Khi tôi còn làm học sinh cầu học với lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, tôi đã đọc “Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao” do Pháp sư Từ Vân Quán Đảnh làm vào thời Càn Long tiền Thanh. Ở phía sau của “Sớ Sao”, Ngài nêu ra niệm Phật có một trăm loại quả báo khác nhau, quả báo thứ nhất là đọa A Tỳ Địa Ngục, quả báo sau cùng là thượng phẩm thượng sanh. Tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc, một ngày từ sớm đến tối niệm A Di Đà Phật, vì sao niệm đi đến A Tỳ Địa Ngục? Tôi đặc biệt thỉnh giáo với lão sư Lý, tôi có nghi vấn đối với việc này: “Niệm Phật có không tốt cũng không đến nỗi đọa A Tỳ Địa Ngục”. Lão sư Lý nghe tôi nêu ra vấn đề này, thầy nói: “Nghi vấn này là vấn đề lớn, tôi không nói với một mình ông. Khi giảng Kinh sẽ nêu ra giảng giải cùng mọi người”.
Vì sao niệm Phật lại đi đến A Tỳ Địa Ngục? Ý niệm tự tư tự lợi quá nặng, tuy là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, nhưng mỗi niệm không buông xả tự tư tự lợi, ngay trong cuộc sống thường ngày vẫn là tranh danh đoạt lợi với người. Thì ra là như vậy! Tuy là miệng niệm Di Đà, nhưng danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn, phải quấy nhân ngã trong lòng không có thứ nào buông xả, vậy đương nhiên là đọa A Tỳ Địa Ngục rồi, không có lời gì để nói.
Chúng ta từ ngay chỗ này có được sự khải thị rất lớn, sau đó mới biết được niệm Phật không phải chỉ có miệng niệm, chỉ có miệng niệm thì không hữu dụng. Chẳng trách người xưa thường nói: “Miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công”. Niệm Phật phải niệm thế nào? Nghĩ tưởng xem ý nghĩa của “niệm” là gì? Văn tự Trung Quốc chúng ta là phù hiệu của trí tuệ, chữ “niệm” bên trên là chữ “kim”, phía dưới là chữ “tâm”. Thì ra ý nghĩa của chữ “niệm” là tâm của hiện tại, trên tâm hiện tại có Phật thì gọi là niệm Phật. Không nhất định là miệng niệm, mà trong tâm phải thật có Phật. Nếu trong tâm không có Phật, chỉ trên miệng có Phật thì không hữu dụng, nhất định trong tâm phải có Phật. Trong tâm có A Di Đà Phật rồi, ý nghĩa của A Di Đà Phật là gì? Nếu như chỉ niệm một câu Phật hiệu này mà không hiểu ý nghĩa thì không thể tương ưng.
Cũng có lẽ các vị hỏi, có rất nhiều người không có văn hóa, người không có nhận qua giáo dục, cũng không có nghe Kinh, Phật lý, thế gian lý họ đều không hiểu thứ gì, thế nhưng niệm Phật không được bao lâu thì họ chân thật vãng sanh, Phật tiếp dẫn họ đi rồi, việc này là thế nào vậy? Tỉ mỉ đi quán sát họ, thì ra ý nghĩa hàm chứa trong câu “A Di Đà Phật”, họ thảy đều làm được rồi, cho nên họ có thể vãng sanh. Họ không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, không có tự tư tự lợi, không có phải quấy nhân ngã, không có tham-sân-si-mạn, đối nhân xử thế tiếp vật là một mảng từ bi. Việc này tuy là họ chưa học qua, thế nhưng họ khởi tâm động niệm liền tương ưng với Phật.
Nếu bạn không tin tưởng, Singapore có một vị cư sĩ Hứa Triết, bà không hề nghe qua Phật pháp, cũng không có đi học, đến bốn năm mươi tuổi bà mới ra sức dụng công, đến khắp nơi thỉnh giáo với người, như vậy mới có thể đọc sách, chưa hề tiếp xúc qua Phật giáo. Cả đời bà, khởi tâm động niệm, đời sống, hành vi nhà Phật đã nói, bà thảy đều làm được. Hơn một năm gần đây, bà mới xem đến sách Phật. Bà xem được rất hoan hỉ, bà vẫn ngày ngày đang đọc.Tôi đến thăm hỏi bà.Bà hỏi tôi:“Con có thể làm đệ tử Phật hay không?”.Tôi nói: “Bà là đệ tử Phật tiêu chuẩn”. Năm giới mười thiện, nếu cho điểm số thì bà đáng được điểm mười, không có chút kém khuyết nào. Cho nên, bà phát tâm xin đến quy y, tôi không chỉ đem chứng nhận quy y đưa cho bà, ngay chứng nhận ngũ giới cũng đưa cho bà, vì bà làm viên mãn rồi. Tuy trong miệng bà không có niệm A Di Đà Phật, thế nhưng trong tâm của bà toàn là A Di Đà Phật. Bà một đời ăn trường chay, cả đời không hề tức giận, cả đời không hề oán giận một người nào. Bạn xem, bà không phải Bồ Tát thì là ai?
Khuyết điểm lớn nhất của chúng ta ngày nay là ngày ngày xem thấy lỗi lầm của người khác, ngày ngày thấy khuyết điểm của người, người khác không có cũng đem họ nghĩ ra thành có. Oan uổng cho người! Đây là chính mình đang tạo nghiệp. Người như vậy niệm Phật làm sao có thể vãng sanh?Đương nhiên là không thể vãng sanh. Cho nên lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam nói: “Đáng đọa lạc như thế nào vẫn phải đọa lạc như thế đó, đáng luân hồi như thế nào thì vẫn phải luân hồi như thế đó”. Cho nên, niệm Phật có đọa địa ngục, có đọa ngạ quỷ, có đọa súc sanh.Chúng ta phải hiểu được những đạo lý này, hiểu rõ chân tướng sự thật, phải nên tu học thế nào.Nghiệp chướng của chính chúng ta, nghiệp chướng lớn nhất như vừa rồi mới nói là tự tư tự lợi.Trong tự tư tự lợi, nghiêm trọng nhất là tâm tham.Từ trong tâm tham, nếu tham được rồi thì liền bỏn xẻn, còn tham không được thì liền sanh sân hận, đố kỵ.Do bởi đố kỵ, sân hận nên tạo tác vô lượng vô biên tội nghiệp.
Trích Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh giảng giải (tập 181)
Người giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Cho em hỏi là nếu mình cả 20 mấy tuổi đời k có 1 ng bạn thì là do nhân duyên quả báo gì nhỉ? vì nhiều ng từ nhỏ đi học cấp 1 đã có bạn thân chơi cho đến giờ này 20 mươi mấy năm vẫn còn là bạn , ko biết nhân duyên gì thì cũng biết đc là những ng này có duyên với nhau rồi .
nhưng nếu mình ko có bạn thì do nguyên nhân nào và làm sao khắc phục? và mình lâu lâu cứ thức trắng đêm 1 lần , ko thể nào ngủ đc , như vậy lâu lắm rồi, lâu lâu làm 1 đêm như vậy , có ai biết là vì sao ko .
A Di Đà Phật!
Chào bạn, tính ra chắc chúng mình cũng trạc tuổi nhau. Không biết “bạn” mà bạn muốn hỏi ở đây là bạn thân, bạn học hay bạn xã giao. Bởi môĩ người lại quan niệm theo 1 cách khác nhau mà.
Hôì chưa học Phật mình rất hay buồn khi không có nhiều bạn chơi cùng. Nhưng khi học Phật rôì mình thấy không có quá nhiều các mối quan hệ cũng là 1 việc tốt bạn ạ. Bạn sẽ không phải phiền não về nhiều vấn đề như: sao hôm nay bạn í không noí chuyện vs mình, bạn í giận mình à… Thế rôì bạn lại bị cuốn vào những câu hỏi như vậy khiến tâm trí không lúc nào được yên cả.
Vơí mình bạn bè cũng cần nhưng cũng không quan trọng đến nôĩ phải trăn trở nhiều giống bạn. Có khi bạn nghĩ nhiều về vấn đề này nên lâu lâu cứ thức trắng đêm 1 lần đó. Hầu như trong lòng có vướng mắc thì mơí hay bị mất ngủ hoặc khó ngủ bạn ạ.
Còn nếu bạn thực sự không có 1 người bạn nào thì có thể do tính cách của bạn không hợp vơí các bạn khác. Hoặc có thể người bạn mà bạn cần chưa đủ duyên để đến. Nhưng mình nghĩ là “tùy duyên thì tự tại, phan duyên thì phiền não”. Nên mọi việc cứ thuận theo tự nhiên bạn ạ. Có những chuyện trong đời mình có lo lắng hay thắc mắc ưu phiền cũng chẳng tìm được đáp án chính xác đó bạn.
Người bạn tốt nhất mà bạn cần giống như mình bây giờ là các bài Pháp trên đây hoặc lời dạy của Đức Phật bạn a. Đây là người bạn sẽ không bao giờ bỏ rơi bạn, luôn ở bên và đồng hành cùng bạn trên suốt quãng đường tu học.
Tình cờ đọc được câu hỏi của bạn trên đây có thể coi như chúng mình cũng có duyên đó. Nếu có gì khúc mắc, bạn cứ chia sẻ với mình. Trạc tuổi nên có khi dễ hiểu nhau bạn nhỉ?
Chúc bạn luôn gặp mọi điều bình an, thân tâm luôn thanh tịnh. Nêú khó ngủ bạn cứ niệm Phật thầm là ngủ được liền đó. Nêú mình noí có điều j làm bạn phận ý thì thông cảm cho mình nha, vì mình tuôỉ đời cũng còn trẻ mà 🙂
Chào bạn nhé!
cảm ơn bạn tâm đã khuyên. mình nhiều khi cũng buồn , vì cả 3 loại bạn mà bạn kể mình đều k có 1 ng.
mình sống theo kiểu đạo phật từ nào giờ, k có chơi xấu hay hại ai, mình biết đều này là do k có nhân duyên,
còn phần kia là vì mình rất ít nói khi gặp ng lạ, quen thân thì mình k ít nói, nhưng mới đầu thì mình ngại nói.
về phương diện ăn nói xã giao rất kém, k biết làm sao sữa. cái này là do tánh chứ đâu phải muốn sữa là sữa phải k nè.
nhiều ng từ nhỏ đã khéo ăn nói, còn mình thì k biết làm sao khắc phục điều này chứ đâu phải k muốn sữa.
k biết làm sao để phật gia hộ có nhiều bạn tốt nhỉ, hihi
A DI ĐÀ PHẬT! Liên hữu em có thời gian đi đạo tràng niệm Phật xem vừa được kết bạn vừa được chỉ dẫn tinh tấn tu tập niệm Phật giải thoát nữa.
Bạn quá giống mình. 21 tuổi mà ko có lấy 1 người bạn thân. Tính mình cũng ít nói, xả giao kém nhưng không mưu mô hay nói xấu, hãm hại ai cả. Ngày trước cũng có vài người bạn chơi được nhưng chắc do mình ko giỏi giữ gìn mối quan hệ nên cuối cùng cũng họ cũng ra đi hết. Cũng thường xuyên cảm thấy cô đơn và tủi thân nhưng đành tự an ủi chắc đây là nghiệp do nhiều đời nhiều kiếp trước mình đối xử không tốt với người khác hay sao đó mà kiếp này người ta không thích mình. Vì theo đạo lí nhà Phật thì chuyện gì cũng bị chi phối bởi luật nhân quả cả nên đành chấp nhận trả quả vậy.
A Di Đà Phật.
Ngân nói câu ‘ko giỏi giữ gìn mối quan hệ’ – chính xác là mình luôn đó ! mình k biết ăn nói, mặc dù tronng lòng có nhiều câu nói, nhiều chuyện cần nói lắm, nhưng đến lúc nch với ng ta thì lại điên lên k biết phải nói gì. Lúc 1 mình thì cảm thấy nhiều chuyện muốn nói với họ mà lúc găp thì k nói đc. mình tệ lắm, chắc k ai bị giống mình 🙁
Có mấy lần mấy nhỏ bạn gái thích mình lắm, biết mình mắc cỡ nên họ chủ động làm thân, mới ban đầu thì họ còn tìm cách nói nhiều ch , mình cũng đáp lại thân lắm, nhưng k lâu sau.. thì như ngân nói đó, do ko giỏi giữ gìn mối quan hệ .. nên họ k liên lạc nữa. Haiz, nhiều ng k bị như vậy thì họ nghĩ có bạn có khó gì đâu? Bởi vì họ k có cái ‘nghiệp’ giống mình và Ngân nên họ k hiểu mà còn chọc quê.
