Cô Huỳnh Thị Phỉ sinh năm 1972 là con gái Út của bà Đoàn Thị Yến và ông Huỳnh Văn Đống. Cư ngụ số nhà 321/12, ấp Trung Bình I, xã Vĩnh Trạch, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang (Vàm Cả Vồn đi vào 130 mét, phía bên phải).
Tính tình của cô hiền lành, dễ hòa đồng với mọi người, đặc biệt là không bao giờ nhìn ngó những xấu dở lỗi lầm của kẻ khác và khi gặp cảnh duyên trái ngang cô đều an nhiên nhẫn chịu chẳng than trách, oán hờn.
Năm 1993, cô kết hôn với anh Trần Văn Tuấn, người cùng thôn xóm, cách nhà 500 mét. Những tưởng hạnh phúc sẽ mãi ở lại bên mình cho đến trăm năm, răng long đầu bạc, nào ngờ như ánh chớp đêm dông, vừa thấy đó là cũng liền mất đó!
Năm 1996, cô bồng đứa con tên Trần Ánh Thư mới 24 tháng tuổi trở về tá túc với mẹ và chị ruột thứ Bảy, vì chồng cô đã trao trái tim cho người con gái khác.
Nhờ sự thương yêu đùm bọc của mẹ và các anh chị nên cuộc sống của cô và đứa con thơ dại cũng tạm yên bình.
Năm 2005, cô cùng người chị thứ Ba đến làm công cho nhà hàng Yến Phượng tại Thủ Đức, để gởi tiền về cho con ăn học.
Tháng 7 năm 2009 mẹ bệnh nặng, cô phải nghỉ việc trở lại quê nhà lo bề chăm sóc. Qua mấy tháng chăm sóc cho mẹ, đến ngày 26 tháng 9 mẹ bảo người chị thứ Bảy đi mời Ban Hộ Niệm và còn nói:
– “Má muốn mời Ban Hộ Niệm là Má muốn cho các con có cơ hội gieo duyên với chư đồng đạo. Sau này chư đồng đạo tới lui giúp đỡ, dẫn dắt các con tinh tấn thêm lên!”
Cô bèn nói với bà:
– “Má! Bà niệm Phật chừng nào vãng sanh có ấn chứng, con sẽ tu luôn!”
Mẹ cô hỏi lại:
– “Thiệt hông?”
Cô đáp:
– “Thiệt!”
Rồi hai người cùng đưa tay nghéo với nhau và cùng cười sặc sụa.
Sau khi mẹ vãng sanh, cô tận mắt trông thấy rất nhiều, rất nhiều “hiện tượng lạ” chẳng thể nghĩ, chẳng thể bàn. Thiện căn quá khứ bỗng dưng phát khởi mãnh liệt, cô lập tức trường chay, giới sát, phóng sanh… Bao nhiêu y phục đều đem ra, bộ nào cũ thì đốt bỏ, bộ nào còn mới thì tặng cho người khác. Tín tâm thật sự kiên định đối với pháp môn Tịnh Độ, quyết một lòng niệm Phật, lễ Phật cầu vãng sanh Tây Phương, dù rằng sự hiểu biết về Phật Pháp của cô lúc ấy hãy còn quá khiêm nhường!
Từ đó cô trồng rau cải quanh nhà, cắt mang ra chợ bán, và chuyên cần lễ niệm mỗi ngày ba thời. Hạn chế tối đa về mặt giao tiếp, tối ngày cứ đóng cửa chuyên tu, chuyên hành, nhiều lúc cô con gái xin ngủ chung cô cũng đuổi ra.
Vào tháng 11 năm 2013 cô bị sốt dữ dội, đến Bệnh Viện Đa Khoa An Giang bác sĩ chẳng tìm ra là bịnh gì. Một tuần sau xuất viện, sức khỏe của cô từ đó suy sụp dần nhưng tín tâm nguyện tâm thì lại bền chắc và khẩn thiết rõ rệt.
Về nhà hằng ngày, cô chỉ lo lễ bái và trì niệm, thức ăn thì có các chị nấu sẵn, mọi thứ sinh hoạt cô đều đơn giản cần kiệm tối đa, dù rằng trước đó đã cần kiệm rồi. Cô vốn ít tiếp xúc với mọi người ngay cả người thân, lại chẳng có bạn đạo, không nghe băng cũng chẳng xem đĩa hay đọc kinh sách gì hết; đến thời điểm này thì lại càng nghiêm ngặt hơn, cô chỉ thuộc lòng một ít đoạn sám kệ mà cô tâm đắc, như sau:
“Nhãn thấy sắc thường hay bận bịu,
Tai ưa nghe những điệu âm thinh.
Mắt với tai đều chọn đẹp xinh,
Còn lỗ mũi ưa mùi êm dịu.
Đồ thơm tho nó ưa nó chịu,
Chốn xạ hương hay lết lại gần.
Lưỡi ưa ngon là chuyện ân cần,
Đồ ngọt béo nó ưa nó mến.
Thân tham sướng muốn tiền của đến,
Đặng ăn xài cho phỉ tấm tình.
Ý thì ưa sửa sắc soi hình,
Với chức phận cho cao cho quý.
Sáu đường ấy ở trong tâm ý,
Ta mau mau dứt nó cho rồi.
Nếu tỉnh tâm nào có mấy hồi,
Mượn trí đạo đuổi ra khỏi xác.
Dứt được nó ấy là giải thoát,
Thì xác trần mới khỏi đọa đày.”
Và:
“Ôi! cả sang hèn chẳng ai thong thả,
Sao nhơn sanh cứ mãi đắm say.
Chẳng tu thân đặng dựa Phật Đài,
Cho thong thả hưởng mùi sen báu.
Thần Thức nhập Thai Sen tinh hảo,
Nên khỏi màng lo nỗi khổ sanh.
Thân thì thân công đức hiền lành,
Bất di dịch khỏi vì khổ lão.
Thể thanh tịnh thường không huyên náo,
Hết lo toan nắng lạnh gió mưa.
Khổ bịnh kia bởi đó mà chừa,
Ta thoát cuộc lao đao vì nó.
Đường sanh mạng Phật, ta đồng thọ,
Tánh an nhiên bất diệt trường tồn.
Tử thần kia đâu dám bắt hồn,
Thoát luân chuyển khỏi đeo khổ tử.
Cuộc y thực muốn chi đủ thứ,
Không nhọc nhằn lo việc sanh nhai.
Trí yên nhàn nhìn cảnh Phật Đài,
Khỏi quả khổ mưu cầu bất đắc.
Cả hải chúng thảy đều vững chắc,
Toàn dân lành đâu có đắn đo.
Dứt ái ân quyến thuộc chuyện trò,
Thoát sống khổ thương yêu, ly biệt.
Chữ hòa thuận kể sao cho xiết,
Tâm đồng nhau thượng thiện vui vầy.
Cảnh như như chẳng có đổi thay,
Không màng biết phân chia nhơn ngã.
Sẵn vị ngôi rành phân thượng hạ,
Khỏi khổ câu oán ghét gặp nhau.
Thân tâm thường trụ hết rạt rào,
Chất thô trược tiêu tan mất cả.
Cõi Tịnh Độ lắm điều thanh nhã,
Khổ, buồn, rầu, lo, sợ chẳng còn.
Chốn Ta Bà tim lụn dầu mòn,
Thân tứ đại của người cũng thế.
Mau thức tỉnh tu thân kẻo trễ,
Đến tội rồi mới hối muộn màng.
Chi cho bằng ta sớm lo toan,
Gìn giới luật nghe Kinh trọng Phật.
Đến lâm chung quả lành đâu mất,
Cõi Tây Phương chư Phật đợi chờ.
Việc tu thân thiện tín hẫng hờ,
Chừng họa đến e cho khó tránh.
Môn Tịnh Độ là phương cứu cánh,
Rán phụng hành kẻo phụ Phật xưa.
