Người chân chánh phát tâm niệm Phật, trong thời đại loạn động này, nhất định phải nhận thức rõ ràng. Nhà Phật thường nói: “Mọi thứ đều không thể mang theo, duy chỉ có nghiệp theo ta mà thôi”. Chúng ta phải suy ngẫm, hiểu rõ câu này. Sau đó mới biết làm thế nào để dụng công, làm cách nào để tu trì.
Phàm những thứ không mang theo được, quyết định không để nó trong lòng. Những gì có thể mang theo, quyết định phải tranh thủ từng giây, từng phút, nhất quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí.
Những gì có thể mang theo? Đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức đều có thể mang theo. Đây là việc thiện nhỏ của thế gian! Chư Phật Như Lai còn kỳ vọng ở chúng ta đạt điều thiện lớn, đó là thành Phật, thành Bồ Tát. Thành Phật, thành Bồ Tát nhất định phải thâm tín Tịnh Độ, niệm Phật vãng sanh.
Làm thế nào mới đạt đến chỗ “Lão Thật”? Nhất định phải “buông xả vạn duyên”. Trong mọi thời, mọi nơi, mọi cảnh, duy trì chân thành, thanh tịnh, từ bi của mình. Câu “A Di Đà Phật” hãy thời thời khắc khắc giữ mãi trong tâm.
Gặp chúng sanh nào hữu duyên, chúng ta hãy chân thành, cung kính, hoan hỷ đem pháp môn này giới thiệu cho họ, khuyên mời và khuyến khích họ tu. Đây chính là chân thật cúng dường. Trong tất cả cúng dường, cúng dường pháp là tối thắng.
Có như thế mới tương ứng với bổn nguyện của đức Phật A Di Đà, với chư Phật Như Lai. Phải tu học như vậy thì thời gian trong một ngày của chúng ta mới không bị luống qua. Trong một ngày đó thân tâm của chúng ta chắc chắn được thanh tịnh, pháp hỷ sung mãn và được cảm ứng đạo giao với chư Phật, Bồ Tát.
Hòa Thượng Tịnh Không
Mọi người ơi xin giúp con, số là gần đây con mới biết phật pháp nên con biết tình ái là gốc khổ, bây giờ con muốn chuyển đổi thành tình pháp lữ nhưng người yêu của con không chịu hiểu, con đã giải thích rất nhiều rồi nhưng cô ấy không chịu nghe. Bây giờ con phải làm sao xin mọi người giúp con với.
A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật- con xin thường niệm
Xin chào bạn Nguyễn,
Có lẻ bạn đã hơi vội vàng chăng. Mình nghĩ lúc này người yêu bạn chưa sẳn sang để chia sẻ quyết định đó của bạn. Bạn nên hướng dẫn cô ấy quay về Phật pháp một cách từ từ. Hãy tạm gác lại cái mong muốn chuyển tình yêu thành tình pháp lữ. Mỗi tuần cả hai nên đi chùa, nghe thuyết pháp. Bạn có thể rủ cô ấy cùng quy y tam bảo, giữ 5 giới của Phật tử tại gia cùng bạn. Cả hai cùng nhau ăn chay 2-10 ngày mỗi ngày, đi chùa làm công quả, từ thiện, cùng nhau đọc kinh sách và bàn luận,.. Cả hai hãy cùng nhau thực hành làm một Phật tử thuần thành trước đã. Từ từ cô ấy sẽ ngộ ra. Tuy nhiên, nếu bạn muốn xuất gia thì mới cần cắt đứt tình ái, chứ nếu tu tại gia bạn vẫn có thể lập gia đình mà. Cả hai vợ chồng cùng hành theo đúng chánh pháp là điều tốt quá còn gì. Bản thân của bạn cũng cần đọc thêm nhiều kinh sách Phật học căn bản để có thêm những hiểu biết căn bản về Phật pháp, rồi từ đó uyển chuyển thực hành.
