Nhân quả luôn vĩnh viễn, liên tục và tuần hoàn, đây là một đạo lý chúng ta cần phải biết. Biết được nhân quả là liên tục và tiếp nối tuần hoàn thì trong mọi cảnh, chúng ta tự nhiên sẽ hướng đến đoạn trừ các việc ác và tu tập các việc thiện. Vì chính mình tạo nhân thì tự gặt lấy quả, và tất nhiên, kết quả ai cũng muốn tốt đẹp như ước muốn. Do đó, chúng ta gieo nhân thiện nhất định sẽ được quả thiện, gieo nhân ác tất nhiên sẽ bị quả ác. Không thể nói gieo nhân thiện mà lại gặt quả ác hay gieo nhân ác mà được quả báo thiện, đây là đạo lý không thể có. Nhân quả là định luật tất yếu. Đời này gieo nhân thiện, đời nay không hưởng thì đời sau hưởng, việc ác cũng như vậy. Nếu người đời nay làm thiện mà được quả báo xấu, hay ngược lại đời nay tạo việc xấu lại được may mắn hạnh phúc. Khi xét đến thời gian nhân quả, chúng ta cần phải đề cập đến ba khoảng thời gian:
Thứ nhất là hiện báo: Nghĩa là người tạo nhân thiện hay ác trong đời này, do nhân duyên thuần thục đưa đến lãnh thọ quả báo ngay trong hiện đời. Ví như trồng các loại cà, ớt hay gieo giống lúa, chỉ trong vòng một mùa hay một năm đã thu thập được kết quả. Cho nên cổ đức có nói: “Đời xưa quả báo thì chầy. Đời nay trả báo một giây nhãn tiền” là vậy.
Thứ hai là sinh báo: nghĩa là chúng ta gây nhân đời này, đời sau sẽ chịu quả báo. Quả báo này có tánh cách hơi lâu. Như chúng ta trồng cây chuối con, trồng năm nay qua sang năm chúng ta mới thu hoạch được quả. Vì thế trong kinh có câu: “Muốn biết nhân đời trước, hãy xem quả đời nay. Muốn biết quả đời sau, hãy xem nhân đời này”. Hai câu này có thể chỉ cho sinh báo.
Thứ ba là hậu báo: nghĩa là chúng ta tạo nhân trong đời nay, đến ba bốn năm, trăm năm, ngàn năm hay vô lượng kiếp sau chúng ta mới thọ quả báo. Ví như chúng ta trồng những loại cây lâu năm, đến năm năm, mười năm hay vài mươi năm sau mới kết quả. Cho nên trong kinh có kệ: “Giả sử trăm ngàn kiếp trôi qua, những nghiệp chúng ta đã tạo sẽ không mất. Khi nhân duyên hội đủ, tự mình phải nhận chịu quả báo”. Vì thế, đường đi của nhân quả rất phức tạp vi tế. Ví như đời ông cha làm thiện, đời con cháu sẽ được quả thiện, hoặc đời ông cha làm ác, đời sau con cháu phải chịu quả ác. Quả báo tự ai làm thì người đó chịu, con cháu chỉ ảnh hưởng một cách gián tiếp, không phải trực tiếp.
Như vậy có thể biết, mặc dù đời này hay đời trước làm việc xấu, chúng ta cần phải nỗ lực chuyển đổi những hành động đó. Chúng ta không sửa đổi là do chúng ta không trí tuệ, chưa tin và chưa hiểu sâu sắc về đạo lý nhân quả. Nếu chúng ta có thể giữ gìn nguyên lý, nguyên tắc bình thường, có thể trì giới, tâm thanh tịnh thì trí tuệ sẽ phát sinh, khi đó, chúng ta sẽ có đủ năng lực chuyển đổi tất cả. Dù ác nghiệp có nặng đến đâu, chúng ta cũng có thể chuyển đổi được, tất cả đều tùy ở năng lực quyết tâm và trí tuệ của mỗi người.
Trích Phật Giáo Là Gì?
