Trên sự thật, chúng ta cần phải xem tượng Phật như Phật thật và thành tâm cúng dường. Mỗi lần chiêm ngưỡng tượng Phật cần phải như thấy và kính lễ Phật . Dùng tâm thành kính nghiêm túc này để tỏ lòng thân cận, lễ kính và cúng dường tượng Phật. Có một phần cung kính thì có một phần lợi ích, có mười phần cung kính thì có mười phần lợi ích. Bây giờ, có nhiều người đem tượng Phật làm thành mặt hàng nghệ thuật, tuỳ tiện bày biện lung tung. Động một tý là đem tượng Phật bày phòng khách hay là hành lang, nơi nhà ăn hoặc phòng trà, cho đó là trang sức cho cuộc uống trà nói chuyện trong sinh hoạt thường nhật. Đây thật là đối với tượng Phật quá sức bất kính, trong khi không biết đã khinh rẻ tượng Phật . Hãy nên cúng dường tượng Phật cũng như cúng dường đức Phật thì được sự lợi ích vô lượng, vô biên. Chúng ta nếu không có tâm kính sợ, tuỳ ý đem tượng Phật bày trí không đúng chỗ và nơi không sạch sẽ thì tội lỗi vô biên tự chuốc lấy. Đây là việc rất quan trọng, quan hệ đến sự đi lên hoặc đoạ xuống của chúng ta. Người học Phật không thể xem thường việc này.
Trích Liên Trì Cảnh Sách
Việt dịch: Thích Quảng Ánh
Pháp sư Tịnh Không
Vậy trong nhà mình có tượng di lặc bằng gỗ nay để phòng khách rồi.quý anh chị xem nên cất đi không?
Nam mô A Di Đà Phật !
Kính chào các đạo hữu, mình cũng có cùng chung câu hỏi với bạn Nguyên. Tượng Phật Di Lặc do người thân mua biếu, ko nhận thì ko phải là nhận không biết phải làm thế nào cho khỏi bất kính. Mong các thiện tri thức bày cách giúp cho.
Theo bài viết thì nên cất.
Nhưng cũng có thể nên để một nơi trang trọng trong phòng khách vì nhiều người nhìn thấy sẽ sinh tâm hoan hỷ khi thấy Ngài,thì chắc là cũng được… mình nghĩ như vậy không biết có đúng không, xin ý kiến của các bạn, Đại sư huynh Thiện Nhân ?
A di đà phật
Chẳng phải bài viết trên đã có câu trả lời trong ấy rồi sao?
“Bây giờ, có nhiều người đem tượng Phật làm thành mặt hàng nghệ thuật, tuỳ tiện bày biện lung tung. Động một tý là đem tượng Phật bày phòng khách hay là hành lang, nơi nhà ăn hoặc phòng trà, cho đó là trang sức cho cuộc uống trà nói chuyện trong sinh hoạt thường nhật. Đây thật là đối với tượng Phật quá sức bất kính, trong khi không biết đã khinh rẻ tượng Phật.”
Xin lưu ý nếu để hình tượng Phật hay bồ tát nơi gần nơi ăn uống, mùi cá thịt xông lên tượng Phật cũng mang tội bất kính. Trong kinh Nhân Quả thì kiếp sau sẽ bị ghẻ lác phong điên vì xông hơi thịt cá trước bàn Phật.
Nếu nhà chưa có nơi tôn nghiêm hay thanh tịnh để thờ cúng hình tượng Phật, bồ tát, xin chư vị hãy đưa vào chùa là tốt nhất.
Theo bài viết thì đối với tượng Phật như sau đây là bất kính:
– xem là mặt hàng nghệ thuật
– tùy tiện bày biện lung tung
– cho đó là trang sức cho cuộc uống trà nói chuyện trong sinh hoạt thường nhật
Còn việc đặt tượng Phật ở đâu (phòng khách hay là hành lang, nơi nhà ăn hoặc phòng trà .v.v) theo tôi chỉ là thí dụ, không phải là chính yếu. Nếu đặt ở nơi trang trọng để lễ kính thì quá tốt rồi. Nếu đặt ở phòng khách cho người khách nhìn ngắm mà sinh tâm hoan hỷ thiết nghĩ cũng tốt. Nhưng nếu đặt ở bất cứ nơi đâu với tâm tình như 3 lý do nêu trên chắc là không nên.
Riêng việc đã lỡ bày biện tượng Phật ở phòng khách, thiết nghĩ như sau:
– trước đây bày biện lung tung vì không biết; không biết thì chẳng có tội gì nhưng có thể đã làm người khác hiểu lầm mình bất kính với tượng Phật. Nay đã biết rồi, mình nên sám hối và an trí tượng Phật nơi khác
– nếu đã đặt tượng Phật ở một nơi trang trọng trong phòng khách cho nhiều người được hoan hỷ khi chiêm ngưỡng thì quá tốt. Những người không hề đến chùa vì lý do nào đó nên chắc không bao giờ biết đến tôn tượng của các vị Phật và Bồ Tát. Nếu nhờ mình an trí tượng ở phòng khách mà họ được phước khi biết đến quý Ngài thì thiết nghĩ gia chủ có công đức, chứ không có tội. Tuy nhiên, mình phải thật sự có tấm lòng như thế mới được; còn dùng đó là lý do ngụy biện để phô trương “tác phẩm nghệ thuật” thì không tốt
Nói chung, tất cả tùy tâm. Hình thức cũng quan trọng, vì phần nào bày tỏ thành tâm của mình. Nếu mình thành tâm mà có sơ sót thì chẳng có Phật hay Bồ tát nào bắt tội mình (vì các Ngài từ bi, thương xót cho sự vô minh của mình), chỉ e người khác hiểu nhấm mình bất kính mà sinh tâm phiền não.
Theo mình, bài viết trên chỉ kêu gọi mọi người đừng CỐ Ý bày biện tượng Phật như tác phẩm nghệ thuật dùng để trang trí. Còn vị trí đặt tôn tượng có trang nghiêm thanh tịnh hay không là do tâm mình. Thế thôi!
Kính.
A Di Đà Phật. Chúng ta là phàm phu sát đất, vì thế các chư cổ đức, các cao tăng chỉ dạy chúng ta như thế nào thì chúng ta nên y giáo phụng hành, chẳng nên vì nghĩ rằng chúng ta làm thế với tâm tốt thì được.
Sở dĩ các ngài dạy chúng ta không nên để hình tượng Phật lung tung hay vị trí nào cũng được vì các ngài sợ chúng ta mang tội bất kính. Thông thường pháp thế gian khi chúng ta đứng trước một vị tổng thống dù ở nơi nào, chúng ta đều phải cung kính cúi chào hành lễ. Vậy thì một bậc thầy của trời người xuất thế gian chúng ta còn phải cung kính hơn thế. Thấy hình tượng Phật phải xem như đó là Phật thật chứ không thể xem như giấy, gỗ, đá. Chư tổ dạy có một phần cung kính lợi lạc được một phần, cung kính mười phần thì chúng ta lợi lạc được mười phần trong Phật pháp. Chư hiền đức mỗi khi nhìn thấy hình Phật, Bồ tát là các ngài đều cúi lạy. Khi lạy xong lui ra thậm chí các ngài còn không dám quay lưng mà cứ bước lùi chắp tay mặt hướng về hình tượng Phật mà lui ra. Chúng ta có làm được thế không? Nếu không làm được thì chớ nên đặt hình Phật và bồ tát nơi nào cũng được vì cho rằng mình có tâm tốt, để mọi người chiêm ngưỡng là có công đức. Nếu đặt hình Phật nơi phòng khách có nhiều người ra vào, lâu ngày chúng ta quen rồi đâm ra xem thường chẳng còn có tâm cung kính và cũng chẳng cúi lạy mỗi lúc đi ngang qua hình Phật. Mỗi khi có nhiều khách đến nhà cũng sẽ chẳng tránh được ồn ào nơi ấy. Đôi khi quý ông còn đem rượu bia ra đãi đằng, sau một hồi lời qua tiếng lại nếu không may buông lời khiếm nhã gần hình tượng Phật thì quả thật không nên. Mùa hè nóng nực là quý ông quần cộc quý bà váy ngắn đi ngang qua hình Phật thì lại càng không nên nữa. Chính vì thế các chư cổ đức khuyên chẳng nên treo hình tượng Phật nơi nào cũng được tuy rằng có tâm tốt. Tổ Ấn Quang khuyên nếu bất đắt dĩ vì không gian hạn hẹp phải treo hình Phật gần nơi sinh hoạt, thì nên dùng vải vàng che hình Phật lại và chỉ nên mở tấm vải lên mỗi khi vào thời khoá tụng niệm. Xong thời khoá liền bỏ tấm vải che xuống để khỏi phải mắc tội khinh nhờn.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Xin hãy để tượng Đức Phật Di Lặc này lên bàn và thờ, dâng cúng trái cây, niệm Phật và lễ lạy cung kính thật thành tâm v.v… Nếu không thì có thể đem tượng Đức Phật Di Lặc vô chùa và cúng dường cho chùa! A Di Đà Phật!
cho mình hỏi người cõi trời có thật sự là có 5 thần thông.vì sao có thần thông nhớ quá khứ tương lai mà vận bị đọa.nếu kg có thần thông sao trông kinh lại nói có.câu này đó ai giải thích được đó
Bạn Thuần Dương Tử thân mến,
Theo mình hiểu thì các loài chúng sanh mà không có thân tứ đại, chẳng hạn như các loài Trời, các loài Quỷ Thần, v.v… đều có 5 thứ thần thông, và mức độ của thần thông cao hay thấp cũng tùy vào công năng tu luyện thần thông ở những kiếp trước đó. Nhưng dù có cao thì cũng chỉ nhớ được 5,10 kiếp về trước, trong khi sự tồn tại của họ đã trải qua vô lượng kiếp( chư vị Bô Tát thấy được 81 vạn kiếp về trước, chư Phật thì thấy biết vô lượng). Và thần thông cũng chẳng thắng được nghiệp lực, khi phước báu của cõi trời đã hưởng hết, thì thọ mạng cũng tận, họ sẽ phải theo nghiệp mà bị đọa thôi!
Mình nhớ đã đọc đâu đó về một đoạn kinh diễn tả cuộc đối đáp giữa đức Phật và Đại Phạm Thiên Vương khi ngài đến cõi Trời Phạm Thiên để giáo hóa( vua Trời Phạm Thiên, lúc đầu cũng ngạo mạn tự xưng là đấng Toàn Năng, Sáng Tạo của muôn loài, được Ấn giáo tôn là Thượng đế). Vị Trời này chẵng hề biết được là ngoài cõi của mình còn có những cõi Trời khác, cũng như không biết được gố gát vì sao mình lại được hưởng phước báu như thế này. Đức Phật phải dùng thần thông để giúp cho ông ta thấy được những kiếp trước khi còn ở cõi Người đã từng tạo những công đức lớn như thế nào; khi ấy ông ta mới chịu khuất phục và xin quy y Tam Bảo, về sau trở thành đệ tử ruột của ngài Xá Lợi Phất.
Vài lời cùng bạn và chúc bạn luôn an lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Thần Thông có nhiều mức độ tùy do công phu tu tập mà thành, tột đỉnh thì có Thích Đề Hoàn Nhơn (Ngọc Đế) hay các vị Trời khác ! tuy họ biết được quá khứ, nhưng do cõi vui thù thắng của Ngũ dục nên chẳng thể tu học được, người bình thường chúng ta có một tý giàu sang vinh hiển đã quên mất đường tu sa vào danh lợi, nói chi đến việc sống lâu vô lượng kiếp, muốn gì được đó như cõi Trời ! Có chăng khi năm tướng suy hao họ mới hồi tĩnh !
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật! Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã dạy rất rõ là muốn thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, chúng ta phắi đắc quả vị từ Bậc A La Hán trở lên! Một vị Thánh A La Hán thường có 6 thần thông là:Thiên nhãn thông, Thiên nhỉ thông, Tha tâm thông,Thần túc thông, v.v… và Vô lậu tận thông! Vô lậu tận thông là đã tận diệt được tham, sân, si, phiền não v.v… nên đã trở thành Bậc Thánh A La Hán và nhập vào Niết Bàn của Bậc A La Hán! Còn Chư Thiên tuy có 5 thần thông nhưng vì chưa đắc được Vô lậu tận thông nên vẫn còn tham, sân, si, phiền não vi tế v.v… nên sau khi Chư Thiên hưởng hết phước báu nơi cõi Trời sẽ bị đọa xuống những cõi khổ là chuyện đương nhiên! Vô lậu là không còn tham, sân, si, phiền não v.v… còn sót lại trong tâm nữa! Xin xem thêm Trang web http://www.niemphat.com, click Pháp Âm, click Đại Sư Pháp Vân, click dưới số 1 Kính A Di Đà v.v… và nghe Ngài Đại Sư Pháp Vân giảng rất hay và vô cùng tuyệt vời! A Di Đà Phật!
Ồ,hoá ra các thiện tri thức ẩn mất là do chúng ta chả chịu nghe những lời họ nói.họ chỉ ra con đuờng nhưng tôi và bạn toàn làm ngược lại thôi THUẦN DƯƠNG TỬ à. Cẩn thận không lạc vào lưới ma.nay tôi có đôi lời thế này.nếu bỏ đi pháp môn NIỆM PHẬT này thì dẫn dễ lạc đường.trong KINH LĂNG NGHIÊM có nói rất nhiều về các loại ma.cằu trời cầu PHẬT gia hộ cho bạn kẻo bị ma nó dụ.kẻo khi mạng chung thượng phẩm thì vào ĐỊA NGỤC.trung phẩm thì vào NGẠ QUỶ.hạ phẩm thì vào SÚC SINH.lúc ấy có quay đầu thì mất thân người rồi ăn năn gì nữa.các vị như chú HUỆ TỊNH.THIỆN NHÂN .TÌM LÂI PHẬT TÁNH. HƯỚNG ĐẠO.V.V…thuờng đề xướng pháp môn TỊNH ĐỘ.hạng ngu tối như Nguyên đây tưởng có một do không chịu nghe mà có bao nghiệp chướng.giờ lại thêm THUẦN DƯƠNG TỬ hay sao?
Đáng lễ là người cõi trời có thần thông họ đã nhớ chuyện qúa khứ tu hành của họ và họ biết có sanh tử cho nên họ phải ráng tu để thoát sanh tử chứ.sao họ chết phải xuống địa ngục chứ.chúng ta kg có thần thông nên còn nữa tin nữa kg mà
A Di Đà Phật!
TM chưa đọc được được đoạn Kinh sách nào nói người cõi trời có thần thông cả, chỉ biết một số Quỷ thần có tiểu thông thôi đó là phước báu nhỏ, ví như các vị đó có thể biết người ta đang nghĩ gì hay biết trong thời gian ngắn nữa họ bị sao. Có nghĩa là cái thấy biết ngay lúc đó chứ làm sao họ biết kỉêp trước,kiếp sau được. Biết được túc mạng thông là phải do tu hành Thiền định thâm sâu mới có được, người cõi trời cũng phải tu mới có được.
Chỉ duy nhất chúng sanh sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, được oai thần bổn nguyện của Phật gia trì mới có được ngay thần thông và vô số năng lực khác thôi bạn ạ!
Còn trong Kinh có dạy: người sinh cõi trời khi sinh ra đều biết được túc duyên của mình, là cái nhân mình được sinh ra ở cõi trời này nhưng ngay khi thấy Thiên nữ là họ quên sạch kiếp trước.
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật.
Tránh làm bạn với nghiệp chướng ma,
Cố gắng gần gũi câu Di Đà,
Như con thầm nhớ mong trở về,
Ngoài ra không gì đáng bận lòng.
(Nếu thiếu lòng tin hãy trì thần chú Đại Bi và niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát cầu oai thần lực Ngài gia bị tăng trưởng lòng tin, dứt lòng NGHI nghiệp chướng nặng nề)
Nam Mô A Di Đà Phật.
mọi người cho con hỏi nhà con không có tượng, nhưng mà có treo tranh Quan Âm Bồ Tát ở phòng khách và có để một số hình ảnh Phật, Bồ Tát để trong tủ kính thì có mang tội bất kính k ạ. Vì nhà con hơi nhỏ, chỗ phòng khách cũng là phòng ăn, nên ăn cơm có khi ăn mặn cũng ăn ở phòng khách dưới bức tranh luôn. Nhưng mà thực sự vì nhà con nhỏ quá, nên chắc phòng khách là nơi trang nghiêm sạch sẽ nhất rồi
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật các cô chú có thể trả lời giúp cho con được không, vì con cũng sợ gia đình mang tội bất kính nhưng không biết nên khuyên ba mẹ thế nào cả.
Đầu tiên mình cần rõ ràng mục đích treo hình Phật Bồ Tát để làm gì? Để thành kính chiêm bái, để nhìn thấy hình tượng của Ngài mà nỗ lực học tập theo tấm gương, theo chí nguyện của chư Phật Bồ Tát. Vậy thì nên treo, khi đó tự bạn sẽ biết treo như thế nào, tâm thành kính của bạn sẽ dẫn lối cho bạn.
Còn có người treo hình Phật Bồ Tát để cho “hên” nhà, vui cửa? Để chống ma quỷ ko vào nhà? Để trang trí? Để cầu may…Những ý nghĩ này là bất thiện. Khiến Phật Bồ Tát thành những vị thần ban phước giáng họa cho chúng ta. Như vậy là bất kính.
Phật Bồ Tát là Thầy của chúng ta, Phật pháp là giáo dục chứ ko phải là 1 tôn giáo đa thần mê tín.
Khi bạn giác ngộ điểm này rồi thì bạn liền biết trong nhà mình đang thờ Phật theo hướng mê tín hay chánh tín.