Quyết định xuất gia là quyết định rất quan trọng, nếu bạn có ý đó, cần phải suy nghĩ và tìm hiểu thật thấu đáo.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Nguyễn thân mến,
Bạn dụng pháp sai rồi. Phật pháp phải tuỳ duyên. Người chưa khởi duyên với Phật pháp mà bạn vội vã trao pháp cho họ sẽ khiến họ bị tổn phước và chính bạn cũng bị tổn công đức.
Một người đang yêu say đắm nghĩa là tâm chìm đắm trong dục lạc thế gian mà bạn lại dùng Phật pháp để nói yêu là khổ, yêu là tội lỗi, tình là dây oan… thì bạn sẽ khiến cho người bạn gái nổi sân rồi thốt lời phỉ báng Phật pháp và sớm hay muộn chính bạn sẽ khiến cho tình yêu đó bị đổ bể.
Tình yêu của thế gian là ái dục, khởi lên từ tâm phân biệt, chấp trước: xấu-đẹp, thiện-ác, giàu-nghèo… Tâm ái dục càng nặng thì sự mê mờ nhân-quả càng sâu đậm. Muốn chuyển hoá được sự mê mờ này bạn hãy âm thầm dấn thân tu hành, nghĩa là hãy tự hoàn thiện chính mình trước đã. Bạn gái bạn hiện không muốn nghe bạn nói về Phật pháp chưa chắc vì Phật pháp không hay, không khiến bạn gái bạn phải quan tâm, tin tưởng; trái lại nguyên nhân vì bạn chưa có điều gì đáng, khiến cho bạn gái bạn thấy Phật pháp là thực sự hữu ích cho cuộc sống đời thường.
Khi chúng ta mới phát tâm tu đạo thường hay mắc phải căn bệnh: thấy ai cũng độ, cũng muốn độ. „độ“ này là huyễn độ chứ không phải chân độ.
Tại sao huyễn độ? Bởi chúng ta khởi nghĩ: họ mê mờ quá, họ tham, sân, si quá, họ vô minh, phiền não quá… vì thế chúng ta khởi nghĩ: người như thế phải „độ“ ngay, độ gấp để giúp họ thoát khổ. Nhưng thực tế không phải vậy, bởi chính bản thân chúng ta mới đang cần độ ngay, cũng đang cần phải độ gấp, vì tâm chúng ta hễ khởi lên cũng đều là tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước=đầy phiền não=chúng ta còn đang mê mờ. Vì thế, ngay khi chúng ta thấy người mê mờ, thấy người sống trong tham, sân, si, sống trong phiền não, đồng nghĩa lúc đó tâm phiền não của chúng ta đang dấy khởi (vốn chưa kịp chuyển hoá), nay đối cảnh – thấy người phiền não – đã bị phiền não của người khác lôi cuốn.
Việc bạn gái bạn nhất thời không muốn nghe Phật pháp khiến bạn thất vọng, buồn rầu… và nếu bạn không biết nhìn nhận, quán chiếu sâu sắc và khắc chế kịp thời, rất có thể dẫn đến đổ vỡ một tình yêu mà hai bạn đang gây dựng, và như thế Phật pháp lúc này thay vì mang lại cuộc sống an lạc, nay khiến cho mọi chuyện trở nên xáo trộn , rối tung hết cả=việc học Phật pháp của bạn đã có vấn đề. Tại sao? Bởi bạn đang dùng tâm phiền não để độ người phiền não. Do vậy TN gọi là huyễn độ.
Điều này thật đơn giản: chúng ta còn tham, tất chẳng thể khuyên người khác không tham. Bạn gái bạn chưa muốn nghe pháp mà bạn cứ ráng truyền pháp, buộc bạn gái phải nghe=tham. Khi bạn truyền pháp, bạn gái có phản ứng tiêu cực, bạn thấy khó chịu=sân; Khi bạn gái nổi sân, bạn cũng buồn bực rồi nổi sân theo=si. Si vì bạn đã không nhìn nhận vấn đề thật thấu đáo trước khi thực hành.
