Có một số đồng tu nói là họ rất muốn học nhưng phiền não của họ không đoạn được, tham-sân-si-mạn, phải quấy nhân ngã không thể hàng phục, rất muốn hàng phục nhưng không phục được. Thực tế mà nói, câu Phật hiệu này chân thật thì được rồi, nếu Phật hiệu không thể hàng phục thì phiền não tập khí rất nặng, do đó phải dùng phương pháp khác để giúp đỡ. Niệm Phật là chính.
Nếu Phật hiệu có thể hàng phục được phiền não, ý niệm của phiền não vừa khởi, lập tức liền dùng một câu A Di Đà Phật thay thế ý niệm này đi thì công phu niệm Phật này liền có lực. Hay nói cách khác, phiền não tập khí khởi hiện hành là công phu niệm Phật của bạn không có lực, là do ý niệm của bạn tùy thuận phiền não, không hề tùy thuận Phật hiệu, bạn không biết dụng công, bạn không biết niệm Phật.
Người biết niệm Phật, làm gì có chuyện không thể phục được phiền não? Ý niệm vừa khởi, người xưa nói “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Cái gì gọi là giác? Phật hiệu chính là giác, lập tức đem Phật hiệu đề khởi lên. Pháp môn Tịnh Độ thù thắng chính ngay chỗ này.
Hễ có một chuyện nào chưa buông xuống được, sẽ đều là chướng ngại nghiêm trọng, chúng ta nhất định phải nhận thức rõ ràng điều này. Bản thân chúng ta tu hành chẳng thể thành tựu, đừng nói là nhất tâm bất loạn, ngay cả công phu thành phiến cũng chưa đạt được, nguyên nhân là vì đâu? Không buông xuống được! Đây là căn bệnh lớn của chúng ta.
“Không buông xuống” là căn bản của sanh tử luân hồi. Nếu muốn vượt thoát sanh tử luân hồi phải buông xuống, quyết định chẳng tham ái hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian.
Kinh đã nói rất hay: “Ái bất trọng, bất sanh Sa Bà” (Ái chẳng nặng, chẳng sanh trong Sa Bà). Sa Bà là lục đạo luân hồi. Vì sao có lục đạo luân hồi? Tham ái quá nặng, “niệm bất nhất, bất sanh Tịnh Độ” (niệm chẳng nhất chẳng sanh Tịnh Độ), “nhất” là nhất tâm. Tuy công phu thành phiến chưa đạt đến nhất tâm, chẳng phải là nhất tâm thật sự, nhưng đã gần với nhất tâm, đó là tương tự nhất tâm; do vậy, người ấy cũng có thể sanh về Tịnh Độ. Vì thế, chẳng xả, chẳng buông xuống thì chúng ta lại bỏ uổng một đời này!
Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA- tập 30- phần 15
Lão pháp sư Tịnh Không.
Chào qúy vị đạo hữu và các bạn đồng tu.với chút hiểu biết phật pháp mình nghe nói nếu mà quy y tam bảo là phải bỏ 5 giới cấm.trong khi đó người quy y tam bảo không kèm được giới thủ dâm thì là có tội đúng không.còn người mà không quy y tam bảo nhưng vẫn giữa 5 giới.và giới thủ dâm không giữ được như vậy có xem như là có tội hay không?
chào bạn tế công,quy y tam bảo thì mình phải thọ ngũ giới chứ sao lại bỏ đi.Mình cũng đã băn khoăn về việc thủ dâm,bạn thủ dâm hay là tưởng tượng việc tà dâm thì sẽ rất khó để giữ giới không tà dâm trong ngũ giới,không nên làm việc ác nhỏ,làm rồi thì việc lớn có thể cũng sẽ làm.Bạn chớ nghe trên mạng internet nói thủ dâm có tác dụng tốt thế này thế kia,nó rất có hại gây suy giảm tinh khí và trí tuệ con người.Khi ý định thủ dâm nổi lên bạn hãy niệm a di đà phật và đi ra nơi thông thoáng đi lại,nên hạn chế tiếp xúc với nội dung đồi trụy và nên tập thể dục đều đặn.Kính mong bạn nên tìm hiểu phật pháp kĩ càng hơn,mình ngày xưa cũng như bạn mới tìm hiểu có rất nhiều khúc mắc nhưng nếu hiểu kĩ sẽ không còn ngi ngờ,việc biết đến phật pháp là cơ may rất lớn đối với bạn chớ nên bỏ qua.Mình đọc câu hỏi của bạn thì thấy bạn khá xem trọng việc có tội hay khộng,bạn ơi tội lỗi mình tạo ra do mình chưa biết đạo lí nên gây ra,bạn nếu biết tội lỗi mình gây ra rồi nếu hối hận và tự hứa sẽ sửa chữa thì tội lỗi sẽ được tiêu trừ,nhiều người mới tiếp xúc phật pháp họ xem xét bản thân thấy nhiều tội quá và những báo ứng tội lỗi nên sợ hãi,bạn hãy cố tìm hiểu nhé,việc sai mình biết có thể sửa,tha thứ
Chào bạn tế công.
Việc thọ giới chẳng qua giống như việc chỉ cho những đứa trẻ những điều luật, những đạo đức căn bản trong xã hội để mà ta tránh né chứ không phải là việc phải tiếp nhận 5 giới như ép mình vào một khuôn phép làm cho mình khác với người khác mà vốn nó đã tồn tại từ rất lâu. Nên thật ra thọ 5 giới cấm là để cho ta tránh đi những thứ tội mà do vô minh tạo ra. Vì vậy dù thọ hay không thọ giới thì phạm vào 5 giới cấm vẫn tạo thành nghiệp và chịu quả báo sau này.
