Khi nói đến việc vãng sinh của người tu theo pháp môn Tịnh độ, có người hỏi tôi: Cổ đức có nói “sinh thì quyết định sinh , đi thì không thật có”, như vậy cứu cánh là có vãng sinh hay không? Sinh thì quyết định sinh, mà đi thì không thật có. Vì sao không thật có? Vì chúng ta chẳng lìa pháp giới. Vì sao nói sinh thì quyết định sinh? Vì chỉ có không gian chuyển đổi. Chúng ta có thể dùng ví dụ về ti vi để cho dễ hiểu. Màn hình ti vi có thể hiện lên cảnh ở Đài Loan, ở Mỹ… Nhìn trên ti vi, chúng ta thấy có một người bước lên máy bay và bay sang Mỹ. Máy bay cất cánh bay đi, cảnh vật ở Mỹ hiện ra, như vậy người đó có đến Mỹ hay không? Nhất định là có đến, và người đó có ly khai hay không ly khai màn hình? Nói cách khác, việc ấy chỉ có thay đổi về tần số. Chúng ta hiện tại đang ở tần số của thế giới Ta bà, tức thuộc phạm vi của địa cầu. Một khi tần số chuyển đổi thì chúng ta vãng sinh về thế giới Cực lạc song vẫn ở tại pháp giới. Cho nên, từ góc độ nhất chân pháp giới mà nói thì không có đi, nhưng từ ở góc độ vãng sinh mà nói thì chỉ là thay đổi tần số, đây là một sự thật. Trong mười pháp giới có mười tần số không giống nhau. Tuy không giống nhau về tần số, nhưng vẫn cùng trong một pháp giới, cũng như chỉ ở trên một màn hình nhưng vẫn không ly khai nó. Vậy, đối với sự thật chân tướng, chúng ta đã thể hội được bao nhiêu? Từ đây mới có thể biết, chúng ta có nên cầu sinh Tịnh độ hay không? Nhất định chúng ta phải cầu sinh Tịnh độ! Chỉ có sinh đến thế giới đó, chúng ta mới có thể đột phá tầng lớp vô hạn của không gian, điều này, khoa học ngày nay tuy hiện đại bao nhiêu, nhưng cũng không có phương pháp để đột phá. Nếu con người có thể đi vào không gian ba chiều, bốn chiều hay năm chiều đi nữa, hoặc có thể trở về quá khứ, vị lai đi nữa, song thực tế, các cõi trời dục giới, sắc giới hay vô sắc giới cùng với cõi Ta bà của chúng ta lại không giống nhau. Tại cảnh giới của họ, họ có thể biết được quá khứ, biết được vị lai và do vậy, họ có thể tùy ý tiến lui một cách thong dong tự tại. Cũng như, nếu muốn, họ có thể hóa thân ở đời quá khứ và ứng thân vào đời vị lai. Cho nên, kinh Phật nói là có vô lượng vô biên thế giới là vậy. Chính điều này, ngày nay khoa học đang công nhận đó là sự thật sau một quá trình dài chứng minh, khảo cứu. Tuy vậy, họ lại không biết dùng phương pháp gì để đột phá, để tiến nhập vào những thế giới đó. Phật pháp ngược lại, cao minh hơn khoa học rất nhiều, Phật pháp có thể tìm ra và biết được phương pháp để đột phá. Cho nên, chúng ta phải khẳng định thế giới là một thế giới hiện thực, và việc cầu vãng sinh là tích cực chứ không phải tiêu cực như nhận định của người thế gian. Nếu chúng ta cho việc cầu vãng sinh là tiêu cực, là lánh xa với hiện thực thì thật ra, chúng ta đã sai lầm, đã nhìn vấn đề một cách cạn cợt. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật đặc biệt nói kinh chẳng phải là tiểu thừa, mà là kinh đại thừa. Chẳng những kinh đại thừa mà còn là đại thừa trong các kinh đại thừa, nhất thừa trong các kinh nhất thừa nữa, là bổn kinh liễu nghĩa cứu cánh. Vì vậy, mười phương chư Phật đều tán thán, tất cả chư Phật đều hoằng dương, đó là sự thật không phải tránh xa hiện thực. Đến thế giới Cực lạc chứ không phải đi thọ lạc, nếu chúng ta vẫn còn tâm niệm thọ lạc thì đó chỉ là vọng tưởng xa xôi. Điều kiện cần yếu để đến đó được là tâm chúng ta phải có thanh tịnh. Muốn tâm thanh tịnh, chúng ta có thể dùng phương pháp niệm Phật. Tâm có thanh tịnh rồi, chúng ta mới đủ tư cách để vãng sinh Tịnh độ. Nếu tâm chưa thanh tịnh, vẫn còn vọng tưởng, phân biệt, chấp trước tồn tại thì dù một ngày chúng ta có niệm đến mười vạn câu Phật hiệu đi chăng nữa, cũng chẳng có lợi ích thiết thực gì. Cho nên, cổ nhân mới nói:
Xem ra niệm Phật dễ mà không
Khẩu ý buông lung giữ chẳng đồng,
Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn,
Dù cho khan cổ vẫn hoài công.
