Mùng 1 tháng 10 năm 2006, sư phụ Diệu Chân đi Dương Châu mở thiền thất, ngang qua chỗ tôi, Ngài đã ghé vào ban pháp nhũ và giảng nhiều điều hay về việc tu học Phật cho các cư sĩ đến bái kiến. Sau đó trước Phật đường, Ngài tha thiết nhắc nhở tôi:
– Cư sĩ học Phật đã chục năm rồi, còn phát tâm đi bố thí khắp nơi, nhưng về kinh văn chú ngữ lại không chịu đọc tụng cho làu thông! Hành thiện là điều quý khó làm, nhưng việc xem kinh tạng để thâm nhập, giúp tăng trưởng trí tuệ, phá vô minh…rất cần thiết và quan trọng hơn nhiều!
Nghe sư phụ dạy, tôi cảm thấy hổ thẹn, thầm nghĩ sau này nhất định phải nỗ lực tinh tấn tu hành. Cuộc sống gia đình tôi rất hạnh phúc, con gái tôi đã mười mấy tuổi, thông minh lanh lợi, nhưng tôi vẫn khao khát muốn sinh thêm một bé trai nữa, thầm muốn cho nó được tiếp thọ Phật pháp ngay từ thai giáo, rồi cả đời vâng hành theo lời dạy của Phật, chân chính nối tiếp huệ mạng Ngài. Mộng ước này vẫn luôn cháy bỏng trong tôi, nhưng hiện giờ con gái tôi đã 12 tuổi, suốt thời gian dài trôi qua mà tôi vẫn chưa hoài thai, nên lòng rất tiếc nuối.
Sau khi học Phật, tôi tinh tấn hành pháp, tụng kinh…thì kỳ tích xuất hiện. Ngày nọ tôi đi chợ, vừa thấy quả táo tươi ngon thì cứ đứng bất động, ngây người nhìn…trong lòng bỗng dấy lên cảm giác thèm ăn cực kỳ, giống như mấy bà bầu thèm ăn vậy. Sau đó, tôi đến bệnh viện chẩn khám, quả đúng là có thai! Tin vui này khiến hai vợ chồng tôi mừng rỡ, hạnh phúc vô cùng.
Thế nhưng sau cơn phấn chấn, tôi lại nghĩ: “Chồng tôi năm nay gần 50 rồi, tôi cũng sắp 40, lỡ đứa bé sinh ra không phải là trai thì làm sao đây?”. Động não một hồi, tôi sực tỉnh, nghĩ thầm: “Mình đã là người học Phật thì tuyệt đối không nên phá thai, vì phá thai cũng là sát sinh, quả báo sẽ khổ vô cùng!”. Sau đó, được sư phụ Diệu Chân khai thị, tôi và chồng quyết định giữ đứa bé lại.
Thời kỳ đầu mang thai, thân thể tôi rất không thoải mái, luôn thèm ngủ, người mỏi mệt, bải hoải, khó chịu. Nghe các bạn đồng tu nói trong thời kỳ mang thai nếu như tụng kinh Địa Tạng và kinh Phổ Môn sẽ rất có lợi cho thai nhi. Thế là tôi quyết định vì con mà thử tụng kinh Địa Tạng.
Ôi, quả là kỳ tích! Hàng ngày tôi tụng một bộ, không còn triệu chứng muốn nôn mửa nữa, tâm cũng chẳng còn phiền não loạn động. Trong lúc tụng kinh tôi chí thành chăm chú, tụng khoảng gần hai tiếng thì xong một bộ. Mỗi khi gặp ngày lễ (đản sanh hay vía Chư Phật, Bồ-tát) thì tôi cùng với bạn đạo đi phóng sanh. Tôi còn đến “Thông Giáo Tự” mời thỉnh mấy mươi vị tu sĩ và chúng cư sĩ cùng tổ chức tụng một tuần kinh Địa Tạng và ba ngày tụng kinh Phổ Môn để hồi hướng công đức cho thai nhi.
Tôi hi vọng đứa bé (khó khăn lắm tôi mới mang thai được) này sẽ có phúc huệ thâm sâu, trở thành trụ cột mai sau cho đất nước. Mang thai được khoảng sáu tháng, tôi hữu duyên gặp được cư sĩ Quả Khanh tại Bắc Kinh – là tác giả của quyển “Báo ứng hiện đời” – nghe ông khẳng định đứa bé tôi đang mang trong bụng là nữ, tôi thất vọng và buồn rười rượi.
Bởi vì trước đó cũng có một vị Thầy Đông y chẩn đoán hài nhi trong bụng tôi là nữ, ngay cả đám bạn giàu kinh nghiệm sinh dưỡng cũng đều nói bào thai trong bụng tôi là con gái. Nhưng tôi đã có một bé gái rồi, bây giờ rất mong mình sinh con trai, nhưng vì sao lại không thể như nguyện chứ?
Tôi lo lắng hỏi cư sĩ Quả Khanh:
– Thế…tôi phải làm như thế nào bây giờ?
Ông đáp:
– Mặc dù các vị tin Phật, biết bố thí, phóng sanh, in kinh sách thiện….tạo công đức rất lớn, nhưng do chồng bà vẫn chưa bỏ mặn ăn chay, mà bà giữ giới cũng không thanh tịnh. Nếu như hai vợ chồng bà thật lòng muốn sinh con trai, thì hai vợ chồng hãy phát nguyện trước Phật: “Kể từ nay trở đi thệ từ bỏ hẳn tất cả thức ăn mặn và ăn chay trường, nguyện nghiêm trì ngũ giới, cầu Phật ban cho một bé trai có thể hoằng pháp lợi sanh trong tương lai. Hàng ngày còn phải tụng một bộ kinh Địa Tạng, niệm Bồ Tát Quán Thế Âm vạn lần, làm được như vậy thì thai nữ sẽ chuyển thành thai nam!”.
Tôi cuống quýt hỏi lại cho chắc:
– Thưa ông, còn một tháng nữa là tôi sinh rồi, nếu tôi làm như vậy…quả thật là có hi vọng gì không?
Cư sĩ Quả Khanh đáp:
– Phật thuyết: “Tất cả duy tâm tạo”, trong kinh Phật giảng toàn là lời chân thật không hư dối. Nếu bà không tin, thì xem như tôi không có nói gì!
