Thế Tôn dạy chúng ta, Phật A Di Đà thành Phật ở thế giới Tây Phương Cực Lạc đã mười kiếp. Nói cách khác, đại nguyện mà ngài đã phát, mỗi nguyện đều đã hiện thực. Chúng ta niệm Phật tu học Tịnh Độ, phải lấy nguyện thứ bốn mươi tám của Phật A Di Đà làm căn bản. Nếu tương ứng với bản nguyện, chúng ta nhất định phải tin. Còn không tương ứng với bản nguyện, chúng ta có thể không tin. Xem thật kỹ kinh Vô Lượng Thọ từ đầu đến cuối, sẽ phát hiện mỗi câu mỗi chữ đều không rời bốn mươi tám nguyện. Hay nói cách khác, kinh Vô Lượng Thọ là thuyết minh bốn mươi tám nguyện. Chúng ta có thể tin được vì đây là pháp môn hy hữu khó gặp nên thực tập đến không nghi ngờ, không xen tạp.
Thế gian tu hành sợ nhất là xen tạp, quyển Tây Phương Xác Chỉ, Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát nói, ngài dạy người tu hành kiêng kỵ nhất là xen tạp. Tụng kinh xen tạp, niệm chú xen tạp. Nếu tu Tịnh Độ, khóa tụng mỗi ngày đọc kinh Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà, rồi đọc kinh Quán Vô Lượng Thọ… như vậy là xen tạp. Thực tế chỉ cần một loại là đủ. Kinh điển của Tịnh Độ còn không nên xen tạp, huống hồ những kinh điển khác càng thêm hư việc. Tụng kinh Kim Cang còn muốn tụng thêm kinh Địa Tạng, Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, đọc chú Lăng Nghiêm, niệm Đại Bi Thập Tiểu Chú v.v.. xen tạp nhiều như vậy, phỏng đến khi nào mới được thành tựu?
Nhiều ý kiến cho rằng, đây là khóa tụng gốc của tổ sư đặt ra. Không sai. Khoá tụng gốc của tổ sư đặt, nhưng có phải tổ sư đặt cho chúng ta không? Tổ sư không đặt cho chúng ta mà đặt cho người khác. Cũng giống như thầy thuốc kê toa, toa thuốc của người khác, chúng ta bị bệnh, liệu có dám uống toa của bệnh nhân khác không? Tổ sư là người của thời đại nào? Trong bối cảnh nào? Các ngài đặt ra khóa tụng này, chúng ta phải hiểu được. Pháp là thuốc trị bệnh chúng sinh, chúng ta phải xem kỹ càng phương pháp này có hợp với khế cơ không? Có thể trị được bệnh của mình không? Và bệnh của mình là gì? Bệnh chúng ta là vọng tưởng, tạp niệm, phiền não. Nếu phương pháp này có thật hiệu quả, phiền não dứt sạch, trí tuệ khai mở thì cứ giữ khóa tụng gốc. Còn tụng niệm nhiều năm mà phiền não mỗi ngày tăng trưởng, trí tuệ không mở, không được giác ngộ, giống như bị bệnh lâu năm, uống thuốc không hiệu quả thì phải xem xét lại phương pháp tu học của mình. Hãy thử quan sát thật tỉ mỉ, một bà cụ chỉ niệm thật thà chân thành một câu A Di Đà Phật, liên tục trong khoảng năm năm, bà cụ đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, biết được giờ chết, lại không bị bệnh, đó là hiệu quả thật. Chúng ta niệm nhiều năm nhưng vẫn kém xa họ.
