1. Hãy nên tìm một nơi chân thật tu đạo, giữ tâm khiêm hạ, chết sạch những vọng động, tu trì Tịnh Nghiệp.
2. Nghĩ không còn sống lâu trong thế gian, cái chết có thể đến trong sớm tối, nào còn dám xen vô chuyện người khác.
3. Sanh lòng chân thật, phát nguyện thiết tha, chí thành, cung kính trì danh hiệu Phật, nhiếp tai lắng nghe từng câu từng chữ nối với nhau đừng sót câu nào. Thường nghe cả ngày, tiếng niệm Phật của mình thì tâm sẽ thanh tịnh, tâm sẽ quy nhất.
4. Dẫu cho tâm đã tịnh, vọng bị khuất phục rồi, chớ nên sanh tâm hoan hỷ, tự khoe khoang với người khác.
5. Gặp bất cứ ai đều khuyên họ niệm Phật, cầu sanh Tây Phương.
Con người ở trong thế gian chẳng thể siêu phàm nhập thánh, liễu sanh thoát tử đều là vì vọng niệm gây nên. Ngay trong lúc Niệm Phật, liền nghĩ như chính mình đã chết, chưa được vãng sanh, trong mỗi một niện đều gác bỏ tất cả hết thảy tình niệm thế gian ra ngoài. Trừ một câu niệm Phật hiệu ra, không có một niệm nào để được! Làm thế nào để niệm được như thế? Là vì ta đã chết rồi, tất cả hết thảy vọng niệm đều chẳng vướng mắc nữa. Niệm được như thế ắt sẽ có lợi ích lớn lao. Những kẻ trí kiến nhỏ nhoi hiện thời hễ hơi có một chút cảnh giới tốt đẹp bèn tự mãn, tự cho là đủ, tưởng mình đã đắc tam muội rồi! Hạng người ấy mười người hết chín người đều bị ma dựa, phát cuồng vì tâm niệm cách ngăn với Phật, phù hợp với ma cho nên thành ra như vậy.
Người học đạo, niệm niệm không quên chữ “TỬ” này, thì đạo nghiệp tự nhiên thành tựu.
Hãy đem ngay một chữ “Tử” dán vào trán. Hễ những cảnh chẳng nên tham luyến hiện ra liền biết đấy chính là vạc sôi, lò than của chính mình, quyết sẽ chẳng như con thiêu thân đâm đầu vào lửa, cam chịu đốt mình! Với những sự mình phải nên làm sẽ biết đấy là thuyền từ để thoát khổ, quyết sẽ chẳng đến nỗi gặp việc nhân bèn thoái thác, thấy việc nghĩa chẳng làm! Như thế thì trần cảnh sẽ là duyên để nhập đạo, há cần phải dứt sạch trần duyên mới kham tu đạo chăng? Bởi đã làm chủ được tâm, chẳng bị cảnh chuyển, thì trần lao chính là giải thoát.
Niệm Phật mới hòng tiêu túc nghiệp.
Kiệt thành sẽ tự chuyển phàm tâm.
Đạo nghiệp chưa thành, há để tâm này tán loạn.
Kỳ chết sắp đến, tận lực từ tạ mọi thù tạc.
Nếu sanh về tây Phương, thì đồng với Phật quang thọ vô lượng vô biên
Đã muốn liễu sanh tử ngay trong đời này thì phải giữ vẹn luân thường, trọn hết bổn phận, dứt lòng tà, giữ lòng thành, đừng làm các điều ác, vâng giữ các điều lành, thật sự vì sanh tử, phát Bồ Đề tâm, dùng tín nguyện sâu, trì danh hiệu Phật.
Tổ Ấn Quang khai thị năm 80 tuổi
Những lời Tổ Ấn Quang dạy vừa giản dị vừa thiết thực. Đọc những lời vàng ngọc này lúc nào trong tâm tôi cũng tràn đầy một niềm kính phục đức hạnh của Tổ. Tổ thật quá ư từ bi. Không nói huyền nói diệu. Chỉ dạy những gì mà một người bình thường nhất cũng có thể làm được. Thật đúng là hạnh nguyện cứu nhân độ thế của Phật, Bồ Tát.
“Niệm Phật mới hòng tiêu túc nghiệp
Kiệt thành sẽ tự chuyển phàm tâm”
Con xin ân cần nghe lời dạy của Tổ!