Lòng từ bi chẳng quản nắng mưa,
Xông thuyền giác rước đưa sanh chúng.
Trong một nước nhân tài hữu dụng,
Kẻ tu hành đa phước thì nên.
Quyết trau thân tánh hạnh cho bền,
Niềm ơn nghĩa toan đền dứt nợ.
Ao sen báu Tây Phương đua nở,
Chờ chúng sanh niệm Phật chí tâm.”
Bệnh trạng kéo dài càng lúc càng trầm trọng, cô ngỏ ý với các anh chị hộ niệm bằng cách tạo không gian yên tĩnh cho mình, nhất là đừng cho họ hàng biết rằng cô đang lâm trọng bệnh, để khỏi phải mất thời gian do thăm hỏi, bàn tán lu bu.
Đến ngày 22 tháng 7 năm 2014, cô nhờ các anh chị và con cháu niệm Phật cộng tu với mình nên mỗi tối gần cả chục người đến cầu nguyện rồi ngồi niệm Phật, sau đó hồi hướng cho cô. Nguyện văn khi bắt đầu cộng tu đọc là:
“…Cầu xin Đức Phật A Di Đà phóng quang gia hộ cho em con là Huỳnh Thị Phỉ được bịnh tật tiêu trừ, tai qua nạn khỏi, thân tâm an lạc…”
Cô không chịu đòi sửa lại rằng:
“…Cầu xin Đức Phật A Di Đà phóng quang tiếp dẫn Huỳnh Thị Phỉ sớm vãng sanh về thế giới Cực Lạc…”
Cộng tu được hai tuần thì vùng ngực của cô đau dữ dội, đưa ra bệnh viện ở An Giang, bác sĩ chẩn đoán là “khối u tim”, trọng lượng lúc nầy chỉ có 33 ký lô. Nằm viện được ba ngày thấy hơi khỏe, cô đòi về nhà để yên tĩnh niệm Phật, dễ nhất tâm hơn. Về đến nhà thì tiếp tục cộng tu như trước, riêng phần cô thì sự hành trì càng khẩn thiết hơn trước.
Trong thời gian ở bệnh viện, bác sĩ đề nghị với người nhà nên bồi dưỡng để cho cô tăng trọng lượng từ 35 ký trở lên thì sẽ làm hồ sơ chuyển ra Sài Gòn phẫu thuật và tổng chi phí là một trăm triệu. Bác sĩ còn hướng dẫn cụ thể là phải cho cô ăn sáng một con cá lóc nửa ký và chiều một con, còn dạy thêm: thịt bò và rau củ, hoa quả, cách thức nấu xào cụ thể chi li.
Vì vậy người chị thứ Bảy muốn thăm dò ý tưởng của em mình nên hỏi:
– “Bác sĩ khuyên như vậy! Ý em ra sao?”
Cô đáp:
– “Chèn ơi! Nếu ăn một con cá lóc mà sống thêm một trăm tuổi nữa em cũng hổng thèm. Cơ hội này em sẽ vãng sanh Cực Lạc, về với bà Má! Sướng muốn chết. Ngu gì mà ở mãi cõi khổ này!”
Thấy chí hướng của em mình đã kiên định, vững vàng, các anh chị của cô rất an tâm và vui mừng. Lúc này, thân quyến của cô đã chuẩn bị đủ một trăm triệu đồng, và cho cô uống bột dinh dưỡng và sữa En-sua để tăng trọng lượng, rồi sẽ tiến hành phẫu thuật theo đề nghị của bác sĩ, nhưng cô không chịu, và còn nói:
– “Tiền đi mổ hãy cho em mua gạo bố thí và mua cá phóng sanh…”
Cô còn nói với người chị thứ Bảy:
– “Chị cho em xin hai cây bạch đàn!”
Chị cô hỏi:
– “Làm chi vậy?”
Cô đáp:
– “Để mướn người cưa chẻ củi, khi em mất nấu đám lo tuần thất cho em!”
Chị cô đồng ý. Rồi nhất nhất làm liền, y như lời yêu cầu của cô.
Bệnh tình tăng dần, đến ngày 29 tháng 9 cô yếu nhiều, khi ngồi dậy phải nhờ người đỡ, các anh chị túc trực hộ niệm. Qua chiều hôm sau là ngày 30, cô lấy tiền từ lâu mà cô dành dụm, nhờ người chị thứ Bảy mua cho cô một cái giường và tấm nệm. Chị cô hỏi:
– “Chi vậy?”
Cô trả lời:
– “Để mời đồng đạo đến hộ niệm cho em. Nếu em nằm như vầy các anh chị thấy sẽ tủi thân!”
Vì từ trước đến giờ, cô trãi chiếu nằm trên nền gạch chứ không có giường.
Sáng mùng 1, cô hối người chị thêm hai lần nữa. Đến 11 giờ trưa, con gái dìu cô lên giường nằm quay mặt về hướng Tây. Cô nằm niệm Phật được một lúc thì vùng ngực của cô đột nhiên đau dữ dội. Chị Bảy của cô liền hỏi:
– “Bây giờ thuê xe tắc-xi đưa em ra bệnh viện nghen?”
Cô đáp:
– “Thôi! Để ở nhà niệm Phật!”
Đứa con cô rờ tìm không còn thấy mạch chỗ nào đập cả, bèn cho các dì hay. Chị thứ Sáu đến hỏi cô:
– “Mạch lạc của em bây giờ hết còn rồi! Em có sợ hông?”
Cô đáp:
– “Hông! Cơ hội này về với Phật mà sợ cái gì!… Ăn nhằm gì đâu. Các chị đừng có khóc nghen!” Rồi cô cười khề khà.
Gia đình bèn cấp tốc điện thoại mời Ban Hộ Niệm. Hộ niệm đến 8 giờ 45 phút tối, cô tỉnh táo, nhẹ nhàng trút hơi thở cuối cùng. Nhằm ngày mùng 1 tháng 9 năm 2014, cô hưởng dương 43 tuổi.
Cuộc hộ niệm tiếp tục duy trì đến 10 giờ sáng ngày hôm sau, khám nghiệm tử thi, thì thấy các nơi đều lạnh, duy có đỉnh đầu còn nóng ấm. Các khớp mềm mại, dịu nhũng. Gương mặt lúc trước thì hốc hác và sạm đen trông rất xấu. Lúc này, bỗng dưng gương mặt đầy đặn, mày đậm, môi đỏ hẳn lên, miệng như đang mỉm cười, trông tuyệt đẹp, ai nhìn cô cũng phải giật mình.
(Thuật theo lời của cô Sáu Đậu và cô Bảy Phết, chị của cô)
Trích Chuyện Vãng Sanh Ở Việt Nam
Nhóm Liên Hữu Miền Nam Đất Việt thực hiện
Ước gì mình được như cô ấy.vãng sanh vãng sanh vãng sanh cực lạc ôi niềm ao ước của tôi không biết khi nào mới tới đây
A di đà phật.thật hoan hỉ quá rất mong có thật nhiều phật tử vãng sanh.
Trích bài PHÁP SƯ CHỨNG NGHIÊM:
Đời người thật vô thường.vật gì cũng trải qua bốn giai đoạn:sinh thành,an trụ,hư hoại và diệt mất. Tâm thái tư tưởng cũng trải qua bốn giai đoạn: Sinh ra,an trụ,biến đổi và diệt mất.sinh vật cũng phát triển qua bốn giai đoạn: Sinh ra,già đi,bệnh hoạn ,rồi chết.Nếu thể hội đạo lý bên trong quan hệ giữa mình và người,bạn sẽ không ích kỉ tính toán gì cả.Một khi bạn không tính toán hơn thiệt trong vòng nhân ngã,thị phi thì tự nhiên sẽ chuyên tâm vào đạo. Bạn sẽ không để những chuyện phiền toái của đời lay chuyển tâm niệm tu hành.