Người ta sinh tử tự tại, còn chúng ta có cầm chắc đối với chuyện sinh tử không? Hiện tại vẫn chưa chắc chắn. Điều này cho thấy phương pháp nhiều người trong chúng ta đã tu học không có hiệu quả, vẫn không giác ngộ. Cho nên khoá tụng càng đơn giản càng tốt, càng đơn giản mới là pháp môn chân thật, pháp môn vi diệu. Kinh điển, chỉ một bộ là đủ, chỉ một bộ có thể thành Phật. Càng nhiều bộ chỉ e gây chướng ngại cho vãng sanh, điều này không thể không biết. Thỉnh thoảng chúng ta xem một chút thì được, có thể giúp đỡ bản thân đoạn trừ nghi hoặc. Còn việc tu chính của mình dứt khoát chỉ là một bộ kinh, một pháp môn, quyết không xen tạp, không gián đoạn, thì công phu mới được đắc lực, mới có hiệu quả, hơn nữa hiệu quả vô cùng rõ rệt, tự mình biết, không cần phải hỏi người khác. Khi vọng niệm ít, tâm phân biệt giảm, chấp trước cũng nhạt đi, đây mới đúng là tu hành tiến bộ, tâm địa chúng ta trở nên tương đối bình tĩnh, tương đối ung dung, cũng tương đối có trí tuệ. Trước đây với người, với việc, với vật, cứ lộn xộn rối tung, bây giờ dần dần rõ ràng, không mơ hồ như trước, đó là dấu hiệu của tiến bộ. Trước đây đọc kinh không hiểu ý nghĩa, thấy người ta chú giải, thì luôn cho ý người ta giải sai, hiểu sai, bây giờ đọc kinh hiểu ý nghĩa, đọc chú giải của đại đức xưa cũng hiểu được ý của họ, đó là hiện tượng của sự tiến bộ. Trước đây nhìn người không biết phân biệt người tốt người xấu, bây giờ dần dần phân biệt được. Trước đây tiếp xúc những sự việc tốt, hoặc giả không tốt, không thấy được, qua mấy năm, nhân quả của những sự việc này liền được tỏ bày, có thể nhìn ra, đây đều là hiệu quả hiện tiền tu học của chúng ta. Cho nên, tu học Phật pháp hiệu quả vô cùng.
Trích CHÚNG SANH VÔ BIÊN THỆ NGUYỆN ĐỘ
HT. TỊNH KHÔNG giảng tại Viện Giáo Dục thị xã Đài Đông, tháng 02 – 1998
Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: PT. Giác Minh Duyên
Mình cảm thấy muốn tu học PHẬT pháp phải có thời gian rất dài nghe pháp.băng đĩa.những người như chú huệ tịnh,hướng đạo,thiện nhân…tìm lại PHẬT tánh.PHẬT tử lương văn sang.diệu âm.v.v…các vị này có tu tập sâu dày về PHẬT pháp.nên có thể đứng giữa chốn đông người mà tuyên giảng những điều khó hiểu của mỗi chúng ta.còn nhớ một lần mình được cùng các bác giàcứ gọi là bà lão cho gọn.phải vất vả đường xa xe cộ mới đến được chùa tháp.hồi ấy mình mới 24 nghe các bà lúc nào cũng A DI ĐÀ PHẬT.Ôi chao sao chán quá không có tiết mục nào khác hay sao.lại còn rau củ lóc cóc đi xa mãi mới đến.bạn xem,cả nâm trời.may ra mới có dịp nghe pháp.chúng ta ở đây nhấp 1 cái pháp liền hiện ngay ra.nghe pháp cũng phải VĂN,TƯ,TU.pháp đã đọc rồi.tiến lên là tư(suy nghĩ)rồi tu(thực hành).ví như mình nghe QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.Vì sao ngài mang danh hiệu này.hay vì quán âm thanh của chúng ta mà hiện thân cứu giúp.các vị này cũng vậy vì ai mà phải mất nhiều thời gian mà viết PHẬT pháp đây.cám ơn mọi người
A Di Đà Phật.
Cho Huệ Tịnh xin hỏi bạn Nguyên năm nay được bao nhiêu tuổi rồi?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con 29 tuổi rồi.
A Di Đà Phật.
Hồi xưa khi 9 tuổi cách nhìn đời của bạn ra sao?
Hồi khi 19 tuổi cách nhìn đời của bạn ra sao?
Bây giờ 29 tuổi cách nhìn đời của bạn ra sao?
Sau này khi 39 tuổi cách nhìn đời của bạn sẽ ra sao?
49, 59, 69, v.v… cho đến khi trút hơi thở cuối cùng thì cách nhìn đời của bạn sẽ ra sao?
Tâm trạng của bạn có coi nhẹ Ta Bà, hướng nặng về Tây Phương không?
Đó là quá trình chuyển tâm phải trải qua (thời gian ra sao khó mà nói ra cho hiểu) của người niệm Phật tín nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
Khi còn do dự thì cái cách nhìn đời nó khác với cái tâm quyết định. Khó ở chỗ làm sao cố gắng an trụ trong tâm trạng quyết định ấy (hướng về Tây Phương) thì câu tứ tự Di Đà sẽ thường niệm tinh thần hoan hỷ hơn, và phiền não cũng từ đó tiêu trừ từ từ hồi nào không hay.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tiền bối Huệ Tịnh năm nay được bao nhiêu cái xuân xanh và nhìn đời như thế nào? 🙂
A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh tuổi đời năm nay trung bình (40+).