Phật pháp thực ra rất dễ hành và hễ hành là hữu dụng nếu chúng ta khéo dụng, nhưng nó sẽ trở nên rối rắm và khiến cho chúng ta và người khác lạc đường, thậm chí bị đoạ nếu chúng ta dụng sai, không đúng thời, không đúng lúc, đúng chỗ.
Ví thử: bạn được mời dự một party, ngồi trước một bàn tiệc cùng bè bạn hay đồng nghiệp với những la liệt sơn hào hải vị, đầy những bia, rượu đắt tiền cùng những thiếu nữ chân dài nhiệt tình tiếp đãi… Trong cảnh huống đó mà bạn nói: ăn đồ mặn là đoạn hạt giống từ bi, sẽ dẫn đến bệnh tật cùng mình, hay sát sanh sẽ phải chịu báo oán hay đền mạng; uống bia rượu sẽ bị tổn giảm trí tuệ; rồi khi thấy các thiếu nữ chân dài tiếp đãi „nồng hậu“ thì nói nghiệp quả của tội tà dâm; hay nghe đám bạn thốt lời thị phi, nhân-ngã thì lại nói quả báo phải đoạ địa ngục bạt thiệt (rút, cắt lưỡi)… Nếu bạn thực dụng pháp như thế thì Phật pháp lúc này sẽ trở thành hoả nạn, nghĩa là những người bạn, những đồng nghiệp của bạn nếu họ lịch thiệp, biết kiềm chế, hoặc họ chẳng thèm đoái hoài tới bạn; hoặc họ sẽ cười khẩy, rồi thây kệ cho bạn „toạ thiền“ mà tiếp tục thuyết pháp; hoặc ma lực của tửu, sắc sẽ khiến họ sẽ nổi sân rồi mắng, nhiếc bạn là đồ khùng điên; thậm chí xa hơn, họ sẽ thốt lời huỷ báng Phật pháp.
Vậy Phật pháp lúc đó có thể giúp bạn điều gì? Yên lặng=Nhẫn nhục! Nghĩa là bạn ăn, uống những thứ mà bạn nên ăn, nên uống; nói những lời thực cần nói, đáng nói (nhất quyết không nói pháp – giữ khẩu nghiệp) và giữ được khoảng cách trước sự xô bồ của người khác giới (giữ thân nghiệp). Giả được hỏi sao không ăn đồ mặn? Đáp: Cơ thể không thích hợp với những món này, thay vì nói mình đang tu, đang ăn chay, hay ăn chay trường. Giả hỏi: Sao không uống bia, rượu? Đáp: thể trạng yếu, và còn phải làm chủ phương tiện; Giả hỏi: sao không „tươi mát“ cho vui? Đáp: đã có bạn gái hay đã có vợ rồi, vậy là đủ; Giả hỏi: sao không tán chuyện giải khuây? Đáp: nghe mọi người nói là đủ… làm được những điều như vậy là bạn đang sống rất an lạc giữa đời thường xô bồ, thị phi, cám dỗ. Dẫu bạn không nói một lời pháp, nhưng hành động của bạn chính là những biểu pháp tốt khiến cho ít, nhiều bạn bè, đồng nghiệp sẽ phải suy ngẫm rồi tự nhìn nhận lại hành vi của mình và trong số họ, rất có thể một ngày không xa, những chủng tử Phật sẽ trỗi dậy, lúc ấy nếu có ai hỏi bạn hay thông qua bạn, muốn tìm hiểu về việc ăn chay, giữ giới, tu đạo… đây là nhân duyên tốt, và chín mùi để bạn khai duyên cho họ.