Giống như học bài, chúng ta cần phải học đi học lại nhiều lần, học cho đến khi nào thành thục, nhuần nhuyễn thì kỳ thi mới có kết quả tốt. Cũng vậy, khi niệm Phật, chúng ta phải niệm đến nhất tâm bất loạn, đó là tiêu chuẩn căn bản mà Kinh A Di Đà đã nêu. Muốn đạt được nhất tâm bất loạn, chúng ta phải dùng phương pháp trì danh niệm Phật. Phương pháp này, trong kinh Vô Lượng Thọ và kinh A Di Đà đều có đề xướng. Tây phương cực lạc là trường học, tất cả chúng ta là học sinh, trì danh là môn học, được vãng sinh thành Phật là sự nghiệp sau cùng. Thành Phật là gì? Là thành tựu trí tuệ viên mãn cứu cánh, là trí tuệ vô sở bất tri, vô sở bất năng. Thành tựu được rồi, sau đó chúng ta mới có đủ khả năng ở trong tận hư không pháp giới để trợ giúp tất cả chúng sinh, giúp họ phá trừ mê hoặc, đạt được giác ngộ, hiểu về chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Đó là 1 việc vô cùng ý nghĩa, lẽ nào lại tiêu cực sao?
Vì vậy, chúng ta nhất định phải niệm Phật cầu sinh Tây phương cực lạc. Lời của Phật nói không hề dối gạt chúng sinh. Chẳng những Phật Thích Ca không nói dối mà mười phương tất cả chư Phật đều tán thán, hoằng dương. Vậy, chân thành khẩn thiết khuyên bảo và mong mỏi tất cả chúng ta phải nên tu tập, hành trì pháp môn Tịnh độ. Đối với chúng ta, Phật có đòi hỏi điều kiện gì không? Phật tuyệt đối không cần chúng ta phải cung kính hay cúng dường Ngài. Lời Phật dạy không thể dối gạt người, nếu cho rằng Phật dối, tất nhiên chúng ta bị tâm bất thiện phát sinh.
Trích Phật Giáo Là Gì?
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không
Dịch giả: Thích Tâm An
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
Lời pháp sư thật là ý nghĩa.
Anh chị niệm PHẬT như thế nào,hôm vừa rồi em bị tai nạn lao động mà niệm danh hiệu QUÁN THẾ ÂM 3ngày.hôm nay tay cử động nhẹ nhàng.vết tím chuyển màu hồng.cơ bắp sưng giờ bé lại.cứ cái đà này mai có thể đi xe máy được.tai nạn mà còn nhớ niệm QUÁM ÂM ĐẠI SĨ.mai này gíà đối diện với đại nạn sanh tử thì cang phải nhớ nghịch cảnh ngày hôm nay đã qua được thì đại nạn sẽ qua.
Các thầy cho con hỏi là Pháp Nhiên Đại Sư trong “Niệm Phật tông yếu” Bảo là niệm phật tán tâm nhưng có tín nguyện thì vẫn về cực lạc đc mà bài viết này lại bảo phải nhất tâm. Híc nhiều ý kiến quá con không biết làm sao ?
A Di Đà Phật
Theo mình nghĩ tán loạn có 3 kiểu tán loạn
1.Kiểu 1 là tán loạn nơi tín,nguyện tức là đối với việc niệm Phật vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng.Một mặt niệm Phật,một mặt thì tu thiền,mặt nữa thì tu mật,tu đủ mọi phát môn,đọc đủ mọi loại kinh.Đối với cảnh giới cực lạc thì nửa tin nửa ngờ.Một mặt thì niệm Phật,một mặt thì lưu luyến chuyện thế gian,vẫn thích đến những nơi phồn hoa,ồn ào,náo nhiệt,đối với thân bằng quyến thuộc thì nhớ nhung mãi không thôi.Một mặt vừa muốn cực lạc,mặt khác lại vừa muốn ngũ dục của thế gian.