Nhìn đời như thế nào à?
Nhẹ lòng hơn khi xưa tí. Nếu nhắm mắt thì niệm Phật phủi tay, có sự lựa chọn nào nữa hay không? 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Sau 3 năm quay lai với duongvecoitinh ngay comment đầu tiên đã gặp Huệ Tịnh, được bàn luận cùng huynh về LÒNG TIN, từ đó vẫn có ấn tương tốt vì nhờ có mấy bài phúc đáp của HT huynh mà tín nguyện vãng sanh lại thêm kiên cố hơn, lại cứ xem huynh là tiền bối đáng để học hỏi.
Sống giữa đời trần này càng ít bụi bám thì sau càng dễ phủi. Ba năm gần như dẫm chân tại chỗ, giờ mới tìm thấy ánh sáng trở lại, vì có ánh sáng nên mới thấy được bụi, thấy được rồi thì từ giờ phải ra sức mà phủi, chẳng đợi đến lâm chung mới phủi nữa.
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh rất hoan hỷ cùng bạn Mỹ Diệp nhờ duyên gặp nhau qua những comment mà đã cùng tăng thêm tín tâm chí nguyện. 🙂
Mỹ Diệp: “Ba năm gần như dẫm chân tại chỗ, giờ mới tìm thấy ánh sáng trở lại,”
Huệ Tịnh bị gián đoạn thoái tâm tu hành niệm Phật hơn 10 năm qua, giờ mới khơi dậy lại tâm niệm Phật gần 2 năm nay. Sống giữa đời khi biệt nghiệp và cộng nghiệp đầy đủ nhơn duyên gặp nhau chi phối phức tạp khó mà suy lường được.
Có lẽ chư Phật Bồ Tát luôn luôn nhớ thương xót chúng sanh mà tuỳ duyên dùng những phương tiện thiện xảo để thầm hộ niệm chúng sanh có duyên khơi dậy tâm Bồ Đề tín tâm quy hướng về Tịnh Độ chăng?
Mỹ Diệp: “lại cứ xem huynh là tiền bối đáng để học hỏi.”
Cứ xem Huệ Tịnh là người niệm Phật bình thường (lúc nhớ, lúc quên) cùng nhắc nhở, khuyến khích nhau tín nguyện kiên cố quay về Tây Phương Cực Lạc được rồi bạn hiền. Đọc đi đọc lại lời khai thị của Pháp Nhiên Thượng Nhân này bạn sẽ tăng thêm niềm tin.
Ngài vãng sanh vào lúc giữa trưa ngày 25 tháng 2 năm 80 tuổi (1212). Trước đó vài ngày, ngài nói với các đệ tử:
“ Tiền thân của Thầy là một vị tăng ở bên Thiên Trúc (Ấn độ cổ thời), thường tu hạnh đầu đà. Nay đến chốn này học Thiên Thai Tông, sau rốt mở Tịnh Độ Tông, hoằng dương Niệm Phật.”
Đệ tử Thế Quán hỏi: Thưa Thầy! Là vị nào?
Ngài đáp: Là ông Xá-Lợi-Phất.
Lại có đệ tử khác hỏi: Thầy nay có vãng sanh về Thế-giới Cực-Lạc không?
Ngài đáp: Thầy vốn là người của Cực Lạc thì dĩ nhiên trở về Cực Lạc.
(Theo Huệ Tịnh nghĩ ý Ngài muốn nhắc khéo chúng ta cũng vốn là người của Cực Lạc thì dĩ nhiên cũng sẽ trở về Cực Lạc thôi, hãy siêng năng yên tâm niệm Phật sẽ OK chớ nghi ngờ.)
Ngài nói:
“Người Niệm Phật mà có lòng cầu vãng sinh và không nghi A Di Đà Phật Bổn Nguyện thì khi lâm chung không bị điên đảo. Sở dĩ được như vậy là nhờ Phật lai nghinh.
Phật lai nghinh là để người tu Niệm Phật lúc lâm chung được chánh niệm, chứ không phải lúc lâm chung cần phải chánh niệm thì Phật mới lai nghinh.