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không
Dịch giả: Thích Tâm An
Gieo nhân niệm PHẬT sẽ hưởng quả báo vui sướng.mình niệm thêm danh hiệu BỒ TÁT ĐỊA TẠNG và BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM.nên an ổn vô cùng.
Sao gọi là 5 sự thiêu đốt.5 sự đau khổ?
Bởi vì nó dắt bạn đi trong lục đạo luận hồi.
Con lập nguyện hơn đời,
Tất đến đạo Vô Thượng,
Nguyện này nếu không toại,
Thề không thành Chánh giác.
Lại làm đại thí chủ
Cứu khắp kẻ cùng khổ,
Khiến các quần sanh kia,
Đêm dài không ưu não,
Phát sanh các căn lành,
Thành tựu quả Bồ đề.
Con nếu thành Chánh giác,
Lấy tên Vô Lượng Thọ.
Chúng sanh nghe danh này
Sanh về cõi nước con,
Thân kim sắc như Phật,
Tướng tốt thảy viên mãn,
Cũng đem tâm đại bi,
Lợi ích các quần sanh,
Ly dục sâu thiền định
Tịnh huệ tu phạm hạnh.
Nguyện đem trí huệ sáng,
Chiếu khắp mười phương cõi,
Tiêu trừ ba độc hại
Cứu khỏi các ách nạn,
Dứt sạch khổ tam đồ,
Diệt hết phiền não ám,
Khai sáng mắt trí huệ,
Chứng được thân quang minh
Đóng hết ba đường ác,
Mở rộng các cửa lành.
Vì chúng khai tạng pháp,
Rộng thí báu công đức,
Trí vô ngại như Phật,
Làm các hạnh từ mẫn.
Đạo Sư cả trời người,
Anh hùng khắp ba cõi,
Thuyết pháp sư tử hống,
Rộng độ các hữu tình
Viên mãn lời phát nguyện,
Tất cả đều thành Phật.
Nguyện này nếu thành tựu,
Đại thiên thảy chấn động.
Các thiên thần trên không,
Mưa xuống trân diệu hoa.
A Di Đà Phật
Trang đường về cõi tịnh thật quá hữu ích.con xin các thầy khi đã biết PHẬT PHÁP nên truyền rộng cho chúng con.thế hệ sau ác trược nếu không đi đúnf đuờng sẽ rất khổ. Như có vị thầy đã nhắc lại.(hiếu dưỡng cha mẹ….khuyến tấn hành giả)
Mẹ con mua vàng mã về đốt. Tháng bảy này thì mua nhiều. Xưa là tiền vàng, nay đốt tủ lạnh, ti vi, máy giặt… xin hỏi quý thầy chỉ dạy thêm 1 lần nữa về việc đốt vàng mã, sau này chúng con không đốt liệu có quy vào tội mất gốc không?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyên,
Đốt vàng mã là phong tục thờ cúng tổ tiên từ ngàn đời của người Việt chứ không phải nghi thức thờ cúng theo Phật pháp.
Để biết được phong tục này có thực ý nghĩa hay không, bạn hãy thử làm một trắc nghiệm: dùng tờ 100.000đ thật, rồi đốt cháy ra tro, liệu lúc đó bạn còn xử dụng được không? Nếu người sống còn không dùng được nay lại dùng tiền giả để đốt thì người chết làm sao để xử dụng? Tương tự như việc mua đồ hàng mã: xe ô tô, tivi, máy giặt, tủ lạnh… tất cả những thứ này khi người còn sống không biết xử dụng, chưa được tiếp xúc, nay người còn sống mua về, rồi đốt đi để người chết xử dụng, TN cứ giả như người chết có thể nhận được, nhưng chỉ là đống tro, vậy lấy gì để xử dụng?
