Trong kinh đức Phật thường dạy: tài trí, công danh, giàu sang, phú quý là quả, mà tu tập bố thí tài vật là nhân; thông minh, trí tụê là quả, tu tập bố thí pháp là nhân; cơ thể khỏe mạnh, tuổi thọ lâu dài là quả, tu hạnh bố thí sự không sợ hãi (vô úy thí) là nhân.
Ở đời, không ai là không hy vọng mình được giàu sang phú quý, có địa vị quyền chức, được thông minh, trí tụê và có sức khỏe, sống lâu. Ai cũng mong muốn như vậy, thế nhưng họ chẳng biết tu nhân. Không có nhân thì làm sao có quả? Cho nên, chúng ta muốn có được quả báo như ý thì nhất định phải biết tu nhân. Cái nhân tốt thì nhất định có quả báo tốt, mà cái nhân xấu thì nhất định có quả báo xấu. Đó là đạo lý, là chân lý, là sự thật không thay đổi. Các bạn chắc đã đọc qua cuốn “Liễu phàm tứ huấn“, do đó nhất định đã hiểu rõ vấn đề này. Và vì vậy, các bạn cũng biết được phải tu tập cái nhân như thế nào để được quả báo tốt đẹp.
Chúng ta thấy, hiện nay ở ngoài xã hội có không ít người giàu sang phú quý. Quan sát kỹ, chúng ta thấy họ cũng không có chỗ nào hơn người ta, họ cũng giống như những người bình thường khác. Thế tại sao ở trong xã hội họ lại có địa vị, được mọi người tôn trọng? Tại sao họ lại được giàu sang phú quý? Người đời nhìn thấy hiện tượng như vậy thì cảm thấy rất bất bình. Cho rằng ông trời không công bằng. Tại sao ta cũng có trí tụê, có năng lực hơn hẳn họ mà ta lại không có địa vị, không có quyền chức, không được giàu sang, ngược lại hằng ngày phải gánh chịu cuộc sống nghèo nàn, cực khổ? Vì chúng ta chỉ nhìn thấy những hiện tượng trước mắt, không nhìn thấy được nhân duyên trong quá khứ và tương lai, cho nên mới nảy sinh những ý tưởng bất bình như vậy.
Nếu như con người có thể thấy biết được quá khứ, hiện tại và tương lai, thì tâm của họ nhất định rất bình tĩnh. Vì sao? Vì họ hiểu được rằng, quả báo được giàu sang phú quý trong đời này là do trong đời trước người ta đã tu cái nhân thiện; còn tuy rằng đời nay có trí tụê, có năng lực mà vẫn chịu nghèo khổ, bần cùng là do trong quá khứ không gieo trồng phước thiện. Cho nên, tu nhân gì thì được quả nấy, đó chính là cái điều mà ông bà mình hay nói ‘trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu’, định luật nhân quả báo ứng ấy không hề thay đổi.
Có người hỏi rằng: đời trước tôi không tu tập hạnh bố thí tài vật, trong đời này không thể giàu sang phú quý, vật chất đầy đủ hay sao? Xin trả lời: nhất định là như vậy. Biết được đạo lý này thì ngay bây giờ phải bắt đầu nổ lực tu học đúng như pháp, vài năm sau, nhất định sẽ thấy quả báo hiện tiền. Những sự việc ghi lại trong sách “Liễu phàm tứ huấn” là một bằng chứng.
Sự thật trong cuộc đời này có rất nhiều người tu hành và đạt được quả báo giống như tiên sinh Liễu phàm. Chỉ là cư sĩ Liễu phàm đem sự việc tu hành của bản thân mình ghi lại thành sách; còn những người khác, họ cũng tu tập và đạt được kết quả như tiên sinh Liễu phàm, thậm chí còn đạt được quả báo thù thắng vi diệu hơn nữa, nhưng những người này không viết lại thành sách mà thôi. Nếu như chúng ta quan sát kỹ, thì từ xưa đến nay, trong nước cũng như nước ngoài, đâu đâu cũng có sự thật quả báo nhãn tiền. Đủ biết đó là sự thật, không phải điều hư vọng. Cho nên, chúng ta bất tất phải ngưỡng mộ những người giàu sang phú quý, mà quan trọng hơn hết là phải nhận thức vấn đề nhân quả ấy để nổ lực tu hành.