Còn về việc thủ dâm xem phim không lành mạnh thì điều này là khá phổ biến đối với thanh thiếu niên đang trong độ dậy thì, do hoạt động sinh lý trong cơ thể làm ảnh hưởng đến tư tưởng người đó vả lại chúng ta là chúng sinh tầng Dục giới khó tránh khỏi các dục vọng nam nữ. Tuy nhiên việc xem phim đen hay thủ dâm thì nên hạn chế chứ không nên buông thả bởi nó ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe bản thân, nếu không biết kiềm chế thì có thể dẫn đến vô sinh hay các bệnh đường sinh dục sau này. Nên tránh xem những hình ảnh nhìn những cô gái ăn mặc gợi cảm, hàng ngày nên thường tập thể thao, thường lạy Phật tụng kinh niệm Phật, không nên sử dụng máy tính và điện thoại quá nhiều còn nếu có sử dụng thì nên dùng các chương trình phần mềm block các web đen để tự nhắc nhở bản thân… như vậy thì có thể giảm thiểu về việc thủ dâm.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn beonhi nói không sai đúng là mình rất sợ khi lâm chung sẽ bị nghiệp kéo xuống địa ngục nên mình rất xem trọng vấn đề này.và mình luôn tìm cách khắc phục vấn đề này
Chào các liên hữu,
Tôi có 1 chuyện làm tôi rất phiền não, mẹ tôi ko thích Phật pháp, lại còn hủy báng Phật pháp và ko nghe tôi nói về Phật pháp, mẹ tôi ngày ngày càng muốn phá đi con đường tu của tôi, làm cho tôi phiền não, tôi phiền não vì lo cho mẹ, nhưng mẹ ko nghĩ đến tôi, mẹ tôi lại mang nhiều bệnh nơi thân, uống thuốc cũng ko bớt…tâm trạng càng nóng giận hay chửi bới người khác, tôi buồn quá…tôi phải làm sao đây?
A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT.
Theo tôi thì bạn sám hối đi,sám hối thay cho cả mẹ nữa.
Mẹ mang nhiều bệnh thì bạn phóng sinh thật nhiều,niệm Phật,làm việc phước lành,cúng dường Tam Bảo…đem công đức đó hồi hướng cho mẹ bạn.
A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Minh Thanh,
Tùy theo thiện căn phước đức nhân duyên của từng người mẹ hiện tại là ít hay nhiều, sâu hay cạn mà quá trình khuyên mẹ niệm Phật sẽ dể hay khó. Nếu như mẹ của bạn không muốn nghe bạn nói về Phật Pháp lại còn phỉ báng thì tốt hơn hết là đừng nên nói bởi càng nói sẽ càng khiến mẹ tạo thêm tội mà thôi. Nói như vậy không có nghĩa là mình bỏ mặc mẹ không lo nữa mà mình sẽ xem xét nhiều khía cạnh ảnh hưởng đến tâm lý để tìm cách hóa giải.
Có câu “khi thương thì trái ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Do vậy mình cần nên xem lại có phải mình đã làm những việc gì khiến cho mẹ không hài lòng cho nên mẹ sanh tâm ghét mình hay không? Lại có câu:” khi ghét thì ghét cả tông ty họ hàng”. Do vậy khi mẹ đã ghét bạn mà bạn lại còn thuyết pháp cho mẹ nghe thì mẹ sẽ ghét lây qua Phật Pháp, đó là một sự tai hại rất lớn.
Do vậy biện pháp giải quyết tạm thời tức là mình nên hiếu thảo với mẹ, thuận chìu ý mẹ, tìm cách khiến cho mẹ được vui. Dù cho mình có bị oan ức cũng không nên bày tỏ biện bạch mà chỉ chấp nhận xin lỗi, mặc dù mẹ sai mình đúng thì mình cũng phải xin lỗi và nhìn nhận là mình sai, phải là như vậy thì mẹ mới giảm được cơn sân. Bởi vì “Một đốm lửa sân có thể đốt cháy mười mẩu rừng công đức”. (Nhất niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai). Khi lâm chung mà khởi tâm sân thì chắc chắn sẽ vào địa ngục mà thôi. Do vậy việc đầu tiên cần làm chính là đừng “chọc” cho mẹ nỗi sân. Nếu thấy mẹ nỗi sân thì mình phải nhu hòa để “lấy nhu chế cương”.
Khi nào mẹ vui vẻ, cám ơn mình, khen ngợi mình thì lúc đó mới là thời cơ thích hợp để nói Phật Pháp. Tuy nhiên mình phải nói bằng phong cách tán thán Tam Bảo, khuyên nên niệm Phật chứ đừng nói như một phong cách của một vị thầy giảng đạo sẽ khiến cho mẹ vì tự ái mà không chịu tiếp thu. Nếu như mình không khéo ăn nói thì cứ mở đoạn video của thầy giảng hay là bài pháp Khuyên Người Niệm Phật của cư sĩ Diệu Âm cho mẹ nghe. Phải theo dõi tình hình, nếu mẹ quan tâm chú ý lắng nghe và sanh tâm hoan hỉ cung kính thì mới nên tiếp tục, còn nếu mẹ bắt đầu có sự phê bình hay phỉ báng thì phải dừng ngay.
Bạn bị phiền não thì có rất nhiều nguyên nhân. Một trong những nguyên nhân đó có thể là vì bạn chưa biết TÙY DUYÊN. Phải biết tùy duyên thì mới được tự tại còn nếu phan duyên thì sẽ phát sanh phiền não. Cho nên Phàm Làm Việc Gì Cũng Tùy Duyên Chớ Nên Phan Duyên.
Mẹ ngăn cản không cho bạn tu có lẻ là vì bạn phô trương hình thức bên ngoài. Nếu bạn tu âm thầm trong tâm thì làm sao mẹ biết để mà phá được. Bạn hãy xem chị Liên Hương trong phim Nghịch Duyên. Vì hoàn cảnh không thuận tiện nên đã xếp cất bàn thờ Phật, không được niệm Phật thành tiếng, chỉ niệm Phật trong tâm mà thôi. Ngay nhất thời chung quanh chị bị rất nhiều người ngăn cản phá hoại nhưng chị không màng phải giải thích hay biện bạch làm gì. Chị âm thầm mà tu cho đến ngày vãng sanh thì tấm gương của chị đã độ được rất nhiều người và câu chuyện đó vẫn còn lưu truyền mãi đến ngày hôm nay.
Nói chung thì muốn dìu dắt mẹ hướng về Phật Pháp thì hiện tại là điều rất khó nhưng chớ nên nản lòng vì nước chảy đá mòn. Một phần đòi hỏi chúng ta cũng phải biết Dùng Phương Tiện Thiện Xảo Độ Mẹ Thoát Mê. Một phần cũng có thể là mình không có duyên để độ mẹ cho nên cố gắng tạo điều kiện thuận tiện để mẹ có cơ hội được đi chùa lể Phật thì hy vọng rằng mẹ sẽ gặp được một vị thầy có duyên với mẹ để dẫn dắt mẹ về với Phật Pháp. Mặt khác chúng ta cũng cần nên lưu ý như lời cư sĩ Diệu Âm hướng dẫn Đòn Tâm Lý Ma Lanh “Dụ” Người Bệnh Niệm Phật.
