Câu chuyện Phật pháp nhiệm mầu đã xảy ra tại chùa Ba Vàng, phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Em Lại Ngọc Dũng 22 tuổi tại địa chỉ 775A Thiên Lôi, P. Kênh Dương, Q. Lê Chân, Tp. Hải Phòng đã may mắn tìm lại được bàn tay khỏe may sau nhiều năm đau đớn với khối u ác tính nằm giữa lòng bàn tay phải của em.
Qua lời kể của ông Lại Ngọc Hiệp (ba của em) và gia đình: “Cách đây 4 năm khi em Dũng đang là sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc Dân Hà Nội. Với tuổi trẻ đang căng tràn nhựa sống và ý chí quyết tâm ăn học thành tài để báo đáp công ơn Cha Mẹ, gia đình và xã hội thì kiếp nạn đã ập đến với em. Trên bàn tay phải của em nổi lên một mụt nhọt nhỏ rồi lớn dần lên. Đến khi đi khám mới phát hiện ra mụt nhọt tưởng như bình thường kia lại là một khố u ác tính đã gây nhiều đau đớn cho em cả thễ xác lẫn tinh thần.
Ngày 23/12/2012 gia đình em đã đưa em qua Singapore để nhờ các bác sĩ quốc tế tìm phương cách chữa trị nhưng kết quả vẫn chưa thành công. Những lần xạ trị và hóa trị còn khiến cho mụt nhọt phồng to lên gây đau đớn thêm vì cơ thể em không tiếp nhận được thuốc. Các Bác sĩ đã đi đến quyết định giải phẫu khối u và cảnh báo nguy cơ có thể phải tháo bỏ bàn tay ấy đi.
Trước nỗi thống khổ của người con trai đáng thương, bậc làm cha mẹ thật lo lắng và đau xót gấp bội phần. Trong lúc không biết phải nương tựa vào đâu để cứu lấy bàn tay của con, thì đầu năm 2013 nhân duyên đã đưa gia đình em đếp gặp Thầy trụ trì chùa Ba Vàng. Gia đình đã chủ động tìm đến với Thầy để xin lời chỉ dạy. Qua những câu chuyện nhiệm màu trong Phật pháp xảy ra tại chùa như câu chuyện cháu Tuấn bị bướu bò, chú Cường được giảm án tử hình… đã thắp lên một tia hi vọng cho gia đình.
Với tấm lòng từ bi, Thầy đã phân tích cho gia đình chú Hiệp biết rằng BỆNH TẬT HIỆN GIỜ CỦA EM ĐỀU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NHÂN QUẢ NHIỀU ĐỜI NHIỀU KIẾP LÀM VIỆC SÁT SINH HẠI VẬT. Thầy hướng dẫn gia đình chú quay về nương tựa Phật pháp.
Cả gia đình từ chỗ chưa biết một chút gì về Kinh Pháp nhà Phật đã phát tâm ăn chay, thành tâm niệm Phật, tụng kinh, lập đàn Dược sư mời Thầy và đạo tràng về tụng niệm, cúng dường, phóng sinh cầu an. Riêng em Dũng có lòng tin dũng mãnh vào Tam Bảo nên kiên trì tu tập cầu Phật xót thương gia hộ.
Nhờ vào sự thành tâm của gia đình đối với Tam Bảo và sự tích cực chữa chạy của các Bác sĩ nên chuyến đi điều trị lần tiếp theo tại Singapore đã thành công vượt ngoài mong đợi. Cuộc giải phẫu thành công, khối u đã được lấy ra, bàn tay của em được giữ lại. Đến nay vết mổ đã lành hẳn. Bàn tay em đang dần dần khỏe lại và đang chờ ngày giải phẩu thẩm mỹ.
Trước niềm vui sướng như tìm được kho báu. Ngày 16/4/2014 (tức ngày 17 tháng 3 năm Giáp Ngọ), cả nhà em Dũng đã về chùa dâng hương lễ Phật, chia sẻ niềm vui cùng với Thầy trụ trì. Thầy trụ trì vô cùng mừng cho gia đình đã qua cơn khổ nạn. Và hơn thế là mừng cho gia đình của em đã tìm thấy được niềm tin nơi giáo Pháp của Phật.
Câu chuyện của em Dũng chính là một bài pháp sống động minh chứng cho sự có mặt của chư Phật, chư Bồ tát, của thế giới tâm linh huyền bí. Một sự nhiệm màu trong Phật pháp làm thức tỉnh biết bao con người nữa biết quay về hướng thiện tinh tấn tu hành làm lợi lạc quần sinh.
Câu chuyện cũng đã nhắc nhở cho chúng ta phải biết trân quý những gì mình đang có. Hãy dừng lại một chút để nhận ra mình còn thật may mắn và hạnh phúc biết bao. Hãy nhìn lại mình để thấy mình còn có đôi mắt sáng, đôi tai rõ, đôi chân khỏe mạnh, một đôi bàn tay ấm áp… Hãy thương yêu và sống vị tha với mọi người đang sống quanh mình. Và quan trọng trên hết là phải phân biệt chánh tà, biết chọn con đường tươi sáng để tiến bước ra khỏi sanh tử luân hồi đầy đau khổ này.
