Người tin chắc Tịnh Độ, phát tâm niệm Phật là lúc gieo giống trong ao sen, người nhất tâm niệm Phật dùng mọi điều lành mà trang nghiêm, đó là lúc hoa sen ra khỏi nước. Công phu niệm Phật thành tựu, nhân duyên Tịnh Độ chín muồi, đó là lúc hoa nở thấy Phật.
Phật tử nhớ Phật, trước hết phải tôn thờ song thân, tận tâm hiếu thảo, không lãng quên ý niệm báo hiếu dù trong khoảnh khắc, luôn thuận theo tính tình của cha mẹ, xem xét sắc diện song thân trong khi phụng dưỡng, vừa thấy trái ý cha mẹ thì liền cố gắng điều hòa.
Lại nên nghĩ mạng sống của cha mẹ như đèn treo trước gió, phải đề phòng đến lúc vãng sanh. Đem tất cả duyên lành, việc tốt của cha mẹ tu hành cả đời và công đức trợ tu của mọi người tập hợp lại thành một lá sớ, thường thường đọc cho cha mẹ nghe để làm cho lòng hoan hỷ. Lại nên khuyên song thân khi ngồi, lúc nằm thường hướng về phương Tây, không quên Tịnh Độ. An trí tượng Phật A Di Đà ở phía Đông (tham khảo thêm nơi đây), khuyên bảo nhất tâm niệm Phật. Dâng hương, đánh khánh dẫn dắt mọi người đồng thanh hòa niệm, thường khiến cho câu niệm Phật tiếp nối không dứt, chớ để tình đời bi luyến làm mất chánh niệm. Đến lúc xả bỏ báo thân cũng cần phải chú ý. Nếu như vậy, tự nhiên được các bậc Thánh đến đón rước vãng sanh Tịnh Độ, trong hoa sen báu quyết định thành Phật.
Con hiếu thảo, hầu hạ phụng dưỡng cha mẹ chính là lúc này, không nên lười biếng. Đây là việc lớn của người con hiếu phụng sự song thân lúc sắp mạng chung. Lấy việc này làm hiếu thảo mới thật là chí hiếu.
Vả lại, từ xưa đến nay, người niệm Phật vãng sanh Tây phương rất nhiều, lược nêu vài điều để làm gương cho người niệm Phật: Quốc vương Ô Trường thấy Phật đến đón rước, hoàng hậu Tùy Văn nương hương lạ về Tây, bà Diệu Hạnh xin Phật đợi chờ, Tống thái tử hầu mẹ cũng vãng sanh.
Như thế, thật đáng gọi: “Một nhảy vào thẳng đất Như Lai”.
Niệm Phật là chỗ cốt yếu của các pháp, hiếu dưỡng là hạnh đứng đầu trong trăm hạnh. Tâm hiếu tức là tâm Phật, hạnh hiếu tức là hạnh Phật. Muốn được đạo đồng với chư Phật, trước phải hiếu dưỡng song thân. Thế nên, Thiền sư Sách nói: “Một chữ hiếu là cánh cửa của mọi sự huyền diệu. Những lời Phật dạy lấy hiếu làm tông chỉ, kinh Phật nói lấy hiếu làm giới. Trong lời nói không mờ tối thì miệng phát ra ánh sáng giới, ngay đó rõ ràng nhanh chóng khai mở tâm địa”.
Nói về hiếu, có hiếu của tại gia, có hiếu của xuất gia.
Hiếu tại gia là được cha mẹ thương yêu, vui mừng mà không lãng quên bổn phận làm con; bị cha mẹ ghét bỏ, phải sống lao nhọc mà không hề oán hận. Luôn thuận theo sắc diện của song thân để làm tròn việc phụng dưỡng.
Đạo hiếu của người xuất gia là cắt đứt ân ái, từ giã song thân để cứu xét đạo huyền vi phù hợp bản tánh, thâm nhập lý vô vi, trên đền đáp ân cùng cực, tiến bước trên con đường giải thoát. Đây là lối tắt báo đáp ân đức của mẹ cha, chẳng những đời vị lai được lợi ích mà ngay trong hiện tại cũng được thành công.
Thế nên, đức Như Lai nửa đêm vượt thành, đạo quả viên mãn trên non Tuyết. Ngài Huệ Năng dùng bạch kim gởi gắm mẹ mà nối pháp ở Huỳnh Mai. Nhưng vì pháp mà đoạn dứt thâm ân, ắt cần phải nghĩ suy báo đức. Do đó, đức Thế Tôn về thăm Phụ vương ở thành Ca Tỳ La Vệ, lên trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẫu thân.
Còn như cha mẹ nghèo thiếu không nơi nương tựa, theo lý phải nên tự mình hầu hạ. Vì thế, ngài Tất Lăng Già Bà Ta hàng ngày đi khất thực để phụng dưỡng mẹ già. Đại sư Hoằng Nhẫn dựng lập Dưỡng Mẫu Đường. Ngài Trần Mục Châu đan hài nuôi mẹ. Pháp sư Lãng gánh cha mẹ mà đi du học khắp nơi.
