Có một lần và là lần rất hiếm hoi , tôi ngồi trò chuyện với vài vị sư thư , mới biết hoàn cảnh và việc làm bất bình thường của Lâm sư thư của chúng tôi. Các vị sư thư ấy cười mà nói với tôi: “Lâm sư thư của các vị ấy à! Hồi trước là một cô gái rất yếu đuối. Khi chồng chị còn sống, mọi sự chị đều nhờ vào chồng. Tình chồng vợ của họ vô cùng tốt đẹp. Lâm sư thư rất phóng tứ, trước mặt mọi người, chị đều dùng tiếng Anh gọi chồng là “honey” (mật ngọt, cưng yêu). Xã hội Trung Quốc còn bảo thủ, có người nghe chị cứ mở miệng là nói “honey” với chồng, thì đều bảo chị quá phóng tứ, quá lố lăng. Đâu biết rằng Lâm sư thư của các vị thì kiên cường không ngờ được, đồng thời tín tâm niệm Phật của chị cũng kiên định không ngờ được”. Chuyện kể đại khái trước đây, khi chồng chị còn sống chị vẫn chưa quyết tâm học Phật, nhưng cũng đã nghe qua pháp môn niệm Phật và sự trợ niệm lâm chung. Lý sư thư kể rằng hôm chồng của Lâm sư thư bị tai nạn xe, gia đình nghe tin liền cùng chị đến hiện trường. Anh Lâm đã chết tại chỗ, nằm trên vũng máu, người ngoài nhìn vào còn rất đau lòng, huống chi là Lâm sư thư ? Nhưng không ngờ, bên cạnh di thể của chồng, chị nói một câu rất khẩn thiết : “Honey! Anh mau niệm Phật! Hãy theo Đức Phật A Di Đà mà đến Tây Phương, mọi sự đều có em lo liệu, em sẽ chăm sóc mẹ và các con. Anh cứ an tâm, mọi sự hãy để em lo!” Nói xong, chị khoanh chân ngồi rất an định tại hiện trường ở trên đường mà niệm Phật, từng tiếng rất khẩn thiết.
Cả gia đình của Lâm sư thư đều đến trợ niệm nhưng không ai ngờ chị lại trấn định như thế, tin tưởng lòng đại từ đại bi, cứu độ chúng sanh của Đức Phật A Di Đà. Lòng tin thâm sâu chân chính này khiến cho chị không bị hoàn cảnh đánh ngã, không bị tình riêng động loạn, mà chỉ nhằm để chồng an tâm theo Đức Phật A Di Đà về thế giới Cực Lạc. Lý sư thư lại nói: “Khi cảnh sát đến điều tra xử lý, họ không thấy ai kêu trời kêu đất, chỉ thấy mọi người đều niệm Phật” thì ngạc nhiên hỏi: “Trong các vị ai là thân nhân của người chết?”Lâm sư thư vẫn kiên định niệm Phật. Khi mọi việc đã xong, Lý sư thư mới hỏi chị: “Này Lâm sư thư! Vì sao ngay lúc đó chị có thể nói được những lời trấn định như vậy?”
Nếu bình thường có chuẩn bị tốt, đến lúc đó trước cảnh tượng ấy cũng không thể thốt ra lời được! Thật vậy chúng ta thử đặt mình vào địa vị của Lâm sư thư mà nghĩ xem, sấm sét giữa trời tạnh như thế, việc lớn sinh tử như thế, máu thịt nhầy nhụa như thế! Thông thường thì ai không khỏi rùng mình, kêu trời kêu đất, không khỏi oán than, trách Phật không bảo hộ, oán trách người tốt sao lại chết sớm; thông thường cũng không khỏi bi ai, kêu khóc: “anh chết rồi, bỏ em một mình lo cho cả nhà này, anh bảo em phải làm sao chứ?” tôi từng trông thấy nhiều trường hợp sinh ly tử biệt ở y viện, cho nên khi nghe chuyện người thực việc thực này của Lâm sư thư thì vô cùng cảm đông, và cũng cảm thấy rất rõ sự bất bình thường trong đó và sự không thể nghĩ bàn về sự cứu độ của Phật lực. Nếu như tình yêu chân thực mà người đời rất ca tụng, thì tôi cảm thấy chính là đây vậy!
Thông thường có nhiều cặp vợ chồng suốt nhiều năm trẻ tuổi vẫn ca ngợi tình yêu, đến khi người hôn phối ngã bệnh thì lại ruồng bỏ người ấy, đó là chưa nói sau khi người ấy chết. Nếu như không ruồng bỏ người hôn phối ngã bệnh thì phần lớn cũng lo lắng: người hôn phối bị loại bệnh này có truyền nhiễm cho mình không? Trong y viện, rất nhiều người phối ngẫu và những người thân thuộc đều lén lút đến hỏi tôi về vấn đề này, khiến tôi phải ngán ngẩm về cái gọi là “tình yêu”, và thâm hiểu rằng, phần lớn người ta chỉ biết yêu mình mà thôi! Giả như có người bị xuất huyết mà chết, lát sau có mùi khó ngửi, thật khó mà thấy một người thân nào chịu khó ở lại, đứng bên cạnh an tịnh mà niệm Phật cho người chết trong tám giờ, mà tất cả đều vội đưa người chết vào phòng đông lạnh. Lại nữa, mọi sự đều giao cho tang nghi quán lo liệu, ngay cả việc liệm quần áo cho người chết cũng không dám tự mình làm. Tôi thường nhận thấy, khi người ta đã ngưng thở thì liền biến thành một thi thể đáng sợ, hình như không bằng giá trị của con vật. Thi thể của con vật còn được người ta bảo là có dinh dưỡng, chịu đem cân trọng lượng mà mua, người chết dù có dinh dưỡng cũng không ai dám muốn. Người thì có tình cảm ở với nhau lâu ngày mà xa lìa thì bi thương, nhưng xét kỹ nội dung của bi thương thì phần lớn đó là bi thương vì mình, rất ít trường hợp vì người kia. Còn lời hứa của Lâm sư thư lúc chồng chết làm xúc động tâm can người ta, thì hoàn toàn là tình yêu chân thật, lòng từ bi chân thật đối với chồng. Cũng chỉ có người chân chính tin lời Phật dạy “thế gian vô thường” thì mới có thể vào lúc nghịch cảnh bỗng phát sinh, liền dùng trí tuệ như thế để xử lý. Tuy trong quá khứ những biểu hiện của Lâm sư thư khiến người ta không nhận ra được niềm tin sâu đậm của chị đối với Phật pháp, nhưng trong lòng chị thật tin rằng sáu nẻo luân hồi là khổ, chỉ có sự vãng sanh vào thế giới Cực Lạc ở Tây Phương mới là sự an lạc và giải thoát tối hậu. Cho nên chị không chút chần chờ nói với chồng: “Honey, anh mau niệm Phật,theo Đức Phật A Di Đà về Tây Phương!” chị hoàn toàn không dùng cái tâm ngu si vì mình mà khóc lóc kể lể vô ích, trái lại, chị dùng một câu nói đại trí tuệ, đại từ bi thay cho sự khóc lóc bi ai. Tiếng xưng hô Honey cuối cùng của chị chính là toàn bộ sự biểu lộ tình cảm vợ chồng suốt đời củahọ, đều đó khó hơn nữa là tất cả những tình cảm thâm sâu đều chảy trọn vẹn vào biển đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, biến thành sự giúp đỡ và dìu dắt lớn nhứt trong biển lớn sinh tử ! Tôi nghĩ, đây mới là Honey chân chính: Cam lồ của mật ngọt chân chính.
Lâm sư thư hiểu rõ mối lo ngại của chồng chính là mẹ già và bốn đứa con, cho nên chị gánh vác tất cả để cho chồng an tâm mà đến thế giới Cực Lạc trước, chờ chị và gia đình, không vì lo ngại mà bị đọa lạc. Câu nói của chị “mọi sự hãy để em lo” có sức mạnh biết bao! Những người đã có tình vợ chồng đều biết, đều này thật khó buông bỏ, cắt đứt, sống để đảm nhận nỗi thống khổ tử biệt và gánh nặng của mọi sinh hoạt hình như còn khó khăn hơn là chết trước. Cho nên ngay cả Lâm Giác Dân anh hùng hào kiệt như thế, mà trong “dữ thê quyết biệt thư”(giử vợ lời vĩnh biệt) cũng không biết phải làm sao để bày tỏ, vì cứu nước cứu dân phải hy sinh trước một bước, để lại nỗi thống khổ sinh ly tử biệt cho vợ con. Ông vì đất nước và nhân dân mà bất đắt dĩ dứt bỏ tình riêng, thật là khiến cho người ta phải rơi lệ. Còn Lâm sư thư thì sống mà đảm trách mọi thứ khó khăn. Quí vị có biết sau đó chị thực hiện lời hứa “mọi sự hãy để em lo” như thế nào không? Mỗi sáng sớm, khoảng hơn ba giờ, người ta đã nghe tiếng cả nhà thức dậy hoạt động. Bà mẹ chồng thức dậy niệm Phật làm công phu sáng. Chị dậy nấu xôi chuẩn bị các thứ vật liệu làm bánh, một ô cơm lớn và các đồ dùng, rồi dùng cái ròng rọc và giỏ treo mà đưa từ lầu bốn xuống lầu một. Trời chưa sáng, bọn trẻ còn ngái ngủ phải dậy gi úp chị mang các thứ xuống lầu. Chị dùng một xe đẩy mà đẩy đồ ra. Chị đứng suốt buổi sáng, cả bảy, tám tiếng đồng hồ, nặn bánh, bán bánh.Chị mang theo một chiếc radio để nghe chương trình của Minh Luân Liên xã. Một mặt chị nghe Phật pháp, một mặt cũng mang tràng hạt, băng cassette để tặng cho những người có duyên. Ngày ngày chị cười hề hề, tùy duyên mà khuyên người niệm Phật, đến khi bán hết bánh chị mới về nhà thì cũng đã quá trưa. Về đến nhà, ngoài việc săn sóc bà cụ và các con, chị còn tụng kinh niệm Phật. Cứ vào ngày tinh xá Tịnh Nghiệp có tổ chức niệm Phật, chị cùng các vị sư thư thường tự đông phát tâm đến trước để quét dọn đạo trường. Trong các vị ấy có Trang sư thư là người thật thà, trung hậu, thường khiêm tốn nói: “Tôi chẳng biết gì cả, chỉ biết cố gắng một chút để quét rửa nhà vệ sinh cũng tốt vậy”. Thật ra, các vị ấy đều là những Bồ Tát rất tốt.