Ông thấy tín tâm tôi chưa đủ bèn kể cho tôi nghe:
– Ở Hà Nam có một bà mang thai, siêu âm ba lần đều thấy là nữ, còn bảy ngày nữa thì sinh. Nhờ hai vợ chồng bà ấy phát nguyện: “Nếu như họ sinh được con trai, họ thề từ đó về sau sẽ trường chay, từ bỏ hết tất cả đồ mặn, bước vào con đường học Phật”. Kết quả, được Phật lực gia trì, sau một tuần thì họ sinh con trai.
Câu chuyện này đã khiến tôi tăng thêm lòng tin tưởng. Tối hôm đó tôi ở trước bàn Phật mà phát nguyện: “ Chỉ cần con sinh được bé trai khỏe mạnh thông minh, từ nay về sau con nguyện nghiêm trì ngũ giới, ăn chay trường, học Phật niệm Phật và xin bỏ ra mười vạn (tương đương 16.000 USD) để in kinh làm Phật sự. Hơn nữa, sau này có khả năng thì con nguyện rộng làm phúc thiện, hoằng pháp lợi sinh…
Thai nhi ngày một lớn, nhưng tôi vẫn kiên trì tụng kinh, ăn chay phóng sanh, mỗi ngày tự mình lái xe đi khắp nơi, thân không thấy khó chịu. Hôm đầu nhập viện, tôi còn tự lái xe đi phóng sinh. Dù kỳ sinh theo dự tính đã đến, nhưng tôi chẳng có dấu hiệu sắp sinh, thế là tôi tự lái xe đến bệnh viện kiểm tra trước khi sinh.
13 năm trước, lúc sinh trưởng nữ tôi đã bị băng huyết, bây giờ lớn tuổi mới sinh lần thứ hai nên thật sự lòng có lo âu. Khi kiểm tra, bác sĩ nói:
– Nước ối ít, sợ thai nhi bị nguy hiểm, phải nhập viện ngay.
Nằm viện suốt ba ngày, hôm nào bác sĩ cũng tiêm thuốc giục sinh cho tôi, nhưng chẳng thấy có hiện tượng gì là sắp sinh cả. Tôi đi siêu âm kiểm tra tiếp thì thấy nước ối đã có nhiều hơn trước. Đến ngày thứ tư, bác sĩ không tiêm thuốc thúc sinh nữa, ông để cho tôi nghỉ một ngày. Qua ngày thứ năm, tôi từ bệnh viện đi bộ đến ngôi chùa gần đó lễ Phật. Mỗi một điện, mỗi vị Phật, mỗi Bồ-tát tôi đều khấu đầu ba lần, từ đầu đến cuối ước chừng khoảng mấy mươi lạy. Sau đó, tôi quay về bệnh viện, không cảm thấy có chút mệt mỏi, bất an chi. Sang ngày thứ sáu tôi bắt đầu thấy hơi hơi đau bụng, nhưng vẫn kiên trì tụng kinh Địa Tạng, vừa tụng xong một bộ thì nước ối vỡ ra, bụng đau kịch liệt, tôi vẫn niệm Phật.
Vào phòng sinh khoảng 15 phút, bác sĩ nói đã thấy đầu đứa bé, tôi vẫn tiếp tục niệm Phật và sinh ra một bé trai bụ bẫm dễ dàng. Người bé nhìn thấy đầu tiên là ba của nó, cả nhà hết sức vui mừng, riêng tôi thì vui sướng hết biết! Bạn bè nghe tin tôi sinh con trai, xúm nhau mang quà đến chúc mừng và biếu xén đủ thứ: Nào là giò heo, cá chép, chim, gà….Đợi bạn về rồi tôi đưa mấy con vật còn sống cho người nhà đem phóng sanh hết.
Tôi cho con bú, nhưng sữa quá ít. Người nhà ai cũng nói tại tôi không ăn thịt, không ăn canh giò heo nên mới không có sữa nhiều. Vì quá lo cho con trai nên tôi không còn kiên trì giữ giới nữa, cứ nghĩ rằng: “Thôi thì mình ăn tam tịnh nhục chắc sẽ không sao”.
Tôi ngã mặn rồi thì quả nhiên có nhiều sữa, nhưng con tôi vừa bú chút ít thì không chịu bú tiếp, lại còn phát bệnh. Bác sĩ nói cháu bị chứng tăng hồng cầu, nếu như không thuyên giảm thì phải chuyển lên bệnh viện Bắc Kinh chữa trị.
Nhưng bệnh của thằng bé càng lúc càng nặng. Sữa tôi có nhiều nhưng bé không chịu bú, tôi đành phải mớm thứ khác cho bé và nghĩ thầm: “Vì sao lúc bé mới sinh ra, sữa tôi tuy ít nhưng nó vẫn bú chùn chụt? Bây giờ sữa có nhiều nhưng duyên cớ nào nó lại khăng khăng không chịu bú?”. Tôi động não tìm hiểu nguyên nhân: “Liệu có phải là do tôi ăn canh giò heo chăng? Rõ ràng là tôi đã phát nguyện, hứa ăn chay, cầu Phật Bồ-tát ban cho mình một bé trai thông minh, trí huệ…nhưng tôi đã phản nguyện, ăn mặn trở lại. Tôi đã dùng canh giò heo để thúc sữa, do vậy sữa tôi cũng bị nhiễm thức ăn mặn hôi tanh. Bé bú vào không hợp nên mới phát bệnh. Chính vì vậy mà bé nhất định không chịu bú sữa?”
Nghĩ đến đây, tôi đang nằm trên giường bỗng sợ đến phát run, lòng đầy ăn năn hối hận, lệ tuôn ràn rụa….Tôi ngồi dậy mặc áo tràng, bước xuống giường, quỳ trước Phật sám hối và phát nguyện lại, cương quyết từ giờ trở đi:
“Thề từ bỏ đồ mặn triệt để, cầu cho bé sớm qua cơn nguy hiểm”.
Sau khi sám hối và phát thệ xong, tôi thử cho con bú…
Ôi chao thật mừng là bé đã chịu bú. Khi bác sĩ trích máu kiểm tra, thấy chứng tăng hồng cầu đã ngưng, quả là kỳ diệu không thể nghĩ bàn!
