Có những sự việc mà hai mươi năm trước tôi hoàn toàn không phát hiện ra mình đã có lỗi lầm gì. Hai mươi năm sau, càng suy nghĩ tôi lại càng hổ thẹn, càng sám hối. Một hôm cha tôi rất cực nhọc vì phải khám bệnh nhiều bệnh nhân , bỗng nhiên ông rất bực bội nói với chúng tôi: “Tại sao ngày nào cũng không có ai nói với tôi một câu vui vẻ?”. Bấy giờ tôi tưởng rằng trong lòng cha tôi không vui nên có phần nóng giận, do đó, tôi chỉ biết im lặng không dám nói gì. Cha tôi thấy chúng tôi không phản ứng gì nên ông tự lắng dịu lại. Sau này chính tôi làm bác sĩ mới hiểu được cái mùi vị của sự việc ngày đêm cứ phải nghe người ta kêu oán khổ. Quả thực, có thể nói trên đời không có ai vui vẻ khỏe mạnh lại đi tới bác sĩ để nói với ông một lời hoan hỉ. Cha tôi đã trãi qua mấy mươi năm tâm khổ để nói ra tiếng lòng mình, nhưng khi tôi hiểu được ông thì đã quá muộn. Hồi tôi còn học tiểu học, nghe thầy giảng nhị thập tứ hiếu, có ông Lão Lai tuy đã già rồi mà mỗi ngày vẫn làm trò cười cho cha mẹ vui. Tuy tôi đã nghe được câu chuyện đời xưa và ý nghĩa ấy, tôi vẫn không chịu thực hành. Hèn chi cha tôi bảo tôi là chẳng ra gì! Tự tôi, tôi không quan sát, không hiểu được sự sinh hoạt hàng ngày của cha tôi, cũng không tự mình chủ động phát tâm khiến cho ông vui vẻ. Đó là sự bất hiếu tầng thứ nhất của tôi. Khi cha tôi đã nói ra tiếng lòng của ông , tôi nghe xong chỉ nghĩ là ông đang nóng giận chứ chưa từng cố ý để tìm hiểu sự buồn khổ khiến ông kích động, cũng chưa từng biểu lộ những gì để an ủi ông. Đây là sự bất hiếu tầng thứ hai, càng nghiêm trọng hơn. Sau đó rất lâu rồi cũng chưa từng phát hiện mình có sai quấy gì không hay biết rằng cần phải sám hối cãi lỗi. Thật là quá ngu si! Nên biết rằng người ta khi lòng không vui thì không chịu phát tâm làm cho người khác vui, đó là không từ bi. Trong lúc người khác đang đau khổ không biết làm sao để giúp đỡ họ, thậm chí một câu nói thông cảm cũng không biết nói, đó là không trí tuệ. Học Phật mà không có từ bi lại không có trí tuệ! Quả thực là không biết học cái gì, một chút công năng cũng chẳng có! Phật là đấng vạn đức, vạn năng; tôi học mà vô năng, vô đức, thậm chí một câu nói thân thiết thích đáng để cúng dường cha tôi mà mà cũng không nói được thì tôi quả là một đứa chẳng ra gì trong đạo hiếu. Trước kia tôi nghĩ rằng đối với người nhà, người quen có lẽ không cần phải nói lời thân thiết quan hoài, vui vẻ khen ngợi, kì thực đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Giới Bồ Tát có qui định rằng: mỗi ngày ít nhất cũng nên dùng một lời kệ để tán thán công đức Tam Bảo; nếu có hôm nào không tán thán tức là phạm giới. Đây không phải là Tam Bảo rất muốn được khen thưởng mà chính là chúng ta học tập đạo Bồ Tát thì phải luôn đề tỉnh, luôn luyện tập để khéo làm cho thân khẩu ý của chúng ta ứng hợp với Phật tính. Đi giúp đỡ chúng sinh tu công đức thì đương nhiên phải luyện tập ngôn ngữ mà làm công đức, nếu không thì té ra miệng của chúng ta chỉ biết có ăn cơm và nói những lời vô bổ sao? Có người đang cần lời an ủi, chúng ta lại nói tôi không biết, tôi không có “công năng ấy” sao? Thực ra không biết thì phải luyện tập cho biết chứ! Nếu không thì cũng như câu nói của cha tôi: “Ngay cả một chút công năng bố thí hoan hỉ mà con cũng không có thì làm sao mà tu hành đạo Bồ Tát được?”. Sự bất hiếu trong quá khứ đã không có cách gì bù đắp được, chỉ có cách là hiện tại mong sám hối cải tiến thật lòng mà thực hành.
Trích Liên Hoa Hóa Sanh
Pháp sư Đạo Chứng
Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn
Quý Sen có cách gì ‘hóa trị’ được lúc cái tâm sân giận nó nổi lên không?
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Bắt thằng anh Tự Ái lo di niệm Phật thì thằng em sân giận nó phải nghe theo. Đừng có đi đè cái thằng sân vô ích. Đè nó quá sanh ra mệt mỏi không chịu nổi nữa nó sẽ tung ra càng mạnh hơn nữa. Niệm Phật là quá trình của sự chuyển hóa tự ái thành từ bi là vậy chứ có gì đâu phải nghi ngờ?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Hay quá A Di Đà Phật! Mặc dù mình không hỏi nhưng cảm ơn thầy Huệ Tịnh đã chỉ bảo, mình cũng đang muốn diệt tâm sân ^^
Bạn Hoa, bạn thấy Sen Huệ Tịnh trả lời hay chăng? Mình thì thấy bình thường quá! (xin lỗi Sen Huệ Tịnh nhé). Nói thật, trả lời như Sen Huệ Tịnh thì ngàn người niệm Phật thì cả ngàn người đều có câu trả lời như thế, và mình cần gì phải hỏi nữa làm chi??? Mình xin lỗi trước nhé, nhưng mình có một thắc mắc hơi cá nhân, Sen Huệ Tịnh mình thấy kiến thức rất nhiều nhưng Sen có Hành nhiều không vậy, công phu mỗi ngày có nhiều không? Vì mình thấy những câu trả lời của Sen nó ‘nhạt nhạt’ thế nào ấy, không có chiều sâu!
A Di Đà Phật
Mô Phật
Bạn VTB,
Muốn “hoá trị” tâm sân giận bạn phải biết nhân của sân giận từ đâu sanh? Nếu bạn biết được nhân thì sẽ có cách hoá giải để nhân đó không trổ quả.
Bạn thử lắng tâm suy ngẫm ít phút, ít giờ, ít ngày… có thể bạn sẽ tự tìm được câu trả lời.
Chúc tinh tấn và tỉnh giác.
TĐ
Chào VTB,
Người niệm Phật thì lo công phu niệm Phật của mình, cớ gì quan tâm đến người khác có hành nhiều hay ít? Nếu cứ lo như vậy thì chẳng khác nào mình là người đếm tiền giùm cho người khác nào có ích chi?
Sân giận là nhân của địa ngục, nó có công năng tiêu trừ hết sạch mọi công đức lành, như người đốn củi 3 năm mà chỉ cần 1 giờ là đốt sạch. Lửa sân nó độc hại như thế, người niệm Phật phải thường xuyên quán xét như vậy thì lần lần có thể trừ được tâm sân giận. Điều này phải mất nhiều tháng hay nhiều năm chứ chẳng phải một sáng một chiều mà có thể làm được. Tu là sửa, mà sửa từ từ chứ chẳng phải làm cái rột là thành Phật được.
Qua văn phong của bạn chắc có lẽ bạn còn đẹp trai trẻ người ở độ tuổi đôi mươi. Nếu đúng thế thì có lẽ bạn nên cung kính với mọi người hơn, đặc biệt ví dụ như huynh Huệ Tịnh ở trên. Hay là bạn tập ca bài hát “60 năm cuộc đời” của nhạc sĩ Y Vân mà tôi nhớ có lời như vầy: … Năm anh hai mươi, em mới sinh ra đời… 🙂
A Di Đà Phật.
Mình đang hỏi Sen Huệ Tịnh về việc công phu mà, chứ có hỏi Quý Vị đâu? Quý vị thì mình không quan tâm, riêng Sen HT trả lời phúc đáp cho rất nhiều người, ảnh hưởng lợi lạc cho rất nhiều người nên mình mới đặt câu hỏi như thế. Những người khác mình không quan tâm. Vì mình thấy Sen HT trả lời những câu hỏi thường không đi được vào sâu nội dung câu hỏi lắm, nhất là những câu hỏi cần sự công phu tu tập sâu dày, cần những kiểm chứng thực tế chứ không phải là chỉ những kiến thức suông.
A Di Đà phật
A Di Đà Phật.
VTB: “Bạn Hoa, bạn thấy Sen Huệ Tịnh trả lời hay chăng? Mình thì thấy bình thường quá!”
Một câu “Lục Tự Di Đà” bình thường như vậy mấy ai cả đời cả kiếp thực sự “thuộc lòng”? Huống chi bạn lại muốn tìm kiếm cái gì cao quí chiều sâu gì đó, không thực tế rồi.
Huệ Tịnh trích ra câu chuyện ngài Triệu Châu đến hỏi đạo ngài Nam Tuyền để bạn suy ngẫm về khi tầm đạo.
“Triệu Châu hỏi: “Thế nào là đạo?”
Ngài Nam Tuyền đáp: “Bình thường tâm thị đạo”, nghĩa là tâm bình thường là đạo.
Triệu Châu hỏi: “Lại có thể nhằm tiến đến chăng?” Nếu nói tâm bình thường là đạo như vậy mình có thể nhằm tiến tới để được tâm đó hay không.
