Ngày 9 tháng 11 năm 2012 tại khóa tu Phật thất niệm Phật 100 ngày tại niệm Phật đường Thí Thiện, Thất Sơn, Mật Vân, thành phố Bắc Kinh có một vị bồ tát đã dùng sinh mạng của mình để viết lên những thời khắc chân thực nhất, đẹp đẽ nhất của thế gian. Nữ cư sĩ Thường Phúc không phải đã chết mà tái sinh về thế giới Tây Phương Cực Lạc. Đây là sự thăng hoa của sinh mệnh, là sự tiếp nối vĩnh cửu của sinh mệnh vì chúng sinh hậu thế chỉ rõ phương hướng, làm một bằng chứng thép chân thực nhất.
Trích đoạn trang nhật ký cuối cùng của nữ cư sĩ Thường Phúc viết 5 ngày trước lúc vãng sanh:
Trong mấy ngày cuối cùng của khóa Phật thất thầy Đồng muốn đến thăm chúng tôi. Nếu tôi có thể vãng sinh Cực Lạc thế giới để nghênh đón thầy Đồng, đó chẳng phải là món quà tốt nhất sao? Quan niệm hiện tại của tôi là bắt đầu từ ngày mai nhất tâm niệm Phật, bởi vì thân thể của tôi đã đến giai đoạn cuối cùng. Tôi không cầu mong gì khác, chỉ nguyện ý niệm sau cùng là A Mi Đà Phật. Tôi phải coi mỗi hơi thở của mình đều là hơi thở cuối cùng. Phải đem mỗi câu Phật hiệu niệm rõ, nghe rõ, nhớ rõ. Tất cả những gì cần nhắn nhủ đều đã sắp xếp xong rồi, không còn thứ gì vướng bận nữa, chỉ cầu vãng sinh Tây Phương. Hôm nay nhật ký dừng ở đây bắt đầu từ mai… Không! Bắt đầu từ hiện tại nhất tâm niệm Phật không còn viết nhật ký nữa. Cũng chẳng còn gì để viết nữa.
A Di Đà Phật.
Không gì ngoài A Di Đà Phật. A Di Đà Phật.
Lão Bồ Tát Lý đã “quay ngược thuyền từ về Cự Lạc” như trong bài kệ ngài đã làm trước khi vãng sinh. Thật là một sự thị hiện viên mãn của một vị Bồ Tát, một biểu pháp vãng sanh tuyệt đẹp. Mọi người hãy nghĩ xem, một người bình thường nếu sau 3 ngày chết thì thân thể sẽ ra sao? còn lão cư sĩ của chúng ta thì 21 ngày sau cơ thể vẫn mềm mại, da dẻ hồng hào, còn đẹp hơn lúc còn sống. Mỗi người chúng ta hãy nên xem kỹ clip này và hãy tuỳ duyên đem câu chuyện vãng sanh của lão cư sĩ Lý để sách tấn mọi người học Phật, niệm Phật, đồng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc quốc. A Mi Đà Phật.
Nam mô A Mi Đà Phật,
Xin các đạo hữu hoan hỉ lượng thứ cho, do bất cẩn nên tôi đã đánh máy thiếu mất chữ cái trong từ Cực Lạc. Đây là danh từ đẹp nhất để chỉ một cõi nước vô cùng trang nghiêm thù thắng vi diệu không thể nghĩ bàn, vậy mà lại đánh sai! Xin khắc phục để tránh sai sót nếu sau này còn comment. A Mi Đà Phật.
A Di Đà Phật…
Xin chào các liên hữu:
-gỡi lời đến Viên Trí và các liên hữu : Thầy Thích Giác Nhàn hiện ở San Jose California hoằng pháp, đến cuối năm thầy mới về lại Việt Nam. Các bạn muốn biết thông tin về lễ hội hoằng pháp thầy Giác Nhàn thì vô trang “voluongtho.vn”, hay liên lạc Nhuận Minh: (408) 590-5889.