Hay lắm! Cảm ơn bạn nhiều. Chúng sanh là đồng một thể.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Mong quý thầy và các bạn hoan hỷ giải đáp giùm, mặc dù đã có câu trả lời nhưng lòng nghi hoặc này đã qua nhiều năm chưa hiểu tận tường được ! Gia đình mình theo Phật nhưng không ai tu lại hay sát sanh để mưu sinh loài cá, ếch, mình đến với Phật Pháp từ nhỏ nhờ vào bộ sấm giảng của Phật Giáo Hòa Hảo, dạy người ta ăn chay, tu thập thiện, bát chánh đạo, niệm Phật vãng sanh ! rồi nhờ cơ duyên mẹ đi chùa mình nhờ thỉnh kinh nên nghiên cứu Phật pháp thì yêu thích pháp môn Niệm Phật ! So ra thì Phật giáo hòa hảo và Phật giáo là tương đồng, nhưng có điểm nghi là PGHH thì cho rằng Ngài Ngọc Đế là tối cao,lớn hơn cả Đức Phật và tột cùng oai quyền,! còn cái mình tin là Đức Ngọc Đế là vị Thích Đề Hoàn Nhân , vua Trời bảo hộ Phật Pháp và chưa thoát khỏi sanh tử luân hồi ! Không piết thế nào là đúng thế nào là sai ! Và hổ thẹn nhất là mình học Phật mà nghiệp dâm dục lẫy lững dẫu piết tội nghiệp sâu nặng nhưng vẫn chưa piết cách trị tận gốc cứ kìm nén được một thời gian ngắn ! Con người sống thác trong một hơi thở mạng sống vô thường, dù piết niệm phật, nguyện lực của Phật không thể nghĩ bàn ! Nhưng tâm mình dâm dục nên rất hỗ thẹn sợ mai này nghiệp lực cuốn vào thì địa ngục làm sao tránh khỏi, chỉ uổng 1 kiếp biết Phật pháp mà như say như mộng đếm tiền cho người khác tự chẳng được lợi ích ! A di đà Phật mong quý thầy các vị thiện tri thức giải đáp giùm
Niệm Phật hay cứu khổ nạn, người nên gắng sức. Nghiệp dục khó bỏ nên thường này cầu Phật cứu độ, khiến cho thân tâm đừng nghĩ dục nữa. Cứ ngày ngày như thế, lần hồi nghiệp nhẹ đi rồi trừ hết. Kinh nghiệm như thế, nghiệp càng nặng càng lâu hết, nên thời gian đầu đừng nản. Mình tập nghiệp đó vô số kiếp khó mà vài ngày liền hết được. Nói chung là kiên trì thì có kết quả
chào bạn, mình có một vài điều bổ chính là PGHH không có cho rằng Đức Ngọc Đế là tối cao bạn hoan hỷ tham thảo lại giáo lý thi văn toàn bộ của PGHH nhé! bạn có tinh thần Phật Pháp như vậy rất là tốt chúc bạn luôn tiến tu tinh tấn tiêu trừ tội nghiệp tiến đến giải thoát…NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Bạn Vạn Sự Tuỳ Duyên thân mến,
*Nếu bạn đã có lòng tin nơi pháp môn niệm Phật, có niềm tin nơi đấng Từ Phụ A Di Đà thì hãy dũng mãnh phát tín-nguyện-hạnh rồi cứ thẳng đường mà tiến, chẳng phải ngó đông, ngó tây, quay nam, ngoảnh bắc rồi so sánh, tìm hiểu sự thật giả những người không liên quan tới sự tu học của bạn làm gì cho mệt. Làm vậy vừa tốn thời gian của chính mình, mặt khác càng tăng thêm phân biệt, chấp trước.
*Muốn đối trị tà dục trước tiên bạn phải thực tâm Thọ Tam Quy Ngũ Giới; kế đó phải kiêng ngũ vị tân (đặc biệt là hành và tỏi); bước xa hơn là phải tránh xa phim, ảnh, sách báo, trang mạng internet đồi truỵ.
Trong Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục Ngài đã dạy về Tam Tưởng Quán như sau: „Một sự sắc dục là bệnh chung của toàn bộ người đời. Chẳng những kẻ trung hạ bị sắc mê hoặc; ngay cả người thượng căn, nếu chẳng tự gìn giữ, run sợ, luôn nghĩ kiêng dè thì cũng khó tránh khỏi bị nó mê hoặc. Hãy thử nhìn xem: từ xưa đến nay, không ít bậc hào kiệt phi thường đáng coi là bậc thánh bậc hiền, chỉ do chẳng vượt được cái ải này lại thành ra kẻ hạ ngu, bất tiếu, còn vĩnh viễn đọa lạc trong ác đạo.
Kinh Lăng Nghiêm nói: “Nếu lục đạo chúng sanh trong các thế giới tâm chẳng dâm sẽ chẳng sanh tử tiếp nối. Các ông tu tam muội vốn là để thoát trần lao, nhưng chưa trừ dâm tâm, chưa thoát khỏi trần. Người học đạo vốn là để xuất ly sanh tử, nếu chẳng thể đau đáu trừ khử bệnh này nhất định sẽ khó thoát lìa sanh tử”.
Như vậy, pháp môn Niệm Phật tuy đới nghiệp vãng sanh, nhưng nếu thói quen dâm dục cố kết sẽ xa cách Phật, khó thể cảm ứng đạo giao. Ðối với họa sắc dục này thì không gì bằng đối với hết thảy nữ nhân luôn khởi lên thân tưởng, oán tưởng, bất tịnh tưởng.
Thân tưởng là thấy người già coi như mẹ, thấy người lớn hơn coi như chị, coi người nhỏ hơn như em, với trẻ nhỏ coi như con gái. Dù dục tâm mạnh mẽ, quyết chẳng thể khởi ý niệm bất chánh đối với mẹ, chị, em, con. Thấy hết thảy nữ nhân đều là mẹ, chị, em gái, con gái mình thì đương nhiên chế ngự được dục, dục không do đâu phát khởi được.
Oán tưởng là phàm thấy mỹ nữ, bèn khởi tâm yêu mến. Do tâm yêu mến đó sẽ đọa ác đạo, bao kiếp dài lâu thọ khổ, chẳng thể xuất ly. Như thế thì cái gọi là mỹ lệ, kiều mỵ còn kịch hại hơn giặc cướp, cọp, sói, rắn độc, rết dữ, tỳ sương, trầm độc (3) gấp trăm ngàn lần. Với kẻ oán gia cực lớn ấy, vẫn còn quyến luyến, mơ tưởng, chẳng phải là kẻ mê muội quá sức hay sao?
Bất tịnh tưởng là vẻ xinh đẹp rung động lòng người chỉ là một lớp da mỏng bên ngoài. Nếu bóc lớp da ấy đi, sẽ chẳng can đảm nhìn nữa. Xương, thịt, máu, mủ, phân, tiểu đầm đìa, lông, tóc loạn xị, trọn chẳng có vật nào đáng để người khác yêu thích được cả. Chỉ vì một lớp da mỏng che phủ bèn lầm sanh luyến ái. Bình đẹp đựng phân, không ai ưa mến. Nay lớp da mỏng của mỹ nhân khác gì bình đẹp, những thứ được gói trong da khác gì phẩn uế, sao lại yêu mến lớp da, quên đi các thứ vật dơ chứa trong lớp da đó, khởi lên vọng tưởng miên man?
Nếu chẳng run rẩy, kinh sợ, quyết liệt trừ khử thói quen này, sẽ chỉ thấy người nữ kia tư chất mỹ lệ, đến nỗi mũi tên ái dục đâm thấu xương mà chẳng chịu nhổ ra. Nếu cứ luôn như vậy mà lại muốn sau khi mất chẳng vào trong bụng người nữ, quyết chẳng thể được! Vào bụng người nữ còn khá, vào bụng súc sanh cái thì chẳng biết làm sao! Thử nghĩ đến đấy, tâm thần kinh hãi.