Nếu như không biết nỗ lực bỏ ác làm lành, thì dù có giàu sang phú quý cách mấy cũng khó mà duy trì được lâu dài. Từ xưa đến nay, những gia đình phú quý khó có ai giàu được cả ba đời, thậm chí trong một đời cũng khó mà duy trì. Cho nên ông bà mình mới nói “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”. Những việc như vậy chúng ta thấy trong xã hội hiện tại rất nhiều. Có người làm ăn phát đạt, tiền tài bạc tỷ, địa vị cao sang, nhưng không được mấy năm, tất cả đều tiêu tan hết; họ vi phạm pháp luật và bị truy tố. Vấn đề nhân quả trong đó rất phức tạp. Được làm ăn phát đạt một thời gian như vậy là do trong quá khứ họ đã gieo trồng cái nhân thiện. Nhưng họ không thể duy trì được là bởi vì mê muội, vô tri, ngang tàng làm điều tội lỗi, cho nên mới tán gia bại sản chỉ trong chớp mắt. Đó là điều thật đáng tiếc. Những sự việc như vậy diễn ra trước mắt là một bài học cho tất cả chúng ta.
Thấy những người thành công, chúng ta cần phải học tập; thấy người thất bại, chúng ta phải tỉnh ngộ, quyết không đi theo con đường sai lầm của họ. Đó mới là người thật sự thông minh, biết bỏ ác làm lành, tích lũy công đức, sáng tạo một ngày mai tươi sáng. Cần phải có con mắt tinh tế, biết nhìn xa trông rộng mới có thể tiếp nhận được lời dạy dỗ của đức Thế tôn: “Tu phước nhưng không nhận phước đức”, điều đó cũng có nghĩa là chúng ta tận tâm tận lực tu phước nhưng không hưởng thụ phước, đó mới là phước báo vô lượng!
Vì sao tu phước mà không hưởng phước mới là phước lớn? Trong nhà Phật thường nói: “Nguyện đem công đức này, trang nghiêm cõi Phật thanh tịnh”. Có nghĩa là lấy cái công đức tu tập đó cầu nguyện được sanh sang cõi Tịnh, thì chắc chắn được sanh trong thượng phẩm, mau sớm thành Phật, điều đó không phải là phước đức không thể nghĩ bàn sao? Nếu như chỉ lo hưởng phước, thì không dễ gì thoát khỏi ba cõi. Hưởng phước mà biết tu tạo thêm phước, thì tương lai có thể được hưởng phước báo sanh lên cõi trời hoặc cõi người; còn nếu hưởng phước mà không lo tu tạo thêm phước, thì ngay trong đời này tuổi thọ ngắn ngủi, và đời sau thì không được làm người. Vì vậy mà trong kinh đức Phật thường nói “Thật đáng thương thay”. Chúng ta phải biết tỉnh ngộ, phải nhận thức đúng đắn và học tập theo những lời Phật dạy để bản thân, gia đình và sự nghiệp, tất cả đều được tốt đẹp, như ý. Phật pháp có thể giúp chúng ta làm được như vậy. Điều đó đuợc gọi là “Phật ở khắp nơi, có cầu sẽ ứng”.
Trích Tâm Không Vướng Bận
Nguyên tác: Tịnh Không Pháp sư
Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
Con xin các vị thiện tri thức hiểu biết chỉ dạy con vì bây giờ tâm con đang lầm lạc. Cụ thể là con mới tìm hiểu pháp môn niệm Phật cầu sanh Cực Lạc, con bắt đầu tin nhân quả, tin có địa ngục… Nhưng vô tình hôm nay con được nghe một vị đồng tu cũng đi tu niệm Phật như con nói cho con về “thông thiên học”… trong đó có nhưng ý trái ngược tinh thần Phật giáo mà con đang tin như “trời cao hơn Phật, không có địa ngục …”. Nghe những điều này con biết mình không nên để trong tâm vì sợ mình sẽ đi sai đường nhưng không hiểu sao con cứ ngu dại mà bị những câu nói đó suy nghĩ trong đầu con không bỏ được (vì con mới học Phật nên tâm trí rất ngu muội chưa biết cái đúng cái sai cái chánh cái tà…). Con sợ con sẽ suy nghĩ sai mà vô tình mang nghiệp. Vì vậy con xin cầu thỉnh các vị thiện tri thức hiểu biết sâu rộng dạy con để con không lầm lạc mà có thể định tâm lại chuyên tâmm niệm Phật cầu sanh Cực Lạc. Con xin đội ơn.