Vậy thì, người xuất gia lấy pháp vị làm thức ăn ngon ngọt, nhưng cũng không quên đem dâng hiến cho song thân; lấy Phật sự làm việc chuyên cần, nhưng không bỏ sót lễ nghi của nhân thế. Không chỉ cha mẹ một đời, mà cha mẹ nhiều đời đều báo đáp được. Không chỉ cha mẹ một thân này, mà cha mẹ khắp trong pháp giới đều được độ thoát, đồng lên bờ giác. Đạo hiếu người xuất gia lợi ích rộng lớn thay!
Nếu như nhân duyên chưa đủ, cha mẹ không cho phép thì nên ở tại nhà làm tròn đạo hiếu, siêng năng tu tập nhân xuất thế. Nếu có thể ở ngay nơi thế tục mà thực hành đạo chân thật thì vẫn có con đường để thành Phật. Chỉ mong được trở lại như lúc trẻ thơ, để khi cha mẹ nghiêm khắc, được quỳ dưới gối nhằm báo đáp sự nhọc nhằn chăm sóc của song thân.
Do đạo hiếu mà dẫn đến chỗ Nhất thừa viên mãn, liền khiến cho Bồ tát tại gia đạt được sự hiểu biết và tu hành không nghi ngờ. Hàng Cao nhân xuất tục, nhân ở đây có thể soi xét.
Nếu có người chỉ hạn cuộc ở việc phụng sự Phật pháp, không thể làm tròn việc phụng sự song thân, xem nơi đây ắt sẽ cảm xúc trong lòng, có thể khắc phục để vẹn toàn đạo hiếu.
Than ôi! Thời gian dễ trôi qua, cha mẹ khó quên lãng. Còn song thân ở nhà cũng như chư Phật tại thế; dùng hạnh hiếu để báo đáp ân đức của song thân, hoàn thành trọn vẹn công phu niệm Phật. Thế nên biết, cha mẹ vui vẻ thì chư Phật vui vẻ, tâm này thanh tịnh thì cõi Phật thanh tịnh.
Như thế, thật đáng gọi là:
Vẻ quê không núi non cách trở
Ánh trăng xuyên nước đẹp vô ngần.
Trích LIÊN TÔNG BẢO GIÁM
Đại Sư Ưu Đàm
Thích Minh Thành dịch
A DI ĐÀ PHẬT! Bài viết hay quá nhưng cho Tịnh hỏi ngoài lề chút, chẳng là Tịnh ngày niệm Phật nhưng lâu lâu ban đêm hay mơ thấy mấy giấc mơ tà dâm nhưng Tịnh không thể khống chế bản thân trong mơ hay bị cuốn vào đó, cho Tịnh hỏi Tịnh nên làm sao bây giờ.
A Di Đà Phật.
Khi gặp một người phụ nữ có chút sắc đẹp là tâm của mình đã bị chi phối khởi vọng ham muốn cô ấy thuộc về của mình và v.v… do tập khí tà dâm còn bên trong để mà chiêu cảm thu hút quyến rũ đó thôi. Đó là nói khi đang thức tỉnh còn bị sắc đẹp thu hút khởi tâm tà huống chi là khi đang mê trong giấc ngủ hay là nói cho đúng giống như trạng thái đang mất thân người?
Đang thức tỉnh là cảnh giới dục lạc rất “thô” còn mất tự chủ huống chi là khi đang trong giấc mơ cảnh giới “vi tế” hơn làm sao bản thân có thể khống chế?
Cho nên ban ngày thức tỉnh phải cố gắng siêng năng niệm Phật, ban đêm trước khi đi ngủ, bạn nên huân tập đứng hay ngồi xoay mặt về hướng Tây mà niệm thầm cõi Tây Phương Tam Thánh (10 lần) rồi mới niệm Phật thầm đi vào giấc ngủ. Bạn thử tập xem rồi sẽ tự cảm nhận ra sao nhé.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT! cảm ơn đạo hữu nhiều nha!
Ngày xưa khi chưa có vợ còn ham muốn.biết là suy nghĩ điều khiển thân thể.càng đi thêm bước nữa mới biết bọn la sát thường rình rập muốn lấy tinh khí.đi sâu hơn như chú thiện nhân đã trích phần kinh ở mục trước có chủ đề nữ sắc là tai hoạ của thế gian.điều này nằm trong kinh BỒ TÁT QUỞ SẮC DỤC hi vọng bạn có thời gian thì tìm đọc
A DI ĐÀ PHẬT! cảm ơn đạo hữu Nguyên ạ. mong đạo hữu niệm Phật tinh tấn đồng vãng Tây Phương.