Ngài Nam Tuyền trả lời: “Nghĩ nhằm tiến đến là trái.” Vừa nghĩ tiến đến để đạt đạo là trái với đạo rồi.
Triệu Châu hỏi thêm: “Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?” Theo quan niệm của Triệu Châu là muốn biết đạo phải do nghĩ mà biết, hay không do nghĩ tiến đến thì làm sao biết đạo.
Ngài Nam Tuyền đáp: “Đạo chẳng thuộc biết, chẳng biết; biết là vọng giác, không biết là vô ký, nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang, đâu thể dối nói phải quấy.” Ngay đó ngài Triệu Châu liền ngộ.”
VTB: “Sen Huệ Tịnh mình thấy kiến thức rất nhiều nhưng Sen có Hành nhiều không vậy, công phu mỗi ngày có nhiều không?”
Mỗi ngày sáng sớm đi làm, chiều về tâm sự với vợ con, ăn cơm rồi leo lên giường đi ngủ, bình thường quá không? Công phu có đâu mà nhiều với không? 🙂
Đạo tuy bình thường nhưng vô cùng khó TIN! Tất cả tùy duyên, nên hoan hỷ cố gắng làm tròn bổn phận của một người con đối với cha mẹ, người chồng đối với vợ, người cha đối với con, v.v..
Nên biết trân trọng biết quý vì một giận nó có thể khiến mình đọa địa ngục như chơi. Thành ra có duyên lành gặp Thầy, bạn hiền học đạo là vui mừng vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Không hiểu sao đọc phúc đáp của 2 Sen Trung Đạo và Vô Sự cảm thấy rất thú vị, vâng, rất thú vị, rất vui, đọc hoài. Đúng là người có công phu sâu dày (mình nghĩ vậy) nói kiểu gì mình cũng vui, có chửi vào mặt cũng thấy vui nữa. (Ý mình không phải chê Sen HT đâu nhé, hoàn toàn không)
A Di Đà Phật
Liên hữu Trung Đạo là ng đáng để quan tâm,những phúc đáp của liên hữu TĐ có giá trị,có ý nghĩa ,đáng để tham khảo.
A Di Đà Phật.
@Vô Sự: Cảm ơn ý tốt của bạn, không sao đâu cứ để tự nhiên. Tất cả chỉ là nhân duyên tuỳ thuận mọi người có khen có chê, tương đối là chuyện bình thường. Nếu không có người khen (bạn Hoa) hay người chê (bạn VTB) thì làm sao mình có cơ hội để tự kiểm soát lại cái tâm niệm ngã chấp hay tự ái? Họ không phải làm tròn bổn phận giúp cho mọi người thấy con đường đạo rõ ràng hơn sao?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Đến Sen Huệ Tịnh. Một câu “Lục Tự Di Đà” mà Sen nói là bình thường ư? Nhưng thôi, nói nhiều, câu chữ làm gì? Có duyên gặp nhau là quý rồi. Rất cảm ơn Đạo hữu đã có những chia sẻ! Cũng vì có chút duyên này nên mình muốn có một lời khuyên chân thành đến Đạo hữu.
Hằng ngày Đạo hữu phải đi làm để lo tròn bổn phận của mình với gia đình, điều này rất tốt. Vì như Ngài Ấn Quang Đại Sư có dạy người rằng phải “Đốn luân tận phận”. Đạo hữu ban ngày không có thời gian công phu thì phải sớm tối thức khuya dạy sớm vậy, dành hàng giờ liền tu tập, hạ thủ công phu. Cớ sao lại ‘ăn cơm rồi lại leo lên giường ngủ’, Đạo hữu không thấy lãng phí thời gian sao? Còn việc trong lúc sinh hoạt làm việc, đi đứng nằm ngồi mình phải cố gắng nhiếp tâm vào câu Phật hiệu là lẽ đương nhiên rồi, không cần phải nói.
Mình nghĩ, tu tập quan trọng nhất là HÀNH. Hành nhiều sẽ giúp Tín, Nguyện tăng trưởng. Tín, Nguyện tăng lại giúp Hành nhiều hơn, cứ như vậy. Hành càng nhiều cũng giúp mình Buông Xả càng mạnh. Và đương nhiên, Hành nhiều rồi sẽ giúp mình đi về Tây Phương! Đó là cách duy nhất, không có cách nào khác.
Cuốn sách ‘Ấn Quang Đại Sư Gia Ngôn Lục’ trong đó Ngài viết rất nhiều nhưng mình không nhớ hết, nhưng duy chỉ có 4 chữ luôn khắc ghi trong tâm khảm của mình là “Hành đến cùng cực”. Không hiểu sao mình tâm đắc 4 chữ này đến thế. Mình thì chưa làm được điều này, còn xa. Bởi vậy, đối với mình, mỗi ngày tu tập là một cuộc chiến, một cuộc chiến thật sự đấy, để chống lại một đối thủ duy nhất: Sự giải đãi lười biếng của bản thân. Mình trong tu tập chướng duyên cũng nhiều, nhưng mình luôn xác định đó đều không phải là đối thủ, là vấn đề, cái cần giải quyết là sự giải đãi lười biếng của bản thân. Duy nhất một cái này mà thôi!
Đôi dòng chia sẻ đến Quý vị.
Kính chúc các Quý Sen ngày càng tinh tấn!
Kính chúc Duongvecoitinh ngày càng có nhiều bài Pháp hay, đem đến nhiều lợi lạc hữu tình!
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Mọi thứ đều do duyên thôi.Có thể đời trước đạo hữu VTB có nhiều thiện duyên với đạo hữu Trung Đạo và đạo hữu Vô Sự nên dễ tiếp nhận lời của 2 đạo hữu này,bạn Hoa lại có thiện duyên với chú Huệ Tịnh nên dễ tiếp nhận lời chú Huệ Tịnh.
-Tất cả đều là Phật Pháp.
A Di Đà Phật
À,huynh Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT nói vậy thì đệ thấy đời trước đệ có nhiều thiện duyên với cả huynh nữa đấy ! Đệ cũng thích đọc các phúc đáp của huynh.
Phải nói rằng các bài phúc đáp đó giúp ích rất nhiều cho đệ,đệ thấy rất lợi lạc trên con đường học đạo của mình. Các bài phúc đáp đó giúp đệ tăng trưởng tín tâm,kiên định theo pháp môn Tịnh Độ.
Lúc đầu ,đệ còn nhiều mối nghi về pháp môn Tịnh Độ,lên duongvecoitinh hỏi đc huynh trả lời,đệ rất tâm đắc,mọi nghi ngờ đc dẹp tan. Đệ tin có cõi Cực Lạc,tin có Phật A DI ĐÀ,tin 48 lời nguyện…
Trước đó còn băn khoăn Thiền Tịnh Mật,ko biết nên đi con đường nào. Huynh phúc đáp nói rõ về 3 tông phái,& khuyên đệ nên theo Tịnh Độ. Đệ nghe. Khuyên đệ phát nguyện cầu vãng sanh. Đệ nghe. Và giờ đây,đệ thấy mình hoàn toàn đi đúng đường.
Và còn nhiều nữa,các bài phúc đáp của huynh thực sự rất hữu ích.
Xin cảm ơn ,huynh HNADĐP !
A Di Đà Phật.
VTB: “Đạo hữu ban ngày không có thời gian công phu thì phải sớm tối thức khuya dạy sớm vậy, dành hàng giờ liền tu tập, hạ thủ công phu”
Bạn sen VTB có lời khuyên để khuyến khích, Huệ Tịnh xin cảm ơn ý tốt của bạn.
@HNADĐP: “Tất cả đều là Phật Pháp.”
Như vậy thế nào là không Phật Pháp? 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
xin chào bạn, theo mình lúc đó chỉ một lòng niệm Phật là được rồi, 1 câu phật hiệu là đơn giản nhất,hiệu quả nhất rồi chẳng cần tìm đâu xa. Thật sự đôi lúc rất buồn với bản thân, bản thần trôi theo ngũ dục, rồi nhớ lại nguyện vãng sanh, tuy có đôi lúc thức tỉnh nhưng tự thấy nguyện chưa kiên cố, tín tâm chưa sâu, hành trì giải đãi. Biết là khổ nhưng chưa thật quyết tâm thoát khổ vẫn mê. Nguyện cho ai đã biết đến tịnh độ sẽ phát tâm chân thật, tín tâm kiên cố, niệm phât chăm chỉ đến khi vãng sanh không bỏ lỡ cơ duyên này.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật
Bạn NV,đó là thiện căn của bạn thôi,bạn đã từng cúng dường vô lượng Phật,mình chỉ là ít ngoại duyên thôi,không có mình thì cũng có người khác nói cho bạn.
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Chú Huệ Tịnh,là ngôn ngữ thì tất phải có khiếm khuyết.
“Tất cả đều là Phật Pháp.”
Như vậy thế nào là không Phật Pháp?
Câu này tương tự vậy câu này
“Tất cả đều là Thật Tướng.”
Như vậy thế nào là không Thật Tướng?
Cháu chịu,chỉ xin trích 1 đoạn trong A Di Đà yếu giải của Ngẫu Ich Đại Sư thôi.