Nhưng muốn đối với những cảnh trông thấy chẳng khởi nhiễm tâm thì lúc chưa thấy cảnh phải thường tập ba thứ tưởng nói trên, khi thấy cảnh sẽ tự có thể chẳng bị cảnh chuyển. Nếu không dù chẳng thấy cảnh nhưng tâm ý vẫn cứ triền miên, rốt cục vẫn bị tập khí dâm dục trói buộc. Bởi thế, phải nhận chân, gột trừ ác nghiệp tập khí thì tự do mới được có phần”.
TN hy vọng thông qua lời dạy của Tổ Ấn Quang bạn sẽ mau chóng khắc chế được nghiệp nạn mà mình đang mắc phải để tiến bước trên đường tu đạo.
TN
A Di Đà Phật xin cảm ơn rất nhiều ạ !Cái nghiệp của mình có lẽ từ nhiều kiếp huân tập mới mãnh liệt như vậy, mỗi lần độc kinh hay sách Phật học thì tâm tinh tấn nhưng buông ra lại trễ nãi biếng lười !Và cho mình hỏi mình là sinh viên ở nhà trọ việc niệm Phật mình chỉ hồi hướng trong tâm có được không vậy, tại trong Niệm Phật Thập Yếu của HT Thiền Tâm dạy phải phát nguyện để đầy đủ tín nguyện hạnh , có hành trì có niềm tin mà không có phát nguyện sẽ không vãng sanh được !Phòng trọ không có chỗ thờ cúng nếu niệm Phật xong mình ngồi kiết già niệm thầm văn phát nguyện có được không ạ !
A Di Đà Phật
Bạn Vạn Sự Tuỳ Duyên,
*mỗi lần độc kinh hay sách Phật học thì tâm tinh tấn nhưng buông ra lại trễ nãi biếng lười
Đó là căn bệnh chung của phàm phu chúng ta, chứ chẳng riêng gì bạn. Vì lẽ đó bạn phải gò cái tâm lười biếng đó vào kỷ luật thép, may ra mới hàng phục được.
*mình là sinh viên ở nhà trọ việc niệm Phật mình chỉ hồi hướng trong tâm có được không vậy
Người niệm Phật điều tối kỵ là trọng về hình thức, nghĩa là phải có nơi, chốn đàng hoàng, thanh tịnh, có nhiều bạn đồng tu mới chịu niệm Phật. Điều này bạn nên tránh, bởi niệm Phật là để khống chế cái tâm vô minh và phiền não, còn gọi là tâm phàm phu của chính mình, mà đã là phàm phu thì tâm ấy dấy khởi mọi nơi, mọi chốn, mọi thời khắc. Do vậy bạn phải ráng thực hành niệm Phật trong mọi hoàn cảnh, tuỳ duyên để niệm lớn, niệm nhỏ hay kim cang niệm (niệm trong tâm). Nơi nào niệm được Phật thì nơi đó có Phật và có sự gia hộ của Phật. Chỉ cần bạn khởi niệm thôi thì 10 phương Chư Phật đều thấy biết rồi, do vậy bạn cứ an tâm và hoan hỉ mà hành trì.
*trong Niệm Phật Thập Yếu của HT Thiền Tâm dạy phải phát nguyện để đầy đủ tín nguyện hạnh , có hành trì có niềm tin mà không có phát nguyện sẽ không vãng sanh được
Đúng rồi! Tín-Nguyện-Hạnh giống như kiềng 3 chân. Khuyết 1 trong 3 thì chẳng thể thành tựu. Do vậy nếu bạn đã có đủ niềm tin nơi pháp niệm Phật thì phải dũng mãnh để hành trì, được vậy mới có lợi lạc, bằng không chỉ là kết duyên với Phật A Di Đà thôi.
* Phòng trọ không có chỗ thờ cúng nếu niệm Phật xong mình ngồi kiết già niệm thầm văn phát nguyện có được không ạ!
Như phần trên TN có trao đổi, tư thế ngồi, nơi ngồi… chỉ là hình thức, quan trọng là bạn giữ được tâm chánh niệm khi niệm Phật. Chánh niệm là chẳng để những tạp niệm khác xen lẫn vào những câu Phật hiệu. Muốn vậy bạn phải ráng nghiêm cẩn hành trì. Còn hồi hướng thì cũng như khi niệm Phật, bạn có thể tuỳ duyên, tuỳ hỉ mà hồi hướng, quan trọng là tâm phải thật thanh tịnh và chân thành thì sẽ có lợi lạc.
Chúc bạn ráng vượt qua mọi trở ngại về điều kiện sống để niệm Phật về Tịnh Độ.
TN
A Di Đà Phật!
Mong quý thầy và các bạn giải thích giúp con vài vấn đề sau:
1. Trước đây, con có tụng niệm Chú Đại Bi,chú Duợc Sư với mong cầu duy nhất cho ba con mau trị khỏi bệnh. Sau mỗi lần đọc chú, niệm Phật con đều có hồi hướng cho chúng sanh, oan gia trái chủ, hồi huớng cho các thành viên trong gia đình ( vẫn còn sống) lúc mạng chung đuợc vãn sinh về Cực Lạc quốc. Trong quá trình đọc chú, phần đảnh lễ có phần Quy Y Phật, Quy Y Pháp , Quy Y Tăng. Các thầy cho con hỏi, phần Quy Y này với Quy Y Tam bảo tại chùa khác nhau đúng không?
2. Hiện tại ba con mới qua đời đuợc 2 tuần, phần nguyện niệm Chú của con còn thiếu con vẫn tiếp tục niệm. Và con xin hồi huớng phần công đức này để hồi huớng cho ba con đuợc vãng sinh về Tây Phuơng Cực Lạc . Con hồi huớng như vậy có đúng không?
3. Từ lúc ba con bệnh đến lúc ba con qua đời, con điều mở Chú Đại Bi cho ba con nghe mỗi tối lúc ba con đi ngủ. Truớc khi ba con qua đời, ông bị hạ huyết áp và thiếu oxy da dẻ tím tái, con và chị con muốn cứu ba nên đã làm các biện pháp sơ cứu, hồi sức và hô hấp nhân tạo cho ông mong ông có thể vuợt qua cửa ải sinh tử. Trong quá trình hồi sức, con luôn niệm hồng danh Phật bà Quán Thế Âm bồ tát. Và khuyên ba con niệm Phật. Đến khi con thấy ba không vuợt qua đưọc, con khuyên nguời nhà không động đến thân thể ba, và khuyên mọi nguời niệm Phật cho ba, đồng thời con vừa niệm Chú Đại bi và mở Chú Đại bi cho ba nghe, vừa niệm xong con liền hồi hưóng cho ba. Sắc diện ba con khi mất rất tuơi tắn, không trắng xanh như những ngày truớc, miệng như cuời. Cơ thể mềm mại như ngủ. Thời gian tẩm liệm cho ba cách giờ mất khoảng 5 giờ vì không tìm đuợc giờ tốt. Con muốn hỏi các thầy, biểu hiện của ba con như vậy có thể xem là đuợc Phật tiếp dẫn không?
3. Trong thời gian 49 ngày, con và chị ăn chay, buổi tối ngoài thời gian đến chùa nghe kinh, lạy phật làm công đức mỗi thất cho ba. Ở nhà con vẫn tiếp tục niệm Chú Đại bi còn đang niệm dang dở, niệm hồng danh Phật A Di Đà và hồi huớng cho ba con. Con làm như thế có được không? Con định đọc thêm phần Chú Vãng Sanh, không biết có đuợc không?
Thư con viết hơi dài, mong các thầy cùng các bạn thông cảm. Con mong đuợc các thầy giảng giải sớm giúp con. Cảm ơn các thầy
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Phụng.