Điều này BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM giúp được.bạn chỉ cần cung kính niệm NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.như vậy là khỏi rồi.điều này trước kia mình không biết.mãi sau này do nhân duyên mới biết ai sân ai dâm ai ngu si niệm danh hiệu NGÀI đều khỏi.nói thì dài lắm
Chú huệ tịnh ơi.cái đầu con chai sạn quá
A Di Đà Phật! Trong tâm mình luôn có hai suy nghĩ thiện ác đánh nhau ghê lắm vậy là mình bị gì vậy ạ ?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Hoa,
Chẳng cứ bạn, mà ai ai trong cõi Ta bà này cũng đều như vậy cả, sở dĩ nay bạn mới nhận biết vì bạn phát tâm tu đạo, có nhiều thời gian để chiêm nghiệm về nhân-quả, về thiện-ác, tâm của bạn có một chút thanh tịnh, nên những ý nghĩ này mới hiện rõ nét hơn và bạn nhận ra chúng rõ hơn thôi.
Phật dạy chúng ta: Bỏ ác, hành thiện, giữ tâm thanh tịnh. Nay trong bạn thiện-ác còn giằng xé bởi bồ đề tâm của bạn còn nghiêng ngả, nói khác đi: Tín-Nguyện-Hạnh của bạn còn chưa vững chắc, vì thế cái ác vẫn luôn tìm cách khống chế cái thiện. Nếu bạn không kịp thời dùng hồng danh A DI ĐÀ PHẬT để khắc chế những niệm ác thì chúng sẽ tìm cách khống chế và lan toả hoàn toàn trong tâm bạn. Do vậy khi niệm ác dấy khởi thì bạn phải kịp thời niệm: A DI ĐÀ PHẬT! Niệm niệm ác dấy khởi bạn cũng phải kịp thời niệm niệm A DI ĐÀ PHẬT! Được thế, lâu ngày tâm ác sẽ bị triệt tiêu, thế đó là tâm thiện luôn hiện tiền, rồi tiến tới thuần thiện hay còn gọi là chân thiện – chân thiện là luôn hành thiện nhưng không còn cả niệm thiện dấy khởi nữa – lúc này là chân tánh của bạn đã hiển lộ… Đó là con đường mà chúng ta phải đi tới và ráng đi tới bằng được, có vậy mới có cơ hội để vãng sanh Tịnh Độ.
Chúc bạn tinh tấn tu học.
TN
A DI ĐÀ PHẬT! cảm ơn đạo hữu Thiện Nhân ạ, chúc đạo hữu cùng mọi người tinh tấn đồng vãng Tây Phương.
Đánh nhau như thế nào vậy bạn.?
A DI ĐÀ PHẬT! Chào đạo hữu Nguyên giống như khi mình nhìn ai đó sẽ có 2 luồng suy nghĩ thiện ác xảy ra, rồi ác niệm muốn xúi mình làm theo ấy.
A Di Đà Phật
Xin các đạo hữu khai thị cho MD được rõ, vì trong bài viết này có đoạn là “an trí tượng Phật A Di Đà ở phía đông”.
MD có đọc sách Phật và vẫn nhớ rõ là: nên an trí tượng Phật ở phía Tây, như vậy kim dung của Người sẽ xoay về hướng đông, và khi ta lễ lạy thì sẽ là chắp tay về hướng Tây mà hành lễ.
MD có sự nhầm lẫn gì chăng? Mong các đạo hữu hoan hỷ chỉ bảo!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Đệ cũng có thắc mắc như tỷ Mỹ Diệp,đã viết câu hỏi rồi nhưng lại xóa đi.
Đúng như tỷ nhớ,đệ cũng từng đọc rằng: an vị tượng Phật A DI ĐÀ ở Tây nhìn về Đông. Như vậy khi người hành lễ sẽ quay mặt về hướng Tây để lễ lạy.
Có thể câu”an vị tượng Phật A DI ĐÀ ở phía đông” là chưa sát nghĩa chăng ? Câu này có lẽ nên được hiểu là”an vị tượng Phật A DI ĐÀ nhìn về hướng đông”.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Theo mình nghỉ thì để tượng Phật quay về hướng đông, tức là mình nằm nhìn về hướng Tây, thì mình sẽ nhìn mặt Phật.
Nếu mình có gì sai, xin các đạo hửu thông cảm bỏ qua.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Xin tri ân các ý kiến đóng góp của chư liên hữu. Chúng tôi đã kiểm tra sách gốc từ nhiều nguồn khác nhau thì đúng là sách ghi “an trí tượng Phật A Di Đà ở phía Đông”. Tuy nhiên, khi tra cứu và so sánh với lời của của cố cư sĩ Lý Bỉnh Nam trong TUYẾT LƯ LÃO NHÂN TỊNH ĐỘ TUYỂN TẬP thì ngài có nói chi tiết rõ ràng hơn là:
Vì thế chúng tôi trích ghi lại nơi này để độc giả tiện bề tham khảo cho rõ nghĩa hơn trong bài viết của Đại Sư Ưu Đàm ở trên.
A Di Đà Phật.
Ban biên tập có thể hoan hỷ cung cấp link nguyên bản chữ Hán Liên Tông Bảo giám của Đại sư Ưu Đàm được không?
A di đà phật
Bạn xem bản Hán Văn của Liên Tông Bảo Giám tại:
http://rongmotamhon.net/mainpage/taisho-2081-6.html
A Di Đà Phật.