(Giải: Thứ hai, biện định cái Thể. Các kinh Đại Thừa đều lấy ThậtTướng làm Chánh Thể. Một niệm tâm tánh hiện tiền của chúng ta chẳng ở trong, chẳng ở ngoài, chẳng ở khoảng giữa, chẳng phải là quá khứ,chẳng phải là hiện tại, chẳng phải là tương lai, chẳng phải là xanh, vàng, đỏ, trắng, dài, ngắn, vuông, tròn, chẳng phải Hương, chẳng phảiVị, chẳng phải Xúc, chẳng phải Pháp. Tìm thì trọn chẳng thể được,nhưng chẳng thể nói là Không. Tạo đầy đủ bách giới thiên như, nhưng chẳng thể nói là Có. Lìa hết thảy duyên lự, phân biệt và tướng ngônngữ, văn tự, nhưng duyên lự, phân biệt và tướng ngôn ngữ, văn tự chẳng lìa khỏi điều này mà có tự tánh riêng biệt. Nói tóm gọn thì lìa hết thảy tướng chính là hết thảy pháp. Do “lìa” nên không có tướng, do “chính là” nên chẳng phải là không có tướng. Bất đắc dĩ, cưỡng gọi là Thật Tướng. Thể của Thật Tướng chẳng Tịch, chẳng Chiếu, nhưng lại Tịch và luôn luôn Chiếu, tuy Chiếu nhưng luôn Tịch. Tuy Chiếu mà vẫn Tịch nên cưỡng gọi là Thường Tịch Quang Độ. Tuy Tịch nhưng vẫn Chiếu, nên cưỡng gọi là Thanh Tịnh Pháp Thân. Lại nữa, do Chiếu mà Tịch nên cưỡng gọi là Pháp Thân. Tuy Tịch nhưng lại Chiếu nên cưỡng gọi là Báo Thân. Hơn nữa, do Tánh Đức tuy Tịch mà Chiếu nên gọi là Pháp Thân. Do Tu Đức tuy Chiếu mà Tịch nên gọi là Báo Thân. Lại nữa, Tu Đức tuy Chiếu nhưng vẫn Tịch nên gọi là Thụ Dụng Thân, Tu Đức tuy Tịch nhưng có thể Chiếu nên gọi là Ứng Hóa Thân. Tịch và Chiếu chẳng hai, thân và cõi nước chẳng hai, Tánh và Tu không hai, Chân và Ứng không hai, không gì chẳng phải là Thật Tướng. Thật Tướng không hai, mà cũng chẳng không hai. Vì thế, toàn bộ cái Thể có thể làm thành y báo, làm thành chánh báo, tạo thành Pháp Thân, tạo thành Báo Thân, tạo thành Tự, tạo thành Tha, cho đến người nói, đối tượng được nói, người hóa độ, kẻ được hóa độ, người tin, pháp được tin, người phát nguyện, điều được phát nguyện, người trì, pháp được trì, người sanh về, cõi để sanh về, người khen ngợi, đối tượng được khen ngợi, không gì chẳng được Thật Tướng Chánh Ấn in vào).
A Di Đà Phật
Khi sân giận khởi lên ta tự hỏi vì sao ta lại sân giận, sân giận vì điều gì, có gì đáng để ta phải sân giận, chỉ là một cảm xúc, một thứ phiền não nhất thời do tâm ta đi sai hướng thôi, mọi thứ rồi sẽ trôi qua, thôi thì hãy mặc kệ nó, đừng để ý, cứ niệm Phật mà cho qua, sự việc càng lớn càng phải nhẫn nhục, càng phải niệm Phật nhiều, lâu ngày thì thói quen sân giận cũng không còn nữa. Đừng để tâm mình mắc vào điều chi, hãy nhớ thật kỹ cứ mỗi giây ta nghĩ tưởng mong cầu lung tung là mỗi giây phiền não ùa về, dành toàn bộ thời gian mà mong cầu học Phật, tự sửa đổi hành vi thì chẳng còn phiền não nào ùa về được nữa. Ta còn phiền não vì ta còn dành thời gian cho những chuyện thị phi, ta còn tham sân si, còn ích kỷ hẹp hòi… hãy buông xả mọi thứ hãy hết lòng mà tìm cầu học Phật, dành từng giây từng giây một nhắc nhở tâm mình, đừng buông lỏng đừng để bị dính vào điều gì thì chắc chắn phiền não chẳng còn. Sân giận còn khởi lên đều đều mà ta không kìm được thì chắc chắn ta còn ở lại nơi này. Muốn thoát hay không là do ta, mọi thứ không phải do người đem vào, mà tự mình cho nó vào tâm. Tự hại người hại mình, cho nên ta bà cứ hiện hiện trước mắt. Vì vậy thay gì để sân giận kéo ta đi ta hãy dành thời gian mà cảnh tỉnh nhắc nhở tâm mình, chừng nào làm chủ được tâm thì chừng đó làm chủ được phiền não, chừng nào thật sự chứng ngộ điều này thì chừng đó sinh tử chẳng còn nữa. Sinh tử luân hồi, tất cả đều do cái tâm tham ái này mà ra, tây phương cũng từ tâm thanh tịnh, tất cả cõi Phật cũng từ tâm ta mà ra. Hãy cẩn thận đề phòng cái tâm, thường xuyên nhắc nhở nó, làm chủ được nó là làm chủ sinh tử. A Di Đà Phật. Đôi lời tâm sự cùng bạn.
A Di Đà Phật.
Bạn HNADĐP.
Suốt cả đời chúng ta học, thu nhập vào cái tâm vô số chữ nghĩa, vậy mà khi gặp nghịch cảnh thì tiếc nuối, không dám hoan hỷ xả ra 2 chữ “Tự Ái”. Không có tự ái lấy gì mà sân giận?
Bởi khi bạn VTB hỏi Huệ Tịnh có hạ thủ công phu không, thì Huệ Tịnh trả lời bình thường không có vì cuộc sống là đã đầy công phu thử thách cái tự ái trong chúng ta rồi.
“Hễ có tín tâm thì tội lớn cũng diệt, không có tín tâm thì tội nhỏ vẫn còn. Nên hổ thẹn là mình không có tín tâm!” (Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật
Kính chào các thiện tri thức và cư sĩ tại gia, con có thắc mắc và giải đáp thắc mắc con với, con xin cảm ơn
1.Phóng sinh cũng là bố thí 3 loại tài thí, vô uý thí, pháp thí, con thắc mắc nơi pháp thí, khi con phóng sinh thì con niệm phật thì con cá đó có lưu lại a lại da thức không ạ, sao này có được giải thoát không ạ .còn nghi thức phóng sinh con không có điều kiện,bố phí pháp phóng sinh như thế nào có hiệu quả và đơn giản, hay chỉ niệm a di đà phật cho chúng là được
2.Con nghe được giảng nghe danh diệu phật rốt ráo đều được độ cho dù họ không tin không hiểu nhưng rất nhiều kiếp sao này đều được độ nếu có nhân duyên chín muồi, như vậy thấy được danh diệu phật sao này có có được độ không ạ. trên facebook có những trang rất nhiều người xem và bình luận như cầu thủ hay ca sĩ hay trang tin mới vv… khi bình luận con niệm nam mô a di đà phật, họ đăng gì con cũng niệm phật. và họ bình luận cũng thấy chữ a di đà phật có gieo duyên giải thoát không ạ.
A Di Đà Phật
1.Pháp thí là bố thí chánh Pháp của Phật. Khi bạn phóng sanh và niệm danh hiệu A Di Đà Phật thì bạn đã gieo hạt giống Phật vào tâm thức của con vật, hạt giống này sẽ vĩnh viễn không mất, khi đủ duyên sẽ phát triển và đem đến sự giải thoát.
Nếu có thể bạn hãy tìm đọc các phương pháp phóng sanh, hoặc giả như không nhớ câu từ thì cứ dùng tâm chân thành mà niệm Phật và khuyên con vật hãy nhớ niệm Phật tu hành giải thoát là được rồi.
2.Nghe danh hiệu Phật hay niệm danh hiệu Phật đều có công đức. Niệm thì có thể ra tiếng hay niệm thầm. Khi nhìn thấy hồng danh A Di Đà Phật bạn viết thì họ- những người lướt web đã niệm thầm 1 lần danh hiệu Phật, cái này gọi là ý trì. Do đó họ cũng đã ghi vào tạng thức hạt giống Phật. Việc làm này của bạn tưởng như đơn giản nhưng đó cũng là pháp thí- rất đáng hoan nghênh.
