Người thợ vá nồi, đệ tử của pháp sư Đế Nhàn niệm Phật ba năm bèn vãng sanh, tuyệt đối chẳng phải là mạng của ông ta chỉ còn ba năm. Công phu của ông thành thục, thọ mạng bỏ đi, chẳng cần nữa nên ông vãng sanh, tự tại, thong dong biết bao. Ông chưa từng đi học, chưa từng nghe kinh, chuyện gì cũng chẳng biết. Lão pháp sư Đế Nhàn chỉ dạy ông buông xuống vạn duyên, nhất tâm niệm câu “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm mệt bèn nghỉ ngơi, nghỉ khoẻ rồi niệm tiếp. Lão pháp sư dạy cứ niệm riết như vậy, sau này nhất định sẽ có lợi ích. Ông cũng chẳng hỏi lợi ích gì, sư phụ dạy ông niệm như thế nào, ông bèn niệm như vậy, sốt sắng làm theo. Niệm được ba năm ông biết trước giờ mất, đứng vãng sanh. Sau khi vãng sanh, còn đứng sững ba ngày đợi sư phụ ông là pháp sư Đế Nhàn lo liệu hậu sự cho ông. Ông là người như thế nào? Thật thà, chịu nghe lời, chẳng hoài nghi, cho nên ông mới thành tựu. Chúng ta thấy đó: Thật thà, chẳng hoài nghi, nghe lời, tâm định, chẳng động tâm. Nếu trong tâm ông còn nghi hoặc, còn nhiều vọng tưởng, dục vọng rất nhiều, sẽ không thể thành tựu. Do vậy, chúng ta hãy thử nghĩ coi, niệm Phật vãng sanh quan trọng hay là tạo tác sự nghiệp trong lục đạo luân hồi này quan trọng? Chuyện nào quan trọng hơn? Thật ra, đến lúc nào chúng ta mới tới thế gian này để tạo lập sự nghiệp? Chúng ta vãng sanh Cực Lạc thế giới thành Phật xong, theo nguyện trở lại có thể làm chuyện này, lúc đó thành công rồi. Chúng sanh có cảm, Phật, Bồ Tát có ứng, lúc đó thì được. Hiện nay, chúng ta còn là phàm phu, phiền não tập khí chưa đoạn, chúng ta phải giác ngộ, đời này chúng ta phải vãng sanh là chuyện quan trọng bậc nhất, mọi chuyện khác đều không quan trọng. Tại sao vậy? Những chuyện khác đều không thể lìa khỏi lục đạo luân hồi, chúng ta đừng làm những chuyện đó. Dù làm chuyện tốt nhất trong thế gian cũng là nghiệp luân hồi, đừng làm! Cho nên nếu chúng ta suy nghĩ thông suốt, hiểu rõ ràng rồi, chúng ta có chịu buông xuống hay không? Phải buông xuống!
Lúc chúng ta niệm Phật phải nhớ rõ “tâm như Phật”, [nghĩa là] tâm của chúng ta giống như tâm Phật. Tâm Phật là tâm như thế nào? Đó là tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác ngộ, giác mà không mê. Cho nên lúc chúng ta niệm Phật, tâm chúng ta phải thanh tịnh, phải bình đẳng, phải giống như tâm Phật, thân tâm và thế giới thảy đều buông xuống. Các pháp thế gian hết thảy tùy duyên là được rồi, đừng phan duyên. Vì phan duyên tâm sẽ chẳng thanh tịnh, sẽ chẳng bình đẳng. Chuyện tốt chẳng bằng không có chuyện gì xảy ra, phải ghi nhớ câu này. Chuyện tốt nhất trong thế gian là có công phu niệm Phật, thật sự có thể buông xuống hết thảy thân tâm thế giới, chắc thật niệm câu A Di Đà Phật này. Người như vậy là người làm chuyện tốt mỗi ngày, làm chuyện tốt hạng nhất. Cũng tức là buông xuống hết thảy vạn duyên, cầu sanh Tịnh Độ, chuyên niệm A Di Đà Phật, đó gọi là thật sự giác ngộ. “Nhìn thấu, buông xuống” là tu phước huệ hạng nhất. Cho nên tâm phải giống như tâm Phật, nguyện phải giống như nguyện của Phật.
