1. Điều kiện cần thiết thứ nhất của người niệm Phật là: phát Bồ đề Tâm. Nghĩa là trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh. Người tu Phật nói chung nếu không phát tâm Bồ đề, dẫu có tinh tấn tu hành trọn kiếp cũng không có kết quả, chỉ nhọc công vô ích. Trong kinh Hoa Nghiêm dạy rằng : “Vong thất Bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp” (Quên mất tâm Bồ đề, dẫu tu các hạnh lành cũng điều là nghiệp ma). Vì vậy, người tu pháp môn niệm Phật muốn thành tựu ước nguyện, chóng vãng sanh Tịnh Độ trước hết phải Bồ đề tâm mà niệm. Đây là điểm vô cùng quan trọng, không thể thiếu đối với người tu niệm Phật nói riêng và người tu các pháp môn khác nói chung. Chính vì “Bồ đề” có nghĩa là giác, là quả vị tu chứng của hàng Thanh văn, Duyên giác, và quả vị Vô thượng Bồ đề. Nếu hành giả phát tâm trên cầu quả vị Phật, dưới cứu độ chúng sanh, phát tâm như thế gọi là phát Vô thượng Bồ đề tâm. Quả vị tu chứng của hành giả khi phát tâm Vô thượng là Phật. Đứng về phương diện bản chất thì tâm Vô thượng Bồ đề được xây dựng trên hai yếu tố : Từ bi và trí tuệ. Nhưng đứng về phương diện hình thức khi hành giả phát tâm rộng lớn bao hàm hai khía cạnh : nội tại và ngoại tại.
Chúng sanh xưa nay ai cũng tự có đủ Giác tánh thường minh, nhưng vì vọng động, nhiễm trần che lấp tâm tánh, khiến tính giác ngộ trong tự thân của mỗi chúng sanh bị tiềm tàng không hiển lộ ra ngồi. Việc tu tập không ngồi mục đích khơi dậy tiềm năng giác ngộ sẵn có trong tâm của mỗi người. Chúng sanh tuy sống trong vọng động bất an, đắm chìm trong sắc trần, ngũ dục nhưng không vì thế mà Giác tánh Bồ đề mất đi. Cho nên trong kinh đức Phật thường dạy : “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. Khi hành giả phát tâm trở về với Giác tánh sẵn có của chính mình, trở về với tự tánh Di Đà tự tâm, phát tâm như vậy gọi là phát tâm Bồ đề tự tánh nội tại.
Thế nhưng, chúng sanh muốn thành tựu được Vô thượng Bồ đề tâm, trước cần phải có những ngoại duyên hỗ trợ. Những ngoại duyên chính yếu cho một hành giả khởi phát tấm lòng rộng lớn đấy là nhờ bậc minh sư, nhờ thiện hữu tri thức, nhờ Tam tạng Thánh giáo. Khi hành giả tiếp xúc với Kinh điển, sự thấm nhuần của giáo pháp sẽ thúc đẩy hành giả phát khởi Bồ đề tâm. Hoặc giả nhờ thầy lành bạn tốt, nhờ những tấm gương sáng của chư Phật, chư vị Bồ tát, chư liệt vị Tổ sư, hành sanh tâm kính ngưỡng, muốn noi gương các Ngài và từ đó trong lòng phát khởi tâm Bồ đề. Sự phát khởi tâm này là nhờ nhân duyên bề ngồi tác động hay còn gọi là tư trợ ngoại tại.
Tóm lại, hành giả phát Bồ đề tâm là phát tâm mong cầu thành Phật, và mong cầu độ tận tất cả chúng sanh về cõi Phật. Mục đích của pháp môn niệm Phật là vãng sanh Tây phương Cực Lạc. Đã sanh ở cõi này, với đầy đủ thắng duyên hành giả tiến lên quả vị Vô thượng Bồ đề, đầy đủ từ bi và trí tuệ, đầy đủ năng lực độ sanh, hành giả trở lại Ta bà tiếp độ tất cả chúng sanh. Chính vì thế mà tâm nguyện vãng sanh Cực Lạc là tâm nguyện lợi tha, không ích kỷ hẹp hòi, tự mình an vui nơi cảnh Tịnh, phù hợp với tinh thần Bồ tát đạo. Cho nên, hành giả phát khởi chuyên tâm niệm Phật cầu sanh về cõi Tịnh cũng chính là phát tâm Vô thượng Bồ đề. Tham học Kinh điển, gần gũi thầy lành bạn tốt, làm các việc phước thiện là trợ tu. Chánh hạnh, trợ duyên song hành mới hợp với pháp môn niệm Phật, được như thế sẽ chóng thành ước nguyện. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ đức Phật dạy : “Tâm Bồ đề gồm đủ ba tâm : Tâm chí thành (thể); thâm tâm làm lành, tạo phước đức là tự thọ dụng; tâm hồi hướng phát nguyện là tha thọ dụng nghĩa là đối với chúng sanh phải có lòng đại từ đại bi đãi nhơn tiếp vật như vậy mới hợp với pháp môn Tịnh Độ” [20-142]. Nội dung ba tâm không ngồi tự lợi, lợi tha. Trên cầu quả vị Phật, dưới nhiếp hóa chúng sanh. Tâm nguyện này cũng chính là bổn hồi của mười phương chư Phật.
