Người có phước báo mới có thể tu học pháp môn Tịnh Độ này. Nhưng lúc chúng ta tu học lại có rất nhiều nghiệp chướng, tại sao vậy? Vì không có phước. Vì sao không có phước? Vì cứ lo chuyện bao đồng của thiên hạ, không chịu buông xuống vạn duyên, cho nên người như vậy không có phước. Người có phước báo thì tâm sẽ thanh tịnh, tâm thanh tịnh tức là có phước báo; tâm không thanh tịnh là không có phước. Chẳng phải nói là chúng ta có tiền, có quyền thế là có phước, những thứ đó rỗng tuếch! Có tiền, có quyền thế, khi chết cũng không thể mang theo! Danh vọng, tiếng tăm, lợi dưỡng trong thế gian bất quá chỉ là cho chúng ta mượn dùng vài ngày mà thôi, chẳng phải là thật. Phước báo thật sự là tâm thanh tịnh, là trí huệ không gì sánh bằng. Tâm thanh tịnh khởi tác dụng là trí huệ.
Cho nên nói niệm Phật là pháp kỳ diệu hạng nhất, có thể tiêu nghiệp chướng. Nghiệp chướng có lớn đến đâu, sâu đến đâu, nặng đến đâu, một câu A Di Đà Phật đều tiêu trừ hết, nhưng điều then chốt là phải giác. Người xưa thường nói: “Chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Thí dụ như chúng ta vừa khởi lên một niệm sân hận, lập tức liền nhận biết: “Như vậy là ta sai rồi”, biết như vậy chính là sám hối. Khi một niệm đố kỵ khởi lên liền nhận biết và nói: “Tôi sai rồi. Tôi là một người niệm Phật, muốn đến Tây Phương Cực Lạc thế giới diện kiến A Di Đà Phật, làm sao tôi có thể khởi lên ý niệm này được”. Khi ý niệm này khởi lên liền lập tức giác ngộ, đó gọi là khai ngộ, người như vậy là người giác chứ không mê. Khi chúng ta giác ngộ thì ý niệm này liền không còn nữa, liền tiêu mất, nghiệp chướng liền tiêu trừ; nếu ý niệm [đố kỵ, sân hận] này cứ tăng lên hoài, đó là không giác, đó là mê.
Nếu chúng ta muốn thật sự giác ngộ, thật sự không mê thì phải coi lợt lạt tất cả những pháp thế gian và xuất thế gian, phải buông xuống. Lý do khiến con người mê hoặc, điên đảo, không thể giác ngộ chính là vì quá coi trọng các pháp trong thế gian này, không chịu buông xuống; do vậy, những niệm mê tình tăng trưởng, không chịu giác ngộ. Do vậy có thể biết, khi chúng ta coi lợt lạt tất cả sự việc sẽ dễ giác ngộ. Khi giác ngộ liền dấy lên một câu Phật hiệu, tức là nói ý niệm thứ nhất của tôi là vọng niệm, ý niệm thứ hai liền là A Di Đà Phật, đó là chuyển nhanh chóng như câu “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Không sợ ý niệm khởi lên, ý niệm thứ hai liền giác ngộ, liền chuyển thành A Di Đà Phật. Làm cho tâm niệm A Di Đà Phật này luôn tăng trưởng, làm cho khi hết thảy vọng niệm khởi lên, ý niệm thứ hai liền là A Di Đà Phật. Nhiều lắm là khởi lên vọng niệm thứ hai liền chấm dứt. Người như vậy là người có phước, người như vậy đời này nhất định thành Phật. Người như vậy có phước đức to lớn, trí huệ to lớn, chẳng có gì cao hơn trí huệ này.
Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cảm ơn Hãy Niệm A Di Đà Phật, và Huệ Tịnh đã phúc đáp cho Độ ngày 16/5/15.
Huệ Tịnh mình tin những lời Phật thuyết. Còn HT thì sao?
Nhờ các bạn đồng tu khai thị dùm Độ: ” chữ TÍN???” Trong Ba tư lương tín, nguyện, hạnh.
Tín lý giải rất là nhiều…???
Xin cảm ơn các liên hữu, và Tịnh Thái…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật.
HT tin Độ sẽ thành Phật trước mình.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
TÍN là đối pháp môn tịnh độ tin sâu chẳng nghi.
Tín là tin rằng chúng sanh và Phật chẳng hai, tâm này là Phật, tâm này làm Phật, chúng sanh niệm Phật nhất định vãng sanh rốt ráo thành Phật.
Nguyện là chán nhàm Sa Bà, ưa thích, hâm mộ Cực Lạc như con nhớ mẹ, quyết sẽ vãng sanh.
Hạnh là từ nguyện khởi hạnh nhất hướng chuyên niệm chẳng gián đoạn.
