“Nhân gian bách thiện Hiếu vi tiên”, lòng Hiếu là bản chất của nền văn minh của nhân loại, là truyền thống đạo đức. Đạo Phật dạy chúng ta “Phụ mẫu thị gia lý diện đích lưỡng tôn hoạt Phật”, Cha Mẹ còn sinh tiền là Phật sống tại gia, và “Sở hữu chúng sinh vô nhất bất tằng tố quá tự kỷ đích phụ mẫu”, tất cả chúng sinh không có ngoại lệ đều do cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng.
HT Tuyên Hóa dạy: “Con người biết hiếu thảo với cha mẹ thì sẽ làm trời đất rạng rỡ. Việc khiến trời đất cảm động, cũng chính là lòng hiếu thảo cha mẹ, nên nói: “Thiên địa trọng hiếu, hiếu đương tiên”. Chữ Hiếu này rất quan trọng. Chỉ cần một chữ “Hiếu” thì cả nhà được bình an. “Hiếu thuận hoàn sanh hiếu thuận tử”. Cha mẹ biết hiếu thảo thì sẽ sinh con hiếu thảo. Nếu như chúng ta hiếu thảo với cha mẹ mình, thì sau này con cái sẽ hiếu thảo với chúng ta. Còn nếu như mình không hiếu thảo, thì con cái của mình sẽ không hiếu thảo với mình đâu. Nhân Quả không hề sai chạy.
Diệu Âm Lệ Hiếu có một người bạn đồng tu pháp danh Minh Đăng (ảnh), trước đây là hàng xóm cũ. Người bạn này từ nhỏ đến lớn có cuộc sống bình thường trong một gia đình chỉ có ba mẹ con. Minh Đăng được mẹ lo cho ăn học đến nơi đến chốn nhưng thường ngỗ nghịch, làm buồn lòng mẹ từ chuyện bạn bè, công việc cho đến quan hệ nam nữ. Bạn thường vòi tiền mẹ bằng đủ mọi cách, có thể gọi là “oan gia đến đòi nợ”. Đối với hàng xóm xung quanh thì bạn là một người con bất hiếu, không lương thiện. Thế nhưng sau lần mẹ bạn ấy đổ bệnh ung thư bao tử thì Minh Đăng lại hồi đầu một cách kỳ lạ.
Lúc mẹ nằm viện, bạn ấy hết lòng cận kề chăm sóc cả ngày lẫn đêm, người luôn thiếu ngủ nhưng không hề than vãn, lại thường khuyên mẹ niệm Phật. Khi thấy mẹ đau đớn với căn bệnh, Minh Đăng đã phát nguyện ăn trường chay cho mẹ khỏe trở lại, việc này khiến người mẹ cảm động và nói: “Sau này về nhà tất cả chúng ta cùng ăn chay chung với con cho vui nhé”.
Rồi do khối u trong bao tử cần phải mổ ra xem có di căn hay không nên bác sĩ phải cho bệnh nhân thụt tháo “đi ngoài” trước khi phẫu thuật. Minh Đăng đỡ mẹ vào nhà vệ sinh, vừa lom khom bơm ống vào thụt thì bà đã “đi ngoài” văng đầy mặt bạn ấy. Nhìn con bị như thế bà chẳng biết làm sao nên bật cười, Minh Đăng không hề kêu la hay giận mẹ mà lại cười theo, có mấy ai làm được điều này không? Tình thương mẹ đã vượt lên tất cả. Hết lòng chăm sóc mẹ bệnh đến mức độ thân nhân những giường bệnh sát bên đều nói: “Con gái chăm bà cũng không bằng thằng con trai này”.