2. Điều kiện thứ hai của người tu theo pháp môn niệm Phật là: nghiêm trì Tịnh giới. Thông thường giới được hiểu là ngăn ngừa các điều sai quấy, chấm dứt các điều ác (Phòng phi, chỉ ác), hoặc ngưng điều ác và làm điều lành (chỉ ác, tác thiện). Theo ngài Buddhaghosa định nghĩa về Giới : “Giới có nghĩa là chế ngự theo năm cách như sau : Chế ngự với sự chế ngự của giới bổn pãtimokka, chế ngự bằng tỉnh giác; chế ngự bằng tri kiến; chế ngự bằng kham nhẫn; chế ngự bằng tinh tấn. Giới có nghĩa là kết hợp, vì nó kết hợp ba nghiệp thân. Khẩu, ý, hướng đến con đường thánh thiện. Giới có nghĩa là nền tảng, vì nó làm cơ sở cho người giữ giới cảm thấy mát mẻ” [23-20]. Qua hai định nghĩa trên ta thấy Giới giúp cho hành giả đạt được hai mục đích: không làm các việc ác (chư ác mạc tác), làm các việc lành (chúng thiện phụng hành). Mục tiêu của người niệm Phật là tịnh hóa thân tâm trong khi niệm, do đó muốn thân tâm được thanh tịnh là ngồi giới luật ra không còn phương cách nào thực hiện hữu hiệu hơn. Chính vì nhiệm vụ của giới là nhằm ngăn chặn và chấm dứt các tà hạnh, ngõ hầu thành tựu các chánh hạnh. Cho nên hành giả có chu tồn giới luật, tịnh nghiệp mới viên thành.
Giới được phân chia thành nhiều loại, hành giả tùy theo giới luật mà mình đã lãnh thọ, phải tuân giữ cho nghiêm mật. Bất cứ tu học theo pháp môn nào trong Phật giáo cũng không thể xem nhẹ giới luật. Vì giới là nền tảng của đạo, là thọ mạng của Phật pháp. Nếu không có giới thì định, tuệ không sanh trưởng, không có động lực thú đẩy hành giả vãng sanh. Trong mười tông phái của Phật giáo, Tịnh Độ tông và Luật tông là hai ông phái liên hệ mật thiết với nhau. Hai tông phái này có tầm ảnh hưởng rất lớn đối với tán tông phái còn lại. Đại dư Thái Hư đánh giá tầm quan trọng của hai tông này : Luật là nền tảng chung của Tam thừa, Tịnh Độ là mái che chung của Tam thừa”. Hành giả có nghiêm trì tịnh giới, và trên nền tảng của giới câu niệm Phật mới có tác dụng hết công năng mầu nhiệm vốn có. Cho nên “Một câu niệm Phật có thể tiêu trừ tám mươi ức kiếp sanh tử trọng tội”[8-55], chính là nhờ tinh chuyên về Giới luật hay nói cách khác nhờ sự thanh tịnh từ thân cho đến tâm của hành giả mới có lợi ích lớn lao như thế.
Nhưng muốn cho tâm Bồ đề chúng ta mỗi ngày mỗi tăng trưởng tư cách thánh hạnh được vẹn tồn, trọn đầy chánh nhân vãng sanh Tịnh Độ, người niệm Phật bên cạnh phát Bồ đề tâm, nghiêm trì tịnh giới phải hội đủ ba đức tính Quyết định vãng sanh, ấy là Tin sâu, Nguyện thiết và Trì chuyên (Hạnh).
Trích từ sách Chân Thật Niệm Phật Cực Lạc Hiện Tiền
Thích Thiện Phụng
Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa thầy:con cái xuất gia.cha mẹ gọi như thế nào mới đúng?