Cũng tương tự như việc cúng giỗ, người còn sống vì muốn ăn uống thoả thích nên tha hồ giết, thịt súc sanh, rồi làm mâm cao, cỗ đầy để (gọi là) cúng tế người chết, thực tế người chết chẳng những không nhận được những thứ đồ cúng tế đó, trái lại còn phải chịu thêm nhiều nghiệp tội. Như vậy việc cúng tế chỉ làm đẹp mặt, và thoả lòng người sống chứ không hề vì người chết.
Bạn có duyên với Phật pháp, do vậy TN nghĩ bạn nên và phải dũng mãnh vượt ra khỏi những hủ tục mang tính mê tín đó, thế vào đó là phát tâm học hỏi giáo pháp của Phật cho thật vững vàng. Trong những ngày lễ, ngày tết, ngày cúng giỗ tổ tiên, thay vì mâm cao, cỗ mặn ê chề, nay dùng những thứ thật chay tịnh: hương, hoa, quả, thức ăn chay đơn giản, rồi cả gia quyến cùng nhiếp tâm niệm Phật, hay tụng Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, hoặc Kinh A Di Đà Nghi Thức Cầu Siêu; kết hợp phóng sanh, bố thí, cúng dường Tam Bảo… tất cả những nghi thức này nếu mọi người nhất tâm làm và làm không vụ lợi, rồi đem hồi hướng cho người đã mất và tất cả thân quyến còn sống cũng như tận hư không giới chúng sanh, tất sẽ mang lại lợi lạc rất lớn cho cả người còn lẫn kẻ mất. Điều này trong Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện đức Phật và Địa Tạng Bồ tát đã dạy rất cụ thể. Bạn nên thỉnh Kinh Địa Tạng Bổn Nguyện về để đọc cho thật kỹ, rồi giải thích tường tận để mẹ bạn hiểu thêm về chánh Pháp mà đức Phật đã dạy nhé.
Nguyện chúc bạn tỉnh giác và tinh tấn tu học.
TN
Con cám ơn thầy.về việc hồi hướng con đã hỏi 1vài lần.nhưng hiện tại vẫn không sao hiểu đúng.chắc con nhận nhiều nên thành chướng ngại rồi.con cần phải xả bỏ độc tố tham lam thì mới biết hồi hướng.mong các thầy chỉ bày nhiều phương tiện.vì không chỉ 1 người.có rất nhiều người đang lắng nghe.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyên,
Bạn có thể tham khảo bài giảng của Pháp Sư Tịnh Không để hiểu rõ về ý nghĩa hồi hướng nhé.
Chúc bạn tinh tấn.
Tham Khảo: Ý Nghĩa Của Việc Hồi Hướng
TN
A DI ĐÀ PHẬT.
Con xin các vị thiện tri thức cho con bài nghi thức cúng chúng sinh tại nhà.Gia đình con muốn cúng chúng sinh nhưng không biết nghi thưc cúng đơn giản mà lợi ích cho chúng sinh nhất.Mong được nhận hồi sớm ạ.
con xin chân thành cảm ơn.
Cúng Cô hồn, nghi thức ngắn cho Phật tử tại gia
http://phatgiaovietnam.vn/van-hoa/nghi-le/cung-co-hon,-nghi-thuc-ngan-cho-phat-tu-tai-gia.html
Nam Mô A Di Đà Phật.
xin quy Thầy quý thiện tri thức chỉ dạy con câu này trong Kinh A Di Đà : ” hằng hà sa số những đức Phật như thế, đều ở tại nước mình, hiện ra tướng lưỡi rộng dài trùm khắp cõi tam thiên đại thiên mà nói lời thành thật rằng…” Ý con hỏi là câu này nên hiểu theo nghĩa đen hay nghĩa bóng là như thế nào vì làm sao các đức Phật lại hiện ra tướng lưỡi vô cùng to lớn như thế để nói được. Con kém quá nên không hiểu được xin chỉ dạy con xin cám ơn.
https://www.youtube.com/watch?v=bps8mSz1vtQ&index=4&list=PLG0neXiyTnbQefkddbol2hRHLpGzZP3E4 bạn xem nhé,hòa thượng tịnh không giảng rất kĩ thắc mắc của bạn
xin các vị cư sĩ từ bi cho con lời khuyên .