Theo mắt nhìn của người đời, một phụ nữ trẻ tuổi có chồng chết sớm không gì bất hạnh hơn, nhưng chị tin tưởng sâu xa vào đại bi, đại nguyện của Đức Phật A Di Đà, tất nhiên Ngài đã cứu độ chồng chị, cũng tất nhiên sẽ chăm lo cho cả nhà chị, về sau tất nhiên sẽ tiếp dẫn chị vãng sanh Tây Phương. Quả thực, chồng chị đã nhờ mọi người trợ niệm, niệm A Di Đà Phật mà vẻ mặt vốn đau khổ của ông đã biến thành tươi vui, tốt đẹp. Cho nên chị đã không phải đau buồn vì chồng, cũng không phải khóc lóc vì mình. Mọi sự đều giao cho Đức Phật A Di Đà, tất cả đều chăm vào việc học tập sự từ bi của Đức Phật A Di Đà để tiến xa hơn! Chị sống nhiệt tâm, sáng suốt, chân thực. Chị kiên quyết tin rằng tất cả họ đều sẽ vãng sanh thế giới Cực Lạc, vĩnh viễn gặp nhau, cùng tu học đạo Bồ Tát.
Mỗi khi có người cần trợ niệm lúc lâm chung, chị và một số vị sư thư đều vì việc nghĩa mà không từ chối, xưa nay chưa hề nói câu “mệt quá”.Trong số bệnh nhân của tôi có người ở Bắc Cảng cần trợ niệm, chị cũng chịu đi. Lại có những người bệnh đã chết bị đưa vào phòng đông lạnh, ngay cả thân thuộc của người chết cũng không dám đến nhìn, chị cũng chịu tới giúp niệm Phật.Mỗi ngày giảng kinh, họ đều chân thành đến nghe Phật pháp, lại còn chân thành thực hành trong cuộc sống hàng ngày. Kinh Hoa Nghiêm có nói, Đồng tử Thiện Tài từng năm mươi ba lần tham hỏi, tham hỏi các thiện tri thức thuộc các nơi, học tập các Bồ Tát có các hạnh nghiệp khác nhau. Tôi nhìn chung quanh, thấy các vị có vẻ bình thường, nhưng quả thực là những Phật tử từ bi, và cảm nhận thâm sâu rằng đó là những vị Bồ Tát mà tôi phải học tập, bắt chước theo. Dưới sự dẫn đạo của Đức Phật A Di Đà, tôi thật quá hạnh phúc, đâu đâu cũng đều gặp được Bồ Tát.
Có một dạo, giáo sư yêu cầu tôi, mỗi thứ bảy hằng tuần đến y viện Trường Canh tham gia hội thảo của khoa phóng xạ ung bướu, cho nên tôi phải đáp chuyến xe buổi sáng đầu tiên của Đài Trung mới có thể kịp giờ làm việc của y viện Trường Canh ở Lâm Khẩu. Trời còn chưa sáng, trên đường gần như chưa có chiếc taxi nào, cho nên tôi phải khởi hành vào lúc bốn, năm giờ sáng để khỏi gặp tình trạng phải đi bộ th ì hoàn toàn không có taxi, không kịp đến trạm xe lửa. Bốn, năm giờ sáng mùa đông, trời còn mờ mờ, sáng sớm lạnh lẽo thế này mà ra ngoài, tôi run lập cập. Tôi lấy lại tinh thần, to tiếng niệm Phật để cỗ lệ mình. Đi ra tới đầu hẻm, tôi thấy Lâm sư thư đang đứng trong gió lạnh nặn bánh bên con đường còn yên ngủ. Chỉ có chị là người tỉnh táo. Trong hơi lạnh lẽo chỉ có chỗ bày hàng của chị là mang vẻ ấm áp. Chị đưa cho tôi hai chiếc bánh xôi nóng, đủ cho tôi dùng hai bữa, không phải lặn lội đi tìm thức ăn chay; chị còn cho tôi một câu “A Di Đà Phật” đầy thân thiết tươi vui. Tay tôi cầm lấy bánh xôi được ấm áp, trong lòng nghĩ rằng đây chính là thực tiễn của lơì hứa “mọi sự hãy để em lo” của chị, và lại là cái thực tiễn trong mỗi ngày! Không những chị chân chính thương giúp chồng,cầu mong cõi Tịnh độ Cực Lạc ở Tây Phương cho chồng, mà còn muốn tự mình chăm lo mọi khổ nhọc của mọi người trên đời, chị cũng thương giúp, bất cứ người nào có duyên gặp gỡ.
Theo lời các Phật tử trợ niệm, chồng của chị sau khi được mọi người trợ niệm, vẻ mặt kinh hoàng vì tai nạn xe đã được biến đổi, biến đổi rất tốt, rất trang nghiêm, lại có tướng lành. Bấy giờ chị phải đối mặt với cảnh tượng thê thảm mà vẫn không kinh sợ, mà lại thuận theo để lo toan, đồng thời lại có thể ngay tức khắc áp dụng Phật pháp mà chị đã được nghe, quả là không dễ gì vậy!
Chúng ta nghĩ lại mình, tuy được may mắn nghe Phật pháp quý báu, nhưng gặp sự biến hóa của nhiều hoàn cảnh, thỉnh thoảng chúng ta vẫn bị tác dụng của tư tưởng cũ, bệnh tật cũ mà không áp dụng được Phật pháp. Đấy là tình cảm phàm phu dấy khởi, mà không dùng trí tuệ ngay để quán chiếu, giữ cho nội tâm an định, không động không loạn. So với sự việc “Lâm sư thư” trong sự biến đổi thê thảm của sinh tử đột nhiên phát sinh, đã y theo Phật pháp mà hành sự ngay, an định không loạn, áp dụng trí tuệ, thật là xa quá, đáng hổ thẹn quá.
Mỗi khi tôi gặp nghịch cảnh về nhân sự phản phúc mà sinh buồn phiền, tôi không khỏi nghĩ đến vị Bồ Tát đứng sừng sững trong gió lạnh, vị Bồ Tát kiên cường và từ bi! Vào buổi sáng lạnh lẽo và mờ mịt, gặp được vị Bồ Tát ấy khiến người ta từ hai tay, đến bụng, đến tim đều cảm thấy ấm áp, và sung mãn hướng đến dũng khí rõ ràng.
Trích Liên Hoa Hóa Sanh
Pháp sư Đạo Chứng
Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn
Tham đắm nữ sắc .tiền tài thì mơ cũng hoá hiện ra.mong ngày mong tháng .hì hì thế này xoay cái suy nghĩ này ngẫm về cái chết ,rồi người thâm gào khóc,hòm tiền,bát cơm,quả trứng,gà qué thi nhau vào nồi nước sôi,tiếng kèn trống.người khóc thuê,mấy ông đánh bài ăn thua….chà .nếu cứ quan niệm viếng đám MA thế này.khéo dễ đến lượt mình phải gặp ông DIÊM VƯƠNG mất.nguy quá…NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô a di đà phật
Con nghĩ là số phận đã định hết rồi,việc học hành,sự nghiệp ra sao,đi đâu về đâu cũng đều do số phận định đoạt.Con cố gắng niệm Phật còn mọi sự Phật sẽ giúp con đúng không ạ.Việc vãng sanh chắc chắn Phật sẽ giúp con, vậy những việc ngoài đời phật cũng sẽ giúp con đúng không ạ?Con muốn biết để con có thể yên tâm niệm Phật.:)
Con kính mong cô chú giải đáp giúp con.
Mô Phật
Bạn Hy Vọng,
Trong Kinh A Di Đà Phật nói: “Xá Lợi Phất! Chẳng thể dùng chút ít thiện căn, phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi kia”. Điều này có nghĩa: Nếu bạn không đủ thiện căn, phước đức và nhân duyên thì dẫu bạn niệm Phật tới ngàn kiếp, bạn cũng vẫn trôi lăn trong vòng sanh tử luân hồi.
Thiện căn là gì? Đó là niềm tin nơi chánh Pháp, tin những lời Bổn Sư Thích Ca tuyên thuyết; tin vào hạnh nguyện của Phật A Di Đà. Đã có Tin thì phải phát nguyện. Đã nguyện tất phải hành. Tín-Nguyện-Hành giống như chiếc kiềng 3 chân, khuyến một chân vốn chẳng thể thành tựu.