Chào bạn nguyên
Khi có con cái xuất gia thì gọi đúng như khi đối đãi với các vị xuất gia khác như gọi “thầy”, “cô” đối với các vị đã thọ giới Tỳ-kheo gọi là “chú” đối vợi các vị thọ giới Sa di hoặc gọi pháp danh của người con đó.
Còn về phần tự xưng thì cha mẹ có thể tự xưng đúng vai vế trong nhà của mình, đối với người thân của người xuất gia mà có tuổi đời nhỏ hơn thì tự xưng “con” đối với các vị xuất gia đó.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn Nguyên thân mến,
Mình đi chùa có thấy những bậc cha mẹ, anh chị có con em là tu sĩ đang tu ở chùa; khi nói chuyện hay cần trao đổi việc gì, họ đều tự xưng “con” với vị tu sĩ ấy (là con em của họ), và tỏ ra cực kỳ lễ phép. Còn vị tu sĩ ấy vẫn xưng hô với người thân theo vai vế ở trong nhà. Mình thấy người nhà cư xử như vậy là đúng, vì tuy là vai vế con em trong nhà, nhưng khi người ấy đã xuất gia trở thành”Tăng Bảo” trong giáo pháp của đấng Như Lai, thì không còn là người bình thường nữa. Có thể trong chổ riêng tư cách xưng hô có khác, nhưng ở nơi công chúng thì nhất thiết nên như vậy.
Vài lời chia sẽ cùng bạn, và chúc bạn luôn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Cám ơn chị nhé
Nam mô a di đà phật…
Cho mình hỏi,con người sống trên trái đất này
cái gì cũng lo, nhưng có ai lo hoặc chuẩn bị cho mình trước cái chết không?♡♡♡
A Di Đà Phật! Cho mình hỏi là sao mình tuy niệm Phật và cũng biết ái dục là chuyện xấu nhưng khi mình nhìn thấy các thần tượng nữ xinh đẹp của Trung Quốc (mình không có động lòng với các bạn nữ ở ngoài hay Tây gì) mà chỉ thích mấy diễn viên nữ Trung Quốc thôi, mình đã nói là mình không được mê vì đó là ái dục mà mình cứ tìm xem phim, thông tin, của họ hoài =.= Năm nay mình 21 tuổi ạ T^T mình cũng không tính lập gia đình để chuyên tâm niệm Phật mà sao mình cứ mê, mình sợ sẽ làm uổng phí thời gian niệm Phật, các đạo hữu cho mình lời khuyên với!
A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bạn Rối Loạn thân mến,
Bạn có quyết tâm như vậy thì mình cũng rất là ngưỡng mộ. Tuy nhiên cuộc chiến này vừa mới bắt đầu, thắng hay bại là phải xem nơi sự dũng mãnh của bạn. Lúc xưa mình cũng giống như bạn, rất thích xem các diển viên Trung Quốc trong phim kiếm hiệp. Sau khi biết tu rồi thì gặp nử sắc chẳng dám nhìn ngó, luôn tìm cách xa lánh. Sau này mình mới nhận ra khuyết điểm của mình: không nên lẫn trốn như vậy. Vì nếu cứ phải lẫn trốn hoài như vậy thì giống như học mà không có kiểm tra trắc nghiệm thì đâu biết đạo hạnh của mình đã tới đâu. Cho nên mình phải luyện như thế nào mà cho đến khi gặp người đẹp như tiên mà vẫn không khởi sanh tà tâm dục niệm thì đó mới là chỗ cứu cánh viên mãn. Đây là quá trình tu tập phải trãi qua nhiều năm tháng chứ không phải một hai ngày mà thành tựu liền đâu. Dù sao thì có chí thì nên, chúc bạn luôn tinh tấn.
Chương 24/42: Ðức Phật dạy: “Trong các thứ ái dục, không gì đáng ngại bằng sắc dục. Lòng ham thích sắc đẹp to lớn không gì sánh bằng. May thay, chỉ có một mình nó mà thôi. Nếu có hai thứ như thế thì khắp thiên hạ không ai có thể tu Ðạo được cả!”
Chương 25/42: Ðức Phật dạy: “Người ham mê ái dục ví như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, tất sẽ mắc phải nạn cháy tay.”
Chương 27/42: Ðức Phật dạy: “Người hành Ðạo ví như khúc gỗ dưới nước, theo dòng mà trôi. Nếu nó chẳng tấp vào hai bên bờ, chẳng bị người ta vớt lấy, chẳng bị quỷ thần ngăn trở, chẳng bị nước xoáy giữ lại, cũng chẳng bị mục nát, Ta cam đoan rằng khúc gỗ này nhất định sẽ ra đến biển. Người học Ðạo nếu chẳng bị tình dục làm mê hoặc, chẳng bị các thứ tà vạy quấy nhiễu, lại tinh tấn tu pháp Vô-vi; Ta cam đoan rằng người này tất sẽ đắc Ðạo.”
