Trong đời người Phật tử, nếu như có thể lãnh hội được vài câu kinh, hay như trong kinh nói là có thể hiểu được một bài kệ bốn câu, hoặc cả bài, hoặc nửa bài, hoặc một câu, hai câu, tất cả đều được lợi lạc vô cùng.
Thật vậy, chúng ta thấy trong Phật pháp, chư vị đại đức tổ sư thuở xưa, quý ngài tu hành, chứng quả, cũng chỉ cần lãnh hội được một hai câu trong kho tàng kinh luận mà thôi. Chúng ta thử nhìn lại ngoài đời, từ xưa đến nay, những người kiến tạo đại công, sáng lập nghiệp lớn, cũng chỉ nhờ vào sự lãnh hội thấu suốt những lời giáo huấn của những người đi trước. Như Trương Lương đời nhà Hán, một trong những người thành công nổi bật, ông được một ông lão tặng cho cuốn “Tố thư”, về sau giúp Hán cao tổ kiến công lập nghiệp, cũng chỉ nhờ vào sự lãnh hội được những lời dạy trong cuốn sách đó mà thôi. Thế mới hay, những người thành công chân chính, những người tu hành đắc đạo, ngoài đời cũng như trong đạo, đều nhờ vào bản thân họ có khả năng lãnh hội sâu sắc và khả năng ứng dụng thực tiễn. Sự tu hành, làm việc thành công hay thất bại, trong đạo hay ngoài đời, đều như vậy cả. Chúng ta không thể không biết, không thể không ghi nhớ điều này.
Phàm những người tu hành mà thân bại danh liệt thì nguyên nhân chính không gì khác hơn là do tập khí nhiều đời nhiều kiếp của bản thân cộng với các chướng duyên hiện tại. Những chướng duyên đó chính là vật chất, danh lợi trong cuộc đời, khiến cho những tập khí phiền não của chúng ta tăng trưởng, làm cho công đức tu hành bại hoại hết. Thật là đáng tiếc! Ở trong kinh luận, chúng ta thấy đức Thế tôn đã lao tâm nhọc trí dạy dỗ chúng ta, bất cứ nơi đâu, lúc nào cũng cảnh tỉnh chúng ta, khuyên chúng ta phải đề cao cảnh giác, cẩn thận đề phòng. Cho nên, đối với người tu, nhân tố đầu tiên để thành tựu đạo nghiệp đó chính là có thể điều phục được phiền não. Đó là điều mà kinh Kim Cương gọi là “hàng phục kỳ tâm”.
Trích Tâm Không Vướng Bận
Nguyên tác: Tịnh Không Pháp sư
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
Con nay lễ hết tất cả mười phương ba đời các PHẬT,nguyện dừng hết địa ngục quỷ đói,súc sinh.nước giàu dân yên ,chùng sinh tà kiến quay về chánh pháp phát tâm bồ đề.nhà mình không thờ PHẬT,nhưng đôi khi mình nguyện như thế.nhưng trong tâm như bị phá vậy.lúc nào cũng phá TAM BẢO.thế mới biết đâu phải nghịch duyên ở bên ngoài.ngay cả bên trong
Nhất niệm sân hận khởi thiêu đốt rừng công đức. Điều này quả thật không sai, mình cũng đã vừa trải qua, phá giới, tâm thanh tịnh một chút lại nhiễm ô, bao nhiêu công sức bỏ ra lại quay về. Thêm một vấn đề nữa mình cảm thấy ăn mặn quả thật cản trở sự tu hành rất lớn, nếu ăn chay được sẽ giúp rất nhiều cho tu hành. Quả thật bây giờ mới thấy mình phát tâm chưa chân thật, sự tu còn quá hời hợt
Bạn beo nhi củng rất có duyên nơi này
Ai cũng phải làm việc.ai cũng có nỗi niềm riêng.được biết PHẬT.PHÁP.TĂNG là sự sung sướng không gì bằng.nếu như đi đến đâu mà người khác tin tưởng hoặc vui mừng thì không sao.nhưng nếu có nghịch cảnh thì cứ xem là mình đã gieo những hạt giống có hại.mình không thể diễn đạt được .thật là khó diễn đạt.biết về PHẬT PHÁP.mình biết thêm Bồ TÁT ĐỊA TẠNG.BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM.bạn niệm các NGÀI thì trong hoàn cảnh cảm thấy sự che chở.bảo vệ.do mình bận việc nên chỉ niệm danh, hiệu.
Vì Sao Có Những Người Yếu Kém Nhưng Rất May Mắn & Có Những Người Tài Giỏi Nhưng Luôn Gặp Khó Khăn?
Thời nhà Minh, có một thư sinh họ Trương luôn cảm thấy cuộc đời bất công với mình. Họ Trương có người bạn đồng niên là họ Mạc, học hành không bằng, tính tình lại vụng về chẳng khéo léo như họ Trương, ngoại hình cũng kém. Từ nhỏ khi cả hai cùng học một trường, họ Mạc luôn yếu hơn họ Trương về mọi mặt. Thế nhưng họ Mạc lại luôn gặp may mắn hơn họ Trương.
Khi đi thi hương họ Mạc đỗ đạt, còn họ Trương không được thành tích gì. Họ Mạc ngay sau đó lại được tiểu thư xinh đẹp nết na con quan Tể tướng để mắt và họ nhanh chóng thành hôn, sự nghiệp của họ Mạc cứ thế thăng tiến, gia đình êm ấm hạnh phúc.