A Di Đà Phật…
A Di Đà Phật – Xin chào bạn Tịnh Độ,
Cám ơn bạn đã thông báo dùm nhé nhưng rất tiếc là VT ở miền Nam nên không tiện để đến thăm thầy. Nếu có duyên thì khi thời cơ chín mùi chắc chắn sẽ gặp được thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin hỏi quý Thầy, niệm phật nương theo hơi thở có phải gọi là Thiền tịnh song tu không ạ và niệm phật theo hơi thở như vậy có hợp với bổn nguyện của phật A Di Đà không, con nghe cổ đức có câu:”có thiền có tịnh, như hổ thêm sừng, hiện tại làm thầy người, tương lai làm Phật,Tổ” xin các Thầy cho con nhận định về câu thơ này. Trên đây là những điều mà con đang vướng mắc, con mong sớm nhận được phúc đáp từ quý Thầy. “A Di Đà Phật”.
A Di Đà Phật – Xin chào & gửi bạn Nguyễn Thành,
(Trích từ Đại sư Ấn Quang khai thị – Tịnh Độ Pháp Môn)
http://www.tinhdo.net/khaithi/42-daisuanquang/210-daisuanquangkhaithi.html
Nhiếp tâm niệm Phật chắc chắn chẳng phải là chuyện dễ dàng, nhưng trong các pháp nhiếp tâm thì chỉ có mỗi cách xoay trở lại nghe tiếng niệm thật là bậc nhất.
Pháp môn Bảo Vương nương theo hơi thở bao gồm cả Ngũ Ðình Tâm Quán. Nếu có thể niệm Phật theo hơi thở thì là đã tu kèm cả hai pháp quán Sổ Tức và Niệm Phật.
Nhiếp tâm niệm Phật thì nhiễm tâm dần dần đoạn tuyệt, lòng nóng giận ắt chẳng còn bừng bừng nữa. Một khi hôn trầm, tán loạn đã hết thì trí huệ hiển hiện, cũng phá được ngu si. Ðấy lại là pháp môn “nhiếp trọn sáu căn” của đức Ðại Thế Chí.
Nay người niệm Phật lơi là thì có lẽ chẳng nên áp dụng cách này, sợ vì chẳng kể số nên sẽ trở thành lười nhác.
Còn người đã cam tâm niệm Phật, nếu chẳng tuân theo pháp này thì tam muội khó thành. Nếu là bậc lợi căn thì trong một thất hay hai thất, quyết sẽ đắc Nhất Tâm; còn như kẻ tối tăm, chậm lụt, tâm tưởng yếu kém, nông cạn thì phải tám năm, mười năm mới có thể chẳng loạn!
Niệm Phật bằng cách truy đảnh dễ mắc bịnh. Niệm lớn tiếng, nhỏ tiếng, kim cang trì hay niệm thầm tùy theo tinh thần của mình mà vận dụng cho phù hợp; chớ nên chấp chết vào một cách để đến nỗi bị bệnh ư?
Niệm theo hơi thở chẳng bằng lặng lẽ lắng nghe vì nếu chẳng khéo niệm theo hơi thở sẽ bị bịnh, lặng lẽ lắng nghe chẳng bị mắc bịnh.
————————————-
Diên Thọ (Vĩnh Minh) Ðại Sư – Liên Tông Lục Tổ
Khai thị – Tịnh Độ Pháp Môn
Hỏi: Theo Quán kinh thì phải nhiếp tâm vào định, quán y báo, chánh báo cõi Cực Lạc rõ ràng mới có thể về Tịnh Ðộ. Tại sao kẻ chưa vào định, tu môn Trì Danh cũng được vãng sanh?
Ðáp: Chín phẩm sen ở Cực Lạc gồm nhiếp tất cả công hạnh thấp cao, song không ngoài hai điểm: Ðịnh Tâm và Chuyên Tâm.
1. Ðịnh Tâm hay Ðịnh Thiện là những vị tu tập quán pháp thành công, hoặc trì danh hiệu được vào tam muội. Các vị này sẽ sanh về thượng phẩm.