A di đà phật
Theo mình nghĩ “an trí tượng Phật ở phía đông” chẳng phải là chủ ý của Đại sư Ưu Đàm tác giả của Liên Tông Bảo Giám! Vì Ngài là bậc Thánh Tăng mỗi chữ mỗi câu đều lạy một lạy trước khi trình quyển sách lên để can ngăn vua việc cấm Tịnh tông lưu hoá trong nhân gian thì làm sao mà có thể viết bất cẩn như thế được
Kính mong BBT và chư vị Thiện tri thức bỏ thời gian xem xét lại vấn đề quan trọng này
Nam mô A di đà phật
A di đà phật
Hương quang xin chào chư vị đồng tu
Trong Liên Tông Bảo Giám, nguyên tác Hán văn, Đại sư Ưu Đàm dạy an trí tượng Phật xoay về hướng đông, hoàn toàn phù hợp với lời dạy của Ngài Lý Bỉnh Nam.
Liên Tông Bảo giám, quyển thứ 8 dạy cách báo hiếu giúp cha mẹ lúc gần lâm chung nguyên văn như sau:
又 當 念 風 燭 不 停 湏 防 徃 生 時
至 預 以 父 母 平 生 所 修 一 切 善 緣 好 亊 及 衆 人 助 修 功 德 聚 為 一 䟽 時 對 父 母 讀 之 要 令 父 母 心 生 懽 喜 又 當 勸 令 坐 卧 西 向 不 忘 凈 土 又 當 東 向 設 彌 陀 像 勸 令 一 心 念 佛
Dịch âm:
Hựu đương niệm phong chúc bất đình tu phòng vãng sanh thời chí dự. Dĩ phụ mẫu bình sanh sở tu nhất thiết thiện duyên hảo sự cập chúng nhân trợ tu công đức tụ vi nhất sớ thời thời đối phụ mẫu đọc chi yếu linh phụ mẫu tâm sanh hoan hỷ. Hựu đương khuyến linh toạ ngoạ tây hướng bất vong Tịnh độ, hựu đương đông hướng thiết Di đà tượng khuyến linh nhất tâm niệm Phật
Dịch nghĩa:
Lại nên nghĩ mạng sống của cha mẹ như đèn treo trước gió, phải đề phòng đến lúc vãng sanh. Đem tất cả duyên lành, việc tốt của cha mẹ tu hành cả đời và công đức trợ tu của mọi người tập hợp lại thành một lá sớ, thường thường đọc cho cha mẹ nghe để làm cho lòng hoan hỷ. Lại nên khuyên song thân khi ngồi, lúc nằm thường hướng về phương Tây, không quên Tịnh Độ. An trí tượng Phật A Di Đà ở phía Đông, khuyên bảo nhất tâm niệm Phật.
Cốt lõi của vấn đề cần bàn nằm ở câu văn này đây:
” Hựu đương khuyến linh toạ ngoạ tây hướng bất vong Tịnh độ, hựu đương đông hướng thiết Di đà tượng khuyến linh nhất tâm niệm Phật
Câu này gồm 2 vế trong một cấu trúc ngữ pháp “hựu…hựu”, tức là “vừa…vừa”, nghĩa là “đồng thời”, như nói “hựu thị thất vọng, hựu thị kỳ quái 又是失望, 又是奇怪 vừa thấy thất vọng, vừa thấy kỳ quái. Tức là 2 việc trong hai vế ấy phải đồng thời xảy ra.
Hai việc cần làm song song khi cha mẹ sắp lâm chung, đó là:
1. (Hựu) đương khuyến linh toạ ngoạ tây hướng bất vong Tịnh độ,
Nghĩa: nên khuyến khích làm cho (cha mẹ) lúc nằm hay ngồi đều xoay mặt về phương Tây (tây hướng) không quên Tịnh độ
2. (hựu) đương đông hướng thiết Di đà tượng khuyến linh nhất tâm niệm Phật
Nghĩa: nên thiết đặt tượng Di đà xoay mặt về phương đông (đông hướng), khuyến khích nhất tâm niệm Phật
Cái chữ 向 hướng này có nghĩa là hướng về, như trong câu “hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh…”
Từ điển Hán việt Thiều Chửu giải thích rất rõ như sau:
“Hướng (向) Ngoảnh về, hướng về. Ngoảnh về phương vị nào gọi là hướng. Như nam hướng 南向 ngoảnh về hướng nam, bắc hướng 北向 ngoảnh về hướng bắc, v.v. Ý chí ngả về mặt nào gọi là chí hướng 志向, xu hướng 趨向, v.v.”
Như vậy, lời dạy của Đại sư đã rõ “cha mẹ thì tây hướng còn Phật tượng thì đông hướng”
Đặc biệt cần lưu ý “đông hướng” và “tây hướng” này là 2 vế trong cùng một cấu trúc ngữ pháp, do đó nên nếu dịch giả đã dịch “tây hướng là
“hướng về phương Tây” thì lẽ ra “đông hướng” phải ngược lại nên có thể xác quyết rằng “An trí tượng Phật A Di Đà ở phía Đông” chỉ là do sự sơ suất của dịch giả mà thôi
Hương quang xin mạo muội có một vài chia sẻ hi vọng có thể giải toả thắc mắc của quý huynh đệ.