Sau đó, tôi đã bỏ ra ba mươi vạn bố thí, cúng dường, làm việc thiện để hồi hướng phước cho bé.
Hiện giờ bé đã được một tuổi rưỡi, hàng ngày đều tự động quỳ trước Phật khấu đầu lễ bái. Bé đặc biệt thông minh cực kỳ, mặt mày sáng rỡ, xinh như châu ngọc, ai nhìn cũng yêu.
Từ đó về sau, tôi càng tin: “Phật pháp là pháp bảo cho đời lẫn đạo”. Chỉ cần chúng ta chịu y pháp hành trì, nhất định sẽ thu được lợi ích khôn cùng.
Ngay đây, tôi cũng xin cảm tạ đại ân đức của Chư sư và chư vị cư sĩ đã hết lòng trợ giúp cho chúng tôi.
Cư sĩ Quả Khanh (Trích từ quyển Nhân quả giải theo Phật giáo – Dịch giả: Hạnh Đoan)
con cũng giữ giới không thanh tịnh. mà đạo hữu nào có thể giải thích giùm con là thế nào là không thanh tịnh. con cũng cầu con trai, con gái đầu của con gần 4t rồi. chồng con ăn mặn, bảo ăn chay k chịu. còn con thì ăn chay trường rồi.
con cũng cầu có thai nhưng lâu ko đc. chắc tại nghiệp con nặng quá. xin đạo hữu chỉ dạy. Con hay tụng Kinh Vô Lượng Thọ.
A Di Đà Phật.
Cá nhân PB nghĩ rằng đã là người “học Phật” thì không còn phân biệt con trai hay con gái. Sự khao khát sinh được con trai là quan điểm u mê, có thể dẫn dắt con người đọa tam đồ. Mục đích sinh con trai có nhiều nhưng có lẽ điều quan trọng nhất là để có người thờ cúng.
Nói đến việc thờ cúng, thấy rằng khi người chết chưa nằm xuống thì người thân đã giết vật cúng tế linh đình. Sát sinh như vậy thì linh hồn người chết không đọa 3 đường ác mới là lạ (Kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát Bổn Nguyện). Khi rơi vào cảnh giới thấp, những vong linh này do tập khí từ đời trước nên luôn thèm muốn mùi vị rượu, thịt … nên cần người thân cúng giỗ để có thể hưởng được chút ít mùi hương ( Kinh Lăng Nghiêm có nói về 50 loại Ngũ ấm ma, bạn nào nghiên cứu sẽ rõ hơn). Vong linh nào không có người thân cúng giỗ thì càng chịu cảnh đói khát, thèm muốn mà không được thỏa mãn.
Như vậy có thể thấy nếu chúng ta không phải là người tu, sống buông lung để đến khi chết làm ma đói, ma khát … thì cần một đứa con trai để đến ngày rằm, mồng một nó cúng cho đĩa xôi, con gà. Nếu chúng ta tin lời Phật dạy,tu tập hạnh lành, chuyên tâm niệm Phật được vãng sanh thì đâu cần quan tâm đến sinh trai hay gái, đâu cần ai cúng kiếng cho mình sau khi chết.
Tổ dạy tu Tịnh độ chỉ có một nguyện duy nhất là nguyện “vãng sanh”, tất cả mọi công đức tu tập chỉ để hồi hướng vãng sanh chứ không có vì một nguyên nhân nào khác. Không thể lấy viên ngọc để đổi lấy một chiếc kẹo bọc đường.
Tuy nhiên Phật pháp cũng là tùy duyên.
Đôi lời chia sẻ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Thầy nói Trí lý quá! bố mẹ chồng tôi theo đạo phật, bà tường xuyên đi lễ phật để cầu khi lâm chung đc về Tây phương cực lạc. vậy mà 30 tết vẫn nhắc nhở tôi sinh con trai năm nay đi! tôi 40 tuổi, có 2 con gái, trồng uống rượu cả ngày không ngán, không cần biết nuôi con chăm con dạy con như bao người cha khác.Nhưng yêu sách mọi cái con luôn phải ngoan, chăm, học giỏi… Nhà tôi vẫn giết và ăn th.chó như bình thường,cúng thì chay rồi.
Chào chị Hạnh,
Trên đây có rất nhiều Liên Hữu, Bậc Thiện tri thức có những phúc đáp rất hay, ý nghĩa, cũng như có nhiều chủ đề, bài Pháp thật tuyệt vời, thế nên chị thường lên đây xem nhé (duongvecoitinh.com). Chúng ta sẽ học hỏi được nhiều thứ trong cuộc sống, có rất nhiều điều lợi ích trong đường Đời và Đạo của mình.
A Di Đà Phật
Thời đại mới rồi bạn a, không nhất thiết là phải có con trai mới được. Miễn sao sàu này lớn lên có hiếu là được. Sau khi chết thì thay hình đổi dạng thay cha thay mẹ , chứ có phải cứ nối dõi dòng giống từ đời này qua đời khác hoài đâu. cái quan trọng là tu hành để giải thoát . Mọi thứ trên đời chủ yếu là giả tạm , đừng quá quan trọng chuyện gái trai . Mỉnh thấy đẻ con gái còn sướng hơn đẻ con trai đó chứ , Biết chăm lo cho gia đình , biết quán xuyến nhà cửa . ngoài ra còn nhờ được đủ thứ .Mình lại thích đẻ con gái hơn con trai . Vì nhà mình con trai quậy phá quá chịu k nổi
Mỗi người đã có 1con đường riêng.làm sao có thể ép người khác được!
Con trai con gái là do tu hành hay sao vậy?
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có nói “Tin ta mà không hiểu ta tức là đang phỉ báng ta”. Hiểu câu nói của Phật như thế nào cho đúng? cá nhân PB trộm nghĩ: 84 ngàn pháp môn Phật chế cho chúng sanh tu hành không ngoài mục đích giải thoát. Nếu tu tập để cầu phước báu nhân thiên thì không phải là Phật pháp mà sẽ rơi vào tà pháp của ngoại đạo.
Phật cũng không phải đấng thần linh để có thể ban phát, sử dụng cơ chế xin cho với người đời. Ai cầu Phật, mặc cả với Phật, xin điều này, điều kia là rơi vào tà kiến.