2. Chuyên Tâm hay Tán Thiện là những người chỉ niệm danh hiệu chưa được vào tam muội, hoặc tu các công đức lành khác trợ giúp, rồi phát nguyện hồi hướng. Hạng người này cũng được dự vào các phẩm thấp hơn. Nhưng cần phải trọn đời quy mạng Tây phương và chuyên cần tu tập. Lúc ngồi, nằm thường xoay mặt về hướng Tây. Khi niệm Phật, lúc phát nguyện, phải chí thành không xao lãng. Tâm niệm khẩn thiết ấy ví như kẻ bị gông xiềng, tù ngục cầu mau thoát ly; người lâm cảnh lửa cháy, nước trôi, hoặc giặc cướp rượt đuổi mong được khỏi nạn. Lại phải vì sự sống chết, phát lòng Bồ Ðề, cầu sanh Tây phương, mau thành Thánh Ðạo để đền đáp bốn ân, nối thạnh Tam Bảo độ khắp muôn loài. Chí thành như thế, quyết chắc sẽ được kết quả.
Trái lại, nếu lời và hạnh không hợp nhau, sức tín nguyện yếu kém, tâm không chuyên nhất, sự tu hành không tương tục thì khó hy vọng thành công. Bởi kẻ biếng trễ như thế, e khi lâm chung bị nghiệp chướng trở ngăn, chẳng gặp bạn lành, lại thêm thân thể đau nhức, tâm thức hôn mê, không thành chánh niệm. Vì sao? Bởi hiện tại là nhân, khi lâm chung là quả. Cần phải nhân cho chắc thật, quả mới không hư luống, như tiếng hòa nhã thì vang dịu dàng, hình ngay tất bóng thẳng vậy. Nếu muốn khi sắp chết mười niệm thành công thì ngay lúc hiện tại phải một lòng chí thiết tinh tấn tu hành, tất không còn điều chi lo ngại.
Ðại khái, chúng sanh bởi tâm chia thiện ác, nên báo có khổ vui. Do nơi ba nghiệp tạo thành, mới khiến sáu đường luân chuyển. Nếu tâm sân hận, tà dâm, đó là nghiệp Ðịa Ngục. Tâm tham lam, bỏn sẻn là nghiệp Ngạ Quỉ. Tâm ngu si, tà kiến là nghiệp Súc Sanh. Tâm ngã mạn, tự cao là nghiệp Tu La. Giữ bền Ngũ Giới là nghiệp Người. Tiến tu Thập Thiện là nghiệp Thanh Văn. Rõ thấu duyên sanh là nghiệp Duyên Giác. Tu trọn Lục Ðộ là nghiệp Bồ Tát. Chân từ bình đẳng là nghiệp Phật.
Nếu tâm thanh tịnh niệm Phật thì hóa sanh về Tịnh Ðộ, ở nơi bảo các, hương đài. Như ý mê tối đục nhơ, tất gởi chất cõi Uế Bang, nương cảnh nổng gò, hầm hố. Cho nên lìa nguồn tự tâm không còn biệt thể, muốn được quả tịnh phải chủng nhân mầu. Như tánh nước chảy xuống, tánh lửa bốc lên, lý thế tất nhiên, có chi mà ngờ vực!
Ðại Sư lại vì người đương thời còn phân vân giữa Thiền và Tịnh, chưa biết tu môn nào được kết quả chắc chắn, nên làm kệ Tứ Liệu Giản để so sánh sự lợi hại như sau:
Có Thiền không Tịnh Ðộ
Mười người, chín lạc lộ
Ấm cảnh khi hiện ra
Chớp mắt đi theo nó.
Không Thiền, có Tịnh Ðộ
Muốn tu, muốn thoát khổ
Vãng sanh thấy Di Ðà
Lo gì chẳng khai ngộ?
Có Thiền, có Tịnh Ðộ
Như thêm sừng mãnh hổ.
Hiện đời làm thầy người
Về sau thành Phật, Tổ.
Không Thiền, không Tịnh Ðộ
Giường sắt, cột đống lửa!