Trong tủ của mình còn 1 quyển NIỆM PHẬT TÔNG YẾU của PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN.người dịch :VIÊN THÔNG(nguyễn văn nhàn).chú HUỆ TỊNH hay dùng quyển này để giải đáp thắc mắc cho mọi người.nếu bạn không chê xin gửi tặng .bạn viết địa chỉ họ tên rồi gửi vào số này 01698317498
Cũng như câu : ” gần mực thì đen, gần đèn thì rạng “. Mình nghĩ bạn nên từ chối,lánh xa kinh sách ngoại đạo và niệm Phật đúng như pháp thì tâm bạn sẽ sáng trở lại.
A Di Đà Phật. Chào bạn Son,
“Nghe những điều này con biết mình không nên để trong tâm vì sợ mình sẽ đi sai đường nhưng không hiểu sao con cứ ngu dại mà bị những câu nói đó suy nghĩ trong đầu con không bỏ được..”
Trích từ Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân.
“Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.”
Nếu bạn cảm thấy tâm không an vì bị trói buộc những lời nói đó thì coi nhẹ nó đi và đem bỏ vào cái recycle bin thôi có gì mà phải bận lòng chi cho phiền vậy? Lần sau gặp vị đồng tu nói gì đi nữa tốt nhất cứ A Di Đà Phật cho xong. Họ tin thế nào là chuyện của họ, mình tin ra sao là chuyện của mình. Lâm chung tùy duyên mỗi người đường ai nấy đi, bạn tin Bổn Nguyện chắc chắn thì Phật sẽ lai nghinh có gì phải thắc mắc? Ông bạn đồng tu muốn về cõi trời thì cứ để cho anh ấy đi xem coi có đi được hay không.
Nếu anh ấy tin mù quán nói cõi trời cao hơn Phật, chắc cõi địa ngục sẽ có thật đối với nghiệp lực anh ấy rồi. Lấy tâm so đo chấp cõi cao thấp ra để tu hành mong cầu không khác gì đã đi vào ma đạo.
@ Nguyên: Bạn có phát tâm trì chú Đại Bi không vậy?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn, muốn giải nghi thì mình có hai điều muốn gởi đến bạn. Thứ nhất, bạn nên tìm hiểu kĩ về các cảnh giới,bạn sẽ thấy cõi trời là 1 trong 6 thôi. Thứ 2 bạn không nên tìm hiểu, tiếp xúc với thông tin liên quan đến ngoại đạo, bạn cũng nên hạn chế tiếp xúc với người bạn giới thiệu với bạn. Mình sơ học không nên tìm hiểu ngoại đạo, chỉ các bậc cao tăng đã có lòng tin sâu nơi phật pháp mới tìm hiểu thêm để giáo hóa chúng sanh. Chúc bạn tinh tấn tu học.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Bạn đừng lo lắng đó là điều tất yếu của người mới sơ phát tâm học Phật. Phật từng thuyết rằng đời mạt pháp này là thời kỳ chúng ta đang hiện hữu. Rất nhiều tà ma ngoại đạo, mặc dù mang hình thức bên ngoài là người học Phật. Hoặc nhiều người tiếp thu sai tư tưởng phật giáo. Bạn biết đến phật pháp tin nhân quả, có luân hồi, niệm phật chứng tỏ bạn có căn lành nhân duyên với phật pháp đó. Chúa trời cao nhất đó là niềm tin của người công giáo, đạo thiên chúa. Chúng ta không bàn luận vì đức phật là đấng toàn diện, đầy đủ trí tuệ, lòng từ bi. Mình là phật tử thì mình tôn kính đức phật vô cùng tận, chí thành chí kính. Chẳng những vậy chúng ta phải theo đường chỉ dẫn của đức phật đó chính là pháp, kinh phật. và cái chính chúng ta học phật là những gì ngài dạy ta áp dụng trong cuộc sống để lìa khổ được vui. tiếp tục không ngừng nổ lực tinh tấn tu sửa thân tâm chọn pháp môn tu học để được giải thoát khỏi tam giới, không còn xoay vần trong bể khổ luân hồi. chứ không phải phân biệt ai cao thấp mà không