Phước-đức là gì? Phước phải do mình tự gây tạo: Bố thí, cúng dường, phóng sanh, làm tất thảy mọi phước thiện. Làm mà chẳng tham cầu hưởng lạc phước báu nhân thiên, chỉ nhất tâm hồi hướng tới muôn chúng hữu tình và hồi hướng Tây Phương Tịnh Độ.Đức là công đức. Công đức phải do sự tu trì mới có được. Tu là sửa đổi tâm phiền não. Trì là giữ giới miên mật. Nhờ giữ giới nên tâm được định, nhờ định mà sanh huệ. Người có phước-đức chính là người luôn tu giới-định-huệ.
Nhân duyên là gì? Niệm Phật mà tâm không trì giới, tất thường sanh tán loạn, vì tán tâm nên không có định lực, đương nhiên huệ chẳng khởi sanh. Vì thiếu giới-định-huệ nên duyên chẳng hội đủ. Vì chẳng đủ nên nay niệm, mai nghỉ; mai, mốt niệm, kế đó lại nghỉ. Hoặc niệm nhưng chẳng đủ tín tâm, nguyện nhưng chẳng tha thiết, chẳng thực tâm hành (bỏ ác, hành thiện), vì thế khi vô thường ập tới, ba nẻo ác và các oan gia trái chủ sẽ cùng một lúc ập tới, lúc đó vì thiếu định, huệ nên tuỳ theo duyên nghiệp mà thọ sanh theo 3 đường ác.
Bạn chớ phó thác mọi chuyện cho Phật. Phật pháp không nói chuyện số phận, mà nói chuyện duyên nghiệp. Mỗi người đều có duyên nghiệp khác nhau. Nghiệp do mình gây thì nghiệp cũng phải tự mình gánh và tự hoá giải. Tất thảy mọi chuyện trong đời không chuyện gì vượt ra ngoài Phật pháp. Chớ khởi nghĩ: mọi chuyện của đời mình đã an bài rồi, mình chỉ cần niệm Phật rồi tới ngày Phật đến rước. Phật rước, nhưng chỉ rước người lành, người thiện căn, phước đức và nhân duyên hội đủ, tuyệt nhiên chẳng rước người không biết làm chủ vận mệnh của chính mình. Bạn nên đọc thật kỹ Cảm Ứng Thiên và Liễu Phàm Tứ Huấn để củng cố niềm tin nơi chánh pháp.
Chúc thường tinh tấn và an lạc.
TĐ
A Di Đà Phật! Cảm ơn liên hữu Trung Đạo ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật.
Lúc niệm Phật con tự nhủ mọi chuyện đã an bài rồi,buông xả xuống hết thảy thì con có thể an tâm và con nhiếp tâm niệm Phật được,nghiệp con đã tạo thì con phải gánh hết.Nhưng con đọc nhiều câu chuyện và thấy có nhiều người niệm Phật thì tai qua nạn khỏi,việc dữ hóa lành…chính vì vậy con tin Phật Pháp và con thấy an tâm hơn.Nhưng giờ con hơi rối vì Trung Đạo có nói là không nên phó thác hết cho Phật…con cố gắng để không tạo nghiệp ác,con không vừa niệm Phật vừa tạo nghiệp rồi phó thác cho Phật bào chữa.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con ngu muội quá,nói nhiêu vậy mà vẫn không hiểu.:)
A Di Đà Phật.
@HyVọng:
“56) Hễ có tín tâm thì tội lớn cũng diệt, không có tín tâm thì tội nhỏ vẫn còn. Nên hổ thẹn là mình không có tín tâm!” (Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Tín tâm là nền tảng, nếu không lập vững chắc thì tâm nguyện và sự hành trì niệm Phật sẽ dễ bị sụp đỗ khi đối đầu với các duyên thuận nghịch trong đời sống đầy ngũ dục bao vây. Tín tâm như đôi mắt, nếu không có đi đường (niệm Phật) trước sau gì cũng bị té đau đớn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Bạn Hy Vọng!
Khi đọc phúc đáp của đạo hữu Trung Đạo, nếu bạn chủ ý vào 2 chữ TRUNG ĐẠO cộng với nội dung phúc đáp quá rõ ràng của đạo hữu TĐ, hẳn bạn đã tìm ra lời giải đáp rồi.
Phật Thích Ca Mâu Ni đã tìm ra chân lý của bản thể vũ trụ và nhân sinh bằng con đường trung đạo thì lẽ nào chúng ta lại có thể đi một con đường khác mà có thể thành tựu được ư? “Điều chỉnh dây đàn đừng căn, đừng lỏng”- trong lúc niệm Phật, nếu chúng ta nói đang buông xả, đang nhiếp tâm thì thực chất ta đang ở ngay trong đó. Vậy giữa buông xả- không buông xả; nhiếp tâm- không nhiếp tâm này là trung đạo, không bị vướn vào cái có, không thì tự nhiên sáng tỏ, thành tựu.
Đôi lời chia sẻ thêm.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô a di đà phật.
Hy vọng xin chân thành cảm ơn TRUNG ĐẠO, HUỆ TỊNH và MỸ DIỆP!
Mọi người thật nhiệt tình khi giải đáp thắc mắc cho Hy Vọng.?
Hy Vọng sẽ cố gắng.?
Chào bạn Hy Vọng,
Mình là người biết xem Tử vi và biết Phật pháp, có lẽ những kinh nghiệm của mình chia sẻ có thể là khách quan để bạn suy nghĩ.
Số phận của chúng ta là do Nghiệp lực sắp đặt (theo qui luật của Nhân Quả).
Mỗi con người mới sinh ra và tất cả vạn vật trong vũ trụ từng khắc, từng giây đều đang sống trong qui luật Nhân Quả.
Số phận của mỗi người đều do Nghiệp lực dẫn dắt, nếu người nào không biết làm việc thiện, không biết Phật pháp thì quả thật số phận đã an bài sẵn.(nên người ta xem Tử vi mới chính xác như vậy. Vì Tử vi cũng dựa theo Nhân Quả, những Sao trong Tử vi tượng trưng cho những Nghiệp đã tạo trong quá khứ, tương ứng với những Sao (hậu Quả) sẽ nhận trong tương lai). Bạn xem thêm Liễu Phàm Tứ Huấn sẽ rõ.
Nhưng Phật pháp còn cao thâm hơn, vì Phật dạy: Nhân trổ thành Quả phải có đủ nhân Duyên. Nhân thì đã lỡ tạo, Quả chẳng thể thay đổi, nhưng ta có thể tác động lên Duyên để Quả sẽ tự khắc thay đổi.
Số phận của chúng ta không cố định, nó sẽ thay đổi tùy theo lối sống của chúng ta. Bạn hãy sống thật lương thiện, làm nhiều việc tốt, biết niệm Phật cầu Vãng sanh Cực lạc là cực thiện. Nhân tốt lành này sẽ cho bạn Quả tốt lành, và Duyên tốt lành này sẽ thay đổi vận mạng của bạn, phước tăng họa giảm, chẳng việc gì phải lo lắng về số phận, và nếu bạn tinh tấn và nguyện Vãng sanh trọn đời không thối chuyển thì chắc chắn bạn sẽ được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương khi thọ mạng hết. Tuy nhiên, bạn buông xả vạn duyên, ái dục của thế gian và ngã chấp của bản thân chứ không nên buông bỏ cuộc sống. Bạn phải làm tròn bổn phận, trách nhiệm của bạn trong cuộc đời này, tu hành mà không để người khác phiền não về bạn mới là đúng đắn, nhưng bạn cũng giữ tâm đạo của mình là đối cảnh vô tâm, không để cảnh trần làm bạn phiền não, cứ để mọi việc tùy duyên đến, tùy duyên đi, làm hết trách nhiệm và hết sức mình là được. Mọi việc khác đúng như bạn nói và HT Tịnh Không nói, hãy để Phật Bồ Tát lo vì mình là công dân của Cực lạc, không đến phần của mình lo đâu, và có muốn lo cũng không lo được 😀
Chúc bạn tinh tấn, nguyện lực vững chắc và tin tưởng vào nguyện lực của Phật A Di Đà (niệm Phật là việc của mình, tiếp dẫn vãng sanh là việc của Phật A Di Đà, hà cớ phải so đo – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
ồ. vấn đề này chẳng nên lo làm gì cả, bạn được hay mất đều chẳng nên nghĩ tới chẳng quan trọng nữa, chỉ lo niệm Phật cầu vãng sanh thôi.cứ suy nghĩ này nọ trong tâm như thế thì đâu còn thiệt tình nữa, 2 lòng không được đâu nhé.
nói thẳng nếu bạn thành tâm tu trì cầu về Cực Lạc thì chư Phật hộ niệm cho bạn, giữ gìn cho bạn được sanh về Cực Lạc, còn những việc về công danh sự nghiệp đời này là do nhân đời trước, chỉ nên tùy duyên chẳng nên cưỡng cầu. lấy đại cuộc làm trọng, lấy vãng sanh làm chuyện lớn, làm chuyện cả đời, dẫu nếu có nghiệp tội khiến cho phải đói nghèo, thì cũng chỉ có chuyên tâm tu hành mà được ra khỏi thôi.
Nam mô A Di Đà Phật !