Tuy nhiên, muốn phá trừ mê tín ko thể ngay 1 lúc mà chuyển đổi suy nghĩ của mọi người trong nhà được. Bản thân mình phải từ tốn, tu tập Phật pháp cho đàng hoàng, rồi mới tùy duyên, tùy lúc chia sẻ, khuyên nhủ người nhà để họ dần cũng giác ngộ giống mình. Nếu làm gấp, chống đối, phản ứng thì gia đình sẽ lục đục đấy, sẽ “đổ nghiệp” ra mà xem…Khi đó không khéo mình lại bảo Phật pháp ko linh!
Do mình không khéo Nhẫn mà thôi.
Việc gì cũng có thời điểm của nó. Vì nhà bạn đang ở ko phải là bạn mua, thường là của cha mẹ, cho nên việc thay đổi sắp đặt đồ vật trong nhà phải cần có sự đồng ý của chủ nhà, tức cha mẹ của mình vậy, nếu như mình muốn thay đổi việc treo hình tượng Phật Bồ Tát.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho hỏi chú Huệ Tịnh,chú Thiện Nhân,bạn Nguyên đã đạt được công phu niệm Phật nhất tâm bất loạn,công phu niệm Phật thành phiến chưa hoặc đã đoạn hết phiền não chấp trước,trần sa hoặc phiền não chưa.Nếu đã đoạn hết rồi hoặc đã đạt được cảnh giới niệm Phật ấy rồi thì các chông chịuú và bạn nguyên hãy nêu lên cảm giác và miêu tả cái cảnh giới đó cho dương tử biết chứ một người mà nói là thiện tri thức mà đến giờ vẫn chưa đoạn hết kiến tư hoặc,phân biệt,chấp trước ngay cả công phu thành phiến niệm PhẬT chưa làm được,vẫn chưa đạt tới cảnh giới đó nổi thì lấy gì làm tin tưởng để giáo hóa người khác,lấy tư cách như thế nào để nói người khác nghe theo và tin tưởng làm theo.Không phải là dương tử không chịu nghe lời thiện tri thức khuyên bảo răn dạy là không được làm như thế này,không được học theo thế kia,thế nọ nhưng mà bây giờ thiện tri thức trên thế giới này đếm được mấy người thậm chí họ còn tham,sân,si,phiền não nhiều mà họ còn dùng tham,sân,si,phân biệt,chấp trước của họ để khuyên dạy người khác,để giáo dục người khác thử hỏi giáo dục người khác nghe lời họ như vậy có phải cách hay không,có đúng la2bien65 pháp tốt nhất cho họ không,thời bây giờ mà kiếm một người thiện tri thức thật sự chẳng khác gì bắt mò kim đáy bể,chẳng khác gì con kiến trèo lên non cao.Thiện tri thức bây giờ toàn chỉ nghĩ đến bản thân chẳng nghĩ đến người khác,thiện tri thức gì mà tham,sân,si,ỷ vào trí huệ của mình để phô trương kiến thức,hiểu biết của mình để mọi người xem thấy mình có kiến thức rộng,hiểu biết hơn người để thu hút mọi người nghe theo mà thôi,CHẲNG phải là thiện tri thức chân thật.Như thế thì giáo dục người khác được lợi ích gì,trong khi đó vãng sanh về Tây phương đâu cần kiến thức,hiểu biết chi cho rộng,chẳng cần có trí huệ thiện xảo,chẳng cần tài năng giỏi hơn mọi người mà vẫn niệm Phật được vãng sanh.Cho hỏi bạn nguyên,chú Huệ Tịnh,chú Thiện Nhân có lạc vào những loại người đây không,có phải là thiện tri thức thật sự hay không,dám hỏi chú Huệ Tịnh,Chú Thiện Nhân và bạn Nguyên dám chắc rằng mình được vãng sanh về tây phương không nếu dám chắc mình niệm Phật sẽ được về Tây phương thì hãy nêu ra những nguyên nhân và điều kiện gì khiến mình sẽ được vãng sanh.Thôi như vậy là quá dài dòng rồi con chỉ nói tới đây thôi,suy nghĩ nhiều viết nhiều quá thành ra đắc tội bất kính với mọi người không hay,không tốt đẹp chút nào phải không.
A Di Đà Phật
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Đại Thế Chí Bồ Tát
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
tác đại chứng minh
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi bạn Thuần Dương Tử,
*Câu hỏi của bạn khiến TN phải thức ngộ khá nhiều điều. Tuy nhiên những điều của bạn đặt ra xuất phát từ cái tâm phiền não: ngã mạn, hoài nghi, phân biệt, chấp chước, vì thế những câu hỏi bạn nêu ra đều hàm chứa đầy phiền não. Nếu những tâm này thường trực, bạn tu đạo sẽ rất vất vả và sẽ khó thể nhập vào ngôi nhà của Như Lai.
*Như Lai là gì? Giản đơn nhất đó là thanh tịnh-bình đẳng-giác. Thanh tịnh bởi chẳng có cấu-tịnh; bình đẳng vì chẳng có cao-thấp; giác vì chẳng mê.
Một người tâm thanh tịnh chắc chắn sẽ không khởi niệm: phải-quấy, thiệt-hơn, cao-thấp, tà-chánh, yêu-ghét, bạn-thù, thầy-trò, giác ngộ-không giác ngộ, chứng đắc-chẳng chứng đắc, thiện tri thức-không phải thiện tri thức… những thứ tâm niệm này Phật gọi là niệm của phàm phu, của luân hồi.
*Trên ĐVCT vốn không có thầy cũng chẳng có trò. Thầy-trò đều do chúng ta tự đặt cho nhau rồi cũng lại chính chúng ta chuốc vào những phiền não. Đó gọi là tự làm, tự chịu.
*Chúng ta học pháp của Phật không gì hơn là để chuyển hoá tâm phiền não: tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước – những tâm này đã đeo bám chúng ta từ vô thỉ kiếp tới nay, và đã khiến chúng ta trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi. Niệm Phật là pháp giúp chúng ta điều đó, nhưng niệm thế nào? Niệm đến đâu? Niệm ở mức độ nào? Tự mỗi người niệm Phật lý giải. Về điều này TN đã có một đôi lần chia sẻ: người niệm Phật giống người uống nước, nóng-lạnh tự mình biết, nếu đem cái biết ấy để diễn tả cho người chưa bao giờ uống nước hoặc không muốn uống hay từ chối uống, hoặc uống mà chẳng đến nơi đến chốn, không phải là chuyện dư thừa trái đạo sao?
*Bổn Sư Thích Ca suốt 49 năm hoằng pháp chưa một lần Ngài nói mình có thuyết pháp, cũng chưa một lần Ngài nói Ngài chứng đắc, nay chúng ta đem chuyện chứng đắc để hỏi nhau, rồi khảo nhau đó không phải là nghịch đạo sao?
*Thiện tri thức là gì? TN ghi lại trích đoạn trong Kinh Đại Niết Bàn để bạn tỏ rõ, rồi lấy đó mà tự chiêm nghiệm nhé.
„Nầy Thiện nam tử ! Thiện tri thức là nói chư Phật Bồ Tát và hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật, cùng những người tin kinh Đại Thừa. Thế nào gọi là thiện tri thức? Hàng thiện tri thức có thể chỉ dạy cho chúng sanh xa lìa mười điều ác, tu hành mười điều lành, do nghĩa nầy nên gọi là thiện tri thức. Lại hàng thiện tri thức lời nói đúng như pháp thật hành đúng như lời nói, chính là tự mình chẳng sát sanh cũng bảo người chẳng sát sanh, nhẫn đến tự mình có chánh kiến, cũng đem chánh kiến dạy cho người.
Nều có thể được như đây thời gọi là chơn thiệt thiện tri thức. Tự mình tu tập Bồ Đề cũng có thể dạy người tu hành Bồ Đề. Tự mình tu hành chánh tín, trì giới, bố thí, đa văn, trí huệ, cũng có thể dạy người như vậy, do đây nên gọi là thiện tri thức.
Nầy Thiện nam tử! Hàng thiện tri thức có thiện pháp. Những gì là thiện pháp? Những việc của mình thật hành chẳng mong cầu tự vui, mà thường vì chúng sanh cầu an vui, thấy người khác có lỗi không rao nói, miệng thường tuyên nói những việc thuần thiện, do đây nên gọi là thiện tri thức.
Nầy Thiện nam tử ! Như mặt trăng từ đêm mùng một đến đêm rằm lần lần thêm lớn đầy đủ. Cũng vậy, thiện tri thức làm cho những người học đạo lần lần xa lìa pháp ác, thêm lớn pháp lành. Nếu người gần gũi thiện tri thức, từ trước chưa có giới định huệ giải thoát, giải thoát tri kiến nay bèn có đó, người chưa đầy đủ thời được thêm rộng, do vì gần gũi thiện tri thức…”
Chúc bạn tỉnh giác để tu đạo.
TN
A Di Đà Phật
Phúc đáp của Thuần Dương Tử và chú Thiện Nhân cũng là lời cảnh tỉnh cho mình.Chúng ta đều là phàm phu học Phật,có gì từ tốn bảo nhau để tất cả cuối cùng đều vãng sanh.Công phu niệm Phật thì mình chưa có,chẳng qua là mình đọc trước nên biết trước điều gì thì nói ra cho người mới học người ta biết,đỡ mất công tìm hiểu.Ví như có quyển bí kíp võ công,tuy mình chưa luyện thành nhưng cứ mang ra chia sẻ cho tất cả mọi người cùng luyện,ai có phước đức tố chất thì sẽ luyện thành trước.Không nên nghĩ rằng mình chưa luyện thành nên cũng chẳng nói cho ai,ai có duyên thì vẫn cứ nói.
Vài lời chia sẻ.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Chào bạn Thuần Dương Tử,
Trong 66 lời Phật dạy về cuộc sống:
“Đừng gắng sức suy đoán cách nghĩ của người khác, nếu bạn không phán đoán chính xác bằng trí huệ và kinh nghiệm thì mắc phải nhầm lẫn là lẽ thường tình.”
Nếu tâm bạn vẫn còn khởi tà kiến mê chấp điên đảo, phiền não chứa đầy che lấp, dẫu có gặp thiện tri thức thật sự dạy bảo như vậy thật sự bạn có được lợi ích hay không?
Câu chuyện vua Lương Vũ Đế gặp Tổ Bồ Ðề Ðạt Ma bỏ vua ra đi thấy rõ ràng, một người thiếu trí tuệ cho dù thiện tri thức đứng trước mặt cũng như không hề gặp mặt vậy. Chỉ trách mình thiếu trí tuệ phiền não chứa đầy chứ đừng tìm lỗi người.
Vào trang ĐVCT để có thể khuyến khích và nâng đỡ nhau tăng trưởng niềm tin trên đường Ðạo thôi bạn ơi. So đo tính toán, chấp thị phi để làm được gì cho việc vãng sanh về Tây Phương? 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
Người bình thường khi nhắc đến ai.họ thường tán thán những việc của người khàc và thường nhận mình là ngu si.nghiệp.chướng .nếu như người được nhận lời khen mà có công phu thực sự thì họ lại càng sợ được khen.nếu viết dài dòng thành ra lại cãi lộn…ngày hôm nay sao bạn không đi hỏi BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM vậy? Khi niệm danh hiệu ngài ngài sẽ tuỳ hiện thân để giúp bạn
Mấy chục năm ở cõi người khổ đau nào có há gì.mỗi giây mỗi phút ở địa ngục thì quá khổ.trong các sực cúng dường thì pháp cúng dường công đức lớn nhất.người hỏi pháp cũng phải cám ơn họ vì có hỏi thì mới có câu trả lời…nuớc dù có lấy tay khua khắng đục ngàu thì, một thời gian cặn bẩn vẫn lắng xuống.nước sẽ vẫn trong thôi
A Di Đà Phật.
Nguyên: “trong các sực cúng dường thì pháp cúng dường công đức lớn nhất.”
Trong 66 lời Phật dạy về cuộc sống:
“Người âm thầm quan tâm chúc phúc người khác, đó là một sự bố thí vô hình.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cám ơn câu hỏi của bạn Thuần Dương Tử và câu trả lời của chú Thiện Nhân. Hệu sanh xin có vài dòng chia sẻ. Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế Người đi đến một vùng nọ để thùy duyên nói pháp, khi đến đây có người hỏi đức Phật: đức Phật đến đây giáo pháp, trước đây cũng có các tôn giáo khác đến đây thuyết pháp, tôn giao nào cũng nói mình cao siêu là đúng hôm nay đức Phật đến đây thuyết pháp nữa chúng con biết tin ai. Đức Phật trả lời ” Các con đừng tin ta nhưng cũng đừng chối bỏ, các con hãy lắng nghe và thực hành, đạo nào đem đến an lạc và hạnh phúc thì đạo đó chính là đạo của các con.Khi Ngài sắp diệt Niết bàn bên cây Sa la song thọ, ngài Anan khóc nói rằng ” Thầy đi rồi chúng con biết lấy ai làm thầy mà chỉ dạy nữa, đức Phật nói ” Ấy khi ta còn sống ta đâu có là thầy của ai, các con hãy theo giới luật mà tu hành, giới chính là thầy dẫn đường. Giống như chú Thiện Nhân đã nói trong suốt thời gian giáo hóa, đức Phật chưa bao giờ xưng thầy và trò, chỉ nói Như Lai và người khác là thiện nam tử hoặc xưng tên,… Khi đức Phật còn sống đã không có thầy, trò, pháp thì há gì trong thời này lại có người tự xưng là thầy?
Ngày nay chúng ta đặt vấn đề rồi đi giải quyết vấn đề nếu vấn đề không thỏa thì chúng ta buồn phiền.Không có tiền bạc, nhà cửa thì mong cầu cho có, tới lúc có rồi thì lại lo làm sao giữ, cho nó ngày một nhiều hơn, không có con thì mong cho có tới lúc có rồi lại mong nó phải giỏi phải có hiếu,… nếu nó học dở thì trách mắng, buồn phiền, nếu nó không có hiếu thì lại buồn biết thế ngày xưa không đẻ nó ra,… chẳng phải chúng ta tự đặt vấn đề để rước cái phiền não đó ư? có bao giờ chúng ta tự hỏi chúng ta có giỏi chưa, chúng ta đã có hiếu với cha mẹ chúng ta chưa, chúng ta chưa làm được mà lại bắt con cái, anh, em, cha mẹ chúng ta phải thế này, thế kia chẳng phải tự đặt ra rồi tự rước phiền não? Còn về chứng đắc của mỗi người, nếu có cũng chẳng ai dám nói bởi vì sao ” chẳng biết là thật hay là giả, là Phật hay là ma” chỉ có những vị khi sắp xả bỏ xác thân còn vài ngày, vài tuần tùy duyên mà nói ra, những gì các vị ấy để lại người sau kiểm chứng chứ các vị ấy cũng chẳng dám khẳng định như: biết trước ngày giờ vãng sanh, thoại tướng ra đi an nhàn, thanh thản như trong kinh đã nói hoặc là xá lợi để lại. Ngay cả các vị Phật, Bồ Tát thị hiện trong đời ác 5 trượt này khi thân phận các vị bị bại lộ các vị đều ẩn mình hóa thân thành người khác,… đó mới chính là chân tu bởi vì giữa Phật và ma chỉ cách nhau 1 ý niệm, cho dù có chứng đắc nhưng vội kheo khoang thì ngay lập tức đã bị ma dẫn rồi. Cho nên mới nói “cơm ai ăn nấy no, áo ai mặc nấy ấm” không thể biểu lộ cái cảm xúc của mình cho người khác được tùy vào mỗi người tu tập phước báu khác nhau mà có sự tương thông khác nhau, thật khó mà có thể nói hết được.
Chú Thiện Nhân, Huệ Tịnh hay bạn Nguyên,… thật ra cũng đều là những người mù đốt đèn đi đêm mà tìm Phật tánh thôi. Chẳng qua họ là những người đi trước trên con đường đó, biết được trên con đường đó chỗ nào có chông gai, cao sâu, có nước, … họ cũng nếm trải chỗ nào có chông gai thì bị chảy máu, chỗ nào sâu thì cũng xa chân té, nay vì chút nhân duyên nghe pháp, đọc kinh nhiều biết tịnh độ sớm hơn ta niệm Phật nhiều hơn ta mà chỉ dẫn để chúng ta đỡ bị vướng phải, do chúng ta tự đặt cho họ là thiện tri thức, … chứ họ nào có tự nhận. Chúng ta nghe, tin hay không phải do ta quyết định, cũng như lời Phật dạy chúng ta nghe, làm theo hay không chúng ta phải tự quyết định thành Phật hay thành ma là do ta chứ không phải do đức Phật hay do ai khác ” vạn pháp không có chánh tà, nếu có là do người hành”. Chúng ta phải dùng trí huệ của mình kết hợp với nhân duyên phước đức có được đời trước hoặc đã tạo ra trong đời này thì mới có thể tin sâu, y pháp mà tu hành được. Không chỉ vì một chút nhân duyên phước đức mà mới gặp pháp, kinh thì có thể tu hành được “Xá lợi há chút căn lành, nhân duyên phước đức mà thành đạo sau”. Còn về thắc mắc của bạn” tại sao cõi Trời cũng có thần thông biết trước sanh tử mà sao không tu hành để thoát sanh tử”. Bạn đọc nhiều kinh sẽ hiểu, chúng ta có 3 xác thân: xác thân bên ngoài thường gọi là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, óc, xác thân bên trong là: dây thần kinh cảm giác hay còn gọi là sắc, thọ, tưởng, hành, thức, xác thân thứ 3 là linh hồn. Người trời tu theo xác thân thứ hai trên dây thân kinh cảm giác, còn tu theo đạo Phật là tu trên linh hồn cho nên thần thông của cõi trời là thần thông của cảm giác (tạm gọi là vậy), còn thần thông của đức Phật là thần thông của trí huệ. Người trời vẫn còn chấp vào sắc, thọ, tưởng, hành, thức nên phước báu hữu lậu, còn của đức Phật vô sắc, thọ, tưởng, hành, thức không chấp vào có, không, không, có như nhau cho nên là vô lậu, bạn đọc nhiều kinh sẽ hiểu rõ phần này.
