Niệm Phật không khó, khó ở bền lâu.
Niệm bền lâu không khó, mà khó ở nơi nhất tâm.
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca. Trên như bậc Đẳng Giác Bồ Tát, không thể vượt ra ngoài phạm vi của môn này: dưới dù kẻ phạm tội nghịch ác cũng được dự phần tế độ.
Tuy nhiên, bởi pháp môn cao siêu như thế mà phần nhiếp cơ lại quá phổ cập, dùng sức ít mà thu thập kết quả rất mau lẹ lớn lao, nên những vị thông hiểu đôi chút về Tông, Giáo đều xem thường, cho là môn tu trì của kẻ ngu phu, ngu phụ. Truy nguyên, cũng do các vị ấy chưa hiểu rõ các chỗ lớn – nhỏ, khó – dễ của Phật lực và tự lực. Hai phương diện này, sự hơn kém thật không thể dùng lời nói, văn từ hình dung cho hết được. Vì sao?
Bởi tất cả pháp môn khác đều nương theo sức Giới, Định, Huệ, tu cho đến nghiệp sạch tình không, mới có thể thoát luân hồi sanh tử. Nhưng địa vị nghiệp sạch tình không đâu phải là dễ được? Trong hai phần hoặc nghiệp, dứt được Kiến hoặc khó cũng như ngăn chận dòng nước đổ bốn mươi dặm, huống nữa là Tư hoặc ư? Dù cho bậc tỏ ngộ cao siêu, nếu chưa dứt sạch phiền não, vẫn còn bị luân hồi. Và một khi đã thọ sanh thì kẻ thối thất trong một muôn có đến mười ngàn, kẻ tiến bộ trong ức người khó được ba, bốn. Thế thì tự lực không đủ ỷ lại, không chi vững vàng. Những kẻ khoe mình là trí, không chịu thuận theo lòng từ thệ nhiếp thọ của Như Lai, thử nghĩ có nên tự phụ chăng?
Riêng về môn Tịnh Độ, nếu người có đủ tín nguyện chơn thiết, dùng lòng chí thành niệm Phật như con thơ nhớ mẹ và hằng ngày sự hành vi không trái với đạo đức, thì đến khi lâm chung, sẽ được nhờ Phật tiếp dẫn sanh về Tây Phương. Dù người ấy nghiệp hoặc hãy còn, nhưng khi đã vãng sanh thì chỗ sở đắc cũng cao hơn bậc A La Hán tình không nghiệp sạch, vì lẽ chủng tánh không đồng. Kẻ chưa dứt nghiệp hoặc còn như thế, người đã hết nghiệp không đợi phải luận nhiều! Ấy bởi do Phật lực, pháp lực và tâm lực của chúng sanh, đều không thể nghĩ bàn: Mà tâm lực lại nhờ năng lực của Phật và Pháp, được hiển hiện một cách vẹn toàn. Cho nên chỉ ỷ lại vào tự lực, sánh với nương nhờ Phật lực, thật kém xa nhau hằng sa số sự cách biệt của đất trời! Lại nên biết, đạo lý của môn Tịnh Độ này không thể đem luận chúng với các pháp môn phổ thông khác, vì đây là pháp môn đặc biệt! Tôi thường có đôi liễn:
-Pháp môn cao cả, lợi khắp ba căn, nhân đầy chín cõi đồng về, mười phương khen ngợi.
-Phật nguyện rộng sâu, không từ một vật, nên được ngàn Kinh đều chỉ, muôn Luận tuyên bày.