Mới đầu niệm Phật thì hào hứng,được một thời gian thì gặp hiện tượng này hiện tượng kia,trong tâm dấy động lên rất nhiều nghi vấn.Cho nên thời gian đầu phải chịu khó nghe giảng kinh để đoạn nghi sanh tín.
TÍN thì có tin sâu và tin cạn.Tại sao có người tin nhiều,tin ít, không tin ,đoạn kinh này trong kinh Vô Lượng Thọ đã nói rõ.
Chánh kinh:
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bèn nói kệ tụng
– Xưa kia nếu chẳng tu phước huệ
Thì chẳng được nghe chánh pháp này
Ðã từng cúng dường các Như Lai
Mới hoan hỷ tin nổi sự này
Ác, kiêu, biếng nhác và tà kiến
Khó tin Như Lai vi diệu pháp
Như kẻ đui ở mãi trong tối
Chẳng thể chỉ đường cho kẻ khác
Ðã từng nơi Phật gieo các thiện,
Thì mới tu nổi hạnh cứu đời
Nghe xong thọ trì và biên chép
Ðọc, tụng, khen, giảng và cúng dường
Nhất tâm như vậy cầu cõi tịnh
Quyết định vãng sanh cõi An Lạc.
Giả sử đại hỏa trọn tam thiên
Nương oai đức Phật vượt qua được
Giải:
Chỉ có hạng người đã từng ở nơi vô lượng đức Phật trồng nhiều cội lành lớn lao mới có thể tu tập hạnh cứu độ khắp hết thảy thế gian này.
‘Hạnh cứu đời’ chính là như kinh này đã nói: hết thảy hàm linh trong đời tương lai đều nhờ vào pháp này mà được độ thoát. Ai muốn tự cứu và cứu khắp hết thế gian thì đều phải tu hạnh cứu độ thế gian đó. Cái hạnh ấy chính là như đoạn kệ tiếp đó
đã nói: ‘Nghe rồi thọ trì và biên chép’… cho đến ‘nhất tâm như thế cầu cõi tịnh’.
Ðoạn trên là nói về việc nghe và tin kinh này,đoạn kệ đây giảng rộng ý nghĩa: từ nghe và tin nên phát khởi hạnh nguyện. ‘Thọ’ là tin nhận, ‘trì’ là gìn giữ. Phụng hành đúng theo lời dạy, phát Bồ Ðề tâm, một bề chuyên niệm A Di Ðà Phật. Ðồng thời còn biên chép, đọc tụng, khen ngợi, diễn nói, cúng dường kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm ThanhTịnh Bình Ðẳng Giác này. Với các thứ công đức thắng diệu như vậy đều dùng tâm chí thành, tâm bất nhị hồi hướng Tịnh Ðộ, cầu sanh Cực Lạc nênbảo là ‘nhất tâm như thế cầu cõi tịnh’. Phật liền thọ ký rằng: ‘Quyết định vãng sanh cõi Cực Lạc’.
Chánh kinh:
Biển Như Lai trí huệ rộng sâu
Chỉ Phật với Phật mới biết nổi
Thanh Văn ức kiếp suy Phật trí
Trọn hết thần lực chẳng lường nổi
Như Lai công đức Phật tự biết
Chỉ có Thế Tôn khai thị nổi
Thân người khó được, Phật khó gặp
Tín huệ nghe pháp khó bậc nhất
Giải:
Ðoạn này ý nói Phật trí sâu rộng chỉ có Phật mới biết được nổi, hiền thánh Nhị Thừa đều chẳng suy lường nổi, huống hồ phàm phu! Vì thế, ta phải nên bỏ sạch mọi tình chấp, chỉ nên kính tin. Nay ta may được phước huệ đầy đủ nên mới được nghe pháp này thì chớ luống uổng dịp này!
‘Tín huệ nghe pháp khó bậc nhất’ chính là như trên đã nói: ‘Nếu nghe kinh này mà tin ưa, thọ trì thì là điều khó nhất trong các điều khó, không còn gì khó hơn nữa’. Do huệ sanh giải cho nên nghe kinh liền phải tin ưa. Thân người khó được, Phật pháp khó nghe, Tịnh tông khó tin; điều khó được nay mình đã được, điều khó nghe nay đã được nghe, điều khó tin nay mình đã tin mà lại còn hiểu biết được bằng trí huệ nữa thì thật là ‘điều khó nhất trong các điều khó’. Phật khuyên hành nhân nên tin sâu, nguyện thiết, niệm Phật cầu sanh, chớ để luống qua. Ðể lỡ qua dịp này thật là điều mất mát lớn.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Độ tin lời Phật thuyết như thế nào? Lấy gì để tin? Lấy gì để thể hiện lòng tin?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con muốn ấn tống kinh sách cúng dường để hồi hướng công đức đó cho chúng sanh và Ba Mẹ hiện tiền của con mau mau quay đầu tránh ác làm thiện niệm A Di Đà Phật nhưng con không biết phải ấn tống kinh nào.. Con nghĩ là Vu Lan Báo Hiếu Và Kinh A Di Đà Phật…Mong quý vị nào biết chỉ dùm con ạ
Nam Mô A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật
Kinh Phật Thuyết Ðại Thừa Vô Lượng Thọ Trang -Nghiêm Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác. Bạn Nên ấn tống bộ kinh này.