Như vậy muốn qua sông bạn phải có con thuyền. Muốn đến bến bờ bạn phải làm chủ phương tiện. Con sông dụ cho những vô minh, phiền não lôi kéo chúng ta vào 6 nẻo luân hồi; Con thuyền dụ cho pháp của Phật; Phương tiện dụ cho khéo dụng pháp; Bến bờ dụ cho an lạc và giải thoát.
Phật pháp không thể độ người vô duyên là vì thế.
TN
Nam mô A Di Đà Phật. Cho con xin hỏi là con muốn ăn chay, nhưng bây giờ con vẫn còn đi học và ba mẹ con cho con học bán trú là ăn cơm và ngủ tại trường. Khi ăn bán trú đa số là cho con ăn mặn, con muốn ăn chay nhưng lại bị bắt ăn mặn, có vài ngày thì con có thể bỏ hoặc bạn bè xin thì con cho. Nhưng con không thể bỏ hoài được, sợ bị bắt được và cô sẽ mắng và bạn bè thì sẽ không xin hoài được. Chưa kể con còn sợ tốn tiền cha mẹ đã đóng tiền ăn cho con mà con có xin thì ba mẹ con không cho học nửa buổi vì nhà con xa. Bây giờ con không biết phải làm sao ạ ? Cho xin hỏi thêm là có phải sau này nếu có vợ là sẽ mắc duyên nợ phải không ạ ? Con muốn nguyện về Tây Phương Cực Lạc và con biết là phải giữ được 5 giới và có niềm tin sâu sắc với đức Phật, con không biết phải làm sao khi con nghe được là ăn thịt thì sẽ phạm giới sát sanh con muốn bỏ nhưng lại gặp khó khăn vì còn đi học nên gia đình không ai ủng hộ. Con mong được giải đáp và nhận được hồi âm ạ. Con xin cảm ơn. Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào Viên Trí:
Độ đã ăn chay trường được 5 năm, nhưng mình ăn chay lớp thấp còn ăn trứng, và hành, tỏi, hẹ?
VT giúp mình cho ý kiến giúp mẹ, vợ con mình về chuyện ăn mặn để gia đình ít tội lỗi một chút, ăn con trên bờ, hay con ở dưới nước??? Tam tịnh nhục? Nhờ VT lý giải dùm, cảm ơn Viên Trí.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật – Xin chào Tịnh Độ,
Trước tiên thì cũng xin được tùy hỷ công đức ăn chay của bạn nhé. Bạn đã ăn chay trường được 5 năm là một việc đáng quý cần nên tán thán. Tuy nhiên trên bước đường tu thì cũng không nên tự mãn. Nếu tự mãn thì chỉ đứng yên một chỗ mà không có tiến bộ.
Pháp ví như thuyền bè để qua sông, khi chưa qua sông thì cần phải nương nơi thuyền bè. Khi đã qua sông rồi thì không cần dùng thuyền bè nữa. Do vậy nếu bạn còn ăn trứng và ngủ vị tân thì lâu lâu chịu khó nên đọc lại bài Ăn Chay Có Nên Dùng Trứng? và bài Vì Sao Người Ăn Chay Không Được Ăn Hành Tỏi (Ngũ Vị Tân)?. Khi nào bạn không còn ăn trứng và ngủ vị tân thì chẳng cần phải đọc hai bài đó nữa.
Về việc khuyên vợ con ăn chay thì trước tiên mình nên dùng lời lẻ mềm mõng để khuyên nhủ (nói về lợi ích của việc ăn chay chẳng hạn). Nếu như không được thì dùng lời lẻ cứng rắn (nói về tác hại của ăn mặn chẳn hạn). Nếu cũng không được thì dùng lời vừa mềm mõng vừa cứng rắn. Nếu cũng không được thì là thời cơ chưa chín mùi, hãy tạm gát lại, đợi dịp khác thuận tiện rồi tìm phương tiện khéo để thuyết phục sau.