Người niệm Phật phải kiêm tu phước huệ. Phước là gì? Huệ là gì? Chúng ta nhất định phải hiểu rõ. Tâm thanh tịnh là Phước, trong tâm chúng ta có rất nhiều vướng bận, đó không phải là phước. Do vậy, chúng ta phải biết phước báo không phải là ngũ dục, lục trần, chẳng phải là “tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ”, những thứ ấy chẳng thể nào mang theo, chỉ gây thêm rắc rối cho chúng ta, chẳng đem lại ích lợi gì cả. Do vậy, trong kinh đức Phật dạy: “Tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ là năm cội rễ của địa ngục”, chẳng phải là chuyện tốt, nhất định phải giác ngộ. Phước báo là thân tâm thanh tịnh, tại sao? Được vậy thì tâm chúng ta mới không điên đảo. Tâm hiện nay không điên đảo, lúc lâm chung tâm cũng sẽ không điên đảo. Huệ là gì? Huệ là có thể nhìn thấu, Phước là có thể buông xuống. Nhìn thấu buông xuống là phước huệ. Tịnh Nguyện là có đầy đủ Tín Nguyện Hạnh, đầy đủ tam tư lương.
Chúng ta đừng thấy hai chữ Phước Huệ liền nghĩ Phước là phước báo, tiền bạc của cải nhiều là có phước báo; Huệ là thông minh, vậy thì chúng ta phải học nhiều thứ, nghĩ vậy là hoàn toàn sai lầm. Thật ra, Phước là buông xuống, buông xuống liền có phước, nhìn thấu liền có Huệ, đó là Phước Huệ thật sự. Đích thực có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề lớn, vấn đề lớn là vấn đề đời đời kiếp kiếp chưa từng giải quyết xong. Đời này chúng ta có thể giải quyết, do vậy, phước huệ đó không thể nghĩ bàn! Người đó sẽ được tự tại, hạnh phúc, hưởng thụ, tức là thân tâm thanh tịnh, thân tâm vô sự là người có phước huệ hạng nhất trong thế gian và xuất thế gian.
Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
A Di Đà Phật Phước Huệ Nhìn Thấu Buông Xuống Vạn Duyên Thanh Tịnh Niệm Phật Nam Mô A Di Đà Phật
Thưa thầy.1do tuần thì dài bao xa?1dặm trong kinh thì dài bao xa?1thước trong kinh tính theo thước mét tây thì dài ngắn thế nào?
A Di Đà Phật
Thực ra các đơn vị bạn hỏi cũng chỉ mang tính chất tương đối thôi,chính xác là con số bao nhiêu thì đối với người học Phật không phải quan trọng lắm.Gọi là chỉ cần biết đại khái thôi,không cần phải biết chi tiết quá
-Trích từ chú giải kinh Vô Lượng Thọ -Hoàng Niệm Tổ
‘Do tuần’ là đơn vị đo khoảng cách của Ấn Ðộ, là số dặm hành quân trong một ngày của bậc đế vương thời cổ. Do tuần là 40 dặm hay ba mươi dặm. Bản chú giải kinh Duy Ma của ngài Tăng Triệu ghi: ‘Do tuần là tên gọi một số dặm của Thiên Trúc. Thượng do tuần là sáu mươi dặm, trung do tuần là năm mươi dặm, hạ do tuần là bốn mươi dặm’.
Sở dĩ có sự sai khác như vậy là vì từ cổ đến nay giữa hai nước Ấn Ðộ và Trung Hoa, việc hoán chuyển đơn vị đo lường thường thay đổi luôn. Hơn nữa, số dặm hành quân trong một ngày chẳng phải là một hằng số, nên chẳng thể lấy nhất định một con số nào.
A Di Đà Phật
Mình cũng muốn người tụng kinh biết thôi nên hỏi vậy
Mình nghĩ là pháp sư Tịnh Không đời trước Ngài đã vãng sanh Cực Lạc rồi nay vì nguyện nên Ngài thị hiện xuống để độ chúng sanh, chứ người bình thường làm sao mà có thể giảng giải pháp môn Tịnh Độ sâu sắc đến như vậy được? Còn không thì chắc Ngài cũng chứng đắc niệm Phật viên thông hay tam muội rồi, Ngài có lẽ là Bồ Tát tái sanh…
Cuốn sách “Nhìn Thấu Là Trí Huệ Chân Thật” tuy nhỏ nhưng thật là tuyệt diệu, mọi người học Phật nên tìm đọc. A Di Đà Phật.
Nếu nhìn sắc thấy ta dùng âm thanh cầu ta.người ấy hành tà đạo.không thể thấy như lai.thầy giảng con đoạn này với…
Chào bạn nguyên
Kinh Kim Cang là kinh căn bản của Thiền Tông, nên bài kệ kia là chỉ người tu thiền nên tìm cái Phật tánh của bản thân chứ không nên tìm cầu Phật ở bên ngoài tâm.