Nếu như mẹ của bạn vì nghiệp chướng quá nặng, không thể khuyên lơn được vậy thì bạn hãy cố gắng mà tinh tấn tu hành để nắm chắc phần vãng sanh. Bởi vì trong quyển Tây Phương Xác Chi, Bồ Tát Tịch Căn dạy:” Người nào được vãng sanh Tây Phương thì cha mẹ bảy đời của người đó nương nhờ công đức kia mà được sanh về cõi trời, ấy mới chính là đại hiếu.” Chính vì thế cho nên mới có câu:” Một Người Tu Đắc Đạo Cửu Huyền Thất Tổ Sinh Thiên ” (Nhất nhân thành đạo cửu huyền thăng).
Mỗi ngày bạn nên ăn chay, niệm Phật, tụng kinh, làm các việc thiện lành như phóng sanh, bố thí, cúng dường, in kinh ấn tống…rồi nguyện mang công đức ấy mà hồi hướng cho mẹ và chư vị oan gia trái chủ của mẹ thì hy vọng từ từ rồi mẹ bạn sẽ sớm quay về với Phật Pháp thôi.
Nếu như cả đời này mà cũng không khuyên được mẹ niệm Phật vậy thì vẫn còn cơ hội để cứu như trong bài Cứu Cha Mẹ Thoát Địa Ngục Nhờ Tạo Tượng Phật A Di Đà và bài Tạo Tượng Đại Thế Chí, Cha Thoát Khỏi Địa Ngục.
Vài lời chia sẻ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin kính chào quý vị! Xin quý vị hoan hỷ chỉ giúp tôi vấn đề sau: Nhà tôi chỉ có một bàn thờ thổ công, không có bàn thờ gia tiên vì vợ chồng tôi còn trẻ, bàn thờ gia tiên là bố mẹ tôi lập. Thời gian vừa rồi tôi thấy thích một bức tranh phật Thích Ca nên mua về đóng khung treo lên bàn thờ thổ công. Tôi cũng không biết làm thủ tục hay lễ nghi gì cả mà cứ thế thắp hương. Tôi làm như vậy có gì sai không ạ? Như vậy có được coi là bàn thờ Phật không? Tôi muốn tu học theo pháp môn Tịnh độ,tôi thờ phật Thích Ca có phù hợp không ạ? Tôi mới tìm hiểu đạo Phật còn nhiều điều không rõ, kính mong quý vị hoan hỷ. A Di Đà Phật!
Xin kính cháo cư sĩ Viên Trí, cư sĩ cho tôi những lời khuyên rất là hữu ích nhưng mẹ tôi nghiệp chướng sâu dày chỉ thích theo tà đạo, còn phật pháp thì hủy báng. Mẹ tôi chỉ thích làm điều gì mình thích, ko muốn nghe bất cứ ai nói gì cả. Mẹ tôi hay đam mê đánh số đề và thích xem phim, thỉnh thoảng còn hay sát sanh. Tôi rất là đau đầu vì mẹ tôi. Tôi nghĩ là nếu mẹ không nghe những lời tôi khuyên thì tôi sẽ không để mẹ làm tôi phiền não nữa. Tôi sẽ cố gắng niệm phật và làm những gì mình làm.
Chào bạn minh thanh
Việc mẹ bạn ham mê số đề, sát sinh và không tin Phật pháp mà bạn khuyên hoài không nghe thì thiết nghĩ dùng cách trực tiếp không được thì nên dùng cách gián tiếp. Gián tiếp là làm thế nào? Bạn nên mua chim cá phóng sinh hồi hướng cho mẹ của bạn, in kinh sách, cúng giường chùa chiền, bố thí người hữu duyên, hàng ngày thường niệm Phật lạy sám hối cầu nguyện các ngài gia hộ cho mẹ bạn sớm quay đầu tin Phật từ bỏ sát sinh lô đề. Dùng các công đức này hồi hướng cho mẹ bạn thì tự nhiên dần dần mẹ bạn sẽ có sự thay đổi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
– Tha Thứ –
Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, người yêu con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?”
Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ.”
Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã học được tha thứ cho họ sư phụ ạ. Thật nhẹ cả người! Coi như xong!”
Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra thương yêu họ.”
Người đệ tử gãi đầu: “Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương yêu họ thì… Thôi được, con sẽ làm”
Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.
Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy.”
Người đệ tử trở lại, lần nầy tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Anh tuyên bố: “Con đã học được và ghi ơn hết mọi người đã cho con cơ hội học được sự tha thứ!”
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.”
——————————-
SUY NGHĨ
Câu chuyện thật ý nghĩa, chúng ta có thể nhận ra rằng tha thứ giúp cho chúng ta đóng lại những đau thương, bất công trong quá khứ và nhìn nhận các sự việc rõ ràng để buông xuống. Tha thứ giúp cho chúng ta mở rộng lòng yêu thương, giúp cho ta nhìn lại chính mình đã làm hao phí năng lượng khi đánh mất lòng khoan dung.
Tha thứ chính là một tiến trình tiến hóa tích cực của nội tâm, khi chúng ta thật sự đối diện và buông xuống những đau thương, mất mát, bất công… chúng ta sẽ không còn mang lòng oán hận, giận dữ… từ đó giúp cho chúng ta không nuôi dưỡng những niềm cay đắng, phẫn uất, trả thù… để rồi tạo thêm những điều bất thiện ở hiện tại và tương lai lại phải nhận sự khổ đau.
Qua đó, chúng ta nhận rõ tha thứ giúp cho chúng ta sống an ổn hiện tại và tương lai. Vì vậy, có thể nói rằng “tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình”, vì khi chúng ta buông bỏ lòng thù hận, sẽ giúp cho tâm mình luôn bình an. Tâm bình an sẽ là chất liệu để tạo dựng nên lòng yêu thương từ bi cho mình và cho tất cả.
Đọc và suy ngẫm câu chuyện một lần nữa, chúng ta thấy rõ như một trình tự khi bạn biết tha thứ , bạn sẽ có lại tình thương với những đối tượng đã gây cho mình đau khổ mà bấy lâu mình đánh mất vì thiếu lòng khoan dung , hiện khởi Tâm Từ Bi rộng lớn, nhớ ơn tất cả đã cho chúng ta sự thành tựu này và chợt nhận ra rằng “vạn pháp vốn bình đẳng”.