Ăn chay là tu thân, là tu bên ngoài. Niệm Phật là tu tâm, là tu bên trong, là quan trọng hơn. Khi tâm từ bi đã trưởng thành thì tự nhiên mình sẽ phát tâm ăn chay trường và thường xuyên phóng sanh. Lúc đó tự mình sẽ biết là con trên bờ hay dưới nước đều không nên ăn thậm chí tam tịnh nhục cũng không nên ăn. Ngoài ra chính tâm từ bi của mình sẽ xui khiến cho mình có động lực để khuyên người khác ăn chay:
1. Vì mình thương người ăn mặn, sợ họ bị bệnh, bị mang tội về sau.
2. Vì thương chúng sanh nên không muốn có thêm nhiều chết chóc. Mình đích thân đi phóng sanh thì khả năng có giới hạn nên chỉ cứu được một số sinh mạng mà thôi. Nếu như mình khuyên được một người phát tâm ăn chay trường thì sẽ cứu được rất nhiều sinh mạng. Tại sao lại như vậy? Điều này hôm trước VT đã có trình bày qua rồi, hôm nay cũng không ngại gỏ lại từ đầu:
Giả sử như mình khuyên được 50 người phát tâm ăn chay trường vậy thì 50 người đó sẽ không vào chợ, nhà hàng để mua thịt cá nữa. Lúc đó chợ và nhà hàng sẽ bị tồn đọng nhiều thịt cá vì bị ế. Nhân viên làm trong quầy thịt cá, seafood sẽ báo cáo lên với người quản lý. Người quản lý vì sợ “hàng” tồn kho quá nhiều không có chỗ để, lâu ngày sẽ bị hư rồi lổ vốn nên sẽ order ít hơn. Khi đơn đặt hàng của chợ và nhà hàng đã giảm thì khi đó các lò sát sanh và tàu đánh bắt cũng sẽ giảm. Ví dụ như lò sát sanh một ngày giết 1000 con thì hôm nay chỉ giết 950 con thôi, lẻ ra phải mướn 100 anh đồ tể nhưng bây giờ chỉ mướn 98 anh đồ tể là đủ. Người chủ lò sát sanh chỉ nghĩ đến lợi nhuận (tiền) chứ không nghĩ đến vấn đề tội phước gì cả. Tàu đánh bắt cũng lại như vậy: Nếu có đơn đặt hàng nhiều thì mướn nhiều người, đóng thêm nhiều tàu, tăng giờ làm việc của các thủy thủ. Nếu đơn đặt hàng giảm thì bớt người, bớt tàu, bớt giờ làm việc lại nên số lượng chết chóc đã giảm. Người quản lý tàu đánh bắt cũng chỉ nghĩ đến lợi nhuận (tiền) chứ không hề nghĩ đến tội phước gì cả.
Do vậy khi một người cầm tiền ra chợ mua thịt cá seafood thì đồng tiền đó đầu tiên sẽ đưa cho người tính tiền (cashier). Sau đó người cashier cuối ngày sẽ nộp cho người quản lý. Người quản lý sẽ dùng tiền đó để trả cho công ty đánh bắt thủy hải sản và các lò sát sanh. Người chủ lò sát sanh sẽ dùng tiền đó để trả lương cho nhân viên (đồ tể). Giám đốc công ty thủy hải sản cũng sẽ dùng tiền đó để trả lương cho người đánh bắt.
Như vậy thì người đánh bắt nếu không có tiền lương thì họ đâu có đi đánh bắt làm gì, có phải không? Tương tự, người đồ tể cũng vậy: Nếu ông chủ không trả lương thì anh đồ tể cũng không có sát sanh làm gì. Cho nên nếu dùng “huệ nhãn” để nhìn thì chính đồng tiền của khách hàng mới thật sự là chủ của anh đồ tể. Những người làm bên ngành dịch vụ và thương mãi thì không ai là không biết câu nói:” khách hàng là thượng đế”. Khi khách hàng khiếu nại thì người quản lý đích thân xin lỗi sau đó sẽ khiển trách lại nhân viên. Sau khi nhân viên bị khiển trách thì sẽ tìm biện pháp cải tiến chất lượng “mặt hàng”. Cải tiến chất lượng mặt hàng thì có rất nhiều biện pháp nhưng đa phần thì đều khiến cho con vật khi sống đã phải rất khổ sở mà khi chết lại càng rất thãm thương.