Người không biết nghĩa nầy đều cho rằng lúc lâm chung cần phải chân chánh niệm Phật, Phật mới lai nghinh. Kiến giải như vậy là không tin vào Phật Nguyện và cũng không hiểu kinh văn nữa.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
MD đến với Tịnh độ trong hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt, cha mẹ ly tán, anh trai đột tử, em trai thì lâm trọng bệnh. Đúng lúc đấy gặp được cuốn “Lá Thư Tịnh độ” của Ấn Quang đại sư như gặp được chiếc thuyền cứu khổ cứu nạn. Đúng như Huệ Tịnh đã nói: biệt nghiệp và cộng nghiệp chi phối phức tạp, làm cản trở bước đường tu hành, bản thân lại chưa biết cân bằng giữa đạo và đời, không phải là tham cầu tu học mà là tiến một bước quá dài khiến mất sức mà sinh thoái chuyển. Mặc dù về sự có phần giãi đãi nhưng đức tin và ý chí vãng sanh thì đã khắc cốt ghi tâm, trở thành tâm huyết.
“Có lẽ chư Phật Bồ Tát luôn luôn nhớ thương xót chúng sanh mà tuỳ duyên dùng những phương tiện thiện xảo để thầm hộ niệm chúng sanh có duyên khơi dậy tâm Bồ Đề tín tâm quy hướng về Tịnh Độ chăng?” cũng chính vì MD nghiệp chướng quá sâu dày, phải khiến Đức Từ phụ bao phen nhọc nhằn nhắc nhở, lo toan; bản thân thật đáng hổ thẹn.
“Cứ xem Huệ Tịnh là người niệm Phật bình thường (lúc nhớ, lúc quên) cùng nhắc nhở, khuyến khích nhau tín nguyện kiên cố quay về Tây Phương Cực Lạc”- cảm niệm sự an ủi, khích lệ của Huệ Tịnh huynh trên con đường đi về cõi Tịnh. Được gặp các quý huynh, các quý đạo hữu trên diễn đàn này âu cũng không ngoài sự sắp xếp của Từ Phụ để đàn con của mình có thêm động lực, cùng hỗ trợ cho nhau quay về bến giác của Cha hiền vậy.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
MD: “bản thân lại chưa biết cân bằng giữa đạo và đời, không phải là tham cầu tu học mà là tiến một bước quá dài khiến mất sức mà sinh thoái chuyển”
Chắc có lẽ muốn làm một người lớn, chúng ta phải trải nghiệm qua những thử thách khó khăn, chướng duyên trong đường đời để vương lên lại rồi mới hy vọng thông được đường đạo vậy bạn Mỹ Diệp. Khi nào bạn bắt đầu cảm thấy nhẹ lòng với đời tuy bổn phận gia duyên vẫn y nguyên làm tròn thì Huệ Tịnh nghĩ có lẽ đó là trạng thái đang chuyển trong tâm biến cảnh phiền não thành thanh tịnh. Có thể nói là tâm chúng ta đang bắt đầu có sự sống trong cảnh giới Cực Lạc (Quang Minh Phật A Di Đà chiếu soi người niệm Phật chăng?) tuy thân vẫn còn duyên ở cõi Ta Bà này. Để Huệ Tịnh chia sẻ cái cảm nhận như vậy Mỹ Diệp xem có phải vậy không.
Mỗi ngày Huệ Tịnh lái xe đi làm, đa phần đạo này không biết bắt đầu từ đâu mình có thói quen là khi đang stop đợi đèn red light, Huệ Tịnh nhắm mắt lại coi như không có một xe hơi hay bất cứ ai nào xung quanh mình nữa và chỉ biết lặng tâm lắng nghe câu A Di Đà Phật rồi giật mình mở mắt ra lại thì green light mới hiện để lái xe tiếp. Đó là niệm Phật trong hoàn cảnh không có vợ con bên cạnh để bận tâm.