Cho nên ngày nay, “chúng ta học Phật pháp, biết pháp môn Tịnh độ,tinh tấn niệm Phật cầu vãng sanh thì phải biết người đó trong quá khứ đã cúng dường vô số chư Phật và Bồ tát, trồng các căn lành nhiều đời nhiều kiếp”, đây chính là lời của đức Như Lai nói trong kinh Vô lượng thọ. Hệu sanh chỉ biết mình còn nhiều tham, sân, si còn muốn đủ thứ nhưng những lúc tham nổi lên thì liền nghĩ đến niệm Phật, sân, si cũng như vậy nhưng tham thì mình có thể quán tưởng, còn sân thì khó có lúc biết mình sân niệm Phật có lúc không. Bởi vậy nói Phật, pháp thì dễ, hành theo Phật pháp mới khó, hành được rồi, bỏ lại càng khó hơn.Biết đâu trên con đường học Phật bạn Dương Tử ngộ trước mình và các bạn đồng tu khác, tất cả còn tùy thuộc vào nghiệp duyên từng người, túc duyên đã đến muốn nhận cũng không được, muốn bỏ cũng không xong. Chúng ta nếu biết niệm Phật thì cứ dùng cái tâm vốn có của mình mà niệm Phật, nếu tâm còn tham thì cứ dùng cái tâm tham đó mà niệm, nếu tâm còn trùng trùng duyên khởi thì cứ dùng cái tâm đó mà niệm, nhân lúc rảnh rỗi nhớ Phật thì bất kỳ hoàn cảnh nào, nhân duyên nào cứ niệm Phật. Pháp môn niệm Phật là pháp môn tự lực kết hợp với tha lực của Phật A DI ĐÀ. Tha lực ngay trong lúc niệm Phật, hào quang của đức Phật A DI ĐÀ luôn chiếu soi những hành giả niệm Phật, tha lực ngay trong lúc tử, niệm Phật thì Phật sẽ tiếp dẫn nhưng quan trọng là chúng ta có tin và y pháp làm theo hay không, nếu có chắc chắn Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn đúng như bổn nguyện. A DI ĐÀ PHẬT
Không gặp được thiện tri tức tốt, đấy là do nhân duyên, có gặp người tốt thật nhưng không có duyên nói cũng không tin. Chớ có suy nghĩ chuyện người khác, tâm chỉ có câu phật hiệu. Chớ thấy lỗi mà hủy báng, họ cũng đang hoằng dương phật pháp, bạn nghi ngờ thiện tri thức, họ chỉ cho bạn bạn cũng chẳng tin đấy chẳng phải tự hại mình sao.
Tà khởi phiền não tới,
Chánh đến phiền não trừ.
Tà chánh đều chẳng chấp,
Thanh tịnh đến cùng tột.
Tự tánh vốn Bồ Đề,
Khởi tâm tức là vọng.
Tịnh tâm ở trong vọng,
Niệm chánh chẳng tam chướng.
Người đời muốn tu đạo,
Tất cả đều chẳng ngại.
Thường tự thấy lỗi mình,
Với đạo tức tương ưng.
Muôn loài tự có đạo,
Mỗi mỗi chẳng ngại nhau,
Ngoài tâm đi tìm đạo,
Suốt đời chẳng thấy đạo.
Bôn ba qua một đời,
Sau cùng tự áo não.
Muốn được thấy chơn đạo,
Hạnh chánh tức là đạo.
Nếu tự chẳng đạo tâm,
Đen tối chẳng thấy đạo.
Nếu là người chơn tu,
Chẳng thấy lỗi thế gian.
Nếu thấy lỗi của người,
Trái lại thành tự quấy.
Người quấy ta chẳng quấy,
Thấy quấy thành tự lỗi.
Hễ bỏ tâm chấp quấy,
Phiền não tự tan rã.
Thương ghét chẳng quan tâm,
Duỗi thẳng hai chân nằm.
“Bài tụng trích từ KINH PHÁP BẢO ĐÀN – Phẩm Bát Nhã Thứ Hai (Lục Tổ HUỆ NĂNG giảng)”
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thuần Dương Tử xin hỏi chú Huệ Tịnh và chú Thiện Nhân đã đoạn hết kiến tư hoặc phiền não chưa tức là đã buông xuống hết tất cả chấp trước chưa,nếu chú Huệ Tịnh,chú Thiện Nhân và bạn nguyên với bạn beo nhi nếu là người tu đạo thanh tịnh chân thật thì không nhìn thấy lỗi người khác nếu vẫn cố chấp nhìn thấy lỗi người khác thì cả 2 chú và 2 bạn nguyên với beo nhi chẳng phải là người tu đạo thật sự,thuần dương tử đã vô tình đọc được đoạn đấu khẩu do bất đồng ý kiến giữa chú Huệ Tịnh và chú Thiện Nhân ở trên diễn đàn này đại loại là như thế này chú Huệ Tịnh lại không đồng ý với bài giải thích của chú Thiện Nhân và còn tưởng chú Thiện Nhân là cái anh thanh niên còn trẻ đăng hình mạng xã hội facebook của mình trong bài viết niệm Phật hóa giải oan gia trái chủ gì đó còn nói chú Thiện Nhân là giải thích như vậy người bây giờ toàn là hạ căn trí huệ sao đủ để hiểu được bài giải thích phúc đáp của chú Thiện Nhân sau đó dẫn đến xung đột do 2 người không ai có đồng ý kiến với nhau,ngược lại chú Thiện Nhân cũng đáp trả lại với những câu hỏi hóc búa về giáo pháp khiến chú Huệ Tịnh cũng lúng túng mãi cho đến khi một số cư sĩ gì đó nói với chú Huệ Tịnh rằng chú Thiện Nhân đã sáu mươi mấy tuổi rồi không phải là anh thanh niên trẻ trên bài viết kia đâu vậy đó chú Huệ Tịnh mới té ngửa ra là chú Thiện Nhân đã lớn tuổi mà cứ tưởng rằng anh chàng thanh niên kia nên mới rút lui ra khỏi cuộc xung đột bài pháp giữa 2 bên,mới xưng hô với chú Thiện Nhân là huynh này đệ nọ,như vậy qua câu chuyện đó cho thấy 2 chú vẫn chưa đoạn hết kiến tư phiền não thậm chí vẫn chưa buông sả chấp trước hay nói ngắn gọn hơn vẫn chưa buông xả cái tật cố chấp vào pháp.Trong khi đó vãng sanh về Tây phương phải buông xả hết tất cả không cố chấp vào cái gì kể cả pháp còn phải xả để nhẹ bớt đi hành lý đang vác nặng trên lưng nếu vẫn cố chấp trước ôm nhiều pháp mà mang vác trên lưng để lên con thuyền bổn nguyện của Phật A Di Đà thì chẳng khác gì làm mệt nhọc hao phí sức lực thêm mà làm chướng ngại việc vãng sanh,qua sự việc đó cho thấy 2 chú Huệ Tịnh và Thiện Nhân không phải là người tu đạo thật sự vì 2 chú vẫn nhìn thấy lỗi của nhau thì chắc chắn không phải là người tu đạo chân thật,bởi vì qua câu chuyện đó 2 chú đã đấu khẩu sự hiểu biết về pháp của mình để bắt bẻ đối phương như vậy chẳng khác gì người tu đạo giả dối đang nhìn thấy lỗi của đối phương.Vãng sanh về Tây phương không nhất thiết là mình hiểu biết nhiều kinh pháp nào là kinh Lăng Nghiêm,kinh Pháp Hoa,kinh này hoặc kinh kia,mà tất cả các kinh đó chẳng cần phải đọc hay biết nhiều kinh điển gì cả,bởi vì người ta vãng sanh được về Tây Phương ai ai cũng đều duy trì 1 câu Phật hiệu trong tâm phải nói đúng hơn là “một câu Phật hiệu niệm đến cùng cực”thì mới mong được Phật tiếp dẫn,chẳng hề có nghĩ đến kinh pháp này,kinh nọ,pháp kia gì hết chẳng cố chấp vào pháp vì vạn pháp khởi lên đều giai không nên buông xả hết tất cả pháp là đúng đắn ,chứ vẫn cố chấp vào pháp thì thật sự vẫn chưa buông xả tức là kiến tư phiền não vẫn chưa đoạn ,người ta vãng sanh được về Tây phương là do ý niệm cuối cùng xuất hiện trong tâm của họ là câu Phật hiệu A Di Đà chính vì vậy biết được nhiều pháp chưa hẳn đã hay ,phải nói rằng những người biết được nhiều pháp,hiểu được nhiều pháp rất khó để xả bỏ và buông cái tâm chấp trước của mình ra khỏi các pháp đó.Ý của bạn nguyên nói nếu viết dài dòng thành ra cãi lộn là bạn hiểu nhầm thuần dương tử rồi đó ,có thể bạn nghĩ mình tậm địa hẹp hòi,thua thiệt với bạn,với mọi người hay sao vậy.Đừng nên suy nghĩ như vậy nhé.
A DI ĐÀ PHẬT!
Phật dạy: “Biết kinh pháp cũng chỉ như ngón tay chỉ mặt trăng, hãy nhìn mặt trăng và biết ngón tay không bao giờ là mặt trăng cả”.
TN
Trong Kinh Phát Khởi Thù Thắng Bồ Tát Chí Nhạo Kinh Phật dạy chúng ta thế này:
Chớ tìm cầu lỗi người
Cũng đừng vạch tội người
Lìa lời thô keo bẩn
Người ấy được giải thoát.
Các huynh đệ ai có duyên đọc được bài kệ trên thiệt từ tốn thì sẽ nếm được vị cam lồ của Chánh Pháp Như Lai. Tâm ý sẽ được mát mẻ lắm à 🙂
Thế Tôn chẳng bao giờ thấy lỗi của người khác nên Ngài mau thành Phật, còn chúng ta thì sao? Người xuất gia coi thường người tại gia, người trì giới coi thường người phá giới, người trí thì coi thường kẻ mê, nam thì coi thường nữ…tu như vậy thì bao giờ mới thành tựu?
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Thuần Dương Tử huynh đệ,nhận xét như vậy có phải là chủ quan,đánh giá thấp người niệm Phật không
Bạn cho rằng người chuyên niệm Phật họ không cần đọc kinh gì.Mình tin những người niệm Phật này trong đời quá khứ,họ đều đã từng tu thiền định,đọc tụng nhiều kinh điển lăng nghiêm,pháp hoa,hoa nghiêm,….và cũng tu bố thí cúng dường rất nhiều.Tuyệt nhiên,không có chuyện tự nhiên,họ có thể buông được tất cả để chuyên tâm vào niệm Phật.Tại sao chúng ta không làm được như họ vì chúng ta không có thiện căn và phước đức nhiều như họ,chẳng phải muốn làm thì làm được ngay đâu,phải tích lũy dần.
Phật Thích Ca cũng phải thuyết nhiều kinh,đâu phải chỉ 1 bộ,các vị tổ sư cũng tu nhiều pháp môn,cuối đời mới trở lại niệm Phật.Có thể chuyên tâm niệm Phật thì người này trong đời trước đã đọc sâu rất nhiều kinh,chúng ta không thể chuyên tâm niệm Phật trong nhiều h liền thì thay vào đó đọc kinh cũng được,vì nếu ko niệm Phật đọc kinh thì chúng ta sẽ tìm thứ khác để đọc.Cho nên đọc kinh hỗ trợ cũng được,ai chả muốn chuyên tâm có thành tựu ngay.
Chú Huệ Tịnh,Thiện Nhân có thảo luận thì cũng là đang nói Pháp mà,có Pháp nào mà không phải là Phật Pháp.
Vài lời chia sẻ
A Di Đà Phật.
Chào bạn Thuần Dương Tử.
Chuyện đấu khẩu do bất đồng ý kiến giữa Huệ Tịnh và huynh Thiện Nhân xảy ra ở trên diễn đàn này cách đây cũng đã khá lâu rồi, Huệ Tịnh đã quên mất tiêu nay bạn nhắc nghĩ lại thấy cũng buồn cười vui nhĩ. 😀
Huệ Tịnh xin trích lại một câu chuyện rất là giá trị cho chúng ta suy ngẫm tu hành nhe.
— Truyện hai nhà sư và cô gái —
Hai nhà sư trẻ đi bộ trên đường trở về chùa, sau chuyến đi công chuyện cho sư phụ.
Đến một bờ sông cạn, hai vị sư sắp sửa xăn ống quần để lội bộ qua sông. Có một cô gái ăn mặc rất đẹp tiến đến chào hỏi hai vị sư và xin được giúp đỡ.
– Thưa Thầy, nhờ Thầy cõng giúp giùm em qua sông. Em rất sợ nước, không biết lội nên không thể tự qua sông được. Trời cũng đã quá trưa rồi mà nhà em vẫn còn xa.
Sau một phút suy nghĩ, người sư đệ trả lời:
– Cô chuẩn bị và leo lên lưng tôi, tôi sẽ cõng cô sang đến bờ bên kia.
Đến bên kia bờ, sư đệ để cô gái xuống, chào từ biệt và đường ai nấy đi.
Trong nửa đoạn đường trở về chùa, người sư huynh bắt đầu và tiếp tục trách móc sư đệ.
– Tại sao sư đệ đã là người xuất gia mà còn vấn vương cõng cô gái kia?
Sư đệ làm thinh và tiếp tục đi cùng sư huynh.
Về đến chùa, sư huynh vẫn còn trách móc.
Cuối cùng, sư đệ mới trả lời:
– ĐỆ ĐÃ BỎ CÔ GÁI ẤY BÊN BỜ SÔNG. CHÍNH SƯ HUYNH MỚI LÀ NGƯỜI CÕNG CÔ GÁI VỀ ĐẾN CHÙA.
Cũng như câu chuyện, Huệ Tịnh và huynh Thiện Nhân đã buông xả quên mất chuyện bất đồng ý kiến đó đã khá lâu rồi, sao bạn Thuần Dương Tử lại nhớ gánh nặng chi cho mệt vậy? 🙂
————————————–
“Quá nhi bất cải, thị vị quá hĩ!”
“Biết lỗi mà không sửa, đó chính là lỗi!”
– Khổng Tử –
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật!
Đúng như Hòa thượng Tịnh Không dạy, ai nói lỗi của ta người đó là thiện tri thức của ta. Tiếc rằng… Haizz
Cho nên Phật thấy ai cũng là Phật, Bồ tát thấy ai cũng là Bồ tát, phàm phu chúng ta thì thấy ai cũng là phàm phu. Vì thế Phật vẫn là Phật chúng sanh mãi vẫn là chúng sanh
Nam Mô A Di Đà Phật!
Vậy là tu lên cõi trời mà kg nhớ quá khứ thì cũng giống như người cõi phàm thôi.vậy chứ xuống địa ngục có nhớ quá khứ kg.nếu có thì tại sao cảnh đâu khổ lại để cho nhớ còn cảnh vui thì sao lại kg cho như vậ có thật sự công bằng với nhân quả kg
A Di Đà Phật
Hễ là phàm phu trong lục đạo,nhập thai vào cõi người thì đều quên hết kiếp trước,đó là nhân quả,chẳng phải tự nhiên,đều là tự mình làm mình chịu.Ví như có người uống thuốc lú,sau đó quên hết đều là tự mình làm mình chịu còn trách ai nữa.Thuốc lú ở đây chính là tinh cha huyết mẹ,thần thức có thể đi xuyên núi đá,bay trên hư không nhưng không xuyên qua tinh cha huyết mẹ,thần thức nhập vào tinh huyết ví như lấy đất cát hòa với nước sẽ tạo thành 1 thứ hỗn hợp,đất cát vốn khô này hòa với nước thì sẽ có tánh ướt của nước,nước vốn sạch nay kết dính với đất thì trở nên vẫn đục.Bây h nếu có ai ném vào con mắt một nắm bụi thì con mắt còn thấy gì nữa không,thần thức bị tinh huyết vẩn đục làm sao mà nhớ được gì, quên sạch hết. Quá trình nhập thai,trụ thai,xuất thai gọi tắt là cách ấm không hề đơn giản như mọi người nghĩ.Có lẽ chỉ có bồ tát bát địa trở nên đã chuyển hoàn toàn thức thành trí mới không bị mê,còn lại đều là mê chỉ là ít hay nhiều.
Trong kinh lăng nghiêm gọi là kiến trược.Xin trích từ kinh lăng nghiêm
Thân ông hiện bám lấy tứ đại làm tự thể, nên cái thấy nghe hay biết bị ngăn ngại. Trở lại làm cho các thứ đất nước lửa gió thành ra có cái hay biết. Các thứ đó đan dệt nhau, hư dối mà thành. Đây là lớp thứ hai gọi là kiến trược.
Phải tin nhân quả,đừng bao h hoài nghi,Phật không nói dối chúng sanh
A Di Đà Phật
KHi bạn mộng bạn có biết mình đang mộng không? gặp ác mộng tỉnh dạy liệu có ướt hết áo không nhiều khi sự kinh hoẳng còn chưa tan vậy cái gì làm ta sơ vậy, tại sao bạn nằm mộng đó, bạn đang sống sờ sờ mà bạn không biết, rồi tỷ như trong việc hàng ngày còn làm trước quên sau, rồi việc hồi bé chẳng còn nhớ gì nữa thì làm sao có thể yêu cầu việc chuyển kiếp mà vẫn nhớ được kiếp trước, các cảnh giới trong lục đạo cũng như vậy, đều là huyễn mộng, cõi người chúng ta đang sống là đại mộng, còn cái Ta năm mơ là tiểu mộng nên Chư tổ có dạy chúng sanh trong lục đạo hết cơn mộng vô minh này lại rơi vào cơn mộng vô minh khác như trùng trùng các cơn sóng dữ nối tiếp nhau, hết lên rồi xuống không ngừng nghỉ.