Nói tóm lại nếu là người tu thì nên chú trọng vào việc sửa cái tâm mình. Khi mình có tấm lòng từ bi rộng lớn thì mọi suy nghĩ, lời nói, hành động đều vì lợi ích chúng sanh chứ chẳng phải vì lợi ích của bản thân mình. Đến lúc đó mọi sự mọi việc không cần phải hỏi ai khác mà tự nơi tâm mình sẽ có một quyết định sáng suốt: nên làm thế nào, nên nói như thế nào…
Vài lời chia sẽ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật – Xin chào Độ và Viên Trí,
Những gì VT đã khuyên nói cho Độ thì quá tốt rồi, HT chỉ xin mạn phép bổ sung tí xíu nhe.
Cái mà Độ cần đó là “phương tiện thiện xảo” mà trong kinh Đại Thừa như Pháp Hoa, Duy Ma Cật, v.v. có nói đến. Muốn có phương tiện thiện xảo thì như VT đã nói qua cách quá trình của sự chú trọng tu tâm mình trước rồi độ người khác. Câu “tự giác giác tha, giác thành viên mãn” là con đường quá trình mà chư Phật và Bồ Tát đều phải trải nghiệm chứng nhập thành tựu tất cả sự tự chuyển chúng sanh bên trong (tự giác), rồi khởi tâm Đại Bi phổ độ chúng sanh bên ngoài (giác tha), cho đến khi nào viên mãn tâm Đại Nguyện của các Ngài mới thôi (giác thành viên mãn).
Thành ra phương tiện thiện xảo là một phương cách (phải có từ bi và trí tuệ) mà chư Phật và Bồ Tát thường sử dụng như là thuyết giảng giáo lý Phật pháp, bất biến tuỳ duyên độ cho đối tượng khác nhau, tùy theo thời tuỳ theo căn cơ, giúp họ giác ngộ một cách hiệu quả lợi ích nhất.
“Nhiều khi cái phương tiện hay nhất là im lặng thực tâm tu hành để cái đức vô hình tự cảm đến cha mẹ vợ con mà mình không hề biết. Cho nên nói: “thầm niệm câu A Di Đà Phật mọi lúc mọi nơi, hoan hỷ tùy thuận chúng sanh không phàn nàn, giận hờn” là đã có tự giác giác tha rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
mình thấy có nhiều ng tu tịnh độ, giỏi niệm danh hiệu di đà lắm nhung vẫn hàng ngày tạo tội vì nghĩ rằng do niệm phật nên đc về Tây . mình biết là họ k đúng r .
và hôm nay lướt facebook thấy bài này đăng mình thích lắm nè! Chính tỏ lâu nay mình nghĩ không sai 🙂
” Nhiều người cứ nghĩ rằng
Niệm Phật là giải thoát
Được Phật A Di Đà
Tiếp dẫn về Tây Phương
Nhưng nếu tâm người niệm
Luôn nghĩ đến tất cả
Không buông bỏ tiền tài
Luyến tiếc đến người thân
Đức Phật A Di Đà
Muốn kéo đi nhưng khó
Kinh A Di Đà nói:
Người lâm chung niệm Phật
Phải niệm đến NHẤT TÂM
TÂM PHẢI THẬT BUÔNG BỎ
TẤT CẢ MỌI TRẦN CẢNH
Chúng ta muốn vãng sanh
Ngay hiện tại phải niệm
Niệm để tạo thói quen
Tâm phải tập buông bỏ
Những thứ không đem theo
Như tiền tài, nhà cửa
Ngay cả người thân thuộc
Điều quan trọng phải tu
Thân, khẩu, ý cho tốt
Nếu thân, khẩu, ý xấu
Tâm sẽ không an tịnh
Niệm Phật không nhất tâm
Khi tâm đã nhất tâm
Chỉ còn câu niệm Phật
Hiện hữu trong suy nghĩ
Chỉ cần mười câu niệm
Phật A Di Đà hiện
Rước người niệm vãng sanh
Mong mọi người cố tu
Để sau này tất cả
Mọi người đều vãng sanh”
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
Cảm ơn Viên Trí, Huệ Tịnh đã hồi âm cho Độ.