con mới 21 mà con thương ng đã có gia đình, và có con. năm xưa con chịu quen là vì anh ta nói đã định ly hôn với vợ nhiều lần mà vì mấy đứa nhỏ nên chưa đc. điều này nghe như rất nhiều ng dùng để lừa gạt con gái, nhưng vì con gặp gđ anh ấy cũng nói vậy nên con tin vào ng lớn. nên lúc đó nãy sinh ra cảm tình. từ nhỏ đến lớn chưa bao giờ con thích ai.
từ khi quen con đc 2 tháng thì ng đó và vợ đã ly thân vì một mâu thuẫn gì đó. đến nay đã đc 1 năm hơn, họ vẫn sống ly thân. anh ấy 1 tuần mới ghé qua chị ấy 1-2 lần để thăm đứa nhỏ, còn đứa lớn ở với ba.
con và anh ấy vẫn giữ liên lạc nhưng vì ng ta có gđ nên con quyết không làm chuyện có lỗi với chị ta…nhưng mặc dù giữ liên lạc với anh ấy cũng coi như có lỗi nhưng tụi con không đi quá giới hạn .
nhưng ng ta cứ hứa hẹn đủ điều là sẽ chờ con chứ không yêu ai và muốn cùng con tiến tới. tánh con thì không hề tin vì con luôn nghĩ ng ta nói đc với mình sẽ nói đc với ng khác nữa, nhưng vì con còn thương nên chưa ra đi đc nên mới vì đó mà phiền lòng. sau những câu ngọt ngào nhưng ảnh không đề cập đến việc ly hôn.. nói ra lý lẻ vậy thôi chứ con không hề suối ly hôn, có ly hay k là do ng ta quyết định con sẽ lui bất cứ lúc nào. nhưng chỉ vì ng ta vẫn muốn giữ con mà con cũng còn thường nghĩ đến ng ta nên con mới còn liên lạc.
nhưng mà con rối quá, k biết làm sao về chuyện này, cho dù có lui hay tới cũng phải nghĩ thông chứ. quan trọng là hiểu chuyện đúng sai ở chỗ nào thì mới lui hay tiến một cách vui vẻ. chứ hiện thì rối quá.
sao ng ta muốn giữ con mà lại k hề đề cập đến ly hôn vậy thì làm sao kết hôn như ấy nói ? con phải hỏi ng ta ra sao mới đúng? k dám hỏi vì sợ có tội, trong khi trong lòng con k phải có ý suối họ ly hôn bao giờ hết. con chỉ muốn biết thực hư ra sao để con còn lui và quên ng ta.
như vậy thì con nên đối mặt với anh ta như thế nào? con phải cần nghĩ những chuyện gì và nên nói chuyện với anh ta ra sao để làm rõ mọi chuyện ? con muốn biết trong lòng ng ta trắng đen ra thế nào, nhưng con k biết phải dùng lời gì hỏi làm sao mới đúng .
sỡ dĩ con hỏi các cư sĩ là vì muốn nghe những lời khuyên từ những ng học phật, vì chỉ như vậy thì con mới nghe đc lời đúng đắng và từ bi nhất thôi .
email con là: [email protected]
xin dạy cho con rõ.
A Di Đà Phật
Xin chia sẻ vài lời cùng bạn.
Bạn nói bạn không xúi người kia bỏ vợ, bạn sợ mang tội nhưng bằng chứng là “từ khi quen con đc 2 tháng thì ng đó và vợ đã ly thân” và còn “sau những câu ngọt ngào nhưng ảnh không đề cập đến việc ly hôn”, “sao ng ta muốn giữ con mà lại k hề đề cập đến ly hôn vậy thì làm sao kết hôn như ấy nói?”, vậy đã chứng tỏ cả về sự và lý bạn vẫn muốn người ta bỏ vợ để theo bạn. “có trí tuệ thì không có phiền não”, “có từ bi thì không có kẻ thù”.