Chào các quý Đạo Huynh, chào Đạo huynh Tịnh Thái ! Mong các đạo huynh vui lòng chỉ bảo cho tôi .
Trong kinh nói ” niệm Phật từ 1- 7 ngày đến nhất tâm bất loạn “. Như vậy, tôi sẽ tập bắt đầu một mình ở trong phòng riêng, niệm Phật liên tục 4 tiếng, rồi đến 8 tiếng, không làm bất cứ việc j khác, không nghĩ j, ko nói j với ai, ko tiếp xúc với ai.
Chỉ Niệm Phật, uống nước và ăn cơm. Như thế là tu Phật Thất ạ ? Xin các đạo huynh truyền lại kinh nghiệm cho tôi. Tôi chưa thực tập lần nào được nhất tâm bất loạn đến 4 giờ liên tục cả
Xin cảm ơn các quý đạo huynh !
Nam mô A Di Đà Phật !
Chào bạn Diệu Tiến,
Bạn có điều kiện và cơ hội thực tập niệm Phật như vậy là rất tốt đó ạ.
Bạn có thể kết hợp ngồi niệm phật, vừa lạy Phật vừa niệm trong tâm, hay đi kinh hành niệm Phật để giúp cơ thể khỏi mỏi mệt và tê cứng. Quan trọng là bạn hãy giữ vững câu Phật hiệu liên tục không gián đoạn, mặc kệ là nhất tâm hay tán tâm niệm Phật (Pháp Nhiên Thượng Nhân khai thị). Thực hành thời gian từ ít lên nhiều, tự động vọng tưởng sẽ lắng xuống, bạn đừng cố ép mà thành ra tán tâm, lâu dần câu Phật hiệu sẽ tự động xuất hiện trong tâm bạn nhiều hơn. Bạn thực hành từ 4 tiếng lên 8 tiếng, từ 1 ngày lên nhiều ngày, chắc chắn là sẽ có điều diệu kỳ, chỉ có người niệm Phật tinh tấn mới cảm nhận đươc, và chắc chắn vãng sanh.
Chúc bạn an lạc và thực hành tinh tấn.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Cho con hỏi các vị thiện hữu trí thức rằng khi con tập thể dục hay làm vườn con nghe pháp cùng lúc như vậy con có phạm tội bất kính không ạ?
Mô Phật
Nhiếp tâm niệm Phật thì rất nên, còn nghe pháp thì không nên, bởi nghe pháp thân ý phải thanh tịnh thì mới mang lại sự lợi lạc. Bạn thử hình dung: một vị Thầy giảng pháp cho bạn nghe, còn bạn thì mải mê cuốc đất, hay chạy, nhảy, lo tập thể hình… chưa nói lúc đó thân thể ăn mặc không được nghiêm tịnh, như vậy không nhiều thì ít bạn cũng không có lòng kính pháp, bởi thấy pháp như thấy Phật. Do vậy bạn chớ nên cưỡng cầu phải kết hợp một lúc vài ba công việc, trái lại, nên sắp xếp thời gian thích hợp để chú tâm nghe pháp, khi tâm ý thanh tịnh bạn sẽ lãnh ngộ được những lời pháp nhủ, đương nhiên sẽ có nhiều lợi lạc hơn.
Chúc bạn thường tinh tấn.
TĐ
Vậy thì khó cho cư sĩ tại gia quá vậy thầy? Những vị cao niên về hưu thì dễ, nhưng những người bận rộn công việc không có thời gian ngồi im một chỗ hơn tiếng đồng hồ để lắng lòng nghe pháp, vậy thì phải làm sao thưa thầy? Vừa nấu ăn vừa nghe pháp hoặc vừa dùng cơm gia đình vừa im lặng lắng nghe pháp có được không thầy?
A Di Đà Phật
Chào Con,
Vạn pháp do Tâm tạo, bạn nghe pháp để hiểu Phật pháp và hành trì theo đạo Phật là 1 việc làm thiện lành, với tâm tốt như vậy thì chẳng cần phân biệt hình tướng. Nghe Pháp và niệm Phật là để tâm ta thanh tịnh, tu hành là quan trọng tu tâm, nếu trang nghiêm được thì tốt, còn điều kiện không cho phép thì có cố gắng đã là công đức hơn hẳn người thường rồi.
P/s: Nghe Pháp cũng tốt, nhưng niệm Phật quan trọng hơn. Hy vọng bạn dành nhiều thời gian để niệm Phật hơn nghe Pháp. Phương pháp niệm Phật: đi, đứng, nằm, ngồi, lúc nghĩ ngơi hay làm việc không phải đầu óc, nhất tâm hay tán tâm, thanh tịnh hay bất tịnh (bất tịnh thì niệm thầm) luôn giữ câu Phật hiệu càng nhiều càng tốt, 1 ngày từ 3 ngàn đến 10 ngàn câu, phát nguyện dõng mãnh, trọn đời không hề bỏ, khi mãn báo thân chắc chắn Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn về Tây Phương.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô A Di Đà Phật !
Chào bạn, tôi có chút đóng góp nhỏ với bạn thế này. Cũng nhiều phật tử tại gia cho rằng có quá ít thời gian để Công phu Tu Tập ( nghe, tụng, đọc , niệm …). Tôi cho rằng là vì các bạn có nhiều mong muốn trong cuộc sống riêng tư quá : trồng hoa, trồng rau, tập thể dục, xem truyền hình… Riêng tôi thấy các bạn có thể loại bỏ bớt vài sở thích cá nhân là có thể Ưu tiên cho tu tập ví dụ : dậy sớm hơn một chút để niệm Phật, bớt thời gian tập thể dục , xem truyền hình để nghe pháp. Tranh thủ thời gian nghỉ trưa ở công ty để nghe pháp cũng tốt.
Tôi cũng hay nghe pháp buổi khuya , sau 1 thời khoá công phu, Nếu bạn thấy quá mệt mỏi, bạn có thể dựa vào 2 cái gối, đắp chăn cho kín đáo thì cũng không có gì là bất kính. Bạn cũng đừng sợ mình sẽ ngủ quên, vì những điều hay, điều tốt vẫn có thể thâm nhập vào Tiềm thức cả khi bạn đang buồn ngủ . ( Bạn cũng tranh thủ được 30 phút nếu là người quá bận rộn )
Các đạo huynh tu tập lâu năm thường khuyên niệm Phật nhiều, nhưng với những Phật tử mới Tu tập, căn cơ chưa sâu, nên danh thoi gian nghe Pháp nhiều. Hiểu được Phật Pháp một cách sâu sắc mới củng cố được Trí Tuệ và Niềm Tin , qua những điều Thày phân tích, dạy bảo mới biết Tu Đúng Pháp, mới chuyển hoá được Nghiệp , và những Tính khí , thói quen xấu, biết Vượt qua Chính mình và hoàn cảnh ..
Nam Mô A Di Đà Phật !
Dạ con xin tri ân các bậc thiện hữu tri thức đã chỉ bày. A Di Đà Phật.
Xin cho hỏi ý không nghĩa xấu miệng không nói lời hung ác thân không làm điều xấu.người này được coi là thánh chưa.và sâu khi mạng chung người này có được lên cõi trời chăng
Thật là kỳ quái.bệnh tật nhiều đa phần là tâm bệnh.nếu tâm tịnh thân động thì tốt quá.thân tĩnh còn tâm động thì nguy to.
Tuy không có trí tuệ giúp được mọi người.nhưng không sao hết.vì mỗi người đều có những cá tính riêng.mình sẽ giới thiệu bài tập buổi sáng hi vọng tuổi.già không phải gõ cửa bệnh viện.
Bài cắn răng:
Thế chuẩn bị:đứng hai chân song song,chân rộng bàng vai,hai tay xuôi hai bên đùi.
Động tác: đầu ngước cao,mắt nhìn chếch lên 45° ,miệng há dần dần hết mức,hai gò má căng cứng.mắt mở to.sau đó buông nhẹ hai hàm răng để chạm nhau,ngậm kín miệng lại,hít đầy hơi bằng mũi.rồi há miệng ra hết sức đồng thời phả hơi ra.làm 36 lần.nước bọt tiết ra được ngậm lại cho thấm trong giây lát rồi từ từ nuốt vào.bạn đừng nhổ nước bọt đi ,phí lắm vì nước bọt làm mát lục phủ ngũ tạng và nuôi dưỡng tế bào trong các cơ quan lâu già. Đây là cách thanh lọc uế khí trong phổi.nằm TRONG BÀI TẬP.BÁT ĐOẠN CẨM
Nam mô A Di Đà Phật
Để con cái siêng năng học hành , trí huệ tinh thông . Người làm mẹ như con nên đọc những kinh gì ? tụng niệm như thế nào??? Xin hướng dẫn cho con
Nam Mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
-Bạn nên tụng kinh Vô Lượng Thọ hoặc kinh A Di Đà.Vì sao vì A Di Đà là Vô Lượng Quang, Vô Lượng Thọ
Vô Lượng Quang là Vô Lượng trí huệ
Vô Lượng Thọ là Vô Lượng phước báo.
-Nếu bạn có thời gian thì đọc hết kinh Vô Lượng Thọ
-Nếu như bạn có thể khuyên chính con mình tụng thì lại càng hay.Nếu ko thời gian,thì chỉ đọc 1 phần thôi,chẳng hạn như kinh Vô Lượng Thọ,tụng phần 48 đại nguyện,đọc phần này chỉ hết 10 phút,còn kinh A Di Đà chỉ có 5 phút là xong.Nếu như con chị bỏ ra 10-20 phút mỗi ngày để đọc thì sau này rất thù thắng.