Trên bước đường tu tập của người con Phật, chúng ta phải cảm ơn những bậc thiện hữu tri thức đã đưa đến cho mình nghịch duyên để chúng ta có cơ hội nâng cao đời sống tâm linh của chính mình. Nghịch tăng thượng duyên là vậy! Thật vậy, nếu lúc nào cũng thuận duyên, cũng đều được quí mến thì ta dễ dàng bị ru ngủ trong niềm tự hào, hãnh diện , ta đang biến mình thành nô lệ cho sự cống cao ngã mạn… tự đánh mất chính mình lúc nào không hay. Vì vậy, vị Sư đã dạy người học trò của mình phải biết ghi ơn những người đã đem đến cho mình những phiền não, oan uổng….để chúng ta có cơ hội nhìn lại chính mình, thực hành và chuyển hóa nội tâm, để nhận chân sự thật “chẳng có ai là người tha thứ và được tha thứ cả!”
Với tôi, việc học cách tha thứ và hành theo những lời dạy của Chư Phật, Chư Tổ không phải đơn giản và dễ dàng nhưng cũng không phải là quá khó nếu mình muốn và tôi đã bắt đầu cho những sự việc nhỏ nhất từ trong cuộc sống của chính mình với mọi người xung quanh…để có được sự bình an hạnh phúc chân thật!
Cổ Đức có câu này:
“ Càng buông bỏ dưới chân này.
Ấy là chỗ đứng càng ngày càng cao”
(Sưu tầm)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho hỏi là người niệm phật nên dùng hạt chuỗi nào để niệm phật và cách lần chuỗi như thế nào mới đúng chánh pháp, xin cám ơn
Nên dùng hạt chuỗi có số lượng hạt tùy thích, cầm vừa tay, nhưng phải chú ý đến chất liệu của chuỗi niệm Phật, chất liệu của chuỗi niệm Phật rất quan trọng, phải gồm 5 chất liệu sau: CHÂN THÀNH, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG, CHÁNH GIÁC, TỪ BI. Nếu thiếu 1 trong năm chất liệu này thì lần chuỗi niệm Phật sẽ chẳng thể đạt được lợi ích chân thật. Chỗ này hành giả niệm Phật lần chuỗi cần phải thường phản tỉnh, xét nghĩ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho xin hỏi yếu nghĩa của 5 chất liệu: CHÂN THÀNH, THANH TỊNH, BÌNH ĐẲNG, CHÁNH GIÁC, TỪ BI là gì???
Xin cám ơn. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào Người Niệm Phật.Mình trích một số lời dạy của hòa thượng Tịnh Không và trong VLT
Minh tâm là thành tâm (tâm chân thành), tức là nhất tâm. Quý vị phải hiểu: Nhất tâm là minh, nhị tâm là vô minh, là mê, là chẳng minh.
Nói thật ra, một bộ kinh là đủ rồi. Pháp môn là một câu A Di Đà Phật, niệm mệt rồi bèn đọc kinh, đọc mệt rồi bèn niệm Phật. Đấy là đại sự duy nhất của chúng ta trong một đời, như vậy thì mới có thể vãng sanh. Đấy mới gọi là “lòng tin chân thành, nguyện thiết tha”, nhất định vãng sanh.
Người có thể sử dụng chân tâm thì gọi là “phát Bồ Đề tâm”. Phát Bồ Đề tâm là gì? Người phát Bồ Đề tâm chịu dùng chân tâm, chẳng dùng vọng tâm. Bất cứ lúc nào, chân thành đãi người tiếp vật thì là tu hành. Trong chân tâm chẳng có vọng niệm, đó gọi là “chuyên tu viên chiếu tam-muội”. Dùng chân tâm là viên chiếu tam-muội, chân tâm là thanh tịnh tâm, chân tâm là bình đẳng tâm, chân tâm là từ bi tâm. Lục Tổ đại sư nói: “Nào ngờ tự tánh vốn sẵn trọn đủ”, trọn đủ thanh tịnh, trọn đủ từ bi, trọn đủ bình đẳng, trọn đủ vạn pháp. Do vậy, nó có thể sanh ra vạn pháp, ai nấy đều có! Chân tâm là thường trụ, vọng tâm là sanh diệt. Một niệm khởi lên, niệm kia liền diệt. Chúng ta đang dùng cái tâm sanh diệt, sanh diệt trong từng sát-na, đó là vọng tâm. Khởi tâm động niệm, phân biệt, chấp trước, hoàn toàn là tâm sanh diệt, tâm ấy là giả. Dùng cái tâm ấy để niệm Phật, có thể niệm đến mức công phu thành phiến, có thể niệm đến Sự nhất tâm bất loạn, nhưng chẳng thể đắc Lý nhất tâm. Nhất định phải dùng chân tâm thì mới có thể đắc Lý nhất tâm.
Do vậy, nói kinh Lăng Nghiêm mở mang trí huệ chính là mở mang loại trí huệ ấy. Xả vọng tâm, dùng chân tâm, đấy là người có trí huệ chân chánh, trí huệ của người ấy chẳng hai, chẳng khác với chư Phật, Bồ Tát; bởi lẽ, chư Phật và các vị đại Bồ Tát cũng dùng chân tâm, chẳng dùng vọng tâm. Quý vị dùng chân tâm, chẳng dùng vọng tâm, có khác gì với chư Phật, Bồ Tát hay chăng? Không khác gì cả! Xin lại xem kinh.
Chúng ta suốt ngày từ sáng đến tối dấy vọng tưởng, suốt ngày từ sáng đến tối khởi tâm động niệm, đâu có thành tâm!
Thành tâm là chân tâm, trong chân tâm đương nhiên không có vọng niệm. Có vọng niệm thì tâm chẳng thành. Có vọng niệm thì “thành tâm” biến thành “vọng tâm”. Trong thành tâm, chẳng sanh vọng niệm; trong vọng tâm, đương nhiên khởi lên vọng niệm.
‘Thanh Tịnh’ là ba nghiệp thân, miệng, ý lìa hết thảy ác hạnh, phiền não, cấu nhiễm.
Từ bi hỷ xả chính là tứ vô lượng tâm: Từ vô lượng tâm là tâm ban vui; bi vô lượng tâm là tâm dẹp khổ; hỷ vô lượng tâm là thấy người lìa khổ hưởng vui thì sanh lòng vui thích; xả vô lượng tâm là buông bỏ cả ba thứ tâm trên, chẳng hề chấp trước. Xả vô lượng tâm còn có nghĩa là với kẻ oán lẫn người thân đều bình đẳng, không chấp trước là oán hay thân. Bốn vô lượng tâm này duyên khắp chúng sanh, dẫn khởi vô lượng phước, đắc vô lượng quả nên gọi là ‘tứ vô lượng tâm’.