Thế bạn cũng giống mình, chỉ đi làm rồi về nhà k có bạn đi chơi phải k 🙁
Mong là bạn k bị giống như mình, chứ chuyện mình k phải chỉ vậy thôi đâu. Nó còn ảnh hưởng đến tình yêu nữa. Mình yêu xa cùng 1 ng nhưng vì tánh ít nói, k biết nói cách nào trao đổi với nhau mọi thứ như bao cặp yêu xa khác nên ảnh im lặng luôn…k liên lạc nữa. em nhớ ngta vô cùng, đau khổ trong lòng k chịu nổi vì mình vốn rất nội tâm, đau lòng vì biết k phải tại ng ta, mà ng giết mối quan hệ là chính mình.
Vì sao người niệm Phật thời gian vãng sanh sai biệt khác nhau? Có những người bị bệnh, niệm Phật 1 tháng, vài tuần, vài ngày, thậm chí vài câu là vãng sanh? Có người niệm cả đời mấy chục năm, trong khi có người niệm khoảng hai, ba năm là vãng sanh? Điều này do nguyện, mong muốn của họ với Phật A Di Đà, hay phụ thuộc vào công phu của họ?
Những người niệm vài năm được vãng sanh, khi đó họ đã thực sự hết thọ mạng, hay còn nhưng vì nguyện quá tha thiết nên dù chưa hết thọ mạng vẫn vãng sanh? (Họ ra đi không bệnh tật, an nhiên tự tại)
Cúi mong quý liên hữu giải đáp giúp.
Cảm ơn mọi người.
Tịnh Minh xin có một chút chia sẻ với bạn về các trường hợp Vãng Sanh:
Trong Kinh A Di Đà có dạy “chẳng có thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà dược sanh về cõi ấy” như vậy người niệm Phật phải đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên thì mới VS được. chắc chắn là như vậy chẳng có ai là ăn may cả, vì VS là quả của người tu hành niệm Phật mà muốn có quả báo này thì nhân, duyên phải hội đủ như cây đến ngày giờ mới kết trái được ví như bạn vừa gieo hạt lúa lại mong vài ngày nữa có bông lúa để gặt hái thì không thể, do vậy phải chịu khó chăm bón cho nó đến ngày tháng ắt sẽ trổ bông, nhân ở đây là ta gieo hạt và chăm bón, thời tiết là duyên, nở thành bông lúa là quả thiếu một cái cũng không được. Niệm Phật cũng vậy, cũng phải chấp trì huân tu hàng ngày lại được thầy tốt, bạn tốt chỉ bảo, khuyến tấn, hộ niệm công phu thành hục thì mới VS.
Về thời gian VS thì nhìn như là ĐỐN có nghĩa là tức thì, người ta chỉ niệm vài năm, vài tháng cho đến vài ngày vài tiếng đã được VS nhưng thực chất niệm Phật VS là TIỆM có nghĩa là đã phải có quá trình huân tu lâu dài, nhiều đời nhiều kiếp đến khi nhân duyên hội đủ người ta phát tâm dũng mãnh niệm Phật đạt được nhất tâm thì VS luôn. Chuyện VS đó là sự huân tu từ vô lượng kiếp đến nay do đó không thể nhìn một đời này mà có thể so sánh được; nhất định phải đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên như Kinh dạy thì mới VS được. Bản thân mình tự soi xét mình có đủ hay chưa thì ai cũng soi xét được, rất dễ, ấy là mình niệm Phật có tán loạn không, có vọng tưởng không nếu niệm 1000 tiếng Phật hiệu mà không có vọng tưởng nào nổi lên thì thiện căn cũng khá rồi; như hòa thượng Tịnh Không dạy người niệm Phật phải huân tu trong vòng 2-3 năm sao cho niệm Phật trong 03 giờ chỉ có vài vọng tưởng nổi lên thi mới là có công phu niệm Phật.
Những người niệm Phật vài ngày vài tháng … mà VS là họ có chủng tử niệm Phật sâu dày người ta đạt đến nhất tâm rất nhanh, tâm không xen tạp, không hoài nghi họ niệm Phật như vậy sao không sớm VS. Hòa thượng Tịnh KHông dạy chỉ cần chí thành niệm phật thì chỉ cần 03 năm là VS dù chưa hết thọ mạng, kém một chút thì pháp hỷ sung mãn còn nếu không thì lạc đường rồi, cần chấn chỉnh lại; như trong chuyện VS ta thấy hầu như người ta chỉ niệm Phật 03 năm là biết trước ngày giờ, tự tại VS mới hiểu lời Hòa thượng dạy là chân thật.
Còn chúng ta niệm Phật quá tán loạn, ngay cả TM cũng vậy, tán loạn vẫn hoàn tán loạn, thì phải gắng dụng công 5 năm 10 năm 20 năm không ngừng nghỉ thôi.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
“vãng sanh hay không là do tín nguyện, phẩm vị cao hay thấp là vì trì sâu hay cạn”. Ví như đứa con bị rơi xuống vựt, đang bị nước cuốn liền hoảng hốt mà gọi cha mẹ, cha mẹ nghe thấy liền gấp rút đến cứu; người đang bệnh hoạn thập tử nhất sinh cũng vậy, vì biết cái chết cận kề sợ tướng địa ngục mà chân thành thiết tha gọi Từ Phụ đến cứu, do đó họ không mất 3 năm mà chỉ là 3 tháng, 1 tháng, 1 tuần hay chỉ vài câu Phật. Chúng ta niệm Phật cả đời nhưng vừa niệm Phật vừa chạy theo tiền tài danh vọng… nên cái tâm nguyện không được tha thiết thì khó bề vãng sanh, chưa kể là chưa kịp vãng sanh thì thọ mạng đã hết phải theo nghiệp mà lâm chung (người nghiệp nhẹ thì chết thanh thản, nghiệp nặng thì chết bất đắc kỳ tử…), khiến cho bao người niệm Phật bị lung lay niềm tin vì cho rằng tại sao có người cả đời niệm Phật lại chết bất đắc kỳ tử.
Do vậy cái gọi là công phu phải dựa trên “sự lý viên dung”, người niệm Phật phải niệm cái tâm, cái tâm này là tâm chân thành, tha thiết, tâm này là tâm buông xả thế tục một lòng vãng sanh- đó là lý. Còn nói về sự, một người cho rằng mình đã tín nguyện đầy đủ nhưng suốt ngày không chịu niệm Phật, chỉ dựa vào lòng tin mà cho như vậy là đã đủ tư lương cho hành trình về Tây Phương thì sao gọi là tha thiết được? Người đầy đủ tín, nguyện, hạnh là người phải dùng cái tâm để ngày ngày không ngừng gọi tên cha. Nếu làm được như vậy thì “trăm người niệm Phật trăm người vãng sanh, ngàn người niệm Phật ngàn người vãng sanh”.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Được ‘thân người khó được’
Gặp ‘Bổn-Nguyện khó gặp’
Phát ‘đạo-tâm khó phát’
Lìa ‘luân-hồi khó lìa’
Sinh ‘Tịnh-Độ khó sinh’
Vui mừng không tả xiết!
Tin rằng ‘Tội tuy thập-ác, ngũ-nghịch cũng được vãng-sinh’ mà không phạm tội nhỏ. Kẻ ác còn được vãng-sinh, huống gì người lành.
Tin rằng ‘Niệm một lần hay mười lần vẫn được cứu’ mà niệm liên-tục suốt đời. Một niệm còn được vãng-sinh, huống gì nhiều niệm.
Đức Phật A-Di-Đà đã thành-tựu thệ-nguyện của Ngài, hiện đang ở cõi kia. Đến lúc lâm-chung chắc chắn Ngài sẽ lai-nghinh. Bổn-Sư Thích-Tôn cũng hoan-hỷ: ‘Tùy thuận lời Ta dạy, được lìa khỏi sinh-tử’. Mười phương Chư Phật cũng mừng vui: ‘Tin sự chứng-thành của chúng ta mà sinh về cõi Tịnh-Độ bất thối chuyển’.
Hoan-hỷ biết bao: Hiện đời được gặp Bổn-Nguyện của Đức A-Di-Đà.
Đi, đứng, nằm, ngồi đều xin báo-đáp ân-đức của Ngài. Lời dạy mười niệm càng để làm bằng cớ; Tất được vãng-sinh, tin lại càng tin!
(Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
PHẬT nói KINH PHÂN BIỆT THIỆN ÁC BÁO ỨNG thế này:
Lại nữa,do nghiệp gì mà bị quả báo cô đơn nghèo khổ?Có mười loại nghiệp.Mười loại ấy là gì?
1 luôn luôn trộm cướp
2 khuyên người khác trộm cướp
3 khen ngợi sự trộm cướp
4 tuỳ hỷ sự trộm cướp
5 huỷ báng cha mẹ
6 huỷ báng thánh hiền
7 làm chướng ngại người khác bố thi
8 ghanh ghét khi thấy danh lợi của kẻ khác
9 keo kiệt tiền của
10 khinh khi,huỷ báng TAM BẢO,muốn làm TAM BẢO thường đói khát
Do mười loại như vậy nên bị quả báo cô đơn nghèo khổ
Xét nghĩ bản thân mình phước mỏng nghiệp dày nên cũng không dám khuyên ai bảo ai.MÌNH thấy quyển KINH BỒ TÁT ĐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN KINH hợp với mình.vì ác nghiệp của mình lớn quá,mình.muốn xây nền móng từ đây .biết TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC đẹp đẽ trang nghiêm nhưng mình hổ thẹn lắm.trên đó toàn thượng thiện nhân mà mình có tinh tật đố,sân hận có điều ác nào mà mình không nghĩ đến đâu ,thế nên ….mình sẽ phát tâm đọc trong 10 năm.nếu không thể chuyển được tâm ý này thì mình sẽ tự chịu.cám ơn mọi người.nhất là CHÚ HUỆ TỊNH.mọi người có khúc mắc gì thì đây là người thiện tri thức của các cô bác anh chị đấy.
Tất nhiên chú Huệ Tịnh là thiện tri thức,và trên trang ĐVCT này cũng còn nhiều vị thiện tri thức khác nữa.
A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh chỉ là người mong Phật tiếp độ mà niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT như các bạn đồng tu thôi, chứ không dám có tâm niệm là người thiện tri thức của các bạn (Phật Tánh Bình Đẳng). Thấy ai thiếu niềm tin có duyên thì Huệ Tịnh cố gắng chia sẻ đôi lời mong giúp người giải nghi, cùng nhau niệm Phật kiếp sau hội ngộ ở Tây Phương Cực Lạc mà thôi.
Chúc các bạn đồng tu niệm Phật niềm tin vững chắc, chí nguyện tâm thành, luôn luôn sống an lạc trong ánh sáng Bi Nguyện của Đức Phật A Di Đà.
(Pháp Nhiên Thượng Nhân)
“Quang-minh biến-chiếu,
Niệm-Phật chúng-sanh
Nhiếp-thu bất-xả”.
(Tạm dịch: Ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới. Thu nhiếp chẳng rời chúng sanh Niệm Phật).
Nam Mô A Di Đà Phật.
mình định chú nguyện thần chú dược sư vào nc cho mẹ.
theo mình biết thì chú nguyện là để chai nc đó rồi đọc thần chú nhu phật nói.
ngoài chuyện đó ra thì có ai biết cách tốt nhất nên phải làm sao k ạ?
em hãy tụng đọc kinh a dy đà quyển này không dày lắm và dễ đọc,mỗi buổi đọc hai ,ba lần trước ban thờ phật.nếu nhà không có ban thờ bồ tát em hãy nên chùa ngồi trước phật trang nghiêm mf đọc rồi hồi hướng công đức cho mẹ .ngoài ra em ơi, phải dốc lòng làm điều thiện,như giúp đỡ người nghèo,người già,lập công đức,thay đổi tính nết từ xấu thành tốt để co phúc mà hồi hướng công đức cho mẹ. có thể in kinh phật để tạo công đức,tất cả những việc em làm cũng làm cho tương lai của em vô cùng tốt đẹp.tôi là người bất hạnh trong quá khứ nhưng nay tôi đã hạnh phúc,chồng giỏi con ngoan,có tiền tỷ tất cả nhờ thực hiện nhũng điều vừa nói với em.hãy hồi hướng công đức cho mẹ như thế ,đừng quên nhắc mẹ niệm phật.chúc mẹ em qua khỏi và hạnh phúc
à, có ai biết ở SJ, cali ở đâu có thể gửi tiền để ấn tống kinh điển k ạ?