Nếu bạn tiến đến với người kia nghĩa là bạn không có trí tuệ và không có chút từ bi nào cả.
Nam mô A Di Đà Phật
họ ly thân là vì sự xích mích của riêng gđ họ.
ơ, ý mình k phải như vậy. mà mình nghĩ là nếu họ co ly dị cũng vốn dĩ là định mệnh chứ đâu phải tại ai mà họ ly dị. nếu số mệnh duyên nợ họ phải ở với nhau thì họ đâu ly thân lâu đến vậy.
hơn nữa, nếu họ có tự ly dị thì mình tiến tới với họ cũng chẳng đc sao. mình k hiểu điều này, chẳng lẻ sau khi ly dị ng ta phải sống như vậy luôn sao.
với lại em k có kêu họ ly dị, mà là 1 ng con gái, em chỉ muốn biết rõ trắng đen để k phải yêu ng ta quá sâu. em chỉ mong 1 câu trả lời , ly thân lâu rồi ly dị đang tiến hành hoặc là nói k ly dị vì cảm thấy k thể thiếu nhau cũng đc . em phải biết chứ đứng ở vị trí em giờ khó chịu lắm
làm con gái cũng đâu ai muốn yêu ng như vậy, nhưng yêu ai là do tình cảm khống chế chứ đâu phải em muốn yêu ai là yêu 🙁
Rối thân mếm,
Chị nghĩ là em đã mắc sai lầm khi dính tình cảm với một người đang có gia đình(người ta nói”định ly hôn” chư chưa được tòa án chứng nhận ly hôn, phải không?). Hơn nữa ông ta nói muốn ly hôn nhưng có gì bảo đảm là ông ấy nói thật với em? Cho dù ông ta nói thật đi nữa, thì có gì bảo đảm là ông ta sẽ đem lại hạnh phúc cho em sau khi ly hôn? Em nên dũng mãnh mà sưa sai đi! Hãy tránh xa cho đến khi biết chắc chắn ông ta là người hoàn toàn tự do (đã ly dị và chưa có ai khác). Đó cũng là cách để bảo vệ hạnh phúc cũng như danh dự của chính em và gia đình em vậy!
Chúc em luôn an lạc
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Rối à, mình cũng bằng tuổi với bạn nên có lẽ cũng hiểu được phần nào cảm xúc của lứa tuổi này. Thường đây là giai đoạn bạn rất dễ rung động trước tình cảm của 1 người khác giới. Huống chi đây lại là mối quan hệ với 1 người đàn ông từng trải.
Mình hiểu tình cảm thì không có sai hoặc đúng. Nhưng đôi khi tình cảm sẽ làm lấn át đi lý trí của bản thân mình bạn ạ. Lúc đó chỉ có người ngoài cuộc mới sáng suốt hơn 1 chút.
Đọc những dòng bạn viết mình thấy bạn là 1 người sống tình cảm nhưng vẫn tỉnh táo. Bạn không thích sự mập mờ trong mối quan hệ giữa vợ chồng họ cũng như biết lên đây để hỏi những bậc thiện tri thức là những người có rất nhiều kinh nghiệm. Nhưng quả thật với tư cách 1 người bạn cùng tuổi mình khuyên bạn nên dừng lại mối quan hệ này trước khi quá muộn.
Bởi nếu ly dị thì người tổn thương sẽ là con cái. Cho dù bố mẹ chia tay để đi tìm hạnh phúc riêng thì đứa con sẽ phải chịu những tổn thương sâu sắc.Mình đã gặp rất nhiều trường hơp như vậy nên mình hiểu điều đó hơn ai hết. Và nếu bạn vẫn muốn tiếp tục mối quan hệ này thì sẽ tạo nên 1 mối thù sâu đậm với 2 đứa con của gia đình ấy. Nếu đặt mình vào vị trí ấy mình cũng sẽ như vậy. Trong suy nghĩ của 1 đứa trẻ chúng chỉ biết ai xen vào hạnh phúc gia đình thì chắc chắn sẽ là người xấu. Dù cho bạn có biện minh thế nào thì cũng không có ích gì đâu.