Nam mô A Di Đà Phật
Cho thuần dương tử xin hỏi là từ lúc phát tâm niệm Phật cầu sanh về tây phương thì thật là kỳ lạ,cách đây mấy năm về trước thì phiền não,vọng tưởng,tham,sân,si nó hoạt động rất sôi nổi,nhộn nhịp,không cách nào có thể dập tắt nổi những cơn sóng động niệm này,thậm chí con không thèm nghĩ đến nó thì tự nhiên nó cũng xuất hiện lung tung không kiểm soát được,chính vì vậy mà khi xem tivi,hay nghe nhạc thì nó hoạt động càng mãnh liệt.Ngoài ra khi đi ra ngoài siêu thị,hay đi đường mà có cô gái nào xinh đẹp ăn mặc mát mẻ cũng ráng dòm ngó,để ý đến theo sự sai khiến của cái tâm tham đắm ngũ dục lục trần ở cõi này.Tệ hơn nữa cách đây mấy tháng trước hình như là khoảng giữa tháng 5 năm nay,thì con lên chùa tham dự nghe giảng kinh của trụ trì thì tự nhiên thấy có một số cô gái ăn mặc mát mẻ,mà còn hở hang và không kiêng dè gì cả cũng theo người thân gia đình lên chùa nghe giảng,thế là cũng bị dính chưởng cái tâm tham dục lại xuất hiện mãnh liệt hơn khi gặp cảnh duyên như vậy.Tóm lại tham,sân,si cũng đều bị dính chưởng hết,khó biết cách nào tháo gỡ ra được.Nhưng mà may thay chỉ trong vài ngày cố gắng niệm Phật cầu vãng sanh về cực lạc thì tự nhiên phiền não bị đứng yên dặm chân tại chỗ không phát khởi lung tung như trước,thậm chí con không cần kìm chế nó cũng im lặng luôn,con cũng có ra ngoài siêu thị,ra ngoài chỗ có đông người mà thiếu nữ cũng nhiều ăn mặc cũng loài da loài thịt(tóm lại là mát mẻ) nhưng kì lạ ở chỗ tâm con coi mọi việc rất bình thường giống như là yên tịnh vậy không hề nảy sinh ra cảm giác này nọ,coi như là người đang đi qua đường vậy chẳng động tâm trước những việc đó,tâm không hề bị xáo trộn nhảy tứ lung tung khi gặp cảnh duyên như vậy.Nghe lời bạn Hãy niệm A Di Đà Phật con vẫn cứ tiếp tục theo cái đà này để sớm vãng sanh tây phương cực lạc,còn tất cả mọi chuyện coi đều coi là giả hết,chỉ còn câu Phật hiệu A Di Đà Phật mới là thật sự thôi,con không sợ chết,bởi vì người vãng sanh về tây phương không hề sợ chết đến bất ngờ mà họ còn cho rằng chính duyên như vậy sẽ đưa họ đến gần với thế giới tây phương cực lạc sớm hơn,được đón chào vòng tay tiếp dẫn của Phật a Di Đà cùng chư thánh chúng,nếu vẫn còn có cái tâm sợ chết,còn lưỡng lự trước sự vãng sanh về cực lạc tức là vẫn chưa buông sả thân tâm thế giới,đồng nghĩa với việc muốn ở lại Ta Bà để chịu ách nạn sanh tử luân hồi,vẫn còn ham tiếc thân mạng,của cải vật chất vô thường này, tâm vẫn dính chặt vào ngoại cảnh ,vẫn đem tâm mình dính chặt thế giới sanh tử luân hồi này,mà khó thoát khỏi sợi dây trói buộc của tham,sân,si mà chìm sâu trong ách nạn cõi Ta Bà này.Vài lời chia sẻ với các cô chú,các bạn sen ở nơi đây.
A Di Đà Phật
😀
😀
🙂
🙂
🙂
A Di Đà Phật!
Hay quá cảm ơn bạn Thuần Dương Tử nhiều ^^
A Di Đà Phật
“Khi mê bùn thiệt là bùn, khi tỉnh mới biết trong bùn có sen”. Sống giữa lớp bùn uế trượt này, có thể lìa xa ô nhiễm và vươn lên thành 1 đóa sen thanh thơm ngát không phải dễ nhưng “khó cũng phải làm, không làm thì không được giải thoát”.
Tham, sân, si mạn cố gắng dẹp trừ càng nhiều càng tốt, nếu chưa trừ được thì dùng câu A Di Đà Phật đè nén chúng lại, không cho chúng phát triển. Nên mới nói ta có tâm gì cứ dùng tâm ấy mà niệm, niệm để thay tham, sân, si bằng tâm thanh tịnh, nếu cứ chờ hết, chờ triệt 3 độc này rồi niệm Phật thì đến bao giờ, giả chăng ngộ nhận là diệt được thì cũng giống như lấy kéo cắt ngọn cỏ mà thôi.
Vài lời chia sẻ.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Không biết vì đâu sen lại mọc ỏ bùn.sao nó không mọc chỗ khác nhỉ?
A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyên,
Bùn đen dụ cho ô trược, phiền não, sanh tử luân hồi. Sen dụ cho huệ giác. Muốn có huệ buộc phải giác – giác chính là vươn lên – nhờ vươn lên nên huệ khai – nhờ huệ khai mà xa được ô trược, phiền não và sanh tử luân hồi.
TN
“Khó cũng phải làm, không làm thì không được giải thoát”.
Cảm ơn Mỹ Diệp!
Nam mô a di đà phật.
Vậy là sen phải nhờ vào bùn thì mới sinh trưởng được.cám ơn chú thiện nhân.
A Di Đà Phật.
Nếu sen mọc trong bùn mà không có nước thì làm sao sinh trưởng? Nước dụ cho Chánh Pháp. Muốn sen mọc vươn lên tươi đẹp phải có đầy đủ nhân duyên nương nhờ trợ lẫn nhau.
Không có chánh Pháp (nước) làm sao chúng ta khai ngộ nhận ra phiền não (bùn) tức Bồ Đề (hoa sen)?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Bùn dụ cho chúng sanh. Sen dụ cho Phật. Phật lấy chúng sanh làm nhân địa tu thành chánh quả rồi cũng vì chúng sanh mà thị hiện, độ thế, vì vậy nên nói: chúng sanh tức Phật – Phật tức chúng sanh. Sự tương hỗ viên dung lý-sự là vậy sao còn lồng pháp ở giữa làm chi?
TN
A Di Đà Phật@TN! 🙂
Ái hà thiên xích lãng
Khổ hải vạn trùng ba
Dục thoát luân hồi khổ
Tảo cấp niệm Di Ðà.
Huệ Tịnh xin làm phiền huynh TN giải nghĩa dùm bài kệ ấy. Cảm ơn nhiều.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Huynh HT thừa biết TN không rành Hán ngữ, nay lại ra 4 câu kệ tiếng Hán nên TN chỉ hiểu bập bõm được 4 chữ cái đầu 4 câu kệ thôi, còn lại TN kính nhờ các Đạo hữu rành Hán văn kiến giải giùm.
Ái-Khổ-Dục-Tảo=Tâm Ái-Dục là Nhân của Khổ. Khổ có tam khổ, bát khổ. Muốn thoát tam khổ, bát khổ chỉ còn cấp cấp niệm Phật thôi.
TN
A Di Đà Phật.
Nếu HT thừa biết huynh TN thì chắc đã vãng sanh từ lâu rồi.
Qua những trải nghiệm cái gì làm khó cho huynh nhất trên bước đường hành trì tu tập?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Gửi HT,
Cái gì TN cũng thấy khó cả HT à! Cái khó nhỏ không dám, không thể vượt qua thì cái khó lớn sẽ càng không thể. Nhưng cái khó nhất vẫn là phá được cái ngã giả tạm (thân) và cái tâm (vọng thức) để thấy được chân ngã. Hạng phàm phu chúng ta thường hay bị cái thân-tâm giả tạm này lừa cho tới mê muội và điên đảo: Ai khen thì thích; ai chê thì ghét. Mình mắng nhiếc, trách móc, nhục mạ… người thì được; ngược lại thì không ổn. Từ sáng đến đêm, thậm chí cả trong giấc ngủ vẫn bị cái mê muội này lôi kéo, cuốn hút…
Cái khó thứ nữa là niệm Phật được trong giấc ngủ là khó…vô cùng. Gặp mộng cảnh khủng bố, có khi niệm được Phật, QTA Bồ tát hay niệm được câu Chú rồi thoát ra, nhưng gặp mộng cảnh êm ái thì nhiều khi vẫn hồn nhiên nhiếp theo cảnh mộng. Cái nghiệp này sẽ mở đường dẫn mình vào tam ác đạo nhanh như tên bắn. Vì thế TN phải chủ trương giảm ngủ để ráng học niệm Phật nhiều hơn một chút, lỡ vô thường tới hỏi thăm, may ra miệng còn nhép nhép được chữ A Di Đà Phật, mới có cơ hội để giải thoát…
TN
A Di Đà Phật
“Vậy là sen phải nhờ vào bùn thì mới sinh trưởng được”
Sen vốn dĩ là mọc ở bùn chứ không phải nhờ bùn sen mới sống được. Cũng giống như chúng sanh đang sống trong phiền não mê lầm, chứ đâu phải có phiền não chúng sanh mới có thể sống…
Bùn cũng chỉ dụ cho ta, sen trong bùn cũng chỉ dụ cho ta. Khi mê sống giữa uế trượt, giữa lớp bùn tanh hôi nhưng chẳng nhận ra mùi vị, sự ô nhiễm- lấy đó làm điều tự nhiên; khi tỉnh (giác ngộ) liền nhận thấy sự uế trượt này. Chính sự giác ngộ là hoa sen vậy. Phật Thích Ca đã từng dạy “ta là Phật đã thành, các ông là Phật sẽ thành”, Phật và chúng sanh đồng một tánh đức, tánh này là tự tánh Di Đà, không sai khác. Sao lại phân biệt bùn chỉ cho chúng sanh, sen chỉ Phật?
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Cảm ơn Cư sĩ Hữu Minh nhiều.
TN: “Cái khó thứ nữa là niệm Phật được trong giấc ngủ là khó…vô cùng. Gặp mộng cảnh khủng bố, có khi niệm được Phật, QTA Bồ tát hay niệm được câu Chú rồi thoát ra, nhưng gặp mộng cảnh êm ái thì nhiều khi vẫn hồn nhiên nhiếp theo cảnh mộng.”
TN muốn niệm Phật được trong giấc ngủ chắc phải thực tập mỗi 2hr (set cái alarm) thức dậy để niệm Phật (15-30 min.) rồi đi ngủ lại tiếp. Huynh TN thử tập xem sao.
Nói đến cảnh mộng, mỗi khi gặp mộng cảnh êm ái thì nhiều khi vẫn hồn nhiên nhiếp theo cảnh mộng vì chắc do tập khí ái dục Ta Bà còn mà ra.
(Mỗi đêm quán chuẩn bị cho cái chết)
Giấc ngủ như khi chết
Mấy ai làm chủ được?
Nằm xoay về hướng Tây
Niệm Phật vào giấc ngủ.
(Tin Phật Di Đà sẽ tiếp dẫn)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật
Xin BQT phổ biến công đức vô lượng.