Còn khi về nhà muốn cân bằng giữa đạo và đời thì khó khăn hơn tí cho nên theo mình nghĩ nó đồi hỏi sức lực tín nguyện khởi lên mạnh hơn để khéo léo tuỳ duyên niệm Phật đối phó tự tại vượt những thử thách qua bao nhiêu hay bấy nhiêu. Có lúc nghiệp gia duyên chi phối quá sát na mình bị thua trận để rồi rút kinh nghiêm biết tâm còn nặng Ta Bà mới bị lay động trong tiếng niệm Phật. Cho nên chúng ta cũng đừng vì hoàn cảnh gia duyên nghiệp chướng phực tạp mà mặc cảm sanh tâm nghi ngờ sự vãng sanh hay không vì đó là tâm niệm sai lầm đáng tiếc. Khi cảm thấy tâm bị phiền não chi phối thì bình tĩnh hít một hơi dài rồi dùng tín nguyện nghĩ rằng mình là người niệm Phật sẽ là người của Cực Lạc thì tức thời sẽ coi nhẹ chuyện đúng sai, dục vọng, v.v.. của thế gian thì phiền não tự biến mất trong câu niệm Phật. Tập nhiều lần sẽ thành thói quen huân tập sức lực tín nguyện lên mà niệm Phật.
Vài dòng chia sẻ kinh nghiệm hiểu biết nông cạn, có gì xin bạn MD góp ý để cùng học hỏi nhe.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Trân trọng những chia sẻ của Huệ Tịnh huynh!
Có câu “nam nhi đại trượng phu” 3 từ đại trượng phu này chỉ cho tính cách của người nam, đó cũng là lợi thế cho con đường đạt đạo giải thoát, so với người nữ. Có phải vì vậy mà các vị Tổ sư đều la nam nhân chăng?
Đúng thật bản thân MD chưa phải là người lớn, trưởng thành, đường đạo lẫn đường đời vẫn còn rất yếu kém. Lời tự nhận này không phải là khiêm tốn, khiêm nhường, thực tế đạo- đời phải cần nỗ lực rất nhiều. Do đó vẫn thường vào Trang để học hỏi, để nhắc nhở Phật tánh; và giả chăng một phần nhỏ có viết phúc đáp cho người cũng là để nhắc nhở bản thân, bởi vì nói cho người cũng là nói cho mình, khuyên người niệm Phật cũng là nhắc mình tinh tấn niệm Phật, khuyên người không tham, sân, si cũng là thức tỉnh mình phải buông xả vậy.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Bạn Mỹ Diệp thân mến,
Câu “nam nhi đại trượng phu” bạn nói đến thật ra thời gian gần đây nhất ngay tại quê hương VN chúng ta, theo Huệ Tịnh nhận định thấy Sư Bà Như Phụng mới thật sự là người có mang tính cách 3 chữ “đại trượng phu” tuy Ngài mang hình tướng phái nữ. Huệ Tịnh nghĩ chắc Sư Bà là hoá thân trong những các vị chư Đại Bồ Tát từ Tây Phương Cực Lạc đến, hiện thân Tỳ Kheo Ni để hoá duyên độ vô số chúng sanh trong hàng xuất gia và tại gia rồi tự tại ra đi trở về Tây Phương.
Sư Bà Như Phụng là một vị chân tu từ bi vô ngã soi sáng đáng để cho chúng ta lưu ý học hỏi thêm. Nụ cười ánh mắt của Sư Bà thật là hồn nhiên vô ngã.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/02/su-ba-nhu-phung-dung-vang-sanh-video/
Trích từ Kinh Pháp Hoa Phẩm Phổ Môn – Quán Thế Âm Bồ Tát:
“..ưng dĩ Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thân đắc độ giả, tức hiện Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di thân nhi vị thuyết-pháp..”
Sư Bà không thuyết pháp mà thật sự đã thuyết pháp vậy.
Như lời này mà Pháp Nhiên Thượng Nhân đã khai thị chúng ta là người niệm Phật căn cơ còn kém, nghiệp chướng còn nặng, hãy nên tư duy lại cho kỹ mà niệm Phật sẽ có lợi ích đừng nghi. Lời của Ngài thì đơn giản nhưng ý nghĩa thì sâu xa, nên đọc đi đọc lại khi nào thông mới thôi.
“Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Xin ghi nhận tất cả chia sẻ của HT huynh, MD sẽ lấy đó làm hành trang, làm tư liệu cho bản thân mình trên con đường giải thoát.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật !
Nhân đọc chia sẻ của bạn Nguyên mình xin có đôi lời chia sẻ với bạn.
Chúng ta biết để thành Phật đạo thì phải trải qua con đường tu rất dài, nhưng nếu ta không đi thì sẽ chẳng bao giờ tới. Nếu thấy đường dài và khó đi mà bỏ cuộc tức là chúng ta chấp nhận mãi mãi ở trong lục đạo luân hồi sao?