Trong kinh Hoa Nghiêm về phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện, tất cả bậc pháp thân Đại Sĩ ở 41 vị (Thập trụ, thập hạnh, thập hồi hướng, thập địa, đẳng giác) nơi Hoa Tạng thế giới hải, đều y theo lời khuyên của đức Phổ Hiền Bồ Tát, dùng công đức mười đại nguyện vương cầu sanh Tây Phương, để được viên mãn qủa Phật. Các bậc đại sĩ mà còn như thế, kẻ phàm phu đầy nghiệp lực, tự ỷ chút tài chí mọn, xem thường môn Tịnh độ, thử xét mình có hơn các bậc Bồ Tát kia chăng? Hay là bởi mê loạn cầu cao, để rồi muốn siêu trở thành đọa lạc, muốn khéo hóa ra vụng về?
Khắp khuyên đồng phát nguyện lành, nguyện cầu vãng sanh.
Đất khách suối non hiểm nhiều, mặc ai luyến tình!
Tự mình không muốn về thôi, quyết về tất được.
Đường quê có ai tranh giành, gió mát trăng thanh!
Những khách nhớ quê, xin cùng chú ý!
Đời Dân Quốc thứ 28, năm Kỷ Mão, tiết Đông Chí.
Thích Ấn Quang
Chào liên hữu và các bạn đồng tu pháp môn tịnh độ,theo tôi dc biết thì trong kinh phật có nói : người nào mà muốn giác ngộ mà còn nghĩ đến tham ái thì chẵng khác nào la ke ngu si nhat,nói cách khác là dùng cát để nấu thành cơm,vậy cho mình hỏi nguoi tu tại gia có nên lấy vợ,nếu lấy vợ chẳng khác nào vừa muốn tham ái,vừa muốn giác ngộ..
Để trả lời câu hỏi này thì theo mình nghĩ bạn nên tìm đọc Kinh 42 chương và kinh Duy Ma Cật sau đó tham khảo thêm về lời bàn ở đây.
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu: cảm ơn Viên Trí, Huệ Tịnh đã hồi âm cho Độ.
– Nhờ các liên hữu làm ơn lý giải dùm Độ: mình học Phật (tịnh độ) đã 10 năm rồi, giỏi thì học ko nỗi?thuộc loại trung bình (lớp 5, hay ở giữa) loại này khó mà độ, ? Làm cách nào buông xã trở thành người lão thật niệm Phật? Chân thành cảm ơn các liên hữu …
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Độ.
Độ có bao giờ chơi cờ tướng qua không?
Muốn chơi cờ cho giỏi chắc thì phải lựa ra 1 trận cuộc ưa thích mà khai quân ra nước cờ cho chuẩn. Cứ lập đi lập lại 1-2 khai cuộc mà chơi thiệt nhiều rút kinh nghiệm trong sự thắng bại thì lâu ngày sẽ tiến bộ thuần thục thành master. Người đứng ngoài cuộc nhìn tuy thấy hiểu nhưng cũng khó hiểu cho toàn vẹn từ khi người đó tự đánh tự kinh nghiệm qua nước cờ.
Người tu hành niệm Phật cũng thế. Trước hết học 1-2 phương thức thích niệm Phật hợp với mình, rồi đem ra thực tập hạ thủ công phu chiến đấu với kẻ thù bản ngã chính nơi mình. Sau khi rút kinh nghiệm cứ trọn 1 phương thức niệm Phật mà cho nhiều với lòng tin thì sẽ có ngày giỏi thôi, hay lắm là công phu thành phiến (Master level). Còn muốn trở thành “lão thật niệm Phật” giống như Grandmaster level trong cờ tướng ranking thì Độ phải là hàng thượng căn (Đại Bồ Tát).
Tuy nhiên chơi cờ tướng hay tu hành, Độ cũng phải đồi hỏi lòng tin và lấp chí muốn đạt cho được ước nguyện thì mới thành công. Học hỏi, suy nghĩ rồi mà không thực hành thì giống như muốn lấy cát nấu thành cơm. Không thể nào được Độ à. Cho dù Độ học đạo 10 năm hay 100 năm cũng vậy. Giống như kẻ đứng ở ngoại cuộc chỉ thích chỉ người ta đánh cờ. 😀
Văn – Tư – Tu (3=1 or 1=3).