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxU3dWaW9TSHdzQ3c/view?usp=sharing.
Đây là lời hòa thượng Tịnh Không nói về bộ kinh này
Tôi nay tuổi đã hoa giáp (sáu mươi), tin tưởng sâu xa pháp môn Tịnh Ðộ là pháp môn độ sanh, thành Phật bậc nhất của hết thảy chư Phật. Kẻ có chí hướng Ðại Thừa ắt phải đọc, người phổ độ hữu tình phải hoằng truyền bản kinh này, phải phát nguyện đến tột đời vị lai đọc tụng, khuyên lơn, sách tấn vậy. Bởi thế, tôi sốt sắng nhận trách nhiệm lưu thông, xin ấn hành mười ngàn bộ. Nhận trách nhiệm xướng xuất, tha thiết nguyện cầu thực hiện bổn nguyện của cụ Niệm Tổ: các nơi nghe tiếng đua theo, kẻ in vô lượng, người đọc vô lượng, người phát tâm được hưởng lợi ích cũng vô lượng, thí trọn pháp giới để vãn hồi kiếp vận.
Trong lời bạt, cụ Niệm Tổ có nói:
“Kinh này in thêm một bộ, người trì tụng tăng thêm một người thì giảm thiểu được một phần nghiệp lực, vãn hồi được một phần kiếp vận thế gian.
Ngưỡng mong những bậc trưởng đức hoằng pháp, bậc hiền đức hằng lo âu cho đời sẽ hợp lực đề xướng, phổ biến, tuyên truyền khiến cho bộ khế kinh chiếu chơn đạt tục, sự lý viên dung này, bộ bảo điển gồm thâu phàm thánh, tánh đức tu đức bất nhị này được quang minh rạng rỡ, khiến cho Phật nhật luôn rạng ngời, tai họa dần tiêu tan, hỗ trợ kỷ cương đạo đức. Thật là vị tướng vĩ đại có hiệu lực chẳng thể thí dụ nổi!
Trong những kế sách bình trị từ cội gốc không chi hay hơn nổi kinh này, trong những yếu quyết cứu đời cũng không chi vượt nổi kinh này. Các vị tuổi tác, thạc đức trọng vọng đều cùng nhận xét như thế, xin chớ xem thường vậy!”
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT.
Con xin hỏi mọi người:con đi lễ chùa thì lễ ở chính điện trước,rồi đến các ban thờ khác.Khi lễ tạ trước khi ra về thì cũng lễ tạ từ chính điện trước.Như vậy có đúng ko ạ?
Mọi người đừng cười con câu hỏi ngô nghê này nha!
Con mong được giải đáp!
A Di Đà Phật,
Cách bạn lễ Chùa như vậy là đúng rồi,quý nhất là ở tâm Thành Kính. Hơn nữa bạn cũng tự hỏi mình là mình đến Chùa mình có cầu xin cái gì ko? Như cầu tiền tài, sức khỏe, công danh, sự nghiệp, hay…sớm có người yêu tốt?
Và liệu mình cầu Phật như vậy rồi Phật có ban cho mình hông? Hay là do chính mình tự làm rồi chính mình thọ nhận?
Vì Phật pháp chân chánh chỉ dạy cho con người thật rõ Lý Nhân Quả, từ ngay trong niềm tin chân chánh vào Nhân Quả, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu mà tự mình xây dựng hạnh phúc cho chính mình vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT.
Con cảm ơn chú Tịnh Thái đã trả lời con!
Chúc chú thường an lạc!
A DI ĐÀ PHẬT
chú tịnh thái cho con hỏi 1 chút ạ. con niệm phật 1 thời gian thì hình như trong tâm con bị trơ trơ ra. kiểu như không có gì trong tâm hết, cũng không có tâm từ bi gì luôn, cả ngày cứ ù ù cạc cạc vậy. hồi trước thì con hay quán xét tâm mình, hễ động niệm thì con liền nhận ra, bữa nay sao không nhận ra nữa, hoặc nhận ra rất trễ. với lại thời gian này con hay bị buồn ngủ. muốn niệm phật mà buồn ngủ mở mắt không nổi. xin chú giúp con, con xin cảm ơn ạ.
nguyện cho pháp giới chúng sanh, tín niệm a di đà, mau vãng sanh về cực lạc.