Muôn kiếp lại ngàn đời
Chẳng có nơi nương tựa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thưa bạn Nguyễn Thành,
Câu hỏi của bạn rất thường gặp đối với nhiều người tu học Phật pháp. Với hiểu biết hạn hẹp của mình HA xin có đội lời chia sẻ:
Thứ nhất đó là việc niệm Phật nương theo hời thở có phải là thiền – tịnh song tu hay không?, có hợp với bổn nguyện của A Di Đà Phật hay không?
Niệm Phật nương theo hơi thở có nghĩa là trong hơi thở vào và hơi thở ra đều niệm Phật bằng ý. Một số hành giả khi hít vào niệm A Di, thở ra Đà Phật hoặc hít vào cũng một câu A Di Đà Phật, thở ra cũng như vậy. Trong quá khứ có khá nhiều chư tăng đại đức đã thực hành theo phương pháp này và đã thành công. Như vậy có thể thấy rằng pháp niệm Phật nương theo hơi thở là phù hợp với bổn nguyện của A Di Đà Phật. Thực tế nếu tách bạch ra thì việc quán hơi thở như vậy chưa thể gọi là pháp thiền quán niệm hơi thở được vì pháp quán niệm hơi thở thì có dài, có ngắn, có quán chiếu hơi thở, có quán niệm hơi thở ra vào với nhiều cấp độ từ thấp đến cao. Vì vậy khi đã niệm hơi thở thì không thể niệm Phật đồng thời vì trong một niệm chỉ có thể là một mà thôi. Việc niệm Phật nương theo hơi thở chỉ có mặt một phần của pháp thiền niệm hơi thở mà thôi. Tuy nhiên do vì tâm theo dõi hơi thở ra vào đồng thời với niệm danh hiệu Phật nên tâm dễ định, ít bị vọng niệm xen vào. Tuy nhiên pháp niệm danh hiệu Phật coi trọng ở lắng nghe âm thanh (pháp niệm Phật nhĩ căn viên thông) nên khi niệm Phật nương theo hơi thở thì không thể nghe rõ tiếng niệm của chính mình, nếu có chỉ là âm hưởng lưu lại trong tiềm thức. Còn một hạn chế của pháp niệm Phật này là dễ bị hôn trầm vì chỉ hoàn toàn niệm bằng ý.
Về ý nghĩa của thiền – tịnh song tu thì có thể nói rằng 84000 pháp môn của Đức Thích Ca tuyên bày để giáo hoá chúng sanh đều “có thiền” trong đó, nếu một pháp môn không có chất thiền thì không được coi là chánh pháp của Như Lai được. Trong kinh Đại Tập Phật nói rằng “niệm Phật là vô thượng thâm diệu thiền”, trong kinh niệm Phật Ba La Mật thì Phật nói “Niệm Phật chính là đại thiền định”. Còn Quán Thế Âm Bồ tát trong Cực Lạc du ký khi được ngài Khoan Tịnh hỏi về thiền – tịnh song tu cũng chỉ nói rằng đó là cách chia thành hai nhóm, một nhóm niệm hai câu Nam mô A Di Đà Phật, nhóm kia lắng nghe, sau đó thì nhóm kia niệm hai câu, nhóm này lắng nghe: ” Phật tánh tự nhiên lộ, tính tất sanh định, định tất sanh huệ”.
Thứ hai là việc bạn nghĩ rằng niệm Phật nương theo hơi thở là “có thiền, có tịnh” câu này nằm trong Tứ Liệu Giản. Dựa theo lý giải của các vị cao tăng đại đức (trong đó có Ấn Quang đại sư – tổ 13 Tịnh độ tông) thì “có thiền” nghỉa là thiền giả đã đại triệt, đại ngộ, minh tâm kiến tánh như ngài Vĩnh Minh Diên Thọ (tác giả của Tứ Liệu Giản), tổ thứ 6 Tịnh độ tông hay Triệt Ngộ đại sư – tổ thứ 12 của Tịnh độ tông.vv.. Mới gọi là “có thiền”. Trong 13 vị tổ sư Tịnh độ tông thì có tới 6 vị từ Thiền tông quy hướng Tịnh độ tông. Những vị Tổ sư này mới thực sự là “có thiền, có tịnh”. Thưa bạn, A Mi Đà Phật.