Theo chuabavang.com.vn
D.A Lệ Hiếu
Nam Mô ADi Đà Phật
Nam mô A di đà phật.
Phật pháp thật là nhiệm màu. Con thành tâm cầu mong tất cả chúng sinh, các vong linh khắp trong mười phương pháp giới đều kiên cố tin nơi Phật, một nguyện niệm phật cầu vãng sinh về Tây phương cực lạc
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Những vị vãng sanh Tây phương,nếu phát nguyện trở lại Ta Bà độ sanh ,thì sẽ trở lại. Còn những vị ko phát nguyện trở lại thì sẽ tiếp tục tu cho đến nhập Niết Bàn.
Và tu ở cõi Cực Lạc dễ thành tựu hơn,ko có chướng duyên như tu ở cõi Ta Bà.
Hiểu như vậy có đúng ko ạ ?
Mong đc các huynh phúc đáp!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Chào bạn theo mình nhớ thì pháp sư Tịnh Không có nói người tu niệm Phật phải phát tâm bồ đề thành Phật độ sanh, nếu chỉ lên đó tu rồi nhập niết bàn thì không tương ưng với cảnh giới Cực Lạc nên không thể sanh về đó được.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Xin cảm ơn đạo hữu Quốc Huy!
Phải phát nguyện trở lại Ta Bà độ sanh thì mới đc vãng sanh. Ko phát nguyện thì ko thể vãng sanh.
Nhưng mà tu mục đích là đc giải thoát,nếu tất cả các vị vãng sanh đều phải phát nguyện quay lại Ta Bà độ sanh thì tức là lại trong vòng sinh tử rồi,ko đc giải thoát. Mà như đã nói,tu là để giải thoát. Hơn nữa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã nhập Niết Bàn,hoàn toàn giải thoát khỏi sinh tử,ko còn quay lại Ta Bà. Và Đức Phật A Di Đà rồi cũng sẽ nhập Niết Bàn?
Mình vẫn còn khúc mắc như vậy,chỉ là muốn biết rõ hơn.
Mong đc giải đáp!
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM KINH LƯỢC GIẢNG
(HT Tuyên Hoá giảng)
“Tất cả chư Phật trong ba đời”: Mười phương chính là Đông, Tây, Nam, Bắc; thêm vào Đông Nam, Tây Nam, Đông Bắc, Tây Bắc và phương trên cùng phương dưới, hợp tất cả lại thành mười phương. Chùa chiền được gọi là của thập phương thường trụ, bởi chùa chính là nơi chư tăng trong mười phương đều có thể đến ở. Sao lại có chư tăng ở phương trên và phương dưới? Vì trong số chư tăng mười phương, có rất nhiều vị là Thánh Hiền Tăng, Thánh Hiền Tăng là những bậc thánh nhân đã chứng quả, có vị chứng sơ quả A-la-hán, có vị chứng nhị quả, tam quả cho đến tứ quả A-la-hán, hoặc có người là bậc Bồ-tát… quả vị không giống nhau. Bậc thánh nhân chứng quả có thể từ phương trên xuống, cũng có thể từ phương dưới lên, chư Phật cũng ở trong mười phương. Cho nên chùa chiền được gọi là của thập phương thường trụ, là nơi chiêu đãi chư tăng trong mười phương.
Trong số một trăm vị tăng, nhất định có một người tu đạo chân chính, trong một nghìn vị tăng, nhất định có một vị chứng quả A-la-hán. Ở những đại tùng lâm, khi chư tăng quá đường ăn ngọ có lúc đến mấy trăm người, hoặc mấy nghìn người không cố định. Nếu ba nghìn người thì sẽ có ba vị chứng quả A-la-hán ở trong đó, chẳng qua là quý vị không biết ba vị nào mà thôi. Vị A-la-hán cũng không cố ý khiến quý vị nhận ra Ngài, Ngài có vô số hình tướng khác nhau. Lúc hiện ra một vị oai đức lớn, có oai khiến người nể sợ, có đức khiến người kính trọng. Hoặc khi thì hiện thành một người có dáng vẻ rất khờ khạo, vừa ngu dốt lại thô lỗ, khiến ai nhìn qua đều không muốn gặp lại nữa, nhưng đâu ai biết người đó chính là một vị A-la-hán. Cho nên dù vị A-la-hán có xuất hiện trước mặt thì quý vị cũng không nhận ra Ngài đâu, đợi khi Ngài đi rồi, quý vị nhớ lại những hành xử của Ngài mới biết đó chính là một vị A-la-hán, lúc bấy giờ quý vị có đi tìm khắp nơi cũng không tìm được Ngài. Không chỉ A-la-hán như thế mà Bồ-tát cũng vậy, vì thế nên nói: “Đối diện bất thức Quán Thế Âm”, nghĩa là tuy đối diện nhưng quý vị cũng không nhận ra Ngài là Bồ-tát Quán Thế Âm.
Ở núi Thiên Thai tại Trung Qu ốc có ngôi chùa tên là Quốc Thanh. Xưa kia có một vị thái thú (giống như trưởng huyện ngày nay), có lầnchuyện trò cùng Hòa Thượng Phong Can, trụ trì chùa Quốc Thanh:
-Xưa nay Bồ-tát thường thị hiện chốn nhân gian, La-hán cũng thế. Hiện tại có rất nhiều người tu, nhưng tôi cũng chưa nhìn thấy một vị La-hán hay Bồ-tát nào cả .