được giải thoát, thì vô ích. Tất cả bạn phải chiếu theo kinh phật, lời chư tổ dạy là được rồi. Học phật điều quan trọng tất yếu là chúng ta phải có lòng tin chân thật những gì phật thuyết, lời chư tổ dạy. Vì lòng tin là mẹ công đức. Nếu mình học phật mà cứ hoang mang thì không tốt lắm. mình mới đầu học phật cũng tìm hiểu, nhưng có nhiều nguồn tin nhiều người nói không đúng với kinh phật lắm, mình rất hoang mang lo sợ. hết hoang mang này, đến thắc mắc khác. Một bên là một lòng kính trọng tin tưởng phật vô hạn một bên bị ảnh hưởng những lời nói không đúng chánh pháp. và mình có thể hiểu ra vấn đề là mình mới học phật. Nên còn bị lay chuyển bởi những lời không hay đó. Cũng do nghiệp chướng nhiều đời kiếp nên mới hoang mang thế này. Theo cách mình đã làm thì rất hiệu nghiệm, kết quả mình không còn nghi ngờ gì nữa. Bạn thấy thích hợp thì nên thực hiện, nếu bạn thành tâm chắc chắn sẽ dứt được mối nghi ngờ của bản thân. Bước đầu nên sám hối tội lỗi mình đã gây ra từ nhiều đời nhiều kiếp. đến bàn thờ phật (bạn thấy vị phật bồ tát nào mình cảm mến nhất) thì cầu nguyện thành tâm chí kính trước các ngài. Lúc trước mình cầu nguyện đức bổn sư thích ca mâu ni phật, A di đà phật. bạn tỏ bài hết thắc mắc của bạn với các ngài. Cầu mong hồng ân tam bảo, mười phương chư phật, bồ tát gia hộ cho mình luôn tu học đúng chánh pháp. Ngài càng phát lòng tin tuyệt đối trước chánh pháp phật thuyết. không còn chao đảo hoang mang với những lời không đsng với chánh pháp nữa. Ngoài ra mình còn trì chú đại bi, chú dược sư, niệm danh hiệu bồ tát quán thế âm, dược sư lưu ly vương quang phật nữa. Dần một thời gian ngắn thôi tự thân tâm bạn không còn nghi ngờ nữa. Vì đó là do tấm lòng chân thành của chúng ta cảm nên, nhờ sức phật lực, bồ tát gia trì nên tâm ta sẽ dần sáng tỏ từng chút, từng chút. Mà chính bản thân ta cũng không biết đó. Bạn nên đọc kinh địa tạng bồ tát bổn nguyện thì bạn sẽ tin chắc chắn có địa ngục,có lục đạo luân hồi thôi. Khi phát lòng tin chắc chắn thì bạn nên tu pháp môn niệm phật cầu vãng sanh nha. Pháp môn vi diệu thù thắng hiếm có khó gặp trong đời mạt pháp chúng ta đấy bạn. vài điều chia sẽ cùng bạn. Nếu có gì sơ suất mong bạn thông cảm nhé! A DI ĐÀ PHẬT
Chướng nạn lớn nhất chính là bản thân mình.mình nghĩ sách gì thì cũng quý.nếu như phân biệt được ngoại đạo hay là kinh sách PHẬT thì bạn chính là PHẬT có trí tuệ rồi là BỒ TÁT rồi.TRONG KINH ĐỊA TẠNG có phẩm ĐƯỢC TRÍ TUỆ .chúng ta nếu ai đọc qua đều biết .thế nhưng có chịu đem tâm này bày tỏ với BỒ TÁT ĐỊA TẠNG không?bạn chẳng cần hỏi mình bạn muốn biết câu trả lời sao bạn không tìm đọc.hay như nguyện của BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM cung kính niệm danh hiệu NGÀI thì sẽ xa lìa được ngu si ,tốt quá rồi .nếu chẳng biện biệt được ngoại đạo hay gì gì đi nữa…chi bằng niệm danh hiệu của các NGÀI sẽ rõ.có những quyển sách chả liên quan gì đến PHẬT PHÁP ,KINH ĐIỂN đọc thấy vui vẻ.thấy tích cực thì cũng là thuốc hay .ví như những bài tập thể dục thì đem đến sức khoẻ.sinh lực .thói quen dâm dật ,tiêu cực cũng giảm dần….
Xin cám ơn các thiện tri thức mình biết mình tín tâm còn yếu kém lắm xin sám hối.