Những khách xa quê xin cùng ghi nhớ:
“Phải nên phát nguyện nguyện vãng sanh
Đất khách sơn khê mặc người luyến
Tự không muốn về, về liên được
Quê xưa trăng gió có ai tranh”
Nam mô A Mi Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Xin gửi cho đạo hữu Liên Tịnh (Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Pháp Sư) để đọc nhe. Chúc bạn Bồ Đề tâm kiên cố, tinh tấn phước huệ song tu.
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html
A Mi Đà Phật!
Liên Tịnh rất cảm ơn đạo hữu Huệ Tịnh đã gửi cho LT đường link bổ ích này. Quả thật những lời Tổ Ấn Quang chỉ dạy đọc mãi cũng không thấy chán. Liên Tịnh ngưỡng mong cho tất cả những ai đã gặp được Pháp môn Tịnh Độ trì danh hiệu Đức Phật A Mi Đà đều giữ cho mình 1 Tâm Bồ Đề kiên cố, sáng suốt thân cận với các bậc Đại thiện tri thức để một đời này được vãng sanh về Cực Lạc Thế Giới trong đó có đạo hữu Huệ Tịnh ạ!
A Mi Đà Phật!!!
A Di Đà Phật.
Phát Nguyện Vãng Sanh Cực Lạc
(Ngẫu Ích Đại Sư)
Tiết Thứ 1
Tánh Cách Trọng Yếu của Sự Phát Nguyện
Trong một chương trước đã nói sự quan trọng của lòng tin, nay xin giải rõ tính cách trọng yếu của sự phát nguyện.
Ngài Ngẫu Ích Đại Sư nói: “Được vãng sanh hay không là do Tín Nguyện có hay không; còn phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là tùy việc trì danh sâu hay cạn”.
Ở đây, chưa bàn đến phẩm vị cao thấp sau khi vãng sanh. Vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết là có được vãng sanh hay không đã. Vì vậy, chưa bàn đến vấn đề hành trì sâu hay cạn, mà chỉ nên bàn đến tín, nguyện có hay không thôi.
Tín, Nguyện, Hạnh là ba tư lương sanh về Tịnh Ðộ. Nếu tư lương không đủ, quyết không được vãng sanh. Vì thế, sự phát nguyện chiếm một địa vị tối quan trọng trong pháp môn tu Tịnh Ðộ.
Đức Phật A Di Đà ngày xưa phát 48 lời nguyện làm duyên khởi tạo thành thế giới Cực Lạc. Từ đó về sau, chúng sanh trong mười phương đều lấy sự phát nguyện vãng sanh làm căn cứ tu hành của tông Tịnh Ðộ. Một đàng, Phật nguyện tiếp dẫn, một đàng chúng sanh nguyện vãng sanh, hai nguyện gặp nhau, hai lực lượng tự, tha, hỗ trợ nhau mới đủ sức kết thành quả vãng sanh. Vì thế, người tu tịnh nghiệp quyết phải phát nguyện dõng mãnh.
Trong 48 lời đại nguyện của đức A Di Đà. Lời đại nguyện thứ 19 nói một cách rõ ràng rằng nếu có người chí tâm phát nguyện muốn sanh về nước Ngài, lúc lâm chung nhất định Ngài sẽ đến tiếp dẫn. Cho nên, hễ có phát nguyện là quyết định phải được vãng sanh.
Lại nữa trong kinh “Phật thuyết A Di Đà” đức Phật Thích Ca bảo Ngài Xá Lợi Phất “Nếu có người đã phát nguyện, đương phát nguyện, sắp phát nguyện, nguyện sanh về thế giới đức Phật A Di Đà, các người ấy tất đã sanh, hoặc đương sanh hoặc sắp sanh tại thế giới kia, và, hết thảy đều được quả bất thoái chuyển vô thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác”. Đoạn trích dẫn đây cũng thuyết minh rằng hễ có phát nguyện tức có vãng sanh vậy.
Lại nữa, trong kinh Hoa Nghiêm cũng từng dạy rằng: “Người ấy khi gần lâm chung, trong sát na tối hậu, tất cả các căn thảy đều bại hoại, tất cả thân thuộc đều xa rời, tất cả uy thế đều tan rã… chỉ còn nguyện vương là hằng cùng theo dõi, hướng dẫn trước mắt; trong một khoảnh khắc, liền được vãng sanh thế giới Cực Lạc”. Căn cứ vào các kinh văn trích dẫn trên đây, ta thấy công dụng của phát nguyện là như thế nào rồi vậy.