Hương quang cũng hi vọng rằng những chia sẻ của tất cả quý huynh đệ ở duongvecoitinh này sẽ có duyên đến được với dịch giả để lần tái bản sau được hoàn thiện hơn
Nam mô A di đà phật
Xin cảm ơn liên hữu Hương Quang !
Nkv kính chúc chú tinh tấn,an lạc !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A DI ĐÀ PHẬT! Mình hay coi tivi có cách nào khắc phục ko ạ.
Ti vi tốt mà.chỉ có điều mình xem cái gì.nếu không có truyền hình.bạn đâu có biết trang đường về cõi tịnh đâu
A DI ĐÀ PHẬT! cảm ơn bạn nói đúng nhưng mình hay xem phim hay bị cuốn theo phim lắm.
Phim phật giáo cũng nhiều.kinh trong mạng cũng nhièu.các bài giảng cũng vô số…phim bình thường khi xem xong còn biết nhân vật yêu hay ghét.nhẽ nào chuyển xem phim nhân quả.phim PHẬT GIÁO bạn lại không hoan hỉ.tâm hoan hỉ là liều thuốc hay rồi
A DI ĐÀ PHẬT! cảm ơn bạn Nguyên nha.
Bạn HOA thử tìm đọc quyển kinh ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT. Biển PHẬT pháp thật quá rộng lớn .chú thiện nhân mách bạn rồi đó.
A DI ĐÀ PHẬT! Cảm ơn bạn nha!
A Di Đà Phật
Chính xác là nên an trí tượng Phật ở phia Tây, kim dung Phật quay về hương đông. MD không biết sơ suất này là do người dịch nhầm hay là lỗi kỹ thuật của người đánh máy. Thiết nghĩ BQT nên xem xét và điều chỉnh bởi vì các bài pháp của Trang nhà có tính hướng chúng vô cùng lớn, là hoằng pháp lợi sanh!
Nam mô A Di Đà Phật
Mạn phép các vị cho con chia sẻ 1 chút mong sẽ nhận được chút lời khuyên và đồng cảm từ phía các vị.
Họ ngoại nhà con có gien di truyền là rất nóng tính, nói đúng ra là rất gớm.
Con được nghe lại những câu chuyện các bác con kể bà cụ ngoại con gớm thế nào, hay chửi bới ra sao.Chuyện sẽ chả có gì đáng nói nếu như bà ngoại con ( con của cụ ngoại ) không giống hệt như vậy.
Rất nóng tính và hay chửi rủa con cái ( hồi họ còn bé ) và chửi rủa chúng con ( các cháu nội ngoại ) ầm ĩ và văng tục rất nhiều nữa.Cũng đi chửi rủa cả người ngoài nữa, nhiều lần suýt to chuyện cả ra.
Giờ bà ngoại con mất rồi nhưng có lẽ cái quả bà phải trả cho tính khí nóng tính hay chửi rủa người khác là về khoảng 10 năm cuối đời còn lại, bà con bị lú lẫn, chả còn 1 tí minh mẫn với tỉnh táo là mấy.
Càng cận kề năm mất bà con càng lú lẫn nặng nề.Lần đầu tiên cả họ phát hiện ra sự lú lẫn của bà là khi bà tự nói ra những chuyện không có thật, ví dụ như bà hàng xóm chết, xong đến bà bảo bà phải đi bốc cốt ông ngoại để cho vào lăng cho người ta nghe dù ông con đã được xây lăng rất lâu rồi.Và còn vô số chuyện nữa.
Đỉnh điểm là bà ra chợ bà bảo với 1 người quen rằng ông ngoại con đã sống lại và mới về nhà ở hôm qua…
Cả họ con thật sự bàng hoàng khi phát hiện ra bà ngày càng lú lẫn nặng nề.
Đến cái năm cuối cùng của đời bà thì bà còn không biết con là ai nữa dù con rất hay gặp bà.
Chuyện sẽ chả có gì đáng kể nếu như mẹ con không giống hệt bà con.
Vâng, đúng là cái nghiệp nó theo 3 đời chưa hết.Mẹ con vất vả, khổ sở để nuôi con với chị con khi bố con qua đời 16 năm trước.Chị con lại bệnh tật suýt lìa đời mấy lần, giờ thì khỏi bệnh nhưng lại phải ôm cái tàn tích của bệnh là không được thông minh lắm, rất ngớ ngẩn và dốt nát, gây đủ thứ chuyện cho con với mẹ con phải xấu hổ và tuyệt vọng.Mặc dù hồi nhỏ khi chưa bị bệnh, chị con rất khôn và lanh lợi.
Mẹ con vì đau khổ vì chồng vì con mà càng ngày càng sinh ra y hệt bà con, thậm chí vượt gấp 100 lần.Hễ tí là nóng giận, chửi rủa văng tục đủ thứ và người nghe luôn luôn là con.
Đôi khi con tự hỏi, không biết có phải con là con ruột không nữa.
