Tự tánh của chúng ta vốn thanh tịnh, song mỗi ngày từ sáng đến chiều chúng ta đều vọng tưởng, vọng niệm, phiền não, những điều đó đều do chúng ta si mê. Như vậy, làm thế nào để khôi phục lại những đức tánh đó? Nhất định phải nhờ tu hành. Hình tượng, danh hiệu Phật và Bồ tát làm khơi dậy đức hạnh tu hành trong mỗi chúng ta, mục đích là như vậy. Là đệ tử Phật, chúng ta cúng dường Phật và Bồ tát cũng không ngoài những mục đích trên. Thứ nhất có ý nghĩa tưởng niệm, vì Đức Phật là bậc thầy cao cả của chúng ta, chúng ta mang ơn giáo dục của Ngài, đạt được nhiều lợi ích và công đức thù thắng, vì thế chúng ta niệm niệm không quên công ơn đó. Thứ hai là noi theo gương của các Ngài mà học tập, cho nên mới nói: “Thấy người hiền, nghĩ mình làm sao cho bằng họ”. Chúng ta thấy hình tượng Phật và Bồ tát, chúng ta học tập theo gương hạnh các vị ấy, nghe danh hiệu các vị ấy chúng ta cũng muốn học theo đức hạnh. Đó là phương pháp chúng ta dụng tâm thờ cúng Phật và Bồ tát, là ý nghĩa chân chính mà chúng ta cần phải hiểu, vì vậy việc thờ cúng mới không mê tín.
Chư Phật, Bồ tát có rất nhiều. Ví dụ chúng ta thờ cúng Bồ tát Địa Tạng. Bồ tát là đại biểu cho hiếu kính, hiếu thuận tôn sư. Địa là tâm địa, Tạng là bảo tạng. Mỗi một chúng sinh chúng ta tâm địa đều có đầy đủ vô lượng trí, đó là ý nghĩa của Địa Tạng. Cho nên việc thờ cúng hình tượng Phật và Bồ tát có công dụng nhằm làm khai phát tâm địa bảo tạng của chúng ta. Dùng phương pháp gì để khai phát? Dùng giáo dục, giáo học, mà giáo học là căn bản là hiếu thuận tôn sư. Vì vậy, kinh Địa Tạng là kinh hiếu nhập môn. Học Phật là từ nơi kinh này bắt đầu vào. Thờ cúng Địa Tạng chẳng phải hàng ngày chúng ta lạy Ngài,hàng ngày cúng dường Ngài, cầu Ngài phù hộ cho chúng ta, nghĩ vậy chúng ta đã mê tín mất, tánh đức của chúng ta vĩnh viễn sẽ không hiển hiện được. Nên có thái độ thờ cúng như thế nào? Đó là học tập theo hạnh Ngài, điều này trong kinh Địa Tạng lý luận giảng nói rất rõ ràng triệt để. Cần y theo phương pháp thiết thực đó mà làm thì Bồ tát tất sẽ gia hộ cho chúng ta. Nếu không hiểu điều này, không y theo đó mà phụng hành, chẳng những chúng ta không đạt được chút lợi ích nào mà còn vướng phải sai lầm nữa. Sai lầm ở đâu? Ở chỗ đem Phật, Bồ tát xem như thần linh, rồi đút lót, nịnh hót các vị ấy, đặt điều kiện để các vị ấy bảo hộ cho mình. Đem Phật, Bồ tát để làm việc tham quan ô trược, thái độ đó là một trọng tội, nên từ chỗ không hiểu mới đi đến sai lầm. Vì thế có câu “sai một ly đi một dặm” là vậy. Cho đến những việc như lạy thiên thần, phải làm sao? Thiên địa, quỷ thần trong cổ lễ Trung Quốc đều có. Làm thế nào có thể phát huy được đức tánh của chúng ta khi mà chúng ta chỉ cung kính thiên địa, quỷ thần! Chúng ta dùng tâm cung kính của mình đối với tất cả mọi người, tất cả việc, tất cả vật, đó là ý nghĩa cấm kỵ của thời xưa, vì nó thuộc vào giáo học. Tuyệt đối không được cầu quỷ thần, nếu cầu vào quỷ thần là quan niệm sai lầm, đó là điều mà chúng ta nhất định nhận thức cho rõ.