Nhưng tại sao có người cầu Phật mà lại có cảm ứng, kinh Lăng Nghiêm đã nêu rõ Thiên ma có thể hoàn toàn làm được điều này. Thiên ma có thể hóa hiện thành Phật, Bồ tát, ban cho điều này điều kia thậm chí có thể mang lại thần thông cho người đời … những kẻ được hưởng chút phước lộc của Thiên ma tự cảm thấy sung sướng vì thấy tâm tham cầu của mình được thỏa mãn nhưng dần dần sẽ bị rơi vào tà đạo. Vì khi đó tâm ngã mạn dâng cao, coi mình là người tu đắc đạo nên cảm được chư Phật, Bồ tát hóa hiện ứng theo nhu cầu của mình.
Tóm lại nếu mọi sự mong cầu của chúng sanh mà xuất phát từ tâm tham tất sẽ không tương ứng với tâm Phật vì điều đầu tiên Phật Pháp dạy con người ta là phải bỏ được tâm tham cầu, thỏa mãn những ước nguyện thế gian.
Đôi lời chia sẻ.
Nam Mô A Di Đà Phật!
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Trần Tánh Lương tự Tích Châu, quê ở huyện Vô Vi, tỉnh An Huy. Ông là người thuộc giới thương chánh, tuổi trung niên mới sanh được một đứa con trai đặt tên là Thiện Thọ, bẩm sinh tánh khá thông minh, nhưng chẳng may lại yểu số vào lúc mười bốn tuổi. Tánh Lương tự nghĩ mình xưa nay giữ lòng nhân hậu thường làm điều phước đức, tại sao lại tuyệt tự, nên đối với việc nhân quả báo ứng hoàn toàn không tin. Bà bạn kế phối là Hồ phu nhơn tánh hiền lành rất tin Phật pháp, biết mối chấp của chồng không thể giải thích, chỉ gắng sức âm thầm tu trì, niệm thánh hiệu Quán Thế Âm để cầu tự. Không bao lâu cô có thai, nhưng lúc sắp sanh bỗng vương nạn. Trong vòng hai mươi chín ngày, cô không thể ăn uống nói năng hoặc day trở, mình nóng hực như lửa, thân gầy tợ củi khô. Các hàng danh y Trung, Tây đều bó tay, tuyệt không còn hy vọng cứu sống.
Một đêm Hồ thị nằm mơ thấy bà lão cầm cành hoa sen cọng dài, phất từ đầu đến chân bảo: “Do túc nghiệp ngươi mới vương trọng bịnh, song cũng may nhờ biết tu niệm chí thành. Nay ta quét trừ nghiệp chướng và cho ngươi một đứa con tốt!”. Lúc đó cô cảm thấy thân tâm mát mẻ, kinh lạ vui mừng chợt tỉnh, thì bịnh dường như tan biến đâu mất, xuống giường đi lại như thường. Sáng ra liền sanh được một đứa con trai nặng cân khỏe mạnh, tướng mạo phương phi tốt đẹp. Sự kiện khác thường này làm cho Tánh Lương rất kinh ngạc! Nhưng sau khi hỏi han và nghe vợ thuật lại mọi chi tiết, ông mới tin sự lý nhân quả trong ba đời đều chân thật không phải hư vô. Nơi thâm tâm, ông rất cảm ơn đức từ bi rộng lớn của chư Phật, Bồ Tát. Từ đó vợ chồng cùng trường trai niệm Phật, quyết ý tu trì, cứu giúp người nghèo khổ hoạn nạn, cất chùa trai Tăng, tất cả việc lành đều gắng hết sức tu hành. Biết việc Hồ thị dứt bịnh sanh con, chính do đức Quán Thế Âm cứu độ, nên Tánh Lương thường đến chùa núi Phổ Đà triều l Đại sĩ. Vợ chồng đều quy y với Ấn Quang pháp sư, Trần Tánh Lương pháp danh là Liu Viên, và vợ Hồ thị pháp danh là Liu Thường. Khoảng Dân Quốc năm đầu, các chùa nơi núi Phổ Đà đều khiếm lương thực, và toàn vùng bị chánh phủ trưng dụng cho kiều dân người Đức ở. Tánh Lương bôn tẩu nhờ các bạn trong hàng quan liêu giúp đỡ can thiệp, nên kết cuộc khỏi tai qua. Cư sĩ lại tự xuất của trùng tu tháp Đa Bảo và làm các Phật sự xây cất lại bản sơn để báo ân Tam Bảo.
Niên hiệu Dân Quốc thứ chín, vợ chồng và con cái năm người cùng thọ giới Bồ tát nơi chùa Pháp Nguyên tại Bắc Kinh. Ba năm sau, Liu Thường bỗng lâm bịnh. Vào ngày hai mươi tám tháng hai, đúng đang niệm Phật, cô bỗng thấy hai vị đồng tử cầm tràng phan có bốn chữ: “Tây Phương Tiếp Dẫn”. Biết là điềm sắp vãng sanh, có nhờ chồng mình thỉnh bốn vị Tăng đến nhà giúp sám hối niệm Phật. Tới ngày hai mươi tám tháng sau, bịnh được an lành. Nhưng sang thượng tuần tháng tư, Liu Thường lại thấy trong người không khỏe, tự biết quy kỳ sắp đến, liền một lòng niệm Phật cầu sớm vãng sanh. Vào bữa mùng năm, Tánh Lương thỉnh chư Tăng đến nhà, bảo người trong già thuộc hợp cùng đại chúng luân phiên trợ niệm cho ngày đêm tiếng Phật không dứt. Liu Thường cũng thầm trì niệm theo. Sáng ngày mùng sáu cô bảo người nhà nấu nước cho mình tắm gội thay y phục. Đoạn cố gắng đến trước bàn phật niệm hương l bài, rồi nhờ xây giường để mình nằm nghiêng bên hữu day mặt về hướng Tây. Khi nằm yên xong, cô chuyên tâm niệm Phật cho đến giờ Hợi, bỗng chợt ngồi dậy chấp tay nói: “Tây phương Tam Thánh đã đến!”. Lại bảo: “Còn thiếu ba ngàn câu Phật, niệm đủ tôi sẽ đi!”. Lúc đó hàng Tăng tục hơn ba mươi người đều lớn tiếng niệm hồng danh. Liu Thường cũng cao tiếng niệm theo được một lúc gương mặt lộ nét tươi cười rạng rỡ mà qua đời. Khi ấy trong nhà bay thoảng mùi hương lạ. Giờ Ngọ hôm sau nhập liệm, đảnh đầu cô vẫn nóng, tay chân mềm dịu, hơi thơm hãy còn.