Con biết mẹ con khổ cực để nuôi con, con cũng rất ngoan và chưa bao giờ làm gì để mẹ buồn, chưa bao giờ con cờ bạc, rượu chè, lêu lổng, ăn chơi hay đi phá phách cả, nhưng nếu mẹ con cứ gieo cái nhân này mãi thì sau này mẹ con sẽ ra sao khi về già.
Bà ngoại con từ 1 người bình thường đã phải thành 1 người lú lẫn.Bà nội con thì hiền như bụt nên sống đến 9x tuổi mới mãn phần cũng vẫn vô cùng minh mẫn, thông minh.Quá đủ để con thấy cái nhân quả của 2 bà con ra sao.
Nếu mẹ con cứ tiếp tục như thế này, con e là mẹ con sẽ phải nhận cái quả như bà con mất.Chưa kể là sau khi mãn báo thân này còn chưa biết sẽ theo nghiệp mà về cõi nào nữa.
Giờ con đang trì chú đại bi mong sẽ được bồ tát ban cho chút hoà thuận, bình yên trong gia đình.Xoay chuyển con người mẹ con để sau này mẹ sẽ không phải giống bà và gia đình cũng sẽ hạnh phúc hơn.
Suốt 16 năm qua kể từ ngày cha con mất, gia đình con trở thành gia đình đáng nguyền rủa nhất mọi thời đại.
Con thật sự vô vọng.
Trích bài pháp của PHÁP SƯ CHỨNG NGHIÊM
Hỏi:vì sao người ta đối với kẻ thân thuộc lắm khi thiếu lễ độ,thiếu chu đáo so với kẻ xa lạ?
Đáp:nhiều khi đối với kẻ xa lạ thì ai cũng ra vẻ khách sáo tiếp đãi,đầy đủ lễ tiết khách chủ,vui vẻ thân thiện.nhưng đến khi biết nhau lâu rồi,vì quá quen thuộc nên không còn khách sáo lễ mọn nữa.Do vậy có người nói:Hận thù do tình ái mà ra.Lúc ban sơ ai cũng khách khí,kính trọng thương mến nhau;Đến lúc quen thuộc quá rồi,thì mọi lễ tiết tù từ mất đi.Lúc ấy (nếu có xích mích,mất lòng) thì sẽ sinh khởi lòng oán hận ngay.Vì thế,mình cần giữ thái độ lễ mạo,khách khí thuở ban sơ,thuỷ chu không giảm bớt,đó mới là cách đối nhân xử thế
mọi việc đến và đi đều không có tên họ gì, vì tất cả đều tạm đặt tên theo cái dáng, cái vẽ ngoài và cái tướng trạng vậy thôi.
chị chia sẻ tiiti để em vui, em nhé!
16 năm hay 16 kiếp không thành vấn đề nữa. em quá quen và giờ đây có lẽ em sẽ giác ngộ mà nhìn lại chính mình mới là điều cần nạo nhất, như đức Phật đã dạy trong kinh Đại Niết bàn rằng: những việc hôm nay, chính mình từ tai nghe, từ mắt thấy những đối tượng, hay tất cả các điều xảy ra để bản thân đau lòng, buồn khổ bất an là do bản thân, ở một lúc nào đó (the past), đã tạo ra như thế nhưng với mức độ ít hơn- giờ quả chín thì mình lại chứng kiến để buồn đau. Ngược lại, e đã có những lúc vui mừng, hớn hỡ, hạnh phúc, v… cũng chính là bản thân e đã làm điều đẹp tuyệt vời ở một thời điểm trước đó (kiếp nào đó ), để hiện tại e được nghe, được nhìn cảm nhận hạnh phúc.
Câu kinh viết nguyên văn, ở đây c k dẫn vào, c chỉ hiểu ý Phật dạy và áp dụng đẻ sửa đổi thái độ và cách hành xử cho mình thôi.
tóm lại, e kể chuyện các cụ trong gia đình như thế, nếu e tu tập đúng đắn, và hiểu sâu hôn chính mình một tí nữa, e sẽ tự thấy mình xấu hỗ vì quá khứ đã từng “khua môi múa mép” làm rất nhiều chúng sanh khó xử và đau lòng ra sao. Để hôm nay sinh vào nơi nào, dù tránh vẫn gặp. Chính là e có hiếu, làm điều tốt nhiều đời này mới hiểu sự việc quả chín, nghiệp dẫn hiện hành ra như thế đó. Chứ không phải lỗi ở người khác> Một điều tốt hơn cho quá trình phát triển tâm từ, khi đọc chú đại bi, phải vận dụng thể tánh từ bi, từ trong sâu thẳm tâm hồn mình, xem mẹ, hương linh bà, cố, v.v… đều có hạt giống yêu thương . “Mẹ già hơn trăm tuổi, còn thương con tám mươi” mà e nhỉ! Để đọc một cách thiết tha thật lòng vì yêu thương chứ không cầu cạnh gì khác.