A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật,
Con nên kết hợp niệm Phật với nghe Pháp của HT. Tịnh Không thì sẽ ko còn bị “trơ trơ” nữa. Có nghe pháp thì mới phá được cái “trơ trơ” vô minh kia, công phu niệm Phật mới có lực. Nghe pháp là giúp cho Giải, còn niệm A Di Đà Phật là giúp cho Hành. Người xưa gọi là “Giải Hành Tương Ưng”, có nghĩa người học Phật ngày nay đa phần như chúng ta thì phải y theo phương pháp này, Giải & Hành phải đồng bộ, cái này trợ lực cho cái kia và ngược lại. Do đó, thời gian niệm Phật và nghe pháp phải tương đương với nhau. TD: 2 tiếng niệm Phật thì 2 tiếng nghe pháp, hoặc chí ít 1 tiếng nghe pháp rồi 2 tiếng niệm Phật.
Còn cái vụ buồn ngủ thì phải lấy thuốc lạy Phật, đi kinh hành trị nó thì mới được. Còn nếu quá buồn ngủ thì chẳng cần gắng sức nữa, cứ đi ngủ thì tốt hơn, ngày mai còn có sức để tu tiếp. Tất cả mọi thứ hãy để tự nhiên, ko cần phải vội vã, cũng ko nên giải đãi làm biếng, qua loa.
A Di Đà Phật.
Làm sao để đẩy lùi tham ái khi chúng ta từ tham ái mà hiện hữu,xin các bậc tri thức cho mình lời khuyên
Đã biết tham ái mới tạo khổ, đã biết khổ mà còn lao vào thì chẳng khác gì kẻ ngu muội mê mờ, như vậy thì mình có khác gì súc sinh, nay biết tham ái mới ra lục đạo mới dễ mất thân người thì phải xem có nhận thấy cái khổ của tham ái chưa, người thiện căn ít thì khó mà nhận ra vì vậy phải tin lời Phật mà tu học để tạo thiện căn, tin rồi muốn học thì phải xem cái ái nào nặng mà đối trị, cứ dùng danh hiệu Phật mà khắc ái thì ái nào còn, khi đó ở trong ái nhưng chẳng bị ái trói buộc lúc đó y như người đi du lịch ở ta bà này tuỳ duyên mà ở, tuỳ duyên mà làm Phật sự, như vậy thì chẳng thể nói thân này do ái mà ra.
Cho con hỏi thêm,người trẻ như chúng con nên nhìn nhận PHẬT HỌC như thế nào là đúng ạ,vì người trẻ chúng con vẫn chưa có nhiều trảy nghiệm,vẫn chưa thấy được tầm quan trọng của việc giải thoát…
A Di Đà Phật
Còn trẻ tuổi gì nữa hả bạn.Đấy là tuổi của kiếp này.Cho dù là một đứa trẻ vừa mới ra đời thì nó cũng đã trải qua vô lượng kiếp rồi.tuổi của nó cộng dồn lại thì nó đã là vô lượng tuổi.Còn có cái gì là nó chưa được trải nghiệm,có những lúc làm việc thiện mà được lên trời,lại có những lúc hồ đồ mà vào tam ác đạo,có nỗi khổ nào mà chưa từng trải qua.Còn định trải nghiệm đến bao giờ nữa đây mới cho là đủ.Chẳng qua là quên hết rồi nên bảo mình trẻ tuổi.Tuổi thì không còn trẻ nữa chỉ là do mê và ngộ.Nếu mê cho dù sống tới 90 tuổi cũng không tin Phật,không muốn giải thoát.Nếu ngộ thì 10 tuổi cũng đã học đã tin Phật,muốn được giải thoát.
Nếu bạn muốn thấy tầm quan trọng của giải thoát thì ngay bây giờ phải học Phật
A Di Đà Phật
A di đà phật,có lẽ con còn đang mê,nhưng sẽ quyết tâm ngộ đạo.
Adi đà phật
KÍNH XIN PHIỀN CÁC VỊ CÁC THẦY TĂNG NHÂN.