Chú HUỆ TỊNH chỉ có 1 cuốn sách mỏng vậy mà phá bao nhiêu mối nghi của mọi người.cháuchỉ mò mẵm thôi chứ không biết trì chú đại bi thế nào.nếu có gì lỗ mãng xin mọi người bỏ quá cho ạ.
A Di Đà Phật.
Tất cả đều tùy duyên mà bạn Nguyên.
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân tuy chỉ có 1 bài tập ngắn gọn mỏng vậy nhưng lời khai thị của Ngài có thật là mỏng như chúng ta nghĩ hay không? Lối giảng dạy của các vị Tổ Sư bao giờ cũng nửa ẩn nửa hiện, chỉ bộc lộ ra chỉ dẫn 1 phần, 1 phần còn lại là do chúng ta phải tư duy lấy để hiểu. Tin chắc chắn rồi cứ thực nghiệm tu trì niệm Phật theo sẽ rõ ràng phá những mối nghi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Lối dẫn lời của chú rất hay.bọn cháu còn non dại.ngựa non háu đá nên có gì mong các cô chú dẫn dắt.Tâm lượng của người đi trước bao giờ cũng lớn.cháu mong rằng mình mò mẫm thế này nếu có ai thấy sai lạc mông lung thế nào xin hoan hỉ chỉ bảo cho.CÓ lần cháu hòi thầy về PHẬT PHÁP thầy đáp PHẬT PHÁP rộng như biển .chú khai thác 1 quyển mà nói mãi cũng vẫn mới cháu thì ….chú đừng cười cháu nhé.cháu cũng có quyển ấy mà không khai thácđược.
A Di Đà Phật.
Phật Pháp thì như biển rộng mênh mông, nhưng phiền não cũng rộng mênh mông. Cho dù biển rộng mênh mông đến đâu nếu mình tin chắc nương theo thuyền Đại Bi Bổn Nguyện của Phật thì còn gì phải lo lắng khai hay không khai tâm nữa ư?
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Người xưa nói: “Phiền não như ảnh tùy thân, muốn bỏ mà không xong. Bồ Đề như trăng trong nước, muốn lấy mà không được”.
67) Một đệ tử hỏi: Nếu trí tuệ là điều cần yếu để vãng sinh thì con người minh mẫn theo thầy học. Còn nếu chỉ cần xưng danh là đủ thì không mong gì khác. Xin Thầy từ bi khai thị cho, con sẽ tuyệt đối vâng theo như lời Phật dạy vậy.
Ngài đáp: Chánh nghiệp vãng sinh thì trọng yếu là xưng danh. Rõ ràng là chẳng phân biệt có trí tuệ hay không có trí tuệ, cần gì phải học hành cho lắm! Chi bằng cứ lo Niệm Phật, thì sẽ mau được vãng sinh Tịnh Độ, gặp mặt Thánh chúng, được nghe pháp môn. Hơn nữa cõi kia trang nghiêm, ngày đêm thuyết pháp sâu xa, do đó sẽ tự nhiên khai phát thắng giải mà chứng Vô Sinh Nhẫn. Nếu chưa biết ý nghĩa của Niệm Phật vãng sinh thì học cho biết, đơn sơ là đủ. Nếu ham học rộng, biết bao nhiêu cho cùng. Hãy siêng năng Niệm Phật là hơn cả.
———————————–
Có câu chuyện này chia sẻ cho vui. Bài học từ một chậu hoa vỡ.
Một vị lão hòa thượng có trồng một chậu hoa lan, ông rất chăm sóc và bảo vệ chậu hoa lan thanh nhã này, thường xuyên tưới nước, nhặt cỏ và bắt sâu cho nó. Hoa lan cũng nhờ vào sự chăm sóc của lão hòa thượng mà lớn lên khỏe mạnh và vô cùng xinh đẹp.
Một lần, lão hòa thượng phải đi ra ngoài có việc một thời gian, ông liền đem chậu hoa lan giao lại cho chú tiểu trông chùa nhờ chăm sóc. Chú Tiểu rất có trách nhiệm, cũng một lòng để tâm chăm sóc hoa lan như lão hòa thượng vẫn làm khiến hoa lan phát triển khỏe mạnh.
Một hôm, sau khi đã tưới nước cho chậu hoa lan chú tiểu liền đặt nó ở trên bệ cửa sổ rồi đi ra ngoài làm việc. Thế rồi mưa to xối xuống, gió to làm chậu hoa lan rơi xuống mặt đất vỡ tan. Chú tiểu sau khi trở về nhà nhìn thấy trên mặt đất cành lá gãy rập, héo úa dưới đất. Chú tiểu vừa đau lòng vừa lo sợ lão hòa thượng sẽ quở trách.