Hòa Thượng Phong Can đáp:
-Ông muốn thấy Bồ-tát và A-la-hán không? Dễ lắm, trong nhà bếp sau chùa chúng ta có một người nấu cơm, đó chính là Bồ-tát Văn-thù, còn vị nấu nước chính là Bồ-tát Phổ Hiền.
Thái thú lại hỏi:
-Hai vị ấy tên gì?
-Một vị tên Hàn Sơn, còn vị kia là Thập Đắc.
Thái thú mừng rỡ:
-Thế thì tôi phải diện kiến các Ngài một lần.
Phương trượng bảo:
-Được, nếu ông thích gặp thì cứ đi gặp.
Thái thú đến nhà bếp hỏi:
-Ở đây vị nào tên là Hàn San và Thập Đắc vậy?
Có mấy vị chỉ tay nói:
-Hai người ấy chính là Hàn Sơn và Thập Đắc.
Thái Thú nhìn qua thấy tướng mạo hai vị rất xấu, đầu tóc bù xù, râu ria bờm xờm, nói một cách đơn giản là chẳng khác gì hippie (híp pi) thời nay. Nhưng hippie thì đều có ma quỷ bám theo, trên thân luôn toát ra một luồng khí đen, còn hai vị này trên thân tỏa ra ánh sáng sắc vàng.
Nếu quý vị có được thiên nhãn thông thì sẽ thấy hippie ma khí càng lớn thì hắc khí càng mạnh, phía sau luôn có ma quỷ đi theo họ, còn nếu không có thiên nhãn thông thì đương nhiên quý vị sẽ không biết gì, song quý vị cũng còn một điểm để nhận biết đó là những ma quỷ đi theo hippie luôn toát ra một mùi rất hôi. Bản thân kẻ hippie không biết, nhưng những người bình thường khác đều có thể nhận ra.
Thái Thú tuy thấy hai vị ấy nhơ nhớp xấu xí, nhưng vì tin lời của Hòa Thượng phương trượng, Hòa Thượng đã nói hai vị ấy chính là Bồ-tát Văn-thù và Bồ-tát Phổ Hiền, vì thế nên ông hướng về hai vị ấy quỳ xuống đảnh lễ. Hai vị vội hỏi:
-Ông làm gì thế? Sao lại lạy chúng tôi?
Thái Thú thưa:
-Hòa Thượng phương trượng đã mách với con hai vị chính là Bồ-tát Văn-thù và Bồ-tát Phổ Hiền, kính xin nhị vị Bồ-tát từ bi hóa độ cho con!
Hai vị nghe thế nói:
-Phong Can lắm mồm mép! ông ấy thật đa sự, toàn nói bừa!
Thế là hai Ngài lùi lại, nhưng Thái Thú cứ tiến tới, hai Ngài lùi mãi lùi mãi đến vách đá Nguyệt Quang núi Thiên Thai. Thái Thú tận mắt nhìn thấy hai Ngài đi vào trong vách đá. Thì ra vách đá có cửa, cửa vừa mở hai Ngài liền đi vào trong, cánh cửa nhanh chóng khép lại. Thái thú muốn đi theo vào nhưng không kịp, ông liền nói to:
-Hai Ngài hãy độ đệ tử! Xin phát tâm từ bi cứu độ đệ tử!
Hàn San, Thập Đắc liền nói:
-Di-đà không bái mà đuổi theo chúng tôi làm gì?
Thái Thú thưa:
-Ai là Đức Di-đà?
Hàn San, Thập Đắc bảo:
-Hòa Thượng Phong Can chính là hóa thân của Đức Phật Di-đà đến thế giới này để giáo hóa chúng sinh, sao ông không mau đi lễ bái Ngài? Đuổi theo chúng tôi làm gì?
Thái Thú nghe nói vui mừng:
-Ồ! Hòa Thượng phương trượng vốn là hóa thân của Đức Phật Di-đà!
Nói xong, cánh cửa trên vách đá liền khép lại, Thái Thú cũng không vào được. Thế là Thái Thú trở về đi gặp phương trượng, ông muốn cầu Hòa Thượng phương trượng độ cho ông, nhưng vừa vào phòng phương trượng thì Hòa Thượng phương trượng đã viên tịch, ngồi xếp bằng ngay ngắn vãng sanh. Đây thật đúng là đối diện mà để lỡ qua.
Bồ-tát Văn Thù và Bồ-tát Phổ Hiền đã đi rồi, Đức Phật Di-đà cũng đã viên tịch, nhưng may mắn là ông rất dụng công tu hành, nghe nói sau này ông tu hành rất tốt!
KỆ XƯNG TÁN NHƯ LAI
Sát trần Phật ở trong một trần
Ðều ngồi giữa chúng hội Bồ tát
Vô tận pháp giới cũng như vậy
Sâu tin chư Phật đều đầy đủ
Tôi đều dùng tất cả âm thinh
Khắp thổ vô tận lời nói hay
Tột tất cả kiếp thuở vị lai
Khen công đức sâu dầy của Phật
Đó là xưng tán Như Lai.