Bạn Nguyên thân mến,
Câu” Nếu lấy sắc thấy ta, lấy âm thanh…” nằm trong kinh Kim Cang, mà theo mình hiểu thì kinh Kim Cang là kinh dành cho những bậc tu thượng thừa, chứ không phải dành cho hàng sơ cơ, mới bước đến cửa đạo như chúng ta. Cho nên việc tìm hiểu tường tận ý nghĩa của câu trên trong thời điểm hiện tại cũng chẵng mang lại lợi ích nhiều cho lắm; cũng giống như học sinh mẫu giáo hay cấp 1 mà muốn tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong chương trình đại học hay trong luận án tiến sĩ vậy.
Còn việc ngài Huệ Năng chẵng học hành gì mà khi nghe đến câu”Ưng vô sở trụ…” liền khai ngộ, thì mình nghĩ rằng đó là sự thị hiện của một bâc đã chứng đắc từ tiền kiếp để phá chấp mà thôi!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Vâng do nhân duyên nên con biết đến kinh này.nên mới hỏi vậy
Mình chào Nguyên, theo như mình biết là bài thơ ấy nằm trong Kinh Kim Cang, Phẩm Pháp Thân Phi Tướng.
“Nếu dùng sắc thấy Ta,
Dùng âm thanh cầu Ta,
Là người hành tà đạo
Chẳng thể thấy Như Lai.”
Theo mình hiểu thì chữ TA ở đây chính là NHƯ LAI, mà cũng chính là PHẬT TÁNH. Mà đã là Phật tánh thì lìa các tướng. Tuy lìa các tướng nhưng vẫn ở trong các tướng. Tức là lý trung đạo , lìa các chấp về sắc tướng, cũng lìa các chấp về phi sắc tướng(không có tướng).
Vì phàm phu hay chấp vào các sắc, thanh, huơng, vị, xúc, pháp(các tướng),hoặc là chấp lìa các tướng, mà đã chấp thì bị kẹt vào các chấp đó. Nên hay sanh phiền não. Đây là đạo lý(chấp) mà các ngoại đạo thời xưa ở Ấn Độ hay hành. Không phải chánh nên gọi là Tà. Nhưng nói chung chỉ là văn tự mà thôi.
Như trong Phẩm Như Lý Thật Kiến của Kinh này, Đức Phật có dạy rằng : “Phàm tất cả tướng đều là hư vọng. Nếu thấy các tướng phi tướng tức là thấy Như Lai.”.
Ở đây Đức Phật dạy rất rõ về lý TRUNG ĐẠO = chẳng nên chấp có, chẳng nên chấp không, chẳng nên chấp “cũng có , cũng không” , chẳng nên chấp “chẳng có, chẳng không”. Lìa được các chấp này thì mới đi vào TRUNG ĐẠO. Hay nói cách khác là THẤY ĐƯỢC NHƯ LAI.
KINH KIM CANG là một phần trong các KINH ĐẠI BÁT NHÃ nghĩa lý rất sâu rộng thâm thúy vi diệu thiệt khó mà hiểu lắm. Đây là một trong những bộ Kinh lớn trong PHẬT PHÁP ĐẠI THỪA chỉ có những bậc THUƠNG CĂN mới lãnh hội nổi.
Mình chỉ hiểu bao nhiêu nên nói bấy nhiêu nếu có sai sót gì thì mong các vị đồng tu thứ lỗi và chỉ thêm.
Tu hành thuờng có hai phần LÝ và SỰ. Hai điều này luôn song hành với nhau. Nếu chấp LÝ bỏ SỰ hoặc chấp SỰ bỏ LÝ thì sẽ không thành tựu được.
NHƯNG MUỐN ĐƯỢC NHƯ VẬY THÌ VIỆC ĐẦU TIÊN LÀ PHẢI CHUYÊN CẦN CHÍ THÀNH THA THIẾT “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT” MỖI NGÀY TRƯỚC ĐÃ. KHI ĐÃ THUẦN THỤC THÌ ĐẾN LÚC SẼ TỰ HIỂU Ý NGHĨA CỦA BÀI THƠ ẤY THÔI.
Hy vọng những sự giải thích này sẽ giúp ích cho bạn phần nào.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
“Nếu dùng sắc thấy Ta,
Dùng âm thanh cầu Ta,
Là người hành tà đạo
Chẳng thể thấy Như Lai.”
Do duyên trang DVCT là đạo tràng Tịnh Độ cho nên Huệ Tịnh trích từ Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát khai thị niệm Phật để giải nghi.