Chương 30/42: Ðức Phật dạy: “Người hành Ðạo cũng giống như cỏ khô, lửa đến phải tránh. Người tu Ðạo thấy sự dục lạc tất phải tránh xa.”
Chương 41/42: Ðức Phật dạy: “Người hành Ðạo ví như con trâu chở nặng đi trong bùn sâu. Trâu hết sức mỏi mệt, chẳng dám nhìn phải ngó trái; ra khỏi chỗ bùn lầy rồi mới được thư thả. Bậc Sa-môn phải quán tưởng tình dục còn hơn cả bùn lầy. Phải trực tâm niệm Ðạo thì mới có thể thoát được sự khổ.”
Vài bài viết để bạn tham khảo thêm:
1. Bác sĩ Hương Quang chia sẽ về phương pháp quán thân bất tịnh ở đây
2. Lá Thư Tịnh Độ của Ấn Quang Đại Sư
3. Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị Về Ái Dục
A Di Đà Phật _()_
A Di Đà Phật! Mình xin chân thành cảm ơn công đức của đạo hữu Hướng Đạo đã chỉ bảo cho mình ạ, mình nhất định sẽ tập luyện như đạo hữu nói, thú thật là khi niệm Phật mà hình bóng của mấy người đẹp đó cứ lởn vởn trong đầu như ma chướng vậy mình thấy rất xấu hổ với Phật và bản thân mình nữa! Tâm ái dục của mình quá nặng rồi, mình nhất định sẽ tập luyện! A Di Đà Phật, cảm ơn đạo hữu Hướng Đạo lần nữa và mong đạo hữu cùng tất cả chúng sanh đồng thành Phật đạo ạ!
A Di Đà Phật. Chào bạn Rối Loạn,
Rối Loạn:
“Năm nay mình 21 tuổi ạ T^T mình cũng không tính lập gia đình để chuyên tâm niệm Phật mà sao mình cứ mê, mình sợ sẽ làm uổng phí thời gian niệm Phật,..”
Nghiệp Chướng! Nghiệp Chướng! Nghiệp Chướng!
Bình Thường! Bình Thường! Bình Thường!
Như bạn Hướng Đạo đã nói: “Tuy nhiên cuộc chiến này vừa mới bắt đầu, thắng hay bại là phải xem nơi sự dũng mãnh của bạn.”
Theo con số trung bình (75-80t) thì đời sống của bạn còn dài lắm chưa thấm thía gì cả (tóc chưa rụng chưa bạc) cho nên chỉ có sự trải nghiệm trong cuộc sống đời mới “hy vọng” hiểu ra cái chữ đạo chơn thật là như thế nào khi bạn hướng tâm niệm Phật (giác tỉnh).
Tuy nhiên bạn cũng nên nhớ chúng ta đang cởi trên con ngựa “vô thường” thành ra thời gian không hứa hẹn cho sự mê hay giác ngộ bất cứ ai trong kiếp số nhân sinh. Đừng ỷ lại là ngày mai mạng của bạn vẫn còn đó vì chúng ta đang sống trong ngũ trược ác thế “mạng trước”. 🙂
Theo bản thân cá nhân ý kiến nông cạn thì bạn nên giải quyết lòng TIN và tâm NGUYỆN của bạn trước tiên cho rõ ràng thì mới hy vọng chịu đựng và hóa giải nghiệp chướng đôi phần. Lòng bạn còn NGHI, không có chí nguyện (hướng thượng TIN BỔN NGUYỆN KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ) mà niệm Phật thì dễ bị nghiệp chướng đánh gục ngã, khó vượt qua khi gặp thử thách thuận hay nghịch cảnh. Nghịch cảnh đáng sợ nhưng thuận cảnh lại càng nguy hiểm hơn nhất là vấn đề nữ sắc khiêu gợi (ma lực chiêu cảm).
Khi nghiệp chướng bớt (tập khí tham dâm dục) thì nữ sắc chỉ có thể nhất thời rung động tâm bạn khi gặp (duyên), chứ không còn say đắm mê hoặc đến nổi phải tìm kiếm (online) cho thỏa mãn cơn dâm dục.
Cho nên tốt nhất bạn nên SÁM HỐI! SÁM HỐI! SÁM HỐI! bằng cách niệm Phật cho nhiều (đi đứng nằm ngồi) và kèm thêm cung kính niệm hồng danh Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát trong thời khoá hàng ngày. Khi rảnh nên đọc kinh sách và nghe thuyết pháp để trợ duyên chuyển hoá tập khí xấu thành trí tuệ.
