3000 lần. Chắc hẳn là bạn cũng chưa đọc đủ 3000 lần phải không? Vậy thì mình khuyên bạn nên tiếp tục đọc Kinh Vô Lượng Thọ song hành cùng với niệm Phật. Nếu tin Phật A Di Đà thì cũng phải tin Kinh Vô Lượng Thọ, phải thọ trì đọc tụng rồi vì người diễn nói bộ Kinh này nữa thì công đức niệm Phật mới được viên mãn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin chào cs Tịnh Thái: Loanna có câu hỏi này mong TT hoan hỉ giải đáp giùm: Loanna chưa ăn chay trường được, chỉ ăn chay kỳ thôi thì những ngày mà Loanna ăn mặn thì có thể xem kinh vô lượng thọ được không? Mỗi ngày sau thời khoá niệm Phật, lạy Phật; Loanna muốn xem kinh một chút trước khi đi ngủ, nhưng sợ mình ăn mặn nên không dám xem.xin cám ơn nhiều nhiều!
Xin cho mình được hỏi.niệm phật trì danh có phải là niệm phật thành phiến không.sao mình nghe thầy thích trí huệ lại giảng niệm phật trì danh không thể vãng sanh là thế nào
A Di Đà Phật.
Chào bạn Học Đạo.Trì danh niệm Phật tức là chuyên tu bằng cách xưng niệm danh hiệu A Di Đà Phật.Có thể là miệng niệm hoặc tâm niệm.
Theo mình nghĩ:Lúc mới niệm Phật,do vọng niệm nhiều,nên tiếng niệm Phật gián đoạn rời rạc lúc có,lúc không.Nhưng sau một thời gian cần mẫn quyết chí niệm Phật,vọng tưởng giảm bớt,tiếng niệm Phật trở nên liên tục hơn và đúc thành một phiến.Cũng giống như chúng ta gom những viên gạch lại và xây thành một bức tường có thể ngăn mưa ngăn gió. Niệm phật thành phiến tức là chỉ cái công phu tu hành đạt được của người niệm Phật sau một thời gian trì danh.Mình thì chưa thành phiến nên chỉ suy luận vậy thôi.
Về vấn đề Vãng Sanh có thể có những cách diễn giải hơi khác nhau một chút.Như mình đọc qua thì để Vãng Sanh Cực Lạc thì nên phải:
Phát Bồ Đề Tâm-Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật-Cầu Vãng Sanh Cực Lạc.
1.Phát Bồ Đề Tâm tức là phải tin Tâm này là Phật,Tâm này làm Phật,Tâm này nhiếp thủ tất cả chúng sanh về cõi Phật.
-Tâm này là Phật tức là mình phải tin tâm mình vốn sẵn tâm Phật đồng một thể với Phật A Di Đà
– Tâm này làm Phật:Vốn sẵn là Phật,nay mình vãng sanh Cực Lạc để thành Phật là điều đương nhiên,xứng đáng.Phải nghĩ mình xứng đáng,nếu không sẽ có người nói anh có quá nhiều tội lỗi,làm sao anh có thể về với Phật,làm sao anh có thể thành Phật được.Cho nên nhất định phải nghĩ mình xứng đáng.
– Tâm này nhiếp thủ tất cả chúng sanh về cõi Phật đây là cái tâm quảng đại.Phật là bình đẳng,muốn tất cả chúng sanh về cõi Phật.
Thế giới Cực Lạc là nơi đến của những người quyết chí thành Phật.Tất cả họ đều phát Bồ Đề Tâm.Mình tới nơi đó thì cũng nên phát Bồ Đề Tâm giống họ cho có sự tương ưng.
2.Sau khi phát Bồ Đề Tâm thì Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật(tức là trì danh).
3.Mỗi mỗi niệm A Di Đà Phật đều hồi hướng nguyện vãng sanh Cực Lạc.
Làm được 3 điều trên thì sẽ vãng sanh Cực Lạc.