A Di Đà Phật
Con xin được hỏi. Con đọc một số bài viết có nói miệng niệm Phật nhưng tâm vọng tưởng hay hôn trầm thì càng nên niệm, nhưng một số bài nói miệng niệm khan cổ mà tâm tán loạn cũng khư không.
Con không hiểu ý, kính mong quý Thầy, các đạo hữu chia sẻ ạ
bạn tìm cuốnkinh đầu tiên là sám nguyện. khi đọclần 2,3,… tự nhiên tâm hồn được khai sáng và chuyển hóa.thậm chí cuộc sông bớt dần những nỗi khổ.hãy nghĩ kinh này,trú này mang đến cho ta hạnh phúc,thoát khổ nhất định bạn sẽ tĩnh tâm.bởi quả thật đời bạn sẽ cực kỳ tốt đẹp nếu bạn đến được đạo phật, bạn cầm chắc hạnh phúc trong tay rồi.lưu ý bạn phải thay đổi mình theo hướng<> nghĩa là: thương yêu chúng sinh,cố gắng đừng giết thịt các con vật,tha thứ cho những ai đã làm khổ mình vì nhờ có họ mình có được tâm từ bi nghĩa là,nói theo phật phâp:là không tham ,sân,si…bạn in kinh,giúp người ốm bệnh ,nghèo khổ,hãy thương họ như người thân…sau những việc làm đó bạn mới có duyên khởi là: niệm phật nhất tâm bất loạn,rồi những điều vô cùng tuyệt vời sẽ sảy đến bạn sẽ có tất cả mong muốn trong tầm tay.hãy vào f của tôi hỏi thêm nhé
A Di đà phật! Bạn cần hiểu rõ, niêm phật phải giu vững chánh niêm, tỉnh giác thì có bị vọng tưởng, tán loạn thì ngay Lúc đó phải nhận biết ngay để vẫn giữ vững tiếng niệm rành rõ, vẫn nhiếp tâm trong câu phật hiệu nên Cổ Đức có dạy ” chẳng sợ niêm khởi chỉ sợ giác chậm” nên niệm phật như tướng giữ thành k đc sơ suất nếu k giặc cướp vào là hỏng. Còn nếu vọng nổi lên mà miệng cứ thao thao addp nhưng tâm chạy tít mù theo vọng thì đương nhiên niệm khan cổ cũng chẳng tác dụng gì, vì niệm Phật là tâm niệm là chân tâm.
A di đà phật
Nam mô a di đà Phật
Xin các cô,chú,anh,chị hãy giúp đỡ và cho con lời khuyên phải làm sao giải quyết chuyện gia đình của con.
Chuyện là 2 vợ chồng người cô của con(ông ông này là chồng thứ 2,ở với chồng trước có 2 người con trai) vốn dĩ đang sống tại campuchia , trong 1 lần bị tai biến bà ta được con của bà ấy đưa về đây trị liệu. Lúc đó gia đình con cũng bình thường nhưng sống ngày qua ngày 2 vợ chồng bà ấy rất là ghét ba con vì nghe nói ba con có 1 chiếc xe mới (là do dì của con mua cho) rồi sau đó bà thấy vậy mới lôi chuyện cũ lúc trước ba con có qua bên campuchia sống 4 năm với 2 vợ chồng bà ấy, lúc đó vì ba con thiếu nợ nên phải trốn qua bên đó,(lúc đó bả rất tốt mỗi tháng bả cho ba con 100$ gửi về cho mẹ con lãnh để trả bớt cho người ta , gửi được 7 lần thì k cho nữa nên mẹ con phải gánh dùm số nợ của ba con ,lúc đó con cũng còn nhỏ nên k giúp gì được.Rồi đến 1 lúc mẹ con cũng k gánh được cũng phải trốn nên mẹ mới gửi con qua nhà ngoại nuôi,cho đến lúc ba con về nên mới rước mẹ con về luôn, nhưng mẹ con trốn trên lầu đến bây giờ. Cho đến lúc 2 vợ chồng bà ta về thì bắt đầu ganh ghét vụ xe). Rồi sau đó cứ kiếm chuyện gây lộn quài mà mình nhịn thì 2 người đó càng tiến tới ,ngay cả bà nội con mở miệng ra nói cũng quát luôn bà nội con luôn. Rồi người cô con mới hỏi bà nội con là chiếc xe mua bao nhiêu ,bà nội con k có nói thiệt chỉ nói là “16triệu thôi của dì nó mua cho cháu nó” 2 vợ chồng bả mới suy đoán là lúc trước bả cho ba con mượn gửi về trả cho người ta mà mẹ con k trả giữ tiền đó đến giờ ,bây giờ bù thêm chút xíu mua xe mà k chịu trả nợ ,giờ 2 vợ chồng họ bán cái qua là mẹ con thiếu họ 800$ cứ la lối kiếm chuyện cho mẹ con xuống để người ta biết ở nhà mà tới đòi. Tưởng chuyện im xuôi hôm nay con bả nhờ bà hàng xóm mua dùm 2 bịt cá basa ,rồi bà kia đưa cho đứa cháu đem qua cho nội con ,nội con mới đem lên lầu( vì ăn riêng nên bà nội con mới đem lên lầu) lát sau bà kia mới nói với họ là có đưa 2 bịch cá ,họ nghe như vậy tức tốc chạy về nhà hỏi bà nội con là cá đâu “tui nhờ người ta mua dùm tui 1 bịch cá 1 bịch thịt bây giờ bà đem đi đâu, trả lại cho tui(trong khi đó là do con trai thứ 2 của bả mua lận).Vì khi sinh 2 người con trai ra là bỏ cho nội con nuôi tới giờ nên 2 đứa k có tình cảm với lại bả rất hồ đồ.Sau đó mẹ con nghe như vậy mới kiu e con xuống nói cho rõ ràng thì bả nói là có nhờ bà kia mua dùm thịt giờ trả thịt lại cho bả, e con với nội mới nói là ở đâu có thịt , bả quê quá mới lôi chuyện 800$ ra đòi mẹ con, chồng bả còn rủ mẹ con xuống đánh lộn, sau đó con mới gọi cho con trai lớn của bả xuống giải quyết. Khi mà anh con về rồi thì 2 người im , bỏ đi chỗ khác sợ a con la. Mấy lần rồi , lần nào cũng vậy nên con k biết kiếm ai cho con lời khuyên nữa.Bởi vì khi a con về nhà thì con muốn lúc đối mặt nói chuyện với nhau phải nói làm sao cho đúng sự thật,để họ hết đường chối cãi (bởi vì 2 vợ chồng họ miệng lưỡi k xương , lươn lẹo rất là ghê gớm).Các vị có biết lúc vừa gây lộn xong con bỏ đi lên lầu nghe nội con kể lại là chồng bà ta đã lấy nhang đứng giữa trời khấn vái nguyền rủa gia đình con. Lúc gây lộn họ k hề nói lí lẽ chỉ quát cho thật lớn để áp đảo tinh thần bọn con thôi.Ba con nói lúc ở bên campuchia bọn họ chuyên làm chuyện thất đức , gài ba con tuồn hàng dùm cho chồng bả bán lấy tiền,còn bị bắt thì ba con lãnh hên là ba con k có làm , rồi lúc trẻ thì phá thai vô số , bây giờ k biết có phải là quả báo của bả k. Bây giờ con muốn xin các vị cho con lời khuyên phải giải quyết chuyện này ra sao , và tụng kinh gì để họ mau chóng rời khỏi gia đình con,đừng quấn lấy gia đình con nữa,vì con biết họ là oan gia trái chủ của gia đình con. Đôi lúc con nghĩ muốn làm ać với họ nhưng mà k làm được, con cũng có biết Phật pháp nên k thể ra tay,nhưng nghĩ lại thấy cũng may là mình k làm nếu k là k quay đầu lại kịp.Bây giờ con phải làm thế nào đây ạ ?
1.Phải đối mặt giải quyết như thế nào để họ k thể chối cãi
2.Phải tụng kinh gì mới thoát khỏi họ và cầu cho cha mẹ con làm ăn được để có thể thoát khỏi cảnh nợ nần. Con xin cám ơn ạ . Xin các vị hãy trả lời cho con sớm nhất có thể bởi vì con đang chờ đợi câu khuyên giải của các vị. Xin Cảm ơn
Nam Mô A Di Đà Phật
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Muốn biết nhân đời trước
Xem sự hưởng đời nay
Muốn biết quả đời sau
Xem việc làm hiện tại
Mình chỉ tìm tòi.mình đọc KINH ĐỊA TẠNG.liệu CHI CHI có tin điều ấy?
ôi chẳng biết thế nào mà lần nữa, luc thì có bài viết mặc kệ tâm tán loạn tâm tham, sân, si, mặc kệ vọng tâm cứ chân thật niệm phật, sẽ có sự gia trì phật lực. lại có bài viết như thế này. a di đà phật mặc kệ địa ngục có tâm niệm phật, có tâm tin phật là tốt lắm rồi. thời này có mấy ai niệm mấy ai tin. xuống địa ngục hay vãng sanh sau này sẽ rõ, đọc nhiều phật pháp lại càng loạn tâm
A Di Đà Phật
Chào bạn.Mình góp ý thế này
Bạn nghe Phật Pháp thì phải để ý đến đối tượng nghe giảng là ai,hoàn cảnh nghe giảng.Bởi vì cùng 1 vấn đề có mức sâu và cạn.Đối với loài người thì giảng như thế này,đối với a la hán thì giảng như thế này,đối với bồ tát thì giảng như thế này.Đối tượng hoàn cảnh khác nhau thì ít nhiều khác nhau là điều dễ hiểu.
1.So sánh người ác không tin Nhân quả và người học Phật không tin Nhân quả
– Người ác không tin Nhân quả gặp quả báo ác sẽ là bài học cảnh tỉnh cho nhiều người khác tin Nhân quả
-Người học Phật,đặc biệt là người hiền lành nhưng do ác nghiệp đời trước mà gặp nhiều chuyện không hay,cuối cùng nhẫn ko được,trở lại bài xích Nhân quả.Điều này khiến cho nhiều người mới học Phật và người đời không muốn tin Nhân quả,không muốn học Phật nữa.
Rốt cục ai nhận quả báo nặng hơn,bạn hãy tự trả lời.
2.Người niệm Phật và người ko niệm Phật.
-Người không niệm Phật mà tham lam thì tất nhiên họ vẫn nhất quả báo ác và họ sẽ cảnh tỉnh được nhiều người khác.
-Người niệm Phật mà Ý niệm tự tư tự lợi quá nặng, tuy là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, nhưng mỗi niệm không buông xả tự tư tự lợi, ngay trong cuộc sống thường ngày vẫn là tranh danh đoạt lợi với người, danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn, phải quấy nhân ngã trong lòng không có thứ nào buông xả.Người khác nhìn người niệm Phật như thế này thì họ sẽ coi thường Phật Pháp,họ sẽ không niệm Phật nữa,làm cho nhiều người đánh mất hạt giống Phật
– Rốt cục ai nhận quả báo nặng hơn,bạn hãy tự trả lời
3. “ Mặc kệ vọng tâm cứ chân thật niệm phật, sẽ có sự gia trì phật lực”
– Mặc kệ tức là khi bạn niệm Phật,các vọng tâm cứ sanh khởi,thì bạn không để ý vào vọng niệm,cứ tập trung vào câu Phật hiệu,vọng tự đến rồi tự đi,vọng tự sanh rồi tự diệt chỉ có câu Phật hiệu là vẫn còn.Mặc kệ như vậy thì rất tốt.