Cho Độ hỏi: ” một người có ý tham tiền, mình có chìu ý họ ko? Đưa tiền là giúp họ tăng thêm lòng tham? Mà ko đưa tiền cho họ thì nổi sân? Mất hạnh phúc? Mình ko biết phải làm Sao? Nhờ các liên hữu góp ý dùm Độ, cảm ơn…
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Tịnh Độ,
Phật dạy mình phải bố thí mà. Nếu gặp ăn xin ở ngoài đường thì nên cho tiền để giúp họ có thức ăn bên cạnh đó cũng giúp mình bớt đi lòng tham. Mình là người tu thì cần phải bớt đi tâm tham và tâm sân của mình chứ không phải của người khác. Bạn dùng ba chữ “mất hạnh phuc” thì mình cũng đoán được người nhận tiền là ai rồi. Trong bài học ngàn vàng có dạy:” Phàm làm việc gì trước phải nghĩ kỹ đến hậu quả của nó”. Do vậy với câu hỏi của bạn thì:
Nếu mình nói nên cho tiền, rồi lở như người ta lấy hết tiền của bạn rồi cuốn gói ra đi giống như trường hợp của Thiên Tâm, lúc đó bạn bắt đền thì mình làm sao có thể đền lại cho bạn số tiền đó?
Nếu như mình nói không nên cho tiền, rồi lở như người ta nổi sân rồi nói:” no money no honey” nên cũng cuốn gói ra đi, bỏ lại bạn bơ vơ có một mình, lúc đó bạn bắt đền thì mình biết kiếm đâu ra một người giống như vậy để đền lại cho bạn đây?
Chính vì thế cho nên bạn là người trong cuộc thì sẽ hiểu rỏ hơn ai hết. Bạn nên tự hỏi tâm bạn xem có nên cho hay không? Sự quyết định cuối cùng vẫn là nơi bạn nhé.
Nếu mình thật sự là người tu đạo thì thiết nghĩ trước tiên nên điều phục tâm tham sân si của mình chứ khoan vội nói đến tham sân si của người khác làm gì.
Nếu như bạn không muốn cho tiền vậy có phải tâm bạn còn tham tiền hay không? Nếu như bạn cho tiền nhằm mục đích để giử hạnh phúc gia đình (muốn được chăn gối mặn nồng) vậy có phải là tâm bạn còn tham sắc hay không? Nếu như bạn đưa tiền nhưng lại muốn người ta phải dùng vào việc đóng tiền gas, điện, nước, đi chợ mua thức ăn cho gia đình…thì đó là một phần vì người, một phần vì bản thân mình. Nếu như bạn cho tiền mà người ta mang số tiền ấy để gửi về cho cha mẹ, anh chị em của người ta thì đó mới thật sự là vì người mà không vì mình. Vì người mà không vì mình tức là quên mình vì người (vô ngã vị tha), đó mới chính là chỗ mà người tu đạo cần phải luyện tập.