-Mình đã gộp cả 48 đại nguyện và kinh A Di Đà ở dưới link này,bạn có thể đọc tại đây
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoamZMVk51S0Z2YzQ/view?usp=sharing
-Cách tụng kinh thì tại đây
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoZDllVTVORXlvQzA/view?usp=sharing
-Clip thì tại đây
https://www.youtube.com/watch?v=WV-2YqBBjYM&list=PL7Em2hP9ICFMDZJBl7N-aePtJQJn56xxt&index=2
A Di Đà Phật
Mô Phật
Bạn Hy Vọng,
Có 3 điểm TĐ muốn lưu ý bạn:
1. Lúc niệm Phật con tự nhủ mọi chuyện đã an bài rồi, buông xả xuống hết thảy thì con có thể an tâm và con nhiếp tâm niệm Phật được.
Lý là vậy, nhưng đi vào sự (khi niệm Phật) mà tâm luôn khởi ý nghĩ: mình phải buông, mình phải xả, mọi chuyện đã an bài, mình phải nhiếp tâm… thì bạn đang kẹt trong buông-xả. Buông-xả là ngay cả ý niệm buông-xả cũng không còn dấy khởi, trái lại chỉ còn miệng niệm-tai nghe-tâm nhớ rõ bốn chữ A Di Đà Phật.
2. nghiệp con đã tạo thì con phải gánh hết.
“gánh hết” đồng nghĩa bạn thấu lý nhân-quả. Nhân mình tạo, quả mình phải hoan hỉ tự gánh. Tự gánh đồng nghĩa khéo léo hoá giải nghiệp, quyết không tái diễn, chứ không phải hoan hỉ gánh rồi lại hoan hỉ tạo nghiệp rồi lại hoan hỉ gánh. Đó là gánh trong mê vọng.
3. Nhưng giờ con hơi rối vì Trung Đạo có nói là không nên phó thác hết cho Phật.
Cụm từ “phó thác cho Phật” bạn phải hiểu thật minh bạch: Muốn có một ngôi nhà theo ý nguyện bạn phải xây dựng nền móng thật vững chắc. Muốn thế các khâu chuẩn bị: nhân lực, vật lực, thời gian thi công đều phải nằm trong lộ trình xác quyết.
“Nhân lực” để chỉ trí lực chủ ngôi nhà. “Vật lực” chỉ vật liệu xây nhà. “Thời gian” chỉ cho tiến độ thi công. Phát Tín-Nguyện-Hạnh là chủ nhà tạo nhân xây nhà. Tạo các phước thiện (chuẩn bị vật liệu) mà không vướng kẹt là tác duyên để thành hình ngôi nhà. Thi công không ách tắc, không ngưng trệ là nhân duyên vững chắc và hội đủ. Được vậy bạn mới có thể tự tại trong ngôi nhà đó. Ngôi nhà là Phật tâm. Tự tại là tự tánh hiển lộ. Khi Phật tánh hiển lộ đồng nghĩa tâm bạn và tâm Phật đồng một thể, lúc đó đi hay ở vốn chỉ một niệm.
Được thế mới thực gọi là Phó Thác Cho Phật.
Chúc bạn tỉnh giác tu học.
TĐ
Nam mô a di đà phật
Kính mong thiện hữu tri thức và đạo hữu giải đáp thắc mắc
1, Con đọc bài pháp vãng sinh mất 12 kiếp lý tưởng giải thoát,cho con hỏi 1 kiếp bao lâu, vãng sinh cho dù hạ phẩm đến thưởng phẩm thì gọi a duy việt trí,còn vãng sinh thượng phẩm thượng sinh có gọi nhất sinh bổ không ạ, giả sử hiện tại vãng sinh trung phẩm trung sinh về cực lạc mất bao lâu đến thượng phẩm thượng sinh và bao lâu thành phật, có thành phật nhanh hơn bồ tát di lặc không ạ, bồ tát di lạc hơn 5 tỷ năm nữa giáng xuống trần gian làm phật giáo hoá chúng sinh
2. Diêm la vương có thật không, thuộc cõi não trong chín pháp giới, tuổi thọ lúc nào hết, vì diêm la vương không phải phật nên tuổi có hạn,có phải người bình thường chắc chắn khi chết gặp diêm la vương không còn người vãng sinh và sinh thiên thì khỏi gặp
3.Phật thích ca có phải phật đầu tiên không trên trái đất không,con đọc tiểu sử loài người xuất hiện hàng triệu năm trước.con đọc phật thích ca là vị phật thứ 7 lịch sử con không hiểu cho lắm, con biết sống từ vô thuỷ đến nay thì gẳp rất rất nhiều phật rồi,còn phật di lạc là phật thứ 5 và là vị phật cuối cùng thế gian này nhưng con đọc kiếp hiền kiếp, và tinh tú kiếp mổi kiếp có 1000 vị phật con không hiểu xin thầy giải đáp
nam mô a di đà phật
Chào bạn Nguyễn Hữu Thắng,
Thời Phật còn tại thế cũng có 1 vị Tỳ Kheo hỏi nhiều câu giống như bạn.
Phật đã trả lời: ví dụ có 1 mũi tên bắn vào ông, ông hãy lo rút mũi tên ra và chữa lành vết thương, hay là không chịu chữa mà phải hỏi cho được mũi tên này từ đâu đền, do ai bắn ra v.v… Như vậy có sáng suốt hay không.
Chúng ta cũng vậy, hãy cố gắng niệm Phật, cầu vãng sanh Cực lạc, khi về đó rồi tự khắc bạn sẽ có trí huệ, có lục thông có thể biết hết tất cả mọi việc 1 cách chân thật và chính xác.
Phật pháp cũng là pháp hữu vi, cũng là giả tạm, chỉ là phương tiện giúp chúng ta giác ngộ. “pháp còn phải bỏ huống hồ phi pháp” và “49 năm Thế Tôn chưa nói 1 lời” là những lời dạy của Phật trước lúc nhập Niết bàn để phá chấp Pháp cho chúng sanh.
Chúc bạn tinh tấn thực hành để mau chóng vãng sanh Cực lạc, mau chóng về Ta Bà cùng Phật Di Lặc hóa độ chúng sanh (Phật Di Lặc tu 4.000 năm trên cõi trời Đâu Suất, 1 ngày = 400 năm trần gian (365 ngày x 400 năm x 4000 năm = 584.000.000 năm) nữa Phật Di Lặc sẽ hạ thế nhen bạn).
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
Nam Mô A Di Đà Phật !
Cảm ơn đạo huynh Hữu Đại
Xin cho hỏi bạn hữu đại.bồ tát di lạc chưa đến thế giới ta bà độ sanh mà.sao bạn đã nói bồ tát di lạc là phật di lạc rồi
Nam Mô Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật !
A DI ĐÀ PHẬT, xin gửi đạo hữu Trung Đạo, Huệ sanh thấy phần trả lời của đạo hữu và các bạn đồng tu nói về “buông xả”, đạo hữu có thể hoan hỷ nói cho các bạn đồng tu hiểu như thế nào cho đúng với “buông xả”, nếu “buông xả” thì buông cái gì? và buông xả để làm gì? A Di Đà Phật
Chào bạn vohuesanh, mình xin có đôi lời.
Buông xả là buông cái tâm tham ái, dù là nhỏ nhất cũng không được để trong tâm, vì cái tâm tham ái là nguồn gốc của sinh tử luân hồi.
Khi ta buông được tâm ái thì tâm ta sẽ thanh tịnh, và tâm này là tâm mà chúng ta sẽ trở thành người của Tây phương.
Ái là nguồn gốc của ta bà, buông bỏ ái là buông bỏ ta bà.
Chúng ta nên tự hỏi vì sao tâm ái là nguyên nhân của sinh tử luân hồi, tâm ta có ái hay không, nó là ái gì? nếu ái càng nặng thì sinh tử luân hồi càng nặng, phải bỏ ngay tâm ái, ta có nhận ra tâm ái đó chưa, nếu chưa thì phải học nhiều học nhiều nữa theo Phật, khi đã nhận ra được cái gì nên bỏ thì tự khắc sẽ cố gắng bỏ.
Cứ hỏi lòng ta còn có ái
Nếu là ái thì đó là ái gì
Nếu còn ái thì ta còn sinh tử
Bỏ ái rồi sẽ chẳng ở lại đây.
Tài, sắc, danh, lợi, năm dục, bảy tình, đến rốt ráo nữa là yêu thích xả bỏ báu thân này.
A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật
Đạo hữu Vô Huệ Sanh,
Câu hỏi của Đạo hữu chính là chìa khoá để đưa chúng ta tới cảnh giới an lạc. Chúng ta tu học không ngoài gì cao xa hơn là mang lại sự an lạc của tự tánh. Tâm an thì tự tánh hiển lộ, tự tánh hiển lộ thì tuệ tự nhiên khai.
TĐ xin kể lại câu chuyện Tiên Phạm Chí và Hoa Ngô Đồng để chúng ta cùng thấy rõ về ý nghĩa của hai từ buông-xả mà Đạo hữu đề cập:
Phạm Chí Hắc Thị tu đắc năm thần thông, thuyết pháp rất hay, đến cả trời Đế Thích cũng xuống nghe pháp. Song, một hôm nghe vị ấy giảng xong, trời Đế Thích tỏ vẻ buồn bã rơi lệ. Phạm Chí thấy lạ bèn hỏi:
– Ngài vì sao buồn khóc như thế?