Tình cha con quan hệ mật thiết hơn hết, phận làm con tụng kinh, trì chú, niệm Phật thành tâm báo hiếu hồi huớng cho cha như bạn lẽ nào Phật A Di Đà và Bồ Tát Quan Thế Âm không cảm động tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc? Bạn tiếp tục an tâm tụng kinh, trì chú, niệm Phật, ăn chay, v.v.. hồi hướng cho cha đừng có thắc mắc nghi ngờ. Thần thức ba của bạn nghe thấy con mình hiếu thảo tụng kinh, trì chú, niệm Phật, v.v.. chắc sẽ cảm động phát tâm niệm Phật theo cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Khả năng sức phàm phu của bạn thì bạn đã tự làm tròn bổn phận, Huệ Tịnh xin tán thán công đức của bạn. Còn chuyện trong cõi vô hình (cõi âm) thì chúng ta hãy yên tâm để cho chư Phật Bồ Tát tùy nhân duyên từ bi lo liệu đừng có lo lắng. Mắt phàm phu chúng ta không thể thấy biết.
“Sắc diện ba con khi mất rất tuơi tắn, không trắng xanh như những ngày truớc, miệng như cuời. Cơ thể mềm mại như ngủ. Thời gian tẩm liệm cho ba cách giờ mất khoảng 5 giờ vì không tìm đuợc giờ tốt. Con muốn hỏi các thầy, biểu hiện của ba con như vậy có thể xem là đuợc Phật tiếp dẫn không?”
Đó chỉ là hiện tượng tốt lành cho gia đình yên tâm ba của bạn chắc nhờ công đức của bạn mà không bị đọa. Còn muốn biết ba của bạn đuợc Phật tiếp dẫn hay không bạn khẩn cầu nguyện hàng ngày thần thức ba của bạn về báo mộng cho bạn và cả gia đình là biết thôi.
Phỏng Vấn Người Cõi Âm
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/phong-van-nguoi-coi-am/
Luận – Phỏng Vấn Người Cõi Âm (Phần 2 – Hết)
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/luan-phong-van-nguoi-coi-am-phan-2-het/
Nam Mô A Di Đà Phật..
Thân gửi bạn về ý nghĩa tam bảo qua link này.
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2014/09/y-nghia-chan-that-cua-quy-y-tam-bao/
.Bạn nói là niệm chú đại bi hồi hướng cho cha bạn thì rất tốt rồi đó là hạnh nguyện của riêng bạn, cầu hồi hướng cho cha bạn, rồi còn niệm phật, định tụng chú vãng sanh, ăn chay thảy đều hồi hướng cho cha.
Nhưng trước lúc cha bạn lâm chung bạn có mời ban hộ niệm và khai thị pháp môn tịnh độ cùng cõi tây phương cực lạc thù thắng trang nghiêm của đấng từ phụ A DI ĐÀ không vậy bạn. Vì người chết trước lúc lâm chung cận tử nghiệp rất quan trọng nếu trong tâm chánh niệm A DI ĐÀ PHẬT thì rất tốt vãng sanh hay không chúng ta không dám chắc được. Vì trong 48 đại nguyện của đức phật A DI ĐÀ có nguyện 18 ngài phát nguyện rằng: Nếu chúng sanh trong mười phương dốc lòng tin, muốn sanh về cõi nước tôi niệm danh hiệu tôi 1 đến mười niệm, nếu không toại nguyện, thì ngài chẳng trụ nơi chánh giác, trừ kẻ phạm 5 tội nghịch và hủy báng chánh pháp. 19.nếu con được thành phật, mà chúng sanh mười phương phát tâm bồ đề, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện muốn sanh về cõi nước con, tới khi thọ chung, mà còn chẳng cùng đại chúng hiện ra chung quanh trước mặt người ấy, thì con chẳng trụ nơi chánh chánh giác.
20.Nếu con được thành phật, mà chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu của con, để lòng nhớ nghĩ đến nước con, tu trồng các công đức dốc lòng hồi hướng,cầu sanh về cõi nước con, mà không vừa lòng, thì con chẳng trụ nơi chánh giác.
Bạn tham khảo thêm về 48 lời đại nguyện của đức phật A DI Đà cùng cõi TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC nhé. cha bạn mới mất 2 tuần nếu ông được vãng sanh thì bạn hồi hướng công đức cho ông thì càng tốt. Nếu ông chưa được vãng sanh đang còn trong thân trung ấm thì trong vòng 49 ngày này. Thì bạn nên hằng ngày lễ bái ông bạn nên thành kính trước bàn thờ cha bạn mà khai thị cho ông biết pháp môn tịnh độ cùng hồng danh A DI ĐÀ PHẬT thù thắng như thế nào rồi cõi tây phương cực lạc khi được vãng sanh về đó sẽ không có các khổ như cõi ta bà này. v.v.. theo mình nghĩ tốt nhất khi đến thất tuần thì bạn nên mời sư thầy,sư cô ở chùa gần nhà bạn đến để khai thị cũng như cầu siêu cho ông. Vì thân trung ấm trong 49 ngày họ vẫn còn quanh quẩn trong gia đình thôi, nên những lời bạn khai thị cho cha bạn rất tốt. Vì trong kinh Địa Tạng có dạy khi người chất nếu gia quyến biết làm lành ăn chay, niệm phật, tụng kinh, phóng sanh, in kinh ấn tống vv… thời được 1/7. Tức người mất được 1 phần, gia quyến hay chính bạn được 6 phần. Nếu khai thị cha bạn ngộ được, nguyện vãng sanh tây phương chân thật thì thân trung ấm vẫn vãng sanh vô cùng thù thắng. BẠN NÊN ĐỂ MÁY NIỆM PHẬT,cùng băng đĩa vãng sanh tây phương cực lạc, tụng đọc kinh VÔ LƯỢNG THỌ nơi thờ tự cha mình hằng ngày bất kể ngày đêm, đủ để nghe đừng làm phiền đến thành viên khác là được rồi. Bạn và người thân nên niệm hồng danh A DI ĐÀ PHẬT nhiều hơn để hồi hướng cho cha bạn nhé. nếu ông vãng sanh rồi thì bạn cũng nên làm những việc tốt khai thị cha bạn giác ngộ, vì chúng ta chưa biết ông cụ có được vãng sanh hay không mà. Đó là tấm lòng đại hiếu của bạn vậy. Mình viết có gì sơ xuất mong bạn hoan hỷ bỏ qua cho mình nhé! A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật!
Phụng chân thành cảm ơn ý kiến và lời khuyên chân thành của các bạn Bảo Cẩm , Huệ Tịnh.
Bạn Bảo Cẩm ơi, khi ba mình qua đời, ông ra đi quá đột ngột nên gia đình không kịp chuẩn bị gì cho ông cả. Chỉ có duy nhất cái điện thoại có mở sẵn bài Chú Đại Bi mà thường ngày ba mình hay nghe thôi. Như Phụng đã trình bày ở trên, từ khi ba mình bệnh đến lúc qua đời, Phụng luôn để cho ba nghe Chú Đại Bi, bài niệm A Di Đà Phật, Nam Mô Quán Thế Âm. Và những lúc chăm sóc ba từ ăn uống, đến ngủ nghĩ Phụng và các chị cũng luôn khuyên ba gáng niệm Phật để ông mau khỏi bệnh. Lúc đó mình không dám khuyên ông cầu vãng sanh về Cực Lạc, vì mình sợ ông nghĩ đến tình huống xấu mà suy sụp tinh thần. Nhưng khi ông hấp hối, sau khi hồi sức không kết quả, mình có nói với gia đình đừng chạm vào thân thể ba, và khuyên mọi người cùng ba nên niệm Phật để ba mau chóng theo Phật A Di Đà. Mình không biết như thế có được gọi là khai thị hay không?