Khi Thiên Thọ, đứa con trai đầu lòng yểu số, vì gấp cầu tự, Tánh Lương cưới thêm cô thiếp là Sa thị mới mười bảy tuổi. Về nhà chồng được mấy năm cô nhờ sự huấn luyện, cũng khởi lòng tin chân chánh, quy y với Ấn Quang pháp sư, pháp danh là Liu Từ. Từ đó Sa thị giữ chắc năm giới, trường trai niệm Phật. Về sau Liu Từ đau dây dưa mãi không lành, nằm trên giường bình suốt hai năm. Song lòng tin nguyện bền chắc, cô vẫn không rời câu niệm Phật. Ngày rằm tháng hai năm Dân Quốc thứ mười chín, nhằm l vía đức Thế Tôn nhập Niết bàn, cả gia đình cùng thỉnh chư Tăng tập họp tại nhà, tu Đại Bi Sám Pháp. Vừa đến ngọ l sám xong, đứa con gái bưng chén nước, tự nói thấy trong đó chao động phóng ra ánh sáng. Tánh Lương đứng một bên vội đỡ tay bưng chén giùm. Lúc đó cô lại bảo thấy tay ông cầm hoa sen, e rằng thời khắc vãng sanh đã đến. Tánh Lương nghe nói liền ra ngoài thỉnh chư Tăng vào phòng trợ niệm. Liu Từ bổng quì nơi giường cúi lạy nói: “Đức Quán Thế Âm Bồ tát từ cõi Cực lạc phóng quang tới chiếu sáng khắp thân mình”. Tánh Lương khuyên cô nên xả bỏ tất cả, chỉ một lòng chuyên cầu Đại sĩ tiếp dẫn. Liu Từ vâng lời chấp tay chúc nguyện: “Con đau bịnh chịu sự thống khổ đã nhiều, cầu cho người đời sớm được giải thoát, xa lìa bịnh khổ. Xin Bồ tát xót thương tiếp dẫn con về cõi Cực lạc!”. Quá ngọ hai giờ, cô nói: “Bồ tát đã quang lâm! Xin thỉnh chư Tăng ra ngoài, để con lau mình thay y phục”. Nhưng khi vừa thay áo, cô lại bảo: “Đức A Di Đà đã đến từ xa, đang duỗi tay phóng quang tiếp dẫn, có Vi Đà Kim cang theo hầu hạ, xin mau thỉnh chư Tăng vào trợ niệm!”. Lúc đó Liu Từ không kịp mặc áo tràng vội ngồi kiết già chấp tay liên tiếp niệm A Di Đà Phật rồi nói: “Tôi đi đây!”. Đoạn liền nhắm mắt lặng lẽ vãng sanh, hai tay vẫn còn chấp nơi ngực. Khi ấy tất cả người trong nhà đều nghe dị hương bát ngát. Đến trưa hôm sau đảnh đầu cô còn nóng, sắc mặt tươi tắn sáng nhuần hơn lúc sanh tiền.
Tánh Lương mục kích thê, thiếp do niệm Phật đều được điềm lành và chứng nghiệm vãng sanh một cách hiện thật, lòng tin càng thêm bền chắc. Sau khi ấy ông tu chỉnh ngôi tiền đường thờ cúng trang nghiêm như cảnh chùa am, để bảng hiệu Niệm Phật Cư Sĩ Lâm, thường tập họp chư liên hữu lại cùng nhau tu trì sách tấn. Mùa đông năm Tân Mùi cư sĩ vương vịnh, sắm l thỉnh chư Tăng chùa thiên Phước đến lưu trụ tại Cư Sĩ Lâm, mỗi ngày vào phòng xưng hồng danh, để được thường nghe Phật hiệu thành tựu chánh niệm. Tới ngày mười một tháng ba năm Nhâm Thân (1932), vào lúc chánh ngọ, Tánh Lương nói: “Tôi thấy Phật, Bồ tát tướng tốt trang nghiêm và hoa sen rất to đẹp!”. Chư Tăng cùng người nhà biết thời khắc Tây quy của ông đã đến, đều họp lại phòng cao tiếng niệm Phật. Cư sĩ cũng ngồi lần chuỗi sẽ niệm theo, tới quá ngọ hai giờ yên lặng vãng sanh.
Chiều hôm ấy cư sĩ Từ Huất Như, bạn thân của Tánh Lương, cũng là vị Lâm trưởng, nghe tin cáo phó vội cho mời đoàn liên hữu cùng đến phúng điếu. Khi phái đoàn tới nơi thì đã tám giờ tối. Chư liên hữu đều thấy Tánh Lương vẫn còn ngồi kiết già ngay thẳng, tay cầm chuỗi, gương mặt tươi tỉnh như sống. Thử dò xem thì đảnh đầu còn nóng, tay chân mềm dịu.
Chuyện Trần Tánh Lương – Trích từ cuốn Mấy Điệu Sen Thanh – Dịch Giả Hòa thượng Thích Thiền Tâm
A Di Đà Phật,
Gia đình tôi cả nhà trên dưới đều theo Phật, có lẽ đây là cơ duyên thù thắng để huấn dụ cho cô con dâu mới về nhập đạo. Buồn cho tôi tuy con có lễ lạy nhưng pháp tu chẳng thiết biết, lại thiếu niềm tin, không màng nhân quả sát sanh rất là nhiều để bồi bổ nơi thân. Con trai tôi từ ngày cưới được vợ chăm sóc đã quên hẳn tu đạo, ngày đêm chỉ lo hưởng ngũ dục lục trần không sao nói được. Tôi nhắc mãi nó mới chịu mở mồm rằng phải ăn bồi bổ để còn sinh con, rằng chúng con tuy mới là vợ chồng nhưng thật chất đã ván đóng thuyền từ trước rồi nhưng không hiểu sao bây giờ vẫn chưa có gì, con sợ …tôi buồn lắm. Tôi khuyên con dâu nên lễ Phật cầu con thế mà chỉ thấy nó làm hình thức cốt để tôi vui, nói cháu là hạng hạ căn độn trí có lẽ hơi quá nhưng đúng là gia đình tôi kém phước. Xin quý đạo hữu chỉ cho tôi cách hướng đạo cho cháu, bởi vì tuy cháu còn trẻ nhưng con tôi già lắm rồi, tôi cũng mong có cháu bế nữa. Nam mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật
Bác Minh Tâm Kiến Tánh kính mến!