khi tâm e hòa nhập với thể tánh từ bi của 82 vị Bồ tát, danh hiệu để thành tựu bài chú đại bi, thì tâm thanh tịnh mới chuyển được điều gì e đang mong ước – nhớ là vì người chứ không phải vì mình thì mới cảm bồ tát đấy !
vài lời chía sẽ như đứa e, mong hoan hỷ đọc kỹ lại xem e sẽ rất hạnh phúc vì bên cạnh e k ai ngồi chờ mà la rầy và chửi đâu, vô thường đến bất cứ lúc nào, mẹ rồi cũng kiệt sức, lúc đó e hối hận sẽ k còn kịp đâu. Hãy mau mau mua một món quà mẹ thích và chuộc lại lỗi lầm xưa. và e k ngừng giúp đỡ mẹ yêu bằng nhiều khả năng đặc biệt khác nữa đó. “Bố thí” là hiệu quả cao nhất và pháp thí và vô úy thí.- k hiểu rán chịu?
Làm sao để diệt trừ bản ngã
Trích bài của PHÁP SƯ CHỨNG NGHIÊM:
Hãy thu nhỏ bản ngã:làm sao trong mắt trong tai người khác mình thật nhỏ bé,không những chẳng hại ai mà mình còn ở sâu trong lòng mọi người…
Chúng sinh có phiền não là vì có chấp trước.khi bạn lấy tính ích kỉ của cái ngã làm trung tâm,xem mình là lớn lắm thì bạn sẽ khiến mình đau khổ và làm ảnh hưởng tới những người xung quanh cùng tranh chấp đau khổ theo bạn.Quên mình bỏ ngã thì trong quá trình tu tâm dưỡng tánh ,bạn mới xây dựng được nhân sinh quan lành mạnh ,hạnh phúc.
Cám ơn bạn LAN đã gửi câu hỏi này
e lan ơi! điệp có vài lời chia sẻ.
bản ngã chẳng có hình, không có tướng, đó chỉ là trạng thái của ý thức cọng với hình bóng thói quen hành vi cũ xưa, giờ điều động thông qua cảm xúc và ý chí. Nói rõ hơn, bản ngã k phải để diệt mà là e có thể thực tập nhĩn sâu, thấu rõ, buông bỏ chắp trước (như Hòa thượng Tịnh Không dạy rõ). Từ đó chuyển ý thức thành Diêu Quan sát trí, có một nhận thức đúng đắn, rõ ràng minh bạch từng ý niệm từng vọng khởi của mình.
con người đau khổ vì thấy có mình, có các loại hình vật chất sở hửu ngụy trang, áo quần, nhà cửa, xe cộ, v.v… để tự kiêu tự hãnh tự diện tự kỷ với thiên hạ sao? Không ! càng sống như thế thì khổ càng chồng cao.
Cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu (chùa Từ ĐÀm), có dạy trong cuốn “Vô ngã là Niết bàn”, có nghĩa là, của vào Niết bàn, hạnh phúc, rỗng lặng muốn đi vào pải là đi tay không, không mang gánh theo một cái gì cả Lan nhé! e làm được điều này không? Nào khẩu trang -sợ nám, nào bao tay – sợ đen, nào áo đẹp – sợ chê, nào kể giàu – sợ khinh, v.v… khi nào e còn sợ và đem mình làm nô lệ với những phương tiện bên ngoài để tránh tiếng “mỉa mai”, thật ra ai thèm mà mỉa mình chứ? là do cái tôi cao ngất ngưỡng, đã che tánh trí giác, tự chủ tự tại bồ đề nơi lòng đang rỗng lặng. Vậy mà e cứ xua đuổi tâm thanh tịnh tâm không, để rồi cứ thu, cứ gom vào phồng (cái thân mình cũng là pòng ) chứa cho đầy. Làm sao mong diệt trừ một tích tắc được?
Phương pháp cao nhất giúp e chuyển hóa dần thói quen gôm chứa, là Bố thí, buông xuống, xả bỏ mới là hàng đầu . Bố thí là buông bỏ những chấp vướng còn kẹt trong lòng, hoặc những cái mình cho là “của” tôi kia hãy xem như là phương tiện mà thôi.
e ạ sống như thế mới thật sự hạnh phúc, đạm bạc, học và đọc sách cho nhiều, tu dưỡng việc làm tốt cho người khác càng nhiều, mình mua sắm ăn tiêu giản dị kiệm phước báo mới có để chia sẻ. Mãi làm ngày này qua tháng khác, giọt nước sẽ đầy tràn. E đủ tự tin k? thân!
A di đà phật.