Ca mổ hoàn tất, khối u di căn. Bác sĩ trả bệnh nhân về nhà. Bắt đầu những chuỗi ngày cực nhọc cùng với mẹ. Bà đau đớn, trăn trở không ngủ được bao nhiêu thì Minh Đăng cũng không ngủ bấy nhiêu. Bạn thường nằm cạnh mẹ, lau chùi cho mẹ từng ly từng tí, làm vệ sinh cho mẹ, chăm từng miếng ăn thức uống, rồi khuyên mẹ niệm Phật. Những ngày cuối đời, mẹ của Minh Đăng bị oan gia trái chủ nhập thân rất khổ sở, người bức bách, lúc nào cũng than: “Nóng quá, nóng quá!”, rồi còn bắt bạn ấy thờ bài vị trong nhà. Ban đêm thì không cho mở đèn vì “Sáng quá, không chịu được”. Ai nấy thấy bà bị oan gia nhập vào “quậy” suốt nên ngao ngán, chỉ còn Minh Đăng luôn túc trực cạnh mẹ liên tục. Lòng hiếu này đôi lần làm cảm động oan gia trái chủ. Hàng ngày, bạn ấy phải mua nhiều nước đá lau rộp cả tay mà bà vẫn không cảm thấy mát mẻ hơn.
Có lẽ nhờ lòng hiếu thảo của bạn ấy mà mẹ bạn đã có một cơ duyên thù thắng, đó là được hộ niệm lâm chung. Bà được khai thị buông xả mọi thứ, niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tây Phương. Bà đã làm được, bà dặn dò hết mọi người trong nhà, rồi cởi bỏ những trang sức trên người đem cho hết. Và còn nói các con rằng sau khi bà mất, hãy đem tất cả đồ đạc của bà mà quyên tặng cho những người nghèo, khó khăn. Minh Đăng và em trai mình đã hết lòng lo lắng cho mẹ đến những giờ phút sau cùng. Trong thời gian hộ niệm cũng có những vị cản trở nhưng do hai anh em kiên quyết vì mẹ mà tạo một khung cảnh trang nghiêm, an toàn. Việc này khiến cho những thành viên trong Ban hộ niệm cũng cảm động mà hết lòng trợ giúp. Sau 19 tiếng hộ niệm, thân thể bà mềm mại, mặt tươi hồng, đỉnh đầu ấm, xả báo thân an lành năm 2012. Hỏa táng bà thì có xá lợi, hiện giờ được Minh Đăng thờ tại nhà.
Bạn ấy nói rằng: “Không hiểu sao từ khi thấy mẹ bệnh, em thương mẹ quá. Lúc đó trong lòng em chỉ biết nghĩ làm thế nào để mẹ bớt bệnh, bớt đau. Em không màn cực khổ. Khi biết hộ niệm tốt như vậy, lo được cho mẹ đến những giờ phút sau cùng, em cảm thấy nhẹ lòng. Nếu không thì sau này em sẽ là người ăn năn hối hận nhất”.
Bạn từ một người con bất hiếu nhưng một ý niệm hồi đầu đã chuyển đổi lại, có thể hiếu thảo với mẹ trọn vẹn nhất từ thế gian pháp đến xuất thế gian pháp, thật đáng để làm gương. Bạn ấy nói bây giờ đã chuyên tu học niệm Phật cầu giải thoát sanh tử rồi mà hễ mỗi lần giãi đãi thì lại mơ thấy mẹ về nhắc nhở niệm Phật. Thật là diệu kỳ!
Câu chuyện của Minh Đăng, Diệu Âm Lệ Hiếu là người chứng kiến từ đầu đến cuối cho nên hết sức cảm động. Đã nhiều lần trong tâm luôn mong có dịp viết lại câu chuyện này làm gương cho chính mình và nhiều bạn đồng tu khác nhưng chưa có dịp. Hôm nay đã đủ duyên để viết được bài này, ngưỡng mong có thể mang lại một tấm gương quý báu về sự hồi đầu giác ngộ của một người con Phật liên quan đến hiếu thảo, đem lại tấm gương sáng cho những đồng tu như chúng ta.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát. _()_
(Diệu Âm Lệ Hiếu)
gia gia hôm qua nghe có ng nói đến chuyện ăn phi thời gì đó , gia gia k có cơ hội hỏi ng ấy là giới đó là dành cho ng xuất gia hay phật tử tại gia có cần làm theo k ?
lại nhớ đến ở trang này có nhiều vị cư sĩ giàu kinh nghiệm về tu hành nên muốn ở đây xin hỏi về chuyện ăn phi thời , sau giờ ngọ k đc ăn gì đó . cũng k biết giờ ngọ là mấy giờ nữa >_<
có vị nào làm ơn giải thích thêm về giới này k ạ , gia gia xin muốn biết thêm về giới đó . cảm ơn nhiều ạ .