Trời Đế Thích nói:
– Tôi nghe Ngài giảng pháp rất hay, song tôi biết rõ tuổi thọ của Ngài chỉ còn bảy ngày nữa thôi.
Phạm Chí nghe xong hoảng sợ, xin Trời Đế Thích cứu cho. Trời Đế Thích từ chối mà chỉ ông đến Đức Phật. Phạm Chí bèn vội đến chỗ Phật, trên đường ông thấy hai cây ngô đồng đang trổ hoa đẹp, liền dùng thần thông nhổ cả hai cây bưng trên hai tay đến cúng dường Phật. Phật gọi tiên nhân Phạm Chí bảo:
– Hãy buông đi!
Phạm Chí liền buông cây hoa ngô đồng trên tay trái. Phật lại bảo:
– Buông đi!
Phạm Chí buông tiếp cây hoa ngô đồng trên tay phải. Phật lại bảo tiếp:
– Buông đi!
Phạm Chí liền thưa:
– Bạch Thế Tôn! Hai tay con đều trống cả rồi, Ngài còn bảo con buông cái gì nữa?
Phật bảo:
– Ta chẳng phải bảo ông buông gốc hoa đó, mà chính là bảo ông buông xả sáu trần bên ngoài, sáu căn bên trong và sáu thức ở giữa kia kìa; tất cả một lúc buông sạch hết không còn chỗ nào để buông nữa, ngay đó chính là ông thoát khỏi sanh tử.
Phạm Chí ngay đó liền tỏ ngộ pháp vô sanh, lễ tạ Phật.
Qua câu chuyện này chúng ta thấy điều gì? Phạm Chí – Người đắc tới ngũ thông, thuyết pháp tới độ Trời Đế Thích cũng phải xuống để nghe, nhưng có một điều lớn nhất của đời người là vị Phạm Chí này vẫn chưa hiểu sanh tử là gì? Vì thế khi nghe Trời Đế Thích nói còn 7 ngày nữa ông ta sẽ phải bỏ mạng thì vị Phạm Chí mới sanh lòng hoảng sợ và cầu cứu Trời Đế Thích. Khi bị từ chối và được Trời Đế Thích chỉ điểm tới gặp Phật, trên đường Phạm Chí gặp hoa ngô đồng, thấy đẹp bèn nhổ 2 cây mang tới cúng dường Phật. Phật thấy vậy bèn bảo:
– Hãy buông đi!
Phạm Chí buông hoa bên tay trái. Phật lại bảo:
– Buông đi!
Phạm Chí lại buông hoa bên tay phải. Phật lại bảo:
– Buông đi!
Tới lúc này thì Phạm Chí đã ngơ ngác, nói: Bạch Thế Tôn! Hai tay con trống cả rồi Ngài còn bảo con buông cái gì nữa?
Phật nói: „Ta chẳng phải bảo ông buông gốc hoa đó, mà chính là bảo ông buông xả sáu trần bên ngoài, sáu căn bên trong và sáu thức ở giữa kia kìa; tất cả một lúc buông sạch hết không còn chỗ nào để buông nữa, ngay đó chính là ông thoát khỏi sanh tử“
Hàng ngày 6 căn của chúng ta đối người, tiếp vật mọi nơi, mọi chốn, mọi hoàn cảnh, mọi hình trạng gọi là đối sáu trần. Phật nói: vạn pháp do duyên sanh, muốn pháp không sanh thì duyên phải diệt. Căn lấy trần làm duyên, vì có duyên nên khởi vọng thức. Phạm Chí vì sợ chết nên muốn đển thỉnh Phật cứu mạng, nhưng trên đường gặp hoa ngô đồng (duyên trần sanh) bèn nhổ hai gốc, hai tay bưng tới cúng dường Phật: có tâm cúng dường và ý nghĩ có lòng thành sẽ được Phật cứu mạng. Nhưng khi Phật nói: Hãy buông đi! Nếu Phạm Chí thực giác ngộ được lời Phật (buông cái thân giả tạm và cảnh đời hư giả) chắc chắn ông ta đã buông hai cây ngô đồng xuống cùng một lúc và tạ ơn Phật đã chỉ điểm cho mình đường giải thoát, nhưng vì kiến chấp quá sâu nặng: Ta đường đường là một Tiên đắc ngũ thông, thuyết pháp tới Trời Đế Thích còn phải nghe; nay phát tâm đem đồ đến cúng dường sao Phật lại bảo ta: Hãy bỏ xuống? Và vì cái „ta“ quá lớn nên miễn cưỡng, Phạm Chí chỉ chịu buông tay trái; nhưng khi Phật bảo: Buông đi! Ông ta lại một lần nữa miễn cưỡng buông nốt tay phải.
Đây là một biểu pháp hết sức quan trọng cho chúng ta, đơn cử: khi phát tâm cúng dường hay tặng, niệm ai điều gì hay vật gì. Lẽ thường khi ta muốn biếu, tặng, bố thí, cúng dường ai vật gì đó, ta đều rất nâng niu và trân trọng, vì sự nâng niu và trân trọng (nhiều khi thái quá) này nên chúng ta đã không vượt qua được hành động thí-xá, nghĩa là bị kẹt cứng trong chuyện tặng, niệm: tôi tặng bạn, anh, chị, ông, bà, chú bác, hay tặng quý Thầy, quý Cô, nhưng nhiều khi phải hơi ngập ngừng đôi chút để người được mình tặng, biếu, bố thí, cúng dường biết, nhận rõ vật mình tặng là có giá trị, vì giá trị nên mình rất nâng niu và trân trọng. Chưa kể nhiều khi chúng ta còn phải „quay chậm“ lại một chút để cho mọi người nhìn thấy hành vi biếu, tặng, bố thí, cúng dường của mình. Hành động ngập ngừng này tương tự như Phạm Chí buông hoa ngô đồng nhưng chỉ một nửa một (căn đã bị duyên trần thít chặt); rồi khi trao đồ vào tay người, tâm liền khởi: nguyện cho con, cho bố mẹ, ông bà, chồng, vợ, con cháu…được khỏi bệnh; tai qua, nạn khỏi, ăn nên làm ra, của cải chức tước, bổng lộc như nguyện…(căn-trần giao duyên nên vọng thức liền khởi sanh). Đây gọi là trao đồ vào tay người mà ruột gan như cào cứa.
Vậy thế nào mới thực là buông-xả? Buông là không nắm. Xả là không giữ lại. Nhưng đó mới chỉ là hình tướng buông-xả, nghĩa là tay mới chịu buông đồ thôi (như Phạm Chí buông hoa ngô đồng), còn thực tâm (ý căn) thì chưa có xả vì còn luyến tiếc chuyện hồng trần (còn luyến cảnh trần, còn lo sợ chết). Hai cây ngô đồng chính duyên hồng trần còn níu kéo, còn vương vấn, cũng vì thế mà chưa đoạn được vĩnh ly sanh tử.
Tương tự như chúng ta tặng, biếu, bố thí, cúng dường ai vật gì, tuy là tay trao tặng, bố thí, cúng dường, miệng nhoẻn cười tươi rói, nhưng tâm lại lẩn quẩn trăm sự vì chưa thực muốn bố thí: sự ngập ngừng khi trao đồ, và thao tác thật chậm để cho người khác biết mình đang làm việc thiện, đó chính là tâm chưa chịu xả. Chưa kể, sau khi làm việc thiện, còn nhớ, còn tiếc, còn khoe, còn loan báo về những việc thiện hảo mình đã làm. Đó là có buông mà chưa thực xả. Một vật nhỏ mà tâm mình còn chưa xả nổi, huống gì thân mạng, của cải, tiền tài, danh vọng, chức tước, bổng lộc, nhà cửa, con cháu, ruộng, vườn…?
Sự nhớ nghĩ, luyến tiếc, loan tin… về việc thiện của mình chính là vọng thức. Vì vọng thức sanh nên phiền não sanh – phiền não sanh nên ái sanh, vì ái nên dục sanh – ái dục sanh nên sanh-tử luân hồi không ngưng nghỉ.
TĐ xin nhắc lại lời của Phật: „Ta chẳng phải bảo ông buông gốc hoa đó, mà chính là bảo ông buông xả sáu trần bên ngoài, sáu căn bên trong và sáu thức ở giữa kia kìa; tất cả một lúc buông sạch hết không còn chỗ nào để buông nữa, ngay đó chính là ông thoát khỏi sanh tử“.
„Gốc hoa“ là cảnh trần. Buông được cảnh trần thì căn sẽ thanh tịnh. Căn thanh tịnh thì vọng thức chẳng sanh. Do vậy buông-xả chính là: căn-thức-trần đều cùng buông-xả cả tất tâm được an lạc.
Nguyện mong các Thiện hữu Tri Thức cùng khai triển giúp TĐ cụm từ buông-xả này để chúng ta cùng được khai thông và lợi lạc.
Thành kính tri ân!
TĐ
A Di Đà Phật.
Kính gửi đến huynh Trung Đạo và các đạo hữu để tham khảo.