Nam Mô A Di Đà Phật
Trời ơi huệ tịnh ơi.càng lúc mình càng thấy đâu đầu với thầy thích trí huệ luôn quá.mình niệm nam mô a di đà phật vậy mà thầy thích trí huệ nói mình chỉ đọc danh hiệu phật a di đà thôi chứ không phải niệm danh hiệu phật.khó hiểu quá
A Di Đà Phật. Xin chào bạn Học Đạo.
Học Đạo:
“Trời ơi huệ tịnh ơi.càng lúc mình càng thấy đâu đầu với thầy thích trí huệ luôn quá…”
Huệ Tịnh:
Thầy Trí Huệ giảng đúng rồi đó. Nếu không đúng thì làm gì bạn vào đây phiền trách Thầy. Nếu tâm bạn thật sự có niệm Phật thì phải cảm ơn Thầy Trí Huệ không hết huống chi lại đi động tâm thấy đâu đâu?
Tâm không động (niệm Phật) – Ý không phân biệt (đúng sai) – Tánh xấu sẽ lặng.
HT có nhắc nhở bạn comment ở trong bài tập khác là khi nghe pháp đừng lấy tâm động niệm mà đi nghe các Thầy giảng mà. Phải nên dùng tâm niệm Phật (tỉnh giác – sáng suốt tự soi) mà nghe. Nghe xong thì tư duy chỗ đúng để thực tập giúp bạn tháo gỡ các phiền não. Ngoài việc khác ra thì mặc kệ trở lại câu A Di Đà Phật.
Bệnh chấp đúng sai khi nghe pháp ai cũng bị trói buộc hết, nhưng ăn thua bạn có biết tháo gỡ ra hay không. Không biết thì bạn chỉ đọc danh hiệu Phật tức là để ý bên ngoài. HT chỉ góp ý bạn để ý tới hai chữ “Tự Ái” mà tự biết cách tháo gỡ.
Học nghe nhiều thọ lãnh vào biết bao nhiêu chữ nghĩa mà không dám buông xả ra lại 2 chữ Tự Ái thì khó học đạo. HT bị kẹt cái chỗ này hoài cho nên mới rút kinh nghiệm nói ra cho bạn biết mong giúp đem lại một chút lợi ích trên đường đạo.
Nếu bạn Tin không chắc, chí Nguyện không thành thì khó mà tháo gỡ hai chữ Tự Ái. Tự Ái mà còn ôm trong lòng nặng nề đối với tất cả mọi người trong cõi Ta Bà thì niệm Phật sẽ khó mà hy vọng có ngày được tự tại, làm sao có ngày nhẹ nhàng phủi tay ra đi vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn học đạo ơi có khi thầy cảnh báo bạn đó, nếu mình niệm phật không chỉ bằng miệng mà tai mình phải nghe câu mình niệm và nhiếp tâm vào câu niệm phật chắc ý thầy như vậy. Bởi vì ngoài niệm phật ra mình còn phải quán chiếu, sửa đổi những thói quen xấu của mình. Mình chỉ là kẻ sơ cơ học phật có gì không đúng thì mấy bạn góp ý thêm nhé.
Xin kính chào cư sĩ Huệ Tĩnh.Mình đang gặp rẳc rối rồi cư sĩ ạ….