Trích Phật Giáo Là Gì?
Tác giả: Pháp sư Tịnh Không
Dịch giả: Thích Tâm An
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Xin hỏi cư sỹ Viên Trí và các liên hữu: bài chú Đại bi là bài chú của Quan Thế Âm Bồ Tát hay của Phật Mẫu Chuẩn Đề Bồ Tát ạ?
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật
Đại bi chú là bài Chú của Quan Thế Âm Bồ tát, bạn ạ.
Nam mô A Di Đà Phật.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Cảm ơn đạo hữu Mỹ Diệp!
kính thưa các vị đạo hữu tôi có câu này muốn hỏi tới các quý vị. Tôi sống ở nước Nga. hôm nay tôi thấy 1 đám tang, đám tang rất yên bình, ko 1 tiếng khóc, ko đông đúc chắc chỉ toàn thân nhân người quá cố, tôi thấy có 1 người cầm 1 quyển sách để hát tôi nghĩ có thể là hát thánh kinh vì tôi ko hiểu những người còn lại đứng lặng im. xong thì đưa người mất lên xe. ko ồn ào náo nhiệt, ko kèn trống khóc lóc như ở Việt Nam ta, và tôi nghĩ trông đám tang như thế chắc họ ko sát sinh giết thịt linh đình như ta mà nếu có chắc cũng ko giết nhiều, cái này thì tôi ko dám chắc vì tôi ko nhìn thấy vì tôi thấy đám tang đơn giản nên tôi nghĩ vậy. Với đám tang như thế nên tôi nghĩ người quá cố sẽ dễ dàng về cõi lành. Liệu có phải nước ngoài họ làm như thế đa phần người chết được về cõi lành nên đất nước họ văn minh giàu có hơn nước ta ko nhỉ, còn nước ta đa phần ko hiểu đạo làm sai lời phật dạy để người quá cố từ nhiều năm truyền kiếp đi vào 3 đường ác đạo nên tồ tiên ko phù hộ được cho con cháu dẫn đến đất nước nghèo khổ. Lòng người càng ngày càng xuống cấp, làm quan thì tham nhũng, làm dân thì lưu manh mánh khóe. tôi thấy ở bên này dân thật thà hơn ăn đồ ăn thức uống ko sợ độc hại như ở nhà. đấy là trong suy nghĩ của tôi mọi người giải thích dùm có đúng không vậy
Xin chào bạn,luật nhân quả là nền móng trong đạo phật.Tất cả gì ta có là do nghiệp ta tạo,tổ tiên chết rồi thì luân hồi trong 6 cõi sao phù hộ cho ta được,họ còn mong ta hiểu đạo làm phước hồi hướng cho họ thoát khổ.Tục thờ cúng tổ tiên như hình thức luôn nhắc nhở người ta về nguồn gốc,lòng hiếu thuận.Mình thì nghĩ phật giáo truyền ở đâu cũng là cái nhân duyên của nó bạn ạ,nước ngoài họ văn minh,duy vật hay theo thần đạo,chẳng có nhân duyên với đạo phật,có nghe nói đến cũng chẳng khởi tâm tìm hiểu.Còn nước ta tuy còn nhiều khó khăn nhưng nền văn hóa của ta lại rất hợp đạo phật,đấy là nhân duyên,phước báo của dân ta đấy.Gặp phật pháp phát tâm tu là phước báo to lớn nhất chẳng thể đem phước báo thế gian ra so(như văn minh giàu có cũng chẳng thoát sanh tử).Sinh về cõi lành là do mình tu bạn ơi,đám ma không sát sinh là mình bớt tạo tội thôi ,không phải nhân sinh về cõi lành bạn ơi
cam ơn bạn mọi ngày mình cũng nghĩ hoàn toàn như bạn nhưng thấy đám tang đó mình thương người vn mình toàn kèn trống khóc lóc nên mình lại nghĩ vu vơ như vậy
Nam Mô A di Đà Phật