-Kiểu tán loạn như thế nay từ xưa tới nay mình chưa thấy vị cổ đức nào nói là sẽ vãng sanh.
2. Kiểu 2 là tán loạn nơi hành trì
Người ấy thật sự có tín nguyện.Người ấy chỉ chuyên tâm 1 pháp môn niệm Phật,xem nhẹ các việc của thế gian,đối với thị phi,thân bằng, quyến thuộc và châu báu thế gian không lưu luyến.Tuy nhiên khi người ấy niệm Phật thì vẫn bị tán loạn,chưa nhất tâm được.Tuy vậy họ không hoài nghi và bản nguyện và cõi cực lạc,bất kể ai nói gì đi nữa thì họ luôn tin rằng đã tín nguyện rồi cho dù niệm nhiều hay ít ,nhất tâm hay tán loạn vẫn được vãng sanh
-Loại này thì các vị cổ đức nói vẫn vãng sanh được.
3. Kiểu 3 Tán loạn nơi cả nơi tín nguyện cả nơi hành trì.Kiểu này thì thôi khỏi cần nói.
B.Về vấn đề nhất tâm thì cũng có 2 thời điểm
-Thứ nhất là người đã đạt đến nhất tâm thì tất nhiên lúc nào họ cũng là nhất tâm
-Thứ 2 là người tán loạn niệm Phật nhưng đến lúc lâm chung,xả bỏ hết chuyện thế gian,chỉ niệm Phật,trong khoảng sát na được Phật lực gia trì mà công phu niệm Phật từ tán loạn chuyển sang nhất tâm ngay đó liền vãng sanh Cực lạc.
C.Vấn đề vãng sanh Cực lạc
-Khi nói vãng sanh Cực lạc thì vẫn là nói chung chung.Bởi vì Cực lạc có 4 cõi.Mỗi cõi có những yêu cầu công phu tu hành khác nhau.
-Nếu nói vãng sanh Cực lạc chỉ cần tín nguyện,cho dù niệm sâu hay cạn là muốn nói đến cõi Phàm Thánh Đồng Cư của thế giới Cực lạc
– Nếu nói vãng sanh Cực lạc phải đạt đến sự nhất tâm là muốn nói đến cõi Phương Tiện Hữu Dư của thế giới Cực lạc
– Nếu nói vãng sanh Cực lạc phải đạt đến lý nhất tâm là muốn nói đến cõi Thật Báo Trang Nghiêm và Thường Tịch Quang
D.Đối với pháp môn Niệm Phật có hai loại người đều có thể thành tựu.Mình xin trích 1 đoạn khai thị của hòa thượng Tịnh Không
Trong Phật pháp, tất cả các căn cơ được chia thành hai loại lớn: Một là hạng thiện căn sâu dầy, hai là kẻ phước đức sâu dầy. Đương nhiên hễ có thiện căn, nhất định có phước đức. Thiện căn sâu dầy, phước đức kém một chút, tình hình này rất nhiều. Có người phước đức sâu dầy, nhưng thiện căn kém một chút. Hai loại người này đều có thể theo pháp Đại Thừa. Thiện căn là gì? Thiện căn là nói đến tín giải. Người ấy nghe xong liền tin tưởng, Tín là thiện căn. Vừa nghe liền lý giải, đó gọi là “nhất văn thiên ngộ” (nghe một, ngộ cả ngàn), “cử nhất phản tam, văn nhất tri thập” (nêu lên một góc, suy ra ba góc kia, nghe một biết mười). Đấy là thiện căn sâu dầy. Phước đức kém một chút là người ấy coi nhẹ mặt Hành, thật sự nói đến đoạn phiền não thì người ấy chưa đủ công phu. Tín giải thì có, nhưng mặt Hành còn kém mấy phần!