-Mặc kệ không phải là bạn niệm Phật nhưng trong đời sống thì vẫn là tranh danh đoạt lợi với người, danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn, phải quấy nhân ngã trong lòng không có thứ nào buông xả.Mặc kệ như vậy thì ko được.
4.Vài lời chia sẻ,dù sao cũng chia vui với bạn vì bạn đã biết đến và tìm hiểu pháp môn này.
A Di Đà Phật
không đọc nhiều kinh sách khi mới đến với phật.bạn nhất thiết phải thay đỏi mình:khong đố kị,yêu thương mọi người thật sự ,giúp đỡ người nghèo,người ốm,không nổi những cơn thịnh nộ..rất nhiều điều phải nói khi ta tu phật .nhưng gọn lại bạn hãy trì 5 giới:không trộm cắp’không tà dâm,không uống rươu. không thêu dệt làm hại người,và hãy nhẫn nhục khi người mắng chửi vì kiếp trước mình nợ họ,hơn nữa khi nhẫn nhục bạn sẽ dược phúc vì bạn đã tha thứ cho người vô phúc kia.vào xem thày thích giác nhàn đi bạn
Theo con thấy người niệm Phật bây giờ vô vàn vô số người niệm nhưng để niệm Phật làm sao mà hiện tại trong tâm có Phật A Di Đà quả là một điều không dễ dàng nếu như ở trong mọi hoàn cảnh thuận duyên hay nghịch duyên.Nhưng con nghĩ ở trong thời đại hiện nay hoàn cảnh bị chi phối bởi tiền bạc,danh văn lợi dưỡng đã trói buộc tâm mọi người quay trở lại luân hồi sanh tử lúc nào không hay giống như lạc vào thì dễ nhưng ra thì thiệt là khó bởi vì trong tâm của mình toàn là tiền tài,ngũ dục lục trần,nếu mà có thể chuyển cái tâm ấy thành A Di đà Phật thì thiệt là khó ,nhưng con cứ tưởng mọi thứ sẽ bế tắc không còn phương pháp nào hiệu quả có thể chiến thắng được chính cái tâm vọng động,cái ta của bản thân mình quá cố chấp,cứng đầu khó mà lay chuyển nổi,nhưng may thay con tình cờ học được phương pháp niệm Phật của hòa thượng Tịnh Không phương pháp này quả thật hữu hiệu niệm Phật không cần niệm ra tiếng chỉ cần niệm Phật mà tâm thật sự có Phật Hòa thượng Tịnh Không nói tôi nhìn thấy cái bàn này là A Di Đà Phật,nhìn thấy mọi người cũng đều là A Di Đà Phật,nhìn thấy cây cối trong vườn cũng là A Di Đà Phật,con thấy phương pháp này rất hay và hiệu quả mau lẹ con thử làm theo và xem thử nó có hiệu quả hay không,kết quả thực hành trong vài tuần tự nhiên con thấy người mà có oán thù hay xích mích,ganh ghét đố kị với con,tự nhiên tâm con vẫn tự niệm A Di Đà Phật mà lúc đó con thấy họ giống như là A Di Đà Phật đang hiện thân chứ không phải là người có oán thù hay bất hòa với con nữa,không những nhìn thấy người biến thành A Di Đà Phật mà con còn thấy cây cối bên vệ đường,bàn,ghế,tủ lạnh hoặc ti vi cũng biến thành A Di Đà Phật giống như bức ảnh Phật Di Đà trong tranh ở chùa,con cảm tưởng như A Di Đà Phật hiện thân khắp nơi ngài biến hóa thành mọi thứ để tuyên dương giáo pháp hoắc khuyến tấn tu hành cho con vậy,điều lạ lùng hơn nữa từ khi thực hành theo phương pháp niệm Phật không cần niệm ra tiếng này thì người có oán thù hay ganh ghét đố kỵ con họ không tỏ vẻ gây sự hoặc tỏ vẻ không thân thiện mà lạ lùng ở chỗ họ nói chuyện với con như một người bạn ,con nhìn vào cặp mắt họ không thấy lộ vẻ hung dữ hoặc bực bội mà là ánh mắt kính trọng lạ thường giống như con với họ đã không còn bất đồng,oán giận nào nữa,không những thế dạo này họ đối xử với con rất thân thiện thật khác xa so với trước khi con chưa thực hành phương pháp này.Quả thiệt pháp môn niệm Phật nếu thực hành đúng phương pháp thì lợi ích đem lại quá sức tưởng tượng của con kết quả thu được rất là tuyệt vời,cảm ứng thì cũng rất là tuyệt.
Tuyệt!!!
Không còn từ nào khác hơn. Mình đã đọc biết phương pháp này đã lâu rồi nhưng lại không chịu áp dụng. Phải thực hành ngay từ ngày hôm nay, ngay từ giờ phút này!
Ngàn lần cảm ơn Quý Đạo Hữu!
A Di Đà Phật
Trước hết mình xin cảm ơn bạn Nguyên. Mình cũng tin vào những điều hiện tại là do oan gia trái chủ của gia đình mình. Mình cũng muốn tụng Kinh Địa Tạng nhưng mình k có quyển kinh đó, với lại phạm vi hiện giờ của gia đình mình chỉ ở trên lầu thôi và phía ngoài phòng có để bàn ăn cơm hướng ngoài cửa sổ, nhưng bên hong là cái toilet vậy mình có thể ngồi đó tụng niệm được hay k. Với lại cho mình hỏi hiện tại mẹ mình muốn in kinh ấn tống vậy mình có cần cúng gì k. Xin Cảm ơn .
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Bạn thử vào trang http://antongkinhsach.com/ ,bên đó họ tặng kinh miễn phí thì phải.
Nếu không bản tải file pdf này về rồi in ra mà tụng
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoMG5ndkNOM2ZqMU0/view?usp=sharing
Kinh Địa Tạng thì khá dài,nếu thời gian không có nhiều,bạn có thể tụng kinh A Di Đà.Bộ kinh này rất ngắn chỉ có mấy trang,dễ tụng,dễ nhớ,công đức lại vô biên
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoc21zS3ZhOENFalk/view?usp=sharing
Bạn có thể đóng cái cửa toilet lại,mở các cửa sổ trong nhà cho thoáng,rồi tụng kinh,được hết ấy mà,điều kiện có thế vậy thì phải chấp nhận thôi.
Chịu khó tụng kinh,bố thí,phóng sanh theo sức của mình thì lâu dần mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi.
Muốn bố thí như thế nào cho tốt thì có thể đọc tại đây
https://drive.google.com/file/d/0B3gzAB5z0zSxT0hrZ0gtVzhLRVU/view?usp=sharing
Để cho việc tụng kinh được tốt,bạn có thể đọc thêm tại đây
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoZDllVTVORXlvQzA/view?usp=sharing
A Di Đà Phật
Liên hữu Hãy niệm A Di Đà Phật cho em hỏi: kinh”Phật thuyết(nói) kinh A Di Đà” có phải là kinh A Di Đà ko ạ ?
Em nghe có ng nói ko nên đọc tụng kinh “Phật thuyết kinh A DI ĐÀ” ở nhà. Tại sao lại thế? Có tin đc ko?
Ý kiến liên hữu thế nào ạ ?
Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
-Về Tịnh Độ kinh có hai bộ kinh nổi bật là kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ.Về nghĩa lý tông thú hai kinh này được coi là một.
Kinh A Di Đà được gọi là tiểu bổn của kinh Vô Lượng Thọ,được ví như là bản ngắn của kinh Vô Lượng Thọ.Kinh này ngắn gọn,thích hợp với những người có ít thời gian và không thích tụng những bản nhiều chữ.Tuy ít chữ nhưng công đức thì vô lượng vô biên.
Kinh Vô Lượng Thọ được gọi là đại bổn của kinh A Di Đà,kinh nói thêm về 48 đại nguyện của Phật A Di Đà khi còn ở nhân địa.
Sở dĩ Phật thuyết hai bộ kinh tiểu bổn và đại bổn là để đáp ứng mọi căn cơ của chúng sanh,có người thích tụng bản ngắn,có người thích tụng bản dài.Tụng bản nào cũng được miễn là bạn chuyên tâm
-Thông thường khi Phật thuyết kinh thì phải có người hỏi thì Phật mới nói.Nhưng hai bộ kinh A Di Đà và kinh Vô Lượng Thọ thì Phật chủ động nói,tức là không có người hỏi mà Phật tự nói.Cho nên trước hai bộ kinh này thường có thêm hai chữ là Phật thuyết.
Kinh A Di Đà và Phật thuyết kinh A Di Đà là một
Kinh Vô Lượng Thọ và Phật thuyết kinh Vô Lượng Thọ là một
Tuy nhiên bạn cứ mở xem nội dung trong kinh như thế nào,nếu giống nhau thì là một bộ.
Về việc tụng kinh thì cũng có nhiều mục đích,có người để cầu an,có người để cầu siêu,…tùy từng mục đích mà có thể có những hình thức khác nhau.Tuy nhiên,bạn là người tu tịnh độ,tụng kinh là để nguyện vãng sanh cực lạc.Cho nên bạn tụng ở nhà cũng được.Điều quan trọng là bạn phải có tâm nhẫn nại,tin tưởng tụng từ ngày này qua ngày khác,từ năm này qua năm khác.Tâm nhẫn nại,tin tưởng sau này sẽ có đại phước báo
-Xin trích lời khai thị hòa thượng Tịnh Không.
Quý vị phải hiểu: Làm Phật sự chẳng phải là tụng kinh siêu độ người chết. Những Phật sự được nói trong kinh điển trước kia không nhằm chỉ điều này. Phật sự là dạy học, giảng kinh, thuyết pháp, hướng dẫn đại chúng tu hành, đó là “làm Phật sự”. Chúng ta niệm Phật, tham Thiền, đều là “làm Phật sự”. Phật sự là chuyện giác ngộ. Trong thế gian, Phật pháp nhằm độ người, chứ không phải độ quỷ. Trong ngạ quỷ đạo có Phật pháp dành riêng cho ngạ quỷ đạo. Những Phật sự trong nhà Phật đến đời Đường biến thành độ quỷ, độ vong hồn. Trong quá khứ, pháp sư Đạo An đã bảo chúng tôi:
“Những chuyện siêu độ là từ sau loạn An Sử (An Lộc Sơn) đời Đường, tức là thời Đường Minh Hoàng. Khi ấy, quốc gia loạn lạc rất dữ dội, An Lộc Sơn làm phản, đại công thần nhà Đường là Quách Tử Nghi bình định loạn ấy xong, trong cả nước quân dân tử thương rất nhiều. Do vậy, triều đình lập một ngôi chùa tại mỗi chỗ chiến trường, đặt tên là Khai Nguyên Tự, thỉnh những vị cao tăng cử hành nghi thức truy điệu, tụng kinh, siêu độ. Chánh phủ làm như thế, dân chúng ai nấy bắt chước, khi người già trong nhà qua đời đều thỉnh pháp sư siêu độ. Phật môn lấy dạy học làm chủ, siêu độ là chuyện kèm theo. Hiện thời, chuyện kèm theo biến thành chánh yếu, dạy học trở thành không còn nữa, khách ồn ào đoạt ngôi vị của chủ! Phật giáo hiện thời gọi siêu độ vong hồn là Phật sự, có hỏng bét hay không? Ý nghĩa gốc của hai chữ Phật sự đã bị biến chất. Trước thời Đường không có! Trong tự viện lo phiên dịch kinh điển, giảng kinh, thuyết pháp, không có chuyện siêu độ, cũng không có chuyện thờ bài vị người chết. Cuối thời Đường, Tống trởđi, dần dần mới có những chuyện này. Chúng ta học Phật, nhất định phải nhận thức bổn lai diện mục của Phật giáo. Bổn lai diện mục của Phật giáo quyết định không mê tín, mà là giảng cho quý vị Chân Đế về nhân sinh và vũ trụ.
Vài lời chia sẻ.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
“Em nghe có ng nói ko nên đọc tụng kinh “Phật thuyết kinh A DI ĐÀ” ở nhà. Tại sao lại thế? Có tin đc ko?”
Nếu không nên đọc tụng kinh “Phật thuyết kinh A DI ĐÀ” ở nhà thì thử hỏi tụng kinh nào mới nên được? Toàn là những lời nói mê tín gây mâu thuẩn khiến kinh điển tiêu diệt chứ không có gì lạ đâu.