Tam bảo là Phật,Pháp,Tăng.Phật là tôn quý nhất.Tiếp đến là Pháp(kinh Phật).Cuối cùng là Tăng.
Học Phật thì phải tin Phật nhất.Cho dù ai nói đi nữa mà không đúng lời Phật nói thì bạn cũng không cần phải tin theo.
Thầy Thích Trí Huệ,mình không nghe thầy giảng nên mình không biết.Với lại,bạn chỉ cắt nghĩa một câu của thầy ra như thế nó rất tối nghĩa,có thể sẽ hiểu lầm.Phải đặt nó vào trong cả một đoạn văn thì chính xác hơn.
A Di Đà Phật.
Đây là bài thầy thích trí huệ giảng trì danh niệm phật không thể vãng sanh nè bạn.mời bạn xem qua https://youtu.be/SoNTTj72LWo
A Di Đà Phật.
Niệm Phật có 4 cách:trì danh niệm Phật,quán tượng niệm Phật,quán tưởng niệm Phật,thật tướng niệm Phật
Trong bài giảng,để cho dễ hiểu thầy đã chia thành hai loại người:
Một là những người Niệm Phật
Hai là những người Tu Niệm Phật
Cho dù là những người Niệm Phật hay những người Tu Niệm Phật đều phải hành trì một trong bốn cách trên.
1. Những người Niệm Phật thứ nhất mà thầy muốn nói đó là những người Niệm Phật theo phong trào:thấy người ta niệm Phật mình cũng niệm theo,hoặc Niệm Phật để cầu phước báo của thế gian:tiền,tình,sức khỏe,… Những người Niệm Phật như thế này thì chỉ có thể gieo duyên với Phật Pháp còn vãng sanh trong đời này thì không có phần.
Những người Niệm Phật như thế này thông thường là dùng phương pháp trì danh.Nhưng bạn phải biết là trì danh thì có trì danh trọn vẹn và trì danh không trọn vẹn:
-Trì danh không trọn vẹn là miệng niệm nhưng Tâm không niệm(tức là miệng thì niệm A Di Đà Phật,tâm thì lại nhớ tưởng đến chuyện khác).Miệng và Tâm không tương ứng với nhau,bên trong và bên ngoài trái nghịch nhau.
– Trì danh trọn vẹn là Miệng niệm A Di Đà Phật,tai nghe rõ A Di Đà Phật,tâm thâu nhiếp lấy câu A Di Đà Phật.Tức là miệng trì A Di Đà Phật,tai cũng trì A Di Đà Phật,tâm cũng trì A Di Đà Phật.
Những người Niệm Phật thứ nhất này họ áp dụng Trì danh không trọn vẹn và họ cũng không phát Bồ Đề Tâm thì tất nhiên là họ không vãng sanh.
Còn nếu Bạn phát Bồ Đề Tâm sau đó áp dụng Trì danh trọn vẹn thì chắc chắn vãng sanh Cực Lạc.
Dù là pháp xuất thế gian muốn thành tựu thì cũng phải có lý Nhân- Quả.
Lấy Bồ Đề Tâm,Trì danh trọn vẹn A Di Đà Phật làm Nhân
Vãng Sanh Cực Lạc là Quả.
Nhân(tức là trì danh) thì tự mình phải niệm.Còn tiếp dẫn vãng sanh là việc của Phật.Ta chỉ lo Nhân thôi,còn Quả thì để Phật lo.
2.Loại người thứ 2 là Tu Niệm Phật mà thầy muốn nói thì họ vẫn trì danh niệm Phật nhưng là cả miệng lẫn tâm,họ quán tưởng thế giới Ta Bà khổ,họ ý thức được tại sao phải niệm Phật,không chỉ có lời nói mà họ có tâm nguyện vãng sanh thực sư.Loại người này vãng sanh được.