=================================
Huệ Tịnh chỉ tùy thuận thấy ai có duyên hoan hỷ thích gì thì giới thiếu gửi đến cho biết để mục đích mong cho người đó được lợi ích là trên hết.
Còn phần Đại Thiện Tri Thức thì HT tuyệt đối không có phần trong đó. (No Thanks) 🙂
HT cũng giống như liên hữu LT và mọi người vẫn còn lang thang trong cõi Ta Bà mong sớm ngày trở về cố hương.
Trích lời từ bài ca khúc:
Thời gian thắm thoáng tuôn nhanh
Phù du kiếp sống mong manh vồ thường
Bao nhiêu năm tháng tha phương
Bây giờ niệm Phật trở về cố hương
Một câu niệm Phật chuyên hành
Tiêu tham sân hận, phát tâm Bồ Đề
Đường đi không quá xa xâm
Tây Phương mở lối chờ người vãng sanh
Nếu ta quyết chí tu hành
Hiện đời an lạc thoát vòng luân hồi
Giữ tin chí nguyện tâm thành
Một đời sẽ được hoá sanh liên đài.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con là một người mới biết và tu học phật pháp ,pháp môn tịnh độ ,cho con hỏi là có người niệm là A DI ĐÀ PHẬT, có người niệm là A MI ĐÀ PHẬT .cách niệm nào là đúng .xin hoan hỉ chia sẻ để con hiểu rỏ và thực hành đúng pháp.A DI ĐÀ PHẬT.
Phạn văn: नमोऽमिताभा
Anh văn: Namo Amitābha
Trung văn: 南 無 阿 彌 陀 佛 , 南 无 阿 弥 陀 佛
Việt văn: Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Mi Đà Phật
Phần đông đa số chúng ta đều niệm A Di Đà Phật. Thế nhưng Tại Sao Niệm A Mi Đà Phật? Theo mình nghĩ thì cách niệm nào cũng đều được cả, cách nào cũng đúng, 4 hay 6 chữ cũng đều tốt cả.
A Di Đà Phật _()_
Anh Văn: Namo Amitabha Budha
Amitabha: A Di Đà
Budha: Phật
Chào chú Tịnh Thái!Cháu đã tìm đọc được trang này và thấy rằng vãng sanh Thượng phẩm mới đạt đến cảnh giới bồ tát(sơ trụ thôi ạ,chứ chưa được bát địa),trung phẩm thượng sanh là Ala hán.
Chú vào trang này để xem nhé: Linh Tinh-Tay Phuong Du Ki–Niem phat Ba la mat (www.niemphat.com).
Vì cháu thấy chú phúc đáp là vãng sanh sẽ thành bồ tát bậc bát địa nên cháu góp ý,mong chú hoan hỉ.:)
Cám ơn Cháu đã chịu khó sưu tầm: Phẩm Vị vãng sanh trên Cực Lạc thế giới, dẫu có phân làm 3 bậc chín phẩm, nhưng ngay bậc hạ trong phàm thánh đồng cư cũng có năng lực cùng với Bồ Tát Bát Địa ko khác chi lắm, là do oai thần bổn nguyện của A Di Đà Phật mà có được. Đây là sự không thể nghĩ bàn được đâu…Là có sự gia trì của A Di Đà Phật. Cho nên trong người Hạ phẩm ở Phàm Thánh Đồng Cư cũng lục thông, cũng có thể ngay trong 1 niệm hóa thân đến mười phương cúng dường chư Phật, sau đó quay về bổn quốc, thời gian cũng chỉ mất 1 chút thôi…Việc này ko có oai lực gia trì của A Di Đà Phật thì ko thể nào thành tựu. Do đó cảnh giới trong Cực Lạc Phẩm Vị vãng sanh trong Phàm Thánh Đồng Cư, thần thông tự tại của họ cũng ko thể nghĩ bàn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính chào Quý Đồng Tu, tôi có một vài điều chưa thông suốt xin trình bày để kính nhờ quý vị chỉ lối, dẫn đường để đựợc sáng tỏ.
– Sát sanh: Việc dùng dầu gội ngồi đầu mà làm chết những con chấy hay việc chải tóc làm chấy rơi xuống đất ( tức kiểu gì thì nó cũng chết vì nó sống bằng việc hút máu trên thân thể của người hay con vât mà nó đang cư trú và nếu rời khỏi nơi đó thì nó sẽ không thể sống được). Việc này có phạm tội sát sanh không?