Cư sĩ Hoàng Ngọc Lan được xưng tụng là Mi Đà Đại Nguyện (nhục thân) Bồ tát của thế kỷ 21 hiện đại, một đời chuyên tu, chuyên hoằng pháp môn Tịnh độ. Ngày 15/6/2001 Ngài niệm câu Phật hiệu, khuôn mặt mỉm cười, an nhiên tự tại viên mãn vãng sanh về thế giới Tây Phương Cực Lạc, hưởng thọ 61 tuổi.
Với điều kiện môi trường tự nhiên trong nhà, không qua bất kỳ sự xử lý nào, đến nay nhục thân bất hoại, hiện ra ” thân sắc vàng ròng” được xem là trân bảo Phật môn, thị hiện thành quả niệm Phật thành Phật bất khả tư nghị đối với chúng sanh trên thế giới và các hành giả niệm Phật, được các cao tăng đại đức trên thế giới và quần chúng tán thán là ” Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Mi Đà Đại Nguyện Bồ tát”.
Mi Đà Đại Nguyện Bồ Tát cả đời nói lời thiện, làm việc thiện, làm người thiện, chân thật niệm Phật, cả đời không bệnh khổ, không chướng ngại, an nhiên tự tại. Ngài phát Đại nguyện lấy thành quả tu hành của mình để minh chứng cho Phật pháp, tăng trưởng lòng tin cho chúng sinh, học theo Thích Ca Mâu Ni Phật, lấy 20 năm phúc thọ của bản thân hồi hướng cho chúng sinh khổ nạn, vãng sanh trước thời gian đã định. 128 ngày trước khi vãng sinh Ngài không ăn, không uống, không bệnh tật, không phiền não, không bận tâm, thị hiện viên mãn ” Xá lợi toàn thân sắc vàng ròng”, lưu lại vĩnh viễn di sản văn hóa tâm linh quý báu cho thế gian, tạo ra kỳ tích về sinh mạng nhân loại, là bảo bối của nền văn minh tinh thần chứng minh 48 Đại nguyện của A Di Đà Phật chân thật thù thắng, Tây Phương Cực Lạc Thế Giới mọi chúng sinh đều có thể trở về!
Ảnh: con trai cư sĩ xuất gia, chụp cùng Hòa thượng Tịnh Không.
https://youtu.be/z-hOZaWgnRo
Chúc mọi người an lành
Cho mình hỏi các quý cô chú Huệ Tịnh,Thiện Nhân,Trung Đạo,Vô Sự ở điểm này.Mình thấy pháp môn niệm Phật là pháp môn gọi là”khó tin nhất” trong 84 ngàn pháp môn mà Phật Thích Ca để lại cho chúng ta,pháp môn này thực hành dễ không bắt phải khổ hạnh hay điều kiện này kia như các pháp môn khác nên mới thích hợp cho mọi căn cơ,tuy dễ nhưng khó ở chỗ bền lâu,còn nói về cảm ứng hay sự gia trì của Phật,bồ tát hoặc thần hộ pháp bảo vệ thì qua các sự việc mà con đã trải qua mấy năm nay thì thật sự có tha lực của Phật che chở chuyển nguy hiểm thành yên bình.Mà lạ ở chỗ này mẹ con nói lúc mẹ mang thai con trong bụng mẹ con tự nhiên niệm A Di Đà Phật liên tục trong đầu mặc dù mẹ con từ trước khi chưa mang thai con mẹ con chưa bao giờ niệm Phật và cũng không biết đến danh hiệu vị Phật này bao giờ cả vậy mà khi mang bầu con thì đột nhiên tự niệm thầm trong đầu A Đi Đà Phật liên tục vậy đó là mẹ con kể lại cho con nghe.Tuy nghe mẹ con kể vậy nhưng lạ ở chỗ này lúc con mới 15 tuổi chưa hề biết đến pháp môn niệm Phật mọi thứ về Phật pháp hầu như con rất là mờ mịt thì tự nhiên có một vị cư sĩ mới đi chùa về đi qua nhà con cho con 1 quyển kinh Vô Lượng Thọ,1 quyển kinh Quán Vô Lượng Thọ,1 quyển kinh Địa Tạng vương đưa vào tay con một cách lạ kì con hỏi sao lại đưa con những quyển sách này(bởi vì con lúc đó chưa biết đó là quyển kinh Phật) thì cư sĩ cười bảo con mỗi ngày hãy mở ra xem hoặc đọc hết 3 quyển ấy sẽ thấy nhiều điều lợi ích giống như con thường xem truyện tranh hay đọc báo chí vậy,con cứ mở ra đọc thì tự nhiên con sẽ cảm thấy thú vị và an lạc hạnh phúc nhớ lời chú dặn nhen con,rồi sau đó chú ấy bỏ đi đâu mất,con cũng tò mò muốn biết 3 quyển kinh ấy ra sao rồi mỗi lúc rãnh rỗi ngồi đọc quyển kinh Vô Lượng Thọ thì tự nhiên con có cái cảm giác rất thích thú và ghiền đọc như đọc truyện tranh vậy.Mẹ con thấy vậy mới nói :”Mày làm gì mà đọc hết quyển sách này đến quyển sách nọ chăm chú phấn khích vậy sao không lo học bài vở để thi cử mà suốt ngày đọc truyện hoài vậy”.Nói xong rồi mẹ con xách cái roi ra quất vài phát nên con đành phải chịu thua lấy bài vở ra học để ôn thi lên lớp 10.Không những quá khứ hồi đó lúc con còn nhỏ đó ra thì bà ngoại con còn kể lúc nạn lụt lội lớn diễn ra vào năm 1964,ông ngoại con đang đi chăn bò thì tự nhiên nước lũ kéo đến khiến ông hoảng sợ phải để đàn bò đó rồi trèo lên nóc nhà gần đó,còn bà ngoại con ở nhà lo lắng cho ông ngoại mà niệm Phật liên tục để cầu Phật gia bị cho ông ngoại không gặp nguy hiểm,mà bà ngoại vốn theo đạo Phật cũng thờ hình tượng đức Phật A Di đà lúc bà ngoại con đang khẩn thiết niệm để cầu nguyện cho ông ngoại con tai qua nạn khỏi trước trận lụt lớn này thì tự nhiện ở giữa hư không chỗ bức hình phật A Di Đà Phật đột nhiên có ánh sáng màu vàng kim rực rỡ từ trên trời chiếu thẳng vào hình ảnh phật và tự nhiên có tiếng nói lạ(không biết có phải là Phật nói hay không) ở hư không nói với bà ngoại con rằng :”Đừng sợ,đừng sợ ông chồng của con không bị sao đâu”,tiếng nói ấy cất vang lên hư không khoảng 3 lần thì chấm dứt,bà ngoại con nói lúc ấy bà rất vui mừng khi ông ngoại con trở về vào lúc chiều tối và ông nói rằng thật là kỳ lạ nước lũ mặc dù đã dâng lên cao bằng với nóc nhà chỗ ông ngoại đứng vậy mà nước lũ đột nhiên không dâng lên cao nữa rồi từ từ rút xuống hết mà rút rất nhanh ,làm ông cứ tướng nước cuốn ông trôi đi mất tiêu rồi vì lúc ấy ông nói ông nhìn xuống dưới lúc nước chưa dâng cao bằng nóc nhà thì nước chảy cuồn cuộn,rất siết nếu lỡ may nhà không vững chắc bị dòng nước lay chuyển có thể sập nhà thì ông ngoại bị nó cuốn đi luôn rồi.Pháp môn niệm Phật mà hồi đó đã có cảm ứng,đã được gia trì như vậy thì xin cho con hỏi tại sao thời nay lại ít sự cảm ứng và lực gia trì của Phật như vậy,chẳng lẽ do nguyên nhân khác là ở chỗ tâm thiếu chân thành,thiếu lòng tin vào lực gia trì của Phật,không tin tưởng lời Phật nói hay chăng.Nhưng cho con xin hỏi tại sao pháp môn niệm Phật người ta không tin một cách dễ dàng tuyệt đối thật sự tin như các pháp môn khác như thiền,mật tông,v.v…Hay là do mọi người đều nghĩ làm gì có dụ chỉ bỏ chút công sức,không hao mòn sức lực mà được trở thành Phật,bồ tát khi sanh về Tây phương cực lạc vì họ thấy người ta tu thiền,tu mật tông và các pháp môn khác phải khổ hạnh,mệt nhọc như vậy mà chưa chứng quả,chưa được sinh vào cõi của Phật,chưa giác ngộ được thì lý lẽ nào có thể niệm mấy câu Phật hiệu hoặc trì danh hiệu Phật mà được sanh lên cõi Phật,được giác ngộ nhanh chóng thành Phật,thành bồ tát lý nào lại dễ dàng như vậy có phải khiến người ta khó tin,nghi ngờ không.Xin quý cô chú,đạo hữu Huệ Tịnh,Thiện Nhân,Trung Đạo hãy giải tỏa khúc mắc cho câu hỏi này của con.Con xin chân thành cảm ơn các bạn Sen ở nơi đây đã giải đáp rất hay và cũng có tính đúng. ^_^
A Di Đà Phật ^_^
^_^
^_^
^_^
A Di Đà Phật.
@Thuần Dương Tử
Huệ Tịnh nghĩ nhờ cái thắc mắc thật lòng của bạn này mà sẽ có những câu trả lời qua các liên hữu tu Tịnh Độ như Thiện Nhân, Trung Đạo, Vô Sự, Hương Quang, Tịnh Thái, TLPT, HNADDP, Mỹ Diệp, PB, v.v.. mang lại lợi lạc hữu ích cho rất nhiều người niệm Phật trên bước đường hành trì tu tập.