Lúc đám tang diễn ra, gia đình có mời các thầy đến tụng kinh và hồi hướng cho ba. Hiện tại từ thất đầu đến thất thứ bảy, cả nhà mình đều mời hương linh của ba cùng gia đình đến chùa nghe kinh, lạy Phật ba đêm cho mỗi thất. Trong quá trình nghe kinh, mình cũng luôn khuyên ba tập trung nghe kinh và niệm hồng danh Phật A Di Đà và nguyện vãng sinh về Cực Lạc. Lúc thấp hương ở bàn thờ ba, mình cũng làm như vậy. Không biết mình còn thiếu sót gì không, mong các bạn và các thầy góp ý giúp cho.
Cảm ơn mọi người
A Di Đà Phật
Bảo Cẩm thân gửi đến bạn PHỤNG bài viết này có lẽ sẽ giúp ích cho bạn đấy.
49 Ngày Sau Khi Chết Gia Quyến Nên Làm Gì?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2011/10/49-ngay-sau-khi-chet-gia-quyen-nen-lam-gi
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Ko động vào ng mới mất trong vòng 8 tiếng đồng hồ,nếu động vào có thể khiến họ đau đớn mà nổi sân,bị đọa. Đó là quan điểm của ng tu Tịnh Độ. Nhưng Thiền Tông ko chủ trương như vậy. Họ ko có kiêng kỵ gì cả,ng mới mất có thể lau rửa thay quần áo ngay. Mình đã nghe mấy Thầy bên Thiền nói vậy.
Ôi chẳng biết thế nào nữa ! Cùng là Phật Pháp mà sao lại có sự khác biệt đến vậy ?
Câu hỏi là những ng tu Thiền có bị đọa ko,vì sau khi mất ,ng nhà lau rửa thay quần áo cho họ ngay mà.
Thắc mắc điều này quá,mong đc giải đáp ạ !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật!
Chào bạn may, thanhtam xin chia sẻ vài điều. mình trước kia có tu Thiền 1 thời gian, cảm thấy căn cơ không hợp nên chuyển sang Tịnh độ.
Đối với người căn cơ kém như mình thì chỉ biết hai pháp môn khác biệt nhau rất nhiều. Nếu theo Thiền sẽ bị loạn.
Trong thời gian ngồi Thiền tại đạo tràng tu Thiền, một số đạo hữu lớn tuổi có nói trong lúc ngồi Thiền, thấy tâm không tĩnh, đôi lúc hoảng sợ quá nên niệm luôn “Nam mô A Di Đà Phật” trong tâm. Mình nhờ đứa bạn hỏi sư phụ của bạn đó, tu thiền có được trì chú hay không? Câu trả lời là ‘không cần’. Từ đó mình thay đổi luôn pháp môn vì căn cơ cao quá, không phù hợp.
Hơn nữa sau này có đọc một số bài về Phật giáo nguyên thủy, thấy nhiều người không đánh giá tốt Đại thừa, nên mình cũng có suy nghĩ giống bạn. Thôi, thời mạt pháp ai tu nấy chứng, đi con đường phù hợp thì sẽ thành công, suy nghĩ như vậy nên đó tín tâm Tịnh độ càng vững chắc. Con đường mình đi có Phật, Bồ tát Quán Thế Âm gia trì, khi về với Phật rồi thì sẽ thấy tất cả, kể cả tu Thiền thời mạt pháp này có bao nhiêu phần trăm bị đọa cũng sẽ có câu trả lời. Chúc bạn tinh tấn. A Di Đà Phật!
Xin cảm ơn đạo hữu thanhtam nhiều nhe !
Chúc đạo hữu tinh tấn & an lạc !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
A Di Đà Phật!
Phụng chân thành cảm ơn ý kiến và lời khuyên chân thành của các bạn Bảo Cẩm , Huệ Tịnh.
Bạn Bảo Cẩm ơi, khi ba mình qua đời, ông ra đi quá đột ngột nên gia đình không kịp chuẩn bị gì cho ông cả. Chỉ có duy nhất cái điện thoại có mở sẵn bài Chú Đại Bi mà thường ngày ba mình hay nghe thôi. Như Phụng đã trình bày ở trên, từ khi ba mình bệnh đến lúc qua đời, Phụng luôn để cho ba nghe Chú Đại Bi, bài niệm A Di Đà Phật, Nam Mô Quán Thế Âm. Và những lúc chăm sóc ba từ ăn uống, đến ngủ nghĩ Phụng và các chị cũng luôn khuyên ba gáng niệm Phật để ông mau khỏi bệnh. Lúc đó mình không dám khuyên ông cầu vãng sanh về Cực Lạc, vì mình sợ ông nghĩ đến tình huống xấu mà suy sụp tinh thần. Nhưng khi ông hấp hối, sau khi hồi sức không kết quả, mình có nói với gia đình đừng chạm vào thân thể ba, và khuyên mọi người cùng ba nên niệm Phật để ba mau chóng theo Phật A Di Đà. Mình không biết như thế có được gọi là khai thị hay không?
Lúc đám tang diễn ra, gia đình có mời các thầy đến tụng kinh và hồi hướng cho ba. Hiện tại từ thất đầu đến thất thứ bảy, cả nhà mình đều mời hương linh của ba cùng gia đình đến chùa nghe kinh, lạy Phật ba đêm cho mỗi thất. Trong quá trình nghe kinh, mình cũng luôn khuyên ba tập trung nghe kinh và niệm hồng danh Phật A Di Đà và nguyện vãng sinh về Cực Lạc. Lúc thấp hương ở bàn thờ ba, mình cũng làm như vậy. Không biết mình còn thiếu sót gì không, mong các bạn và các thầy góp ý giúp cho.
Cảm ơn mọi người
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Bạn Bảo Cẩm ơi, cảm ơn bạn rất nhiều. Hiện tại mình cũng mở kinh Địa Tạng, Kinh A Di Đà tại bàn thờ ba mỗi ngày, nghe liên tục không ngừng nghĩ. Mình và nguời nhà cũng cố gắng niệm Phật, ai niệm được thì niệm , mình không ép buộc ai cả, cũng hồi huớng cho ba mong ba sớm được về Tây Phuơng Cực Lạc.
Nhân đây mình cũng cảm ơn bạn May nữa nhe
A Di Đà Phật
Thân gửi bạn Phụng thân mến!
Cùng đồng tu trong phật pháp với chút ít hiểu biết mình muốn chia sẻ cùng bạn, mong đồng tu chúng ta được lợi lạc trong giáo pháp phật đà. Theo mình thì lúc cha bạn lâm chung bạn cho ông nghe chú đại bi, niệm danh hiệu A Di Đà Phật, Quán Thế Âm Bồ Tát. Nhưng mong ông niệm theo là cầu khỏi bệnh chứ không phải vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Thiết nghĩ đó là bạn chỉ mới gieo duyên lành về phật pháp cho ông mà thôi. Nhưng hiện tại và sau lúc ông lâm chung cả gia đình có làm rất nhiều việc phước thiện, còn mời vong linh ông về chùa nghe kinh giảng pháp rất là tốt. Tất cả đều hồi hướng cho ông.