“Sát trần Phật ở trong một trần”: Ở trong mỗi hạt vi trần đều có chư Phật nhiều như số vi trần của cõi nước. “Ðều ngồi giữa chúng hội Bồ tát”: Ở trong chúng hội của Phật đều có Bồ-tát, La-hán, Thanh văn, Duyên giác, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni cho đến hết thảy chúng sinh. “Vô tận pháp giới cũng như vậy”: nơi pháp giới vô cùng vô tận này vi trần cũng là vô tận. “Sâu tin chư Phật đều đầy đủ”: tôi tin chắc rằng trong pháp giới, các thế giới nhiều như số cực vi trần đều có chư Phật đông đầy.
“Tôi đều dùng tất cả âm thinh, khắp thổ vô tận lời nói hay”: Mỗi một thân tôi đều dùng tất cả âm thanh như biển phát ra khắp cả những âm thanh vi diệu nhiều vô cùng vô tận và đều dùng tất cả âm thanh ấy để ca ngợi chư Phật.
“Tột tất cả kiếp thuở vị lai, khen công đức sâu dầy của Phật”: Tận cùng vị lai hết thảy số kiếp luôn ca ngợi công đức thâm sâu vô lượng vô biên lớn như biển cả của chư Phật.
———————————
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi đạo hữu Xin Hỏi:
Một người khi vãng sang về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới tức là đã thành A Duy Việt Trí bồ tát (Bát Địa bồ tát trở lên) thì tâm không còn bị thối thất trên đạo bồ đề. Khi trở lại thế giới Ta Bà này để độ chúng sinh là do lòng từ mẫn mà đến. Các ngài hoá thân đến để làm công việc giáo hoá quần sanh, không phải bị nghiệp lực chi phối trong luân hồi lục đạo. Các bồ tát ở cõi Cực Lạc không những hóa thân đến thế gian Ta Bà này, mà còn có thể cùng lúc hóa nhiều thân ở nhiều cõi nước khác nhau để thuyết pháp cứu độ muôn loài hữu tình. Pháp môn Tịnh Độ là pháp đại thừa trong Phật giáo. Người muốn vãng sanh phải phát tâm bồ đề, tức trên cầu cho mình viên thành Phật đạo, sau đó quay lại cứu chúng sanh khổ nạn trong ba cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Còn những người chỉ muốn tu cho chính mình giải thoát mà không quan tâm đến việc độ sanh thuộc về pháp tiểu thừa. Người tu pháp tiểu thừa chỉ chứng ở bốn bậc Thanh Văn hay Duyên Giác. Thế giới Tây Phương Cực Lạc là nơi câu hội của các hàng bồ tát, mà đã gọi là bồ tát thì ai cũng phải có tâm bồ đề mới về đến nơi đây được.
Trong Kinh Phạm Võng đức Thích Ca Mâu Ni nói rõ đây là lần thứ 8.000 ngài thị hiện ở thế giới Ta Bà này chứ chẳng phải là lần đầu. Tương truyền Trí Giả đại sư thời cận đại cũng là hoá thân của Thích Ca Mâu Ni Phật. Bồ tát Quán Thế Âm thành Phật đã từ lâu hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Ngài thành Phật trước đức thế tôn của chúng ta và đã nhập niết bàn. Do lòng từ bi vô cùng rộng lớn nên hiện ngài thị hiện làm bồ tát hộ pháp của Phật A Di Đà nơi cõi Tây Phương cùng tiếp dẫn chúng sanh ở cõi này về Cực Lạc. Cho nên chẳng thể nói rằng Phật nhập niết bàn là các ngài mãi an định trong cảnh giới giải thoát mà không quay lại.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào bạn Xin hỏi.Mình xin trả lời các câu hỏi của bạn
1.Niết Bàn là gì
Niết Bàn có nghĩa là giải thoát.giải thoát cũng có nhiều cái giải thoát lắm,nhưng ở đây mình chỉ nói đến khía cạnh giải thoát sanh tử.Niết là không sanh ,Bàn là không diệt.Niết Bàn là không sanh không diệt hay còn gọi là bất sanh bất diệt.Phải đến Bồ tát bát địa ngộ vô sanh pháp nhẫn thì mới thật hoàn toàn nhập vào cảnh giới bất sanh bất diệt này.Lúc bấy giờ bồ tát thấy thật tướng các pháp đều bất sanh bất diệt.Không phải chỉ các pháp Cực Lạc mà các pháp ở Ta Bà này cũng đều là bất sanh bất diệt.Còn nếu thấy chỗ này sanh diệt,chỗ kia không sanh diệt thì chưa ngộ được vô sanh pháp nhẫn.Bởi vì thật tướng các pháp đều là bất sanh bất diệt,thấy có sanh có diệt là cái thấy của người trong mê.Khi bồ tát đạt đến cảnh giới giải thoát bất sanh bất diệt này rồi thì bồ tát ở đâu cũng là bất sanh bất diệt,ở Cực Lạc là bất sanh bất diệt mà ở Ta Bà cũng là bất sanh bất diệt
2 .Hơn nữa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã nhập Niết Bàn,hoàn toàn giải thoát khỏi sinh tử,ko còn quay lại Ta Bà. Và Đức Phật A Di Đà rồi cũng sẽ nhập Niết Bàn?