Ngài nói kệ:
Ít nói một câu chuyện,
Nhiều niệm một câu Phật,
Ðánh chết được vọng niệm,
Pháp thân ngươi hiển lộ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Kính thưa thầy cùng các liên hữu,
Cho con hỏi 1 điều:
Khi tối lúc đi ngủ con có nằm niệm Phật thầm trong tâm, rồi dần dần con thấy buồn ngủ, niệm yếu dần, không còn được rõ ràng nữa. Vậy thì con nên tiếp tục niệm vậy rồi vào giấc ngủ luôn hay cố tỉnh táo niệm Phật rõ lại từng chữ? ( mà như vậy là con sẽ không ngủ được). Con không biết là có nên không ngủ mà niệm Phật tiếp luôn lúc đó không? Sẽ bị thiếu/mất ngủ gì không ạ? Mong thầy, các liên hữu trả lời giúp con thắc mắc này.
Nam Mô A Di Đà Phật
Niệm thầm vào buôi tối dễ rơi vào hôn trầm( tức buồn ngủ), bạn nên niệm Phật theo 1 thời khóa nhất định! Ví dụ sáng dậy niệm 100 lần, tối trước ngủ niệm 100 câu, hồi hướng vãng sanh, rồi đừng suy nghĩ gì nữa mà vào giấc ngủ.Cứ hành như vậy thì “Bất niệm tự niệm”, tức không dùng sức trong đầu vẫn vang vọng tiếng A Di Đà Phật. Đến một lúc, trong mơ bạn cũng niệm Phật( lưu ý nó khác hoàn toàn với việc vừa buồn ngủ vừa niệm Phật bạn nhé) đó là cảnh giới của Nhât Tâm.
Chúc bạn niệm Phật được vãng sanh và thấy niềm vui trong niệm phật
A Di Đà Phật.
Trích từ Thiện Đạo Đại Sư Ngữ Lục.
Khi sắp đi nghỉ, lễ Phật quán tưởng, rồi đọc bài văn phát nguyện rằng: “Con…là phàm phu trong vòng sanh tử, tội chướng nặng sâu, luân hồi sáu nẻo, khổ không nói được! Nay găp trí thức, được nghe thánh hiệu, đức Phật A Di Đà, cùng với bổn nguyện, công đức của Phật, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh, Nguyện Phật từ bi không bỏ, xót thương nhiếp thọ. Nay đệ tử con, chưa biết thân Phật, tướng đẹp quang minh, xin Phật hiện ra, cho con được thấy. Lại con chưa biết, Quán Âm, Thế Chí, các chúng Bồ Tát, tướng mầu sáng rỡ, và thế giới kia, trong sạch trang nghiêm, xin khiến cho con, thấy được tỏ tường.
Lại khi sắp đi ngủ, nên quán thắng cảnh Tây Phương, hoặc quán tướng tốt của Phật, không được nói tạp, cũng không được cầu thấy điềm lành, chỉ một lòng chuyên tu, tự có lúc được thấy.
Hoặc lại > chỉ niệm Phật cho đến lúc ngủ quên <. Mấy điều trên đây, chuyên lấy một pháp, không tạp dụng. Và cần phải thật hành cho bền lâu, thì công phu tịnh nghiệp tất không luống uổng. --------------------------------------------- P.S. Khi buồn ngủ thì ngủ, miễn sao bạn "nhớ Phật niệm Phật" trước khi đi vào giấc ngủ là tốt rồi. Niệm Phật một cách tự nhiên vào cuộc sống hàng ngày, ngoài ra không nên nghi ngờ suy nghĩ gì khác. An tâm niệm Phật nhe bạn. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, cảm ơn bạn Phú Lương rất nhiều
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, mình xin cảm ơn Huệ Tịnh rất nhiều, cho mình mạn phép hỏi thêm 1 câu nữa là do mình đang còn đi học, lúc học bài phải sử dụng trí óc nên không niệm Phật đuợc, mà thời gian học thì nhiều, mình sợ niệm Phật bị gián đoạn, mà gián đoạn rồi rất dễ bị giãi đãi, khó lòng nhiếp tâm đuợc. Xin thầy và các liên hữu cho lời khuyên ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, chào Diệu Cẩm
Khi nào cần làm việc trí óc thì cứ lo làm việc. Khi làm việc xong, rảnh trí hoặc lao động chân tay thì lại tiếp tục niệm Phật. Niệm ra tiếng hoặc niệm thầm công đức như nhau, nơi nào sạch sẽ trang nghiêm thì niệm ra tiếng, nơi nào không sạch sẽ thì niệm thầm. Cho nên việc hành trì thật vô cùng dễ dàng.