Về khai thị là không bất luận trước sau lâm chung trong vòng 49 ngày thì rất hữu dụng. Trước hết khai thị với người trước lúc lâm chung, vong linh. Vài điều mình chia sẽ cùng bạn là
– Nói vong linh biết vì( cha bạn đã mất chỉ còn thân chung ấm). Đời là cảnh sống ở thế gian theo Phật pháp là cõi TA BÀ mà chúng ta đang sống thực sự rất là khổ cha àh. Con người sanh ra đã khổ nên trẻ sơ sinh ra đã cất tiếng khóc rằng cuộc đời là khổ. Đến lúc già cũng khổ mắt mờ, chân yếu. Bị bệnh bức bách đeo mang đau đớn đều do nghiệp lực chiêu cảm của chính ta mà hiện ra. Chết tức thời thần thức ra khỏi cái thân giá tạm thế gian mà chiêu cảm qua cảnh giới khác sanh trong 3 đường ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Do lúc sống lòng nhiều sân hận, có lòng hại người, vật, bỏn xẻn có tài vật sức lực mà không bố thí. Si mê không biết luân thường đạo lý. Nên sanh trong ba đường ác này vậy. Cõi TRỜI, NGƯỜI, ATULA(thần) đó là ba đường thiện trong lục luân hồi. Cõi TRỜI thì thuần thiện làm tất cả việc lành thập thiện nghiệp,vv. Nhẫn đến cõi người trí ngũ giới, thập thiện nghiệp nhưng chưa viên mãn như cõi trời. ATULA làm việc bố thí việc thiện nhưng tâm còn chủ nóng nảy hơn thua. Nay cha rất may mắn vì biết đến Phật pháp đó cũng do căn lành nhiều đời nhiều kiếp của cha vậy. Khi mất xa lìa quyến thuộc,v.v Biết đời là khổ vậy ba hãy cầu sanh cực lạc đêm ngày chuyên niệm Phật A DI ĐÀ nghe cha. Vì cảnh Cực Lạc rất thù thắng khi về đó rồi ba sẽ trở lại thế gian gặp được chúng con gia quyến chỉ trong nháy mắt. Lại không có các khổ bức bách như ở thế gian này. Sống mãi không già, bệnh, chết. Được gần phật, bồ tát chuyên tu phạm hạnh khi viên mãn công đức lại rộng độ không người thân hiện đời mà nhiều đời quá khứ nữa. Nhẫn đến độ tất cả chúng sanh đang khổ đau. Nếu ba thành tâm hướng về muốn vãng sanh tây phương cực lạc thì chắc chắn Ngài cùng thánh chúng sẽ tiếp dẫn ba về tây phương chỉ trong sát na. Đến đó cha về báo mộng cho gia đình biết mình đã vãng sanh rồi, rất dễ dàng. Không như bây giờ cha chỉ nhìn thấy chúng con nói cầu nguyện cha đều nghe hết. Nhưng cha nói chúng con không biết không nghe không thấy cha….
Tóm lại bạn phải nói những cảnh khổ cõi ta bà này và những cảnh thù thắng tốt đẹp nơi Tây Phương CỰC LẠC. Cha bạn mới giác ngộ mới chân thật vãng sanh thêm những việc thiện gia đình đã làm sẽ là tăng thượng duyên để ông được vãng sanh. Phật cùng bồ tát từ bi vô bờ bến nếu chúng ta thành tâm chân thật không hoài nghi tin tưởng vào nguyện lực chính mình. Cùng sự gia trì vô cùng thù thắng của Phật bồ tát, thì có cầu tất có ứng. Khi còn sống cha bạn đã có những khổ đau gì thì bạn hãy khắc họa lại để ông chứng nghiện cảnh thế gian thật khổ đailu không gì luyến tiếc cả. Khuyên ông nên buông bỏ những phiền muộn trong lòng mà cầu sanh tịnh độ. Chứ chúng ta khuyên ông cầu sanh CỰC LẠC mà không kể ông nghe những tốt đẹp nơi cực lạc. Không nói khổ ta bà khuyên buông bỏ ngã chấp thì làm sao ông chuyên tâm cầu sanh tịnh độ được. Như chính chúng ta ta vậy ai khuyên chúng ta hãy làm phước, giúp đỡ người khác mà không nói rõ thì đâu dễ gì mình phát tâm đó được. Họ phải nói rõ ràng là làm việc này thấy người khác qua được cảnh khổ đau họ sẽ rất vui mừng. Ta thấy họ vui mừng mình cũng rất hạnh phúc khi giúp đỡ họ. Còn được phước báu sanh về cõi lành nữa. Thì nhất định ta sẽ phát tâm liền. Đó là 1 ví dụ nhỏ. Vì thư dài quá rồi, mình chỉ chia sẻ đại khái với bạn thôi. Còn rất nhiều thiếu xót, mong bạn hoan hỉ. Cầu mong cha bạn cùng các vong linh sớm được vãng sanh. A DI ĐÀ PHẬT!
A Di Đà Phật!
Bạn quả là người con có hiếu, dù sao chúng ta cũng chỉ có thể làm tăng thượng duyên cho người đã quá cố thôi, tất cả vẫn phụ thuộc vào tín nguyện của cha bạn, tuy nhiên khi ở cảnh giới thân trung ấm thì mình tin rằng cha bạn cũng sẽ hiểu những lời Phật nói là chân thật và sẽ sớm phát Bồ Đề tâm cầu sanh Cực lạc, có người bạn của mình cũng rơi vào trường như bạn mình khuyên họ mà họ cũng không đủ tín tâm để làm đc như bạn đâu, hãy kiên trì mở kinh a di đà hoặc vô lượng thọ và ngày ngày khuyên cha bạn cầu sanh Cực lạc nhé,mong rằng cha bạn sớm siêu sanh Tịnh Độ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nguyện cầu cha của đạo hữu Phụng được vãng sanh Tịnh Độ !
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Giới trẻ tuổi như thuần dương tử thì rất dễ sa ngã vào con đường dâm dục,bởi vì còn trong độ tuổi hooc – môn sinh dục tăng trưởng mạnh nên rất dễ vướng mắc vào con đường ái dục.Nhưng thật là lạ ở chỗ này từ khi con phát tâm niệm Phật cầu sanh về Tây phương cực lạc,mấy ngày gần đây con chỉ niệm Phật hồi hướng về tây phương thế giới thì tự nhiên trong đầu con không hề nãy lên nhiều ý niệm dâm dục,hầu như nó bị khống chế hay sao ấy,nhiều lúc con cố gắng kìm chế mà nó vẫn nhảy lung tung trong đầu,nhưng từ mấy ngày gần đây có vẻ như con không kìm chế nó cũng tự lặng yên luôn đến hơn 3 ngày nay thật sự không khởi lên phiền não nào cả,vọng niệm hồi trước rất mãnh liệt nhưng giờ nó như bị đóng băng.Có lẽ đây là tín hiệu đáng mừng bởi lẽ con chỉ mới phát nguyện cầu vãng sanh tây phương có mấy ngày gần đây mà thôi mà niệm Phật liên tục.Ai ngờ trong 3 ngày đó phiền não nó như bị đóng băng hết,lúc đó con cảm thấy tâm nó tự nhiên thanh tịnh một cách lạ thường sao ấy,mà cảm giác đó từ trước tới giờ con chưa từng có được,con cảm thấy rất mừng bởi vì vọng tưởng rất khó bị dập tắt vậy mà nó từ mấy bữa nay yên lặng như tờ vậy.Cho con hỏi tại sao phiền não lại đứng yên một chỗ trong 3 ngày con niệm Phật cầu sanh về cực lạc vậy.
🙂
🙂
🙂
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Cứ cái đà này chẳng mấy chốc thuần dương tử vãng sanh đến nơi rồi.
Đang thừa thắng thì phải xông lên chứ sao tự nhiên lại dừng lại thắc mắc về phiền não vây.Có phiền não thì cũng thắc mắc,đến lúc phiền não đóng băng cũng thắc mắc,nếu như không có ai phúc đáp vừa ý bạn được thì cứ thắc mắc mãi à.
Về lâu dài thì nên dùng trung đạo thì an toàn hơn,không kẹt ở vui mà cũng không kẹt ở buồn.
Rất vui mừng vì bạn đã phát tâm niệm Phật cầu sanh về Tây phương cực lạc,cho dù là 10 phut niệm Phật mà rất ít phiền não cũng có nhiều công đức,huống hồ gì là 3 ngày,lúc này bạn nên thừa thắng xông lên,đang vào guồng quay thì cứ tiếp tục đi.
Cũng có thể là bạn đang được gia trì.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
TDT: “nhưng từ mấy ngày gần đây có vẻ như con không kìm chế nó cũng tự lặng yên luôn đến hơn 3 ngày nay thật sự không khởi lên phiền não nào cả,vọng niệm hồi trước rất mãnh liệt nhưng giờ nó như bị đóng băng… Cho con hỏi tại sao phiền não lại đứng yên một chỗ trong 3 ngày con niệm Phật cầu sanh về cực lạc vậy.”