CON TÊN TRƯỜNG AN NHƯNG CUỘC ĐỜI CON KHÔNG GIỐNG TÊN CỦA CON CHÚT NÀO. BA MẸ ĐẤNG SINH THÀNH MONG MUỐN CON CÓ MỘT cuộc sống bình an…con được sinh ra ở trong chùa cao đài sinh trưởng lớn lên đến khi 16t….lúc ấy con dời di rối cuộc sống tiếp diễn con lên tp hồ chí minh học tập ảnh hưởng gia đình nhà cậu con tiếp xúc phật giáo….tâm con lúc ấy thanh tĩnh biết bao tưởng chừng mình có thể giác ngộ vừa lo hoc hành vừa có thể tu tâm ( con rất tôn sùng đức mẹ quan thế âm bồ tát) nhưng giác ngộ chưa bao nhiêu con lại cuốn theo dòng đời tiền bạc sau này la tình cảm….con cố quên lại nhớ cố nhớ thì đã quên…muôn buông đi cuộc sống thì ba me thì gia đình người thân.. con biêt là mình tuy tâm ko ôn định lo âu buồn phiền nhưng ít ra nhìn lại con lại hanh phúc và đầy đủ hơn những người khác….người hãy cho con biết con muốn giác ngộ nhưng con phải giác ngộ gì đây……con thấp bé quá người ah….kinh doanh con là một con quỷ thẳng tính sẳn sàng chiến đấu ko từ thủ đoạn…tối về thì lại buồn lo đau khổ hối hận vì những việc mình đã làm….con ko làm như vậy thì ba mẹ con sẽ thiệt thòi….. con phải làm sao…con phải giác ngộ từ đâu phải yêu thương ai nữa ngoài ba mẹ con đây…..con phải giác ngộ điều gì thưa thầy….con phải buông đi diều chi đây hả thầy…kính xin thầy rửa mắt soi sáng cho con…
con cám ơn thầy đã đọc những điều quá…
A DI ĐÀ PHẬT
Thiên mến,
Vợ chồng Monique cũng có 1 công ty tuơng đối, Monique từng có sự giằng xé như Thiên nên cũng có chút hiểu cảm giác của Thiên bây giờ! Monique kể cho Thiên nghe 1 chuyện nho nhỏ của Monique , rồi. Thiên xác nhận xem cần làm gì nha:
Vc Monique đuợc nguời ta xem là giàu có, ba mẹ hai bên đuợc vc M lo lắng khá là đầy đủ, đến 1 ngày vc em gái M đồng thất nghiệp! Tụi nó có con nhỏ và ở khá xa, nên M cố tạo điều kiện cho em mìnhbawfng cách chỉ tụi nó lập 1 công ty bán những sản phẩm cho 1 khách hàng thân thuộc của M! Nhưng vì em ko có tiền nên:
– M bàn với chồng cho em muợn ít tiền để làm, chồng M chỉ đồng ý cho muợn rất ít (anh ấy muốn 2 vc em M vào làm cho vc M mà ba mẹ M thì ko muốn điều đó)! Cuối cùng M giấu chồng cho em muợn tiền, nhưng công việc kinh doanh đó ko mấy suông sẻ nên em vẫn chưa thể trả lại số tiền đó cho vc M—–> sau đó M cảm thấy M đang kéo cả gia đình mình vào tội trộm nhưng day dứt mãi mà ko dám nói! Ngày nào M cũng sám hối và mong rằng nếu lãnh chịu quả báo thì mình M chịu thôi, nhưng …. Nếu cho M đuợc làm lại thì M sẽ ko làm như vậy!
– hai em của M kinh doanh ko tốt do tính tình quá thật thà, ko gian lận! Nhưng nếu M vì thuơng hai em nghèo chỉ hai em cách này kia trong thuơng truờng thì có phải M đang biến 2 con nguời tốt thành …. Mà nếu tình trạng kinh doanh ko tốt thế này thì vc em gái M sẽ mắc nợ——-> chuyện đó M bày ra làm em M bị khổ
Cuối cùng, M sám hối với trời Phật và M ko dám làm sai nữa! Và rồi mọi việc của em M dần dần ổn, em tự tìm ra lối đi cho mình! Cuộc sống vc em tốt lên. Khi em có đủ tiền, M nói vc em mang đến gặp chồng M để trả và M nói rằng “gia đình M ko biết rằng anh chỉ muốn cho muợn số tiền ít hơn”. M vẫn mang tội nói dối, nhưng M ko muốn chồng có bất cứ suy nghĩ gì ko tốt đến ba mẹ M – A Di Đà Phật!
Do vậy > nếu biết sai từ đầu thì đừng làm vì khi đủ duyên mọi việc sẽ ổn, điều xấu mình làm vì gia đình tức là mình đang kéo gia đình mình vào một vũng lầy chung đó Thiên! Hy vọng Thiên có quyết định đúng đắn!
Than ái!
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cảm ơn Hãy Niệm A Di Đà Phật, Huệ Tịnh đã hồi âm cho Độ.
– Huệ Tịnh, Độ tin: “Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiệm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh”. Vì bộ kinh này Phật thuyết ít nhất 3 lần, nên có nhiều bản phiên dịch.
– Tin: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu, có Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, hiện A Di Đà Phật đang thuyết pháp ở TPCLTG…
-Lòng tin của Độ là “niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”…
-Huệ Tịnh “Độ thành Phật trước HT???” Mình chưa dám nghĩ đến câu này. Ko biết ai trước ai sau? Coi chừng lạc vào cống cao ngã mạng.
Độ chỉ niệm Phật, nguyện Vảnh sanh Tây Phương Cực Lạc.