Trích từ Kinh Viên Giác – Phần 4
“Khi ấy Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát ở trong đại chúng từ chỗ ngồi đứng dậy, đi nhi u quanh Phật ba vòng, đảnh lễ chân phật, chấp tay quỳ gối bạch Phật rằng:
-Đại bi Thế Tôn! Vì chúng con giảng rõ pháp bất tư nghì như thế, vốn là việc chưa từng thấy nghe, nay chúng con nhờ Phật dạy dỗ khéo léo, được lợi ích lớn, cảm thấy thân tâm thư thái. Xin Phật vì tất cả pháp chúng ở đây giảng lại giác tánh viên mãn của Pháp Vương: những sở chứng sở đắc của tất cả chúng sanh, Bồ Tát và Như Lai sai biệt như thế nào, khiến chúng sanh đi mạt pháp nghe thánh giáo này, tùy thuận căn cơ tu theo thứ lớp mà được khai ngộ”.
Ngài Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát nói xong, năm vóc gieo sát đất, đảnh lễ thưa thỉnh ba lần như vậy.
Bấy giờ Phật bảo Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát rằng:
-Lành thay! Lành thay! Thiện nam tử! Ngươi khéo vì các Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp hỏi Như Lai về pháp tu hành theo thứ lớp và sai biệt. Nay ngươi hãy lắng nghe, ta sẽ vì ngươi mà thuyết.
Lúc ấy Thanh Tịnh Huệ Bồ Tát và đại chúng hoan hỷ vâng lời Phật dạy, im lặng mà nghe.
-Thiện nam tử! Tự tánh của Viên Giác vô sở trụ (phi tánh tánh hữu), chẳng trụ nơi Có và Không, chỉ tùy theo tánh nhân duyên sanh khởi, chẳng thủ chẳng chứng. – trong thật tướng, thật chẳng có Bồ Tát và những chúng sanh. Tại sao? Vì Bồ Tát chúng sanh đều là huy n hoá, nếu huyễn hoá diệt thì chẳng có kẻ thủ chứng. Ví như nhãn căn chẳng tự thấy nhãn, pháp tánh vốn bình đẳng mà chẳng có kẻ bình đẳng.
Chúng sanh mê muội, chưa thể diệt trừ tất cả huyễn hoá, lúc đang dụng công diệt trừ, muốn diệt mà chưa diệt thì hiện ra sai biệt. Nếu được tùy thuận bản tánh tịch diệt của Như Lai, rốt cuộc chẳng có sự tịch diệt và kẻ tịch diệt.
Thiện nam tử! Tất cả chúng sanh tử vô thỉ đến nay, do mê giác tánh thành vọng tưởng, chấp nhân ngũ uẩn là ngã, và ngã kiến kiên cố, thành kẻ ái luyến ngã mà chẳng tự biết vọng tâm niệm niệm sanh diệt, chìm đắm ngũ dục nên sanh khởi lòng yêu ghét.
Nếu gặp thầy bạn tu chánh pháp giáo hoá, khiến cho khai ngộ giác tánh trong sạch tròn đầy, được thấu rõ nguồn gốc của sự sanh diệt mới biết sanh này vốn vô sanh, thì tâm trần lao cũng là tự tánh vậy.
Lại nếu có người dứt hẳn trần lao, được pháp giới trong sạch, ngay cái kiến giải trong sạch ấy tự làm chướng ngại cho mình, nên ở nơi Viên Giác chẳng được tự tại, đây gọi là tùy thuận giác tánh của phàm phu.
Thiện nam tử! Tất cả Bồ Tát do kiến giác chiếu soi, biết kiến giải là chướng ngại, dù đoạn được chướng ngại của kién giải (sở chiếu) nhưng kiến giác (năng chiếu) vẫn còn, trụ nơi kiến giác cũng thành chướng ngại mà chẳng thể tự tại, đây gọi là tùy thuận giác tánh của những Bồ Tát chưa vào sơ địa.
Thiện nam tử! Có chiếu soi có kiến giác đều gọi là chướng ngại, cho nên thường giác của Bồ Tát chẳng trụ năng sở, năng chiếu và sở chiếu đồng thời tịch diệt. Ví như có ngưi tự chặt đầu mình, khi đầu đã chặt đứt thì chẳng còn kẻ năng chặt. Vậy dùng tâm chướng ngại tự diệt các chướng ngại, nếu chướng ngại đã đoạn diệt thì chẳng có kẻ năng diệt chướng ngại.
Kinh giác liễu nghĩa của Phật như ngón tay chỉ mặt trăng, nếu thấy được mặt trăng thì biết ngón tay chẳng phải mặt trăng, đủ thứ ngôn thuyết của tất cả Như Lai để khai thị cho Bồ Tát cũng là như thế, đây gọi là tùy thuận giác tánh của những Bồ Tát đã vào sơ địa.
Thiện nam tử! Tất cả chướng ngại cũng là cứu cánh giác, đắc niệm thất niệm đều là giải thoát; pháp thành tựu, pháp phá hoại đều gọi là Niết Bàn; trí huệ, ngu si cùng là Bát Nhã, pháp thành tựu của Bồ Tát và ngoại đạo đồng là Bồ Đề; vô minh với Chơn Như cảnh giới chẳng khác, những giới định huệ và tham sân si đều là thanh tịnh hạnh, cõi chúng sanh và cõi Phật đồng một pháp tánh, địa ngục, thiên cung đều là tịnh độ, hữu tánh vô tánh cùng nhau thành Phật, tất cả phiền não tức giải thoát. Dùng trí huệ biển giác chiếu soi các tướng trong pháp giới đều như hư không bình đẳng bất nhị, đây gọi là tùy thuận giác tánh của Như Lai.
Thiện nam tử! Những Bồ Tát và chúng sanh đời mạt pháp phải an trụ tâm như thế này: Bất cứ lúc nào chẳng khởi vọng niệm, đối với vọng tâm cũng chẳng dừng nghỉ và diệt trừ, nơi cảnh vọng tưởng không cho liễu tri, đối với sự không li u tri cũng chẳng phân biệt là thật không liễu tri.
Nếu những chúng sanh đối với pháp môn khó tin khó hieu khó trì (khó thực hành) này, nghe rồi mà chẳng sanh tâm kinh ngạc và khiếp sợ, ấy gọi là tùy thuận giác tánh.
Thiện nam tử! Các ngươi nên biết, những chúng sanh này đã từng cúng dường trăm ngàn muôn ức hằng sa chư Phật và Đại Bồ Tát, gieo trồng nhiều phước đức thiện căn, nên Phật nói người ấy gọi là thành tựu nhất thiết chủng trí (quyết định sẽ thành Phật ).
Lúc ấy Thế Tôn muốn giảng lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng:
Thanh Tịnh Huệ nên biết,
Tánh Bồ Đề viên mãn.
Chẳng thủ cũng chẳng chứng,
Chẳng Bồ Tát chúng sanh.
Khi muốn giác chưa giác,
Có thứ lớp sai biệt.
Chúng sanh bị giải ( kiến giải) chướng,
Bồ tát chưa lìa giác.
Vào Thập Địa tịch diệt,
Chẳng trụ tất cả tướng.
Đại giác đều viên mãn,
Gọi tùy thuận cùng khắp.
Chúng sanh đời mạt pháp,
Tâm chẳng sanh hư vọng.
Phật nói người như thế,
Hiện đời tức Bồ Tát.
Cúng dường hằng sa Phật,
Công đức đã đầy đủ.
Dù có nhiều phương tiện,
Đều gọi tùy thuận trí (giác tánh).”
————————————–
“75) Tu Thánh Đạo Môn thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử. Tu Tịnh Độ Môn thì trở lại ngu si để vãng sinh. Bởi thế khi hướng về Thánh Đạo Môn thì trau dồi trí tuệ, giữ cấm giới, rèn luyện tâm tánh làm tông chỉ.
Còn bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí; cần nương vào Bổn Nguyện mà Niệm Phật mà cầu vãng sinh.”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Như vậy Pháp Nhiên Thượng Nhân đã khai thị những hàm ý sâu xa gì?
Khi đọc đi đọc lại, suy ngẫm phần của Thượng Nhân nói trên trong tuần qua, thấy thì ra muốn “buông-xả kiến giải” thật khó vô cùng. Chúng ta phần đông là phàm phu nghiệp chướng nặng nề, sai lầm chỗ thích ôm lấy kiến giải (chấp ngã và chấp pháp) khi chưa chứng vô sanh pháp nhẫn.
Nhiều khi nghĩ mình thanh tịnh nhưng thực sự có thanh tịnh hay chăng? Chính bản thân Huệ Tịnh chấp nhận sự thật kiến giải sai lầm ở điểm này. Thành ra câu của Thượng Nhân nói: “Còn bước vào Tịnh Độ Môn thì chẳng dựa vào trí tuệ”, quả thật hàm ý sâu xa chính xác. Những gương các vị niệm Phật tự tại vãng sanh toàn thuộc vào “chỉ tự thấy mình là người vô năng, vô trí; cần nương vào Bổn Nguyện mà Niệm Phật mà cầu vãng sinh.” “Buông-xả kiến giải, chuyên tâm niệm Phật” thật khó vô cùng là vậy.