Nuôi con 21 năm mình tin chắc chẳng có bố mẹ nào muốn con cái mình đến với 1 người đàn ông vẫn mập mờ trong mối quan hệ của chính mình đâu bạn ạ. Bạn còn trẻ xứng đáng có 1 hạnh phúc trọn vẹn.Đừng dại dột đâm đầu vào bụi rậm như vậy!
Xin lỗi bạn nhưng mình nghĩ 1 người đàn ông không rõ ràng trong chuyện tình cảm thì chắc chắn 1 là họ còn lưu luyến với gia đình cũ, 2 là có lí do nào đó không chính đáng. Nói chung đó là 1 người không đáng để tin tưởng.
Mình hi vọng những chia sẻ của mình có thể giúp bạn đưa ra 1 quyết định đúng đắn. Nếu mình có nói gì sai khiến bạn phận lòng mong bạn hoan hỉ bỏ qua.
Mình luôn nghĩ hôn nhân của 1 người phụ nữ giống như canh bạc. Được ăn cả, không thì mất trắng.
Hãy dùng lý trí và lòng từ bi để quán chiếu mọi việc bạn ạ. Đừng để tình cảm làm thay đổi con người mình. Mong bạn sẽ nghĩ tới nỗi đau của con trẻ.
Nguyện cầu Đức Phật có thể khai sáng cho bạn. Chúc bạn luôn bình an và tìm cho mình 1 niềm hạnh phúc TRỌN VẸN!
Con rất biết ơn thiện tri thức beonhi đã giúp con hiểu rõ vấn đề trên. A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT.
CON XIN CẢM ƠN CƯ SỸ HUỆ TỊNH Ạ
Thật sự tình cảm luyến ái quá đáng sợ,dính vào 1 tý thôi mà tâm ta xao động lắm rồi.Vui thích rồi ích kỉ,tức giận nói chung dính vào là khó tu rồi.Lấy chồng lấy vợ sinh con đẻ cái,lo nhà lo cửa,mưu sinh sớm tối.Lời trong kinh vô Lượng thọ phẩm 33 miêu tả không sai về vòng đời của con người.Ai ơi biết rồi phải làm cho nghiêm túc đi chứ chớ tự dối mình rồi vào địa ngục mà nói lý với diêm vương
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Đồng ý với bạn. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật , có Trí Huệ thì không Phiền Não ,có Từ Bi thì không có kẻ thù 2 câu trên thật hay Mình rất thích Tán Thán Công Đức cửa Mỷ Diệp A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Có trí tuệ thì không có phiền não
Có từ bi thì không có kẻ thù
2 câu trên MD vô tình đọc được trên web đó Ngọc Tam ạ.
_()_
A Di Đà Phật Ngọc Tâm sẽ ứng dựng 2 câu nầy trong cuộc sống Cám ơn Mỹ Diệp nha
A Di Đà Phật
Chúc Ngọc Tâm sẽ đạt được sự thanh tịnh trong cuộc sống. Chúng ta cùng nhau chuyên cần tu học, sẽ là bạn tri âm nơi quê nhà vậy.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Quả thật câu nói này rất hay ạ. Em cảm ơn Chị đã chia sẻ những câu pháp đầy ý nghĩa. Tự nhiên nghe 2 câu này em thấy ngộ được rất nhiều điều.
Chúc 2 Chị luôn tinh tấn và bình an trên bước đường tu hành! Hi vọng chúng ta có thể được sống trong 1 ngôi nhà chung là Tây Phương Cực Lạc ạ.
A Di Đà Phật
Cảm niệm công đức khuyến tu của Tĩnh Minh Tâm. Chúc bạn luôn an lạc, thanh tịnh (Tĩnh Minh Tâm có nghĩa là tâm thanh tịnh) trên con đường về cõi Tịnh.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật mình Cám Ơn các Bạn nhiều Nam Mô A Di Đà Phật