———————————————–
(Trích từ Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
24) Đã sinh làm người trong cõi dục giới tâm địa nầy thì tâm đều tán loạn cả. Nếu bảo rằng phải bỏ cái tâm tán loạn mới vãng sinh được thì thật là vô lý.
Tán tâm niệm Phật mà được vãng sinh, đó là chỗ đáng quý của BỔN NGUYỆN vậy.
25) Chẳng phải thanh tịnh cái tâm của mình, trừ đi nghiệp chướng nầy rồi mới niệm Phật, mà do thường niệm Phật thì tội chướng tiêu diệt.
26) Dù trọng tội vô gián (ngũ nghịch) cũng không thể thắng công đức xưng Danh. Thanh bảo kiếm là Danh hiệu Đức A Di Đà, hễ trì niệm thì ma duyên không gần được. Thường xưng niệm Danh hiệu Ngài thì tội chướng tiêu diệt.
27) Trong khi niệm Phật mà tâm vọng động là thông bệnh của tất cả hạng phàm phu. Nhưng hễ có chí nguyện vãng sinh mà Niệm Phật thì tuyệt đối không chướng ngại. Ví như chỗ thâm tình của cha con, dù có bất hòa đôi chút, thì chỗ thâm tình đó vẫn không thay đổi, vẫn là cha con.
28) Lấy người Niệm Phật mà thí dụ cho hoa sen, vì hoa sen là nghĩa không ô nhiễm. Đối với Danh hiệu của Bổn Nguyện Thanh Tịnh (NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT) thì sự dơ bẩn của thập ác, ngũ nghịch không thể làm ô nhiễm được nên mới thí dụ như thế.
29) Không cần để ý đến vọng niệm, tán loạn… mà chỉ chuyên cần xưng Danh hiệu. Nếu thường xưng Danh hiệu thì do công đức của Phật Danh, vọng niệm tự dừng, tán loạn tự yên, tam nghiệp (thân, khẩu, ý) tự điều hòa, nguyện tâm tự phát. Bởi thế:
“ Khi nguyện tâm còn yếu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tâm tán loạn nhiều, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi vọng niệm sinh khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thiện tâm phát sinh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi bất tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi thanh tịnh, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm còn thiếu kém, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm hiện khởi, cũng Nam Mô A Di Đà Phật.
Khi tam tâm thành tựu, cũng Nam Mô A Di Đà Phật ”.
Đây là phương tiện để chắc chắn được vãng sinh, xin ghi khắc vào tâm can chớ quên.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Chào đạo hữu Huệ Tịnh ạ! Cho Rối Loạn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến đạo hữu vì đã chỉ cho Loạn biết mình còn thiếu sót gì, mong đạo hữu an lạc tinh tấn , tất cả mọi người đồng sanh lạc quốc ạ!
Cho con hỏi:một biến trong kinh được hiểu như thế nào?giới hạn từ đâu đến đâu?
A Di Đà Phật
Xin chào bạn Nguyên!
Khi bạn đọc (tụng) từ đầu cho đến hết một quyển Kinh thì được gọi là 1 biến. Đọc (tụng) hai lần như vậy thì gọi là 2 biến.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
Sao con thấy rất sợ phải đối mặt vs đời trần.:(.Con muốn hạ thủ công phu nhiều hơn nữa nhưng hoàn cảnh k cho phép,con bắt đầu vào năm học mới rồi nên con tiếp tục chuẩn bị chú tâm vào việc học,nếu thế con lại tiếp tục xa Phật và tiếp tục bị ràng buộc,bị đủ mọi thứ tác động vào.:(.Con thấy bất an vì con đường tu tập ngày thêm trì trệ.Thực sự con rất sợ gặp mọi người,mọi thứ,…con rất ngu ngốc và nhát,dễ bị ng bắt nạt,và con ngại tiếp xúc cũng bởi tính con như ng tự kỷ,khi nc vs mọi ng thì dễ gây hiểu lầm vì ăn nói vụng về,ngay cả khi niệm Phật con niệm cũng k dk rành rõ vì con nói ngắn lưỡi…Theo nhân quả thì có lẽ kiếp trk con phạm vào nghiệp khẩu(nói ỷ ngữ)…Con xin sám hối..đôi khi con nghĩ m đang ở một căn nhà nhỏ trên núi một m mà niệm Phật và nghĩ như v con thấy nhớ Phật nhưng điều này k thể nào xảy ra=vọng tưởng,cũng có khi con tưởng m ở trong chùa tu niệm nhưng cũng = vọng tưởng…Mức tu tập of con còn yếu,con thấy chán vì phải sống trong cảnh này mà tu tập luôn bị gián đoạn.:(((,hễ xon thời khóa niệm Phật,ra ngoài là con k có sức định nữa.