Có gì sơ xót mong các liên hữu góp ý dùm. Cảm ơn…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật. Xin chào Độ,
Độ: “Lòng tin của Độ là “niệm Phật là nhân, thành Phật là quả”…
Nếu Độ có lòng tin như vậy thì hãy cố gắng niệm Phật cho tốt lên đừng để chuyện gia đình vợ con làm thoái tâm nguyện thành Phật nhe. Không phát tâm Bồ Đề tu hành thì thôi, mà khi đã phát tâm thì đường đạo đi thường gặp những thử thách thuận nghịch duyên dễ làm chướng ngại thoái tâm đạo hạnh không đơn giản như câu trên Độ nghĩ đâu.
Chúng ta do nặng nghiệp ái dục mà sanh ra trong cõi dục giới này, thì những sự cám dỗ của ngủ dục là kẻ thù lớn nhất kéo chân của mình lại không cho thoát sanh tử luân hồi. Nếu không biết lập chí sống “thiểu dục tri túc” thì khó mà giữ lòng tin vững chắc, chí nguyện như ban đầu khi đã phát tâm Bồ Đề. Nếu bị ngủ dục làm chủ thân tâm, sợ lúc đó một câu niệm Phật còn không nhớ huống chi thành Phật?
Chúc Độ tâm Bồ Đề kiên cố, chí nguyện vững chắc mà niệm Phật sớm ngày được vãng sanh về TPCL để nghe Phật A Di Đà thuyết pháp.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
con xin cảm ơn ạ. con sẽ cố gắng nghe pháp để được hiểu rõ hơn ạ. a di đà phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
-Cảm ơn Huệ Tịnh đã hồi âm cho Độ.
TÍN: Huệ Tịnh đã tin sâu chưa?
Độ Xin kể câu chuyện về gia đình người bạn T, về lòng TIN chưa vững của bạn T, cho các liên hữu đọc mà Tín tâm không thói chuyển về tu Tịnh Độ.
-khoảng 7 năm trước bạn T đi hộ niệm cho người sắp lâm chung, thấy người lâm chung thân tướng mền mại, nên phát tâm tu: ăn gạo lức muối mè 6 tháng, sau đó cả gia đình ăn chay trường, đi hộ niệm, phóng sanh…3 năm ít tiếp xúc người ngoài, tụng kinh Vô Lương Thọ mỗi ngày, niệm Phật, bạn T giảng pháp rất hay, chỉ cho Độ ăn chay, ko sợ chết. Mấy chị của bạn T phát tâm tu Tịnh Độ, ăn chay trường. Về công phu tu tập của bạn T mình rất khâm phục. Vì Độ đã biết niệm Phật, NSTHCL. Trước bạn T 3 năm, nhưng mình tu từ từ.
– không biết hoạ hay phước xảy ra cho gia đình bạn T: khoảng 2 năm trước gia đình bạn T gặp cư sĩ C giảng pháp như thế nào , mà bây giờ TÍN tâm của bạn T hơi bị thói chuyển : ăn mặn, ko đi hộ niệm, ko phóng sanh…
Độ có khuyên bạn T, hồi đầu tu tập như 2 năm trước , ko nghe pháp của cư sĩ C nữa. Nhưng bạn T khó mà nghe Độ, vì vai vế lớn hơn, học Phật cao hơn Độ. Mình sẽ khuyên bạn T thêm 1 lần nữa.
Xin các liên hữu góp ý về câu chuyện của bạn (T) Độ , để giúp các liên hữu khác vững lòng TIN về pháp môn Tịnh Độ. Chân thành cảm ơn…
ADi Đà Phật…
A Di Đà Phật. Xin gửi bạn Độ,
KHUYẾN PHÁT BỒ ÐỀ TÂM VĂN
(Đại Sư Thật Hiền Soạn)
Thật Hiền tôi là kẻ phàm phu Tăng bất tiếu ngu hèn, khóc ra lệ máu cúi đầu kính lạy, đau buồn khẩn thiết thưa với chư đại chúng hiện tiền, cùng với chư thiện nam tín nữ có đức tin trong sạch trong hiện đời. Cúi mong quý vị thương xót, lưu ý một chút mà nghe và xét cho.
Từng nghe, cửa chính yếu để vào đạo thì sự phát tâm làm đầu, việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước. Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh, tâm phát thì Phật đạo có thể thành. Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện vững bền kiên cố, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi. Dù có tu hành cũng chỉ là uổng công lao nhọc, khổ sở một cách vô ích. Nên kinh Hoa nghiêm nói: “Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma”. Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư? Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện, không thể chậm trễ vậy.
—————————————-
Độ cứ thử hỏi bạn T một câu này đi rồi sẽ hiểu: “bạn T có hiểu và biết phát tâm Bồ Đề là như thế nào hay không?”.
Xây nhà mà quên thiết lập cái nên tảng (foundation) cho vững chắc thì trước sau gì cái nhà bề ngoài xây lên cho đẹp đi mấy nhưng khi đủ duyên gió mạnh thổi đến thì sẽ bị sụp đỗ.