Lòng tin của bạn vững chắc, thì có ai có thể làm tâm bạn lay động để di thắc mắc như thế? Nếu cho rằng tụng kinh Di Đà đa phần thường dùng để tụng cầu siêu cho người chết thành ra cho nên rất kỵ tụng ở nhà phải không? Không tụng kinh Di Đà ở nhà là sẽ không chết à? Sợ chết mà nói ra lời đó tụng kinh nào cũng vậy thôi bạn, Phật nào cứu độ? 🙂
Người Phật tử có lòng tin chân chánh không bao giờ dám nói ra những lời như vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chân thành cảm ơn liên hữu Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT và liên hữu Huệ Tịnh ạ!
Có gì khúc mắc đệ lại lên đây hỏi các liên hữu tiếp.
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Trang niemphat.com có kinh đó.có đọc audio mà.cắm tai nghe cũng tốt
Trích KINH ĐỊA TẠNG BỔN NGUYỆN
Trong đời sau ,người thiện nam cùng thiện nữ nào thấy hình tượng của NGÀI ĐỊA TẠNG BỒ TÁT và nghe kinh này,cho đến đọc tụng,dùng hương hoa,đồ ăn món uống,y phục,vật báu mà bố thí cúng dường ngợi khen chiêm lễ thời kẻ ấ y được hai mươi tám điều lợi ích như sau đây:
1 Các hàng trời, rồng thường hộ niệm
2 Quả lành càng ngày càng thêm lớn
3 Chứa nhóm nhân vô thượng của thánh
4 Mãi không còn thối thất đạo bồ đề.
5 Đồ mặc món ăn dồi dào đầy đủ
6 Những bệnh tật không đến nơi thân.
7 Khỏi những tai nạn về lửa và nước.
8 Không có bị hại vì trộm cướp.
9 Người khác thấy đến sinh lòng cung kính.
10 Các hàng QUỶ THẦN theo hộ trì.
11 Đời sau thân gái sẽ chuyển thành thân trai.
12 Đời sau sẽ làm con gái các hàng vương giả đại thần.
13 thân tướng xinh đẹp.
14 Phần nhiều được sinh về cõi trời.
15 Hoặc làm bậc vua chúa.
16 Có trí sáng biết rõ việc trong những đời trước.
17 Có mong cầu chi cũng đều được toại ý.
18 Quyến thuộc an vui.
19 Các tai vạ bất ngờ đều dứt sạch.
20 Các nghiệp về ác đạo đều trừ hẳn .
21 Đi đến đâu đều không bị sự trở ngại.
22 Đêm nằm chiêm bao an ổn vui vẻ.
23 Những người thân tộc đã chết nếu có tội thời được khỏi khổ.
24 Nếu về đời trước có phước thời được thọ sinh về cõi vui sướng.
25 Các bậc thánh ngợi khen.
26 Căn tính lanh lợi thông minh.
27 Giàu lòng từ mẫn.
28 Rốt ráo thành PHẬT.
Trong nhà mình còn 1 quyển nếu bạn nghĩ lại thì xin gửi tặn .sdt của mình 01698317498
Trước hết mình xin cảm ơn bạn và mọi người giải thích cho mình tận tình. Nhưng mình k có bàn PHẬT , k lẽ mình ngồi tụng trên bàn ăn cơm luôn hay sao ạ , mong bạn giải thích dùm mình. Xin cảm ơn. A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Thân Phật sung mãn khắp pháp giới
Hiện trước khắp tất cả trước chúng sanh
Tùy duyên cảm ứng khắp hết thảy
Mà luôn ở tòa bồ đề này
Như có quyển sách lớn
Lượng bằng đại thiên thế giới
Ở trong một vi trần
Tất cả trần cũng vậy
Có một người thông minh
Mắt sáng thấy rõ suốt
Phá trần đem sách ra
Lợi ích khắp chúng sanh
Phật trí cũng như vậy
Ở khắp tâm chúng sanh
Vì vọng tưởng buộc ràng
Chẳng hay cũng chẳng biết
Phật có ở khắp mọi nơi nhưng lại vẫn luôn trụ ở trong tâm bạn.Nếu Phật chỉ có ở trên bàn thờ,vậy khi đi ra chỗ khác không thấy bàn thờ thì Phật cũng mất luôn sao.Nghi thức hình tướng trang trọng là tốt nhưng nếu cứ đòi hỏi quá hoàn cảnh của mình hiện tại thì không nên.
Bạn có thể đặt 1 tờ giấy sạch,có điều kiện hơn thì mua tấm gỗ sạch thơm,hoặc 1 cái kệ đặt sách nhỏ,đặt nó lên trên bàn ăn,rồi đặt kinh lên trên
Hoặc có điều kiện hơn thì mua hẳn cái bàn gấp nhỏ,khi tụng kinh mở bàn ra,tụng xong rồi thì gấp bàn lại cho gọn
Tu hành thì phải biết uyển chuyển khéo léo,có người thích tụng kinh,lại có người thích niệm Phật.Tụng kinh nhiều mà cảm thấy đơn điệu thì lại chuyển sang niệm Phật.Niệm Phật mà cảm thấy đơn điệu thì lại chuyển sang tụng kinh.Về hình thức thì niệm Phật là đơn giản,thuận tiện nhất,có thể đi,đứng,nằm,ngồi,niệm thầm hoặc niệm thành tiếng đều được.
-Mình xin trích 1 phần Niệm Phật Tông Yếu-Pháp Nhiên Thượng Nhân
12) Niệm Phật hoàn toàn không có hình thức. Chỉ cần biết rằng: “Hễ xưng Danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì được sinh sang cõi Cực Lạc ”, do đó chí tâm niệm Phật để cầu vãng sinh.
13) Niệm Phật lấy không hình thức làm hình thức. Chỉ biết rằng thường niệm Phật thì đến lúc lâm chung nhất định Phật lai nghinh mà vãng sinh sang cõi Cực Lạc.
17)Cứ tùy theo thiên tính mà niệm Phật. Người trí thì lấy trí mà niệm Phật vãng sinh. Người ngu thì dùng ngu mà niệm Phật vãng sinh. Có đạo tâm cũng niệm Phật vãng sinh. Không đạo tâm cũng niệm Phật vãng sinh. Người có tà kiến cũng niệm Phật vãng sinh.
58) Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.
Sống một mình không Niệm Phật được thì ở chung mà Niệm Phật. Sống chung không Niệm Phật được thì ở một mình mà Niệm Phật. Tại gia mà không Niệm Phật được thì xuất gia mà Niệm Phật. Xuất gia mà không Niệm Phật được thì tại gia mà Niệm Phật. Sống giữa đời không Niệm Phật được thì trốn đời mà Niệm Phật. Trốn đời không Niệm Phật được thì sống giữa đời mà Niệm Phật.
A Di Đà Phật
Dạ con đã hiểu và xin cảm ơn các anh chị rất nhiều vì đã hoan hỉ giải thích cho con hiểu. Xin cảm ơn
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Các anh,chị ơi xin giải thích dùm e việc này. Hôm nay nghe bà nội e nói chồng của người cô e mấy hay đem trứng gà luộc đem cúng trên Quan Âm Bồ Tát, không biết là có sử dụng bùa,ngãi gì k ? Bởi vì ông này là người bên Campuchia nên e cũng hơi sợ, e thấy lúc này cha e cứ bị nhức đầu gối liên miên cứ than đau nhức hoài nên cũng hơi lo,k phải e mê tính nhưng e chỉ muốn biết là ông ấy làm như vậy là có ý gì thôi ? Nếu phải như vậy thật thì giải bằng cách nào ạ ? Bởi vì nội e thường khuyên e đừng nên gây với ổng mắc công nó yếm nên e k biết phải làm sao ? Xin hãy hoan hỉ giúp e thêm lần nữa được k a ? E cảm ơn nhiều!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Niệm NAM MÔ DƯỢC SƯ PHẬT bạn à
Sao lại “đem trứng gà luộc đem cúng trên Quan Âm Bồ Tát”?
Tội lỗi, việc làm này không đúng chánh pháp, mong bạn xem lại.
Hãy chuyên tâm niệm A Di Đà Phật, hoặc trì Đại Bi Chú, chánh định vững vàng không ai có thể yếm bạn được.
A DI ĐÀ PHẬT!
Bạn Chi Chi thân mến,
Theo mình hiểu thì trong những nước như: Campuchia, Lào, Thái Lan, Miến Điện, .v.v… hầu như người dân thực hành theo Phật Giáo Nguyên Thủy (Nam Tông); dường như họ dùng “tam tịnh nhục” chứ không có khái niệm”ăn chay”, nên thức ăn họ cúng dường cho chư Tăng đi khất thực hay cúng Phật vẫn có “đồ mặn”. Người dượng của bạn sống ở Campuchia nên cách thực hành có khác với cách của Phật Giáo Bắc Tông như chúng ta một chút. Mình nghĩ là, khi qua Việt Nam, ông ấy thay thế thịt cá bằng trứng để cúng Phật, Bồ Tát cũng là một cách để tùy thuân (để bớt gây sốc) đó thôi!
Còn việc ba bạn bị nhức đầu gối thì chắc chắn là do bị bệnh gì đó như : gout (thống phong), thoái hóa khớp, thấp khớp, trật gân, v.v…và cần phải đưa ba đi chửa trị nhe bạn!
Nam Mô A Di Đà Phật!
xin mọi người giải đáp thắc mắc giùm mình tại sao khi mình niệm phật thì trong đầu óc mình lại hiện lên những ý nghĩ bậy bạ không thanh tịnh mặc dù trong tận tâm mình luôn nghĩ đến phật và niệm phật..cứ mỗi lần thoát lên ý nghĩ đó mình lại niệm phật liên tục để không suy nghĩ vậy nữa nhưng cũng không thể được..hiện tại mình đang chật vật với vấn đề này.mong mọi người giải thích giùm mình xem việc này là như thế nào và cho mình xin hướng khắc phục..như là nên niệm kinh nào giúp tâm thanh tịnh hơn không…NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Tron thời Gian Hành Trì Niệm Phật Đừng Quá Lo Ngại Về Vọng Tâm Khởi Lên
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/08/trong-thoi-gian-hanh-tri-niem-phat-dung-qua-lo-ngai-ve-vong-tam-khoi-len/
A Di Đà Phật
Chào bạn Thùy Trang!
Chúng sanh từ vô lượng kiếp đến nay tạo vô lượng tội nghiệp, ác nghiệp không hình không tướng nhưng theo ta như bóng với hình và ẩn sâu vào tạng thức chúng ta. Giống như đang ở vũng bùn, người đầy là bùn thì chẳng để ý đến bùn nhơ, khi lên bờ dùng nước sạch gội rửa liền phát hiện ra ta chưa rửa sạch nên bùng vẫn còn bám trên thân. Người niệm Phật cũng vậy, vì lâu nay tâm toàn nghĩ đến chuyện bất tịnh (tham, sân, si) nhưng không thấy bất tịnh, nay dùng câu A Di Đà Phật để tẩy rửa tâm này liền phát hiện ra tâm này không thanh tịnh- có rửa sạch mới phát hiện viết nhơ, và càng rửa những vết nhơ này sẽ từ từ biến mất.
Vạn pháp đều huyễn hóa, chỉ có câu A Di Đà Phật là thật, do đó tất cả ý niệm xấu ác này đều là vọng tưởng, là giả, vì nó là giả nên Phật không chấp chi đâu mà bạn sợ mang tội, và ta cũng không chấp thì từ từ nó sẽ bị tiêu diệt. Nếu mỗi khi niệm Phật mà nó thoạt nổi lên liền nghĩ rằng nó là giả, A Di Đà Phật là thật thì tự nhiên không khởi nữa. “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, người niệm Phật có thể nhận biết tạp niệm cũng xem là thành công bước đầu rồi.