A Di Đà Phật! Chào đạo hữu hi vọng, mình cũng giống như bạn, rất nhút nhát và sợ đối mặt với đời trần vì sợ xa Phật, hoàn cảnh cũng y bạn luôn, nên mình cũng mong các đạo hữu chỉ dẫn thêm làm cách nào để có thể duy trì và niệm Phật được trong mọi hoàn cảnh ạ. A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật. Tâm & Hy Vọng thân mến,
Một vị thiền sư đã từng nói:” nhất tu thị nhị tu sơn” hay “lìa đời mà tầm đạo ví như tìm lông rùa sừng thỏ” có nghĩa là như thế này:
Nếu là người bình thường chưa biết tu thì khi ở ngoài trần đời sẽ tranh danh đoạt lợi rồi vô tình tạo nhiều ác nghiệp nên sau này bị sa đọa. Nếu là người quy ẩn sơn lâm hay bế môn nhập thất thì không có tiếp xúc với trần đời nên tâm được thanh tịnh, đó là thuận duyên. Tuy nhiên nếu như mình không đủ phước duyên để được quy ẩn sơn lâm hay bế môn nhập thất thì có thể xem như là nghịch duyên vậy. Nếu như nghịch duyên mà mình biết cách tu thì thành tựu có khi còn tốt đẹp và nhanh chóng hơn thuận duyên nữa.
Tại sao lại như vậy? Là bởi vì khi giao tiếp với trần đời chính là cơ hội để cho mình gặp qua hai thứ là cám dổ và thử thách. Hai thứ này là bài kiểm tra trắc nghiệm để mình biết được đạo hạnh của mình đã tới đâu. Cám dỗ là những thứ thuận chìu ý mình khiến cho mình dể sanh tâm tham ái còn thử thách là những thứ bất như ý khiến cho mình dể sanh tâm giận hờn buồn tủi. Do vậy nếu mình lánh né nó thì giống như học mà không có kiểm tra trắc nghiệm thì làm sao biết mình đã tiến bộ tới đâu? Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh cho nên tùy theo hoàn cảnh của từng người mà cách tu trì có sự khác biệt. Thân ở nơi đời (dù đi học hay đi làm) đó là TÙY DUYÊN còn Trong Tâm Có Phật và luôn nhớ Phật niệm Phật chính là TỰ TẠI vậy.
Do vậy cũng cùng là học sinh nhưng nếu người chưa biết tu thì sẽ hy vọng sau này đổ đạt công danh nhằm hưởng thụ vinh hoa phú quý cho bản thân. Còn nếu là người biết tu thì sẽ nghĩ mình học để lấy bằng rồi đi làm nhằm kiếm tiền phụng dưởng cha mẹ hay làm các việc thiện lành như phóng sanh, bố thí, cúng dường, in kinh ấn tống…Cho nên tâm hiếu là tâm Phật vả lại “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật” mà. Hơn nữa vừa làm việc vẫn có thể niệm Phật được như là câu chuyện Làm Việc Nặng Niệm Phật Được Vãng Sanh.
Nếu như bạn nghĩ rằng Quá Bận Rộn Không Có Thời Gian Niệm Phật thì thiết nghĩ hãy theo phương pháp Thập Niệm Hồi Hướng vẫn được lợi ích vậy.
Nói tóm lại, khi mê thì theo dòng đời mà tạo nghiệp sanh tử luân hồi. Khi giác thì nếu có điều kiện “buông xã vạn duyên” là thuận duyên để tu đạo. Tuy nhiên nếu hoàn cảnh không thuận lợi thì nghịch duyên vẫn tu được, nếu khéo biết tu thì nghịch duyên có khi còn thành tựu tốt đẹp và nhanh chóng hơn thuận duyên nữa là khác. Tấm gương điển hình chính là chị Liên Hương trong phim Nghịch Duyên.