– ‘Bình đẳng’ là vượt khỏi sai biệt. Câu kinh dạy: ‘Tâm, Phật, chúng sanh cả ba không sai biệt’ chính là nói rõ ý nghĩa chữ Bình Ðẳng. Kinh Nhập Phật Cảnh Giới nói: ‘Bồ Ðề gọi là bình đẳng, gọi là Chơn Như, cho đến bình đẳng chính là nhập bất nhị pháp môn’. Vì vậy, có sai biệt thì thành hai, tức là chẳng ‘Như’.
Vì thế, Bình Ðẳng chính là nhập vào Bất Nhị, chính là Chơn Như. Ðủ thấy: nghĩa bình đẳng rất sâu. Nay tựa đề kinh nói ‘Bình Ðẳng Giác’ thì ta có thể hiểu theo bốn cách như sau:
– Một là pháp bình đẳng phổ giác hết thảy chúng sanh, tức là pháp khiến cho khắp hết thảy chúng sanh cùng bình đẳng thành Phật. Pháp ‘phát Bồ Ðề tâm, nhất hướng chuyên niệm’ của kinh này thích ứng khắp ba căn. Kinh này dạy: ‘Hết thảy hàm linh trong tương lai đều nương theo pháp này mà được độ thoát’ chính là ý nghĩa ‘bình đẳng phổ giác’.
– Hai là dùng pháp bình đẳng để giác ngộ chúng sanh. Tịnh Ảnh sớ viết: ‘Vô tác, vô sở hữu v.v… là pháp bình đẳng’.
Pháp Trì Danh ‘tâm làm Phật, tâm là Phật’ thầm hợp diệu đạo, khéo nhập vô sanh, dẫu có niệm lại thành vô niệm, do vãng sanh chứng vô sanh, niệm đến khi năng – sở cùng mất, cho nên pháp Trì Danh chính là yếu chỉ ‘nên không trụ vào
đâu để sanh tâm’ của kinh Kim Cang Bát Nhã và cũng đúng là pháp ‘vô tác, vô sở hữu’ nói trong Tịnh Ảnh Sớ.
Dùng pháp như vậy dạy dỗ chúng sanh, vượt ngang khỏi tam giới, thành Cứu Cánh Giác. Ðó là dùng pháp bình đẳng để giác ngộ chúng sanh.
– Ba là, Bình Ðẳng Giác là Chánh Giác của Như Lai. Chánh Giác không có hết thảy sự khác biệt: cao, thấp, sâu, cạn nên gọi là Bình Ðẳng Giác.
– Bốn là riêng trong kinh này, Bình Ðẳng Giác chính là danh hiệu của đấng giáo chủ Cực Lạc.
A Di Đà Phật
Nam mô A di đà phật
Kính chào chư Liên hữu đồng tu
Chắc có lẽ người tu Tịnh nghiệp chúng ta không ai là đã chưa từng đọc qua hai câu đối đề hai bên Tôn ảnh của đức Từ phụ A di đà phật:
“Chân thành Thanh tịnh Bình đẳng Chánh giác Từ bi
Khán phá Phóng hạ Tự tại Tùy duyên Niệm Phật”
Nghĩa là:
“Chân thành Thanh tịnh Bình đẳng Chánh giác Từ bi
Nhìn thấu buông xuống tự tại tùy duyên niệm Phật”
Đây chính là hai đại Tôn chỉ của hành nhân Tịnh nghiệp: Phát Bồ đề tâm và Nhất hướng cuyên niệm
Năm “chất liệu”: Chân thành, Thanh tịnh, Bình đẳng, Chánh giác, Từ bi nghĩa lý vô cùng sâu rộng, làm nên nội dung của Bồ đề tâm, một trong hai Chánh nhân vãng sanh.
Đây chính là năm Tánh đức của tâm Bồ đề vốn có của chư Phật cũng như của hết thảy chúng sinh. Và đây cũng là La bàn hướng dẫn cho người tu Tịnh nghiệp trong đại dương sanh tử mênh mông trùng trùng khổ nạn, lấy đó làm tấm gương Tu đức cử tâm động niệm mỗi mỗi quán sát chính mình.
Tu đức phải dựa trên Tánh đức mà khởi niệm Phật nên nói “Toàn Tánh khởi tu” hay “Tâm này làm Phật”. Câu Phật hiệu hiện tiền này toàn dựa vào Tự Tánh mà phát khởi nên nói “Toàn tu tại Tánh” hay “Tâm này là Phật”. Do đó, Tánh đức và Tu đức không thể tách rời nhau cả về mặt Thể tánh và Tướng dụng. Tu đức là nhân, Tánh đức là quả do Tu đức viên tu viên thành. Trong pháp niệm Phật vãng sanh, nhân quả đồng thời, toàn nhiếp Phật công đức (Tánh đức) thành Tự công đức (Tu đức), nghĩa là lấy cái quả Giác của Phật làm cái tâm tu Nhân nên cái Nhân tâm ấy liền mau chóng đồng với quả Giác của Phật. Đây chính là Tha lực diệu pháp trì danh, dùng danh hiệu Vạn đức nhiếp trọn Tánh đức và Tu đức không sót.
Do đó nội dung của năm “chất liệu” này vô cùng trọng hệ mà trong đó chữ CHÂN THÀNH này là hệ trọng bậc nhất vì từ đó có thể lưu xuất ra vô lượng Tánh đức khác. Chân thành thì tự nhiên Tâm sẽ thanh tịnh, sẽ bình đẳng, sẽ chánh giác, sẽ Từ bi. Nên trong phạm vi bài viết chỉ tập trung nói đến hai chữ CHÂN THÀNH qua cái nhìn của một kẻ mạt học phàm phu nông cạn, có gì chưa hợp lý mong quý bạn đồng tu góp ý và hoan hỷ bỏ qua nhé.
Chân nghĩa là chân thật, không hư vọng giả dối
Thành cũng có nghĩa là thật, nên chân thành chính là chân thật
Tâm chân thành này Quán kinh gọi là Chí thành tâm (trong Tam tâm viên phát, cũng là tên gọi của Bồ đề tâm, gồm: 1. Chí thành tâm, 2. Thâm tâm, 3. Hồi hướng phát nguyện tâm)
Kinh Vô lượng thọ gọi tâm chân thành là Chí tâm (Đại nguyện 18: Thập phương chúng sanh văn ngã danh hiệu, chí tâm tín nhạo…)
Sách Kim quang minh văn cú nói: “Chí tâm là tột cùng của nguồn tâm, tận cùng Thật tế của Tâm nên bảo là chí tâm”.