Nam mô A Di Đà Phật
xin cảm ơn…A DI ĐÀ PHẬT
Niệm QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Xin cảm ơn ạ..A DI ĐÀ PHẬT
Trong thời mạt pháp thì hiện tượng người niệm Phật thường hay có vọng tâm nổi lên như sóng trong lúc hiện tại đang niệm Phật chuyện này không có gì lạ thường và cũng không có gì khác thường bởi vì vẫn còn là phàm phu thì thường tâm mình hay vọng tưởng suy nghĩ này nọ hay nổi lên nhưng cách giải quyết nó ra sao.Mình từ lúc mới theo học pháp môn Tịnh Độ cũng hay thường vấp phải vấn đề nan giải này phải nói thật với các bạn ở trang đường về cõi tịnh là hầu như bế tắc mình cảm giác như là vô phương cứu chữa không biết có còn phương cách gì không để giải quyết vấn đề vọng tâm hay xuất hiện ngay đương lúc mình đang niệm.May thay mình có nghe bài giảng của hòa thượng Tịnh Không hòa thượng chỉ dạy một phương cách rất đơn giản nếu những suy ngĩ bậy bạ,lung tung hoặc những nghĩ đến chuyện này hoặc đến chuyện kia nó cứ lởn vởn xuất hiện trong đầu thì mình cũng không nên vui mừng và lo sợ nó cứ coi sự có mặt và tồn tại của nó đối với mình là như không,giống như là không có chuyện gì xảy ra,những có vấn đề gì mà cứ an nhiên vững tâm mà niệm Phật thì nó cũng từ từ mà tan biến như bọt bóng nước,tan như ánh chớp nhá lên trên bầu trời rồi tan biến mất tiêu,giống như câu nói vạn pháp khởi giai không,tất cả những suy nghĩ lung tung bậy bạ,vọng tưởng nổi lên thì cũng tan biến mau chóng trong tiếng niệm Phật vang lên trong đầu của mình thôi,tại sao nó lại tan biến hoặc những suy nghĩ nó đến rồi lại phải đi,bởi vì mình không nghĩ đến nó,coi như không có chuyện gì,coi sự có mặt của nó cũng như không,thì làm sao mà có duyên để níu giữ những suy nghĩ bậy bạ lung tung đó ở lại nó đến một cách vô duyên thì ắt hẳn chẳng có gì để cho nó bám víu thì tự nhiên nó phải đi thôi,nếu ngược lại thì sao mình lại nghĩ đến nó thì nó cứ bám víu mình phá vỡ chánh niệm niệm Phật của mình coi như mình tạo duyên cho nó bám víu mình vậy.
Không biết vài lời chia sẻ của mình không biết có giúp ích được gì cho mọi người ở trang đường về cõi tịnh hay không?Hoặc nếu mình góp ý chỗ nào sai có ảnh hưởng không hay tới mọi người thì hãy hồi âm phúc đáp cho mình sớm nhé.Xin chân thành cảm ơn.
xin chân thành cảm ơn bạn rất nhiều…Hoan hỷ..A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô A-DI-ĐÀ Phật
theo ý kiến riêng em thì nên đặt tiêu đề ” Niệm phật không buông xả sẽ bị đọa địa ngục” sẽ hay hơn.
Nam mô A-DI-ĐÀ Phật
Niệm Phật đọa địa ngục, điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu chiếu theo quy luật Nhân Quả 3 đời.Chư Tổ dạy đời này niệm Phật nên tái sinh đời sau được nhiều phước báu, sung sướng nên dễ tạo nghiệp ác. Tạo nghiệp ác rồi thì đời thứ 3 sẽ đọa tam đồ ác đạo.
Cho nên đã là người niệm Phật phải quyết vãng sanh, không được cầu phước báu nhân thiên là vậy.
Nhị Tổ Thiện Đạo đã dạy “Người có lòng tin, y theo Kinh nói: Tin niệm Phật được sanh Tịnh Độ, tin niệm Phật chắc được diệt tội, tin niệm Phật chắc được Phật chứng, tin niệm Phật chắc được Phật gia hộ, tin niệm Phật đến khi lâm chung Phật tự đến rước. Tin niệm Phật bất cứ ai có lòng tin đều được vãng sanh,…”
Người niệm Phật không có lòng tin lúc bình thời đã rất dễ dao động,đến lúc lâm chung lại càng tán loạn thì sao có thể vãng sanh, không vãng sanh thì cửa tam đồ lại đang chờ đón vậy thôi.
Đôi lời chia sẻ.
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính mong mọi người cùng niệm Phật cùng vãng sanh Cực Lạc. Nam mô A Di Đà Phật.
vậy em phải làm cách nào cho em đừng nghĩ nữa vậy
Thưa thầy, vậy phải làm sao để không đọa vào địa ngục ạ?
Chào bạn Triết,
Bạn cần phải có thật Tín, thật Nguyện. Để có được thật Tín, thật Nguyện thì cần thường xuyên nghe hoặc đọc các bài giảng về Tịnh Độ, khi đọc, nghe thì phải cung kính, chú tâm, đừng làm qua loa cho có.
Khi niệm Phật thì tâm phải tương ưng với miệng, nghĩa là miệng niệm Phật, tâm cũng niệm Phật, là tâm phải chú ý nghe cho rõ từng tiếng Phật hiệu, tránh miệng niệm mà tâm nghĩ chuyện lung tung.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Vì sao niệm Phật lại đi đến A Tỳ Địa Ngục? Ý niệm tự tư tự lợi quá nặng, tuy là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, nhưng mỗi niệm không buông xả tự tư tự lợi, ngay trong cuộc sống thường ngày vẫn là tranh danh đoạt lợi với người. Thì ra là như vậy! Tuy là miệng niệm Di Đà, nhưng danh vọng lợi dưỡng, tham-sân-si-mạn, phải quấy nhân ngã trong lòng không có thứ nào buông xả, vậy đương nhiên là đọa A Tỳ Địa Ngục rồi, không có lời gì để nói.
Bạn hãy làm ngược lại với những điều trên thì sẽ không đọa địa ngục và được vãng sanh Cực Lạc. A Di Đà Phật.
Đừng bao giờ để tự tư tự lợi điều khiển dẫn dắt, luôn luôn vì người cho dù thịt nát xương tan, đặt sự từ bi trên hết tất cả thì cái nhân địa ngục kia sẽ không bào giờ đến với chúng ta. Tôi bỗng nhớ lại một câu truyện đã đọc trên tin tức mạng: gia đình của một bác nhà ở ngoài bắc, vợ làm giáo viên. Tin tức đăng bác đó ở phía sau bếp, ở nhà trên vợ đang dạy học cho lũ trẻ, ông thấy bình gas rò rỉ lửa phụt lên, ông chẳng sợ chỉ nghĩ trong đầu lỡ gas nổ làm chết mấy đứa nhỏ với vợ liền ôm nguyên bình gas bừng bừng lửa chạy ra ngoài sân, người bỏng hết. Đọc xong thấy một điều, giây phút đó mấy người làm được như ông, cái tâm ông quá từ bi, quá thánh thiện, lòng vô cùng cảm phục hành động đó của ông.
A di đà phật kính mong chư vị đạo hữu giải thích mối oan nghi trong lòng hộ con ạ
1. Trong kinh Kim Cang có đoạn là
Nếu do sắc thấy ta
Do âm thanh cầu ta
Người ấy hành tà đạo
Chẳng thể thấy Như lai
điều ấy chẳng phải hơi sai so với Pháp môn tịnh độ khi mà cầu niệm Phật để được sinh về Cực Lạc gặp Phật Di Đà?
2. Con thấy có một số ý kiến rằng thay vì cầu sinh tịnh độ sao không biến tâm mình thành tịnh độ thanh thản nơi tâm đi. Như con đọc được về khai thị niệm phật của ngài huệ năng là “KẺ MÊ NIỆM PHẬT CẦU SANH NƠI KHÁC, NGƯỜI NGỘ TỰ TIN NƠI TÂM”. Cho nên Phật nói: “TÙY NƠI TÂM TỊNH TỨC PHẬT ĐỘ TỊNH”
Mong chư vị đại đức giải thích hộ con ạ
Nam mô a di đà phật 🙏🙏🙏
1 – Bài kệ trên thường dành cho hành giả tu theo pháp môn Thiền. Thiền tông đi từ tánh không mà vào (gặp Phật chém Phật gặp ma chém ma). Tịnh tông đi từ tướng có mà vào (có Phật A Di Đà và có cõi nước Cực Lạc). Một bên tu theo tánh, một bên tu về tướng. Bài kệ trên hiển nhiên không dành cho người tu theo Tịnh độ. Hai pháp môn là 2 con đường đi khác nhau, nhưng điểm đến đều quy về một mối là thấy được chân tâm Phật tánh của mình. Thiền tông chỉ dành cho người có căn cơ bậc thượng. Tịnh tông thì cả 3 căn thượng, trung, hạ đều tu theo được. Bạn hãy tự chọn pháp môn tu phù hợp với bạn. Pháp môn nào cũng tốt, cũng từ một bậc thầy thuyết ra cả. Cái khác nhau duy nhất là mau hay lâu thành tựu mà thôi. Nếu bạn chọn tu theo Tịnh độ thì hãy nên tìm đọc tiểu sử về 13 vị tổ sư Tịnh độ. Bạn sẽ thấy hầu hết các vị ấy sau khi đốn ngộ bên Thiền, sau đó đều chuyển sang tu Tịnh độ.
Thiền Tông và Tịnh Ðộ Tông: chỗ gặp gỡ và không gặp gỡ
https://www.budsas.org/uni/u-vbud/vbthn059.htm
2 – Nơi Tâm Tịnh Thì Cõi Phật Tịnh Cần Gì Phải Niệm Phật Cầu Sanh Tịnh Độ?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2016/05/noi-tam-tinh-thi-coi-phat-tinh-can-gi-phai-niem-phat-cau-sanh-tinh-do/
A Di Đà Phật
Bạn Vũ Xuân Đình,
1/ Nguyên văn 4 câu kệ trong Kinh Kim Cang là:
“Nếu dùng sắc thấy Ta,
Dùng âm thanh cầu Ta,
Là người hành tà đạo,
Chẳng thể thấy Như Lai”.
Trước hết chúng ta nên hiểu Như Lai là gì? Như Lai là Bậc đại giác dùng để chỉ chư Phật và cũng để chỉ chân như, tự tánh phật của mỗi chúng sanh chúng ta. Chân như, tự tánh này vốn bất sanh bất diệt nên cũng gọi là Như Lai tánh.
Hai câu kệ: “Nếu dùng sắc thấy Ta/Dùng âm thanh cầu Ta”. “sắc” và “thanh” vốn là 2 cảnh trần trong lục trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp). Lục trần vốn dĩ vô tướng, nhưng khi tiếp xúc với 6 căn là nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý lập tức sẽ sanh ra các tướng. Trong đạo gọi đó là lục thức là nhãn thức, nhĩ thức, tỉ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức.
Để bạn dễ ngộ nhập, TĐ làm một ví dụ về sắc-tướng: Một bông hoa vốn dĩ chỉ là một bông hoa, nhưng khi chúng đập vào mắt chúng ta, lập tức nó xuất hiện các tướng đẹp và xấu, đẹp vừa và xấu vừa hoặc không đẹp và không xấu. Ba khái niệm đẹp, xấu này trong đạo gọi sự phân biệt. Khi phân biệt khởi kề đó chấp trước sẽ đồng khởi và hệ quả là đẹp thì yêu thích, muốn gần gũi, chiếm giữ và xấu thì chán ghét, tìm cách phủ nhận hay xa lìa. Vạn vật sanh ra trong đời đều không vượt khỏi 4 tiến trình là thành-trụ-hoại-không. Bông hoa đẹp cũng vậy. Cho dù nó đẹp hay xấu, chúng ta thích hay không thích thì kết cục nó cũng sẽ hoại diệt. Sắc thân của chúng ta cũng đi theo 4 hành trình là sanh-lão-bệnh-tử. Một sắc thân đẹp hay xấu, thích hay chán ghét kết cục chúng ta cũng sẽ đi đến hoại diệt.
Trở lại điểm trọng yếu:
– Một: hàng ngày chúng ta tán thán sắc thân Phật A Di Đà là sai hay đúng? hoàn toàn không sai. Bởi Phật nói chung đều có 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Tướng đẹp này được hình thành từ công đức và bổn hạnh nguyện tích luỹ từ vô thỉ kiếp khi các ngài tu trong nhân địa cho đến khi đắc quả vị phật, vì thế nó là tướng hiển lộ từ pháp thân bất sanh bất diệt chứ không phải là sắc tướng hoại diệt của thường nhân chúng ta.