A Di Đà Phật _()_
Gửi bạn hy vọng và bạn Tâm
Không biết các bạn có xem ti vi, có đọc báo đọc tin tức hay nghe nhạc hay không. Nếu có thì các bạn hãy lấy tất cả thời gian đó để mà niệm Phật, bình thường mỗi ngày chúng ta mất ít nhất 1 đến 2 giờ cho việc xem tin tức ti vi và nghe nhạc. Vậy thì thay thời gian đó các bạn làm chuyện vô ích thì ngồi lại tĩnh tâm niệm Phật giúp lợi ích cho bản thân, giúp tăng sức định giúp ích rất nhiều cho việc học tập. Như vậy thì ngoài thời khóa công phu đã có thêm ít nhất 1-2 giờ để niệm Phật. Từ việc niệm Phật sẽ sinh định, có định rồi thì sẽ phát sinh trí tuệ, bạn có thể nhận biết ra nhiều điều trong cuộc sống và bạn sẽ nhận thấy chỉ có đương đầu với cuộc sống khó khăn nó mới chính là tu hành càng đương đầu với đời sống trận tục thì lại càng gần Phật hơn. Cái này thì sau này bạn sẽ tự nhận biết được mà thôi. Đôi hàng chia sẽ. Chúc 2 bạn tinh tấn tu hành.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Xin chân thành cảm ơn công đức chỉ bảo của hai đạo hữu Hướng Đạo và Quốc Huy ạ!
Mong gặp lại mọi người ở liên trì! ^^
Mấy bạn ơi cho mình xin 1 bài văn xám hối ngắn gọn nhưng đầy đũ ý nghĩa được không . Và bài kệ phát nguyện vãng sanh ngắn gọn đầy đũ ý nghĩa luôn nha.?xin cám ơn?
Ai cho mình xin bài kệ phát nguyện vãng sanh cực lạc đc ko mình ko bit cách phát nguyện. A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật. Bạn Khang thân mến,
Mình xin mạn phép giới thiệu với bạn hai bài kệ phát nguyện và sám hối ngắn gọn trong Nghi Thức Niệm Phật Hằng Ngày:
1. PHÁT NGUYỆN (bài kệ của Liên Trì Đại Sư)
Khể thủ Tây Phương An Lạc Quốc
Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư
Ngã kim phát nguyện, nguyện vãng sanh
Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ
Tạm dịch:
Quy mạng lễ A Di Ðà Phật
Nơi phương Tây thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Ðức Từ Bi tiếp độ.
2. PHÁT NGUYỆN
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ.
Tạm dịch:
Nguyện sanh Tịnh Độ ở Tây Phương
Chín phẩm hoa sen là cha mẹ
Hoa nở thấy Phật chứng vô sanh
Bồ Tát bất thối là bạn lữ.
SÁM HỐI:
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thủy tham sân si
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh
Nhất thiết ngã kim giai sám hối.
Tạm dịch:
Con xưa đã tạo bao ác nghiệp
Đều do vô thủy tham sân si
Bởi thân khẩu ý phát sinh ra
Hết thảy con nay nguyện sám hối.
Điều quan trọng của sám hối là nguyện từ nay về sau không làm các việc ác, siêng làm các việc lành. Điều quan trọng của phát nguyện chính là chân thành khẩn thiết. Nếu như thật lòng mình muốn vãng sanh thì Biết Buông Xả Mới Có Thể Vãng Sanh, còn nếu Không Chịu Buông Xả Không Thể Vãng Sanh. Do vậy nếu chỉ đọc bài kệ suông nơi miệng mà tâm mình không tương xứng thì coi chừng không khéo sẽ giống như Câu Chuyện Một Vị Sư Niệm Phật Nhưng Nguyện Không Thiết Phải Chịu Luân Hồi
Nam Mô A Di Đà Phật
Cám ơn bạn Hướng Đạo nha
Mình phải cố gắng tu niệm phật mới được
nhất định 1 đời này mình phải vãng sanh
Nam Mô A Di Đà Phật.
:))))))
Hy Vọng xin cảm ơn đạo hữu Hướng Đạo và Quốc Huy,Hy Vọng hiểu rồi ạ:))))
Hy vọng sẽ cố.hu.cố lên!
Cho mình hỏi là mình muốn tu Tịnh Độ nhưng có 1 số vướng mắc ko biết hỏi ai nên xin các bạn giải đáp giùm.
1} Mình ko ăn chay trường đc vì mình rât ốm, xanh xao ba mẹ mình hễ thấy mình ko ăn thịt cá thì rất phiền lòng nên mình chỉ ăn chay vào ngày mùng 1, 15 thôi.
2) Tâm của mình lúc nào cũng lo âu, bồn chồn, sợ hãi khi nghĩ về tương lai bất định (nào là nghề nghiệp chưa ổn định gì cả, cha mẹ giục lấy vợ, sức khỏe kém, mâu thuẫn xích mích cá nhân…) thì ko biết tu Tịnh Độ có giúp mình chuyển hóa những phiền não đó ko ạ?