Bạn phải biết là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nhập cảnh giới Niết Bàn từ vô lượng kiếp trước rồi chẳng phải là mới nhập cách đây 2500 năm.Đây là ở trong cảnh giới bất sanh bất diệt mà thị hiện thân sanh diệt để độ chúng sanh còn trong sanh diệt.Phật nhập Niết Bàn cũng là thị hiện thôi. Niết Bàn không phải có nơi chốn như nhà cửa phố xá nên bạn không nên hiểu thật nghĩa là Phật nhập Niết Bàn tại Ấn Độ.Kỳ thật Phật không có nhập Niết Bàn. Niết Bàn ví như hư không chẳng có ra có vào thì làm gì có chỗ để nhập.Là vì tâm của chúng ta là tâm sanh diệt nên nhìn đâu cũng thấy các pháp sanh diệt,ngay cả Niết Bàn cũng thấy có sanh diệt,cũng có chỗ để nhập.Tất cả chỉ là Phật thị hiện để thuận tiện giáo hóa chúng sanh thôi. Niết Bàn không phải là đoạn diệt mà bảo rằng nhập Niết Bàn rồi thì không còn thị hiện trong thế gian.
3. Nhưng mà tu mục đích là đc giải thoát,nếu tất cả các vị vãng sanh đều phải phát nguyện quay lại Ta Bà độ sanh thì tức là lại trong vòng sinh tử rồi,ko đc giải thoát.
-Bạn phải biết khi đã ngộ vô sanh pháp nhẫn nhập cảnh giơi bất sanh bất diệt thì khi họ trở về Ta Bà họ không giống chúng ta,họ vẫn bất sanh bất diệt.Còn chúng ta lấy tâm sanh diệt để nhìn họ thì thấy họ có sanh diệt nhưng họ thật không có sanh diệt.Ví như có người đeo kính màu đỏ thì nhìn các pháp tất cả đều màu đỏ nhưng thật ra các pháp không phải như thế.Cho nên bạn không nên nghĩ rằng nếu tất cả các vị vãng sanh đều phải phát nguyện quay lại Ta Bà độ sanh thì tức là lại trong vòng sinh tử rồi,ko đc giải thoát.Đó thật là một suy nghĩ sai lầm.Họ ở một cảnh giới hoàn toàn khác chúng ta.
3.Về vấn đề độ chúng sanh.
-Độ chúng sanh là việc rất khó,đừng nói là bạn ngại mà ngay các vị a la hán cũng ngại,bởi vì chúng sanh rất cang cường.
-Tuy nhiên bạn muốn về Cực Lạc thì hãy phát Bồ Đề Tâm cứu độ chúng sanh.Không ai bắt buộc bạn phải cứu độ chúng sanh ngay bây giờ,bạn cứ về Cực Lạc khi ngộ được vô sanh pháp nhẫn thì trở lại.Khi bạn là bồ tát bát địa thấy toàn thể pháp giới là chính mình thì tự nhiên sẽ khởi tâm từ bi đến tất cả chúng sanh.Lúc bấy giờ không ai bảo bạn độ chúng sanh thì bạn cũng tự nguyện đi.Khi đó bạn có năng lực của đại bồ tát thì việc cứu độ nó không khó khăn như bây giờ,làm một cách rất tự tại.Trước mắt bạn hãy cứ phát Bồ Đề Tâm đi,vì như thế tâm bạn với tâm Phật hợp nhau,việc vãng sanh sẽ dễ hơn.Bạn đừng quá lo lắng là độ chúng sanh khó quá nên không dám phát Bồ Đề Tâm.Bạn hãy cứ phát Bồ Đề Tâm và niệm Phật đi rồi tất cả mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Các Ngài vì lòng từ mẫn mà phát nguyện trở lại Ta Bà phá mê khai ngộ quần sinh. Ở cõi Ta Bà nhưng ko chịu sự chi phối của nghiệp lực. Các Ngài tự tại,bất sanh bất diệt.
Con cũng tự biết mình tri kiến hạn hẹp,nay đc các vị liên hữu tiền bối giảng giải,những khúc mắc của con đã hoàn toàn đc tháo gỡ.
Con xin chân thành cảm tạ !
Kính chúc các vị liên hữu tiền bối:thân tâm an lạc,hành trì tinh tấn,mãn báo thân kinh quy Phật quốc.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT- Con nguyện vãng sanh Tây phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật ,theo hiểu biết nhỏ hẹp của minh nếu có gì sai sót xin nhờ các Bạn Sen tiếp giúp mình nhé . Chúng ta Phát Tâm Tu Hành thì phải có lòng Từ Bi , vì minh mới Tu nên Tâm mình chưa được Rốt Ráo như Các Vị Bồ Tác được , do vậy nên về Tây Phương ở chung học Đạo cùng Cac Vị Bồ Tác cho tới Vô Sanh Pháp Nhẩn lúc đó mình mới có thể Độ Sanh . Còn như nếu ở Ta Bà nầy mà mình không bị vướng mắc Tâm mình Thanh Tịnh thấy tất cả Chúng Sanh đều là Người thân đều Cha Mẹ của mình không Tính Toán hơn thua có thể vì Mọi Người làm tất cả mà không nghĩ dến bản thân mình , thì coi như là mình Giải Thoát rồi đó. Nói thì dể chứ hành thì chưa được đâu , vậy nên mình phải Tu , phải Hành, phải Sửa. Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Dạ, đúng như liên hữu Ngọc Tâm nói”nói thì dễ chứ hành thì chưa được đâu “. Quả thật là quá khó! Thôi thì cố gắng tu,cố gắng đc bao nhiêu tốt bấy nhiêu.