– Hai: cõi Tịnh độ được kiến lập từ công đức và bổn hạnh nguyện của đức Phật A Di Đà từ khi ngài còn hành bồ tát đạo cho đến kiếp ngài là Pháp Tạng Tỳ Kheo, khởi theo đại nguyện độ thế của ngài nên được Phật Thế Gian Tự Tại Vương đem 210 ức Phật độ trải qua 1000 ức năm, diễn nói, hiển bày cho ngài thực chứng. Khi được thực chứng các cõi Phật như vậy, ngài đã chọn lựa 20 cõi thù thắng, vi diệu nhất từ 210 ức cõi Phật, rồi trải quả 5 kiếp tu đạo, ngài kiến lập thành cõi Tịnh Độ. Đây là những công đức nguyện thù thắng không thể diễn nói.
Như vậy hai câu “sắc” và “thanh” mà Phật nói là ý chỉ sắc và thanh hư huyễn, giả tạm chứ không phải ý chỉ sắc tướng hiển lộ từ pháp thân Phật.
Trong Kinh Kim Cang Phật đã hỏi ngài Tu Bồ Đề:
“- Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Có thể do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai chăng?
Tu-bồ-đề thưa rằng:
– Như thế, như thế, do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai.
Phật bảo:
– Tu-bồ-đề, nếu do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai, thì Chuyển Luân Thánh vương tức là Như Lai.
Ngài Tu-bồ-đề bạch Phật:
– Bạch Thế Tôn, như chỗ hiểu của con qua nghĩa Phật nói, không nên do ba mươi hai tướng mà xem Như Lai.
Khi ấy Thế Tôn nói bài kệ:
Nếu do sắc thấy ta,
Do âm thanh cầu ta,
Người ấy hành đạo tà,
Không thể thấy Như Lai”.
Phần kinh văn nay chúng ta thấy ngài Tu Bồ Đề cũng lầm nghĩ (!?) hễ có 32 tướng tốt thì chính là Như Lai. Phật quở: nếu thế thì Chuyển Luân Thánh vương tức là Như Lai. Ý Phật nói Chuyển Luân Thánh Vương dù có 32 tướng tốt nhưng nó không kiến lập từ công đức bổn hạnh nguyện (tức pháp thân bất sanh bất diệt) của một bậc đại giác, do vậy sắc tướng đó vẫn là sanh diệt.
Do vậy niệm Phật là niệm pháp thân Phật và phải dùng tâm thanh tịnh của chính chúng ta để niệm thì mới đúng pháp. Vì lẽ đó mà Chư Tổ luôn nhắc nhở: niệm Phật niệm tâm tâm niệm Phật. Ý là niệm bằng cái tâm thanh tịnh, bình đẳng, giác của chính mình thì sẽ không lạc vào đường tà. Tà là sai quấy, không chân chánh, đương nhiên không có lợi lạc cứu cánh.
2/ “KẺ MÊ NIỆM PHẬT CẦU SANH NƠI KHÁC, NGƯỜI NGỘ TỰ TIN NƠI TÂM”. Cho nên Phật nói: “TÙY NƠI TÂM TỊNH TỨC PHẬT ĐỘ TỊNH”.
Nguyên văn: “… Sử Quân hỏi: Ðệ tử thường thấy Tăng – Tục niệm Phật A Di Ðà, nguyện sanh Tây Phương, được vãng sanh chăng? Xin Hoà Thượng chỉ thị để phá nghi.
Sư (Lục Tổ Huệ Năng) nói: Sử Quân hãy nghe đây. Lúc Thế Tôn ở trong thành Xá Vệ thuyết Kinh Dẫn Hoá Tây Phương, rõ ràng từ đây đến đó chẳng xa. Nếu nói theo tướng thuyết, tính theo số dặm thì có mười vạn tám ngàn, tức thập ác tám tà nơi thân; đó là nói xa. Nói xa là vì kẻ hạ căn, nói gần là vì người thượng trí, Người có hai loại, Pháp chẳng hai thứ, do mê ngộ có khác nên thấy có nhanh chậm. KẺ MÊ NIỆM PHẬT CẦU SANH NƠI KHÁC, NGƯỜI NGỘ TỰ TIN NƠI TÂM. Cho nên Phật nói: TÙY NƠI TÂM TỊNH TỨC PHẬT ĐỘ TỊNH”.
a. Hạ căn là ai? là chúng ta, thường sống bằng phân biệt, chấp trước. Vì phân biệt, chấp trước nên có gần, có xa.
b. Thượng trí là ai? là chỉ người thường sống hằng tri, hằng giác. Vì hằng tri, hằng giác nên không có xa gần.
Vì vậy Tổ nói: “Người có hai loại, Pháp chẳng hai thứ, do mê ngộ có khác nên thấy có nhanh chậm”. Ý nói pháp của Thế Tôn chỉ có 1 vị là giải thoát.
Mê là gì? không tin nhân quả, không biết 8 nỗi khổ của thế gian, không hiểu sanh tử vô thường chỉ trong hơi thở, mê đắm ngũ dục.v.v… nếu chúng ta đem những thứ tâm đó để niệm Phật thì chính là “kẻ mê niệm Phật cầu sanh nơi khác”.
Ngộ là gì? Tổ dạy: “NGƯỜI NGỘ TỰ TIN NƠI TÂM”. Ý chỉ: Tâm này là chân tâm, tự tánh Phật mỗi người đều sẵn có. Đem cái tâm này làm nhân niệm Phật thì ngay nơi tâm đó đã đồng tâm của A Di Đà Phật. Nhưng chúng ta phần lớn sống với tâm mê từ vô thỉ tới nay rồi đem cái tâm mê đó để niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, đó là điều chẳng thể.
Ý chỉ của Tổ là thế, ngài chỉ thẳng vào tự tánh của chúng ta, giúp chúng ta hiểu, chẳng phải ngài bài bác Tịnh Độ.
Đọc lời Phật, Tổ chúng ta phải cẩn trọng để không phạm sai lầm.
A Di Đà Phật
Chào bạn Vũ Xuân Đình!
Có vài dòng ngắn gọn chia sẻ cùng bạn như sau:
1.”Nếu do sắc thấy ta
Do âm thanh cầu ta
Người ấy hành tà đạo
Chẳng thể thấy Như Lai”
Đầu tiên phải khẳng định rằng pháp Phật đều có chung vị giải thoát, chẳng có sự phân biệt cũng chẳng có phân chia pháp môn. Sở dĩ nói có Phật pháp có 5 pháp môn cho người tu học- ấy chính là sự phân chia của bậc tu học thuở trước mà thôi, mục đích là giúp cho người người không bị lẫn lộn, chuyên tâm, chuyên nhất ứng nghiệm lời Phật dạy vào trong con đường tu hành giải thoát.
Vậy nên khi Đức Bổn Sư nói bài kệ trên không dành cho pháp môn nào cả. Thân tướng Như Lai vốn không sanh không diệt, do vậy nếu nhìn thấy sắc mà tưởng đó là Như Lai, nghe thấy âm thanh mà tưởng đó là Như Lai, tức chẳng hành đúng pháp. Vậy ý của 4 câu kệ Bổn Sư dạy chúng sanh chẳng tu hành bằng tướng bên ngoài, mà tu hành cốt lõi bên trong tâm. Thực tế hiện nay cho thấy, người thấy hình tượng Phật Bồ Tát thì liền bái lạy, nghe giảng Kinh Phật nơi nào thì liền đi nghe- đấy chính dùng sắc, dùng thanh để cầu Đạo, vậy người này có thành Phật không, có được diện kiến Như Lai không? Thực chẳng thể rồi.
Phật dạy: tất cả chúng sanh đều có đức tướng của Như Lai. Đức tướng này vốn không sanh không diệt, nhưng bởi chúng sanh niệm niệm có sanh có diệt mà đức tướng Như Lai không thể hiển lộ. Người niệm Phật cầu sanh Tây Phương không phải là nghe thanh bên ngoài, mà phải nghe A Di Đà Phật từ bên trong, miệng niệm A Di Đà Phật không rời tức là không để ý niệm được sanh diệt, A Di Đà Phật thì không có sanh diệt, niệm đến khi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ hiển hiện- ắc đã hành đúng Pháp mà Đức Thế Tôn đã dạy.
2.”một số ý kiến rằng thay vì cầu sinh tịnh độ sao không biến tâm mình thành tịnh độ thanh thản nơi tâm đi” Phật day: Tâm Tịnh thì cõi Phật Tịnh. Phật dạy như vậy, song điều quan trọng là chúng ta có hành được được như vậy hay không. Hiện thời cõi này thật ra không hề ô nhiễm, không uế trược mà tại vì chính cái tâm của chúng ta bị ô nhiễm, bị uế trược mà thôi. Vậy nên nếu tâm mỗi người đều thanh tịnh, ai ai cũng thanh tịnh thì chẳng phải cõi này là cõi Phật rồi sao? Tuy nhiên thực tế chẳng ai có thể làm nổi việc này [biến tâm mình thành tịnh độ] nếu không dùng phương pháp niệm Phật, cả khi người niệm Phật đi nữa vẫn còn chưa diệt được phiền não nữa là. Thế mới biết pháp niệm Phật thù thắng bậc nhất, vì người tu hành không đoạn phiền não mà vẫn được về đất Phật vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi đạo hữu Hai Lúa, mong bạn hãy cẩn thận trong cách dùng từ chia sẻ trên diễn đàn Phật giáo để tránh mọi hiểu lầm ko hay(ko nên nói ý trong ngoặc đơn gặp Phật…gặp ma…)mọi chia sẻ về Phật giáo trên diễn đàn nên cẩn thận cân nhắc. Cuối cùng mong bạn hoan hỉ vói góp ý của NP. Chúc bạn cùng các liên hữu thân tâm an lạc.
Có lẽ đạo hữu chưa từng nghe qua câu nói của ngài Lâm Tế thiền sư: “Gặp ma chém ma, gặp Phật chém Phật”. Và hãy ngẫm nghĩ xem vì sao tổ sư nói thế? 🙂
Quả thật tôi chưa từng nghe qua, trong các kinh điển Phật thuyết lẫn các kinh điển của chư tổ mà tôi từng đọc vẫn không thấy nói ý này, nếu được mong bạn hoan hỉ liễu nghĩa đoạn trên cho tôi được rõ, nếu chỉ ghi một vài dòng rất dễ gây hiểu lầm, trong Phật giáo lại càng đặc biệt.
Ngày nay việc tham khảo học hỏi trên mạng khá dễ dàng nhờ kho dữ liệu internet khổng lồ và anh bạn Google hữu ích. Nếu chưa biết điều gì thì chỉ cần copy điều ấy rồi paste vào khung tìm kiếm là ra ngay, khỏi phải nghi ngờ.
http://www.tosuthien.com/kinh-sach/duy-luc-ngu-luc/duy-luc-ngu-luc-quyen-thuong/giai-dap-thac-mac-600-619
“Mục đích của Phật pháp là ra khỏi luân hồi, nên phải quét sạch tương đối: Chẳng phải không làm thiện, nhưng làm thiện không trụ nơi thiện, cho đến chứng quả A-la-hán không được trụ quả vị A-la-hán, chứng quả Bồ-tát không trụ nơi quả vị Bồ-tát, chứng quả Phật không trụ nơi quả vị Phật v.v… Nếu có sở trụ tức còn ngã chấp vi tế, ví như chứng đến Niết-bàn mà trụ quả Niết-bàn, tức còn Niết-bàn ngã, là phá được ngũ uẩn ngã lại kẹt nơi Niết-bàn ngã, Thiền tông gọi là “Mạng căn chưa dứt”. Phải chứng đến cuối cùng mà chẳng biết có ta năng chứng, kể cả cảnh giới chứng cũng tan rã, gọi là “Ngộ rồi đồng như chưa ngộ”. Tại sao? Vì có mê mới có ngộ, nay ngộ rồi tức hết mê, hết mê thì cũng hết ngộ.