Mấy ngày sau, lão hòa thượng trở về nhà, chú tiểu kể lại sự tình đã xảy ra và cũng sẵn sàng tiếp nhận sự trách mắng của lão hòa thượng. Nhưng lão hòa thượng không nói lời nào trách mắng cả khiến tiểu hòa thượng vô cùng bất ngờ, bởi vì trong lòng chú tiểu biết rõ rằng ông vô cùng yêu mến chậu hoa lan kia.
Lão hòa thượng chỉ cười cười rồi nói với chú tiểu:
“Ta nuôi dưỡng hoa lan, đâu phải để tức giận?”
Chỉ một câu nói đơn giản nhưng lại thể hiện ra một người có tấm lòng bao dung rộng lượng và cởi mở với cuộc đời.
– Chúng ta làm việc không phải để tức giận……
– Chúng ta yêu thương nhau, hay thương nhau là để tức giận…?
Thứ gì đó một khi bị mất đi không thể vãn hồi được nữa có nhất thiết phải oán trách hay thù hận không?
Người nếu như trong lòng có căm hận thì ở đâu cũng thấy hận, người nếu như có lòng biết ơn thì ở đâu cũng thấy biết ơn, người nếu như trưởng thành thì mọi sự cũng trưởng thành.
(Sưu tầm)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Bạn PHONG thử tìm đọc kinh THIỆN SANH xem.biết đâu khi đọc xong đường đời bạn lại gặp toàn thiện tri thức
Không tham cầu; không sân hận; không lo buồn, vui được mất.
Từ bỏ được tham sân si của Tâm. Thì nhân sẽ thiện, quả sẽ là phước.
Cái mà Phật pháp gọi là “Sắc tức thị không, không tức thị sắc” chính là vậy.
Còn làm thiện để cầu phước, gieo quả lành để mong được quả ngọt, có chăng đó vẫn còn là thường tâm của chúng sanh, vẫn chưa thể gọi là tâm Phật vậy !
Cám ơn chú HUỆ TỊNH.đúng là chú không nhắc nhở sẽ không biết đến bao giờ cháu mới biết.cháu sẽ đọc quyển này và niệm PHẬT.chắc lại một thời gian nữa mới dám gặp mọi người.có gí xin cô chú anh chị lượng xá cho
Xin chào.mình không biết nên bắt đầu từ đâu.lúc nào tâm trạng mình cũng không được vui.mình suy nghỉ đủ thứ về gia đình anh chị em.va thấy cuộc sống bất công.mình cũng tìm đến phật pháp cho tâm mình tịnh.mình nhờ mọi người giúp mình nên làm gì cho tâm hồn mình thoải mái đừng lo nghĩ được không.bao năm nay nước mắt mình hằng đêm cứ rơi.mình muốn thoát khỏi tâm trạng này.xin mọi người giúp mình.trân trọng cảm ơn.
A Di Đà Phật!
Chúng tôi là phàm phu ngay mình còn lo chưa xong làm sao giúp bạn được, mà muốn giúp cũng chẳng biết giúp cái gì! giúp thể nào tốt nhất cho bạn!
Bạn nên hiểu rằng chẳng ai cứu được mình ngoài bản thân mình cả!
Nếu bạn cứ yếu đuối thì cả đời này loay hoay như con kiến leo càng đa, số mạng hết là chết uổng phí cả đời.
Bạn muốn cứu mình muốn giúp mình thì cách đơn giản nhất trong Phật pháp dạy là bạn hãy gíúp người, giúp vật hàng ngày phóng sanh, không sát sanh, não hại chúng sanh, tận tâm tận lực vi mọi người đừng vì mình thì ắt sẽ đến lúc quả báo thù thắng sẽ đến với bạn.
Nếu kiêm niệm thêm A Di Đà Phật, Quán Âm Bồ Tát thì rất tuyệt, vì năng lực của các Ngài vô hạn chỉ cần người niệm chí thành các Ngài sẽ hộ trì cho, sống thì tránh được họa mọi việc cát tường, chết về Tây phương còn lợi ích nào lớn hơn.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT!
Xin cảm ơn Tịnh Minh đã góp ý.Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô A Di Đà Phật.