Người phước đức nhiều, thiện căn ít, có thể tin, nhưng giải thì kém, sẽ không có năng lực ấy. Giảng cho họ cách nào, họ cũng chẳng thể thấu hiểu, cũng chẳng hiểu rõ ràng, nhưng người ấy có phước báo, phước báo là gì? Chịu hành. Chẳng hạn như quý vị bảo người ấy tham Thiền, người ấy hằng ngày tịnh tọa; bảo người ấy niệm Phật, người ấy một câu A Di Đà Phật suốt ngày từ sáng đến tối chẳng rời miệng, người ấy có thể hành, phước báo to lớn. Hai loại người này đều có thành tựu. Vì thế, kinh Di Đà bảo: “Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc” (Chẳng thể do chút ít thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh vào cõi ấy); đủ thấy chỉ cần có thiện căn, có phước đức, nhất định có thể thành tựu. Nếu hai loại này (thiện căn và phước đức) đều nhiều, quá tốt đẹp! Đấy là bậc thượng căn lợi trí. Trong hai loại này, ai có loại này nhiều, loại kia ít, sẽ đều nhất định có thành tựu, chẳng thể nào không thành tựu. Sợ nhất là cả hai loại đều chẳng có, đối với Phật pháp nửa tin nửa ngờ, lại chẳng thể lý giải, đương nhiên càng chẳng nguyện vãng sanh, loại người này chẳng thể thành tựu được!
Vài lời chia sẻ.Chúc bạn tiếp tục tín nguyện niệm Phật
A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Xin cảm ơn huynh Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT !
Trích:
“Ái bất trọng bất sanh Ta Bà,
Nghiệp bất không bất sanh Cực Lạc”
Bỏ ác làm thiện,
Thanh tinh tâm mình,
Ngày ngày niệm phật,
Nghiệp sạch, tình không.
Quyết định vãng sanh.
A Di Đà Phật
“Tất cả đều không hỏi và không để ý đến, trong tâm đơn độc chỉ là một câu A Di Đà Phật. Mỗi âm thanh của câu Phật hiệu nối liền nhau, tự nhiên sẽ được thuần nhất và sáng tỏ”
Hoàng Niệm Tổ
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Xin chân thành cảm ơn “Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT”
Cứ mỗi lần nghĩ đến việc sẽ đc về Tây Phương mà lòng mình lại hoan hỷ và quên hết mọi phiền não…
A Di Đà Phật.
Ngẫu Ích Đại Sư Pháp Ngữ
Dạy Pháp Nguyên:
Công phu Niệm Phật chỉ quý ở tín tâm chân thật. Thứ nhất phải tin rằng: Ta là Phật chưa thành, Di Ðà là Phật đã thành, thể vốn không hai. Kế đó, tin Sa Bà thật sự là khổ, An Dưỡng đích xác đáng quay về, ưa – chán rành rành. Tiếp đó, tin mỗi một hành động hiện tại đều có thể hồi hướng về Tây Phương. Nếu chẳng hồi hướng, dù là thượng phẩm thiện vẫn chẳng thể vãng sanh. Nếu biết hồi hướng, dẫu trót lầm gây hạnh ác, nhưng nhanh chóng dứt tâm tương tục (1), khởi lòng trân trọng sám hối; nhờ sức sám hối cũng được vãng sanh. Huống là trì giới, tu phước, bao nhiêu nghiệp thù thắng, há chẳng đủ để trang nghiêm Tịnh Ðộ ư?
Chỉ vì tín lực chẳng sâu nên thắng nghiệp chìm trong hữu lậu, lại muốn bỏ pháp này để chọn pháp khác, lầm lạc lắm thay! Chỉ nên tăng thêm lòng tin chân thành, chẳng cần phải thay đổi hết thảy các hạnh nghiệp vậy.
Ngẫu Ích Đại Sư nói: “Ðược vãng sanh hay không hoàn toàn là do có Tín, Nguyện hay không. Phẩm vị cao hay thấp hoàn toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Lời dạy ấy chính là khuôn phép ngàn năm chẳng thể thay đổi!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi bạn Pham Nam,
Có 2 ý nghĩa đơn giản và chính xác của từ “NHẤT TÂM” trong pháp môn Tịnh Độ là:
1. Tâm nhất quyết cầu vãng sanh Cực Lạc không có gì lay chuyển được.
2. Tâm nhất quyết niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh chứ không tu tạp hạnh cầu vãng sanh.
Nếu được NHẤT TÂM theo 2 ý nghĩa trên và hành niệm Phật mỗi ngày thì vãng sanh Cực Lạc là điều chắc chắn!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Niệm Phật muốn được nhất tâm thì trước hết phải phát tâm chân thật, thật sự vì liễu thoát sinh tử, chẳng phải vì mong người đời gọi mình là người tu hành chân thật.