Như vậy, tâm chân thành = chí thành tâm = chí tâm = tột cùng nguồn Tâm
Tận cùng nguồn Tâm chính là Nhất tâm Chơn như, đây mới chính là ý nghĩa CHÂN THẬT rốt ráo.
Ý nghĩa này được nêu rõ trong Đại thừa khởi tín luận. Mã minh đại sĩ gọi Bồ đề tâm gồm ba đặc tính như sau:
1. Trực tâm: chánh niệm Chơn như
2. Thâm tâm: lạc tập nhất thiết thiện pháp (vui tu tất cả thiện hạnh)
3. Đại bi tâm: dục bạt khổ nạn nhất thiết chúng sinh (cái tâm muốn cứu giúp khổ nạn cho tất cả chúng sinh).
Đại bi tâm chính là Hồi hướng phát nguyện tâm và Trực tâm chánh niệm Chơn như chính là Chí thành tâm trong Tam tâm viên phát của Quán kinh.
Như thế, tâm chân thành chính là Nhất tâm chơn như không sanh không diệt, sung mãn mọi Tánh đức thuần túy siêu việt.
Do vậy Hòa Thượng Tịnh Không có dạy, nếu niệm Phật mà vọng tâm còn dấy khởi nghĩa là đương Tâm của bạn chưa chân thành hay chưa Chí tâm, nghĩa là tâm thành của bạn chưa đạt đến chỗ chí cực của nguồn tâm.
Chữ chân thành khi niệm Phật này cũng có chỗ gọi là Lão thật hay Lão lão thật thật hay hay Tử tâm tháp địa niệm Phật (chết lòng sát đất niệm Phật), Thật thà niệm Phật hay Thật niệm hay “Trong tâm chân thật có Phật”…
Hôm trước Hương quang có làm bài kệ niệm Phật như sau:
“Lục tự Di đà phi Tự tánh
Phi Thiền phi Tịnh phi Tha tánh
Bách phi tứ cú diệc câu phi
Lão thật chấp trì phi hý luận”
Đây chỉ là Hương quang nhất thời “ngẫu hứng” làm thơ chứ chẳng phải thật hạnh của mình nên nhiều lúc thấy vô cùng hỗ thẹn
Câu cuối “Lão thật chấp trì phi hý luận” có thể hiểu liền một nghĩa, cũng có thể hiểu thành ba vế như sau:
“Lão thật” = “chấp trì” = “phi hý luận”.
“Lão thật” niệm Phật = “chấp trì” danh hiệu = “phi hý luận” trong lúc niệm Phật.
“Lão thật” niệm Phật = “phi hý luận” trong lúc niệm Phật.
“Hý luận” trong lúc niệm Phật chính là vọng niệm dấy khởi trong lúc hành trì.
Không “hý luận” trong thời niệm Phật dẫu chỉ dăm ba phút hay dẫu chỉ một hay mười câu thì được gọi là Thật niệm, trong tâm chân thật có Phật hay Lão thật niệm Phật.
Niệm Phật trong một hai giờ mà tâm chẳng tập trung, tiếng niệm Phật chẳng rõ ràng chẳng phân minh, tâm và tiếng chẳng hợp nhau thì cũng không được gọi “chấp trì danh”.
“Nhiếp tâm là định học
Nhận rõ chính huệ học
Chánh niệm trừ vọng hoặc
Giới thể đồng thời đủ
Niệm lực được tương tục
Đúng nghĩa chấp trì danh” (Hòa thượng Trí Tịnh)
Hòa Thượng giải thích hai chữ “chấp trì” một vật nào đó thì “chấp” là cầm nắm, “trì” là giữ gìn vật đó không bị rơi mất. Nghĩa là trong tay lúc ấy chân thật chỉ có vật ấy, ngoài vật ấy ra trọn không có vật nào khác.
Chấp trì danh hiệu cũng lại như vậy, nên “Chấp trì” cũng có thể hiểu là một tên khác của chữ CHÂN THÀNH, một trong năm Tánh đức của Tâm chơn như hay Bồ đề tâm: Chân thành, Thanh tịnh, Bình đẳng, Chánh giác, Từ bi.
Kiệt thành thì sẽ tận kính.
Chí thành và chí kính chính là bí quyết hành trì quyết định mọi thành tựu mà Tổ sư Ấn quang đã dạy cho hàng hậu thế chúng ta:
“Nhập đạo có nhiều cửa, chỉ do chí hướng của mỗi người, trọn không có một pháp nhất định. Cái nhất định phải Chí Thành và Cung Kính”
“Tôi thường nói: “Muốn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp thì phải hướng về cung kính mà cầu. Có một phần cung kính thì tiêu tội nghiệp một phần, tăng phước huệ một phần. Có mười phần cung kính, thì tiêu tội nghiệp mười phần, tăng phước huệ mười phần. Nếu không cung kính đến nỗi khinh nhờn thì tội nghiệp càng tăng, phước huệ càng giảm”.
“Muốn được lợi ích thật sự nơi Phật pháp thì phải thực hiện với mười phần thành tâm. Trì kinh và niệm Phật về mặt Sự tuy giống nhau, nhưng lòng Thành có sâu hay cạn, phù phiếm hay thiết tha khác biệt, cho nên lợi ích càng khác biệt lớn lao! Mọi chuyện trong thế gian đều phải do lòng Thành để được thành tựu, huống gì trì kinh, niệm Phật, muốn dùng cái thân phàm phu để liễu sanh thoát tử, siêu lên cõi Phật, mà thiếu lòng Thành há có được chăng?”
(Trích Ấn quang đại sư gia ngôn lục)
A Di Đà Phật. Xin chào các liên hữu thân mến,
Câu “coi mọi người là Bồ Tát và nhìn mình là kẻ phàm ngu” này Huệ Tịnh có nghe qua từ vài đạo hữu lập đi lập lại mà thật sự vẫn chưa nắm được ý nghĩa sâu xa của câu đó? Không biết câu ấy có liên quan gì đến ý nghĩa của 5 chất liệu – Chân Thành, Thanh Tịnh, Bình Đẳng, Chánh Giác, Từ Bi hay không?
HT cũng thắc mắc “lão thật niệm Phật” có phải thuộc về “tự lực” niệm Phật hay là “tha lực” niệm
Phật? Làm sao tự biết mình đi đường “tự lực” hay “tha lực” niệm Phật?