Người theo đạo Phật ,khi mất đi sẽ gặp những cảnh tượng như trong kinh Phật nói. Vậy còn ng ko theo đạo Phật,ko theo đạo nào cả,thì khi mất đi sẽ gặp những cảnh tượng như thế nào ?
Gặp cảnh tượng theo quan niệm dân gian chăng?
Đó là hỏi xong phần”cảnh tượng”,giờ hỏi đến phần “cảnh giới” ạ.Theo đạo Phật,sau khi mất,nếu ko đc vãng sanh Tịnh Độ ,thì sẽ theo lục đạo luân hồi mà đi. Vậy ng ko theo đạo Phật,ko theo đạo nào cả,thì có phải đi theo lục đạo ko? Hay sẽ như thế nào?
Xin quý vị liên hữu phúc đáp ạ.!
Nam mô A DI Đà Phật.
Bạn Thắc Mắc thân mến,
Theo mình hiểu thì bất cứ chúng sanh nào (khi chưa đắc quả vị Phật, Bồ Tát, A La Há, hay đủ duyên về Tây Phương Cực Lạc) dù là có niềm tin ở bất cứ tôn giáo nào hay không tôn giáo, dù có tin hay không tin, khi mất đều phải theo NGHIỆP của mình mà cảm thọ những “cảnh tượng” và trôi lăn trong những “cảnh giới” của lục đậo luân hồi. Đức Phật là bậc Toàn Giác nên thấy biết chúng sanh từ đâu đến và sẽ đi về đâu, cũng giống như người ngồi trên máy bay trực thăng nhìn thấy dòng người và xe cộ vào ra trên đường phố vậy!
Vì thương tưởng đến nỗi khổ của tất cả chúng sanh trong lục đạo luân hồi nên đức Phật nói ra sự thật như thế, và chỉ bày đường đi nước bước, đâu là đường dẫn đến hạnh phúc, đâu là đường dẫn đến khổ đau, hầu giúp chúng sanh thoát vòng sinh tử, vĩnh viễn xa lìa biển khổ, đạt cảnh giới Niết Bàn. Còn tin hay không và có thực hành hay không còn tùy vào phước phần của mỗi chúng ta.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thắc Mắc,
Câu hỏi của bạn rất ý nghĩa. Nhân-Quả ba đời (quá khứ-hiện tại-vị lai) là một quy luật tự nhiên, vì thế nó không chừa, không nương tay, cũng không ưu ái bất cứ một ai, cho dù người đó đang đứng ở vị trí nào, chủng tộc, đạo giáo hay không đạo giáo nào chăng nữa thì nhân-quả trước sau vẫn công bằng như nó vốn thường có và hằng có.
Để bạn cùng nhiều liên hữu khác cùng hiểu sâu hơn về vấn đề bạn thắc mắc, TN xin chép lại một đoạn kinh văn Phật nói trong Kinh Tăng Chi Bộ, hy vọng qua phần kinh văn này các liên hữu sẽ có cái nhìn khái quát và sâu sắc hơn về nhân-quả, từ đó mà dũng mãnh tu đạo để tạo một hành trang vững chắc và an lạc cho bản thân cũng như thân quyến của mình.
PHÁP MÔN QUANH CO
1. Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết về pháp môn quanh co và pháp môn Chánh pháp. Hãy nghe và khéo tác ý, Ta sẽ giảng.
– Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
2. Thế nào là pháp môn quanh co, này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn Chánh pháp?
Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm họ làm nghiệp gì, thiện hay ác, họ là những kẻ thừa tự của nghiệp ấy.