– Phóng sanh: Tâm mình muốn bỏ ra một số tiền nào đó mua những con vật để đi phóng sanh:
Tình huồng 1: VD mua ốc: Số tiền chỉ mua được 2 cân, tức chỉ có những con ốc nằm trong số lượng 2 cân mà ta mua sẽ được cứu… vậy những con còn lại sẽ bị chết, vậy chúng có oán ta không? Tâm ta có nên áy náy không?
Tình huồng 2: VD mua cá: Cùng một lượng tiền nếu mua cá nhỏ sẽ được số con nhiều hơn là mua cá to-> tương ứng mỗi con là một sinh mạng như vây thì đương nhiên chọn mua loại cá nhỏ sẽ cứu được nhiều sinh mạng hơn. Đúng không ạ?
Tôi hỏi điều này vì có người cho rằng việc lựa chọn mua cá bé để số lượng đc nhiều tức là có ý phân biệt, vì to hay nhỏ cũng là mạng sống. Vậy ý nào hợp lý và đúng đạo?
Tôi hỏi không vì phân biệt đúng sai mà muc đích là làm thế nào để khi mình phát tâm thì sẽ có ích nhất.
– Báo hiếu:
Mẹ tôi cũng tu Pháp môn Tịnh Độ, xong theo cách cảm nhận của tôi thì cụ vẫn chưa buông xả được vạn duyên, và cụ cũng không tinh tấn trong việc hành trì, do vậy tôi rất lo cụ sẽ khó mà “thành tựu”. Cha mẹ tôi có 7 người con. Trong gia đình, tôi là người duy nhất tin và thực hành Pháp môn này. Là con gái út nhưng tôi lại là người nghèo nhất, kém cỏi nhất, và hạnh phúc riêng thì đã tan vỡ. Còn các anh chị tôi thì giàu có giỏi giang có địa vị, có trình độ và rất có hiếu với cha mẹ cũng như thương tôi hết lòng, nhưng lại không có niềm tin vào sự giải thoát ( tức niệm phật để Vãng Sanh). Vì học đạo nên tôi hiểu rằng cái mà tôi giàu hơn các anh chị mình tức là tôi đã tin vào nhận quả và đang đi trên con đường cầu sự giải thoát. Tôi vẫn đang tìm cách để làm thế nào ngày lâm chung giúp mẹ được thành tựu, tôi đã bày tỏ với mẹ và cụ cũng rất tán thành, chỉ có điều tiếng nói của tôi trong gia đình không hề có sự ảnh hưởng đối với cha tôi và các anh Trai ( tôi có 3 anh trai đều có địa vị, có học vị tiến sĩ và Phó giáo sư, các chị dâu trình độ cũng tương tự), tôi biết nếu tổ chức việc tang lễ cho mẹ theo đúng tinh thần của Người Tu Tịnh Độ thì không biết có được các A/C tán thành không. Vân đề trọng điểm tôi muốn nói đến việc nhận tiền phúng viếng và tổ chức tang gia vì tôi biết trong trường nếu cha/ mẹ tồi mất thì khách của các anh chị tôi sẽ rất đông. ( Người đời hay đi trả ơn hoặc đáp lễ hoặc cũng có thể nhân cợ hội này mà có ý khác). Mẹ tôi thì không cương quyết cũng như không hiểu sâu về việc lâm chung cho nên cũng không có phương hướng cho sự kiện này.
Tôi không có tiền bạc để mua hay lo cho cha mẹ về đồ ngon, vậy lạ hay cuộc sống thường ngày mà tất cả đều là các A/C tôi lo cho 2 cụ, tôi chỉ có tâm thỉnh thoảng về quê thăm cụ và hỏi xem mẹ tu hành như thế nào rồi phân tích cho mẹ những điều tôi biết về việc tu hành. Do vậy tôi rất lo nếu không báo đáp được chữ Hiếu cho mẹ.
Cha tôi thì không tin cho nên tôi cũng chỉ trò chuyện với mẹ về việc tu hành này thôi.
Khi mới học đạo tôi cũng mua tặng mỗi người một bộ sách khuyên người niêm Phật, mọi người cũng đọc nhưng không ai phát khởi duyên lành như tôi, cho nên trong gia đinh, tôi không có người đồng hành ngoài mẹ.
