Nói thật ra, công phu niệm Phật thành tựu được hay không then chốt ở chỗ chúng ta có thể buông xuống hay không? Chỉ cần chúng ta chịu buông xuống, không có một ai chẳng thành tựu; phàm những người không thành tựu đều là người chẳng buông xuống nổi! Không thể buông xuống danh vọng, tiếng tăm, lợi dưỡng, tham ái ngũ dục lục trần, không buông nổi; còn một thứ nữa là gì? Không chịu xả mạng, tham sống sợ chết, buông xuống không nổi, chuyện này không có cách nào hết, công phu của chúng ta chắc chắn không đắc lực. Công phu đắc lực chẳng có gì khác, bí quyết chính là buông xuống, chuyện này quan trọng hơn bất cứ chuyện gì khác. Nhất định phải hiểu rõ trên thế gian này cái gì cũng đều giả hết, chẳng có một thứ gì chúng ta có thể mang theo được. Hơn nữa, chúng ta phải biết đời người vô thường, dù thân thể rất khỏe mạnh, hiện nay thế gian này tai họa ngang trái quá nhiều, tức là những tai nạn ngoài ý muốn quá nhiều, chúng ta có thể bảo đảm chính mình không gặp phải hay không? Khi gặp chuyện ngoài ý muốn, chúng ta liền tay chân cuống quýt, đó cũng là ma chướng. Nếu không có công phu chân thật, bị chết khi gặp tai nạn đều không thể vãng sanh. Thí dụ như chết khi bị đụng xe, trong một tích tắc đó, người ấy có niệm A Di Đà Phật hay không? Lúc người ta chết, nếu niệm cuối cùng là niệm A Di Đà Phật thì họ sẽ vãng sanh. Nhưng khi bị đụng xe, phần đông là kinh hoàng, hoảng hốt, trong tâm vừa hốt hoảng liền bấn loạn, quên mất A Di Đà Phật, duyên với A Di Đà Phật bị cắt đứt, tùy theo nghiệp lực đi đầu thai, tự mình không làm chủ được. Niệm Phật vãng sanh là chính mình làm chủ được. Hãy thử nghĩ lúc lâm chung chúng ta có thể làm chủ được hay không? Khi tai nạn to lớn xảy ra, tự mình có làm chủ được hay không? Chúng ta cứ nắm chặt câu A Di Đà Phật trong tâm, không kinh sợ, không hoảng hốt, dẫu tai nạn bất ngờ xảy ra cũng không sợ hãi.
Có bạn đồng tu hỏi lão hòa thượng: “Nếu thế chiến thứ ba bùng nổ, chiến tranh nguyên tử, chiến tranh hóa học xảy ra, chúng con phải làm thế nào? Chúng con đi đâu lánh nạn?” Lão hòa thượng dạy chẳng cần phải trốn tránh, dù bom nguyên tử nổ, chúng ta phải chuẩn bị tâm lý như thế nào? Giống như coi đốt pháo bông vậy, không sợ hãi, nhất tâm niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, chắc chắn sẽ được vãng sanh, cần gì phải tìm chỗ đi lánh nạn? Chẳng cần! Ngạn ngữ cổ xưa của Trung Quốc có câu “tại kiếp nan đào”, nghĩa là nếu trong vận mạng của chúng ta có kiếp nạn ấy, chúng ta muốn tránh cũng chẳng tránh khỏi. Đức Phật dạy chúng ta một phương pháp có thể trốn thoát, đừng sợ hãi, hãy nhất tâm bất loạn niệm Phật vãng sanh, phương pháp này vô cùng kỳ diệu! Phương pháp này giống như Tâm kinh đã nói “độ hết thảy khổ ách”, tín niệm như vậy chắc chắn chẳng thua Quán Tự Tại Bồ Tát, Ngài có Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa, chúng ta không sợ hãi, không kinh hoảng, tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ, đó chính là Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta chẳng có tơ hào lưu luyến, trên thế gian này, hết thảy mọi thứ chúng ta đều chẳng có, chúng ta không có tâm mong cầu gì hết. Tức là chúng ta chẳng có tơ hào tham luyến gì hết, hoàn toàn buông xuống hết, đó gọi là gì? Đó là công phu niệm Phật thành phiến. Chỉ cần có một mảy may chưa buông xuống được, công phu đó có vấn đề, vì sao? Đến lúc có tai nạn nguy cấp xảy ra, lúc gặp nguy cấp, mảy may chưa buông xuống được ấy sẽ là điểm chí mạng của chúng ta. Chúng ta buông xuống không nổi, chúng ta bỏ lỡ cơ duyên vãng sanh Tịnh Độ trong đời này, vô cùng đáng tiếc!