Mình được 2 ngưởi trợ duyên cho nhưng dường như cả 2 bên có chút trái ngược nhau….m không biết làm thế nào để gỡ rối đây…đây là nghiỆp duyên của mình và mình chưa đủ sáng suốt để có thể lựa chọn…một người k yêu cầu m tu cao,chỉ yêu cầu mình tu từ căn bản trong đời sống hằng ngày, và m thấy điều này là đúng….nhưng người kia đã điểm đạo cho mình và trao cho mình ngũ bộ chú để mình tu tập,… pháp tu mật tông ạ…tu tịnh độ thì m đã cảm thấy được sự thay đổi trong tâm mình….còn mình thấy những người tu mật tông được sự hỗ trợ từ các Chư vị rất nhiều,…và nhận được rất nhiều sự linh ứng…còn khi tu tịnh độ m cảm giác như tu chậm,…m kpit m nên tu pháp tu nào đây,…khi mình tu mật tông(chỉ mới thôi ạ) thì m cũng thấy thích,…cũng vì biết là có nhiều sự linh ứng nên m rất muốn trải nghiệp….Thế nhưng… khi m niệm phật thì m đang tưới cho bông sen nơi tây phương cực lạc,giờ m chuyển sang pháp tu khác thì m lo ngại bông sen đó sẽ héo đi….chẳng lẽ m đang thối chí sao….m kíng mong cư sĩ giải thích cho m 2 pháp tu này cư sĩ ơi,…m kpit phải lua chọn tn đây.:(((….có phải chăng tu tịnh độ tuy chậm nhưng CHẮC???..cư sĩ giúp m với…m cảm ơn cư sĩ nhìu…
A Di Đà Phật,
Cái gì chuyên thì sẽ dễ thành tựu hơn, thế gian cùng Phật pháp đều là như vậy. Mình chuyên tu theo Tịnh Độ thì chỉ nên thật thà mà niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, còn mình vừa tu Tịnh Độ mà còn học thêm những thứ khác thì e rằng tâm sẽ dễ dàng tán loạn, niềm tin ngay đó sẽ lung lay…Tín tâm mà thường lung lay, dao động thì lâm chung vô thường đến thì mình sẽ không thể vãng sanh.
Tu hành mà ham cầu cảm ứng, linh ứng thì chẳng phải việc tốt, rất dễ bị cái tâm tham cầu đó đưa mình vào lưới Ma, ko khéo tỉnh giác thì sẽ sớm bị Ma dựa mà phát điên vậy.
Rốt cuộc lại thì bạn học Phật đời này để làm gì đây? Để giải quyết vấn đề sanh tử hay mong cầu cảm ứng, linh ứng này nọ? Rồi lúc lâm chung bạn sẽ đi theo ai? Theo Phật A Di Đà hay theo 1 vị thiện tri thức nào đó? Hay mơ mơ hồ hồ chạy tọt vào trong cái linh ứng cảm ứng nào đó rồi cùng oan gia thanh toán nợ nần với nhau ở Tam Ác Đạo?
Hi vọng bạn sẽ khéo chọn cho mình 1 con đường sáng suốt, ổn định và vững chắc. Chớ nên “đi hai hàng” bạn nhé. Bạn hãy cẩn thận.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Kính chào đạo hữu NT Hằng,
Trích từ BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ĐỀ
勸發菩提心文
Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lươc Giảng
Nên kinh Hoa Nghiêm nói: “Nếu quên mất Tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma”….
Thế nào là tâm Bồ đề ? Tâm Bồ đề là tâm rõ ràng sáng suốt, tâm bỏ mê quay về giác, là tâm bỏ tà quy chánh, là tâm phân biệt rõ việc thị phi, cũng chính là tâm không điên đảo, là chân tâm. Trong chân tâm, không có các tướng ủy khúc quanh co, cũng chẳng có các hành vi bất chánh. Tâm Bồ đề cũng có thể nói rằng là tâm lợi người, tâm tự giác giác tha, tâm tự lợi lợi tha. “Bồ đề” là tiếng Phạn, dịch là “giác đạo”. Giác đạo có nghĩa là hiểu rõ đạo, khiến chúng ta hiểu rõ đạo này, hiểu rõ con đường này. Hiểu rõ đạo, mới có thể tu hành ; nếu không hiểu đạo, thì không thể tu hành. Thường hay điên đảo, cho phải là trái, cho trái là phải, trắng đen không rõ, nón giày lẫn lộn, vị trí đảo ngược. Hiểu rõ đạo thì có thể đi trên con đường chân chánh ; không hiểu rõ đạo thì sẽ bước vào đường tà. Tóm lại, không làm các việc ác, làm các điều lành, đó chính là tâm Bồ đề. Cho nên cũng chính là giữ gìn giới luật, chúng ta giữ gìn giới luật quy củ, đó chính là tâm Bồ đề ; không giữ gìn quy củ tức là làm mất đi tâm Bồ đề. Đó chính là ý nghĩa khái quát của tâm Bồ đề………
http://thuvienhoasen.org/p27a10045/phantua
—————————————————
Các bậc Thầy Tổ có nói: “Học mà không tu là Đãy Sách, Tu mà không học là Tu mù”.