Tóm lại:Muốn Vãng Sanh Cực Lạc vẫn là áp dụng phương Pháp Trì danh Niệm Phật bạn nhé.Nhưng kèm theo Phát Bồ Đề Tâm,nguyên tha thiết sanh Cực Lạc
Phương pháp Trì danh Niệm Phật vừa đơn giản lại hiệu quả cao.Trong kinh Vô Lượng Thọ đã hàm ý quy tụ tất cả chúng sanh trong pháp giới vào phương pháp Trì danh để vãng sanh Cực lạc.Cho nên chẳng phải chỉ có mình ta đang Niệm Phật mà tất cả chúng sanh trong pháp giới cũng đang Niệm Phật.Mười phương Chư Phật cũng đang hộ niệm.Hoa lá,cỏ cây,bèo dạt,mây trôi,sơn hà,đại địa,sum la vạn tượng cho đến hư không tạng cũng đều đang niệm Phật.Danh hiệu A Di Đà Phật là pháp giới tạng thân .Nay ta xưng niệm Danh hiệu A Di Đà Phật thì sẽ tiến dần vào biển đại nguyện A Di Đà Phật. Chẳng có loại nghiệp lực nào có thể làm lung lay được biển đại nguyện A Di Đà Phật .Một khi đã vào biển đại nguyện này rồi thì còn lo gì không thoát được tam giới.
A Di Đà Phật.
Phật pháp thâm sâu khó hiểu cho mình hỏi phát bồ đề tâm thế nào
Bạn xem qua bài viết này sẽ hiểu được thêm 1 chút về Bồ Đề Tâm:
http://www.tinhkhongphapngu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=330:phat-bo-de-tam-nhat-huong-chuyen-niem-phan-1&catid=1:phuong-phap-tu-tri&Itemid=37
http://www.tinhkhongphapngu.net/index.php?option=com_content&view=article&id=331:phat-bo-de-tam-nhat-huong-chuyen-niem-phan-2&catid=1:phuong-phap-tu-tri&Itemid=37
Còn phần câu hỏi của bạn liên quan đến bài pháp của Thầy Thích Trí Huệ: Bạn nên nghe lại thật kỹ nhé, chớ nên nghe qua loa rồi tự kết luận sai lệch, hay hiểu sai ý giảng của Thầy, rồi sanh tâm nghi ngờ mà sẽ mất phần lợi ích, hơn nữa còn có thể vô tình tạo tội cực nặng (làm người tu Tịnh Độ dao động, phá hòa hợp, gây mất đoàn kết trong Tăng Đoàn) khi lại đi nói lòng vòng với người này người kia là Thầy giảng như vậy, như vậy…là trì danh niệm Phật không thể vãng sanh. Đây là do bạn hiểu sai hay chưa rốt ráo mà thôi, chứ ko phải lỗi của Thầy.
Hi vọng bạn “Học Đạo” sẽ biết rút kinh nghiệm qua sự việc này mà có được cái hiểu và thực hành đúng đắn trong giáo pháp của Như Lai, đặc biệt là đối với pháp môn Tịnh Độ.
Nếu Tịnh Thái có nói chỗ nào chưa đúng thì mong bạn hoan hỉ góp ý thêm.
Xin chân thành cảm ơn đạo hữu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chẳng lẽ phát bồ đề tâm là tín nguyễn hạnh hay sao.mình chỉ hiểu như vậy thôi
Cái bài pháp này của thầy giảng niệm phật chẳng khác nào là đã đắc quả a la hán rồi vậy cần gì niệm phật.thầy giảng niệm phật phải bỏ tham ăn tham ngủ.nhìn mọi vật không giận không hờn không buồn rầu.giống như là đã bỏ hết kiết sử rồi.giống như đã đắc quả a la hán rồi https://youtu.be/vs-A7FNIrQw
A Di Đà Phật.
Bồ Đề Tâm cũng là khái niệm khó hiểu đối với nhiều người mới tu Tịnh Độ như chúng ta.Theo mình nghĩ,nguyên tắc học:Tránh hiểu sai nhưng cũng không làm nó phức tạp ra,phải tìm cách đơn giản vấn đề đi.