*Có được một người mẹ hiểu đạo, biết hướng đạo cho con cháu như Bác thật đáng kính quý. Tuy nhiên, mỗi người đều có nghiệp nhân- quả báo riêng biệt, điều mà người học Phật như chúng ta có thể làm được là gieo duyên, gieo hạt giống Phật vào tâm người, chẳng thể bắt ép người tu học Phật được. Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân có dạy:
“Người tu Tịnh Độ trước hết nên biết hai điều nầy:
Vì người có duyên dù phải bỏ thân mệnh, tài sản cũng nên vì họ mà nói pháp môn Tịnh Độ.
Vì sự vãng sinh của mình, nên xa lìa mọi phiền nhiễu mà chuyên tu hạnh Niệm Phật.
Ngoài hai điều trên không tính toán gì khác.”
Như vậy nếu người không có duyên vơi Pháp Phật mà bắt ép họ phải tu hành; họ không tin nghe; lại sanh tâm nhàn chán, sân hận, cho đến phỉ báng thì tội nghiệp của họ rất lớn; còn bản thân ta vì họ mà sanh phiền não, lại chẳng thể tránh tội “vì ta mà người phỉ báng Phật Pháp”- việc này là lợi bất cập hại.
*Ở Trang Duongvecoitinh này có đăng bài pháp: Một bà cụ suốt đời niệm Phật cầu vãng sanh, nhưng vì ôm ấp nguyện vọng: phải giết heo, giết dê để làm đám cưới linh đình cho cháu nội; vì nguyện vọng này chưa thực hiện được, đến khi cận tự nghiệp nhớ nghĩ niệm này mà bị sanh vào súc sanh đạo. Vì vậy, người tu hành chúng ta, ngoài nguyện vọng được vãng sanh, chớ nên nhớ nghĩ đến nguyện vọng nào khác. Việc “mong có cháu bế” của Bác cũng vậy. Có con hay không- cũng phụ thuộc vào chữ nghiệp của con trai, con dâu bác. Thế nên vì sự vãng sinh Tây Phương của bản thân, bác nên xả bỏ mà một lòng niệm Phật, quyết không nên nhớ nghĩ, mong cầu việc thế gian.
Cháu xin có đôi dòng gửi đến Bác, kính chúc Bác thân tâm an lạc!
Nam mô A Di Đà Phật
Cháu chào bác,
Chồng cháu có người anh trai có hoàn cảnh khá giống bác, cưới vợ một cái là dục vọng nhiều hơn tu hành, chị dâu trẻ hơn cả chục tuổi nên nhu cầu rất lớn, ai cũng bảo tướng của anh thay đổi nhìn dâm dâm. Thời tự do chưa giàng buộc gì anh sống phóng dật chồng cháu kể cũng ra mắt chính thức vài lần rồi mà chưa được tụ duyên. Bây giờ cháu xui chồng khuyên anh lập bàn thờ lễ phật để tăng thêm may mắn nhưng chồng cháu gạt đi bảo kệ, nói ra bảo mình mê tín mệt lắm. Cháu rất ngưỡng mộ những gia đình như bác, cháu nghĩ bác thử hồi hướng cho anh xem sao.
A Di Đà Phật
Gửi cô Minh Tâm Kiến Tánh,
Đọc thư cháu rất cảm phục gia đình cô, trên dưới đều theo Phật pháp, thật là tuyệt vời, thật là có phúc.
Về chuyện vợ chồng con trai cô, các bạn bên trên đã chia sẽ chí tình rồi. Cháu chỉ xin có thêm vài lời thôi. Phật pháp thì tùy duyên, con dâu cô chắc có lẽ nhân duyên chưa đến, tuổi hãy còn trẻ, còn gia duyên thế sự nhiều. Tuy nhiên chắc chắn cô ấy cũng có nhân duyên với gia đình cô nên mới đến làm dâu nhà cô. Thôi thì Phật pháp từ bi, hằng thuận chúng sanh mà sống mà tu vậy. Cốt là để gia đạo an hòa, mọi người cùng an vui mà sống tốt, tu tập tốt vậy, mỗi người mỗi việc. Cháu chỉ khuyên cô hàng ngày sau mỗi thời công phu cô hãy tích cực hồi hướng công đức cho con trai cô, con dâu cô, rồi tất cả oan gia trái chủ nhiều đời nhiều kiếp từ trước đến nay của họ nữa. Việc này vừa giúp họ thêm công đức vừa trợ duyên đắc lực cho họ mau giác ngộ, việc trở về con đuờng chánh giác của họ được thuận lợi hơn đỡ bị chướng ngại. Thông thường những người ‘cứng đầu’ nhất trong gia đình thì cần phải kiên trì hồi hướng, cầu nguyện Chư Phật, Bồ tát gia hộ cho họ sớm ngày trở về chánh giác. Tuy nhiên chưa hẳn là họ ít có thiện căn nên khó độ, chẳng qua là vì thời tiết nhân duyên chưa đến mà thôi. Một khi đã giác ngộ rồi nhiều khi họ tu tập còn đắc lực hơn người đi trước rất nhiều. Thế nên chẳng biết trước được điều gì, tất cả mình cứ dùng tâm chân thành từ bi đối đãi,vừa giúp gia đình yên vui để mình an ổn mà hành trì tu tập vừa âm thầm trợ duyên đắc lực cho các hữu tình của mình.
Vài dòng chia sẻ đến cô. Kính chúc cô cùng gia đình nhiều an lạc, hạnh phúc, ngày càng thăng tiến trên con đường Bồ Đề sớm ngày được giải thoát!