Sự gián đoạn có nghĩa là hôm nay niệm, ngày mai bỏ, ngày mốt niệm, ngày kia bỏ….Nếu như muốn tránh giãi đãi thì bạn có thể định ra cho mình một thời khóa hàng ngày ví dụ như chọn một thời gian cố định nào đó trong ngày để niệm 10-30p tùy ý hoặc theo số câu niệm 1.000-5.000 tùy ý đều được, phải cố gắng thực hiện đầy đủ hàng ngày, đây gọi là không gián đoạn.
Vài chia sẻ. Chúc bạn thường tinh tấn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật. _()_
A Di Đà Phật. Chào bạn Diệu Cẩm,
Huệ Tịnh chỉ có thể góp ý cho bạn biết theo bản thân cá nhân thôi là bạn nên tập cách hành trì “tuỳ duyên niệm Phật”. Cứ để câu niệm Phật trải qua tự nhiên kinh nghiệm trong đời sống thực tế trước đã rồi bạn sẽ tự hiểu thêm. Chứ bây giờ ngồi ở đây khuyên bạn phải tu tập buông xả như thế này thế nọ chắc chắn bạn sẽ bị xáo trộn phiền não thêm.
Nếu bạn cảm thấy đời sống bận tâm về việc học hành nhiều quá thì cứ tuỳ duyên niệm Phật được bao nhiêu hay bấy nhiêu. TLPT khuyên bạn trọn một thời khoá cố định tuỳ theo hoàn cảnh mà cố gắng thực hành cho tâm nguyện vãng sanh về TPCL là quan trọng tốt lắm đó.
—————————————–
(Các Phương Pháp Niệm Phật)
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/cac-phuong-phap-niem-phat/
i) Niệm đếm theo hơi thở (sổ tức): Niệm như pháp truy đảnh trước kia, không kể số danh hiệu Phật niệm được nhiều hay ít, chỉ dùng hơi thở làm chừng. Bắt đầu thở ra thì niệm cho đến khi hết hơi thở, nghỉ niệm mà hít thở vào. Khi thở ra lại, tiếp tục niệm như trước. Cứ 10 lần như vậy, thì gọi là 10 hơi niệm.
Phương pháp này sở dĩ thiết lập ra đặc biệt dành riêng cho những người quá bận rộn, tiện cho sự thực hành hằng ngày. Chẳng hạn như, mỗi ngày sáng sớm ngủ dậy, sau khi rửa mặt súc miệng xong, day mặt về hướng Tây hoặc hướng trước Phật đài, bỏ ra 5 phút là niệm xong 10 hơi. Công việc không khó, như người tập thể thao làm những cử động hô hấp. Nếu ngày nào cũng chuyên cần như vậy, thì cũng nhất định được vãng sanh.
Đây là căn cứ theo đại nguyện thứ 18 của đức Phật A Di Đà (xem trước) mà thiết lập phương này. Các vị Cổ đức nghiên cứu và tu tập phương pháp thập niệm, chính là phương pháp niệm theo 10 hơi thở này.
k) Niệm theo thời khóa nhất định: Điều tối kỵ nhất trong phép niệm Phật là lúc bắt đầu thì hăng hái mà về sau lại giải đãi. Sở dĩ có sự thủy cần chung dải như vậy là vì không có tâm hằng thường. Cho nên, để giữ cho được thủy chung như nhứt, ngay từ khi sơ phát tâm niệm Phật, hành giả cần phải tự vạch cho mình một thời khóa biểu nhứt định. Một khi thời khóa biểu đã vạch sẵn rồi thì ngày ngày cứ y theo đó mà thực hành, tự gây cho mình một thói quen, và có như thế mới giữ được đạo tâm bất thoái. Trong buổi đầu, niệm nhiều hay ít chưa phải là điều quan trọng vì nhiều hay ít còn tùy thuộc năng lực và hoàn cảnh riêng biệt của từng cá nhân; quan trọng là tại chỗ thường thời thực hành, đều đều và chuyên nhất.
—————————————–
Ngoài thời khóa ra bạn không nên đem hoàn cảnh nghiệp duyên cá nhân mà đi đối chiếu những cách công phu thượng căn của các vị niệm Phật đi trước mà gây áp lực suy nghĩ so do vô ích cho bản thân. Bạn còn trẻ đang là sinh viên thì niệm Phật ít hay nhiều, tán tâm hay nhất tâm tùy theo hoàn cảnh nhơn duyên thôi, chứ đâu có thể nhất định sẽ lão thật niệm Phật liền. Huống chi Huệ Tịnh chưa bao giờ thấy ai mà còn trẻ có thể buông xuống niệm Phật như bạn mong muốn. Không thực tế bạn à.
Học bài thì học bài bình thường thôi, nếu câu niệm Phật tự nhiên khởi lên thì cứ để tự nhiên cho chảy lưu thông trong tâm như nước chứ không nên lập ra cái suy nghĩ là phải không nên niệm. Nếu bạn không có huân tập sức niệm Phật thì cho dù bạn không học bài ngồi không, câu niệm Phật cũng khó mà khởi lên.