Trích từ Kinh Niệm Phật Ba La Mật – PHẨM THỨ TƯ – XƯNG TÁN DANH HIỆU:
“Nầy Phật tử, thí dụ như có người được món thuốc A-già-đà công hiệu bậc nhất thế gian, thì chữa được năm thứ bệnh bức não, sợ hãi. Như là: Lửa lớn không thể đốt cháy, độc dược chẳng làm thương tổn tánh mạng; gươm dao sắc bén chẳng thể chặt đứt nổi. Nước lũ bộc lưu không thể nhận chìm được. Khói cay không thể làm cho ngộp thở được.
Cũng như thế, Bồ-Tát Sơ phát tâm nếu thường xuyên xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, tức là luôn luôn uống món thuốc nhứt-thiết-trí Bồ-đề-tâm, thì ngọn lửa tham lam không thể đốt cháy được. Độc dược sân hận chẳng thể làm thương tổn chân tâm. Gươm đao kiến chấp chẳng thể chặt đứt tuệ mạng. Dòng nước lũ hữu lậu không thể nhận chìm chiếc thuyền bát-nhã được. Và đám khói tà kiến không thể làm cho ngộp tắc hơi thở giác ngộ được.
Thí dụ như có người cầm thanh bảo kiếm vô năng thắng ở trong tay, thì tất cả oán địch đều tránh dang ra xa, chẳng dám chống cự. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm bền chí mà xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, chính là cầm lưỡi kiếm vô năng thắng đại Bồ-đề tâm tức thì đẩy lùi oán địch vô minh, tà kiến và hàng phục vọng tưởng …
Thí dụ như có người cầm viên thuốc Ma-ha-ưng-già thì tất cả rắn độc, rết độc, trùng độc, nghe mùi liền tránh xa. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm giữ trong mình một viên thuốc tối diệu tối thắng đại Bồ-đề tâm, đó là danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì tất cả rắn độc thập triền, rết đọc thập sử, trùng độc phiền não nghe hơi thảy đều tiêu hoại.
Thí dụ như có loài dược thọ tên là San-đa-na, người nào dùng vỏ cây để thoa vào chỗ ghẻ lở, thì hết đau nhức và ghẻ lở liền lành lặn như xưa. Vỏ cây ấy vừa bị bóc ra, thì nối liền lại ngay, lấy mãi không hề hết được. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm liên tục xưng niệm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, chẳng khác nào trồng cây dược thọ nhứt-thiết-trí. Nếu có người nào gặp gỡ mà phát khởi lòng tin, thì ghẻ lở phiền não, nghiệp chướng đều bị trừ diệt, thân tâm không còn đau khổ. Nhưng cây dược thọ nhứt-thiết-trí không hề tổn hại mảy may. Danh hiệu Phật vẫn y nguyên bất động.
Thí dụ như có người ném vào khoảng đồng trống một nhúm rễ cây Hương-phụ, chẳng bao lâu, nảy nở vô số giống cây ấy lan tràn che khuất cả cánh đồng rộng lớn. Cũng như thế, Bồ-Tát sơ phát tâm quyết tâm gieo trồng trên mảnh ruộng tâm một nhúm danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, tựa như ươm bón thế rễ cây không tánh. Chẳng bao lâu, sẽ sanh sôi nẩy nở vô số thảo mộc Phật Tri Kiến, tràn lan che lấp cả cánh đồng vô minh.
Thí dụ như có người uống hoàn thuốc kiện cường trí nhớ, nhờ vậy những gì nghe thấy đều ghi nhớ chẳng quên. Cũng như thế, Bồ-Tát Sơ phát tâm trang bị thân tâm bằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật, thì thọ trì tất cả Phật Pháp đều không quên sót.
Thí dụ như viên ngọc châu lưu ly, muôn ngàn năm lăn lóc nơi chỗ nhơ bẩn, uế tạp, mà chẳng nhiễm ô, vì bản tánh của lưu ly vốn luôn luôn trong sạch. Cũng như thế, Bồ-tát Sơ phát tâm ngày đêm thủ hộ thân tâm bằng danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật mà chen lộn nơi cõi dục ác trược, vẫn chẳng bị ngu si, tà kiến làm cho loạn nhiễm. Bởi vì bản chất của Nam-mô A-Di-Đà Phật vốn thanh tịnh như pháp giới tánh, vô cấu như hư không tánh……………………..
Nầy Phật tử, danh hiệu Nam-mô A-Di-Đà Phật hiển thị vô lượng vô biên cho đến bất-khả-thuyết bất-khả-thuyết công đức thù thắng như vậy. Ta dẫu biến hiện hằng hà sa thân tướng trong vi trần sát quốc độ trải qua muôn ức na-do-tha đại kiếp, để xưng tán thì cũng không cùng tận.”
Nam Mô A Di Đà Phật!
Rồi sẽ có một lúc nào đó nghiệp dục sẽ lại bùng lên, khi đó nếu bạn đè phục dduocwn thì tốt, không được thì nên ngày ngày cầu Phật gia hộ, tự thấy mình vô dụng, hết cách tự cứu mình mà cầu Phật cứu độ, lâu ngày nghiệp lần tiêu
A Di Đà Phật!
Phụng chân thành cảm ơn chia sẻ của các đạo hữu Bảo Cẩm , Thành Nguyễn, May. Mình sẽ cố gắng hết sức có thể để khai thị cho ba, mong ông sớm ngày đuợc về Tây Phuơng Cực Lạc.
Mình có 1 vấn đề muốn hỏi, các bạn nào có thể trả lời thì trả lời giúp mình nhé. Hôm ba mình mất, có 1 chị ở gần nhà đến phụ, chị bảo đem 3 nấm cơm cùng 3 miếng trứng vịt/gà luộc thắp huơng ở đầu giuờng nguời mất, để ba mình có cơm ăn. Khi tẩm liệm xong, thì chị ấy bảo đem phần cơm và trứng này gói trong 1 cái khăn, rồi treo ở bếp để đến 49 ngày mới bỏ. Nghe nói là để có cơm cho con cháu sau này gì đó, mình không rõ nữa. Lúc đó, gia đình mình vì quá bất ngờ truớc sự ra đi quá đột ngột của ba, mà cả nhà cũng không rành về tập tục ma chay này, ai bảo sao làm nấy. Có bạn nào biết vấn đề này không.
Xin lỗi mọi nguời vì mình hỏi nhiều quá nhé. Mong mọi nguời thông cảm.
A Di Đà Phật!
Con cháu mỗi người có nhân quả, phước báu riêng nên bạn cũng không cần quá chú trọng tập tục ma chay lắm đâu, còn cúng kiếng thì bạn cứ cúng đồ chay, hoa quả là đc rồi.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.
Nếu làm theo phương pháp : “đem 3 nấm cơm cùng 3 miếng trứng vịt/gà luộc thắp huơng ở đầu giuờng nguời mất” thì chẳng có lợi ích gì cho người mất được siêu thoát .Bởi vì người mất luôn trông ngóng con cháu trong nhà tu tạo làm phước đức để người mất nương nhờ phước lực của con cháu mà sinh lên cõi Trời hay đầu thai làm người,…. tùy khả năng tạo ra công đức ấy của con cháu,người thân quyến thuộc. Thủ tục ấy chỉ phù hợp cho cúng tế quỷ thần và chỉ có lợi cho quỷ thần mà thôi,chứ đem cúng tế người đã mất chẳng khác gì muốn họ quay trở lại con đường đọa lạc,muốn họ khởi tham tham luyến thân mạng,nhà cửa,thức ăn,….thì vô tình khiến họ vướng phải nạn ngạ quỷ đó.Vài lời chia sẻ cùng bạn.
A Di Đà Phật
🙂
😀
😀
A Di Đà Phật!
Cám ơn chia sẻ của hai bạn Thành Nguyễn, Thuần Dương Tử.