Lời nói của chư Phật chư Tổ chỉ là phương tiện tạm thời, chấp đến đâu phá đến đó. Nên ngài Lâm Tế có câu “Gặp ma chém ma, gặp Phật chém Phật”, chẳng phải là chém Phật, chỉ là chém tâm chấp Phật của chúng ta mà thôi.”
https://m.facebook.com/tosuthien.vn/posts/1021750514701415
“Hỏi: Con nghe Sư phụ khai thị nhiều lần nói “Phật Thích Ca không kiến lập chơn lý”, như vậy những kinh điển sau này được đệ tử của Phật ghi lại không phải chơn lý sao?
Đáp: Phật Thích Ca trong kinh Lăng Nghiêm nói “Phàm là lời nói đều chẳng có nghĩa thật”. Đã không có nghĩa thật tức không có chơn lý rồi. Tất cả kinh điển đều là lời nói, cho đến cuối cùng Phật nói “Bốn mươi chín năm chưa từng nói một chữ”, “Ai nói ta có thuyết pháp là phỉ báng Phật”. Nếu không hiểu được ý Phật sẽ cho lời nói của Phật là mâu thuẫn; chẳng có nghĩa thật, chẳng phải chơn lý thì còn nói ra làm gì? Nói ra là để phá chấp. Ví như bảy chỗ tìm tâm của A Nan, hễ chấp ở trong thì phá ở trong, chấp ở ngoài là phá ở ngoài. Như ngài Lâm Tế nói “gặp ma chém ma, gặp Phật chém Phật”, chém ma thì được chứ tại sao chém Phật? Đó là chém cái tâm chấp Phật của mình vậy.”
Cám ơn bạn đã phúc đáp, cái tôi mong là chỗ đấy, chém cái tâm chấp, chứ chẳng phải chém Phật, người mới tu học thì nương vào chấp, nương vào ngã để tu học, nhưng khi tu học dần dà rồi thì đâu là ngã thật, đâu chẳng phải ngã phải tự mình liễu giải rạch ròi, thế nào là pháp vô vi thế nào là hữu vi cũng phải tự mình nhận thấy, Phật tánh là thường trụ, các pháp có lúc không có lúc có, chẳng phải không có mà cũng chẳng phải chẳng có, mỗi mỗi phải rõ ràng, tôi chợt nhớ đến bài kệ lúc Đức Phật ấn tâm cho tổ Ca Diếp:
Pháp gốc pháp không pháp
Pháp không pháp cũng pháp
Nay khi trao không pháp
Mỗi pháp chưa từng pháp.
A di đà phây con rất cảm tạ các cư sũ Mĩ Diệp Trung Đạo Hai Lúa đã giải thích oan nghi gọi con ạ. Do con mới học về Tịnh Độ nên có chút băn khoăn ạ.
Hôm trước con vừa đọc trên mạng 1 bài viết nói về không phải tìm cầu cực lạc ở đâu xa hãy biến tâm mình thành Cực Lạc của hòa thượng Tuyên Hóa ạ
Thế Giới Cực Lạc Ở Đâu ?
Con Đường Đến Thế Giới Cực Lạc Là Gì ?
Hòa Thượng Tuyên Hóa Khai Thị
Chúng ta bây giờ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” chính là mỗi người tự tạo Thế Giới Cực lạc cho chính mình, mỗi người tự trang nghiêm Thế Giới Cực Lạc cho chính mình, mỗi người thành tựu Thế Giới Cực Lạc cho chính mình.
Thế Giới Cực Lạc này không cách xa mười vạn ức cõi Phật.
Thế Giới Cực Lạc thật cách xa mười vạn ức cõi Phật.
Tuy xa như thế nhưng chẳng cách xa một tâm niệm hiện tiền này của bạn và tôi.
Bởi vì nó không ngoài tâm niệm của bạn và tôi, cho nên chẳng cách xa mười vạn ức cõi Phật.
Thế Giới ấy chính là ở trong tâm của chúng ta.
Thế Giới Cực Lạc chính là chân tâm vốn có xưa nay của chúng ta. Bạn nhận được chân tâm xưa nay của bạn thì Thế Giới Cực Lạc ở đây rồi.
Bạn không rõ chân tâm xưa nay của mình thì không sanh về Thế Giới Cực Lạc. A Di Đà Phật và chúng sanh chẳng phải hai.
Cho nên chúng ta nói Thế Giới Cực lạc là chẳng cách xa là thế, nhất niệm hồi quang biết cội gốc xưa nay là Phật, xưa nay chính là Thế Giới Cực Lạc.
Chỉ cần bạn quét sạch tâm ô nhiễm của bạn đi, bạn không có tâm niệm tư dục, không có tâm đố kỵ, tâm tự tư, tâm ích kỷ.
Bạn học hạnh Bồ Tát, làm lợi ích cho tất cả mọi người, giác ngộ vì tất cả chúng sanh, thế là cảnh Thế Giới Cực Lạc xuất hiện.
Bạn không có tạp niệm không có vọng tưởng, thế có phải là Thế Giới Cực Lạc ở đây không?
Nếu chẳng phải là Thế Giới Cực lạc thì bạn nói đó là thế giới gì?
Cho nên chẳng cần phải hướng ngoại tìm cầu.
* xin các cư sĩ có thể giải thích tường tận cho con được không ạ
A Di Đà Phật
Chào bạn Vũ Xuân Đình!
Đọc phúc đáp của bạn, MD nhớ đến bản thân lúc mới bắt đầu học Tịnh độ cũng có nhiều thắc mắc nhưng không biết hỏi ai. Thế rồi dường như A Di Đà Từ phụ đã từ bi thấu hiểu gia hộ, MD có duyên gặp vị đồng đạo nọ, tặng cho một chòng sách Phật, MD tỹ mĩ, cẩn thận đọc hết quyển này đến quyển khác và rồi tỏ ngộ nhiều điều, những thắc mắc đều tự sáng rõ. Người học Phật nên bắt đầu từ đâu, thật khó để đưa ra một trình tự, bởi mỗi người mỗi nghiệp lực, phước duyên khác nhau nên sự thâm nhập Pháp Phật cũng khác nhau. Từ xưa đến nay, có nhiều vị chỉ biết tin một câu A Di Đà Phật mà thành tựu, cũng có vô số người học Phật phải trải qua học tập nhiều pháp môn rồi quay về quy hướng Tịnh độ, cũng có nhiều hành giả tạm thời tin song chẳng bao lâu liền sanh mối nghi ngờ về thế giới Tây Phương Cực Lạc… Người học Phật tùy căn cơ có thể chọn mỗi pháp môn khác nhau, thời Mạc pháp này chỉ còn biết nương nhờ Phật lực gia trì mới được thành tựu thiện quả mà thôi. Song dù thời kỳ nào, hạng căn cơ ra sao, mối chốt chung nhất của người học Phật đầu tiên phải tin thấu Nhân quả, nếu chẳng tin Nhân quả tức là đang tu tà đạo mà thôi. MD khuyên bạn nên học sách Bước Đầu Học Phật của hòa thượng Thích Thanh Từ (https://thuvienhoasen.org/images/file/RmRfW51G0QgQAKg4/buocdauhocphat.pdf), hòa thượng chuyên tu Tịnh độ nên hành giả chúng ta hoàn toàn yên tâm khi học sách này. Thứ nữa bạn tìm đọc Lá Thư Tịnh Độ của Ấn Quang Đại Sư (https://thuvienhoasen.org/a14854/la-thu-tinh-do); vì sách này tổng hợp những lá thư mà đại sư Ấn Quang hồi đáp cho những hành giả tu Tịnh nghiệp có những thắc mắc, có mối nghi ngờ- với lời văn mộc mạc nên những hành giả sơ cơ như chúng ta đây rất dễ lãnh hội được.
Người niệm Phật nếu đã tin sâu, nguyện thiết thì cố gắng mà hành trì tinh tấn; nếu niềm tin chưa vững chắc nên nguyện A Di Đà Từ phụ gia hộ, chứ chẳng nên ham đọc nhiều nghe nhiều chỉ khiến cho tâm loạn động, mối nghi càng thêm lớn. Khi việc tu học đã theo quy cũ rồi, mỗi tháng đều nên nghe Kinh, nghe pháp- đó chính là cách truyền tâm Pháp cho cái tâm yếu kém này vậy. Còn về câu hỏi của bạn ở phần phúc đáp này, câu trả lời đã được các vị đạo hữu phúc đáp ở trên rồi, bạn đọc kỹ lại nhé!
Chúc bạn ngày càng tiến bộ trên con đường trở về bến giác!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bạn Xuân Đình,
PH xin được phép trao đổi với bạn vài ý như sau.
– Xin được chia sẻ với bạn về 4 câu kệ trong kinh Kim Cang mà bạn đã hỏi. “Ta” mà Phật nói đến đây là trí tuệ của Phật, hay còn gọi là Phật tánh. Vì là Phật tánh, là trí tuệ nên dĩ nhiên không thể căn cứ vào các thứ sắc tướng, âm thanh,.. mà thấy được. Ví dụ, bạn đâu thể căn cứ vào hình dáng của một người mà thấy, hiểu được trí tuệ (phàm phu) của họ.
– “Tâm tịnh thì cõi tịnh”, hoặc “tâm tịnh thì chính đây là cõi Cực Lạc”: Ở đây có hai điểm cần chú ý. “Tâm tịnh” là nhân, và “cõi tịnh” là quả. NHƯNG, cái “Tâm tịnh” này đòi hỏi phải thực chứng, nếu chỉ do tư duy mà hiểu (như mình đọc kinh, nghe giảng thì hiểu vậy) thì chỉ như nói suông, không thể nào đạt được cái quả là “cõi tịnh”. Điểm thứ hai, phàm phu chúng ta chính là đang tu cho được cái ý “tâm tịnh”, nhân này còn chưa làm xong thì cái quả “cõi tịnh” còn xa vời lắm.
– Trong thực tế, ngay cả các quý Tăng Ni nhiều năm hành trì tu tập miên mật mà còn chưa đạt được “tâm tịnh”, huống gì kẻ cư sĩ hàng ngày phải lo chén cơm, manh áo, thời gian chuyên tu quá ít ỏi. Vì vậy nên ta mới cần tìm cầu về cõi Cực Lạc. Về đó rồi tiếp tục tu nữa để đạt được cái ý “tâm tịnh”. Vì tu tập để sanh về cõi Cực Lạc thì dễ hơn so với việc tu tập để được “tâm tịnh”.
– Bài giảng của ngài Tuyên Hóa,hoặc ý “Kẻ mê tìm sanh nơi khác, người ngộ tự tin nơi tâm”: là dành cho bậc Thượng hoặc người tu Thiền. Ở đây, mục đích của các ngài là muốn phá cái chấp của hành giả. Chấp gì? Chấp thế giới Cực Lạc, hoặc nói rộng ra là mười phương là ở bên ngoài.
– Phương pháp tu Tịnh độ dành cho hạng căn cơ bình thường là: trước hết phải tin là có cõi Cực Lạc bên ngoài, giống như là mình thấy có cõi Ta Bà bên ngoài như hiện nay. Như trong kinh A Di Đà mà PHật đã dạy, tin rằng có một cõi Cực Lạc như thế, có đức Phật A Di Đà như thế, dựa vào lòng tin, hiểu như vậy mà tu cho về được đó trước đã, là bước đầu tiên. Khi được sanh về đó rồi, tu tập công phu đạt được mức thuần thục (thực chứng) rồi, thì mới đến giai đoạn “vỡ” ra được ý “À, Cực Lạc hay Ta Bà gì đều vốn ở trong tâm của mình, do tâm thanh tịnh hoặc ô nhiễm mà nó “chiếu” ra ngoài tương ứng như vậy”. Xin nhắc lại là ý này cao sâu, phải thực chứng thì mới “xài” được. Cho nên, mình đọc bài pháp này để hiểu vậy thôi, ở trình độ phàm phu (chưa có chứng đắc) thì chưa áp dụng được. Tâm chưa tịnh thì không thể nào áp dụng được cái ý “không cần phải hướng ngoại tìm cầu”.
– Tóm lại: Ngày nào mà ta còn thấy thế giới Ta Bà này ở bên ngoài, thân, khẩu, ý còn dính mắc vào các trần trong từng sát na, thì ngày đó ta còn cần phải tìm cầu sanh về Cực Lạc.
Hy vọng có thể giúp được bạn chút ít. Nếu vẫn chưa rõ thì bạn hãy trao đổi thêm nhé.
Chúc bạn tu tập tinh tấn.
Nam MÔ A Di Đà Phật.