Loay hoay mãi vẫn chưa giành cho mình bất kể thành tựu gì đáng tự hào, họ Trương đâm ra chán ghét cuộc đời, vùi mình vào rượu. Tối ngày say xỉn để trong lòng bớt sầu, khiến cha mẹ vô cùng phiền lòng. Người như vậy cũng không có cô gái con nhà lành nào muốn trao thân gửi phận.
Một tối nọ sau chầu rượu say bí tỉ, họ Trương lảo đảo rời tửu quán về nhà, trên đường đi gió mát trăng thanh, dù rượu đã ngấm nhưng lòng vẫn vô cùng phiền muộn. Họ Trương đi men theo dòng sông uốn lượn quanh ngôi làng của mình, vừa đi vừa thở ngắn than dài nghe thật não nề. Đến một chỗ thấy chân tay mỏi mệt, họ Trương ngồi xuống rồi gục mặt khóc than cho số phận hẩm hiu.
Bỗng nhiên có người vỗ nhẹ vào vai khiến họ Trương chợt tỉnh và ngẩng lên nhìn, đó là một bà lão nhìn mặt hiền hậu với ánh mắt sáng lạ thường. Bà lão đánh tiếng hỏi họ Trương vì sao đêm khuya thanh vắng lại ra sông thở ngắn than dài thế này, họ Trương đáp:
– Thưa bà, tôi thấy chán nản cuộc sống này quá, số kiếp tôi thật hẩm hiu. Có những người họ không bằng tôi về mọi mặt vậy mà bây giờ họ lại công thành danh toại, hưởng vinh hoa phú quý cuộc sống hạnh phúc bên vợ đẹp con khôn. Còn tôi có cố gắng đến đâu vẫn chẳng làm nên gì. Tôi thấy nản lòng, nên vùi mình vào men rượu mà nào có thể quên hết sầu?
Bà lão nghe vậy mỉm cười bảo họ Trương đi theo mình tới một nơi này. Họ Trương chưa kịp đồng ý thì thoắt cái đã thấy bản thân ở một nơi nào đó xa lạ. Ở đó họ Trương nhìn thấy hai người bán hàng ở một khu chợ sầm uất.
Một người bán đồ xong còn tặng thêm cho khách, thậm chí còn biếu không món hàng nếu khách là người nghèo khổ, cơ nhỡ… Một người khác tính toán chi li so đo từng đồng từng cắc với khách, ai không đủ tiền thì bị mắng té tát vào mặt. Họ Trương thấy vậy ngạc nhiên hỏi bà cụ, mình đang ở đâu. Bà cụ mỉm cười: “Chúng ta vẫn đang ở trong làng thôi nhưng lùi lại nhiều năm trước. Hai người bán hàng kia chính là cậu và bạn đồng niên họ Mạc. Người bán hàng vừa bán vừa cho khách kia chính là họ Mạc. Người còn lại là cậu đó!”.
Họ Trương nghe vậy thấy ngạc nhiên lắm, không thể tin nổi vì sao lại vậy. Chưa kịp hỏi thêm bà lão đã tiếp lời: “Ta đang đưa cậu về lại tiền kiếp đó. Kiếp trước cậu sống quá chặt chẽ và không có thiện tâm, cho nên Đức không nhiều. Còn bạn đồng niên họ Mạc lại là người có tấm lòng nhân hậu, anh ta sẵn sàng cho đi không tính toán, mỉm cười vui vẻ ngay cả khi thiệt thòi. Bởi vậy mà anh ta có được Phước Đức, vì tâm trong sáng và lương thiện. Nhân quả luân hồi luôn luôn xoay vần vũ trụ này, con người chỉ là một phần tử quá nhỏ bé trong đó, bởi vậy thư sinh đâu có oan ức gì mà suốt ngày chán nản như vậy?”
Họ Trương nghe xong giật mình tỉnh ngộ, vội chắp tay cảm tạ bà lão và hỏi giờ mình cần làm gì? Kiếp trước đã sai quá rồi, làm sao để sửa. Bà lão mỉm cười đáp:
“Thư sinh hãy sống tốt hơn để tích Đức, đừng bao giờ để tâm soi xét người khác mà thay vào đó hoàn thiện đạo đức bản thân. Ông Trời luôn có mắt, người sống thiện chắc chắn sẽ sớm đắc phúc báo. Hãy bằng lòng với những gì đã an bài trong cuộc sống của mình bằng trái tim nhân hậu và cố gắng sống thiện, tích Đức thì mọi việc sẽ tốt thôi”.
Nghe vậy họ Trương thấy mình như tỉnh giấc mộng, chưa kịp cảm ơn bà cụ thì đã thấy mình đã trở lại nơi ban đầu. Hóa ra đó là giấc mơ điểm hóa cho họ Trương.
Từ đó về sau họ Trương cởi bỏ được nỗi niềm trong tâm, sống thoải mái và rộng mở hơn. Ông cũng nỗ lực làm việc thiện và không còn phàn nàn về những điều kém may trong cuộc sống nữa.
Người ta hay than trời trách đất, chỉ vì họ không hiểu được một điều rằng, số phận của họ do chính họ định đoạt bằng những việc thiện ác trong quá khứ, và luật Nhân quả sẽ đền trả đầy đủ những gì họ đã gieo.
Nhân quả báo ứng luôn công bằng và không bỏ sót một ai. Vậy nên, mỗi người nếu có gặp nhiều trắc trở trong cuộc sống thì cũng chớ vội than thân trách phận và trách ông Trời bất công, chỉ nên tự trách mình kiếp trước không lo tích đức tạo phúc mà thôi.
Theo minhbao.net