Còn nhân quả thì bao giờ cũng công bằng bạn à, đừng vì một chút thấy biết của mình mà bạn vội đưa ra lời không hợp lý.
Muốn biết được kiếp trước kiếp sau thì ai cũng có khả năng ấy, nó vốn sẵn trong Ta. Phật chỉ dạy cách ta có được nó là tu hành, bạn tu tốt thì sẽ có được ngũ nhãn lục thông vậy thì cái gì mà chẳng biết.
Con như TM hạ căn yếu kém thì chịu vì công phu này quá khó, chỉ cố gắng niệm Phật về TG TPCL Phật A Di Đà gia trì cho thì biết hết.
Chúc bạn tinh tấn!
A Di Đà Phât!
Cho con hỏi cái tội quan hệ sằng bậy ở trong chùa có tội gì không? có đoạ địa ngục không? Xin hoan hỉ chia sẻ.
Đường Về Cõi Tịnh: A Di Đà Phật! Để ĐVCT được trang nghiêm và thanh tịnh, hơn thế ý kiến của bạn còn mang tính hướng chúng, vì thế BQT mong các đạo hữu hoan hỉ viết tiếng Việt đủ dấu và không viết tắt khi chia sẻ ý kiến của mình.
Người chân thật tu đạo không nên nhìn thấy lỗi của người khác.
Tốt nhất bạn nên tận dụng thời gian ấy mà niệm Phật không phải tốt hơn sao?
A di đà phật
Bạn Mony Kiệt thân mến,
Bạn muốn tìm hiểu để biết thêm, để phòng ngừa là một điều rất đáng quý; và việc bạn đang đề cập ấy có bị đọa địa ngục hay không thì mình cũng không rành cho lắm. Dường như kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện cũng nhắc đến vấn đề đó, bạn tìm đọc thử xem!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Bài phúc đáp của chú Thiện Nhân,chú vô hiệu sanh rất hay và rất có chí lí ,con phải thức cả đêm để suy nghĩ những lời chú nói ,con đem những lời nói của 2 chú ra đối chiếu quán sát xem ngoài thực tế thì thấy rất đúng.Nhưng cho con xin hỏi thời bây giờ đã là năm 2015 tà sư thuyết pháp nhiều như cát sông hằng,thời đại của ma cường pháp nhược thì sẽ ảnh hưởng không ít nhiều đến sự hình thành phát triển con đường tâm linh của giới trẻ như con.Con mong muốn mọi người ở đây có ai còn bí quyết gì có thể chuyển cái tâm ma của con thành bồ đề,chuyển cái tâm phiền não đầy vọng đọng của con thành thanh tịnh-bình đẳng-chánh giác-từ bi hay không.Chứ bị lôi cuốn theo cái tâm ngũ dục lục trần này con ngán lắm rồi,chẳng thể nào chịu nổi được nữa.Mong mọi người hồi đáp cho con sớm.Con xin chân thành cảm ơn mọi người ở trang đường về cõi tịnh.
Nam Mô A Di Đà phật.
A Di Đà Phật.
Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
Người xưa nói: “Phiền não như ảnh tùy thân, muốn bỏ mà không xong. Bồ Đề như trăng trong nước, muốn lấy mà không được”.
56) Hễ có tín tâm thì tội lớn cũng diệt, không có tín tâm thì tội nhỏ vẫn còn. Nên hổ thẹn là mình không có tín tâm!
Bởi thế nên thường cầu nguyện Tam Bảo gia bị.
—————————————-
“Chứ bị lôi cuốn theo cái tâm ngũ dục lục trần này con ngán lắm rồi, chẳng thể nào chịu nổi được nữa.”
Không có tín tâm
Không biết sám hối
Không tiêu nghiệp chướng
Tập khí vẫn còn
Tâm dễ lay động
Ngũ dục chi phối
Say mê bất an
Lo lắng phiền não
Tìm thuốc bên ngoài
Để giải trừ đi
Ai ngờ không được?
Bởi vì thuốc đó
Ngay trong tâm người
Muốn uống thì uống
Ai cấm người đâu?
Thuốc A Di Ðà
Bình đẳng FREE mà
Hễ có tín tâm
Siêng năng niệm Phật
Bệnh gì không lành
Bí quyết gì ư?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Có một vị Thầy dạy TN câu này: Ở đời có hai hạng người: một là có trí tuệ và hai là thông minh.
Người có trí tuệ thì nhìn thấu suốt thật-giả, vì thế thật-giả tuy hai mà một, vốn đồng một thể, nên giữa thật-giả mà tâm vẫn như như.
Người thông minh thì hì hụi cho thật một bên, giả một bên, kế đó tìm mọi cách đánh giá, phân hạng thật-giả sao cho chúng chẳng lẫn lộn để rồi cuối cùng người thông minh đó đã bị kẹt cứng trong mớ thật-giả đó không có lối thoát.
„Ngón tay chỉ trăng“ mà Phật nói chính là một biểu pháp. „Ngón tay“ Phật dụ cho phương tiện và cũng dụ cho các pháp của Phật. „Trăng“ dụ cho ánh sáng trí tuệ, cho sự giác ngộ và cũng dụ cho tâm chánh niệm và cũng là chân tánh của chúng sanh.
Học pháp của Phật là để thắp sáng tâm chánh niệm, khi tâm đó sáng, chân tánh hiển lộ rồi thì phương tiện = ngón tay = pháp của Phật không cần đến nữa.
Tâm còn phiền não bởi chúng ta dụng pháp một cách vụng về: lấy ngón tay cho đó, buộc nó làm mặt trăng. Phương tiện thì có khéo và chẳng khéo; Pháp có thanh tịnh và chẳng thanh tịnh. Khéo hay không khéo; tịnh hay bất tịnh vốn phụ thuộc và ngộ tri kiến của từng người. Cũng vì lẽ đó mà Phật nói:
Tất cả pháp hữu vi,
như mộng, huyễn, bọt, ảnh
như sương cũng như điện
thường khởi quán như thế.
Vậy nhưng Phật cũng nói: Tất cả các pháp đều là Phật pháp.
Hữu vi hay vô vi; Phật pháp hay tà pháp ở chính nơi người dụng pháp.
TN
A Di Đà phật.
TN: “Vậy nhưng Phật cũng nói: Tất cả các pháp đều là Phật pháp.
Hữu vi hay vô vi; Phật pháp hay tà pháp ở chính nơi người dụng pháp.”
Như vậy HT hỏi huynh TN câu này giải đáp cho vui thôi nhe.
Đánh một ván cờ tướng thì pháp đó thuộc về chánh hay tà? Tại sao?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gửi Huệ Tịnh,
Bố đánh cờ với con. Mỗi lần bố “ăn” một quân cờ của con, tay ông bố giáng mạnh xuống quân cờ bên con, rồi nói: Ăn cho mày tiệt cửa sống luôn!
Con, bị thất thế, miệng xuýt xoa rồi cũng tìm cách đánh trả, tay cũng giáng mạnh lên quân cờ của ông bố, rồi nói: Đã thế “phay” cho mày chết luôn.
Ván cờ “ăn”, “phay” tiếp diễn, cho tới khi ông bố bị bí cờ, trong lúc vê cằm, ngẫm nghĩ (chắc sực nhớ mình đang đánh cờ với con) bèn ngửng lên, nhìn thằng con, rồi nổi xung: Tiên sư mày! Từ nãy tới giờ mày nói “phay” ai vậy? Thằng con lúc này cũng chợt tỉnh, nhìn ông bố, toe toét cười, nói: Con “phay” quân cờ chứ ai dám “phay” bố!!!
Theo HT ai chánh? Ai tà?
TN
Xin ban DVCT chỉnh sửa comment trên.
A Di Đà Phật. Xin gửi huynh Thiện Nhân,
Ván cờ thì chẳng chánh chẳng tà. Chánh nơi thằng con (ngộ tỉnh ra). Tà nơi ông bố (vẫn chấp mê).
Trên bàn cờ theo huynh TN con nào trung thành tin cậy nhất?
Từng bước từng bước qua sông,
Mặc kệ thiên hạ đấu tranh ngai vàng.
Một lòng nghe chủ làm theo,
Hy sinh tánh mạng đến khi cờ tàn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Xin được mạn phép, bởi thấy tiền bối Thiện Nhân và Huệ Tịnh có đềtài quá hay, MD cũng xin có đôi lời bình.
Ván cờ TB TN đưa ra theo MD là ván cờ tà pháp, tà vì cả hai bố con đều “phay”, nếu thức tỉnh bố đã không “tiên sư mày” và con cũng chẳng xảo biện “phay quân cờ”.
Đã là quân, quân nào cũng chánh.
Chánh tà không là ở tướng cầm đầu.
_()_
A Di Đà Phật.
Nếu Mỹ Diệp có ông chồng mê say coi nặng cờ tướng, không quan tâm gì đến chuyện vợ con thì lúc đó cái bàn cờ tướng còn là chánh không? MD có muốn đặp bể cái bàn cờ ra không? 🙂
Bàn cờ tướng chánh đối với chồng, tà đối với vợ chăng?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nếu việc làm thật sự vì lợi ích cho chúng sanh thì gọi là Chánh, còn chỉ vì lợi ích cho chính mình ấy là Tà. Câu chuyện hai Cha Con đánh cờ với nhau cũng là như vậy. Nếu đánh cờ để có thể gắn kết tình thân Cha Con thì tuyệt vời. Còn đánh cờ chỉ vì đam mê của bản thân, bồi đắp cái tâm hiếu thắng, hơn thua, tự cao, lãng phí thời gian của mình và người thì nên xem lại…
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
“Nếu Mỹ Diệp có ông chồng mê say coi nặng cờ tướng, không quan tâm gì đến chuyện vợ con thì lúc đó cái bàn cờ tướng còn là chánh không? MD có muốn đặp bể cái bàn cờ ra không?
Bàn cờ tướng chánh đối với chồng, tà đối với vợ chăng?”
Bà cờ tướng chánh đối với chồng, chồng cho là chánh nhưng thật tướng đâu chánh? Vậy người “chồng” của Huệ Tịnh là người bảo thủ, cố chấp, mê mà tưởng tỉnh rồi 🙂
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
@MD: Khi vợ chồng tranh cãi, hai bên có ai biết mình đang điên đảo đâu.
Cho nên vợ chồng muốn hòa thuận nhường nhịn không dễ dàng vì ai cũng cố chấp hơn thua nhau không khác gì như hai kẻ đánh cờ vậy.
Một bên thủ thành cho chắc (nhường nhịn), cho dù đối thủ tấn công (lời nói khó nghe) rồi ván cờ cũng sẽ hòa, bình an vô sự lặng lẽ trong tiếng niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Do vậy mà ngay từ đầu MD đã nói: 2 bố con đánh cờ đều chẳng chánh. Cảm ơn huynh đã chia sẻ!
A Di Đà Phật
Gửi bạn Thuần Dương TỬ .
Mình còn nhớ hoà thượng Tịnh Không giảng trong kinh Vô Lượng Thọ rằng” nếu đoạn hết kiến tư hoặc , phiền não , tham ,sân , si , mạn nghi….v..v… thi ` phải mất 3 đại a tăng kỳ kiếp ” . chú HUỆ TỊNH , chú Thiện Nhân hoặc ai đó còn tham sân si như bạn nói thì ai mà không còn . ý niệm tham sân si khi gặp duyên sẽ khởi , hoà thượng Tịnh Không có giảng ” không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm ” mình sân nhưng sau đó biết mình sân mà buông xuống thì là “giác ” đó Thuần Dương Tử à . Kiếp này được làm thân người , được biết câu A DI ĐÀ PHẬT là co’ thiện căn , được có may mắn biết trang web Đường về cõi tịnh là may mắn hiếm có , bạn chớ bỏ qua cơ hội được làm người này mà không trì câu A DI ĐÀ PHẬT cầu về Tây Phượng . Vài hàng chia sẻ cùng bạn . A DI ĐÀ PHẬT
Chào bạn Thuần Dương Tử. Hôm nay nhân điều bạn hỏi, Huệ sanh xin chia sẻ với bạn và các bạn đồng tu: “Có bí quyết gì để chuyển tâm ma thành tâm bồ đề” thật ra chẳng có bí quyết gi cả, nếu có cũng chỉ là những lời xảo biện mà thôi. Chúng ta niệm Phật mà cứ khởi lên làm sao, làm như thế,… thì cũng giống như sóng mà đi tìm dòng nước vậy, sóng cứ đi tìm, mãi vỗ vào bờ thì mãi mãi cũng chỉ là sóng, chỉ khi nào đứng lặng sóng chính là dòng nước.
Chúng ta niệm Phật mà cứ khởi vọng rồi đi tìm cái diệt nó, sinh rồi diệt, diệt rồi sinh thì mãi không bao giờ rốt ráo được, đây chính là dụng ý của câu “niệm Phật Di Đà tâm tán loạn, đau mồm rát họng cũng chỉ uổng công” là vậy. Tại sao lại vậy, bởi vì đạo tâm của mỗi người không như nhau, nếu mình hành theo pháp đó mà lợi ích cho mình thì là pháp của mình nhưng không thể đem pháp của mình ứng dụng cho người khác nếu được thì tâm mình và tâm người đó là tương đồng là tri kỷ “giống như Bá Nha và Tử Kỳ” còn ngược lại không đem lại lại ích cho người khác thì há chẳng phải là xảo biện ư? Đây chính là dụng ý của câu “tất cả pháp thế gian đều là mộng ảo”, “các pháp đều là Phật pháp, hữu vi hay vô vi, Phật pháp hay tà pháp ở chính nơi người dụng pháp” lấy ví dụ: hằng ngày bạn niệm A Mi Đà Phật hay A Mi Phò Phò nhưng tâm của bạn thanh tịnh không còn phiền não, một vị đạo sư hay ai đó nói với bạn anh niệm vậy sai rồi phải niệm là A Di Đà Phật, bạn về đọc kinh thấy đúng là tên vị Phật đó phải là A Di Đà Phật, bây giờ mỗi lần bạn niệm A Di Đà Phật thì tâm bạn tán loạn không thể nào thanh tịnh thì há chẳng phải lời hay, pháp đúng trở thành xảo biện rồi sao, nếu bây giờ bạn niệm A Di Đà Phật nhưng tâm của bạn vẫn thanh tịnh thì đó mới là đạo pháp của bạn.
Chúng ta niệm Phật thì cứ dùng cái tâm vốn có của mình mà niệm Phật, tâm tham thì cứ dùng tâm tham mà niệm Phật, tâm sân thì cứ dùng tâm sân mà niệm Phật, làm việc mà niệm Phật được thì cứ làm việc mà niệm Phật, ngồi nghỉ mới niệm Phật được thì ngồi xuống mà niệm Phật chứ đừng vì người khác bảo lúc làm việc cũng niệm Phật mình nghe vậy cũng áp dụng theo nhưng làm không được thì cũng uổng công đây chính là dụng ý của câu “lão thật niệm Phật” tùy vào căn cơ trình độ, nhân duyên phước đức của mỗi người mà niệm Phật đừng thấy người ta tụng kinh, trì chú mới đọc qua đã thông suốt người ta chỉ bảo, mình về đọc hoài cũng không thông cũng không thấy có lợi lạc thì đừng vội trách mắng hoặc chê trách, ngược lại thấy có lợi lạc cho mình thì cũng đừng vội vui mừng đây chính là dụng ý của câu “không chấp có cũng chẳng chấp không, không, có thanh tịnh như nhau”.
Bạn biết niệm Phật đấy chính là pháp của bạn, đem cái tâm vốn có của bạn mà niệm Phật thì mới đem lại rốt ráo đừng đem tâm người khác niệm Phật mà niệm theo thì mãi cũng là uổng công. Tại sao niệm Phật ngày nay lại rốt ráo, bởi vì đó là chỗ khế cơ, khế lý của 4 chữ “ A Di Đà Phật”, người giàu, kẻ nghèo, người trí, kẻ ngu muội, già, trẻ, gái, trai, … tất cả chúng sanh đều có thể thực hành và đều đem lại lợi ích như nhau. Tại sao tất cả các pháp môn pháp đều vi diệu như nhau, các vị tổ sư của các pháp môn khác sau khi triệt ngộ rồi lại quay về tịnh độ để hoằng dương mà sao không dùng trí huệ của mình để giáo pháp, bởi vì chúng sanh thời nay phước mỏng, nghiệp dầy tham sân si trùng trùng duyên khởi nếu đem cái đạo tâm rốt ráo của mình mà để cho đạo tâm của người khác rốt ráo thì ví như “đem đất trên đầu ngón tay mà đi so với đất trên quả địa cầu này” sao mà có thể so sánh được. Ngày xưa khi đức Phật còn tại thế tùy vào trình độ căn cơ của mỗi người và nhờ vào cái đức của đức Phật ngài chiếu soi vào cái a lại da của mỗi người biết được chỗ nào còn dính mắc tùy duyên mà nói pháp, cho nên đức Phật mới nói “tất cả pháp thế gian đều là mộng ảo” là vậy. Ngày nay chúng ta niệm Phật cứ dùng cái tâm vốn có của mình mà niệm, tham cũng niệm, sân cũng niệm, ái dục cũng niệm,… vậy chẳng phải 4 chữ A Di Đà Phật thâu tóm tất cả pháp thế gian và xuất thế gian đó ư.