Huệ Tịnh tán thán, tùy hủy công đức của bạn Dương Tử.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Câu hỏi của bạn cũng là khổ tâm của Ngẫu Ich Đại Sư
(Giải: Nhưng căn cứ theo đạo lý [thông thường] trong hết thảy kinh điển thì nếu là phàm phu, sẽ chẳng giống với bậc Sơ Quả. Nếu là Nhị Thừa, sẽ chẳng phải là bậc Bồ Tát. Nếu là Dị Sanh Tánh (địa vị Tam Hiền trong Biệt Giáo) sẽ chẳng giống với bậc Đồng Sanh Tánh (Sơ Trụ trong Viên Giáo). Lại nữa, Niệm Bất Thoái chẳng còn là Dị Sanh, Hạnh Bất Thoái thì chẳng phải chỉ mới thấy đạo, Vị Bất Thoái thì chẳng phải là nhân dân. [Trong giáo pháp thông thường] nếu thuộc địa vị dưới mà nói lấn lên bậc trên sẽ trở thành đại vọng ngữ, phải vượt lên địa vị mới thì mới bỏ danh xưng cũ. Chỉ có trong cõi Đồng Cư của Cực Lạc, hết thảy đều chẳng phải, mà hết thảy cũng đều phải. Các cõi Phật trong mười phương đều chẳng có danh tướng này, không có địa vị này, không có pháp môn này. Nếu không phải là do tâm tánh đạt đến tột bậc, công hun đúc kỳ diệu của pháp trì danh, và Di Đà đại nguyện thì làm sao đạt được như thế này? Nhất Sanh Bổ Xứ là chỉ một đời sẽ được bổ đi làm Phật, giống như Di Lặc, Quán Âm v.v… Trọn khắp nhân dân trong cõi Cực Lạc đều là bậc thành Phật trong một đời, ai nấy đều thật sự chứng được địa vị Bổ Xứ. Vì thế trong ấy có nhiều bậc thượng thiện như thế, chẳng thể tính biết được!
Hơn nữa, trong những giáo pháp của cả đời Phật Thích Ca, chỉ mình kinh Hoa Nghiêm nói đến sự viên mãn trong một đời, nhưng cái nhân viên mãn trong một đời nằm trong phẩm cuối cùng là phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, mười đại nguyện vương dẫn về An Dưỡng. Lại còn dùng điều này để khuyên lơn, sách tấn Hoa Tạng hải chúng.
Than ôi! Phàm phu mà được dự vào bậc Bổ Xứ là một sự khởi xướng bàn luận lạ lùng, cao tột, chẳng thể suy lường được. Điểm đặc thù của kinh Hoa Nghiêm hoàn toàn nằm trong kinh này, nhưng thiên hạ xưa nay, người tin tưởng ít ỏi, kẻ nghi ngờ đông nhiều. Càng nói lắm, nghĩa càng hao, tôi chỉ có cách mổ tim vẩy máu mà [nêu bày cho rõ nghĩa này] mà thôi!)
1.Mình xin trích thêm vài đoạn trong kinh Vô Lượng Thọ
Đức Phật hỏi A Nan: “Bất tư nghì nghiệp ông có thể biết chăng?”
Quả báo thân ông bất khả tư nghì, nghiệp báo chúng sanh cũng bất khả tư nghì, căn lành của chúng sanh bất khả tư nghì, Thánh lực chư Phật, thế giới chư Phật cũng bất khả tư nghì, đất nước chúng sanh, công đức thiện lực, trú hành nghiệp địa và thần lực chư Phật cũng đều như vậy cả”.
Tôn giả A Nan thưa: “Bạch đức Thế Tôn! Nghiệp nhân và quả báo không thể nghĩ bàn được. Đối với pháp này thật con không hoài nghi, nhưng vì muốn phá trừ sự nghi ngờ của chúng sanh đời sau nên thưa hỏi lời này”.
Bấy giờ đức Thế Tôn nói bài tụng rằng:
Nếu xa xưa không tu phước huệ,
Thì chánh pháp này không thể nghe
Đã từng cúng dường các Như Lai
Nên hay vui mừng tin pháp này.
Kiêu mạn giải đãi và tà kiến
Pháp vi diệu Như Lai khó tin
Như người mù hằng thấy tối đen
Không thể dẫn đường cho người khác
Chỉ từng trước Phật trồng căn lành
Cứu đời hành thiện mới tu tập.
Nghe rồi thọ trì và biên chép
Đọc tụng tán thán và cúng dường
Như vậy nhứt tâm cầu Tịnh độ
Giá sử lửa cháy khắp ba ngàn
Nhờ oai đức Phật tất siêu việt
Quyết định vãng sanh cõi Cực Lạc
Biển trí huệ Như Lai sâu rộng
Chỉ Phật cùng Phật mới biết được
Thanh văn ức kiếp suy trí Phật
Tận hết sức cũng không thể hiểu
Công đức Như Lai Phật tự biết
Chỉ có Thế Tôn mới khai thị.
Thân người khó được, Phật khó gặp
Tín huệ nghe pháp khó trong khó
Nếu các hữu tình sắp thành Phật
Hạnh hơn Phổ Hiền lên bờ giác
Hỡi những kẻ học rộng trí cả
Nên tin lời như thật của Ta
Diệu pháp này may phước được nghe
Nên vui mừng hãy chuyên niệm Phật.
Thọ trì quyết thoát biển sanh tử
Phật gọi người này thật bạn lành.
A Di Đà Phật
Chào bạn, cho mình xin góp đôi lời dù bạn chỉ đề cặp những cô chú ở trên.
Ngoài Tây phương của Phật A Di Đà ra thì tất cả đều phải do ta tự tu tự chứng đắc, tự nhận thấy, tự giải thoát, và điều này thì chỉ mỗi ta mới biết được mình có giải thoát hay chưa, chi khi nào đã thất sự giải thoát thì ta mới chắc chắn được điều đó. Còn Tây phương, để đến được đó ta phải nhờ Phật lực là phần nhiều, vì Phật Di Đà từ bi nên kiến tạo cõi đó dùng 48 lời nguyện để giúp chúng sanh khắp các cõi về đó tu tập. Ở tây phương vô cùng thanh tịnh, hoàn cảnh vô cùng thuận lợi, không tham sân si, cũng chẳng một mầm móng phiền não tồn tại, một cảnh giới trang nghiêm thù thắng trong tất cả. Về được đó thì lo gì không thành Phật, hàng ngày nghe Phật thuyết pháp, gặp được các vị Bồ Tát, thật thấy thật chứng ,thật khuyên thật bảo, thật tin, thật tu, thật ngộ thì làm sao không thành Phật cho được. Chỉ cần thấy tánh thì không một ai không ca ngợi công đức của Phật Di Đà, đây là điểm mà tất cả chư Phật đều tán thán.
Nhưng cái quan trọng hơn hết là làm sao để đi về Tây Phương: chỉ có hai cách, một là thật tin, nguyện thiết, cố gắng buông xả niệm Phật cầu về dù chưa chứng đắc hay ngộ, cách này rất khó mà cũng rất dễ, cho nên người tu nhiều nhưng thành tựu thì ít. Hai là nổ lực tu học ngay đời này để khai mở trí tuệ, tự thấy tánh để tự tại đi về đó, cách này cũng khó nhưng một khi đã được thì chắc chắn tự tại không mơ hồ. Hai cách trên đều do tâm ta có mong cầu mãnh liệt có thật muốn làm hay không, hay còn quyến luyến ham chơi…dùng cái tâm càng vĩ đại càng dũng mãnh thì càng nhanh, càng từ bi, càng rộng lớn thì càng mau đến với Phật, vì tâm đó gần với tâm Phật.
Phần đông ta không tin vì ta chưa đủ nhân duyên, đủ tu học nhiều, dấu hiệu không tin nhiều chính là dấu hiệu còn mê quá nặng. Cũng giống như mỗi người làm một ngành thì sao mà hiểu nhau được. Khi vào cùng một lớp, học cùng một môn còn chẳng được bao nhiêu người tin thì làm sao người khác tin được, đây là pháp môn dễ mà chẳng dễ, nhìn khó mà cũng chẳng khó. Chúng ta cùng học Tịnh Độ nhưng mỗi người mỗi cái chấp khác nhau nếu không kiềm được thì lúc nói chuyện vẫn gây bất hòa, vẫn như người không tin mà thôi. Phật tánh ví như vào trong một ngôi nhà, xung quanh nhà có một khoảng sân, bao quanh bên ngoài nữa là một khu rừng lớn, người đứng trong sân thì thấy rõ ngôi nhà nhưng vẫn chưa biết bên trong nhà có gì, người đứng cách một, hai, hoặc ba hoặc nhiều hàng cây thì lại thấy ngôi nhà theo cách khác, khi gặp nhau mỗi người mỗi thấy khác rồi tranh luận gay gắt không ai chịu ai. Đây chính là điểm mấu chốt tại sao tu học thì nhiều nhưng chúng ta lại không có tiến triển. Duy chỉ có người khéo tu, cẩn thận nghe kỹ từng anh nói rồi khéo tư duy để ý tìm đường đi vào ngôi nhà đó, không tranh luận không trễ nãy, hết lòng hướng về ngôi nhà, ngày mà anh bước được vào nhà là ngày mà anh thấy thật tánh, thật tướng. A Di Đà Phật. Đôi dòng chia sẻ cùng bạn.
A Di Đà Phật.
Gửi bạn Thuần Dương Tử để tham khảo qua mong sẽ giải đáp những thắc mắc.
Lá Thư Tịnh Độ – Ấn Quang Ðại Sư
http://www.tinhdo.net/sachdao/160-lathutinhdo.html
Ấn Quang Ðại Sư Pháp Ngữ
http://www.dharmasite.net/bdh62/AQDSPN.html
—————————————
Pháp Nhiên Thượng Nhân khai thị: “Tin thì tin một niệm cũng vãng sinh, mà hành thì siêng năng Niệm Phật suốt đời.