Liên tông thập tam tổ Ấn Quang Đại Sư
Gửi bạn Pham Nam,
Lưu ý là cần phải NHẤT TÂM theo 2 ý nghĩa trên RỒI mới NIỆM PHẬT, chứ không phải cần NIỆM PHẬT để được NHẤT TÂM! Xin đặc biệt lưu ý!!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Cũng cần lưu ý là người tu Tịnh Độ nếu chỉ được 1 trong 2 điều NHẤT TÂM kể trên (nghĩa là hoặc không có tâm nhất quyết cầu vãng sanh, hoặc không có tâm nhất quyết niệm Phật hồi hướng vãng sanh) thì chứng tỏ người đó không có đầy đủ TÍN và NGUYỆN. Tuy nhiên, nếu người đó có thực hành (HẠNH) niệm Phật hồi hướng vãng sanh (cho trường hợp thứ nhất) hoặc tu tạp hạnh hồi hướng vãng sanh (cho trường hợp thứ hai) thì người đó vẫn đủ tiêu chuẩn vãng sanh về Biên Địa Nghi Thành ở cõi Cực Lạc. Ở đó họ sẽ tiếp tục tu học một thời gian (tối đa là 500 năm) cho đến khi TÍN NGUYỆN được đầy đủ thì họ sẽ được hóa sanh trực tiếp vào trung tâm của cõi Cực Lạc để gặp Đức Phật A Di Đà.
Còn nếu người tu Tịnh Độ mà không được cả 2 điều NHẤT TÂM kể trên (nghĩa là không có tâm nhất quyết cầu vãng sanh, và cũng không có tâm nhất quyết niệm Phật hồi hướng vãng sanh), thì bất kể người đó có tu HẠNH gì hay tâm có thanh tịnh cỡ nào thì người đó cũng chẳng được vãng sanh vì không có TÍN và NGUYỆN.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT !
Hôm nay không nghĩ điều xấu nhiều thì cảm thấy nhẹ nhõm.rõ ràng chẳng ai dạy mà tâm tự biến hiện.thật là mình làm mình chịu
A Di Đà Phật.
Đời sống đa duyên thật khó suy lường
Xoay chuyển từng ngày sang qua tháng nọ
Đôi lúc nhắm mắt troi theo Di Đà
Hướng tâm Tây Phương thầm mong trở về.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình cũng có thắc mắc giống bạn Phạm Nam. Cầu mong các thiện trí thức chỉ bảo ạ. Nam mô Hoan Hỉ Bồ Tát. Nam mô A Di Đà Phật.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Điều quan trọng nhất là tín tâm phải kiên cố. Tín tâm nếu không quyết định kiên cố, thì sự niệm Phật không thể không sanh tâm nghi ngờ. Khi còn tâm nghi ngờ thì sẽ dễ thắc mắc đủ điều bất an, nếu gốc rễ cây mà lung lai thì bức nhẹ hay gặp gió thổi là gảy ra liền (mất lòng tin). Tín tâm như đôi mắt chỉ đường vậy. Nếu niệm Phật mà thiếu tín tâm giống như người mù bước chân đi khắp nơi, cực khổ mò tới nơi chỗ muốn tới.
Thành ra trong một đoạn Pháp Nhiên Thượng Nhân có khuyên hễ tín tâm còn kém thì nên cầu nguyện Tam Bảo gia bị.
“Trước đây có một vị sơn tăng hỏi tôi rằng: “Tôi học pháp môn Tịnh Độ đã lâu, hiểu được đôi chút nhưng chưa phát khởi được tín tâm. Phải dùng phương tiện gì để thành lập tín tâm?”. Tôi đáp: “Hãy cầu nguyện Tam Bảo gia bị”. Vị tăng kia tuân theo lời dạy. Một hôm ông ấy đến chùa Đại Đông, gặp lúc đang gác cây đòn dông ở chánh điện. Ông bèn đứng xem, bỗng nhiên tín tâm phát khởi rồi tự nhủ rằng: “Nếu không có sự tính toán khéo của người thợ thì làm sao cây đòn dông lên đó được?! Người thợ tầm thường còn vậy huống gì sức thiện xảo không thể nghĩ bàn của Như Lai! Mình có cái chí nguyện vãng sinh, Phật có lời thề tiếp dẫn. Vãng sinh Tịnh Độ hẳn nhiên là tương ứng!”