Chân thành cảm ơn quý bạn sen trước.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật. Xin chào huynh Hương Quang và các liên hữu thân mến,
Huệ Tịnh xin chân thành hoan hỷ và cảm ơn công đức của huynh Hương Quang. 🙂 HQ đã vì lợi ích cho nhiều bạn sen đồng tu mà đã bỏ ra thời gian quý báu chia sẻ những vòng chữ, câu kệ thật chứa đầy niềm TIN, thâm hiểu Phật pháp, và nhiều kinh nghiệm với ánh mắt chân thành trung đạo.
HT xin mạn phép làm một bài kệ này cho vui nhe.
Sống trong Bổn Nguyện của Phật Di Đà
Hàng ngày nhớ Phật niệm Phật tha phương
Tín tâm giao phó Tây Phương Liên Trì
Phật Đà Quán Âm Thế Chí thầm hộ
Khiến nghiệp tiêu trừ phiền não tự rơi
Yen tâm thảnh thơi trên thuyền Bổn Nguyện
Nhắm mắt lặng tâm hướng về Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A di đà phật
Kính chào quý bạn đồng tu
Bạn Huệ Tịnh kính mến
Hương quang rất cám ơn bạn đã vì lợi ích cho nhiều bạn đồng tu còn mới đặt chân vào cửa Tịnh tông mà nêu lên những đề mục thật hay và chứa nhiều ý nghĩa thiết thực
LÃO THẬT NIỆM chính là ba chữ chân truyền mà hồi còn tại thế Hạ lão cư sĩ đã làm kệ lưu lại cho chúng ta như sau:
Tam tự chân truyền Lão thật niệm
Chỉ thử tức thị trường dạ đăng
Khổ hải từ hàng trảm ma kiếm
Yêu bạt đa kiếp sanh tử căn
Trực biền thử thân tác ngao hán
Nghĩa là:
Ba chữ chân truyền LÃO THẬT NIỆM
Chỉ như vậy tức là ngọn đèn sáng trong đêm dài tăm tối
Là con thuyền từ cứu người trong biển khổ mênh mông
Là thanh bảo kiếm diệt ma hữu hiệu
Vậy nên muốn nhổ sạch gốc rễ sanh tử trong vô lượng kiếp
Đời này chỉ nên liều cái thân mạng này làm một kẻ ngu ngốc
Ngu ngốc chính là chẳng có một vọng tưởng nào ngoài danh hiệu Phật. Làm được ngu ngốc như thế cũng không phải là chuyện dễ dàng, hoặc là những ông già bà lão một chữ cũng không biết nhưng do thiện căn nhiều đời nhiều kiếp nay chỉ một lần nghe qua lợi ích của câu Phật hiệu liền chân thật chấp trì, tự tại vãng sanh. Hoặc phải là người có đại trí huệ thấu triệt vạn pháp ngũ uẩn giai không nên đem thân tâm thế giới nhất loạt phóng hạ, lại thông đạt cả Ngũ tông Bát giáo thấy muôn Kinh vạn Luận đồng quy cõi Tịnh, một câu A di đà phật này chính là tâm tủy của toàn bộ Đại tạng năm thời mười hai phần giáo nên triệt để buông xuống tất cả, một môn thâm nhập trường kỳ huân tu.
Khổ nỗi, vì là phàm phu nghiệp chướng sâu nặng nên hai hạng căn khí trên chúng ta chẳng có phần,tuy có phát tâm niệm Phật nhưng thật ích đạt được còn quá khiêm tốn mong manh
Nay Hương quang mạo muội xin phép quý bạn đồng tu tiếp tục tìm hiểu ý nghĩa của ba chữ chân truyền ấy, kính mong quý bạn hoan hỷ góp ý chỉ dạy thêm.
Lão thật niệm (老 實 念)
Chữ Lão (老), theo Từ điển Hán việt Thiều chửu thì có hai nghĩa chính sau đây:
1. Lâu: như “lão ư kỳ sự” nghĩa là làm việc đã lâu.
Trong ý nghĩa này thì Lão thật niệm Phật là người niệm Phật đã lâu năm
2. Cứng rắn, tục gọi vật rắn là lão. Văn viết đanh thép gọi là lão luyện
Cứng rắn cũng có nghĩa là chắc thật, vậy Lão thật niệm cũng chính là Thật niệm.
Nếu gộp hai ý nghĩa này lại thì Lão thật niệm Phật có nghĩa là Thật niệm Phật đã lâu, trong đó Thật niệm mang ý nghĩa chính vì có Thật niệm mới có Lão thật, vấn đề chỉ là thời gian. Còn nếu không Thật niệm thì dù có thực hành suốt cả cuộc đời đi nữa vẫn không được lợi ích chân thật, vì chẳng đạt Lão thật niệm tức là Tam tự chân truyền.
Vậy ý nghĩa của Thật niệm là gì ?
Chữ Niệm (念), có nghĩa là nghĩ nhớ, gồm có hai chữ ghép lại: chữ kim (今) nghĩa là hiện tại và chữ tâm (心). Vậy chữ Niệm chính là kim tâm hay đương tâm, tức là cái tâm ngay trong lúc hiện tại.
Nay chúng ta niệm Phật thì niệm (kim tâm) là năng niệm của niệm và Phật là sở niệm của niệm, tức là cái đối tượng đang niệm. Như vậy, niệm Phật chính là kim tâm có Phật hay trong tâm hiện tại chân thật có Phật.
Như thế, Thật niệm, Lão thật niệm, v.v. cũng chính là một chữ Niệm (念) này mà thôi vì chữ Thật chỉ là trợ từ nhấn mạnh ý nghĩa của chữ Niệm, nhắc nhở chúng ta khi niệm Phật đừng chạy theo ý niệm nào khác (vọng niệm) ngoài câu Phật hiệu . Niệm như thế cũng chính là ý nghĩa chấp trì mà Hòa Thượng Trí Tịnh đã dạy.
Do đó, trong lúc hành trì, không quan trọng ở chỗ Thật hay Lão thật mà chúng ta cần phải biết rằng mình có NIỆM ĐÚNG VỚI Ý NGHĨA CỦA NÓ HAY KHÔNG.
Miệng niệm một câu Phật hiệu A, DI, ĐÀ, PHẬT từng tiếng rõ ràng, tai lắng nghe từng âm thanh A, DI, ĐÀ, PHẬT rõ ràng, tâm ghi nhận từng tiếng A, DI, ĐÀ, PHẬT rõ ràng thì chúng ta liền được một THẬT NIỆM. Mười câu rõ ràng như thế sẽ được mười Thật niệm. Do đó, Thật thà hay Lão thật chẳng phải là thuật ngữ đặc biệt gì ngoài nhiệm vụ TRỢ TỪ, nhấn mạnh cho chữ NIỆM mà thôi.