“Được ‘thân người khó được’
Gặp ‘Bổn-Nguyện khó gặp’
Phát ‘đạo-tâm khó phát’
Lìa ‘luân-hồi khó lìa’
Sinh ‘Tịnh-Độ khó sinh’
Vui mừng không tả xiết!”
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
http://www.hophap.net/hp/M_Default.asp?15659=5&596=31&759=714&59615=4
————————————–
“Mẹ con thấy vậy mới nói :”Mày làm gì mà đọc hết quyển sách này đến quyển sách nọ chăm chú phấn khích vậy sao không lo học bài vở để thi cử mà suốt ngày đọc truyện hoài vậy”.
Câu ca dao chữ “Hiếu” trong Phật giáo.
“Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ mới là chân tu“
“Gặp thời không có Phật, khéo thờ cha mẹ tức là thờ Phật” [Kinh Đại Tập]
“Điều thiện tối cao không gì hơn hiếu,
Điều ác, ác nhất không gì hơn bất hiếu” [Kinh Nhẫn Nhục]
Sau này khi bạn cưới vợ lập gia đình nhớ cho dù bị những lời khó nghe, thiệt thòi bao nhiêu đi nữa cũng phải cố gắng nhớ giữ chặt chữ “hiếu” làm tánh Huệ mạng của bạn. Nếu vì áp lực gia duyên vợ con, anh em mà để đánh mất đi lòng hiếu thảo với cha mẹ thì cho dù bạn có niệm Phật đến đâu đi nữa cũng khó mà cảm ứng chư Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, gởi liên hữu Thuần Dương Tử.
Những gì bạn kể về bạn và gia đình bạn đó là một phước duyên rất lớn, tôi rất tin lời kể của bạn. Vì tôi đã từng được nghe lời Bồ Tát trong một chuyến vượt biển gặp bão dữ, tôi thành tâm niệm Bồ Tát và ngài đã nói (nghe trong đầu chứ không phải bằng tai): “Không chết đâu!”. Và chúng tôi đã được cứu.
Bạn đã được phước duyên như thế, thì không cần hoài nghi thắc mắc mà hãy tin vào câu “A Di Đà Phật”. Niệm mãi, mọi nghi ngờ sẽ thấu hiểu từ từ. Lấy niềm tin đó để sách tấn mọi người thì công đức vô lượng. Đừng nghi ngờ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đừng tin cái tâm này bạn ơi.
A di đà phật.
Những câu chuyện cảm ứng như vậy thật là hay!
Nam Mô A Di Đà Phật , bài viết của Nguyễn Phú rất hay
A Di Đà Phật
Gửi bạn Mỹ Diệu,
@Sao lại phân biệt bùn chỉ cho chúng sanh, sen chỉ Phật?
Trong các pháp của Phật có một pháp gọi là biểu dụ. Biểu dụ chỉ là pháp phương tiện vì thế không có đúng-sai, cũng không có tính cố định. Sai-đúng, cố định-bất định vốn phụ thuộc vào sự kiến nhập của người dụng phương tiện.
Vì thế TN mới nói: “Bùn dụ cho chúng sanh. Sen dụ cho Phật. Phật lấy chúng sanh làm nhân địa tu thành chánh quả rồi cũng vì chúng sanh mà thị hiện, độ thế, vì vậy nên nói: chúng sanh tức Phật – Phật tức chúng sanh. Sự tương hỗ viên dung lý-sự là vậy sao còn lồng pháp ở giữa làm chi?”
TN
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
TN: “Cái khó thứ nữa là niệm Phật được trong giấc ngủ là khó…vô cùng.”
HT mới đọc qua cách này sợ TN chịu đựng không được vì nó vô cùng nặng. Huynh muốn thử không?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
@HT: Một câu Phật hiệu hàm đủ vạn pháp, vạn công đức hạnh, còn vác thêm vật nặng làm gì cho tổn sức?
TN
A di đà phật
Mình nghĩ nặng thì thành nặng.
Đạo hữu Huệ Tịnh có “vật” gì nặng thế?
A di đà phật
A Di Đà Phật.
Kính gửi 2 huynh TN và HS.
Nếu muốn niệm Phật được trong giấc ngủ, nên cần quét trừ sạch hết những sự thấy biết từ trước, lạnh nhạt chuyện gia duyên, thị phi, đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ nghỉ v.v.. thường xoay mặt về hướng Tây (pháp cung kính rất hữu ích).
Thậm chí cho đến kinh điển, sách vở Phật pháp đều không tìm cầu nghĩa giải, chỉ còn lặng lẽ, tịch tịnh 1 câu A Di Đà Phật. Vật nặng thì không có rồi, chỉ sợ là cái tâm có quyết định làm được hay không thôi.
Nói nặng là nói “muốn niệm Phật được trong giấc ngủ” là việc làm của Thánh Hiền, suy ngẫm lại thấy chúng ta khó mà gánh được. Ban ngày chúng ta còn chưa chịu đựng được đi ngược chiều tập khí nghiệp chướng, quyết chí chỉ chấp trì 1 câu A Di Đà Phật thì làm sao ban đêm trong giấc ngủ niệm Phật được? Khi không ngủ cũng thấy khó vô cùng rồi.
HT nghe huynh TN nói: “Cái khó thứ nữa là niệm Phật được trong giấc ngủ là khó…vô cùng.”, cho nên mới tham khảo chia sẻ, đóng góp vậy.
HT xin chia sẻ với hai huynh bài giảng này, cùng tham khảo qua nhe. Trong bài giảng có nói cách tu niệm Phật của 1 vị cư sĩ này cả đời, nội lực rất thâm hậu, biết trước ngày giờ lâm chung tự tại vãng sanh.
Tu Đến Đâu Rồi – Thích Trí Huệ
https://www.youtube.com/watch?v=9GKTNVqIL4A
Nam Mô A Di Đà Phật.
A DI ĐÀ PHẬT
Cảm ơn HT đã cho xem video, đó là con đường mà mỗi hành giả niệm Phật đều muốn tiến tới và đạt được. HT nói: Nếu muốn niệm Phật được trong giấc ngủ, nên cần quét trừ sạch hết những sự thấy biết từ trước, lạnh nhạt chuyện gia duyên, thị phi, đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống, ngủ nghỉ v.v.. thường xoay mặt về hướng Tây (pháp cung kính rất hữu ích).
Thậm chí cho đến kinh điển, sách vở Phật pháp đều không tìm cầu nghĩa giải, chỉ còn lặng lẽ, tịch tịnh 1 câu A Di Đà Phật… chỉ sợ là cái tâm có quyết định làm được hay không thôi
TN có đôi điều muốn hỏi thêm: TN là người phàm tục đầy vọng niệm – niệm niệm khởi lên đều là chuyện cơm, áo, gạo, tiền, công danh, sự nghiệp, chồng-vợ-con cái, của cải…
@HT:
– Làm cách nào để quét trừ hết những điều HT nói?
– Tại sao khi ngủ phải nhất thiết mặt xoay hướng Tây?
– Tịch tịnh một câu A DI ĐÀ PHẬT là sao?
– Chỉ sợ cái tâm có quyết định làm được hay không thôi nghĩa là gì?
Mong HT hoan hỉ giải nghĩa giùm. Thành kính tri ân.
TN
A Di Đà Phật.
Kính gửi huynh TN,
“– Làm cách nào để quét trừ hết những điều HT nói?”
Khi nào tâm TN chịu đi ngược chiều? Cái khi xưa ưa cần hỏi, hôm nay thấy không cần phải hỏi thắc mắc chi nữa.
“– Tại sao khi ngủ phải nhất thiết mặt xoay hướng Tây?”
Tất cả đều tùy thuộc vào hoàn cảnh. Nếu cảm thấy chướng ngại thì cứ xoay hướng nào thì xoay, tùy duyên không nhất thiết vậy. Thêm một phần cung kính, thêm một phần công đức mà.
“– Tịch tịnh một câu A DI ĐÀ PHẬT là sao?”
Thì tại sao TN nói: “Cái khó thứ nữa là niệm Phật được trong giấc ngủ là khó…vô cùng”?
“– Chỉ sợ cái tâm có quyết định làm được hay không thôi nghĩa là gì?”
Khi nào TN & HT niệm Phật giống như chú cư sĩ trong bài giảng video vậy.
HT đã nói hơi nhiều làm huynh phải bận lòng rồi, xin chân thành sám hối.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho con hỏi chú HT thì chú HT đã niệm Phật được trong giấc ngủ chưa,nếu chú HT thấy cảnh mộng êm đềm thì có nhiếp tâm theo cảnh mộng không.Chú HT có cảm thấy ở trong thân phàm phu này nặng nề làm tâm khó thanh tịnh nhẹ nhõm mà niệm Phật cho tốt được hay không.Nếu chúng ta đang ở thân người bằng xương,bằng thịt thì cái khó chướng ngại đó ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm,vì tâm chúng ta đang ở trong thân xác,điều khiển thân xác này.Chú HT giải thích cho chú TN như vậy cũng chưa hợp lí,cũng chưa thấu đáo,quá ngắn gọn xơ xài.
A Di Đà Phật.
@Dương Tử:
“..chú HT đã niệm Phật được trong giấc ngủ chưa,nếu chú HT thấy cảnh mộng êm đềm thì có nhiếp tâm theo cảnh mộng không.”