Trích từ sách Nhìn Thấu Là Trí Tuệ Chân Thật
Trích lục từ giảng ký của Lão Hòa Thượng Thượng Tịnh Hạ Không
Minh Trí và Mẫn Đạt chuyển ngữ
Như Hòa nhuận văn
Sắc chẳng khác không?không chẳng khác sắc.sắc tức là không .không tức là sắc.ai đi nghe pháp bảo giùm e rõ nghĩa với….
Chào bạn nguyên.
Lấy ví dụ cho đơn giản, giống như thân thể chúng ta được cấu tạo bởi 4 nguyên tố đất nước gió lửa. Vì có nhân duyên là giao hợp giữa cha mẹ, linh thức của ta nhập thai, 4 nguyên tố hợp lại mới tạo thành thân thể của ta. Đó là không tức là sắc. Nhưng khi các nhân duyên đó không có, hoặc là biến mất, bốn nguyên tố tan rã rời khỏi thân thể thì thân xác này sẽ biến mất. Nên gọi là sắc tức là không.
Cô/chú Nguyên có thể tham khảo chú Bát Nhã ạ . Nam Mô A Di Đà Phật . Sắc chính là vô thường, là không , gồm có sắc thanh hương vị xúc pháp ạ
Bạn Nguyên thân mến’
Mình có lần nghe thầy giảng rằng: chữ “không” trong “sắc tức thị không” có nghĩa là “không thật có”, “không thường hằng”, ” không có tự tánh”, “không tồn tại vĩnh viễn”…v.v., chứ không phải là không có gì cả! Chữ “sắc” là chỉ cho những gì có hình tướng mà ta có thể nhìn thấy hay sờ mó được. Những vật có hình tướng này là sự tập hợp của nhiều nhân duyên, chứ không phải vốn nó tự có; một khi không còn đủ nhân duyên thì nó sẽ tan rã. Thí dụ, chiếc xe hơi được tạo thành từ nhiều bộ phận, chứ vốn nó không tự có, theo thời gian hay vì một lý do nào đó mà các bộ phận của xe bị tháo rời thì nó không còn là chiếc xe hơi nữa! Cho nên chiếc xe này xem như là không có “thật có” mà chỉ là “giả có” thôi!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Câu này trong bát nhã tâm kinh mà! Đức phật đã dạy tất cả các pháp đều do tâm tưởng mà sinh ra. Chính vì thế tâm không có gì thì không sợ hãi xa hẳn điên đảo mộng tưởng và đạt đến chỗ niết bàn.