Tín,Nguyện là Bồ Đề Tâm.
Hạnh là trì danh hiệu A Di Đà Phật.
Làm việc gì thành tựu cũng phải có lý do.Việc càng lớn thì càng cần có cái lý do vĩ đại làm điểm tựa.Vãng sanh,thành Phật là chuyện lớn.Cơ bản,chúng sanh không muốn thành Phật.Thế thì họ muốn làm gì,thì dĩ nhiên chúng sanh vẫn muốn đi làm chúng sanh.Cho nên chúng sanh muốn thành Phật thì cần phải phát Bồ Đề Tâm làm điểm tựa.Hơn nữa,Nhân và Quả phải tương ưng với nhau thì mới thành tựu.Những người vãng sanh,họ đều phát Bồ Đề Tâm nên ta cũng phải giống họ thôi.
Bồ Đề Tâm và Hạnh phải kết hợp bổ xung cho nhau.Nếu phát Bồ Đề Tâm xong rồi để đó,hàng ngày đi làm những việc điên đảo trong thế gian thì cái tâm Bồ Đề cũng ẩn mất.Thay vào đó chúng ta trì danh hiệu Phật thì tâm Bồ Đề sẽ tự nhiên dần tăng trưởng.Nếu chỉ niệm danh hiệu mà không phát tâm Bồ Đề thì sao,thì niệm được 2,3 ngày thì chán,không muốn niệm nữa,bỏ đi làm việc khác.Những lúc như vậy lại phải nhớ tới Bồ Đề Tâm,do nhớ tới Bồ Đề Tâm mà lại quay lại niệm danh hiệu Phật.
Tịnh Ðộ có bốn cõi: Phàm Thánh Ðồng Cư, Phương Tiện Hữu Dư, Thật Báo Trang Nghiêm và Thường Tịch Quang.
Tùy theo công phu niệm Phật mà sanh vãng sanh vào trong cõi trên:
1. Phàm Thánh Ðồng Cư:
Người vãng sanh cõi này chẳng đợi đoạn hai hoặc: Kiến, Tư, chỉ cần phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm, liền được Phật nguyện ngầm gia bị, quyết được vãng sanh Tịnh Ðộ. Việc này rất dễ nên gọi đạo dễ hành.
2. Phương Tiện Hữu Dư:
Niệm Phật đến Sự nhất tâm thì vãng sanh cõi này.
3. Thật Báo Trang Nghiêm
Niệm Phật đến Lý nhất tâm thì vãng sanh cõi này.
4. Thường Tịch Quang
Đây là cõi của Phật ngự
Phần lớn người phàm phu như chúng ta chỉ cầu tập chung vào cõi Phàm Thánh Ðồng Cư.3 cõi còn lại đòi hỏi công phu rất cao.Chúng ta nên tập trung vào những việc chúng ta làm được.
-Trong cõi Phàm Thánh Ðồng Cư này lại còn có các phẩm vị vãng sanh khác nhau :Thượng,Trung,Hạ rất nhiều.Bồ Đề Tâm (tức là Tín,Nguyện) sẽ quyết định vãng sanh,còn phẩm vị cao hay thấp thì phụ thuộc công phu trì danh sâu hay cạn.Có rất nhiều phẩm vị nên cơ hội vãng sanh rất lớn.
Đoạn video của thầy mình chưa có thời gian xem kỹ,có thể trong video nói đến mức độ niệm Phật cao nên đòi hỏi cũng cao.
Nhưng mà:nếu ngủ nhiều quá,tham ăn quá thì cũng khó mà niệm Phật được.Nếu tâm của mình hay giận hờn,buồn rầu thì cũng khó niệm Phật được.