Chúng ta niệm Phật lại muốn đem cái chủng tử niệm Phật ít ỏi đó mà đi đè nén, đi tiêu diệt cái tham sân si nhiều đời nhiều kiếp thì ví như “đem đất trên đầu ngón tay mà đi so với đất trên quả địa cầu này” chúng ta cứ muốn chặt đứt nó, đoạn tuyệt nó thì há phải chúng ta đang chối bỏ thân tâm của mình ư? chi bằng đừng mong cầu, đừng chán ghét nó mỗi ngày gieo vào cái tâm tham, sân, si đó 01 chủng tử niệm Phật lâu ngày, dài tháng rừng cây tham sân si này ắt sẽ không lớn nữa khi hoa Phật nở ra chẳng phải bạn đã có một rừng cây Phật rồi sao? dụng ý của câu “không sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm” là vậy Nói thì dễ làm mới khó, chẳng ai sinh ra mà đã có thể biết được làm được trừ một số trường hợp nhân duyên phước báu đầy đủ cho nên mỗi ngày chúng ta phải tập giống như đói thì đi nấu cơm, khát thì đi kiếm nước uống lâu ngày dài tháng sẽ thành thói quen đó chính là tự mình khuyên mình không ai khuyên mình được, “sáng sai tối sửa”. Vài dòng xảo biện mong các bạn đồng tu cùng niệm Phật. A Di Đà Phật
Cho hỏi chú vô hiệu sanh là tại sao phiền não không thể đoạn được mà nó lại là khởi dụng tâm cho tự tánh,chẳng lẽ những phiền não như sau: vui,buồn,tham,sân,si,yêu,ghét,giận,hờn,thương nhớ,…. với tự tánh đồng một thể hay sao nếu đoạn hết chúng nó cũng đoạn mất luôn tự tánh hay sao,tại sao thật và giả lại đồng một thể,tại sao phiền não và chân như bổn tánh lại là một thể.Nếu chúng là một thể tại sao mình vẫn chưa thể giác ngộ,lại vẫn chưa thể quay trở về chân như bổn tánh,ngược lại vẫn xuất hiện phiền não liên tục trong đầu.Mong mọi người giải thích cho con sớm ,chứ lúc nào biết mình đang phát khởi phiền não và cũng làm sao có thể biết là mình đang quay về chân như bổn tánh của mình.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mong mọi người hồi âm sớm.
Nam Mô A DI Đà Phật
Bạn Thuần Dương Tử,
Cố gắng tịnh tâm, đọc thật kỹ đoạn kinh văn dưới đây để biết mình đang kẹt nơi nào nhé.
Trong Kinh Đại Thừa Kim Cang Luận Phật dạy như sau: “Hết thảy chúng sanh đều có tánh Phật, xưa nay chẳng sanh, xưa nay chẳng diệt, bởi vì mê ngộ nên có thăng trầm.
Tại sao? Chúng sanh thường mê không giác ngộ cho nên nhiều kiếp đọa lạc. Chư Phật thường giác ngộ chẳng mê cho nên thành Phật đạo. Nếu có trai lành gái tín học hỏi đạo Phật, công trình vào đạo chia làm bốn việc, gọi là bốn câu kệ: là không thân, là không tâm, là không tánh, là không pháp.
Sao gọi là không thân? Vì thân này do cha mẹ sanh ra đầy đủ khí huyết của cha mẹ, chín khiếu thường chảy những vật không sạch, bốn đại giả hiệp, sau rồi cũng tan rã; nhưngười trai lành gái tín tin có trí huệ biết thân này là giả, thì khi chưa chết tưởng như thân này đã chết, mượn thân giả này mà học Phật tu hành, gọi là Sắc không, câu kệ thứ nhất.
Thường quán sát tâm của mình chẳng sanh chẳng diệt, chí thánh chí linh. Gặp cảnh như là có, cảnh qua rồi như là không, nay biết được chân tâm thường giác chẳng mê, chẳng theo vọng tưởng kéo dắt, chỉ nương chân tánh làm chủ, gọi là ngộ Tâm không, câu kệ thứ hai.
Lại quán sát tánh của mình thường lặng yên không lay động, nếu cảm đến liền thông suốt, biến hóa vô cùng, uy linh khó nghĩ, sáng suốt làu làu. Tự mình giác ngộ hiểu biết linh thiêng, vắng lặng vô vi mà không ngoài hữu vi, gọi là ngộ Tánh không, câu kệ thứ ba.
Lại quán sát đức Như lai giảng nói kinh pháp đều phương tiện dẫn dắt chúng sanh vào cửa pháp, như nước rửa bụi, như bịnh gặp thuốc, nay chứng được tâm không, pháp không, như bịnh mạnh thì thuốc không dùng nữa, gọi là ngộ Pháp không, câu kệ thứ tư.
Nghĩa của bốn câu kệ này là con đường vào đạo, siêu phàm nhập thánh, các đức Như lai ba đời cũng do con đường này đi đến quả vị cứu cánh”.
TĐ tặng bạn câu này: Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, chỉ cần nhiếp tâm niệm A Di Đà Phật, phiền não tự lặng. Lặng nhanh hay chậm phụ thuộc vào sự nhiếp tâm.
TĐ
Khi nào mặt hồ lặng yên thì ko thấy tướng của sóng, khi có gió thổi qua thì mặt hồ liền gợn sóng. Vậy tướng của sóng là thật hay giả? Và sóng cùng với nước hồ là một hay hai?
Sóng đại biểu cho phiền não trong tâm, nước hồ tĩnh lặng đại biểu cho tâm thanh tịnh hay chân như bổn tánh. Gió đại biểu cho duyên bên ngoài.
Tạm dùng 3 hình tượng đó để thí dụ thì bạn sẽ hiểu được chút phần tại sao ko thể đoạn “sóng”, tại sao ko thể tách “sóng” ra khỏi hồ nước đó, vì vốn dĩ là cùng 1 thể. Do 1 niệm Mê mà tâm chạy theo cảnh duyên bên ngoài, bị duyên bên ngoài tác động nên có phiền não, nói thô thiển là do “tại” gió. Nói như Lục Tổ Huệ Năng thì chẳng phải tại gió hay tại nước, mà do tại tâm mình động rồi.
Như Tịnh Thái phàm phu này đọc comment của bạn thì tâm liền động, tác ý nhảy vào trả lời ngay, cho đến đọc các comment khác rồi trong lòng nảy sinh các cảm xúc khác nhau, đúng sai, đủ cả…Đây là tâm động nên tác ý tạo nghiệp thiện ác.
Phật Bồ Tát đọc comment của bạn có tác ý không? Có trả lời cho bạn ko? Là các Ngài sẽ xem nhân duyên của bạn, đủ duyên tiếp nhận lời dạy của các Ngài thì các Ngài cũng vào trả lời, nhưng tâm các Ngài không Động, không Động mà vẫn tạo tác hành vi trả lời comment, bề nổi thì thấy có tác ý, nhưng trong tâm các Ngài thì như thế nào? 1 chút động tâm cũng chẳng có, vĩnh viễn là Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác. Tác Ý của chư Phật Bồ Tát gọi là vì chúng sanh có cảm nên Phật Bồ Tát liền có ứng. Hay nói như trong Đàn Kinh cao siêu hơn 1 tầng, “Tác Ý cũng không phải là Ý”, “Phân Biệt cũng chẳng phải là Ý”…Vậy là khế nhập cảnh giới rồi, là quay về chân như bổn tánh rồi.
Nhưng phàm phu chúng ta thì khổ ở chỗ, cái niệm thứ nhất thì giống chư Phật Bồ Tát, nhưng ko giữ được, qua cái niệm thứ 2 thì liền có phân biệt, chấp trước, vọng tưởng nổi lên, do chưa đạt đến Vô Ngã. Vì thế phiền não xuất hiện liên tục trong đầu, như bạn nói.
Do vậy với phàm phu thì phải làm sao Giác cho thật nhanh, biết chắc có vọng niệm, có phiền não nhưng hễ vừa thấy thì liền buông xả ngay, thì ngay đó quay về cái niệm thứ nhất, chính là Chân Như Bổn Tánh của chính mình vậy…Tịnh Độ Tông chúng ta gọi đó là công phu niệm Phật Nhất Tâm Bất Loạn, mức thấp nhất là công phu niệm Phật thành khối, cao hơn nữa là Sự Nhất Tâm Bất Loạn, cho đến Lý Nhất Tâm Bất Loạn. Thiền Tông gọi là Đại Triệt Đại Ngộ, Minh Tâm Kiến Tánh.
Hi vọng là với vài lời chia sẻ thô kệch ở trên có thể giúp bạn giải tỏa được phần nào thắc mắc. Sóng lòng cũng bớt dạt dào, nhấp nhô, mặt hồ cũng sớm được lặng trong như vốn dĩ nó là như thế. Nhà Phật dạy gọn lại trong chữ “Như Thị” mà thôi. Khế nhập vào được “Như Thị” thì thành Phật.
Phật Bồ Tát dạy cho chúng ta Tín, Giải là chủ yếu, còn Hành & Chứng – Khế nhập cảnh giới hay không thì tự bản thân phải nỗ lực mà tu học, có phải vậy không bạn? Không nên hỏi người khác có khế nhập hay chưa, có đoạn phiền não hay chưa, có chứng quả gì chưa? Mà chỉ nên quay ngược trở lại suy xét và sửa đổi chính mình thì Phật pháp ngay đó liền bắt đầu phát huy tác dụng, công phu tu tập của mình liền dần tiến bộ. Không hỏi ai khác, tự mình Nhìn Thấu, tự mình Buông Xuống thì TỰ NHIÊN thành tựu thôi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, Huệ sanh năm nay chỉ mới 29t chẳng dám nhận là chú đâu. Phiền não và tự tánh tuy 1 mà một tuy một là hai, tại sao: con người có 8 cái khổ: sinh, lão, bệnh, tử, thương yêu phải xa lìa, thù ghét phải gặp gỡ, mong cầu mà không được và cái cuối cùng dẫn đến khổ là do có cái xác thân này mà chúng ta khổ. Nói về xác thân chúng ta có 03 xác thân như đã nói ở trên. “thật giả đồng một thể” bởi vì 03 cái xác thân đó nó cùng hiện hữu trên thân thể, nếu thấy bằng mắt, nghe bằng tai, ngửi bằng mũi, … thì là người trong cõi diêm phù đề này, nếu thấy bằng dây thần kinh thị giác, nghe bằng dây thần kinh thính giác, ngửi bằng dây thần kinh khứu giác,… thì là người cõi trời, nếu thấy sắc, thinh, hương,… mà không có sắc, thinh, hương,.. vậy chính là cái tự tánh của Phật. Người đời có một câu nói “đời là bể khổ, qua được bể khổ là qua đời” đối với Huệ sanh đó là lời răn dạy để niệm Phật. “phiền não và chân như bổn tánh lại là một thể, nếu chúng là một thể tại sao mình vẫn chưa thể giác ngộ, lại vẫn chưa thể quay trở về chân như bổn tánh, ngược lại vẫn xuất hiện phiền não liên tục trong đầu” xin cho Huệ sanh hỏi bạn nhận lại bổn tánh của mình chưa, nếu đã nhận lại chắc chắn đã giác ngộ, còn nếu không chỉ là phiền não. Ví như ly nước có vẫn đục bạn tìm cách lấy vẫn đục ra thì càng khuấy ly nước càng đục, chi bằng để nó một thời gian vẫn đục lắng xuống ly nước sẽ trong, nếu lấy phần nước trong này là Phật tánh là cái xác thân thứ 3, vẫn đục là tham, sân, si là cái xác thân thứ 2, cái ly là cái xác thân thứ 1 vậy nếu bạn nhận lại thì bạn nhận lại cái gì?
Bạn muốn đoạn diệt phiền não, tham, sân, si xin cho hỏi bạn đoạn diệt nó để làm gì? Nếu như ly nước đã trong phần đục đã lắng xuống, bạn không chấp nhận vẫn đục trong ly nước tức là muốn bỏ tham, sân, si vậy thì làm sao, chỉ có cách là rót phần trong ấy ra một cái ly khác vậy chẳng phải là bạn bỏ cái xác thân này mong có một cái xác thân khác không còn tham sân si? Nhưng chúng ta có chắc gì cái ly mới này không dơ, không có cặn dính trong đó,…, chúng ta có chắc khi đoạn diệt tham sân si rồi, trong cái xác thân mới này chúng ta có còn tinh tấn mà tu hành hay không hay chỉ một nhân duyên nhỏ cũng đưa chúng ta nhiễm tham sân si trở lại, bởi vậy mới có sự tu hành nhiều đời, nhiều kiếp là như vậy. Cho nên chúng ta là dạng phước mỏng, nghiệp dầy, hạ căn, hạ trí chẳng cần mong thanh tịnh, chẳng cần mong đoạn diệt phiền não, chẳng cần đợi có Phật tánh hiển hiện rồi mới niệm Phật, cứ dùng cái tâm vốn có của mình mà niệm Phật thì ắt sẽ thành tựu, mới có thể rốt ráo được, vì sao vì chúng ta niệm Phật là tự lực của bản thân và nương nhờ tha lực của đức Phật A Di Đà để mà đới nghiệp vãng sanh, về cõi đó rồi tùy thuộc vào phẩm hạnh “ chín phẩm sen vàng” của mỗi người mà tiếp tục tu hành để đạt quả vị bất thối chuyển, chánh đẳng chánh giác và đều thành Phật.
“lúc nào biết mình đang phát khởi phiền não và làm sao có thể biết là mình đang quay về chân như bổn tánh của mình” A Di Đà Phật đối với câu hỏi này Huệ sanh cũng bó tay, chỉ có bạn mới có thể tự trả lời cho mình được, mình phải tự hỏi mình, ví như bạn thấy người ta lên chùa niệm Phật sao mà tinh tấn quá, thấy vậy mình cũng theo người ta lên chùa niệm Phật, khi đến chùa thay vì niệm Phật bạn lại thấy sao sư ở đây gì mà chưa trường chay, chùa gì mà chẳng thanh tịnh, ồn ào quá vậy mà người đó ngày ngày lên đây niệm Phật vậy niệm làm sao nổi, đây gọi là “lên chùa, thân vào chùa nhưng tâm ở ngoài” người ta lấy bổn tánh làm chánh, phiền não là phụ, còn mình mình lấy bổn tánh là phụ, phiền não là chánh há chẳng phải đạo tâm khác nhau hay sao, tuy cùng một mục đích nhưng 02 kết quả khác nhau. Chỉ có 4 chữ “A Di Đà Phật” bạn chỉ cần đọc rõ từng câu, từng chữ tất cả nằm trong đó: tham sân si, phiền não, thanh tinh, Phật tánh đều nằm trong đó, 4 chữ đều như nhau quan trọng bạn dùng tâm gì để đọc. A Di Đà Phật.
Vậy là kg có thiện tri thức nào giải được bài sanh tử của mình rồi.phải chi lúc phật còn tại thế nói rõ hơn 1 chút là tốt rồi
Phước thiểu nghiệp dầy, tự trách mình thôi.
Đáng tiếc! Đáng tiếc!
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Xưa khi Phật Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, ngày nọ Thế Tôn đi ngang nhà một bà lão, bà này nổi tiếng là người tham lam, bỏn xẻn. Thấy Thế Tôn đến mặc nhiên bà không quan tâm, ngay lúc này Thế Tôn quan sát thấy chỉ có ngài Xá Lợi Phất mới độ được cho bà lão này. Lúc này ngài Xá Lợi Phất từ trên không bay xuống, vừa thấy Ngài bà lão liền sanh lòng cung kính, cúi lạy sát đất và xin quy y.
Nếu không có duyên lành thì ngay cả khi Phật thị hiện cũng chẳng độ được. Theo câu chuyện trên thì lẽ nào Phật không phải là thiện tri thức hay bà lão chưa đủ duyên để được Phật độ?
Nam mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi các Đạo hữu,
Bàn cờ, 2 nhân vật trong bàn cờ chẳng chánh, chẳng tà, nhưng chúng ta thì đã có chánh tà.
Thôi để TN kể chuyện toán đố cả nhà nghe cho vui:
Có hai người cãi nhau về bài toán đố dạng bảng cửu chương.
Một người hùng hồn nói: 4×4=16
Người kia cũng hùng hồn nói: 4×4=17
Cãi qua, cãi lại, bất phân thắng bại, hai người bèn đem nhau ra trước cửa quan để nhờ quan phán xử.
Nghe xong sự tình, vị quan phụ mẫu bèn nói:
Quan phụ mẫu: Bay đâu! Thả ngay thằng 4×4=17 cho nó về nhà. Còn thằng 4×4=16 nọc nó ra, đánh cho nó 50 gậy cho tao.
Người được thả thì dương dương tự đắc, còn người bị đánh 50 gậy thì thừa sống, thiếu chết nên bất phục, lồm cồm bò dậy, cãi quan:
– Quan xử kiện không công bằng. Tôi không phục. Tôi là người giải đúng bài toán, tại sao quan lại còn đánh tôi tới gần chết?
Quan phụ mẫu nghe vậy bèn nói:
– Tao đánh mày không phải vì mày ngu, mà tao đánh vì mày đã lãng phí thời gian để cãi cọ. Thằng 4×4=17 cả Tổng này ai mà chẳng biết nó sai, nhưng mày lại đi tranh biện cái sai với nó, nên tao đánh cho mày tỉnh. Giả như hôm nay tao xử cho mày về, rồi buộc thằng 4×4=17 ở lại để xử nó thì nó cũng sẽ cãi tao y chang như đã cãi với mày vậy. Do vậy, mày nghe cho kỹ: thằng 4×4=17 phải để cho nó về, nhưng rồi cuộc đời sẽ dạy nó. Tao không thể lãng phí thời gian nơi công quyền.
Theo các đạo hữu ai đúng? Ai sai?
TN
A Di Đà Phật.
TN: “Bàn cờ, 2 nhân vật trong bàn cờ chẳng chánh, chẳng tà, nhưng chúng ta thì đã có chánh tà.”
Huynh TN lấy gì để biết chẳng chánh, chẳng tà? Chẳng đúng, chẳng sai?