A Di Đà Phật,xin các thiện tri thức hoan hỉ chỉ bảo: con sắp đi học xa rồi hằng ngày phải tiếp xúc nhiều với cám dỗ và thử thách,con thấy những tri thức thuộc dạng đại học hay thế gian chẳng mang lại lợi ích gì cẳ,chỉ toàn phiền não,đôi khi hoc cao hiểu rộng pháp thế gian lại sinh tâm ngã mạn,rồi cuốn theo dòng xoáy của danh ,sắc ,tài..nhung ma có học mới có nghề,nguoi ta nói an cư mới lac nghiệp,con thật chỉ muốn học phật…..chi sợ học những pháp ở thế gian không hợp với mình lại sinh tâm chán nản,bỏ học… A Di Đà Phật
Xin chào bạn,mình cũng đang học tập và học cả phật pháp đây.Lão pháp sư Tịnh Không đã nói rồi,buông xả vạn duyên không phải là buông bỏ tất cả,không học hành hay làm việc gì cả.Mình cứ học,cứ làm nó như phương tiện nuôi thân này,tạo điều kiện tu học và hộ trì chánh pháp.Bạn cứ học hành,cứ làm việc,tiếp xúc với mọi người,ai hay ta học,ai dở ta biết nhưng không để trong lòng.Hầu như bây giờ để lên núi tu học cách biệt rất khó,phải có quyết tâm và duyên tốt thì mới có được.Rất nhiều vị bên tông tịnh độ vẫn vừa làm vừa tu đấy thôi,như đức Phật cũng ở trong nhân dân tiếp xúc mọi người mà giáo hoá đấy thôi.Bạn lo sợ bị cuốn theo cám dỗ thì đây hoàn toàn do sức tu của bạn thôi,nó như những khảo nghiệm ý,người ta rèn sắt thì càng dùng búa đập nhiều mới có thép tốt.Gần đây mình thấy mạng internet khá là hữu dụng trong truyền bá phật pháp,nhiều bạn trẻ biết đến và có một ít giác ngộ về sự vô thường và mong muốn tu,tuy nhiên lâu lâu rồi bỏ.Đấy là phải ở mình có quyết tâm không thôi,phải luôn nhắc nhở bản thân.Bạn phải tự tin lên,mình vẫn tu,vẫn học vẫn làm,nhưng phải nhớ cái mục đích to lớn nhất là cái gì(phát tâm ý),nó sẽ như ngọn đèn hướng dẫn cho bạn.Chúc bạn luôn cố gắng và tinh tấn trong tu tập nhé.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật,cảm ơn bạn beonhi,mình cũng nghĩ như bạn ,nhờ bạn nói ra mình có thêm động lực,chúc bạn tinh tấn.A Di Đà Phật.
A di đà phật.
Con thấy chữ “Buông” rất khó.Phải buông bỏ thì tu tập ms tinh tấn,nhưng rất khó đê thực hiện dk.K buông thì niệm Phật k dk nhiếp tâm,con thắc mắc rằng phải chăng niệm Phật nhiều thì mới nhìn thấu dk sau đó ms buông xả dk?
Cô chú giải đáp giúp con với nhé.:)
Chào bạn hy vọng
Cái này cũng là 2 trường hợp. Có người thì niệm Phật rồi, nhờ cái công đức Vô Lượng Giác ở trong câu niệm Phật mà nhìn thấu mọi chuyện rồi buông xả. Có người thì căn tánh tốt hơn gặp các chuyện thế gian mà nhìn thấu cõi đời khổ đau nên buông xả mà niệm Phật. Tuy khác xuất phát điểm nhưng cuối cùng cũng về 1 nguồn mà thôi.
Niệm phật chính là thiền, thiền chính là niệm phật nghĩa là sao?
Xin các liên hữu nói rõ hơn dùm đệ.Không cần ngồi thiền niệm phật phải không?
Thiền là dùng các phương pháp để giữ cho tâm thanh tịnh.
Niệm phật dùng câu Hồng Danh để giữ cho tâm thanh tịnh.
Đi đứng nằm ngoài bạn đều có thể niệm phật, nhưng ở những nơi không thanh tịnh thì nên niệm thầm nhé.
Gửi quý thầy, các thiện tri thức, các anh, chị.
Xin cho hỏi: “Sau 7 ngày hoa sen nở, vậy thì 1 ngày ở Tây Phương của Đức Phật A Mi Đà bằng bao nhiêu lâu ở cõi này ạ ?”
Xin cảm ơn!
A Di Đà Phật
Trong phẩm thọ lượng của kinh Hoa Nghiêm có nói như thế này
Bấy giờ Tâm Vương đại Bồ Tát ở trong chúng hội bảo chư Bồ Tát rằng :
Chư Phật tử ! Ở Ta Bà thế giới cõi của Thích Ca Mâu Ni Phật đây một kiếp, nơi Cực Lạc thế giới, cõi A Di Dà Phật là một ngày một đêm.