Nếu bạn thiếu ứng dụng phương pháp ba môn Huệ học Văn -Tư – Tu trong việc học Phật tu trì thì sẽ khó đem lại những trí tuệ sáng suốt để nhìn cuộc đời tỉnh giác hơn, thậm chí nhiều khi càng tu lại càng cảm thấy phiền não hơn trước khi hồi chưa biết tu nữa. Vì cái gốc rể vẫn dụng tâm theo hột giống chấp ngã chấp pháp chứ không phải dụng tâm tu trì lấy gốc rể Bồ Đề để tháo gỡ hoá giải những kiết sử phiền não nghiệp chướng.
Bạn nói: “còn mình thấy những người tu mật tông được sự hỗ trợ từ các Chư vị rất nhiều,…và nhận được rất nhiều sự linh ứng…còn khi tu tịnh độ m cảm giác như tu chậm”..
Các người tu mật tông được sự hỗ trợ nhiều linh ứng gì? Họ tiêu trừ nghiệp chướng bản ngã chấp? Họ từ bi hỷ xả khoan dung độ lượng hơn với mọi người hay còn tự ái giận hờn khi có ai đụng chạm nghịch ý họ chăng? Họ chấp pháp nghĩ rằng trì chú là #1, chấp các pháp khác không bằng?
Cho nên bạn phải định nghĩa cho đúng rõ ràng chữ “linh ứng” hay như câu quán này trong nghi thức tụng kinh mà đa phần các Phật tử nào cũng thường biết.
“Năng lễ sở lễ tánh không tịch
Cảm ứng đạo giao nan tư nghì”
Chúng ta lấy tâm gì để lễ mới được cảm ứng với Đức Phật? Mục đích lễ lạy Đức Phật để làm gì? Khi cảm ứng đạo giao thì không thể nói ra lên lời thì nếu họ nói ra những sự linh ứng hình tướng gì đó như vậy có còn đúng theo nghĩa “đạo giao nan tư nghì” hay không (vô hình chỉ cảm nhận)? Cứ như vậy mà suy xét hiểu ai là thiện tri thức chân thật nhe. Thiếu trí tuệ thì sẽ dễ nghe lời tu hành theo con đường mê tín (phiền não chấp trước vẫn còn nhiều chứ không bớt).
1. Phát tâm Bồ Đề và cố gắng để nhớ hàng ngày mà tăng trưởng đừng để quên. (Tự tỉnh giác và giác tha lại cho mọi người – “Bắt buộc không thể thiếu”)
2. Tin sâu chắc Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà mà dứt hết lòng nghi lập chí thâm tâm cầu sanh về cõi TPCL hàng ngày khi hết duyên báo thân này (Quy mạng hướng về Tịnh Độ). (Nếu không phát nguyện vãng sanh TPCL khi cách ấm chuyển kiếp thân khác sẽ dễ bị phước báo nghiệp chướng chi phối quên mất thoái tâm Bồ Đề tức dễ bị đọa vào ba đường ác.)