Tâm chánh hay tà?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
@HT: Nhờ tịnh sanh huệ. Nhờ huệ nên thường tịnh. Lấy cái thường tịnh để đối người, tiếp vật sẽ chẳng thấy: đúng-sai; chánh-tà; cao-thấp; đen-trắng; giữ giới-phá giới; tu-không tu; ăn chay-ăn mặn; tu sĩ-cư sĩ; niệm Phật-tu Thiền; niệm nhiều-niệm ít; niệm giỏi-niệm dở; sanh diệt-niết bàn… Đó là nghĩa của Tâm Tịnh Cõi Phật Tịnh. Cõi Phật tịnh chẳng phải của chư Phật, bởi chư Phật vốn thường tịnh, mà là cõi Phật tâm của chúng ta. Sở dĩ cõi Phật tâm chưa hiển lộ bởi tịnh-huệ-huệ-tịnh còn chưa tương tục.
TN
A Di Đà Phật
“Bàn cờ, 2 nhân vật trong bàn cờ chẳng chánh, chẳng tà”. Vậy ván cờ họ đang tranh đấu là đúng pháp? Nếu đúng pháp chúng ta đâu cùng nhau phân biệt chánh- tà ở đây làm gì? Kính tiền bối Thiện Nhân gỡ rối chỗ này, bởi MD vẫn chưa hiểu “ý” của tiền bối.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
@ Huynh TN: Như Thế! Như Thế! Đã làm phiền TN.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
(Lời vàng Phật dạy trong Kinh Pháp cú)
“Người ngu suốt đời gần gũi người trí, vẫn chẳng hiểu gì Chánh pháp, ví như cái muỗng múc thuốc chẳng bao giờ biết được mùi vị thuốc.”
“Người trí gần gũi với người trí trong khoảnh khắc cũng hiểu được Chánh pháp, chẳng khác gì cái lưỡi mới tiếp xúc với thuốc đã biết được mùi vị của thuốc.”
Nam Mô A Di Đà Phật
Đọc những câu hỏi này mình giật mình nghĩ. CHÚ HUỆ TỊNH chỉ muốn dùng cái tông đánh vào mông mình 1 cái.ý muốn mình quay về NIỆM PHẬT. PHẬT DI LẶC nói:”trong nhà mỗi người,có hai ĐỨC PHẬT,mà ngày tháng trôi qua như con dê bước đến bàn mổ.đến khi trút hơi thở cuối cùng thì pháp nào mới độ đây?vui chơi trong nhà lửa thì tiếc quá rồi
Xin cho Dương Tử hỏi quý thiện tri thức ở trang đường về cõi tịnh thì phải tin pháp môn Tịnh Độ như thế nào mới đúng là tin,phải phát nguyện như thế nào mới đúng là cầu vãng sanh về Cực Lạc Tịnh Độ,phải phát tâm hành trì niệm Phật như thế nào mới đúng là hành.Bởi vì quý cô chú như chú Thiện Nhân,chú Huệ Tịnh,chú tịnh thái,phúc bình,anh vô hiệu sanh,chị Mỹ Diệp…. đều đã biết đến pháp môn niệm Phật này từ rất lâu và sớm hơn con nhiều thì chắc cũng đã hành trì lâu năm hơn con,chắc quý cô chú cũng đã có kinh nghiệm nhiều trong tu học niệm Phật,cũng được xem nhiều kinh Tịnh Độ nhiều,được học hỏi các vị cao tăng đại đức,cũng như học hỏi được nhiều bí quyết của các vị sư tổ.Trong khi nhiều người như con đây cũng chỉ biết pháp môn niệm Phật này có mấy tháng làm sao giỏi được như quý cô chú và chẳng thể nào sánh bằng được với quý cô chú.Xin quý cô,quý chú hãy chỉ rõ phương pháp tận tình đừng nói quá cao siêu,cũng đừng nói quá trình độ nhận thức lãnh ngộ của con nhằm tránh gây khó hiểu cho con chứ bấy giờ theo hòa thượng Thích Trí Tịnh ngài nói:”Giới-Định-Huệ thoát Ta bà,Tín-Nguyện-hạnh sanh Tịnh Độ”.Như vậy cho con hỏi quý cô,quý chú ở đây thì Tín-Nguyện-hạnh như thế nào mới có thể sanh được về Tịnh Độ.Mong cô chú hãy chỉ dạy chi tiết để con có thể tỏ ngộ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đầu tiên chia sẻ với bạn Dương Tử về chữ Tín:
Ai cũng có thể hiểu được Tín là Tin Phật, tin vào lời Phật dạy trong Kinh Điển. Đây là cái hiểu thông thường nhất. Nhưng thực chất 1 vạn người học Phật chẳng có mấy ai thật sự Tin Phật.
Tiêu chuẩn của Tin Phật ở chỗ nào? Những gì Phật dạy trong Kinh bạn làm được thì gọi là Tin Phật.
1) Phật dạy chúng ta: Hiếu Dưỡng Phụ Mẫu – chúng ta có làm được chưa?
2) Phật dạy chúng ta: Phụng Sự Sư Trưởng – chúng ta có làm được chưa?
3) Phật dạy chúng ta: Năm Giới, Mười Thiện – chúng ta có làm được chưa?
Chưa làm được 3 điều trên thì chưa tin Phật. Nếu 3 điều trên chưa làm được mà nói những thứ cao hơn thì chúng ta không có phần. Vì đây là đại căn bản của hết thảy Phật pháp và thế gian pháp. 3 điều này chưa làm được thì những thứ khác chúng ta học đó đều chẳng phải chân thật, chẳng dùng được.
Muốn sanh về Tịnh Độ phải làm được 3 điều này, mới đạt đến tiêu chuẩn “Thiện nam tử, thiện nữ nhân” trong Kinh A Di Đà và Kinh Vô Lượng Thọ. Chưa thể làm được Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân thì vãng sanh Cực Lạc không có phần.
Người niệm Phật muốn chắc chắn thành tựu trong đời này phải làm cho được 3 điều trên. Đó chính là Trì Giới Niệm Phật.
Với phàm phu sanh tử tội ác sâu nặng như chúng ta thì không Trì Giới thì Niệm Phật chẳng tương ưng. Chẳng thể vãng sanh.
Tín Nguyện Hạnh chính là thực tiễn trong 3 điều trên vậy.
Giới Định Huệ cũng nằm trọn đủ trong 3 điều trên vậy.
Người làm được 3 điều trên nguyện sanh Cực Lạc thì nhất định được sanh.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Thuần Dương Tử: “Mong cô chú hãy chỉ dạy chi tiết để con có thể tỏ ngộ.”
Cầu đạo quý ở chỗ tâm thành kính. Tâm không thành kính mọi người lấy tâm gì để học? Tỏ ngộ để làm gì?
Bạn nên thành tâm suy ngẫm cho kỹ…. khi nào bạn thành tâm tự nhiên sẽ hiểu ra và cảm nhận lời Phật dạy khi bạn thực sự hành đạo (trải nghiệm).
Huệ Tịnh nghĩ kiến thức Phật pháp của bạn khá cao không thua ai cả đúng không?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Chưa bao giờ MD dám nghĩ rằng mình là thiện tri thức, giả chăng có mặt trên diễn đàn này là để học hỏi; bản thân không tham cầu tu học nên cũng ít đến Kinh- Pháp, đủ duyên thì biết thì hiểu bằng không cứ một câu A Di Đà Phật mà niệm đến cùng, lẽ nào Phật không lai nghinh? Chúng ta gặp gỡ trên DVCT này nhằm học- hỏi, cùng dìu dắt nhau, nâng đỡ nhau trên bước đường về quê, nếu cứ “hỏi” mãi mà không “học” thì mục đích “hỏi” để làm gì? Nếu là để đố pháp thì tự chính chúng ta hãy trả lời rằng có phải là người “thật thà niệm Phật” hay không? Hai chữ thật thà này, có thể ta dối người nhưng không tự dối ta và dối Phật được.
Nam mô A Di Đà Phật
Cho con xin hỏi anh vô hiệu sanh có phải là anh nói biết đâu một ngày nào đó bạn có thể giác ngộ trước mọi người trên con đường học Phật.Như vậy là lời khuyến khích của anh có thuộc về phúc báu Đại thừa ở câu khuyến tấn hành giả,có nghĩa là ngợi khen,khuyến khích hành giả,mọi người tu tập tốt và tinh tấn trên con đường bồ đề.Giống như là câu :”đại bồ tát hộ niệm tiểu bồ tát”,tức là các vị đại bồ tát có nhiệm vụ giúp đỡ ,khuyến hóa các vị tiểu bồ tát trên con đường thành Phật phải không.Mong mọi người quý thầy cô ở trang đây hãy chỉ rõ tường tận để mong con tỏ ngộ.Chúc quý thầy cô,đạo hữu,anh,chị ở đây tinh tấn niệm Phật sớm ngày được vãng sanh cực lạc để quay về trở lại Trái Đất này để độ những hạng chúng sanh mê muội như thuần dương tử như con.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Chào bạn Dương Tử, Huệ sanh xin chia sẽ cho bạn và các bạn đồng tu: “Tu Niệm Phật để cầu vãng sanh Tịnh Độ, thì tương ứng với tâm của Đức Thích Ca, Đức A Di Đà. Tu các hạnh khác để cầu vãng sanh Tịnh Độ thì mâu thuẫn với tâm của Đức Thích Ca, Đức A Di Đà”
“Để được vãng sinh cõi Cực Lạc, thì dù diệu hạnh gì chăng nữa cũng không hơn niệm Phật. Vì sao thế? Vì niệm Phật là hạnh tương ưng với Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà vậy”
“Ngoài niệm Phật, tất cả hạnh khác đều chẳng tương ưng với Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà. Bởi vậy, tuy là diệu hạnh cũng không bằng niệm Phật. Muốn được sinh sang cõi nước đó, nên thuận theo Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà.”
“Niệm Phật là hạnh tương ưng với Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà, nên mười phương hằng sa chư Phật đều chứng thành. Các hạnh khác chẳng tương ưng Bổn Nguyện, nên chư Phật chẳng chứng thành. Bởi thế nên thường niệm Phật để mười phương chư Phật hộ niệm.”
“Niệm Phật không có hình thức. Ngoài việc xưng Danh hiệu, không có hình thức. Ngoài việc xưng Danh hiệu, không có hình thức gì cả.”
“Niệm Phật hoàn toàn không có hình thức. Chỉ cần biết rằng: “Hễ xưng Danh hiệu Đức Phật A Di Đà thì được sinh sang cõi Cực Lạc ”, do đó chí tâm niệm Phật để cầu vãng sinh.”
“Niệm Phật lấy không hình thức làm hình thức. Chỉ biết rằng thường niệm Phật thì đến lúc lâm chung nhất định Phật lai nghinh mà vãng sinh sang cõi Cực Lạc.”
“Vấn đề niệm Phật tuy có nhiều ý nghĩa, nhưng xưng Lục Tự Hồng Danh ( NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ) thì đã bao hàm tất cả.”
Tất cả lời trên là huệ sanh trích dẫn trong “Niệm Phật Tông Yếu” của Pháp Nhiên thượng nhân tu hành như vậy chính là chánh ngược lại là tà. Chỉ lấy 4 chữ “A Di Đà Phật” làm gốc thường xưng danh “nhất niệm”, phát nguyện vãng sanh thì chắn chắn đến lâm chung sẽ được đức Phật A Di Đà tiếp dẫn. Tất cả các hoài nghi thắc mắc của bạn đều được các Cô, Chú, Anh, Chị ở trên giải đáp, từng câu, từng chữ đều rất rõ ràng chỉ e bạn chẳng dụng tâm mà đọc, nếu có dụng tâm ắt sẽ ngộ tất cả đều ở trong đó chẳng có sự sai biệt. Còn câu nói khuyến tấn tu hành thật chẳng phải để ngợi khen, bạn từng nghe qua câu “phóng hạ đồ đao lập địa thành Phật” và câu “sáng sai tối sửa” vậy chẳng phải là “sáng mê chiều đã giác ngộ” một người tu hành 5-10 năm chưa chắc đã bằng một người 2-3 tháng tu đã có kết quả. Câu nói đó đúng hay sai huệ sanh và các bạn đồng tu khác chẳng thể trả lời thay được chỉ có Dương Tử bạn tự trả lười xem là đúng hay sai. Bệnh từ tâm thì chỉ có lấy tâm mà chữa chẳng thể dùng các phương tiện bên ngoài mà chữa được, tu hành cũng vậy đem tâm mình tu chẳng thể lấy tâm người khác mà tu, chẳng thể hỏi phương pháp này, cách nọ, làm sao, làm như thế nào, vì sao vì đó là thuốc của họ chưa chắc đã hợp với mình, chi bằng cứ lấy cái tâm làm gốc thì sẽ rốt ráo. Vậy lấy tâm làm gốc là như thế nào? Đó là “dùng cái tâm vốn có của mình mà chân thật niệm Phật” xưa nay chúng ta thường nghe “ lấy tâm thanh tịnh mà niệm Phật” tuyệt nhiên chẳng thể có tâm thanh tịnh mà niệm Phật, nếu có chỉ là bậc thượng căn thượng trí còn chúng ta hạ căn hạ trí làm gì có tâm thanh tịnh, nếu chúng ta cứ mong muốn lấy cái tâm đó mà niệm Phật chẳng khác nào tâm điên đảo lại càng điên đảo, vì sao vì là hạ căn hạ trí nên tâm chúng ta chỉ toàn tham sân si, tâm thanh tịnh chỉ là hạt vàng nhỏ trong một rừng cát, vậy thì chúng ta cứ dùng nó mà chân thật niệm Phật, niệm niệm không dứt lâu ngày dài tháng tự chuyển tâm “tham sân si niệm Phật” thành tâm “Thanh tịnh niệm Phật”. Từng câu từng chữ huệ sanh viết đều chân thật từ cái tâm tham sân si của mình, rõ ràng không có sự dối cũng như phần phúc đáp của các Cô, Chú, Anh, Chị ở trên vậy. Nguyện cho bạn cùng toàn thể các bạn đồng tu đều tinh tấn niệm Phật và thành Phật quả. A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin hỏi chị đạo hữu Mỹ Diệp chị có tâm vô thượng bồ đề không,thuần dương tử xin nhắc lại lời chia sẻ của chị với chú Huệ Tịnh đại loại là như vầy :em thấy một số người phật tử tại gia cộng tu chung niệm phật ở đạo tràng tình tứ với nhau thấy vậy nhưng cũng đành chịu vậy thôi chứ không biết làm sao nữa.Như vậy là chị không có tâm vô thượng bồ đề,không tận tâm tận lực giúp đỡ chúng sanh,giáo hóa mọi người chúng sanh vẫn còn mê muội trôi lăn trong lục đạo luân hồi,không có tâm vì mọi người,vì chúng sanh mà vãng sanh,không tận hết bổn phận của mình vì đại chúng,vì tất cả chúng sanh.Trong kinh Vô Lượng Thọ nguyện 19 có nói phải phát bồ đề tâm thì mới được vãng sanh,như vậy những người vãng sanh về Tây phương đều có tâm vô thượng bồ đề,họ đều có tâm cứu độ chúng sanh mà muốn mau chóng vãng sanh về cực lạc để thành Phật,thành Đẳng Giác bồ tát để quay lại độ chúng sanh,thử hỏi chị Mỹ Diệp đã thật sự có cái tâm bồ đề hay đã phát tâm vô thượng bồ đề chưa,dương tử xin hỏi chị đã thật sự có cái tâm vì đại chúng,vì mọi người,vì tất cả chúng sanh mà tận tâm,tận lực làm hết sức bổn phận mình chưa hay chỉ lo cho bản thân mình tu niệm Phật cho được giải thoát vãng sanh về Tây Phương rồi mới tính đến chuyện quay lại cứu độ chúng sanh đang quanh quẩn trong nhà lửa sanh tử.Thuần dương Tử mạn phép đặt ra những câu hỏi về vấn đề đó mong nhận được hồi đáp sớm từ quý Liên Hữu,từ mọi người ở đây.
Khi một người chẳng thể dạy dỗ chính mình thì kẻ khác chẳng thể nào dạy dỗ y.sự trưởng thành của y tới đó thì ngưng trệ.
Trích pháp sư CHỨNG NGHIÊM
A Di Đà Phật
Có lẽ bạn đang có sự nhầm lẫn gì đó lời phúc đáp giữa MD và đạo hữu Huệ Tịnh rồi.
Tâm để niệm Phật thì rất nhiều, sân cũng niệm, si cũng niệm, tham cũng niệm, tâm vô thượng bồ đề cũng niệm và tâm chưa đạt vô thượng bồ đề cũng niệm Phật, rốt ráo đều niệm Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Gửi các liên hữu,
Bài nhạc về niệm phật Nam Mô A Di Đà khiến tôi thấy thanh thản
https://www.youtube.com/watch?v=z4Xg5RPN25Y
Khi Mê Bùn Thiệt Là Bùn, Ngộ Rồi Mới Biết Trong Bùn Có Sen – Thầy Thích Giác Hạnh
https://www.youtube.com/watch?v=rXqXcunNfvs
Nam Mô A Di Đà Phật.
Gửi bạn Thuần Dương Tử,
Cổ đức thường nói: Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền! Ý nói: Đối cảnh mà chẳng sanh tâm đó chính là đạo.
Biết Ðược Lỗi Mình Mới Khó
Dễ thay thấy lỗi người
Lỗi mình biết mới khó
Lỗi người ta phanh tìm
Như tìm thóc trong gạo.
Còn lỗi mình che đậy
Như kẻ gian giấu bài. (Kinh Pháp Cú)
A Di Đà Phật
Đang trong niềm hân hoan qua đường link và diệu âm “Nam mô A Di Đà Phật” ngân vang, an lạc biết bao… Bất chợt có giọng nói cắt ngang “Con có nghe thì về nhà mà nghe, nơi cơ quan mà, không mệt hả?”. Nam mô A Di Đà Phật vì mình mà người ta đã đoạn mất hạt giống Phật rồi… _()_
Cảm hơn Huệ Tịnh huynh đã share bài nhạc niệm Phật, rất hay! Nhưng MD là người miền Nam, vẫn thích giọng miền Nam “Nam mô A Di Đà Phật” hơn là “Nam mô A Dzi Đà Phật” 🙂 Huynh hãy thưởng thức nhạc niệm Phật này xem sao nhé! https://www.youtube.com/watch?v=baeiQXFGp6c
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Cảm hơn Mỹ Diệp, bài nhạc niệm Phật hay lắm muội!