à ! và trong kinh điển Đức phật thường nói ” nếu có ai thọ trì đọc tụng biên chép kinh này … ”
ấn tống là in ra kinh sách , nhưng biên chép có nghĩa là mình tự tay viết lại nguyên quyển kinh hay sao ạ ? :O
A Di Đà Phật
Gửi bạn Gia Gia,
Biên chép có hai nghĩa: Biên tập và chép lại. Biên tập chỉ cần thiết khi quyển kinh đã hư nát, không thể trì tụng được nữa, lúc đó bạn có thể tự biên-chép (trình bày lại theo nguyên bản gốc bằng cách tự mình chép, viết) để trì tụng.
Cách này chỉ phù hợp với thời ngày xưa, điều kiện in ấn khó khăn, còn ngày nay phương tiện và việc in ấn đã phổ cập, do vậy bạn có thể layout những kinh pháp muốn ấn tống trên word, kế đó chuyển định dạng sang PDF, rồi tự in hoặc mang tới nhà in. Công đức cho cả hai đều ngang nhau, vì quan trọng là sự phát tâm thanh tịnh của bạn.
TN
vậy là mình k cần tự chép tay như câu biên chép à? sao mình tới nhà ngta thấy có nguời tự tay viết chép ra sách nguyên quyển kinh pháphoa…như vậy là sao nhỉ
a di đà phật
giống như bạn gia gia, con cũng có nghe nói tới giới không ăn sau buổi trưa, cho con xin hỏi là người tại gia có nên thực hiện không, cho con xin hỏi lợi ích của việc này và người tại gia như chúng con có nên thực hiện không và thực hiện như thế nào? có vị nào đã thực hành chỉ dạy cho con và bạn gia gia cũng như nhiều bạn khác với
con xin cám ơn mọi người trước.
Mình nghĩ Phật tử tại gia không cần thiết trì giới ăn quá ngọ, tu sĩ cần trì giới này vì nghe là Phật đã chế giới cho họ nên họ phải vâng lời, và theo một số điều không xác thực là thiên thần ăn buổi sáng, súc sinh ăn trưa, ma quỷ ăn đêm, nên Phật chọn ăn trước ngọ ( trước 12 giờ). Nhưng do thể trạng và sức khoẻ nên một số tu sĩ vẫn ăn chiều (tối). Mình là Phật tử tại gia mình chỉ việc Đói ăn Mệt ngủ và niệm Phật, đừng quan tâm chuyện ăn uống, cái quan tâm nhất là niệm Phật, cách đây 2 tháng đáng lẽ mình chỉ thưởng dương 21 tuổi , nhờ chuyên cần niệm Phật mà được thấy Phật thị hiện và mình được sống đến ngày hôm nay, chúc các bạn chăm chỉ niệm Phật để sớm về cực lạc, Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi Gia Gia và Mô Phật,
Nếu ta đến các chùa, nhất là chùa Ni, thì buổi chiều không bao giờ các vị cho rửa chén. Còn nếu ăn uống sau Ngọ thì giữ gìn không cho khua chén đũa…
Lý do Phật lập ra giới chỉ ăn trước Ngọ là do lòng từ bi. Bởi vì buổi chiều và tối là giờ ma ăn. Nhưng những kẻ bị đọa vào loài Ngạ Quỷ thì luôn luôn đói, không bao giờ có cái ăn. Vả lại, Ngạ Quỷ có thân hình bụng bự đầu to nhưng cái cổ thì rất bé “như cây kim”. Buổi chiều tối trên dương gian, người ta ăn uống khua động muỗng chén xoong nồi, Ngạ Quỷ họ nghe được cả. Và sự đói bụng thèm ăn khiến họ rất đau khổ, cái cổ cứ nhóng lên khi nghĩ đến ăn và thế là cổ bị đứt lìa, rất là khổ sở, tội nghiệp.