Xin cảm ơn và kính chúc đạo hữu Ngọc Tâm tinh tấn,an lạc!
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Con cảm thấy vào thời hiện nay khó lòng chuyên tâm niệm Phật so với thời xưa.Mà theo Hòa thượng Tịnh Không nói muốn về được Tây phương Cực Lạc thì công phu niệm Phật phải đạt được tới cảnh giới niệm Phật thành khối hay niệm Phật thành phiến,có người khác gọi là niệm Phật thành thục cảnh giới niệm Phật đó giống như cảnh giới :”Đương niệm vẫn vô niệm”,giống như mình uống trà mà không biết mình đang uống Trà,đang niệm Phật mà không biết mình đang niệm Phật,hoăc người khác thấy mình đang làm công việc nhà mà không biết thực chất là mình đang liên tục niệm Phật.Theo Hòa Thượng Tịnh Không nói công phu niệm Phật phải đạt tới cảnh giới niệm Phật thành phiến thì may ra lúc lâm chung không bị chướng duyên gây trở ngại vãng sanh,hoặc oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp không xuât hiện lúc lâm chung gây quấy nhiễu phá vỡ chánh niệm của người muốn vãng sanh về Tây phương vì họ sợ mình vãng sanh về Tây phương thì không thể đòi nợ,trả thù được nên họ hiện ra phá đám không cho người sắp mất vãng sanh về Tây phương,nếu công phu niệm Phật của người sắp mất không vững vàng,không đạt được công phu thành phiến thì khó thoát khỏi những sự việc đó dễ dàng bị họ lôi vào dòng nghiệp lực trong lục đạo luân hồi.Nên điều kiện thấp nhất tối thiểu nhất cho người niệm Phật chắc chắn được vãng sanh về Cực Lạc thì phải niệm Phật làm sao đạt được tới cảnh giới niệm Phật thành phiến(thành khối),thì có thể biết trước ngày giờ vãng sanh mà tự mình sắp xếp cho hợp lí mà an nhiện tự tại vãng sanh về Tây Phương.Để ra khỏi sanh tử luân hồi trong thời mạt pháp khó quá,dẫu biết có pháp môn Tịnh Độ nhiệm màu ,là con đường tắt để ra khỏi sanh tử,mà khi nghe thấy Hòa Thượng Tịnh Không nói như vậy thì rất khó làm nổi,để niệm Phật ccho tâm thanh tịnh mà niệm hoài tâm vẫn cứ loạn,khởi tâm động niệm hoài thì rất khó có thể đạt được niệm Phật thành phiến,thành khối như hiện nay.Mong mọi người có ai chỉ dạy về cách niệm Phật sao cho tinh tấn để sớm thoát khỏi thế giới trong hoàn cảnh mạt pháp này.Cảm ơn rất nhiều.
Chào bạn quan vu
Để giảm bớt vọng niệm bạn có thể dùng cách lần chuỗi, ví dụ như 1 hạt niệm 3 câu hoặc 5 câu hoặc 10 câu. Rồi lập công cứ 1 ngày bao nhiêu câu ghi vào sổ. Hoặc niệm Phật theo cách thập niệm ký số của tổ Ấn Quang ở đây http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/07/cach-nhiep-tam-niem-phat-khong-loan/comment-page-1/.
Còn sự tinh tấn là do mỗi người, trên lý thuyết thì khi ta yêu thích 1 cái gì đó ta sẽ làm nó 1 cách thường xuyên, hứng thú và không chán nên có thể thực hiện thường xuyên mà không thuyên giảm. Cho nên bạn phải niệm làm sao mà bạn thích niệm Phật, bạn yêu niệm Phật, bạn nghiền niệm Phật. Cái này mình vẫn chưa làm được nên không nói cụ thể được
A Di Đà Phật. Chào bạn Quan Vu,
Bạn có thể tham khảo đọc qua bài pháp “Tha Lực niệm Phật” này xem có duyên thông hiểu mà yên tâm niệm Phật hay không.
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
73) Hỏi: Vấn đề tự lực và tha lực nên hiểu như thế nào?
Đáp: Pháp Nhiên nầy, tuy không phải là loại căn khí, có thể ra mắt Điện Hạ (Thiên Hoàng) nhưng do Điện Hạ triệu vào. Hai lần vào ra mắt không phải là do khả năng của tôi, mà do sức của Thiên Hoàng, huống gì là sức của Đức Phật A Di Đà!
Chuyện Ngài lai nghinh để tiếp dẫn người xưng Danh là Bổn Nguyện của Ngài, điều nầy thật dễ hiểu.