Nói tóm lại, nếu bạn có tấm lòng vô ngã vị tha thì người ta lấy hết tiền của bạn rồi bỏ bạn mà đi bạn cũng sẽ không một lời oán trách vì biết đó là trả nghiệp. Còn nếu như bạn có tâm niệm tự tư tự lợi thì sẽ luôn luôn lo sợ bị mất tiền, sợ bị mất người yêu, sợ bị mất nhà, mất xe…Do vậy bạn hãy nên tự hỏi lòng bạn rồi sau đó sẽ quyết định xử sự như thế nào cho phù hợp với cái đạo hạnh hiện có của bạn nhé. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh mà, đâu phải lúc nào cũng có một công thức cố định đâu mà phải linh hoạt uyển chuyển. Trường hợp của bạn nếu đổi lại là người khác, biết đâu chừng người ta không cần phải đưa tiền nhưng vẫn có phương tiện khác khiến người đó không nỗi sân, vẫn giử được hạnh phúc như bình thường.
Ngoài ra thì cái hạnh phúc mà bạn nói đó theo mình nghĩ thì chẳng qua cũng chỉ là một thứ Hạnh Phúc Mong Manh mà thôi. Đối với người tu đạo thì:” Không có hạnh phúc nào bằng sự yên tĩnh của tâm hồn“. Do vậy nếu như đời này mà bạn không quyết chí lo tu niệm cho thật tốt thì lạng quạng coi chừng sẽ phải gặp lại:
QUÁN CANH MẠNH BÀ
Quán nhỏ bên cầu tỏa khói sương,
Dừng chân húp cháo để lên đường.
Vô duyên chẳng dám mơ hoàng hậu,
Bạc phước không màng mộng đế vương.
Kẻ lại vong thề trong nỗi nhớ,
Người thì lỗi hẹn với niềm thương.
Ân đền oán trả cho vay nợ,
Vẫn mãi tìm nhau chốn bụi hường.
Vài lời chia sẽ, hy vọng giúp ích phần nào cho bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Độ muốn hỏi có nên đưa tiền cho vợ để đầu tư (invest) hay không hả? Mỗi lần Độ hỏi nên chia sẻ thêm vài chi tiết cho đở đoán mò câu hỏi của Độ nhe.
Sao mà sống trói buộc mình vào thế phức tạp quá vậy Độ? 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Con vô cùng cảm ơn chú Viên Trí,Thiện Nhân và các bạn đồng tu đã dành thời gian qúy báu tận tình hướng dẫn mọi người.Đọc phần phúc đáp của chú VT,TN,TT…con đã vỡ ra được nhiều điều.Con thấy mình thật may mắn được biết đến trang duongvecoitinh.Con không biết nói gì hơn,thay mặt những người đã từng hỏi,từng ghé qua duongvecoitinh…xin tri ân chú,anh chị và các bạn…
A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật. Cho con xin hỏi là con muốn ăn chay, nhưng bây giờ con vẫn còn đi học và ba mẹ con cho con học bán trú là ăn cơm và ngủ tại trường. Khi ăn bán trú đa số là cho con ăn mặn, con muốn ăn chay nhưng lại bị bắt ăn mặn, có vài ngày thì con có thể bỏ hoặc bạn bè xin thì con cho. Nhưng con không thể bỏ hoài được, sợ bị bắt được và cô sẽ mắng và bạn bè thì sẽ không xin hoài được. Chưa kể con còn sợ tốn tiền cha mẹ đã đóng tiền ăn cho con mà con có xin thì ba mẹ con không cho học nửa buổi vì nhà con xa. Bây giờ con không biết phải làm sao ạ ? Cho xin hỏi thêm là có phải sau này nếu có vợ là sẽ mắc duyên nợ phải không ạ ? Con muốn nguyện về Tây Phương Cực Lạc và con biết là phải giữ được 5 giới và có niềm tin sâu sắc với đức Phật, con không biết phải làm sao khi con nghe được là ăn thịt thì sẽ phạm giới sát sanh con muốn bỏ nhưng lại gặp khó khăn vì còn đi học nên gia đình không ai ủng hộ. Con mong được giải đáp và nhận được hồi âm ạ. Con xin cảm ơn. Nam mô A Di Đà Phật