Riêng trợ từ Lão thật có ý nghĩa khác bổ sung thêm, ngoài việc nhắc chúng ta khi niệm Phật từng tiếng từng chữ phải chắc thật, già dặn mà còn dặn chúng ta đừng quên ý nghĩa “dài lâu”.
Dài lâu, là như Tổ Pháp nhiên nói:”Tuy một niệm hay mười niệm cũng vãng sanh mà phải niệm liên tục suốt đời. Tuy ngũ nghịch thập ác cũng được vãng sanh mà cẩn thận một lỗi nhỏ cũng chớ phạm.”
Niệm Phật như thế chính là chân thành vì là Thật, chính là Thanh tịnh vì không có vọng niệm, là bình đẳng vì không phân biệt, là chánh giác vì câu Phật hiệu chẳng bị mê mờ, là Từ bi vì sống trọn trong Bi nguyện của Phật.
Nay chúng ta niệm Phật cầu sanh Tịnh độ thì đại sự vãng sanh một đời của chúng ta đây toàn là cậy nhờ vào sự gia trì của Phật lực mà được, nên đương nhiên gọi là pháp Tha lực vãng sanh. Phàm phu nghiệp chướng sâu nặng chỉ cậy vào sức mình sao có thể đến được Tây phương?
Pháp nhiên Thượng nhân nói: “ Niệm Phật là chuyện mình làm. Vãng sanh là chuyện Phật làm. Vãng sanh là do Phật lực ban cho, lại cứ tính toán trong tâm mình thì đó là tự lực”.
Mọi việc đều giao phó cho Phật lo liệu, đó là mình tự biết mình đang đi đúng con đường Tha lực vãng sanh. Còn nếu còn một chút nghi ngờ nào đó về Bổn nguyện, dù chỉ là 1%, chưa chịu giao cho Phật 1% ấy thì cũng biết rằng mình chưa thoát khỏi hẳn ý niệm Tự lực.
Tuy nói là Tha lực nhưng đó không phải là pháp Tha lực theo ý nghĩa bình thường Tự đối với Tha, mà là pháp Tha lực siêu tình ly kiến, Tự Tha bất nhị không thể nghĩ bàn.
Hương quang có làm bài kệ sau đây:
Phật lực Nhân lực Pháp tánh lực
Bất nhất bất dị bất khả thuyết
Bổn nguyện hải vô tác vô vi
Phổ đẳng nhiếp trì chơn tín lực.
Dịch nghĩa:
Năng lực của Phật, năng lực của người cũng chính là sức động lực của Pháp giới tánh hải.
Ba lực này không đồng nhất cũng không có dị biệt,
Chỉ có thể nói là bất khả thuyết,(không thể nói năng = phi hý luận)
Tuy biển cả Đại nguyện A di đà phật vốn không có tạo tác, không có làm ra
Nhưng chỉ phóng quang nhiếp trì những ai có niềm TIN vào Bổn nguyện chân thật
Bi quang ấy phổ chiếu rộng khắp bình đẳng chẳng phân biệt hạng chúng sanh nào.
Nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật!
Muội cảm ơn sư huynh Hương Quang rất nhiều.Nhờ có những bài viểt chân thành sâu sắc của sư huynh và sự tư vấn tận tình của sư huynh (dù muội chưa hiểu nhiều)song cũng giúp muội bớt hoang mang lo lắng,dũng cảm đối mặt với sự thật.Xin duongvecoitinh chuyển giúp Diệu Tâm lời cảm ơn này đến sư huynh Hương Quang nha.
A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật, con tìm được bài thơ này muốn chia sẻ với mọi người :
Thứ tha rồi sẽ nhẹ lòng
Hơn thua rồi sẽ mênh mông hận thù
Đời người đâu khác phù du
Một ngày rồi sẽ như thu úa tàn
Nam Mô A Di Đà Phật !
Cho con hỏi các bậc đồng tu trong giấc ngủ con hay mơ mơ nói chung là nữa tĩnh nữa mê con biết đó là nghiệp lực cõi đời trước và nhân xưa con đã tạo quả báo hiện tại con hay ốm đau bịnh quoạn …con ăn chay niệm phật di đà và hay phóng sanh vậy cho con hỏi bình thường con hay niệm phật nhưng trong giấc ngủ con hay mơ nữa tĩnh nữa mê trong cơn mê đó con cố niệm phật di đà để tĩnh tâm lại nhưng rất khó ….con biết tu là chuyển nghiệp nhưng đối con giờ nghiệp dày phước mỏng …Cho con hỏi chư vị đồng tu tịnh độ giờ con phải làm j đây
_()_A DI ĐÀ PHẬT_()_
Chào bạn Tuấn,
Xin được chia sẻ với bạn như sau, bạn tham khảo nhé.
Trong giấc mơ có thể thường nhớ niệm Phật được là mức công phu sâu dày, PH cho rằng muốn được như vậy thì trong tất cả lúc còn thức phải đạt được mức công phu thuần thục là luôn nhớ niệm Phật. Cho nên, nếu bạn trong mơ mà không niệm Phật được cũng bình thường. Để có công phu niệm Phật thuần thục, rất khó đạt được trong một thời gian ngắn, có vị tu niệm cả đời mà vẫn chưa được. Tuy nhiên, bạn đừng nản, hãy kiên trì, chú tâm niệm và niệm nhiều.
Xin nhắc bạn một chút ở đây, mình niệm Phật với mục đích để được vãng sanh Cực lạc, chứ không vì mục đích để công phu thuần thục, có thể niệm được trong mơ, hoặc để chuyển nghiệp. Những việc như đạt công phu thuần thục, chuyển đổi nghiệp,..sẽ là một trong những quả tất yếu của việc kiên trì, nhiếp tâm niệm Phật, nhưng đó không phải là mục đích của người tu Tịnh Độ. Nếu không chú ý sẽ dễ bị nhầm lẫn, rồi sanh tâm nôn nóng hoặc chán nản, đều không tốt. Muốn được vãng sanh, còn cần có thật Tín, thật Nguyện nữa, không phải tín suông, nguyện suông, bạn nhớ để ý nhé.
Bạn có thể thực hành thêm việc lạy Phật sám hối. Tất cả niệm Phật, lạy Phật nên cố gắng cung kính, nhiếp tâm, sẽ được nhiều lợi ích không thể nghĩ bàn. Và bạn đừng quên đem tất cả công đức hồi hướng cho việc vãng sanh của mình và tất cả chúng sanh nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.