Người tu hành cũng vậy. Quên nuôi tâm Bồ Đề cho vững chắc “hàng ngày” mà cứ lo công phu tu tập bên ngoài thì sẽ dễ bị lung lay thoái tâm hướng đi hay là động tâm sanh phiền não sụp đỗ tinh thần bỏ tu khi. Khi duyên cảnh trần bình an vô sự không có sóng gió nghiệp chướng thổi đến thì không nói gì, nhưng khi nó đủ duyên nở ra đến với mình bất ngờ thì mới biết ai có lòng TIN vững chắc Độ à.
Đừng có lầm là mỗi thời khoá đọc bài phát tâm Bồ Đề, tín nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc xong là OK đâu. Mình phải hàng ngày hàng giờ tự soi vào bên trong cái tâm ấy mà để ý châm sóc như mẹ lo cho con không đơn giản (easy) đâu Độ ơi. Sơ ý quên mất thì ma nghiệp có cơ hội lặng lẽ khiến cho mình thoái tâm đạo bỏ tu hồi nào không hay.
Thành ra tâm Bồ Đề như là gốc rễ cây, nếu hột giống gốc rễ tốt thì cành lá hoa (tụng kinh, niệm Phật, ăn chay, v.v.) sẽ nở ra rất đẹp không hư dối.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Muốn giác ngộ thì phải hiểu được cái nào là đâu khổ và biết khổ thì sẽ tránh được những phiền não thì giải thoát thôi.nói như vậy thôi chứ có ai mà buông bỏ được phiền não
A Di Đà Phật…
Xin chào Huệ Tịnh, cảm ơn HT đã hồi âm cho Độ.
Huệ Tịnh cho Độ hỏi: ” phát Bồ Đề Tâm thù thắng nhất là gì ???” Cảm ơn HT.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật. Xin chào Độ.
Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã dạy: “Nầy thiện nam tử! Bậc Bồ Tát phát Bồ Đề Tâm là khởi Tâm Đại Bi cứu độ tất cả chúng sanh”.
——————————————-
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nhận thức cho rõ khổ là thế nào
Sinh tâm cầu đạo giải thoát thân
Cẩn thận đề phòng giữ tâm ý
Một lòng một dạ niệm Di Đà
Chân thành khẩn thiết chuyên tâm niệm
Đến lúc xã thân giữ huân bình
Chỉ còn một niệm hướng Tây Phương
Quyết định vãng sanh sẽ thành Phật.
Vạn vật biến chuyển không ngừng, lòng người mong cầu khó đoán. Đời người chẳng biết là bao, sinh ra chẳng biết làm gì chết đi cũng không biết về đâu, ăn, uống, vui chơi hưởng thụ rồi cũng chán. Đến cuối nhìn lại có được gì ngoài già yếu bệnh tật. Tài sản, công danh, tình cảm, tất cả đều có đem đi được đâu, hằng ngày nhọc công hao phí lo cơm áo gạo tiền, hơn thua với đời tranh giành từng chút một, để rồi kẻ khổ người đau đến cuối cùng lại vô thường.
Tham lam, ích kỹ, nhỏ nhen, nóng nảy, sân giận đố kỵ, si mê…những tập tính đó đã hại thân ta biết bao đời nay mà ta không hay không biết, cứ nghĩ rằng nó là đúng, cho nó là điều hiển nhiên của cuộc sống, nghĩ như vậy thật là đáng tiếc. Sáu căn của ta khi tiếp xúc với sáu trần nếu không làm chủ ý nghĩ (tâm) được thì lập tức bị hoàn cảnh dụ hoặc khởi sinh những ý nghĩ, những nghĩ đó có thể tốt cũng có thể không tốt, khi ý nghĩ khởi lên thì thôi thúc ta hành động tạo tác sự việc, sự việc đó cữ mãi tiếp diễn mà tạo nên nghiệp nhân, nhân xấu thì kết quả sẽ xấu, còn nhân tốt thì kết quả sẽ tốt. Cứ như vậy mãi mà chúng ta phải luân hồi trôi nổi mãi trong vòng sinh tử, chịu biết bao thống khổ.