Miền Nam, miền Bắc giọng miền nào Huệ Tịnh cũng thích nghe hết, miễn sao nghe mà đưa tâm hồn cảm thấy nhẹ nhàng là OK. 🙂
Tâm hướng nghiêng về Tây Phương Phật Đà
Trong lòng nhẹ nhàng phai đi muộn phiền.
Nghiệp chướng tiêu trừ phiền não rơi rụng
Cảm kích mười phương chư Phật Pháp Tăng.
Tuyển tập nhạc hòa tấu Phật giáo không lời hay!
https://www.youtube.com/watch?v=PiSi-eXTqRM
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bàng hoàng chợt tỉnh giấc trưa
Thời gian sắp hết ta còn lãng xao
Gắng công cố niệm Di Đà
Quê hương yêu dấu có Cha đợi chờ.
Nam mô A Di Đà Phật
Nhiều năm trước , khi đến chùa, con thấy hoa đẹp nên đã hái hoa mang về… Giờ đọc Kinh Phật, con mới biết mình đã phạm tội lấy trộm tài vật của Thường Trụ… Con biết tội này chịu quả báo rất lớn . Xin cho hỏi giờ con phải làm sao để thoát khỏi quả báo này. Con có thể quay lại các chùa mà con đã hái hoa để cúng dường bằng tiền như là cách thức để đền bù có được không ạ, và nếu như thế thì con phải cúng dường bao nhiêu ạ,
con có đọc được
http://www.gioiluat.com/print/?Action=newsdetails&BiG_newsID=124
trong đó có đoạn “Trộm vật của Tam Bảo, cha mẹ, sư trưởng sẽ mất giới. Trước phải đền trả, sau dùng pháp thủ tướng sám” con chưa hiểu lắm ,xin quý thầy chỉ dẫn con đường để con thoát khỏi quả báo này, xin hãy giúp con
Bạn Diệu thân mến,
Vụ việc đã lỡ rồi, cách tốt nhất theo mình nghĩ là bạn hãy thành tâm lạy Phật sám hối, quyết không tái phạm, và sau đó hãy quên đi, đừng để trong lònh mà sinh phiền não. Nếu có thời gian hay khả năng cho phép, bạn cũng nên đến chùa làm công quả hay cúng dường Tam Bảo (chứ đừng nghĩ là đền bù hay trả nợ). Chúc bạn luôn an lạc, thảnh thơi.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nếu chẳng gây ảnh hưởng tới người khác.chi bằng cứ làm làm bổn phận của mình.nếu học PHẬT mà chưa định thì rất dễ lạc đường. Phải định tâm mới được
Nam Mô A Di Đà Phật ,bài viết của VoheuSanh rất hay đầy đủ Ý Nghĩa thật Tán Thán còn trẻ mà viết lên đươc nhửng Lời Phật Pháp như vậy là rất Tốt . Xin cho hỏi có phải học trò của Sư Thích Giác Khang ? Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Thuần Dương Tử,
Trích từ bài – Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà
48 lời nguyện ấy đã thành tựu từ rất lâu xa, khi Bồ tát Pháp Tạng thành Phật đến nay đã được mười kiếp (một kiếp gồm 4.320.000.000 năm, theo cách tính của Aán Độ thời cổ, y cứ lời của Đức Phật Thích Ca dạy trong kinh A Di Đà (Xá Lợi Phất! A Di Đà Phật thành Phật dĩ lai ư kim thập kiếp). Vì lý do đó mà những lời nguyện trên được gọi là bổn nguyện. Chúng ta đang sống trong bổn nguyện, trong ánh sáng vô lượng và đời sống vô lượng mà theo ý niệm nhị nguyên của con người, chúng ta có thể hiểu rằng, ánh sáng vô lượng là trí tuệ và đời sống vô lượng là tâm đại bi của A Di Đà.
Cái làm cho chúng sinh tiếp xúc được với bổn nguyện của A Di Đà là đức tin. Trong 19 lời nguyện nhắm đến tất cả chúng sinh trong vũ trụ ấy, đều mang nội dung của đức tin. Đức tin ấy có thể hình dung qua những yếu tố sau đây :
Một ý thức sâu sắc về tính hữu hạn, thất thường, bất định, mâu thuẫn và phải chết của con người. Nếu chỉ đích danh hơn, những tính chất hữu hạn, mâu thuẫn nội tại ấy là đặc tính của cái ngã và những hoạt động phiền não của nó. Và trong tình trạng hiện thời, toàn bộ đời sống con người dựa vào cái ngã và những hoạt động tạo nghiệp của nó, hậu quả tất yếu là những khuyết điểm, lầm lỗi và khổ đau mà chúng ta gọi là sanh tử. Nhưng để thoát khỏi cái ngã đó, với phần đông con người là không thể, vì làm bất cứ điều gì, dù tu hành để giải thoát hay làm tốt cho người khác thì vẫn nằm trong sự giật dây của cái tự ngã, chỉ làm cho cái ngã, phụng sự cái tự ngã. Với con người, không phải bao giờ cũng có thể có vị tha thực sự, lợi mình lợi người thực sự, vì thông thường có cái ta phản trắc luôn ở trung tâm của mọi hành động. Không giải quyết được khổ đau của mình, đồng thời chúng ta cũng gieo rắc khổ đau cho người khác. Nói theo hình ảnh của kinh Pháp Hoa, chúng ta là những đứa con khốn cùng, dù có may mắn nghe được cha mình giàu có đến trùm khắp vô vàn thế giới đang ở nơi xa kia chờ mình thì cũng không đủ sức trở về, dù có người dẫn dắt. Đôi chân con người đã mỏi mệt vì khổ đau của sinh tử, trí óc đã quá nặng nề vì những màn ảo hóa Ẩ và chỉ khi thấy rõ sự hữu hạn, nhỏ bé và bất lự c của mình, thấy sự mâu thuẫn nằm trong chính nền tảng của bản thân, con người khổ đau đó mới mở mình ra trước lời kêu gọi của đại nguyện của Phật A Di Đà.
Chúng ta không biết làm gì hơn là phó thác, hiến mình và tin cậy. Khi tự lực trong mức độ chúng sinh chỉ là thất thường, mâu thuẫn nội tại, chính lúc đó, bắt đầu sự lắng nghe sâu xa tiếng kêu gọi của bổn nguyện, sự chấp nhận phó thác cho công việc đại bi của Phật A Di Đà. Một chuyển hóa bắt đầu xảy ra, con người từ bỏ những bất toàn, những xung đột mâu thuẫn nội tại của mình, để đi vào nguyện lực của Đức A Di Đà. Do đó con người thấy ra tha lực………..
Bắt đầu niệm Phật là bắt đầu sự chuyển hoá. Mỗi câu niệm Phật là một lần chuyển hóa. Sự chuyển hoá này xảy ra tại đây và bây giờ, thải trừ năm độc tham, sân, si, kiêu mạn và đố kî trong thân tâm mỗi người\. Như thế, con đường đi về Tịnh độ bắt đầu ngay lúc này và tại đây, bằng danh hiệu Phật. Lấy một hình ảnh thí dụ của Đại thừa, Phật A Di Đà ví như một mặt trăng giữa trời, mà mỗi câu niệm Phật như một chậu nước, mỗi chậu nước có một mặt trăng trong đó. Niệm Phật đến mức mặt trăng in hẳn vào dòng hiện sinh của hành giả, không còn tách lìa, dù ở đâu và lúc nào. Khi đã thật sự có mặt trăng Phật thường trực trong lòng, sự tái sinh về Tịnh độ khi chết ắt là một tiến trình tất yếu.
Theo Kim Cương thừa, Phật A Di Đà ở về phương Tây trong Ngũ Trí Như Lai, là chủ của Liên Hoa bộ. Thành tố của bộ này là lửa và màu là màu đỏ. Phật A Di Đà ngồi trên một tòa sen do một con công đội. Con công ăn thức ăn độc và chuyển hóa thành màu lông rực rỡ của mình, càng độc lông càng đẹp. Bộ Liên Hoa chuyển hóa tham dục của cõi này thành trí tuệ, biến ái dục của cõi dục này thành từ bi. Bởi thế, khi nào tham dục – một trong năm độc – khởi lên, chúng ta hãy niệm danh hiệu. Khi nào sắp nổi giận, chúng ta hãy niệm Phật, khi nào muốn cầu nguyện cho ai chúng ta hãy niệm Phật.
Danh hiệu Phật có tính cách của một thần chú (mantra), một tổng trì (dharani) thỏa mãn cho những nguyện vọng xuất thế gian (“nghe danh hiệu tôi, được Vô sanh pháp nhẫn và các môn tổng trì sâu xa” lời nguyện thứ 34) và những nguyện vọng thế gian (“nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung, sanh ra vào những gia đình tôn qúy” lời nguyện thứ 43), (“nghe danh hiệu tôi, tất cả các căn không xấu xí, kém khuyết” lời nguyện thứ 41). Sở dĩ như vậy vì trong danh hiệu có đủ cả Pháp thân (Tâm giác ngộ, tâm Phật), Báo thân (Aùnh sáng vô lượng, Thọ mạng vô lượng) và Hóa thân (sắc thân Phật và cõi Tịnh độ) của Phật A Di Đà. Bởi thế khi nào trong lòng chúng ta từ bi hỷ xả không sinh khởi, hãy niệm danh hiệu vì danh hiệu là sự tập trung thuần khiết nhất của từ bi hỷ xả. Sáu Ba la mật, năm căn, năm lực, bảy Bồ đề phần, tám Thánh đạo phần (kinh A Di Đà), cho đến đắc Vô sanh pháp nhẫn, tức con đường Đại thừa chung cho mọi tông đều có đủ trong danh hiệu Phật. Chúng ta cần nhớ rằng trong danh hiệu có Chánh báo và Y báo, nghĩa là có cả bản tánh trí tuệ và đại bi của Đức A Di Đà, đồng thời có Tịnh độ của Ngài.
Niệm Phật là thả mình vào công cuộc chuyển hóa của bổn nguyện, trút những xácchết của khổ đau phiền não không thể nguôi ngoai vào đại dương của bổn nguyện và để cho đại dương đó chuyển hóa cho. Như Phật Thích Ca đã nói “trong đại dương (Niết bàn) không dung chứa xác chết”, đại dương ánh sáng và đại bi của Phật A Di Đà cũng không chứa những phiền não khổ đau của chúng sinh mà sẽ chuyển hóa chúng thành những phẩm tính của Tịnh độ………….
Để minh họa cho đời sống của đức tin hiện sinh này, chúng ta đọc một vài mẩu chuyện của Shoma (1799-1871) trích từ The Essence of Buđhism của D.T. Suzuki :
Có lần Shoma viếng một ngôi chùa quê. Vừa vào chánh điện, anh thõng chân nằm dài tượng A Di Đà. Một người trách anh thất kính, anh trả lời :
“Tôi vào đây là trở về nhà cha mẹ tôi, còn anh bắt bẻ tôi như vậy chẳng qua anh chỉ là người ngoài gia đình này thôi”.
Có lẽ sống trong lòng đại bi bổn nguyện của Phật A Di Đà là như vậy.
Có lần Shoma cùng các bạn đi trên một chiếc thuyền buồm, gặp lúc gió lớn sóng to như muốn nhận chìm thuyền. Mọi người quên hết việc niệm Phật mà chỉ biết van vái lung tung. Trong khi ấy, Shoma nằm ngủ cho đến lúc người ta đập anh dậy, anh dụi mắt hỏi :
“Tôi có còn trong thế giới Ta bà không?”
Có lần nghe người nói về hoạt động truyền giáo của một tôn giáo khác, Shoma nói :
“Không gì tốt hơn là phàm phu thành Phật”. Khi có người hỏi làm sao giữ tròn được cuộc sống sau khi chết, Shoma đáp : “Việc ấy để A Di Đà lo liệu, đó không phải là chuyện của tôi”.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, những lời tán thán của Ngoc Tam huệ sanh chẳng dám nhận. Xin có vài dòng chia sẻ cá nhân mong các bạn đồng tu hoan hỷ đọc. Huệ sanh chưa có dịp thọ kiến sư Giác Khang lần nào chỉ thấy Thầy một lần lúc đó chưa biết Thầy sau này nghe Thầy giảng về Tịnh độ như “cá gặp nước” nên chỉ giữ lại bài giảng của Thầy và bộ kinh “Vô lượng thọ” để thực hành theo. Đọc những dòng chia sẻ của bạn Nguyên và bạn Thuần Dương Tử, bất giác huệ sanh thấy hình ảnh của mình trong đó, cách đây mười mấy năm khi mới tìm đến đạo cũng giống như các bạn bây giờ rất nhiều câu hỏi không biết hỏi ai, chẳng biết mình từ đâu đến, chết rồi đi về đâu. Nhờ thiện tri thức, các Cô, Chú, Anh, Chị đi trước chỉ dẫn hướng mình vào đạo. Người ta thường nói”muốn ăn phải lăn vào bếp”, học đạo cũng vậy phải tự mình chẳng thể nhờ vào ai, lời nào nói về đạo thì mình hoan hỉ nghe, làm theo nếu thấy nó an lạc, hạnh phúc cho mình, còn không thì thôi, chẳng cần biết người đó có “đoạn hết kiến tư hoặc phiền não chưa” có tâm vô thượng bồ đề hay không không quan trọng, người hướng dẫn mình có đắc quả hay không cũng không quan trọng, tâm người ta có thanh tịnh hay không cũng chẳng quan trọng, người ta có nhất tâm hay không cũng không quan trọng,… cái quan trọng là tâm của mình như thế nào đó là điều cót lõi. Tuy nhiên không phải ai nói gì cũng nghe làm theo, tất cả còn phải có chút thiện căn, phước đức và tùy duyên của mỗi người mà đến với đạo như thế nào. Giống như bạn Nguyên nhờ vào những dòng chia sẻ của chú Huệ Tịnh, Thiện Nhân, các Cô, Chú, Anh, Chị trên này và nhờ vào nỗ lực của bạn Nguyên mà bây giờ bạn đã có thể tự đứng trên đôi chân của mình, còn việc đi như thế nào là tùy ở bạn chẳng thể ai giúp được.
Tu pháp môn niệm Phật chẳng khó nhưng cái khế cơ, khế lý hàng Bồ tát cũng chưa có thể hiểu hết, thì làm sao hạng hạ căn hạ trí như chúng ta có thể hiểu hết được, huệ sanh chia sẻ các bạn đồng tu cứ dùng cái tâm vốn có của mình mà chân thật niệm Phật, tham sân si, thanh tịnh, bồ đề,… tất cả nằm trong bốn chữ “A DI ĐÀ PHẬT”. Nhân đây huệ sanh chia sẻ với các bạn đồng tu “bài pháp của Hòa thượng Thích Giác Khang” giảng về tịnh độ, bộ kinh “Vô lượng thọ”, “Niệm Phật Tông yếu của Pháp Nhiên Thượng nhân mà chú Huệ Tịnh đã chia sẻ ở trên, vậy thì bạn sẽ hiểu về Tịnh độ như chỉ trên lòng bàn tay, tu hành theo thì chẳng có gì mà trở ngại, tất cả đều như ý nguyện tu hành. Bài giảng của Sư Giác Khang rất hay, lúc đầu nghe huệ sanh lấy cái tâm cống cao ngạo mạn của mình mà cảm nhận cho đó là những lời đơn giản, nhưng nghe mấy năm nay mỗi ngày cũng chưa cảm nhận được sự thâm diệu từng câu từng chữ của Thầy nói trong đó. Tu hành là cả một đời người chẳng thể trong chốc lát mà có thể thành tựu. A Di Đà Phật
A Di Đà Phật. Chào bạn sen Huệ Sanh,
Bài giảng “Niệm Phật Tông yếu của Pháp Nhiên Thượng Nhân” thật ra rất khế cơ, khế lý cho hạng hạ căn hạ trí đến hạng thượng căn thượng trí. Tuy những lời thật đơn giản nhưng có năng lực giúp giải trừ cái tâm niệm tự lực, như câu trong bài Huệ Tịnh đã chia sẻ ở trên bài “Sống Trong Bổn Nguyện Của Phật A Di Đà”:
“Nhưng để thoát khỏi cái ngã đó, với phần đông con người (là hạng hạ căn trung căn, hạ trí trung trí) không thể, vì làm bất cứ điều gì, dù tu hành để giải thoát hay làm tốt cho người khác thì vẫn nằm trong sự giật dây của cái tự ngã, chỉ làm cho cái ngã, phụng sự cái tự ngã…
Cho nên khi kết nối với câu này của Pháp Nhiên Thượng Nhân, Huệ Tịnh rất tâm đắc:
“Niệm Phật lấy không hình thức làm hình thức. Chỉ biết rằng thường niệm Phật thì đến lúc lâm chung nhất định Phật lai nghinh mà vãng sinh sang cõi Cực Lạc.
Vấn đề niệm Phật tuy có nhiều ý nghĩa, nhưng xưng Lục Tự Hồng Danh ( NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT ) thì đã bao hàm tất cả.
Tất cả căn cơ cứ tùy theo thiên tính mà niệm Phật để vãng sinh. Cái thân hiện nay do túc nghiệp đời trước mà có, nên trong đời này không thể thay đổi. Như người nữ mà muốn đổi thành người nam trong đời này thì không thể được.
Cứ tùy theo thiên tính mà niệm Phật. Người trí thì lấy trí mà niệm Phật vãng sinh. Người ngu thì dùng ngu mà niệm Phật vãng sinh. Có đạo tâm cũng niệm Phật vãng sinh. Không đạo tâm cũng niệm Phật vãng sinh. Người có tà kiến cũng niệm Phật vãng sinh.