Năm nay con 25 tuổi, con chưa được đi chùa nghe pháp hay nghe kinh bao giờ nhưng đọc những truyện về nhân quả trên mạng, con rất mong được hướng thiện. Mà giờ trong lòng con rất khó có thể yêu thương ai đó được thật lòng. Do con bị người thân, bạn bè lừa dối nên giờ con có cảm giác con bị vô cảm, không tin tưởng ai. Đã có những ngày mà con rất sợ tiếp xúc với mọi người xung quanh. Có những giấc mơ mà cứ gặp mặt những người đã lừa dối con là con hoảng hốt tỉnh giấc như là con mơ ác mộng.Rồi ngay như bố đẻ con, chưa bao giờ con nghĩ sẽ có ngày con không thương ông như bây giờ – lúc này. Thực sự là con đã khóc khi phát hiện ra chuyện này. Giờ con không biết phải làm sao để tình yêu thương trở về với con để con có thể yêu thương mọi người như lúc đầu. Con cũng không biết nói cùng ai để giải tỏa nỗi niềm này. Khi lên đây đọc tiêu đề bài viết con buồn quá nên có viết vài dòng. Rất mong mọi người chỉ bảo cho con cách tìm lại lòng thương người trong mình. Con cảm ơn mọi người nhiều ạ!
Con nói con thích đọc truyện về Nhân Quả, nhưng khi Quả báo ko tốt đẹp xảy đến với con thì con lại ko tin Nhân Quả, nên mới oán trời trách người. Tại sao họ lừa con mà ko lừa người khác? Nếu chẳng phải trong đời quá khứ con nợ người ta, con lừa người ta thì người ta cũng chẳng đến lừa con, đòi nợ con. Đây là thanh toán nợ nần, tính sổ với con đó.
Con mà hận người ta thì oán chồng thêm oán, nợ chồng thêm nợ, chẳng phải vậy sao?
Khi đã thấu rõ nhân quả thì tâm con liền nhẹ nhàng, ko còn đau khổ nữa.
Tình thương trong con vẫn còn đấy, nó chẳng mất đi nhưng do nghiệp chướng che mờ nên con chẳng thể dùng được.
Hãy bắt đầu từ việc tin sâu Nhân Quả, đọc Liễu Phàm Tứ Huấn, Làm Chủ Vận Mệnh và phụng dưỡng hiếu kính cha mẹ:
http://phapamgiaithoat.com/ebook/Lam-Chu-Van-Menh-TT-Thich-Minh-Quang-Dich.pdf
Bài giảng: https://www.youtube.com/watch?v=-CuYzyntvKc
Hi vọng với vài lời chia sẻ ở trên có thể giúp ích cho con được một chút.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Dạ con cảm ơn bác Tịnh Thái nhiều ạ. Con sẽ cố gắng tu dưỡng bản thân mình ạ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Gia đình con từ trước đến nay gặp rất nhiều chuyện buồn: Bố đẻ gặp “nạn” chốn quan trường, sau đó thì ông và đứa em trai bị tai nạn xe “Thập tử nhất sinh” (em trai bị 2 lần),chị gái, em gái cũng buồn.Đến nay gia đình vẫn còn nhiều chuyện buồn xảy ra.
Ở nhà mẹ con hiện đang thờ Tứ Phủ gì đó con cũng không rõ lắm, nhưng chúng con khuyên mẹ nên xây một gian nhỏ để thờ Phật, mẹ con cũng đã đồng ý và sẽ gửi bát nhang thờ Tứ phủ về đền của làng.(Mẹ con cũng hay lên chùa vào ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, cũng hay đi tụng kinh cầu siêu cho các gia đình có người mới mất nhưng chùa nơi mẹ con ở lúc có nhà sư, lúc lại không, chủ yếu là các cụ tự tổ chức và chưa có người nào thờ Phật tại nhà nên lúc đầu mẹ cũng sợ).
Nay con xin hỏi,Chúng con làm như vậy có đúng không, con nên khuyên mẹ thờ Phật gì tại nhà? Con có ý định khuyên mẹ con nên thờ Tam thế phật có được không ạ? Và như vậy thì mẹ con nên tụng những kinh gì ạ?
Con mong mỏi xin được chỉ giáo.(Xin hồi âm vào Email của con ạ:[email protected])
Xin hoan hỷ chỉ giáo giúp con nên khuyên mẹ thờ tượng/tranh Đức Phật nào?
A Di Đà Phật
Bạn thờ tây phương tam thánh đi,đó là Phật A Di Đà,Đại Thế Chí Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát
-Tụng kinh thì chọn kinh A Di Đà hoặc kinh Vô Lượng Thọ
Tại sao lại như vậy,bạn hãy bỏ thời gian ra hai tiếng để xem hai clip này
https://www.youtube.com/watch?v=mcAJUvT0uNQ&index=3&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt
https://www.youtube.com/watch?v=WV-2YqBBjYM&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=1
Bỏ thêm 30 phút để đọc thêm hai bài sau
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoZDllVTVORXlvQzA/view?usp=sharing
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxT0hrZ0gtVzhLRVU/view?usp=sharing
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn ạ.
Nam mô A di Đà Phật , Cúc thân! như lời khuyên trên bạn làm được thì rất tốt, còn thấy chưa tiện thì tùy theo duyên của mẹ bạn, và phương tiện phòng thờ trong gia đình thế nào cho thích nghi nữa, nếu nếu mẹ bạn thích bồ Tát Quan Thế Âm thì thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm theo truyền thống, rồi treo thêm hình đức Phật A Di ĐÀ nếu bạn và mẹ có duyên và phất nguyện niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà . kính chào bạn làm được việc hiếu đạo trong lòng hoan hỷ.