3)Tu Tịnh độ thì có dc ngồi thiền để đối trị ngũ triền cái ko ạ?
A DI ĐÀ PHẬT.Ở câu hỏi thứ hai thì TP khuyên bạn cứ Niệm Phật A Di Đà đi bởi vì càng niệm nhiều, chí thành thì phiền não liền tiêu vậy, và đúng thế đấy, TP đã tự niệm và thấy được điều đó, có lúc thấy lo lắng về cái gì đó mà chỉ có Niệm Phật thôi mà đã thấy bớt lo hơn và như là TP đã tìm thấy một phần an lạc trong tâm vậy, cho nên Đạo Hữu hãy cứ an tâm niệm đúng Pháp nhưng trước khi niệm thì các phiền não kia của Lâm trong câu hỏi trên phải đem buông xuống hết mới được. Lại thêm nếu bạn có một niềm tin kiên cố và chân thành, phát nguyện về thế giới Cực Lạc thì hay rồi. Về câu hỏi thứ nhất thì Đạo hữu nên tham khảo cuốn LONG THƠ TỊNH ĐỘ, trong đó có ghi chép về vấn đề này đấy
Cảm ơn bạn. Nhưng có 1 điều là khi phiền não, stress tới thì mình ko cách gì buông dc. Nó cứ hiển hiện ở trong tâm, khiến mình rất bức bối, khó chịu vô cùng. Lúc thì hối hận, lúc thì sân hận, lúc thì lo lắng sợ hãi. Đã rất muốn buông để niệm Phật nhưng chỉ đc mươi giây tâm lại sanh khởi những phiền não đó. TP có cách nào giúp mình ko?
Ở SG này chùa Vạn Đức nổi tiếng tu Tịnh nhưng hôm qua mình tới hỏi vài câu hỏi liên quan tới Phật Pháp thì ko đc trả lời thỏa đáng lắm. Vì 1 vị thì mới tu đc 8 năm, có vẻ ko tự tin vào kiến thức hiếu biết của mình, còn vị kia có thể là trụ trì nhưng lại có vẻ lạnh nhạt với Phật tử nên mình vào hỏi nhưng ko thu hoạch đc gì. Bạn có biết SG có vị minh sư nào chuyên tu Tịnh ko cho mình biết danh tính để có thề liên lạc đc ko ạ?
Cảm ơn bạn nhiều!
Chào bạn Lâm.
Những phiền não này bạn càng để ý đến nó, càng lo lắng về nó thì nó càng khởi tác dụng mạnh hơn, vì vậy bạn không nên lo lắng, suy nghĩ nhiều, trong tâm chỉ nghĩ về A Di Đà Phật là được.
Gửi Lam,
– Bạn hỏi Chùa tu tịnh độ ở SG thì có nhiều chùa, bạn có thể liên hệ: Hoằng Pháp, Vĩnh Nghiêm, … Trong quá trình niệm Phật bạn nên đọc thêm sách của tổ Ấn Quang: Văn Sao Tam Biên, Chánh Văn, Tục Biên hoặc nên nghe pháp của Thầy Chân Hiếu giảng về pháp môn niệm Phật.
– Sức khỏe bạn chưa tốt thì nên rèn luyện sức khỏe của mình để người nhà bắt lo lắng nhất là khi ăn chay. Bạn nên lại đc: 15 nguyễn văn thủ, p. Đakao, q1. Thời gian từ 8h300 đến 11h30 các Thầy tại đây sẽ khám và hướng dẫn bạn ăn uống, tập luyện rèn luyện sức khỏe thuộc môn ‘Khí công y đạo’, bạn có thể tìm hiểu thêm trên mạng.
– Việc ăn chay để người nhà chấp nhận thì ngoài có sức khỏe tốt, bạn nên tìm thêm sách để đọc khi có tri thức rồi thì mới dễ khuyên người nhà được. Một số sách: Nhân tố enzym (tập 1), minh triết trong ăn uống của phương đông, bài viết ‘Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ công bố kết quả về chế độ ăn chay’, ….
Vài điều chia sẻ, hy vọng sẽ giúp được bạn.
Nam mô A Di Đà Phật.
Bạn Lâm hãy đến chùa Hộ pháp ở vũng tàu,chùa chuyên tu tịnh độ,gặp thầy Nhuận Đức sẽ trả lời được cho bạn tất cả,ai muốn giúp ng thân mình giác ngộ phật pháp hãy đưa đến gặp thầy thầy sẽ đột phá được thân tâm họ,thầy rất rất hay.