Nếu chúng ta là người Phật tử tuy không giữ giới ăn Ngọ, nhưng nếu chiều tối có cần ăn thì nên nhẹ nhàng tránh khua động vì lòng từ bi để loài Ngạ Quỷ không phải đau khổ.
Sự góp ý này nếu thiếu xót xin quý đạo hữu góp ý thêm.
Mình cũng từng nghe quý Thầy quý Cô giảng cho người phật tử tại gia là nên hạn chế tối đa việc ăn vặt ban đêm, vì đây là thời ăn uống của các loài quỷ thần nói chung và Ngạ Quỷ nói riêng. Khi thấy mình ăn uống mà họ không có để ăn, họ dễ sanh tâm ganh ghét và đôi khi hảm hại; nếu mình có duyên với họ thì rất dể bị họ làm cho sanh bệnh.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Mình cũng biết về giới này không chỉ dành cho người xuất gia mà còn dành cho cả giới tại gia nữa, ví dụ như bát quan trai giới của người tại gia chúng ta có cái giới không ăn phi thời. Vậy nếu bạn nào thực hiện được thì vô cùng quý hóa rồi, xin chia sẻ thêm, có ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc bề bộn hằng ngày của người tại gia công việc vốn đa đoan không?
A di đà phật
A di đà phật
Chúng ta rất nên thực hiện pháp này:không ăn chiều tối thì công phu sẽ tốt hơn hẳn.
Qúy Liên hữu hãy thử xem!
A di đà phật
Nhị Thập Tứ Hiếu (24 Tấm Gương Hiếu Hạnh)
CHÀNG TRAI NẤU ĂN Ở PHÒNG LÀM VIỆC ĐỂ DÀNH TIỀN NUÔI MẸ GIÀ
Muốn dành tiền lo cho mẹ và các em, Habil lúi cúi nấu trong nồi cơm điện ở văn phòng, thay vì ăn cơm tiệm
Ngày 21/10, Axzri Walter, 39 tuổi tình cờ quay lại văn phòng. Anh vừa sợ hãi vừa ngạc nhiên khi đèn sáng nhưng phòng không người. Đột nhiên, nghe có tiếng động, Axzri tiến lại gần thì phát hiện Habil, một nhân viên của mình đang lúi cúi dưới gầm bàn.
Nhìn thấy sếp, nhân viên này đứng phắt dậy, mặt đầy sợ hãi. Hóa ra Habil đang nấu ăn dưới bàn làm việc, bằng một cái nồi cơm điện. Axzri thắc mắc: “Habil, tuần vừa rồi cậu kiếm được 1.000 RM (khoảng 5,5 triệu đồng) – dễ dàng để mua được suất cơm ngon dưới văn phòng mà”.
Habil tranh thủ nấu ăn vào nồi cơm điện, dưới gầm bàn ở văn phòng làm việc. Ảnh: Axzri Walter.
Habil gãi đầu giải thích, tuần vừa rồi, cậu đã đưa hết tiền lương cho mẹ mình, dù bà không đòi hỏi.
Hóa ra, cha Habil đã qua đời vài năm trước. Để có tiền lo cho gia đình, năm 19 tuổi, cậu đã phải rời quê nhà ở Pahang đi làm. Cậu muốn dành toàn bộ thu nhập để có tiền mua quần áo, thức ăn và các thứ cần thiết cho mẹ và anh chị em.
“Tôi không biết mẹ sẽ sống được bao lâu. Mẹ sống được ngày nào, tôi mong bà sẽ hạnh phúc”, Habil nói. Axzri xúc động ôm lấy nhân viên của mình, rồi xuống dưới tiệm mua thêm thức ăn để cùng nhau dùng bữa tối.
Câu chuyện Axzri đăng tải trên mạng xã hội, với mong muốn sẽ có nhiều người trẻ hiếu thảo với cha mẹ như cậu nhân viên của mình. Bài viết của anh nhận được hơn 12.000 lượt chia sẻ.
Nhật Minh (Theo Asiaone)