Huệ Tịnh tin rằng câu niệm Phật không thể làm chướng ngại mà còn trợ giúp thêm cho sự học bài của bạn. Khi câu “A Di Đà Phật” khởi lên thì sẽ tự khởi lên rất là hồn nhiên trong cái suy nghĩ của bạn. Cái trạng thái này tự bạn trải nghiệm tự biết thôi.
Nhiều khi 30 năm tu hành niệm Phật còn chưa chắc bạn sẽ đi vào cánh giới lão thật niệm Phật, huống chi 3 năm ư?
Khi gặp những chuyện khó chịu phiền não hoặc khi học bài bị bế tắc mà tâm bạn vẫn nhớ Phật niệm Phật là hay rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật
Liên hữu Huệ Tịnh thân mến
“Nay đệ tử con, chưa biết thân Phật, tướng đẹp quang minh, xin Phật hiện ra, cho con được thấy. Lại con chưa biết, Quán Âm, Thế Chí, các chúng Bồ Tát, tướng mầu sáng rỡ, và thế giới kia, trong sạch trang nghiêm, xin khiến cho con, thấy được tỏ tường”
Lời nguyện mà bạn trích dẫn đây không biết có hợp ý của Tổ Ấn quang “không nên mong cầu thấy Phật”, bạn nghĩ thế nào?
A di đà phật
A Di Đà Phật
Đây chắc là lời nguyện lúc lâm chung mong Phật hiện ra tiếp dẫn.Chúng ta bình thường niệm Phật thì không cần mong Phật hiện ra,nhưng lúc chung thì phải mong có Phật hiện ra tiếp dẫn.Bởi vì trong đại nguyện của Phật A Di Đà có nguyện lâm chung hiện ra tiếp dẫn
“Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi liền phát Bồ Ðề tâm, tu các công đức, phụng hành sáu ba la mật kiên cố bất thoái, lại đem các thiện căn hồi hướng nguyện sanh cõi tôi, nhất tâm niệm tôi, ngày đêm chẳng ngớt. Lúc lâm chung, tôi cùng các Bồ Tát chúng hiện đến đón trước mặt, trong khoảnh khắc liền sanh cõi tôi, thành bậc a duy việt trí Bồ Tát. Chẳng thỏa nguyện này chẳng lấy Chánh Giác. ”
Vài lời chia sẻ cùng bạn.
A Di Đà Phật
Một bên là lời nguyện ngài nhị tổ Thiện Đạo, 1 bên lại là tổ 13 Ấn Quang. Là mâu thuẫn hay không mâu thuẫn 🙂
A Di Đà Phật. Chào bạn Hoa Sữa,
Tất cả đều tùy thuộc vào cơ duyên của mỗi người mà lãnh ngộ ý chỉ của chư Tổ. Có mâu thuẫn hợp ý hay không thuộc về kiến giải của bạn hay mỗi người.
Lời khai thị của các vị Tổ Sư nếu không hiểu theo nghĩa bóng mà chỉ chấp vào văn tự nghĩa đen thì khi mới đọc qua thấy mâu thuẫn không có hợp ý. Nhưng thật ra thì không phải vậy đâu.
Huệ Tịnh chỉ nghĩ như thế thôi, nếu bạn cảm thấy lời khai thị của các vị Tổ Sư không có hợp ý thì theo Huệ Tịnh nghĩ tốt nhất là để yên, không nên bàn luận vì chúng ta là phàm phu vọng tưởng nghiệp chướng đầy dẫy. Làm sao lấy trí thức phân biệt phàm để giải đáp nghi ngờ Trí Tuệ siêu phàm của các vị Tổ Sư?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Khi nghe nói rằng chịu buông xuống lão thật niệm Phật 3 năm nhất định vãng sanh, con cảm thấy rất hoan hỉ, nhưng con cảm thấy việc buông xuống này đối với con không phải dễ. Thường con chỉ buông được một lúc như cũ rồi lại vướng tiếp, như việc con cố gắng không nhìn vào màn hình tivi khi đang chiếu phim, con cứ nhìn nó hoài à. Con vẫn niệm Phật trong tâm trong lúc xem,vậy có được không ạ? Con tự hỏi rằng nếu con kiên trì niệm Phật thì có trợ lực giúp con từ từ buông xuống được không, hay con phải vừa buông xuống vừa niệm Phật? Con cứ buông, vướng hoài à. Mong thầy và các liên hữu trả lời giúp con ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Diệu Cẩm
Buông xuống không hiểu bạn nghĩ là buông như thế nào, nếu là buông theo kiểu bỏ hết tất cả không làm gì hết thì đó là ý nghĩ sai lầm. Mà buông là buông cái chấp, cái vọng tưởng trong tâm đó mới chân thật là buông xuống. Pháp môn Tịnh Độ là pháp môn nhị lực, vừa có tự lực bản thân vừa có tha lực của Phật gia trì nên khi bạn niệm Phật thì nhờ công đức Vô Lượng Giác ở trong đó mà bạn cũng nhìn nhận ra vấn đề rồi buông được, nhưng ngoài ra cũng còn tự lực tức là sự cố gắng kiên trì bản thân.