Theo mình nghĩ,chúng ta mới tu học hãy đơn giản vấn đề lại.Trước mắt cứ phát Bồ Đề Tâm (có mất gì đâu mà không phát) và trì danh A Di Đà Phật (có mất gì đâu mà không niệm).Mới đầu không nên hướng tới mức tu hành cao.Niệm ít hay nhiều đều có lợi ích.Cho dù vẫn còn tham ăn,ngủ nhiều thì cũng niệm đi.Cho dù tâm còn chưa hết giận hờn thì cũng cứ niệm đi.
Chúc bạn và tất cả chúng sanh:Phát Bồ Tâm-Nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật-Vãng Sanh Cực Lạc
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Xin cho HT mạn phép hỏi bạn Học Đạo lấy tâm gì để nghe các Thầy thuyết pháp vậy?
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Học Đạo,
Là người học Phật thì chúng ta nên biết lý sự viên dung, không thể chấp lý mà bỏ sự cũng không thể chấp sự mà bỏ lý. Trước tiên VT xin lấy ví dụ cụ thể về hai chữ “thọ trai”:
Sự=nghĩa đen=tu thân=ăn chay
Lý=nghĩa bóng=tu tâm=giử tâm thiện, giử tâm thanh tịnh…
Do vậy nếu người ăn chay trường mà trong tâm vẫn còn tham sân, si, mạn…là chấp sự mà bỏ lý. Nếu người ăn mặn mà giử tâm thiện, thanh tịnh là chấp lý mà bỏ sự. Lý sự viên dung là ăn chay và giử tâm thiện, giử tâm thanh tịnh.
Tương tự như vậy đối với “niệm Phật” cũng cần phải lý sự viên dung:
Sự:niệm Phật=chấp trì danh hiệu Phật
Lý:niệm Phật=mỗi sát na đều thức tỉnh
Do vậy người niệm Phật mà chỉ niệm ngoài miệng còn trong lòng thì vẫn còn vọng tưởng tạp niệm, tham, sân, si…là chấp sự mà bỏ lý. Người mà “mỗi sát na đều thức tỉnh” tức là lục căn thanh tịnh nhưng không chấp trì danh hiệu Phật, không khởi tín nguyện cầu sanh Tây Phương là chấp lý mà bỏ sự. Lý sự viên dung tức là miệng mình niệm thì tai mình lắng nghe cho rỏ ràng minh bạch rồi từng tiếng từng câu thức tỉnh tâm mình.
VT đã xem qua đoạn video thầy giảng rồi, rất là hay. Sở dỉ khó là tại vì phải tu tập cả một đời chứ đâu phải một sớm một chiều mà thành công liền đâu bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin lỗi bạn huệ tịnh mình hiểu lầm câu hỏi trên của bạn.theo mình thì mình dùng tâm ưu thích để nghe
A Di Đà Phật.
Không có gì đâu bạn Học Đạo. HT hỏi ra mục đích để hiểu tâm lý của mới hy vọng giúp cho bạn đuợc lợi ích thôi.
Bạn ưu thích cái gì để nghe?
Xin cho tôi xin email của Huệ Tịnh, TLPT, CS Viên Trí để học hỏi nhiều về Phật pháp.
A Di Đà Phật – Kiet thân mến,
E mail của VT ở đây nè bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Đây là email của HT: [email protected]
Nếu cần thiết thì cứ tuỳ duyên email. Còn không thì bạn nên gửi các thắc mắc về Phật pháp trên trang DVCT này để các đạo hữu khác có thể giúp giải đáp cho bạn và mọi người khác đồng trao đổi học hỏi hay hơn.
Xin hỏi bạn Kiet ở đâu vậy? Hiện tại HT đang ở Toronto, Canada.
Xin chào Huệ Tịnh:
Kiệt hiện tại đang ở Bà Rịa Vũng Tàu, và là một người rất thích và thực hành Phật pháp. Kiệt rất hoan hỉ khi được mọi người chia sẻ cho Kiệt và mọi người những lời Phật dạy. Kiệt cũng muốn học hỏi nhiều về Phật pháp từ mọi người hơn nữa.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Kiệt.