Nếu bạn cảm thấy tới chùa hoặc đạo tràng không thoải mái thì có thể ở nhà niệm phật, tụng kinh, nghe pháp…
Còn nếu tới đạo tràng cảm nhận được không khí trang nghiêm, thanh tịnh, gặp các vị đồng tu mình thấy hoan hỉ thì nên đến.
Và niệm hồng danh A Di Đà Phật cũng vậy, nếu bạn không thích niệm danh hiệu Phật thì có thể nghe pháp, tụng kinh…
Pháp tu thì vô lượng vô biên nhưng để đi được con đường tắt để thành Phật thì chỉ có niệm hồng danh Phật A Di Đà vì phù hợp với đại nguyện của Phật A Di Đà.
Chúc bạn tinh tấn !
Đây là những lần đầu mình biết nghe PHẬT pháp cho nên gặp gỡ hi hữu vô cùng, cảm kích những người viết bài nơi đây. Bạn xem chỉ có 6 câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.mà có bao nhiêu bài để dẫn dắt, ngày đầu đi chùa nghe pháp là nhân của niềm tin sau này
Chú huệ tịnh viết hay lắm. Đúng là tâm điền(ruộng lòng)phãi trồng thật nhiều hạt giống tốt.có gieo giống thì cỏ dại mới không mọc xùm lum.con sẽ không hỏi thêm gì cô chú anh chị nữa phải nhổ trong tâm này cỏ dại để gieo giống tốt vào cái ruộng tâm này 1 thời gian mới dám trả lời cô chú sau.nếu không được sẽ không dám gặp mặt cô chú nữa
thật hoan hỉ khi biết ĐVCT.ADI ĐÀ PHẬT
CHÚ HUỆ TỊNH NÓI RẤT HAY,
thấy mọi người tinh tấn niệm PHẬT con thấy xấu hổ cho mình, biết về PHẬT hơn 3 năm nay rồi mà con ko chịu thực hành. đến đêm là giải đãi…sáng ra lại thấy chán cho bản thân. khi nào lên mạng lại hưng PHấn lắm, xong đâu lại vào đấy.con tin thế giới cực lạc. nhưng con ko chịu hành. rồi đợi đến lúc lâm chung tứ đại PHân ly rồi hối không kib. xin cho con niềm tin, tin vào chính bản thân mình….. a di đà PHẬT
A Di Đà Phật.
Bạn Diệu An thử bắt đầu sáng sớm khi thức dậy là ngồi xoay mắt về hướng Tây chí thành niệm Phật 10 câu trước khi bước chân xuống giường. Tối trước khi di ngủ bạn cũng nhớ niệm Phật 10 lần y như sáng thức dậy trước nằm xuống niệm Phật đi vào giấc ngủ sẽ có sự linh nghiệm khiến bạn tiêu trừ bớt nghiệp chướng rồi bạn sẽ cãm thấy dễ tinh tấn bớt giải đãi hơn. Điều quan trọng là bạn phải cố gắng phát tâm từ ngày hôm nay cho đến khi chết cũng không dám bỏ sót ngày nào, cho dù có lúc buồn ngủ muốn chết cũng phải thực hành cho xong. Có khi lỡ vô tình quên thì nên liền sanh tâm sám hối không dám tái phạm. Nhớ là phải niệm thầm chứ không được ra tiếng vì bạn ở trong phòng ngủ là chỗ bất tịnh cho nên sẽ mang tội bất kính. Niệm xong thì đọc thầm bài hồi hướng công đức ngắn gọn tuỳ bạn ưa thích. Chung quy vẫn không ngoài hồi hướng về khắp tất cả chúng sanh, cùng sanh về Cực Lạc, đều trọn thành Phật đạo.
Công phu đơn giản niệm Phật 10 lần sáng và tối để mục đích ít nhất lập được cái tín tâm chí nguyện căn bản cho vững rồi từ đó mà tăng thêm sức tín nguyện. Tín nguyện còn kém quá thì cãm thấy mặc cảm nghi ngờ mọi thứ, mất lòng tin bỏ tu trì niệm Phật hồi nào không hay (nội ma chướng).
Vạn sự khởi đầu nan, gian nan đừng nãn chí.
Nam Mô A Di Đà Phật.