3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sát sanh, bạo ngược, bàn tay lấm máu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với tất cả loài hữu tình, sinh vật. Vị ấy quanh co với thân, quanh co với lời, quanh co với ý. Thân nghiệp của vị ấy quanh co, ngữ nghiệp của vị ấy quanh co, ý nghiệp của vị ấy quanh co, sanh thú quanh co, sanh thành quanh co. Với người có sanh thú quanh co, này các Tỷ-kheo, có sanh thành quanh co. Ta nói rằng có một trong hai sanh thú sau đây: Các địa ngục nhất hướng đau khổ hay các loài bàng sanh thuộc loại trường bò. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là các loài bàng sanh thuộc loại trường bò? Loại rắn, bò cạp, rết, con ăn rắn, con mèo, con chuột, con cú, và bất cứ loài súc vật nào, khi thấy người, trường bò mà đi. Như vậy, này các Tỷ-kheo là các sinh vật, sự sanh khởi của sinh vật. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra và được sanh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người lấy của không cho… có tà hạnh trong các dục… nói láo… nói hai lưỡi… nói lời thô ác… nói lời phù phiếm… có tham ái… có sân tâm… có tà kiến, có kiến điên đảo rằng: “Không có bố thí, không có cúng thí, không có tế tự; không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác; không có đời này, không có đời sau; không có mẹ; không có cha; không có các loài hóa sanh; ở đời không có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, những vị này, sau khi tự mình với thắng trí chứng ngộ đời này, đời sau và tuyên bố. Người ấy quanh co với thân, quanh co với lời, quanh co với ý. Thân nghiệp quanh co, ngữ nghiệp quanh co, ý nghiệp quanh co, sanh thú quanh co, sinh thành quanh co. Với người có sanh thú quanh co, này các Tỷ-kheo, có sanh thành quanh co, Ta nói rằng… Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm là nghiệp gì, thiện hay ác, họ thừa tự nghiệp ấy.
5. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người sau khi đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúng sanh và các loài hữu tình. Vị ấy không quanh co với ý, thân nghiệp của vị ấy chánh trực, ngữ nghiệp chánh trực, ý nghiệp chánh trực, sanh thú chánh trực, sanh thành chánh trực. Với người có sanh thú chánh trực, này các Tỷ-kheo, có sanh thành chánh trực, Ta nói rằng một trong hai sanh thú sau đây: Các thiên giới nhất hướng lạc, hoặc các gia đình cao quý, các Sát-đế-ly đại gia, các Bà-la-môn đại gia, các Gia chủ đại gia, giàu có tài sản lớn, vật thọ dụng lớn, vàng bạc nhiều, tài vật nhiều, tài sản lúa gạo nhiều. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra, và được sinh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng các chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
6. Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người đoạn tận lấy của không cho. từ bỏ lấy của không cho… đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục… đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo… đoạn tận nói hai lưỡi, từ bỏ nói hai lưỡi… đoạn tận nói lời thô ác, từ bỏ nói lời thô ác… đoạn tận nói lời phù phiếm, từ bỏ nói lời phù phiếm… không có tham dục… không có sân tâm, có chánh kiến, không có các kiến điên đảo. Có bố thí, có cúng thí, có tế tự; có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác; có đời này, có đời sau; có mẹ; có cha; có các loài hóa sanh. Ở đời có các Sa-môn, Bà-la-môn chân chánh hành trì, chân chánh thành tựu, những vị này, sau khi tự mình với thắng trí chứng ngộ đời này, đời sau và tuyên bố. Vịấy không quanh co với thân, không quanh co với lời, không quanh co với ý. Thân nghiệp vịấy chánh trực, ngữ nghiệp chánh trực, ý nghiệp chánh trực, sanh thú chánh trực, sanh thành chánh trực. Với người có sanh thú chánh trực, này các Tỷ-kheo, có sanh thành chánh trực, Ta nói rằng có một trong hai sanh thú sau đây: Các thiên giới nhất hướng lạc, hoặc các gia đình cao quý, các Sát-đế-ly đại gia, các Bà-la-môn đại gia, các gia chủ đại gia, giàu có tài sản lớn, vật thọ dụng lớn, vàng bạc nhiều, tài vật nhiều, tài sản lúa gạo nhiều. Do làm như thế nào, như vậy được sanh ra và được sanh như thế nào, thời có những cảm xúc như vậy. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng chúng sanh ấy là những kẻ thừa tự nghiệp của mình.
Này các Tỷ-kheo, các chúng sanh là chủ của nghiệp, là những kẻ thừa tự của nghiệp, là sanh căn của nghiệp, là bà con của nghiệp, là chỗ nương tựa của nghiệp. Phàm làm nghiệp gì, thiện hay ác, họ là những kẻ thừa tự của nghiệp ấy. (Trích Chương 10 Pháp – Phẩm Thân Do Nghiệp Sanh – Tăng Chi Bộ)
TN
Dạ,con xin chân thành cảm tạ tiền bối Thiện Nhân,đạo hữu Ng T Lựu ,đã phúc đáp cho con ạ!
Adidaphat.pháp mon niệm phật không có một chút sự phiền não.