Từ đó không còn tâm nghi ngờ nữa. Sau nầy ông có đến cho tôi biết. Ba năm sau thì được vãng sinh, điềm lành rất nhiều. Bởi thế nên thường cầu nguyện Tam Bảo gia bị.
P.S. Khi xưa tín tâm của Huệ Tịnh còn yếu thì có trì chú Đại Bi niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát cầu Ngài gia bị.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nhà mình ở phả lại chí linh hải dương.sắp có lễ hội kiếp bạc côn sơn.mời anh chị xa gần đến thăm quan vãng cảnh.nguyện cho mọi người khi gặp nghịch cảnh hãy niệm danh hiệu QUÁN THẾ ÂM.vì mình đã sắp khỏi tay rồi.người đã bị như thế.đã niệm như thế và đã nói như thế.sdt của nguyên là 01698317498.
Xin cảm ơn đạo hữu Nguyên!
Chúc đạo hữu sớm bình phục cánh tay!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Cho L hỏi: khi L đang làm việc ở văn phòng (lúc làm việc đơn giản không cần phải suy nghĩ nhiều), vừa nghe kinh VLT thì như vậy có bất kính không?
Mong quý đạo hữu hoan hỷ phúc đáp.
Nam Mô A Di Đà Phật
Theo mình không có bất kính đâu, tại bạn muốn nghe pháp mà không có thời gian .
Cho con hỏi tsi sao mình không cầu vãng sanh về thế giới phương Đông mà lại cầu về Tây Phương
Chính là từ kim khẩu của Đức Thế Tôn nhiều lần khuyên chúng ta phải cầu vãng sanh về Cực Lạc thế giới chứ ko phải một cõi nước nào khác:
Bấy giờ đức Phật bảo ngài Trưởng lão Xá-Lợi-Phất rằng: “Từ đây qua phương Tây quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, trong thế giới đó có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đương nói pháp. Xá Lợi Phất! Cõi đó vì sao tên là Cực lạc? Vì chúng sanh trong cõi đó không có bị những sự khổ, chỉ hưởng những điều vui, nên nước đó tên là Cực Lạc.
…Xá-Lợi-Phất! Chúng sanh nào nghe những điều trên đây, nên phải phát nguyện cầu sanh về nước đó. Vì sao? Vì đặng cùng với các bậc Thượng thiện nhơn như thế câu hội một chỗ.
…Xá-Lợi-Phất! Chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhơn duyên mà được sanh về cõi đó.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe nói đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu của đức Phật đó, hoặc trong một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không tạp loạn.
Thời người đó đến lúc lâm chung đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh Chúng hiện thân ở trước người đó.
Người đó lúc chết tâm thần không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi nước Cực Lạc của đức Phật A Di Đà. Xá-Lợi-Phất! Ta thấy có sự lợi ích ấy nên nói những lời như thế. Nếu có chúng sinh nào, nghe những lời trên đó, nên phải phát nguyện sanh về cõi nước Cực Lạc.
…Xá-Lợi-Phất! Vì nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe kinh này mà thọ trì đó, và nghe danh hiệu của đức Phật, thời những thiện nam tử cùng thiện nữ nhân ấy đều được tất cả các đức Phật hộ niệm, đều được không thối chuyển nơi đạo Vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Xá-Lợi-Phất! Cho nên các ông đều phải tin nhận lời của Ta và của các đức Phật nói.
Xá-Lợi-Phất! Nếu có người đã phát nguyện, hiện nay phát nguyện, sẽ phát nguyện muốn sanh về cõi nước của đức Phật A Di Đà, thời những người ấy đều đặng không thối chuyển nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác; nơi cõi nước kia, hoặc đã sanh về rồi, hoặc hiện nay sanh về, hoặc sẽ sanh về. Xá-Lợi-Phất! Cho nên các thiện nam tử thiện nữ nhân nếu người nào có lòng tin thời phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.
(Trích lời Phật dạy từ Kinh A Di Đà)
Nam Mô A Di Đà Phật.