Pháp sư Tịnh Không bảo không nên xem tivi, nghe điện thoại, xem báo chí tin tức bởi vì những thứ đó đều khiến ta phiền não mà phiền não lại khiến ta tiêu hao năng lượng. Lấy ví dụ bản thân tôi, hôm nào mà tôi không xem tivi nghe điện thoại tin tức mà thay thời gian đó để niệm Phật thì chỉ ngủ có 3h-4h. Nhưng hôm nào mà tôi xem tivi nghe điện thoại tin tức thì hôm đó phải ngủ 8h đồng hồ. Còn khi tôi vừa lần chuỗi vừa xem tivi thì không cải thiện được nhiều bởi mê vào các tình huống trong phim nhiều hơn là nhớ tới niệm Phật nên không cải thiện được gì nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.
Chào bạn Hãy niệm A di đà phật cùng quý Liên hữu
Bài nguyện “Thập phương tam thế Phật, A di đà đệ nhất” có câu:
“Cảm ứng tuỳ thời hiện
Lâm chung Tây phương cảnh”
Vậy “Cảm ứng tuỳ lúc hiện” thì chắc chắn không phải lâm chung rồi?
A di đà phật
A Di Đà Phật
1.“Cảm ứng tuỳ thời hiện”
Hiện ở đây không nhất thiết là hiện thắng cảnh Tây Phương hay là hiện thân tướng Phật.Tùy thời hiện là viết tắt của hai từ tùy thời và tùy hiện.Tùy thời là không nhất định là vào một khoảng thời gian cụ thể nào cả.Tùy hiện là không nhất thiết là hiện cố định 1 tướng cụ thể nào cả.Ví như Bồ Tát Thế Âm có 32 tướng để thị hiện,tùy từng hoàn cảnh mà có sự hiện tướng khác nhau
Khi bạn có lòng thành niệm Phật mà gặp khó khăn,chẳng hạn không có cái ăn thì tự nhiên có người mang cái ăn đến cho bạn,đấy là “Cảm ứng tuỳ thời hiện” của Phật,Bồ Tát đến bạn.Hoặc là khi bạn cần có kinh sách,thắc mắc thì có người mang kinh sách đến giải đáp thắc mắc cho bạn, đấy cũng là “Cảm ứng tuỳ thời hiện”
2 .Lâm chung Tây phương cảnh
Câu thứ 2 này mới nói rõ là hiện cảnh Tây phương mà là vào lúc lâm chung.
Tại sao lại là phải vào lúc lâm chung mà không phải là hàng ngày
Bởi vì chúng ta hiện tại đang sống trong thân ngũ ấm ma :Sắc,Thọ,Tưởng,Hành,Thức.Chúng ta niệm Phật là gieo nhân Phật vào ngay trong thân ngũ ấm ma.Bình thường thì ngũ ấm ma của chúng ta rất mạnh.Bên ngoài thì sắc thân được nuôi dưỡng bằng thức ăn,bên trong thì được nuôi dưỡng bằng vọng tưởng phân biệt chấp trước.Chúng ta bị rơi vào ảo tưởng ngũ ấm ma quá sâu nặng,toàn bộ cảnh tượng thế gian cho đến căn thân sanh diệt của ta đều là do nó biến hóa ra,chúng ta bị ngũ ấm ma che mờ đi đến mức không còn thấy được tự tánh của chính mình nữa.Khi ngũ ấm ma của chúng ta mạnh thì không thể nhìn thấy được diệu sắc thân của Phật và diệu sắc của Tây phương,nếu thấy được thì đấy là do ngũ ấm ma biến hóa ra chứ chẳng phải là Phật thật,cảnh thật.Cũng có người thấy được Phật thật,cảnh thật nhưng đó là những vị có công phu tu hành cao,tâm của họ rất thanh tịnh,đáng tiếc là phần lớn là chúng ta không thuộc vào loại này.