3. Khi sống tu tập các phương tiện pháp môn tăng trưởng thiện căn, phước Huệ song tu, sám hối tiêu trừ nghiệp chướng rồi hồi hướng khắp pháp giới “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”. Đồng phát tâm Bồ Đề, đồng sanh về Cực Lạc. Trong tất cả pháp môn để chuyên tu trì thì theo kinh nghiệm cá nhân HT thôi nhe, thấy trong mọi lúc mọi nơi niệm thầm câu Phật hiệu thì ngắn gọn thù thắng nhất. Vừa tự lực niệm vừa tha lực có khắp 6 phương hằng hà sa số chư Phật thầm hộ niệm cho (kinh A Di Đà có thuyết). Có Phật lực công đức hộ niệm “bất khả tư nghì” như vậy chúng ta không cảm ứng tiêu trừ nghiệp chướng ư? Chỉ sợ bạn có tin rồi cảm nhận đều đó hay không. Ngoài tiêu trừ nghiệp chướng bạn còn muốn linh ứng thế nào nữa? 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Hằng ơi bạn Hằng,bạn học Phật thì phải tin Phật, phải tin Phật, phải tin Phật.Tin Phật thì phải nghe lời Phật nói.Phật nói như thế nào.Đây là lời Phật nói nè
Đức bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói trong Kinh Đại Tập Nguyệt Tạng rằng:Thời Mạt Pháp ức ức người tu hành hiếm có người đắc đạo. Duy chỉ có pháp môn Niệm Phật A Di Đà mà ra khỏi luân hồi.
Nếu chọn pháp môn tu khác không phải pháp môn tu tịnh độ thì trong ức ức người may ra có 1 người liễu sanh tử,liệu bạn có là 1 người trong ức ức người không.Tu các pháp môn khác khó như vậy đấy.Nếu bạn không tin lời Phật thì sẽ tự gây chướng ngại và khó khăn cho chính mình,tất nhiên người thiệt thòi cuối cùng sẽ vẫn là bạn.
Bạn cần phải biết là bạn đang mắc bệnh.Bạn hãy xem đoạn video sau của hòa thượng Tịnh Không nói về bệnh của bạn https://www.youtube.com/watch?v=agF_2A6I3-A&index=5&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt
Bạn hãy so sánh tu Tịnh,Thiền,Mật –từ câu thư 3 đến câu thứ 6 https://thienphatgiao.wordpress.com/2012/12/18/khai-thi-phat-hoc-co-ban-hoa-thuong-tinh-khong/
Chúc bạn hãy chuyên tâm với tịnh độ,chuyên tâm với A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Hồi trưa nay mình ngủ trưa mơ mơ màng màng nghe thấy có 1 giọng nói đàn bà kêu tên mình.nhưng trong khi đó mình không trả lời lại là vì mình không biết là đang mơ.trong khi đó mình thức dậy vì tượng người nhà mình gọi có việc.ai ngờ tỉnh dậy mới biết là mơ.nhưng mình chắc chắn là có ai đó kêu tên mình.không biết có phải oan gia trái chủ không nhỉ
mÌNH cám ơn m.ng nhiu nhìu nhé…cái suy nghĩ mà m đang hỏi m.ng đó chắc là thử thách đối với mình….cái thứ nhất là mình ham linh ứng…(k ổn tẹo nào…:(),cái thứ 2 là do m tu tịnh độ m thấy nhiều phiền não lắm,…kpit m tu đúng hay sai,…m tu dk 2 tháng và có cảm giác nhức ở vùng giữa chán…m chắc hơi ngu ngu và điên điên khi k sáng suốt nhận ra…nhưng m k hiu sao:luc ms niệm m rất sợ,…sau đó thấy an lạc vô cùng….và phần lớn bây giờ là phiền não,phiền não thui à,…m mong m.ng giúp m hiểu thêm về những điều m đang gặp phải ạ…:)).cám ơn cả nhà nhìu nhìu nhìu..
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.