Nam Mô A Di Đà Phật
Chào bác Minh Tâm Kiến Tánh,
Thật là phiền não cho bác. Nhưng chúng ta là người Phật tử mà còn phiền não nhiều, có lẽ do cách áp dụng lời Phật dạy ở đâu đó chưa được ổn chăng. Xin phép được chia sẻ với bác vài điều.
– Người con dâu của bác rất đáng yêu, có lo nghĩ đến bác rất nhiều, biết bác muốn có cháu, thì cô ấy đang làm những cách mà cô ấy nghĩ là giúp ích để có con. Ngoài ra, dù cô không thích, nhưng vẫn ngoan ngoãn lễ lạy làm cho bác vui lòng, đây là một cô con dâu rất rất tốt, có lòng từ hoà, nhẫn nhịn.
– Bác và con dâu, con trai hãy cùng niệm Quán Thế Âm Bồ tát cầu ngài gia hộ cho việc vợ chồng con trai bác có con nhé.
– Bác hiểu rõ tất cả mọi việc là do duyên, việc chưa đủ duyên mà mong cầu thì là do mình sai, cố chấp. Nên bác hãy tự mình đặt cái gánh nặng mong cầu có cháu xuống nhé, khi đủ duyên thì ắt thành. Ngoài ra, bác mong như vậy sẽ tạo áp lực lên vợ chồng người con, điều đó sẽ gây khó khăn cho việc có thai. Bác hãy mạnh dạn tuyên bố, có cháu hay không đều không sao thì tự nhiên cô con dâu cũng không cần phải bồi bổ nhiều nữa, vậy là giảm nhẹ nghiệp sát rồi.
– Bác cũng chẳng còn bao nhiêu thời gian, hãy tập trung tu học bác nhé, thay đổi tâm mình cho thanh tịnh thì có khi không cần khuyên mà cô con dâu cũng sẽ tự tu theo. Đó chính là tự mình đem bản thân mình để hướng đạo cho con, cháu chứ không chỉ ở lời nói. Khi hiểu rõ lý nhân duyên, vô thường, vô ngã thì bác sẽ không còn phiền não nhiều nữa. Tu học gì cũng đừng quên những chân lý đó thì dần dần tâm sẽ an vui.
Chúc bác tu tinh tấn, gia đạo an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Linh ứng chuyện Bồ Tát Quán Thế Âm
CẦU NGUYỆN NHƯ Ý
Tôi tên là Tống Ngọc Lê, pháp danh Thanh Nhẫn hiện ở tại San Jose. Tôi nghe lời mẹ dạy nên thường đi chùa lễ Phật, nghe quý thầy giảng đạo và biết ăn chay kỳ từ thuở còn bé. Mẹ tôi cũng bày cho tôi cách ngồi thiền, tụng kinh và niệm Phật. Mẹ tôi hay nhắc nhở, có khi rầy la, vì tôi ngồi thiền cứ ngủ gục hoài. Tụng kinh và niệm Phật. Mẹ tôi hay nhắc nhở, có khi rầy la, vì tôi ngồi thiền cứ ngủ gục hoài. Tụng kinh và niệm Phật thì tôi thích hơn. Mẹ tôi biết ý nên khuyên tôi tụng kinh Phổ Môn để làm yếu chỉ tu học . Sau một thời gian tụng kinh, tôi có đọc 108 danh hiệu Ðức Quan Thế Âm Bồ Tát. Hồi còn trẻ, tôi tụng kinh niệm Phật không đều, bữa siêng, bữa nhác; nhưng bây giờ thì đã thuần thục rồi. Tôi thường tụng kinh, niệm Phật hang ngày không hề bỏ sót.
Ngược dòng thời gian, năm tôi hai mươi tuổi bị bệnh nặng, người nhà đưa tôi vào nhà thương Phúc Kiến ở chợ Lớn cấp cứu. Tôi bị bệnh thường hàn nhập lý và lên cơn sốt dữ dội. Tôi bị mê man suốt hai ngày đêm. Các bác sĩ cho người nhà tôi biết là bệnh khó chữa trị, kinh mạch xáo trộn, độc tố đã nhiễm vào tim. cả nhà tôi ai cũng khóc, song mẹ tôi rất bình tĩnh và khuyên mọi người đem tâm thành niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Tiếp niệm danh hiệu Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát luôn trọn ngày và trọn đêm dậy cả một góc nhà thương. Ngay đêm đó, khoảng hai giờ sáng, tôi đang trong cơn mê mà cảm nghe như có dòng suối nước chảy, có tiếng chim hót và tiếng chuông chùa. Tôi thấy mình bước chân lên từng cấp của một cảnh nguy nga, hùng vĩ trên một ngọn núi cao. Trước cổng lên núi và chùa có đề ba chữ Phổ Ðà Sơn, bên bờ biển Nam Hải, nơi mà Ðức Quán Thế Âm thường cư ngụ. Trong chùa có khoảng vài trăm người đang ngồi thiền, xây mặt ra hướng biển Ðông. Người nào cũng có tóc và mặc áo nhiều mà rất đẹp nên tôi không nhận biết họ là đàn ông hay đàn bà. Riêng tôi thì được một người đàn bà mặc áo trắng dẫn vào trong một ngôi nhà tranh nhỏ, nằm giữa khóm trúc nên thơ. Trong cái thất ấy có đến hai co thanh nữ mặc áo xanh; nét mặt cô nào cũng rất đoan trang và vui vẻ. hai vị này cho tôi biết người mặc áo trắng là thầy của họ mà người xưng là Bạch Y Quán Thế Âm. Tôi mừng quá liền cúi xụp lạy, nhưng Ðức Bạch Y đưa tay cản lại không cho lạy. Ngài bảo một cô Thanh y rót nước trong bình tịnh thủy cho tôi uống. Uống xong, tôi cảm thấy khỏe khoắn vô cùng, tâm thần nhẹ nhàng và đầy sung sướng. Tôi bèn ngỏ lời Bạch Y Quán Âm đại sĩ và hai tiểu đồng rối rít. Kế đó, tôi đột nhiên mở mắt và thấy nhiều người đang đứng chung quanh giường và niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm. Hai hôm sau thì tôi xuất viện, vì bệnh tình của tôi khỏi hẳn. Ðiều này khiến cho các bác sĩ trong bệnh viện vô cùng kinh ngạc về bệnh trạng của tôi. Mẹ tôi bảo cho họ hay rằng, tôi được cứu thoát căn bệnh ngặt nghèo là nhờ sự mầu nhiệm của Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi cũng tin như vậy, và câu chuyện này đã gây tín tâm rất nhiều cho tôi và mọi người trong gia đình thân nhân của tôi
Tôi là con dâu trưởng sinh sống với chồng tôi nhiều năm mà không có con. Chồng tôi thì thương tôi hết mực, song những người thân phía chồng tôi nói vào nói ra làm cho tôi rất buồn tủi. Họ bảo tôi rằng: “Ðàn bà chi mà không biết sanh đẻ”.