Thích ca Phật dùng ứng thân 1 trượng 6 để thuyết pháp cho phàm phu và a la hán trong thế gian này.Ngài không dùng Pháp thân Tỳ Lô Gía Na hay Báo Thân Lô Xa Ná để thuyết pháp bởi vì tri giác của chúng ta thô phù chẳng thể thấy được diệu sắc thân ấy được.
Vì thế hàng ngày niệm Phật thì chỉ cần chăm chỉ niệm Phật là đủ,không nên mong Phật hiện ra,trong 48 đại nguyện của Phật A Di Đà chẳng có nguyện nào nói là hàng ngày hiện ra cho người niệm Phật thấy.Đã không có trong bản nguyện thì không có thần lực của Phật nhiếp trì.Đã không có có thần lực của Phật thì ma ắt sẽ lợi dụng cơ hội
Chỉ có đến khi lâm chung thân ngũ ấm ma của ta bị xáo trộn ,bên ngoài thì sắc thân đang bị hủy hoại,thần thức đang thoát dần khỏi thân xác.Thân ngũ âm ma không phải là pháp thân thường trụ,cho nên nhất định phải có lúc trong một sát na nó bị suy yếu,đây chính là thời điểm tốt nhất để chúng ta thoát khỏi thân ngũ ấm ma.Hoặc là chúng ta tiếp tục bị ngũ ấm ma vùi sâu trong biển sanh tử,hoặc là ngay lúc này chúng ta thoát khỏi ngũ ấm ma,chấm dứt sanh tử.Đây là thời khắc quan trọng, công phu tu hành cả một đời của chúng ta là dùng vào trong sát na này đây.Ngay lúc này đây,câu A Di Đà Phật mà hằng ngày chúng ta gieo vào thân ngũ ấm ma sẽ như một quả bom nguyên tử phá tan cái lồng ngũ ấm ma đã giam cùm chúng ta vô lượng kiếp,như ánh quang minh xua tan đi bóng tối hắc ám ngũ ấm ma.Từ trong quang minh mà có Phật hiện ra tiếp dẫn thoát khỏi thân ngũ ấm ma
Thoát khỏi thân ngũ ấm ma,vậy thì khi đó chúng ta có thân gì.Khi đó chúng ta có thân kim tử ma hay còn gọi là thân kim cang bất hoại,thân ấy vĩnh viễn không có sự hoại diệt.Thân ấy không bị các thiên ma nhiễu loan,chẳng bị phiền não ma làm phiền não,không bị bức bách bởi tử ma ,không còn sự trói buộc của ngũ ấm ma.Tóm lại thân ấy không còn bốn loại ma ấy,các loại ma đã bị diệt hết trong thân ấy nên gọi là kim tử ma.Phải biết nghiệp lực của thân ngũ ấm ma là rất sâu dầy,là không thể nghĩ bàn,chỉ có thần lực thậm thâm không thể nghĩ bàn của A Di Đà Phật mới có thể giải quyết mọi việc nhanh chóng đến như vậy được.
Mình cao hứng nên nói hơi dài dòng,nếu có bị lạc đề,vẫn mong mọi người hoan hỉ
A Di Đà Phật
A Di Ðà Phật
Vậy bài sám Khể Thủ thì sao, mong quý Thiện tri thức hoan hỷ trao đổi thêm
“Nguyện thiền quán chi trung,
Mộng mị chi tế,
Ðắc kiến A Di Ðà Phật,
Kim sắc chi thân,
Ðắc lịch A Di Ðà Phật,
Bảo nghiêm chi độ,
Ðắc mông A Di Ðà Phật,
Cam lồ quán đảnh,
Quang minh chiếu thân,
Thủ ma ngã đầu,
Y phú ngã thể,
Sử ngã túc chướng tự trừ,
Thiện căn tăng trưởng,
Tật không phiền não”
A di đà phật
A Di Đà Phật
Mình chỉ nói ngắn gọn như thế này.Nghiệp lực chúng sanh là không thể nghĩ bàn.Cho dù là Phật,Bồ Tát cũng không có cách gì nói trọn cho hết được.
Niệm Phật là chánh hạnh,bài sám hối là trợ hạnh.Vì là trợ hạnh,nên tùy từng mỗi chúng sanh có thể chọn những bài sám hối khác nhau,miễn làm sao khi chọn bài sám hối nào mà sau khi đọc xong mà cảm thấy mình tinh tấn niệm Phật hơn thì đều được.Còn nếu như bạn chuyên tâm niệm Phật được thì cũng không cần phải đọc những bài sám hối dài dòng làm gì cả.Vì A Di Đà Phật đã đủ rồi.
Nếu trả lời không đúng ý bạn thì cũng mong bạn hoan hỷ
A Di Đà Phật