Kiệt: “Kiệt hiện tại đang ở Bà Rịa Vũng Tàu”
Giới thiệu cho bạn Giảng Sư Hòa Thượng Thích Giác Hạnh – Thầy chuyên tu và giảng pháp môn Tịnh Độ rất thâm sâu về kinh A Di Đà. Bạn nên đi tìm và cung kính thưa học hỏi với Thầy đi nhe. Hòa Thượng cũng đi thuyết pháp khắp nước ngoài cho nên hơi khó có duyên để gặp. Nếu thích học hỏi nhiều về Phật pháp thì nên mở YouTube về các bài pháp của Thầy để nghe học hỏi.
Bậc thiện tri thức quý báu ở gần bênh cạnh bạn mà không tìm lại đi tìm nơi đâu? 🙂
HT. Thích Giác Hạnh (Thế danh Nguyễn Văn Não) Sinh Năm 1937 Quê quán ở Cần Đước Long An. HT xuất gia năm 14 tuổi (1950) với cố đại lão HT Thích Thiện Bình chùa Thiên Phước huyện Cai Lậy Tỉnh Tiền giang. Hiện Hòa Thượng là UV HĐTS TW GHPGVN Phó Ban Trị sự Kiêm Trưởng Ban Hoằng Pháp tỉnh BRVT Trụ trì Hội Phước. Thị xã Bà Rịa Số ĐT 064.3825903
Thưa bạn Huệ Tịnh: Mình ưa thích các bài pháp mới nghe.
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Học Đạo,
Bạn thích các bài pháp mới nghe học đạo để làm gì?
Học phật pháp là muốn thoát sanh tử luân hồi
Bạn muốn thoát sanh tử luân hồi thì có 2 phương tiện.
Bạn muốn “Tự Lực” hay “Tự Lực và Tha Lực” thoát sanh tử luân hồi?
A Di Đà Phật.
Xin chào bạn học đạo,
PH xin được có vài lời chia sẻ cùng bạn. PH chưa được nghe các bài giảng của thầy Thích Trí Huệ, nhưng theo mình nhận định, đôi khi các thầy giảng chủ yếu cho phần lớn thính chúng có mặt trong buổi giảng pháp đó, nghĩa là thầy thấy các vị đó có thể đang gặp sai lạc nào đó trong quá trình tu tập, và thầy xoáy mạnh vào một điểm nào đó để các vị thấy sai mà sửa đổi. Trì danh niệm phật là cách thức tu tập, niệm phật thành phiến là chỉ một mức độ nhất tâm khi mình niệm phật. Cả hai đều nói về “hạnh”, nhưng theo như lời Ngẫu Ích đại sư … Được vãng sanh hay không là ở Tín, Nguyện, còn vãng sanh phẩm cao, thấp là ở mức độ hành trì… Cho nên người không có tín, nguyện, dù có niệm phật thì cũng không được vãng sanh vì họ không có cái mong muốn vãng sanh. Người tín sâu, nguyện thiết thì dù hành trì còn chưa tới đâu, tâm còn tán loạn, vẫn nhờ Phật lực mà được vãng sanh. Nhưng thật ra, người có tín sâu, nguyện thiết thì thường sẽ hành chuyên. Cái khó của pháp môn niệm phật không phải ở hành trì, mà khó ở tín, nguyện. Vì mình thường không có tín sâu, nguyện thiết. Rất khó để tín sâu, nguyện thiết. Nguyện thiết là bất cứ khi nào, ở đâu, khi Phật A Di Đà cho mình biết tới lúc đi, là mình đi liền, không có nghĩ suy, trì hoãn gì hết. Nguyện thiết và tín sâu là tới lúc mình có bệnh thì vui, vì biết sắp được về cõi Phật A Di Đà, chứ không cầu hết bệnh. Cũng không vì cha, mẹ, con cái, vợ chồng mà muốn ở lại, cũng không vì Phật sự lo chưa xong mà muốn ở lại. Cho nên, biết mình có được vãng sanh hay không, hãy tự xem mình có tín sâu, nguyện thiết không. Tín sâu là khi có nghe người nói bạn hành trì “yếu” quá, không vãng sanh đựơc, thì cũng không dao động vì biết mình có tín, nguyện chắc sâu thì chắc vãng sanh. Chỉ e mình tín không sâu, nguyện không thiết thôi. Người tín sâu, nguyện thiết thì từ từ sẽ hành chuyên, mà dần dần cái tâm mình sẽ ôn hoà hơn, tự thấy lỗi mình nhiều hơn, tâm khiêm cung hơn.