Những người tội chướng vô trí, không nên hoài nghi vãng sinh. Nếu mà nghi ngờ là hoàn toàn không biết gì về Phật Nguyện cả. Bổn Nguyện được phát ra là để cứu những người tội chướng vậy. Bởi thế hãy nỗ lực xưng Danh chớ khá nghi ngờ. Chỉ sợ không ưa cõi Cực Lạc, không tin Niệm Phật thì sẽ chướng ngại vãng sinh.
Vì vậy gọi là “Tha Lực Nguyện”, là “Siêu Thế Nguyện”.
—————————————-
Ngày hôm nay mình còn tập khí phàm phu nhưng đừng vì đó mà mặc cảm mất đi lòng TIN nơi Bổn Nguyện “bất khả tư nghì” của Phật A Di Đà. Cứ hễ nhớ là niệm Phật càng lâu càng tốt. Nếu lỡ quên thì sẽ có sự huân tập và chư Phật gia trì để nhắc nhở nhớ niệm Phật lại thôi. Niệm Phật không có sự tính toán nhiều hay ít, cao hay thấp…. Cứ để tánh tự nhiên của mình mà sẽ nhớ niệm Phật, ngoài ra đừng có suy nghĩ cái trình độ công phu (ngã chấp) sẽ dễ bị chướng ngại sanh tâm nghi ngờ.
71) Niệm Phật là chuyện mình làm. Vãng sinh là chuyện Phật làm. Vãng sinh là do Phật Lực ban cho, lại cứ tính toán trong tâm mình thì đó là tự lực. Chỉ nên xưng danh để chờ Phật lai nghinh. (Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam mô A Di Đà Phật
Mong mọi người có ai biết cách hạ thủ công phu niệm Phật hiệu quả trong thời mạt pháp để tôi sớm ngày được về Tây Phương Cực Lạc,nếu ai biết hãy chỉ rõ tường tận chi tiết nhé.Xin cảm ơn quý đạo hữu
A Di Đà Phật
Nói thật ra thì bí kíp niệm Phật thì chẳng có gì huyền bí cao siêu cả.Nói đơn giản chỉ gọn trong mấy từ là tâm bạn khởi niệm,miệng chăm chỉ niệm,tai lắng nghe từng niệm phân minh rõ ràng,buộc tâm và ý vào danh hiệu Phật.Bí kíp thì chỉ có vậy,còn hạ thủ công phu thì là việc của mỗi người,không ai niệm hộ bạn được,không ai lắng nghe hộ bạn được,không ai buộc tâm ý hộ bạn được.
Phàm phu như chúng ta niệm Phật thì tất nhiên là tán loạn rồi,thời mạt pháp này phải tranh thủ niệm Phật thôi.Cho dù công phu còn cạn cũng mong Phật rủ lòng từ bi nhiếp thọ.
Mình thấy tiền bối Huệ Tịnh có giới thiệu Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân rất hay,bạn có thể đọc tại đây
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxR1A1ekIzdV9XUmc/view?usp=sharing
Phương pháp tu trì của Ấn tổ
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxQVU0alhLOEtRQUU/view?usp=sharing
Hy vọng như vậy bạn đã trang bị đủ các bí kíp và phương pháp niệm Phật.Chúc bạn sớm ngày về tây phương cực lạc.
Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Bí kíp là hãy yên tâm (TIN) tùy theo căn cơ mà niệm Phật để vãng sanh thôi. Quên niệm Phật thì hãy nhớ niệm Phật.
Huệ Tịnh có thực hành thói quen này hàng ngày xin chia sẻ cho bạn Quan Vu.
Làm gì thì làm, cứ mỗi khi sáng thức dậy liền vương lên ngồi dậy trên giường xoay mặt về hướng Tây mà chắp tay quy mạng niệm thầm “Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật” (1 lần). Sau đó cứ niệm:
Nam Mô A Di Đà Phật (10 lần)
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 lần)
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (3 lần)
Xong rồi mới bước chân xuống giường.
Tối trước khi nằm xuống đi ngủ cũng thực hành như vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chào Quan Vu!
Vấn đề bạn hỏi các Sen huynh đã phúc đáp tường tận rồi, chỉ là góp thêm ý nhỏ.