Một kiếp ở Cực Lạc thế giới là một ngày một đêm nơi Ca Sa Tràng thế giới, cõi của Kim Cang Kiên Phật.
Một kiếp ở Ca Sa Tràng thế giới là một ngày một đêm nơi Bất Thối Chuyển Âm Thanh Luân thế giới, cõi của Thiện Thắng Quang Minh Liên Hoa Khai Phu Phật.
Một kiếp ở Bất Thối Chuyển Âm Thanh Luân thế giới là một ngày một đêm nơi Ly Cấu thế giới, cõi của Pháp Tràng Phật.
Một kiếp ở Ly Cấu thế giới là một ngày một đêm nơi Thiện Đăng thế giới, cõi của Sư Tử Phật.
Một kiếp ở Thiện Đăng thế giới là một ngày một đêm nơi Diệu Quang Minh thế giới, cõi của Quang Minh Tạng Phật.
Một kiếp ở Diệu Quang Minh thế giới là một ngày một đêm nơi Nan Siêu Quá thế giới, cõi của Pháp Quang Minh Liên Hoa Khai Phu Phật.
Một kiếp ở Nan Siêu Quá thế giới là một ngày một đêm nơi Trang nghiêm Huệ thế giới, cõi của Nhứt Thiết Thần Thông Quang Minh Phật.
Một kiếp ở Trang Nghiêm Huệ thế giới là một ngày một đêm nơi Cảnh Quang Minh thế giới, cõi của Nguyệt Trí Phật.
Chư Phật tử ! Tuần tự như vậy, nhẫn đến quá trăm vạn a tăng kỳ thế giới, một kiếp ở thế giới rốt sau là một ngày một đêm nơi Thắng Liên Hoa thế giới, cõi của Hiền Thắng Phật. Phổ Hiền Bồ Tát và chư đại Bồ Tát đồng hạnh đông đầy trong thế giới Thắng Liên Hoa này.
A Di Đà Phật
@Hãy Niệm A Di Đà Phật:
– xin that cảm ơn Đạo Hữu. Chúc Đạo Hữu sức khỏe và tinh tấn.
Xin tán thán công đức thiện tri thức Hãy Niệm A Di Đà Phật đã chia sẻ bài pháp !
Theo như đoạn kinh trên thì Phổ Hiền Bồ Tát ở thế giới Thắng Liên Hoa. Sao em lại nghĩ rằng Phổ Hiền bồ tát đang ở thế giới Cực Lạc cùng các vị đại bồ tát Văn Thù, Quan Âm, Thế Chí. Em hiểu sai ở chỗ nào vậy các anh chị?
A Di Đà Phật
-Trước tiên nói về vấn đề ngày đêm,cõi người lấy mặt trời làm đơn vị ngày đêm.Cõi trời dạ mạ,thân chư thiên phát sáng,chẳng cần mặt trời,họ lấy hoa nở coi là ngày,hoa khép coi là đêm.Cõi Cực Lạc lấy gì làm đơn vị ngày đêm chắc khi nào vãng sanh đến đó mới biết được
-Đoạn kinh trên cho chúng ta mở rộng tâm lượng ra,thời gian không cùng tận,thế giới không cùng tận.Phât,bồ tát,chúng sanh cũng đều không cùng tận.
-Phổ Hiền bồ tát có mặt khắp mọi thời,khắp mọi xứ,từ sát na cho đến tận kiếp hải,từ trong hạt bụi rất nhỏ cho đến tận hư không pháp giới đều có Phổ Hiền trong đó.Từ thế giới Ta Bà,Cực Lạc,….cho đến thế giới Thắng Liên Hoa đều là trụ xứ của Phổ Hiền bồ tát
– Phổ Hiền bồ tát có mặt khắp tất cả là để dẫn dắt các vị đại bồ tát ở khắp pháp giới tu 10 đại nguyện vương,dẫn dắt các chúng sanh về thế giới Cực Lạc.