Với bài giảng của các thầy, nếu bạn thấy có gì “lăn tăn”, thì cứ để yên đó, khoan hãy đánh giá, lâu ngày nghĩ lại có khi bạn sẽ thấy khác, có khi bạn sẽ thấy các thầy cũng nói cùng một ý, chỉ là cách dùng từ khác nhau, hoặc vì độ người mà có thể có cách nói khác. Khi có thời gian, bạn thử xem kinh “Phật nói Kinh A Di Đà” và 48 lời đại nguyện của Ngài rồi từ từ suy gẫm, hiểu rõ được một chút thì sẽ tin sâu hơn, cái mong muốn vãng sanh càng thiết tha hơn.
Mong chia sẻ này giúp bạn được ít nhiều. Chúc bạn an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tự lực hay tha lực cái nào cũng thích.miễn sao thoát sanh tử được
Gửi cho bạn Học Đạo – Lá Thư Tịnh Độ.
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html
Bạn đọc trang Lá Thư Tịnh Độ cho kỹ càng rồi nghe các Thầy thuyết pháp sẽ hiểu thêm nhe.
Các Thầy thuyết pháp vốn không đúng sai, cao thấp. Cao thấp, đúng sai là do tâm thức mức độ của người lắng nghe.
Khi nào bạn có duyên nghe hết các bài pháp Thầy Trí Huệ giảng ít nhất 2 lần rồi sẽ hiểu.
“Y Pháp Bất Y Nhân”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT. Quý đạo hữu cho TP hỏi là khi niệm xấu ác nổi lên nếu như chưa kịp khởi câu Phật hiệu hoặc khởi rồi nhưng cảnh xấu vẫn trong đầu thì TP có thể dùng ý nghĩ đè nén nó như thể là biến nó thành bình thường hoặc tốt, khi nó hiện len thì đung ý tốt, ý sợ hãi không được vãng sanh mà biến nó từ xấu thành tốt, từ phỉ báng thành không phỉ báng. Cầu mong các vị xét xem cho TP đỡ lo lắng ạ, TP sợ không được vãng sanh, vào địa ngục sợ lắm. TP xin cảm ơn.
A Di Đà Phật
Chào Thượng Phẩm!
Những phúc đáp xung quanh vấn đề tạp niệm đã được chia sẻ trên Trang rất nhiều. Nếu nhắc lại thời cũng trùng ý, không có gì khác hơn cả. Chỉ nhắc TP: khi tạp niệm nổi lên sao bạn không phớt lờ đi. Nếu dùng ý nghĩ này- kia (…) để đè nén tạp niệm không khác chi là bạn luôn để ý đến nó, xoáy sâu vào nó. Cái mà chúng ta cần chú ý đó là 4 chữ A Di Đà Phật, không phải chú ý tới vọng tưởng. Khi tạp niệm trổi lên, cứ phớt lờ đi, chẳng thèm quan tâm, chẳng nghe thấy gì… lâu dần sẽ hình thành thói quen không nghe thấy tạp niệm nữa.
Bạn đừng quá lo sợ nhé vì Phật, Tổ không dạy: chúng sanh niệm Phật có vọng tưởng sẽ không được vãng sanh. Điều quan trọng là trong tạp niệm ấy, chúng ta có giữ vững tín- nguyện không.
Nam Mô A Di Đà Phật