Nguyện vọng của tôi là mời đạo tràng về nhà trợ niệm cho mẹ, và tổ chức tang lễ theo tinh thần của người tu Tịnh Độ. Hiên tại đó mới là ý còn việc mời như thế nào thì tôi chưa biết vì tôi cũng chỉ có thời gian tự tu ở nhà còn đến Đạo Trang thì một tháng đến đc 1-2 lần nên chưa kết duyên đựợc với ban hộ niệm.
Kinh mong Quý vị hoan hỉ cho lời tư vấn
Kính thư
Nam mô ai di đà phật.
N Hậu
Gửi bạn Phong Sinh, Sat Sinh, Bao Hieu
Đã 7 năm rồi không biết bạn đã tìm được câu trả lời chưa nhưng mình vẫn xin phép phản hồi theo hiểu biết của mình
Thứ nhất, mình nhớ có câu chuyện về việc Đức Phật Thích Ca bảo một tỳ kheo đi quét dọn bồn tắm cho Ngài tắm, mặc dù trong bồn tắm có nhiều côn trùng nếu quét sẽ giết chết. Rồi một câu chuyện một vị A La hán thấy trong nước có nhiều vi trùng mà không uống, Đức Phật khuyên vị ấy nên uống nước vì chúng ta đang mang thân người, hãy sinh hoạt như thân người. Cũng vậy từ hai câu chuyện trên mình thấy vì chúng ta thọ thân người nên có những việc không thể tránh khỏi như bắt chấy rận, tắm rửa diệt vi khuẩn bẩn… Vậy cách tốt nhất là hãy đề phòng từ đầu, Đức Phật dạy những sinh hoạt hàng ngày như không để thau nước hở, sân có vũng nước trống, trồng cây trên chỗ cao….để đề phòng côn trùng bay vào chết trong đó. Cũng như vậy hãy giữ cho đầu tóc sạch sẽ để chấy rận không bám vào, sinh sôi nảy nở để mà phải kết liễu chúng. Nếu như đã lỡ rồi thì hãy niệm Phật hồi hướng cho chúng, thành tâm sám hối với chúng, vì chúng ta đang thọ thân người có những chuyện không tránh được.
Thứ hai, trong kinh điển để lại Đức Phật từng nói Ngài có thể độ hết thảy mọi chúng sanh nhưng không thể độ những chúng sanh không có duyên với Ngài, không có nhân duyên với Ngài thì Ngài cũng không thể làm gì hơn. Cũng như vậy, năng lực của bạn tới đó thì bạn chỉ có thể làm tới đó, những con vật trong số tiền mua được xem như là có nhân duyên với bạn còn số không mua được thì nếu được ngay lúc đó hãy niệm Phật cho chúng thì cũng là có một chút nhân duyên rồi. Về phần phân biệt thì mình có nghe câu chuyện về việc khất thực của Ngài Ca diếp và một vị tỳ kheo, Ngài Ca diếp hay khất thực những nhà nghèo vì Ngài muốn hóa duyên cho họ để kiếp sau họ thoát nghèo, còn vị tỳ kheo kia thì hay khất thực nhà giàu vì ngài muốn những người giàu phát tâm bố thí bỏ tâm keo kiệt để kiếp sau không bị lâm cảnh nghèo đói, Đức Phật biết được nên mới khuyên đi lần lượt khất thực từng nhà theo thứ tự, không sanh tâm phân biệt. Cũng vậy bạn hãy nói người bán cứ bán đúng số tiền bạn có, lớn bé đều được đừng quan tâm, đừng tự chướng ngại cho mình.
Thứ ba, vấn đề này khó, mình cũng chỉ xin ý kiến chút. Hãy chân thành tha thiết, niệm Phật, tụng kinh hồi hướng cho mọi người thân trong nhà thay tâm đổi ý. Hãy khuyên mẹ bạn phát tâm thật mạnh, nguyện thật thiết, nguyện khi chuẩn bị lâm chung, mọi chướng ngại đều trừ, được thấy Phật A Di Đà, Vãng sanh về Cực lạc, làm mọi công đức, phước lành hồi hướng cho chí nguyện này. Chính là cái phần “mọi chướng ngại tiêu trừ” đó ạ, tiền bạc vật chất, lưu luyến người thân, bị con cháu cản trở, oan gia trái chủ ngăn cản….
Nam mô A Di Đà Phật.
Phúc đáp của huynh Việt rất hay. Em học được nhiều điều từ giải đáp của huynh. Xin cảm ơn ạ.