Chú làm sao niệm Phật được trong giấc ngủ khi ban ngày mở mắt tâm vẫn chưa có chuyên thuần thục nơi câu A Di Đà Phật? Thí dụ ban ngày bạn đi shopping mall hay ra phố thấy mấy cô gái trẻ đẹp, bạn có còn bị mê say đắm theo không? Nếu trong khi ban ngày còn mở mắt niệm Phật mà hễ thấy cảnh êm đềm đó còn dính mắt lay động khiến câu niệm Phật tạm gát qua một bên huống chi bị mộng cảnh trong giấc ngủ thu hút? Chú nói ngắn gọn cho bạn tự suy ngẫm thêm chứ chú không dám nói nhiều vì cũng cần phải trở lại câu niệm Phật của chú nữa.
“Chú HT giải thích cho chú TN như vậy cũng chưa hợp lí,cũng chưa thấu đáo,quá ngắn gọn xơ xài.”
Chú nhượng lại cho bạn giải thích nhe.
————–
Tháng trước có một giấc mộng hơi kỳ lạ, chú nằm ngủ mơ thấy mình đi vào quán message một mình mở cửa ra thấy một người phụ nữ đang phục vụ trong phòng nhìn ra thấy chú bước vào tiệm, mỉm cười chào gì đó không nhớ rõ ràng. Không biết sao tự nhiên có người đàn ông khác bước vào quán làm chú giật mình thức dậy. Nếu không có ông khách đó bước vào thì cảnh mộng êm đềm đó vẫn tiếp tục diễn ra chắc chắn chú bị phạm tội dâm trong giấc ngủ mộng mơ rồi đúng không? Có lẽ cảnh mộng đó xảy ra do chủng tử tập khí dâm dục vi tế trong tàng thức của chú vẫn còn hiện ra vậy. Đêm nào chú cũng niệm Phật thầm đi vào giấc ngủ, hiếm lắm mới mơ cảnh êm đềm dâm hay ác mộng gây ấn tượng như vậy. Chú vẫn không chắc chắn nghĩ ra tại sao tự nhiên lại thấy ông đó khiến chú giật mình tỉnh thức?
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Huệ Tịnh huynh thử cách này xem: ghi âm tiếng niệm Phật của mình, trước khi ngủ thì vừa nghe vừa niệm thầm theo (âm lượng vừa đủ nghe hoặc có thề găn tai phone để tránh gây phiền người khác). Như vậy miệng niệm, tai nghe câu Phật hiệu rõ ràng, khi đi vào trong giấc ngủ, chắc chắn câu A Di Đà Phật sẽ lưu lại chút ít, từ một chút đến nhiều chút như vậy cộng lại thì ổn rồi. 🙂
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Thật lòng xin lỗi Mỹ Diệp muội, Huệ Tịnh vô tình sơ ý không thấy comment này sớm hơn. Cảm ơn lời chia sẻ của Mỹ Diệp, chúc muội thường được an lạc, hoan hỷ tín tâm niệm Phật.
Huynh thường nghe trước khi niệm Phật, đi ngủ.
Ca Dao Niệm Phật (Nhạc Phật Giáo, Khoảng 1 Tiếng) (Rất Hay)
https://www.youtube.com/watch?v=s9f9X47MZo4
“Trên không minh nguyệt tròn như gương
Hoa sen trong nước giới hương thanh
Tăng nhân ẩn cư tâm yên lặng
Thập phương Như Lai độ chúng sanh
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật, phát nguyện làm Phật
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật cứu cánh thành Phật.
Một hạt minh châu nước đục thành trong
Một câu Phật hiệu tín nguyện thâm
Một tiếng Di Đà một tiếng lòng
Một niệm thanh tịnh một niệm Phật
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật, phát nguyện làm Phật
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật cứu cánh thành Phật
Cần nên phát nguyện, nguyện vãng sanh
Mặc cho lữ khách luyến núi sông
Tự không muốn về, về liền được
Cố hương trăng gió chẳng ai dành
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật, phát nguyện làm Phật
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật cứu cánh thành Phật”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Gần 2 ngày qua “để ý” không thấy bài đăng của Huệ Tịnh huynh trên Trang, nên cảm thấy hơi “lo lo”. 1 tháng 30 ngày Huệ Tịnh huynh đã trai chay 25- 26 ngày rồi, sức khỏe chắc chắn cũng tốt hơn MD nhiều, lo gì nhỉ! 🙂
Cảm ơn huynh về bài nhạc niệm Phật tiếng Hoa rất hay!
…
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão Phật niệm Phật phát nguyện làm Phật
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật cứu cánh thành Phật
…
Nam mô A Di Đà Phật
Nếu hàng ngày vẫn làm chủ được cảm xúc, dùng Phật niệm điều khiển và nhìn thấu rõ được phiền não, khiến phiền não không khởi lên, thì trong giắc ngủ, dù có mơ bạn vẫn luôn tỉnh, tâm trí vãn sáng suốt biết điều khiển những hành vi trong giắc mơ, nhìn thấu rõ được những việc mà mình và nhân vật trong mơ làm, sẽ không bị trôi theo giấc mơ như bình thường ta vẫn bị. Đó là những gì mà mình đã trải qua thật sự, khi mơ tâm trí vô cùng sáng suốt, vẫn làm chủ mọi việc như ở ngoài.
Giá như mình làm chủ đc cảm xúc. Giá như mình tỉnh đc trong giấc mơ như liên hữu NguyenPhu…
Nhưng mà khó quá,cần phải cố gắng nhiều.
Mến chúc liên hữu NguyenPhu ngày càng tinh tấn nhé !
A Di Đà Phật.
Tiếng chuông của Mỹ Diệp muội đánh lên khiến huynh giật mình 2 ngày qua, lo chi vậy? Cảm ơn muội. 🙂
Ăn chay hay mặn là tùy duyên hoàn cảnh gia đình, cộng nghiệp khó nói lắm (nên tùy duyên hạnh). Huynh tuy chay 25- 26 ngày nhưng quan trọng là tâm có khỏe tỉnh táo niệm Phật hay không?
Người đời thường nói: “khi bệnh rồi mới biết quý đến sức khỏe”. Huynh thì nghĩ khi đang khỏe mạnh hay vô sự, tiếng A Di Đà Phật niệm lên thì dễ dàng rồi. Khi bệnh rồi người tu niệm Phật mới biết quý đến tín nguyện vững chắc hay còn kém vậy, tiếng niệm Phật có còn mạnh hay không trong cơn bệnh thử thách. Trải nghiệm qua những cái thử thách rồi mới tự biết lấy, là bài học tốt nhất không ai chỉ dạy cho mình được.
Các bậc tiền bối thường bảo: “Khi phát nguyện làm những công đức rộng lớn, hay tu hành, thường gặp nhiều chướng duyên khảo đảo thử thách.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Huệ Tịnh Kính mến!
“Lo chi vậy” là cái lo của MD, còn với huynh- một người luôn là tấm gương cho hàng hậu đạo noi theo thì MD chẳng dám có ý nhắc nhở…
Chẳng hiểu vì sao khi niệm Phật phát nguyện vãng sanh MD luôn nguyện: cầu Phật gia hộ cho con biết trước giờ lâm chung, chứ chẳng: Cầu Phật gia hộ cho con lúc lâm chung thân không tật bệnh, tâm không hôn mê… mặc dù là hạng phàm phu như chúng ta không ai mà không sợ bệnh. Cũng như Huệ Tịnh huynh đã từng nói: nên chuẩn bị tâm lý đối phó cho tình huống xâu nhất có thể sẽ đến. Thì giờ đây chúng ta dù là sợ bệnh nhưng chẳng tránh khỏi và luôn chuẩn bị đón nhận, và phải lấy đó làm cơ hội để được về đất Phật (dũng mãnh niệm Phật như Bồ Tát Cẩm Vân được đăng bài ở Trang vậy).
“A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật phát nguyện làm Phật
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật cứu cánh thành Phật”
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
Mỹ Diệp thân mến.
“Chẳng hiểu vì sao khi niệm Phật phát nguyện vãng sanh MD luôn nguyện: cầu Phật gia hộ cho con biết trước giờ lâm chung, chứ chẳng: Cầu Phật gia hộ cho con lúc lâm chung thân không tật bệnh, tâm không hôn mê…”
MD muội niệm Phật phát nguyện vãng sanh, nếu mà còn biết trước giờ lâm chung nữa thì như kinh A Di Đà Phật thuyết rồi còn gì:
“Bất khả dĩ thiểu thiện căn, phước đức, nhân duyên, đắc sanh bỉ quốc.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
“Không thể vì một chút thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về nước kia”, đáng tự hào vì huynh muội chúng ta phước mỏng nghiệp dày nhưng lại được đức Từ phụ lưu tâm, chiếu cố nên mới tin sâu, nguyện thiết, một lòng muốn về cõi nước Ngài.
Cảm niệm những chia sẻ của Huệ Tịnh huynh!
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
“Quang-minh biến-chiếu,
Niệm-Phật chúng-sanh
Nhiếp-thu bất-xả”.
(Tạm dịch: Ánh sáng chiếu khắp mười phương thế giới. Thu nhiếp chẳng rời chúng sanh Niệm Phật.) – Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân.
Chuyện đáng giận, mình không đáng giận. Chuyện đáng luyến tiếc, mình không đáng luyến tiếc.
Đã là người niệm Phật thì còn gì phải thắc mắc nữa? Vui mừng không thể tả xiết vậy.
Chúc muội và gia đình thường sống trong ánh sáng Bổn Nguyện của Đức Từ Phụ A Di Đà, luôn luôn sẽ cảm nhận niềm hoan hỷ để tùy duyên làm tròn bổn phận của mình trong cuộc sống gia duyên.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Xin ghi nhận những lời chỉ dạy của huynh!
_()_