Thay vì giận, đau buồn, khóc lóc, tủi hổ thân phận thì tôi lại vui và âm thầm trì tụng kinh Pháp Hoa, niệm danh hiệu Ðức Quán Thế Âm và mong có được một đứa con gái ra đời cho vui nhà.
Ðiều mơ ước lại đến, sau suốt nhiều năm tu tập và cầu nguyện, một đêm tôi thấy mình trở lại núi Phổ Ðà vào viếng thăm chổ sơ sài của Ðại Sĩ Bạch Y Quán Thế Âm ở. Tôi mới bước chân nửa thềm đá cao, thì thấy hai thanh nữ hầu Ðức Quán Thế Âm bước lại gần tôi và trao cho một bé gái nhỏ xinh xinh. Tôi tỉnh dậy và bắt đầu có thai từ đó.
Con tôi ra đời đã đem lại cho tôi và chồng tôi một niềm vui rất lớn. Bé Hiền năm nay đã tám tuổi. Cháu rất ngoan hiền, học giỏi và chí mực hiếu thảo. Cả nhà, các bác, các chú, bà ngoại, bà nội hai bên ai cũng thương cháu.
Trong kinh cứu khổ có bài kệ mà tôi thấy rất hợp với hoàn cảnh của tôi:
Người vô tự quạnh hiu sau trước
Sửa tất lòng tác phước khẩn cầu
Từ bi linh hiển pháp mầu
Cho trai hiển đạt gái cầu hiền lương.
Cuối năm 1979, gia đình tôi rời khỏi Việt Nam vượt biên ra nước ngoài. Khi tàu rời bến được độ hai ngày đêm thì máy bị chết. Mọi người trên tàu đều bối rối, lo âu. Nước biển, sóng gợn ì ầm át cả tiếng khóc của trẻ con, tiếng cãi vả của nhiều người với chủ tàu là “ lấy tiền người ta mà làm ăn bê bối”. Riêng tôi ngồi nhìn đứa con đang ngủ trên tay và định tâm niệm Nam Mô Ðại Từ Ðại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Kỳ lạ thay, vài tiếng đồng hồ sau thì con tàu chúng tôi nổ máy và chạy khoảng bốn tiếng đồng hồ thì gặp tàu tuần tiễu của hải quân Trung Hoa Quốc Gia giúp đưa chúng tôi vào địa phận Hồng Kông. Nếu không có chiếc tàu cứu khổ này thì chúng tôi đã đắm xuống biển 150 mạng vì con tàu bị chết máy, vừa bị sóng đánh mạnh nên thân tàu bị bể và nước tràn vào ầm ầm không sao tát ra kịp.
Khi được đến Mỹ, gia đình tôi ở một ngôi nhà không đủ phòng rộng rãi, nhưng tôi quyết sắp xếp để nguyên một căn phòng có nhiều ánh sáng, đẹp làm nơi tĩnh tâm và thờ phượng Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát. Tôi có làm bài thơ tám câu để tạ thâm ân cứu khổ của mẹ hiền Ðức Quán Thế Âm như sau:
Quán Âm Bồ Tát Ðấng Mẹ Hiền
Cứu khổ muôn loài hạnh vô biên
Ứng thân diệu dụng vô cùng tận
Ðại nguyện từ bi rải mọi miền.
Con xin sám hối những sai lầm
Tinh tấn tu học để thanh tâm
Ngày đêm thiền tịnh không lơ đễnh
Giác ngộ chân tâm đẹp sáng ngời.
chào bác. con năm nay 28t con cưới được 2 năm rồi mà vẫn chưa có con. con cũng làm việc thiện như làm công quả. đi chùa lễ phật. công đức. mỗi lần đi con đều cầu mẹ quan âm ban cho con đứa con. con tin 1 ngày nào đó mẹ quan âm sẽ nge thấy những gì con cầu nguyện. gđ con rất nghèo nên muốn làm nhìu điều thiện duyên hơn nua
Chào bạn Người mẹ mong con,
Bạn hãy làm thêm một việc là thành tâm trì niệm “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ tát” mỗi ngày ít nhất 1000 câu nhé, càng nhiều càng tốt. Điểm cần lưu ý là sự thành tâm, tin tưởng, đem hết tâm ý mà niệm, nếu làm được như thế bạn sẽ được Bồ tát ngầm gia hộ cảm ứng như nguyện.
Chúc bạn và gia đình an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
con xin cám ơn ạ. con cũng mong mọi điều thiện duyên sẽ đến với con.
con xin cám ơn bác. mỗi ngày đi làm hay đi bất cứ đâu con cũng đều niêm danh hiệu mẹ quan âm hết đó bác
Chào bạn Người mẹ mong con,
Vậy là quá tốt rồi, bạn đừng lo nghĩ nhiều nữa. Một số người kết hôn phải trải qua vài năm mới có con. Nghèo là do đời trước keo kiệt, cho nên để chuyển đổi, bạn hãy nên tập bố thí. Hiện giờ bạn đang làm công quả trong chùa là rất tốt, đó là một hình thức bố thí, cúng dường sức lực đến Tam Bảo. Các hành động cho chim chóc, các loài vật nhỏ ăn thức ăn thừa cũng là bố thí. Nếu có thể, bạn cúng dường Tam Bảo chỉ 1-2 ngàn đồng cũng rất tốt. Quả lớn, nhỏ của hành động bố thí là do ở sự phát tâm, chứ không phải ở số lượng tiền, tài vật, công sức,.. mà mình đã bỏ ra.
Chúc bạn thường an vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.