Nói đến công phu thời mỗi người mỗi khác, nhưng cái chung vẫn là tín, nguyện, trì danh. Ngoài ba tư lương đó cần phải tập buông xả. Buông được nhiều chừng nào tốt chừng ấy. Không thể miệng niệm Phật, tâm nhớ tưởng toàn là ngũ dục thì làm sao gọi là hạ thủ được. Như lời HT Tịnh Không nhắc nhở: miệng niệm Phật, tâm nhớ Phật, lúc không niệm Phật không sao, nhưng tâm phải để trên danh hiệu Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Con nghe nói đức Phật Thích Ca nói 600 triệu năm sau có đức Phật Di Lặc tu 4000 năm ở cung trời Đâu Suất sẽ hạ sanh tại thế giới này của mình để mở Long Hoa Hải Hội và dạy chúng sanh niệm Phật cầu sanh về thế giới Tây phương Cực lạc. Con là một doanh nhân công việc rất bận rộn chỉ dành một ít thời gian rãnh rỗi để học Phật thôi, nhưng con đặc biệt rất thích pháp môn niệm Phật của Tịnh Độ nhưng mà đâu phải ai niệm Phật cũng dễ dàng được vãng sanh về cực lạc một cách dễ dàng đâu. Con xem kinh điển có nói người cõi Trời nghe pháp môn này không tin tưởng cho rằng cõi Trời cũng hạnh phúc đâu thua kém gì cực lạc đâu mà phải về cực lạc, còn người trên thế gian như con thì thời gian làm việc còn chiếm nhiều hơn thời gian học Phật, mà niệm Phật để vãng sanh tại thế giới Ta Bà này đâu có dễ dàng có rất nhiều chướng duyên phá hoại chánh niệm của người niệm. Con thấy rất có quá nhiều trở ngại, một doanh nhân bận rộn với công việc như con thì khó lòng nhiếp tâm niệm Phật được lỡ may con gặp tai nạn bất ngờ, chết bất đắc kì tử thì khó mà có thể vãng sanh về Tây phương cực lạc cho được. Con nghe nói ngài Pháp Nhiên thượng nhân có nói chúng sanh trong thời diệt Pháp còn có thể được độ huống hồ chi là chúng sanh trong thời mạt pháp như vậy những người niệm Phật lỡ may gặp bất trắc, chết bất đắc kì tử thì có thể trong tương lai gia nhập vào Long Hoa Hải Hội của đức Phật Di Lặc mở để ngài hướng dẫn phát nguyện cầu sanh Tây phương cực lạc. Con có vài thắc mắc như vậy không biết mọi quý vị đồng tu, mọi người thấy có ổn không con mong mọi người trả lời con sớm hoặc giải thích rõ ràng cho con hiểu. Con xin cảm ơn rất nhiều.
A Di Đà Phật
Xin chào Thế Chí Thông!
Xin được hỏi: vì sao 3000 năm về trước, khi Thích Ca Mâu Ni Phật còn tại thế, ta không thọ giới, không quy y với ngài? Bởi vì lúc đó ta chưa đủ duyên, không có thiện căn nên không thể tiếp nhân giáo Pháp của Ngài. Đời này, 3000 năm sau khi Chánh Pháp của Ngài được truyền lại nhưng ta lại thời tin nhận vì nay đã đủ duyên, lại là có duyên với pháp môn niệm Phật thù thắng, khó tin nhất. Vậy vì cớ gì lại hẹn 650 triệu năm nữa khi Di Lặc Thế Tôn tái thế mới niệm Phật mà vãng sanh? Nếu như lúc đó ta lại đang ở trong tam ác đạo thì làm sao mà gia nhập Long Hoa Hải Hội của Đức Thế Tôn? Khi đã rơi vào tam ác đạo sẽ chịu khổ vô lượng vô biên kiếp; khi vừa thoát khỏi tam ác đạo thì làm hạng người ngu si, đần độn dễ tạo ác nghiệp nên sau đó lại tiếp tục sa vào ác đạo.
Phật dạy: thân người khó được, Phật pháp khó gặp. Nay có được thân người, lại tin nhận pháp môn niệm Phật, ta lại không chịu tu hành, thật đáng thương thay. Sống ở kiếp này, phàm là người tu hành, nếu không phải là hàng xuất gia thì có ai mà không có gia đình, có công việc. Phải có một công việc lương thiện, mới có thể nuôi sống gia đình, đó là nghĩa vụ, trách nhiệm. Nếu vì tu hành mà để cha mẹ đói khát là mang tội bất hiếu, để con cái ngỗ ngược không dạy dỗ, vợ chồng bất hòa là đi ngược lại lời dạy của Phật. Gia đình vẫn có gia đình, công việc vẫn có công việc, bạn bè, các mối quan hệ xã hội vẫn có và trên môi vẫn một câu A Di Đà Phật, có trở ngại gì đâu? Trong tâm bận rộn với công việc kinh doanh… khi hết công việc rồi, đọng lại trong tâm đơn độc một câu A Di Đà Phật tha thiết cầu vãng sanh thì có trở ngại gì? Nếu quá bận rộn, hãy dùng phương pháp thập niệm, tuy số câu Phật hiệu ít, nhưng thực hành không gián đoạn vẫn được vãng sanh.
Sanh tử là việc trọng đại, hãy giật mình mà tỉnh ngộ.
Nam mô A Di Đà Phật
Xin các bậc tu hành chỉ giáo cho tôi. Con trai tôi học lớp 9 nhưng tính tình ham chơi, lười học, hay nói dối mặc dù gia đình quan tâm bảo ban nhưng tính tình không tiếp thu khiến tôi rất buồn lòng. Tôi muốn nương nhờ cửa Phật để cháu có thể tỉnh ngộ mà chưa biết phải làm thế nào. Xin đc chỉ giáo ạ!
Bạn Minh Tâm xem thử bài giảng “Làm thế nào để trẻ thơ tiếp nhận giáo dục phẩm đức”:
http://hoclamnguoi.edu.vn/2015/04/18/lam-nao-de-tre-tho-tiep-nhan-giao-duc-pham-duc/
trong đó hình như có câu trả lời cho bạn rồi.
A Di Đà Phật.