Người tu hành học Phật phải nên biết và nhận thức rõ ràng điều này, nếu còn mơ hồ giữa khổ và vui, thường và vô thường thì con đường tu hành giải thoát sẽ gặp chướng ngại to lớn, vì sao như vậy, vì bạn muốn thoát khổ nhưng không biết thế nào là khổ thế nào là vui cũng giống như một người đi chợ mua thức ăn, nếu không biết trước mua cái gì thì ra chợ nhìn cái gì cũng không muốn mua, hoặc ngược lại nhìn gì cũng muốn mua. Hằng ngày tập quán khổ và vô thường để sanh tâm cầu giải thoát và đoạn phiền não. Vì sao phải tập quán khổ: vì khi quán khổ nhiều bạn mới ý thức được đâu là khổ, đâu là vui, không bị hoàn cảnh, lục giặc đánh lừa bạn làm bạn ham thích chốn ta bà đầy khổ não này, khi đã ý thức rõ ràng và hiểu sâu tin chắc được thế nào là khổ thì hãy tập quán vô thường, dùng trí tuệ giữ chánh niệm mà quán để diệt phiền não. Trí tuệ ở đâu, trí tuệ ở trong kinh sách, chánh niệm chính là giữ tâm huân bình, thanh tịnh, bình đẳng, và từ bi, khi thực hiện tốt việc này thì bạn sẽ giảm được phiền não rất nhiều. Khi có việc không vừa ý, dù là nhỏ nhất chỉ cần một câu ” A Di Đà Phật ” cho qua là được, việc càng lớn, phiền não càng nhiều thì càng tập trung trọng tâm mà niệm Phật, khi tạo được thói quen như vậy lâu dài thì trong tâm bạn ngoài ” A Di Đà Phật ” ra bạn không còn chứa đựng nhiều phiền não từ bụi trần nữa. Bạn phải kiên trì mà niệm và phải thật thà tin chắc dù chưa chứng đắc hay ngộ được, khi bạn ngộ sâu và thông hiểu được lời Phật nói thì niềm tin của bạn sẽ là bất thoái chuyển. Nên nhớ còn nghi ngờ là chưa tin Phật, học mà còn nghi là chưa ngộ, chưa ngộ thì chưa tin mà đã không tin chắc thì làm sao vãng sanh. Hiện giờ chúng ta nếu chưa hiểu được thì cũng tuyệt đối đừng nghi ngờ, mình chưa ngộ nhưng nếu mình thật thà tin thì lợi ích rất rất lớn, nếu bạn dùng cái trí của phàm phu mà nghi ngờ thì thật tai hại, chỉ một chút xíu nghi ngờ đó thôi cũng đủ làm bạn rơi trở lại vòng luân hồi, nên nhớ càng lâu xa về sau thì càng khó tìm cầu học Phật và sự khổ não sẽ càng đáng sợ, cứ làm một người thật thà vững niềm tin mà niệm mà thực hành sửa đổi, không ngộ cũng thành ngộ, không trí cũng thành trí, kết quả sẽ tốt đẹp hơn nhiều khi bạn nghiên cứu nhiều kinh sách mà không dành thời gian tu sửa ở hành vi, đọc nhiều nhưng khong hiểu rất dễ khiến bạn loạn và sanh tâm cao ngạo, khi đọc nhiều nhưng bạn không ngộ không chứng đắc được điều Phật nói trong kinh thì tai hại vô cùng, bạn sẽ dễ trở thành một vị giáo sư Phật pháp có khả năng diễn thuyết hay nhưng những điều bạn nói thì mang từ trong kinh nói lại, bạn không thể làm đơn giản hoá để giúp mọi người hiểu, như vậy rất dễ gây hiểu lầm cho người nghe, tai hại vô cùng, cũng giống như người chưa biết bơi mà lại muốn dạy người khác, muốn cứu người chết đuối, kết quả là làm hại cả hai. Chỉ cần nhắc nhở nhau nhớ tin nhân quả nhớ tin Phật nhớ nhiệm Phật nhớ giữ gìn tâm ý là được.
Nếu đã xác định mục tiêu của đời này là giải thoát sinh tử thì phải kiên trì thực hành niệm ” A Di Đà Phật “. Người tu hành nên cảnh giác trước hoàn cảnh xung quanh, phải đề phòng giữ tâm ý mình cho kỹ, phải luôn luôn tập trung giữ tâm ý, cảnh giác cao độ xem tâm mình như tính mạng xung quanh là năm tên sát nhân, năm con thú dữ đang trực chờ ta mất cảnh giác lao vào cắn xé giết ta, phải ý thức cho rõ giữa làm chủ tâm ý làm chủ lục căn với bị lục căn làm chủ điều khiển dẫn dắt, làm chủ được tâm ý chính là làm chủ được lục căn, làm chủ được lục căn tức là làm chủ được sinh tử, làm chủ được sinh tử tức là giải thoát. Có rất nhiều cách làm chủ, nhưng tốt nhất vẫn là dùng ” A Di Đà Phật ” để làm chủ, đó chính là tịnh niệm tương kế, trong tâm ngoài Phật Di Đà ra chẳng còn gì khác, lúc đó khi xả báo thân này chắc chắn bạn sẽ vãng sanh, đã vãng sanh chắc chắn bạn sẽ thành Phật, ví như một người đã thi đậu vào trường y, học bác sĩ thì kết quả sớm hay muộn cũng sẽ thành bác sĩ.
nhiều việc ko bằng ít việc. ít viêc không bằng ko có viêc gì
Chào các a chị đồng tu cho mìn hỏi tại sao mìn lúc nào cũng si nghĩ nhiều lắm cũng cố gắn để không si nghĩ nữa nhưng không được có cách nào không a chị chỉ e với