Hàng phú quý, hạng bần cùng, người tham lam, kẻ tánh nóng, bậc có từ bi, hạng không có từ bi, do BỔN NGUYỆN KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA ĐỨC A DI ĐÀ, hễ niệm Phật thì đều được vãng sinh.”
Có lẽ theo lời đơn giản Pháp Nhiên Thượng Nhân nói trong đó, mỗi người chúng ta (có duyên) thì phải đọc đi đọc lại nhiều lần kết hợp với sự “cứ tùy theo thiên tính mà niệm Phật”, may ra sẽ hy vọng có ngày bừng sáng ra “lời đơn giản” của Pháp Nhiên Thượng Nhân.
“Không những thông tuệ, Ngài còn rất hiếu học. Tất cả Kinh, Luật, Luận đều được Ngài duyệt đọc cẩn thận. Ngài còn nghiên cứu tường tận về mọi tông phái. Không những thế, Ngài lại đọc khắp bách gia của cả Trung Hoa lẫn Nhật Bản. Ngài từng nói rằng: “Bất cứ kinh điển hay sách vở gì, hễ tôi đọc qua vài lần là tự nhiên thấu triệt, không cần phải suy nghĩ”. Bởi thế, Ngài tinh thông mọi Tông pháp mà không cần phải học với ai cả. Ngài duyệt đọc Đại Tạng cả thảy 5 lần và được đương thời tôn xưng là Trí Huệ Đệ Nhất.”
Pháp Nhiên Thượng Nhân thật sự đã Đại Từ Đại Bi nhét hết Lý nghĩa trong Đại Tạng Kinh vào bài giảng ngắn gọn thù thắng “Niệm Phật Tông Yếu” vậy.
“Và khi tu Niệm Phật thì phần nhiều đều mang tâm niệm tự lực, vẫn cứ trông cậy vào sức mình để được vãng sinh. Đó là Tự Lực Niệm Phật. Bởi thế, tu rất nhọc nhằn mà cũng không chắc là mình có được vãng sinh hay không. Những ngộ nhận nầy chính dịch giả cũng mắc phải.
Buông bỏ vạn duyên là khó khăn, nhưng buông bỏ tâm niệm tự lực (sức mình) để niệm Phật được vãng sanh lại càng khó hơn.
Bởi thế nên thường cầu nguyện Tam Bảo gia bị để không còn tâm nghi ngờ nữa là vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho hỏi khi vãng sanh về Tây phương cực lạc chỉ mất có 12 kiếp là thành tựu quả vị Phật.Vậy cho con hỏi 1 đại kiếp là bằng bao nhiêu trung kiếp,bằng bao nhiêu tiểu kiếp,bằng bao nhiêu kiếp và thời gian là bao nhiêu.Xin hỏi thêm nữa là A Tăng kỳ Kiếp là bằng bao nhiêu đại kiếp,bằng bao nhiêu kiếp,tức là khoảng thời gian ấy là bao nhiêu năm vậy.Mà con nghe nói 1 giờ ở tây phương là bằng cả 1 kiếp của chúng sanh ở Trái Đất này hả chú Huệ Tịnh.
Nam Mô A Di Đà Phật 🙂
🙂
🙂
Theo mình nhớ thì theo chu kì 100 năm con người lại giảm 1 tuổi giảm cho đến còn có 10 tuổi lại theo chu kì tăng lên 84.000 tuổi gọi là 1 tiểu kiếp, 1 trung kiếp gồm 1000 tiểu kiếp, 1 đại kiếp gồm 1000 trung kiếp.
A Tăng Kỳ Kiếp thì Phật nói như vầy:”Một hôm có vị Tỳ khưu bạch với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, 1 A-tăng-kỳ là bao lâu? Phật giải rằng: Không thể nói là bao nhiêu năm được, chỉ ví dụ cho hiểu thôi.
Theo trong Tam tạng (quyển 32 chương 86): Ví dụ như có 1 khối đá vuông vức 1 do tuần (16 cây số) trong 1 trăm năm có 1 vị Chư thiên xuống, lấy tấm lụa thật mỏng quét khối đá ấy, rồi cách một trăm năm sau cũng quét như thế, cho tới khi nào khối đá ấy bằng mặt đất thì mới gọi là 1 A-tăng-kỳ. Hoặc ví dụ như 1 cái thùng vuông vức 1 do tuần đầy hột cải, trong 1 trăm năm mới có 1 vị Chư thiên tới lấy ra 1 hột, rồi cách 1 trăm năm sau lấy ra 1 hột nữa, lần lượt như thế cho đến khi lấy hết những hột cải trong thùng ấy mới gọi là A-tăng-kỳ.”
A Di Đà Phật.
Nếu bạn Thuần Dương Tử hỏi Huệ Tịnh mấy năm trước về toán học thì đã có câu trả lời giải đáp rồi. 🙂
Những con số toán học “12 kiếp là thành tựu quả vị Phật” hay “1 đại kiếp là bằng bao nhiêu trung kiếp”, bây giờ đối với Huệ Tịnh không còn quan trọng để bận tâm nữa bạn. Con số thực tế đối với Huệ Tịnh trong cuộc sống còn lại kiếp này là làm sao làm tròn bổn phận đi cày đủ số tiền để nuôi sống vợ con, trả nợ bills nhà, xe, bảo hiểm, v.v.. cho vợ con không bận tâm lo lắng là OK rồi. Nếu cứ ôm chặt nặng nề kiến thức, kiến giải trong tâm làm sao ra đi nhẹ nhàng?
12 kiếp, đại kiếp, trung kiếp, v.v.. đã là con số tượng trưng tương đối với chúng sanh chứ thật ra là “bất khả thuyết” tại sao bạn con phải thắc mắc nghi ngờ? Toán giải con số cho good đi nữa thì vẫn nằm trong sự giật dây của cái tự ngã. Nhưng cái chết đến khi nào không hay, lúc đó bạn lấy gì ra để trả lời giải đáp cho tử thần? Toán giải quan trọng là làm xóa đi hết tất cả con số tương đối lý thuyết thế gian trong tâm, cho nên người siêng năng niệm Phật là người khai mở vô biên sáng suốt.
Con số 12 kiếp, đại kiếp, trung kiếp, v.v.. = NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn liên hữu Quốc Huy đã phúc đáp mình mới biết 1 đại kiếp, 1 A Tăng Kỳ kiếp có thời gian lâu dài đến vậy. Đúng là”ko thể nói là bao nhiêu năm được,chỉ ví dụ cho hiểu thôi”.
Cảm ơn liên hữu lần nữa !
Anh Huệ Sanh có thể cho Thuần Dương Tử xem bài giảng của thầy Giác Khang không,em cũng nghe người ta nhắc đến vị sư thầy này nhưng chưa kịp nghe nói rõ về bài pháp của thầy này.Anh có thể chia sẻ file PDF cũng được nha anh Huệ Sanh.:D
😀
😀
Câu hỏi này thật dễ.
Chỉ cần thấy DI ĐÀ.
Lo gì chẳng khai ngộ.
Tôi có câu hỏi này băn khuăn mãi.trong TAM PHƯỚC ,đầu tiên là hiếu dưỡng cha mẹ.xin bạn dạy tôi điều này. Liệu bạn có nhớ ngày sinh của cha mẹ mình không?vậy ngày mất của cha mẹ mình thì khi nào? Có phương chước gì để độ cho cha mẹ thoát TAM ÁC ĐẠO.chư PHẬT bây giờ còn hay không còn? Cha mẹ có phải CHƯ PHẬT hay chẳng phải CHƯ PHẬT?ngày sinh ngày mất còn.mù mờ sao hỏi đạo lý cao siêu thế? Đúng là……
Dùng tâm PHẬT nhìn người thì ai ai cũng là PHẬT.Dùng tâm MA nhìn người thì đâu đâu cũng nhớn nhác bóng QUỶ…Theo THUẦN DƯƠNG TỬ thì phải nhìn thế giới này sao cho đúng. Nên gọi là THIỆN TRI THỨC hay nên gọi là ÁC TRI THỨC .Để mọi người nơi đây được thoát mối nghi.
A Di Đà Phật, huệ sanh xin hoan hỷ nhận những lời khai thị của chú Huệ Tịnh, quả thật “Niệm Phật Tông Yếu” của Pháp Nhiên thượng nhân chỉ cho chúng ta con đường đi đến cực lạc rõ như ban ngày, chẳng hề sai dối. Câu tâm đắc của Chú mà Pháp Nhiên Thượng Nhân đã khai thị bao trùm cả 5 uẩn “sắc, thọ, tưởng, hành, thức”, “không chấp có, cũng chẳng chấp không, không có thanh tịnh như nhau”, A Di Đà Phật.
Gửi bạn DươnG Tử, phần trả lời thắc mắc của bạn về “12 kiếp là thành tựu quả vị Phật” hay “1 đại kiếp là bằng bao nhiêu trung kiếp” chú Huệ Tịnh trả lời rất hay, những thắc mắc của bạn trước đây huệ sanh cũng như vậy, chỉ có mình cảm nhận, tự mình hiểu chẳng thể ai hiểu được, đúng là con đường đạo có những cung bậc thăng trầm ai cũng phải đi qua, chẳng thể nào nói ra được, 4 chữ “A Di Đà Phật” thật đầy đủ ý nghĩa.Còn về bài pháp của Thầy Thích Giác Khang bạn lên trang “ http://www.dieuam.vn/giang-su/114/phap-mon-tinh-do-1-tt-thich-giac-khang-2495/ “ tải về gồm 37 phần, do ĐVCT chưa có chức năng đính kèm file nên huệ sanh không thể up lên được, bạn có thể xem thêm “bài giảng kinh 66” của Thầy để hiểu rõ về quá trình 5 uẩn, “Niệm Phật Tông Yếu” rất hay rất rõ ràng dễ hiểu bao trùm tất cả bài pháp mà huệ sanh đã từng nghe, tuy nhiên đó là cảm nhận của huệ sanh, hay hay dở là tùy thuộc đạo tâm cảm nhận của mỗi người nhưng tất cả chỉ là trợ duyên 4 chữ “A Di Đà Phật” là gốc của các pháp trong thời nay, nếu xem qua mà nghi ngờ tịnh độ thì chẳng cần xem cứ giữ 4 chữ A Di Đà Phật là thành tựu. Xin chia sẻ cùng bạn và tất cả các bạn đồng tu. A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật.
Huệ Tịnh cũng cố gắng tùy duyên chia sẻ hiểu biết hạng hẹp cùng bạn đồng tu, khuyến khích cho nhau chứ khai thị thì không dám nhận. 🙂
Huệ Tịnh xin tùy hỷ công đức của Huệ Sanh. Chúc bạn thường an lạc tinh tấn niệm Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Em chào chương trình,
Nhà e có thỉnh ở chợ và có đem vào chùa 1 Bức hình Đức Quan Âm Bồ Tát, có đèn chớp tắt…, lâu ngày hộp đèn có hình Quan Âm đã bị mụt nát, và rớt ra không sử dụng đươc. Ba em mới đóng tấm hình ngài Quan Âm ở trước cửa nhà sau, đóng ngay vách tường, nếu vậy thì có bị tội không, nhiều lần em định lấy xuống, lau sạch và thờ lại, vì nhà em có tấm hình ngài QUan Âm mới ( tấm cũ có đèn, đèn và gỗ bị mục, chỉ còn 1 tấm hình thôi)và hình ngài Bổn SƯ Thích Ca, nhà em không còn chỗ thờ nữa, mà đóng và treo trên vách. Xin giup em, những cách trên có đúng hay sai? và phải làm cách nào cho đúng hơn, xin chương trình giúp gd em để đưoc giảm tội , nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn chương trình.
Theo lời Tổ Ấn Quang dạy thì tượng Phật, Bồ tát, tranh ảnh … nếu không còn dùng được nữa thì bạn nên làm lễ trang nghiêm trước ban thờ Phật, xin được đốt đi. Tro đấy bạn đem thả ra sông.
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, chào bạn Hoàng My câu hỏi của bạn đã được trả lời ở bài http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/01/tho-phat-tai-nha-can-phai-biet-nhung-dieu-kieng-ki/comment-page-2/. Chúc bạn luôn tinh tấn niệm Phật. A Di Đà Phật
Bài giảng pháp của hòa thượng giác khang tuyệt hay.Rất hay!Cảm ơn anh Huệ Sanh đã dẫn mình đi đúng con đường đạo giải thoát.Nếu không có sự nhắc nhở chi tiết tận tình của anh chắc có lẽ thuần dương tử vẫn cứ bướng bỉnh,ngoan cố loay hoay trong đường đọa lạc.Xin chân thành cảm ơn rất nhiều đạo hữu đã hướng dẫn,mong nhận được hồi đáp mới từ anh Huệ Sanh
🙂
🙂
🙂
A Di Đà Phật
Cả đời bướng bỉnh, ngoan cố loay hoay,
Nhất thời thức tỉnh tự độ bản thân.
Xoay vào bên trong sám hối nghiệp chướng,
Đừng hướng ra ngoài nói lời đúng sai.
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật , câu Sư Giác Khang giảng mà NT luôn nhớ và Y Giáo Phụng Hành là cứ Gỏ mãi Gỏ mãi là Cửa mở A Di Đà Phật
Các bạn thân mến!
Vào dịp nước Việt Nam mình được chiêm ngưỡng Phật Ngọc (Tượng Phật Thích Ca bằng ngọc), mình cũng tới Bắc Ninh để được chiêm ngưỡng bức tượng quý giá này. Thấy ở đó họ bán đồ lưu niệm, mình đã mua 1 bức tranh sơn mài bức tượng ngọc này, vì mình muốn làm quà tặng 1 người bạn (người này rất mộ đạo Phật, và hiện nay chị ấy đã xuất gia, nhưng rồi ngần ngại, sợ nhỡ đâu chị ấy có rồi.Vậy là mình đem về nhà, nhưng không thể đặt lên ban thờ Phật của mẹ được, vì ban thờ của mẹ đã có đủ tam thế chư Phật. Vả lại kích thước của tranh không đặt được lên ban thờ.
Vậy là mình treo ở trên cao,(như một bức tranh đẹp) với ý nghĩ là những ai được chiêm ngưỡng hình tượng của Ngài cũng sẽ có được tâm trong sáng hơn. Vậy mình có mắc phải tội bất kính không?
Lại còn những đồ trang sức (dây đeo trên cổ) có hình tượng Phật nữa, có mắc phải tội bất kính không?
Ai biết xin làm ơn giải đáp giùm nhé. Mình cảm ơn nhiều!
VÌ THIÊN ĐỊA LẬP TÂM, VÌ CHÚNG SANH LẬP MẠNG.
Phải khẳng định thế gian không có người xấu, tâm niệm này vô cùng quan trọng, tâm này chính là tâm đồng thể Đại bi. Người kia tạo tội ngũ nghịch thập ác, là nhất thời mê hoặc, chẳng phải chân tâm, là vọng tâm của người đó, do tập khí bất thiện tạo thành, chân tâm của họ bổn thiện. Người này có tâm Bồ đề, tâm Bồ đề là chân tâm của họ, vẫn chưa hiển lộ, bị phiền não tập khí che mất rồi, chỉ cần bỏ đi hết chướng ngại, thì chân tâm bổn thiện sẽ hiện tiền, người này là tâm Phật, người này là tánh Phật.
Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí huệ của Như Lai, cái này chẳng thể không biết, nếu bạn thật sự hiểu, thì bạn sẽ không có oan thân trái chủ. Oan thân trái chủ biến hết thành Phật Bồ tát, tuy họ vẫn chưa có thể biến ra được, nhưng mà trong tâm mình đã thay đổi rồi. Bạn nghĩ xem tâm của chúng ta có dễ chịu không, tâm của chúng ta có đẹp không? Trong kinh Phật thường dạy chúng ta: “tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”, hoàn cảnh mà chúng ta thọ dụng có đẹp không. Có liên quan gì đến người khác không? Không liên quan gì.
(Trích Tịnh Độ Đại Kinh giải diễn nghĩa tập 32, HT TỊNH KHÔNG giảng)
Nguyện cho khắp pháp giới các Chúng Sanh tín niệm Di Đà, đồng sanh Cực Lạc, nhập Thanh Tịnh Chúng, chóng thành Phật Đạo.
Xem lại cách đây hơn 1 năm rưỡi về trước con còn mê muội,ngu si bây giờ tập khí mê lầm đó đã đỡ và nhẹ hơn lúc trước.Cảm ơn quý cô,chú ở đây đã chịu khó giúp đỡ trả lời cho con được thông hiểu nhìn lại những sai lầm này con thấy mình thật hồ đồ không chịu vâng lời làm theo cứ suy diễn theo ý của mình thật chẳng có lợi ích gì cho mình cả.Con nghĩ có lẽ trong số quý cô,chú ấy cũng có thể có người đã vãng sanh về tây phương cực lạc rồi nên không có trả lời hồi âm cho mọi người nữa
Mong Trang nhà có thể cho con biết là những bạn đồng tu đăng bình luận trên đây có bạn nào đã vãng sanh về cực lạc hay chưa,trước khi vãng sanh vài ngày có bạn nào lên đây kịp đăng bình luận nói lời từ biệt với mọi người hay khuyến tấn mọi người niệm phật hay không.Nếu có những trường hợp ấy xin trang nhà hãy lập thống kê,tìm kiếm,đưa thành một chuyên mục riêng có những bài viết một số bạn vãng sanh còn lưu lại bình luận nói lời cuối cùng từ giã các bạn,cô,chú nơi đây.Những bài viết như vậy mong trang nhà hãy liệt kê ra số lượng bao nhiêu bạn đã vãng sanh nhưng vẫn kịp lên trang đường về cõi tịnh đăng comment.Hoặc bạn nào,ai bắt gặp được những bài viết ấy có thể đăng lên cho con và mọi người cùng biết
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2017/03/du-chung-thanh-qua-van-phai-chiu-qua-bao-khi-nghiep-duyen-chin-mui/comment-page-1/#comment-33780