-Trích 1 đoạn kệ Kinh Hoa Nghiêm
Bất khả ngôn thuyết bất khả thuyết
Sung mãn tất cả bất khả thuyết
Trong những kiếp bất khả ngôn thuyết
Nói bất khả thuyết chẳng hết được.
Bất khả ngôn thuyết các cõi Phật
Thảy đều nghiền nát làm vi trần
Trong một trần, bất khả thuyết cõi
Như một, tất cả đều như vậy.
Bất khả thuyết cõi Phật trên đây
Một niệm nghiền trần bất khả thuyết
Mỗi niệm nghiền nát cũng như vậy
Suốt bất khả thuyết kiếp luôn nghiền
Mỗi trần có bất khả thuyết cõi
Cõi này làm trần nói khó hơn
Dùng pháp toán số bất khả thuyết
Bất khả thuyết kiếp đếm như vậy.
Dùng những trần này đếm các kiếp
Một trần mười vạn bất khả thuyết
Kiếp ấy xưng tán một Phổ Hiền
Không hết được lượng công đức đó.
Nơi trên một đầu lông rất nhỏ
Có bất khả thuyết những Phổ Hiền
Tất cả đầu lông đều cũng vậy
Lần lượt nhẫn đến khắp pháp giới.
A Di Đà Phật
Thật cảm ơn cư sĩ Hãy niệm A Di Đà Phật rất nhiều !
Đọc phúc đáp của cư sĩ , mình biết rõ hơn về Phổ Hiền Bồ Tát.
Chúc cư sĩ luôn được Phật từ gia hộ !
Thân mến !
A Di Đà Phật,Xin các bạn đồng tu chỉ bảo mình có đọc qua niệm phật tông yếu,bảo rằng ngoài niệm phật ký số mà chưa nhất được tâm thì niệm A Di Đà Phật mà trong tâm chỉ trụ chữ A vì trụ dc chữ A thì các chữ còn lại còn mất Chữ A hết thẩy mất,minh có thực hành qua và thấy an lạc hơn rất nhiều,xin mình hỏi niệm vậy có đúng pháp không,mình sợ đây là vọng tương vì còn nghĩ tới chữ A,xin các bạn chỉ bảo.A Di Đà Phật.
Chào bạn Chân Thành
Quyển niệm Phật tông yếu là do Pháp Nhiên Thượng Nhân sơ tổ Tịnh Độ Tông Nhật Bản trước tác, mà ngài đã vãng sanh rồi cho nên phương pháp của ngài là đáng tin cậy.
A di Đà Phật
Chúng ta đang sống trông ngũ trược ác thế.rất khó để giác ngộ muốn từ bỏ danh sắc tiền tài và ái dục.mỗi ngày bạn phải quán sát 1 lần.tuy biết quán rồi mà tâm vẫn không buông bỏ ái thì hãy niệm thêm danh hiệu quan thế âm.hãy khéo tùy phương tiện
Người học Phật, niệm Phật đích xác là chẳng dễ gì thành tựu, vì sao niệm nhiều năm ngần ấy, vẫn chưa thể đạt đến công phu thành phiến? Khoan nói tới nhất tâm bất loạn! Nếu quý vị truy tìm nguyên nhân, [sẽ thấy] chính là do quý vị biết quá nhiều chuyện, quen biết quá nhiều người, nên quý vị niệm Phật chẳng có cách nào niệm đến mức công phu thành phiến, chẳng có cách nào niệm đến mức nhất tâm bất loạn, đạo lý ở ngay chỗ này. Quý vị mới biết phạm vi hoạt động của chúng ta càng nhỏ sẽ càng thanh tịnh, mới thật sự có thể đạt đến mục tiêu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới trong lý tưởng của chúng ta.
Lão hòa thượng Tịnh Không
Nam mô A Di Đà Phật. Tán thán công đức chia sẻ của đạo hữu!!!