“93. Khai-thị về yếu-chỉ của Tịnh-Độ:
‘Chư-vị đạo tục hãy suy-nghĩ chính-chắn. Với căn-cơ thiển-bạc như chúng ta, nếu không nương vào Bổn-Nguyện Di-Đà thì làm sao có thể tọai-nguyện chuyện lớn vãng-sanh được! Ngưỡng trông Bi-Nguyện của Đức Di-Đà mà xưng danh-hiệu Ngài. Đó tức là nương-tựa vào Bổn-Nguyện Di-Đà vậy. Để được vãng-sanh, không gì hơn điều nầy. Mọi suy-nghĩ khác đều là tâm kiêu-mạn.”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân – Phần 2)
Đôi lời hạn hẹp, ngắn gọn chia sẻ cùng huynh đệ mong được niệm Phật tiến bộ, lợi ích chung trong cả nhà ĐVCT và khắp nơi cùng sanh về cõi Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam mô a di đà phật.
A Di Đà Phật
Câu chuyện của Vô Não (Ương Quật Ma La)
Ương Quật Ma La là tên mà dân chúng Kiều Tất La đặt cho Ahimsaka từ khi chàng bắt đầu chuỗi ngày tàn bạo giết người, chặt lấy ngón tay và đeo lên cổ như một vòng hoa (Tên Ahimsaka do cha chàng đặt có nghĩa là “Người vô tội”)
Ahimsaka nguyên là một thanh niên khôi ngô anh kiệt của vương quốc Kiều Tất La (Kosala). Chàng được sinh ra từ một vọng tộc Bà La Môn. Cha chàng làm quan quốc sư cho vua Ba Tư Nặc.
Ðược gởi đến Hoa Thị Thành (Taxila) từ thuở bé, Ahimkasa chỉ thụ giáo với danh sư Mani, và trở thành một sinh viên lỗi lạc. Tài năng và đức hạnh của Ahimsaka chỉ chiếm được lòng tin yêu của sư phụ chàng nhưng lại chuốc lấy nhiều sự ganh tỵ ghét ghen của bạn đồng môn. Ðể lung lạc ông thầy, các bạn đồng môn của Ahimsaka phao tin rằng chàng có tình ý với cô vợ của Mani. Trước những tin đồn bất chánh ấy, danh sư Mani đều tỏ ra dửng dưng không chút xao xuyến, nhưng bà vợ trẻ của anh lại xúc động vì ngỡ rằng chàng trai trẻ thầm yêu mình thật. Thấy chàng khôi ngô tuấn tú, bà tìm cách lân la dọ ý, và chẳng bao lâu bà trở nên say mê Ahimsaka một cách điên cuồng.
Một hôm thừa lúc vắng người, bà cho gọi Ahimsaka đến và ngỏ hết nỗi lòng. Bị chàng trai thẳng thắn cự tuyệt, bà Mani xấu hổ đến cùng cực và bèn rấp tâm mưu hại chàng cho bỏ ghét.
Khi nghe chính miệng vợ mình thuật lại hành vi đê tiện của tên đệ tử thân tín. Mani phừng phừng nổi giận. Nhưng vốn là một tay đa mưu nham hiểm, ông không lộ vẻ bất bình ra mặt chỉ mời Ahimsaka đến, tỏ lời thân ái rồi bí mật bảo:
– Này Ahimsaka! Con theo thầy học đạo đã khá lâu. Lòng cương trực và ý chí cầu tiến của con khiến thầy rất đẹp lòng. Vì vậy thầy nhất định chọn con làm người kế thừa tông môn ta.
Trước thâm tình của sư phụ, Ahimkasa bồi hồi xúc động, chàng kính cẩn thốt lời tạ ân, thì Mani đã tiếp:
– Môn phái của ta có một bí pháp vô cùng tuyệt diệu. Bí pháp này chỉ được truyền trao cho những căn cơ siêu việt. Trước khi thụ huấn bí pháp này con phải tuyệt đối thanh tịnh vô nhiễm. Những ác nghiệp quá khứ của con phải được rửa sạch bằng máu người thay vì máu cừu dê như bọn phàm phu tục tử. Vậy bây giờ ta trao cho con thanh gươm thừa kế này, con phải lập tức khởi hành đi đến rừng Jalam để khởi đầu cuộc sám hối, con chỉ trở về đây gặp ta khi đã giết xong một nghìn người không hơn không kém.
Ahimkasa sững sờ, chàng không muốn tin rằng những lời vừa nghe lại được thốt ra từ miệng của con người khả kính thánh thiện mà chàng đã hết dạ kính yêu. Thấy chàng trai do dự, Mani liền đem hết tài hùng biện ra thuyết phục. Cuối cùng Ahimsaka đành phải vâng lời, gắng gượng ra đi mà lòng hoang mang khôn tả.
Khi vừa hạ sát xong nạn nhân đầu tiên, Ahimkasa kinh hoàng đến điên dại. Từ đó gặp ai chàng cũng vung gươm chém liền, bất kể nam nữ, già trẻ thân sơ. Tiếng than khóc của các gia đình nạn nhân vang đến tai vua quan, nhưng tất cả đều bất lực, bó tay trước tài nghệ vô song của Ahimsaka. Dân chúng run sợ gọi chàng là vô não – tức là người mất trí.
Vô não chặt lấy ngón tay út của nạn nhân sưu tập thành một chuỗi dài treo lòng thòng trên cây, về sau sợ quạ diều tha mất bộ sưu tập độc đáo ấy, chàng lại đeo vào cổ giữ khư khư như một bảo vật. Dân chúng lại đổi tên chàng thành Angulimala, có nghĩa là “chuỗi ngón tay.”
Câu chuyện về Angulimala đến tai Phật, nên một hôm trên đườngg du hóa, đấng đạo sư cố ý chọn con đường xuyên qua rừng Jalini, nơi tên hung thủ khát máu đang hùng cứ, bất chấp những lời can ngăn của cư dân vùng lân cận.
Trong các kinh sách còn ghi lại rằng: Ðức đạo sư xuất hiện lúc chàng Angulimala vừa giết xong nạn nhân thứ 999. Thấy bóng ngài Angulimala vô cùng mừng rỡ, nghĩ rằng đây là một cơ hội tốt để chàng hoàn tất sứ mạng mà tôn sư chàng đã giao phó. Angulimala rảo bước đuổi theo Phật, chiếc gươm đẫm máu cầm sẵn nơi tay, đức đạo sư dùng thần thông khiến Angulimala không tài nào đuổi kịp ngài, dù y đã thi triển hết tài nghệ. Cuối cùng Angulimala đành dừng chân cất tiếng gọi:
– Ðứng lại! Ðứng lại! Bớ sa môn!
Ðấng đạo sư bình thản đáp:
– Này Angulimala! Dù Như Lai đang đi Như Lai đã dừng bước. Còn con, con đã dừng bước hay chưa?
Angulimala ngạc nhiên thầm nghĩ:
– Hàng sa môn đầu trọc này không bao giờ nói láo. Vậy mà ông sư này ổng lại nói là ổng đã dừng chân, còn ta thì đang đi. Thế nghĩa là sao?
Angulimala liền hỏi:
– Này sa môn! Ông đang đi chính tôi mới là người dừng chân. Sao ông lại nói năng tương phản thế, ông muốn nói gì?
– Ðúng vậy, này thanh niên! Như Lai đã dừng chân và dừng chân mãi mãi. Như Lai đã khước từ, vứt bỏ không còn hành hung hay gây thương tổn cho một sinh vật nào. Còn con, bàn tay đang đẫm máu của đồng loại. Sao con lại đem sự đau khỗ hãi hùng cho người khác để mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình? Vì thế mà ta bảo rằng Như Lai đã dừng còn Angulimala thì đang tiếp tục.
Angulimala bối rối. Chàng im lặng, lặng lẽ nhìn đấng đạo sư hồi lâu. Thái độ từ ái cùng dung mạo phi phàm của ngài khiến chàng cảm thấy an tâm và lấy lại được sự bình tĩnh khi xưa: “Trước đây còn thơ ấu, ta có nghe thiên hạ đồn đãi rằng sa môn Cồ Ðàm là một bậc giác ngộ. Ngài có một dung nhan sáng rỡ và một giọng nói rất là từ hòa thân ái, có lẽ đây là ngài chăng?
Angulimala bèn vứt gươm và quỳ gối trước mặt đức Phật, hỏi:
– Bạch sa môn! Ngài có phải là sa môn Cô Ðàm không? Là con của đức vua Tịnh Phạn?
– Ðúng vậy, này Angulimala! Con đã vứt bỏ thanh gươm đẫm máu kia, có nghĩa là con đã vứt bỏ con đường lầm lạc cũ, con có cần Như Lai giúp đỡ điều gì không?
– Bạch sa môn, đã từ lâu, con không hề quỳ lạy một ai, mà ngược lại ai thấy con cũng run rẫy quỳ mọp van xin được tha mạng. Con đường này không ai dám lai vãng một mình, mà thiên hạ thường rủ nhau đi từng đoàn hàng trăm người. Bạch sa môn! Con đã từng nghe rằng có những sinh vật bị khắc phục bằng võ lực, bằng cù móc hay roi vọt. Nhưng con, một con thú hoang đàng cuồng dại, lại được chế ngự bởi một người không gươm dao hay roi vọt.
– Bạch sa môn! Hình bóng từ ái của người đã khiến con muốn trở về với con đường thuần lương sống yêu thương và giúp đỡ đồng loại như những ngày xa xưa, lúc con chưa điên loạn… Nhưng ai, ai có thể cho phép chở che và giúp đỡ một con người như con – người đã giết chết nghìn nhân mạng?
– Này thanh niên, trên thế gian này có hai hạng người được xem là thanh tịnh: hạng thứ nhất là người không hề gây tội lỗi, hạng thứ hai là kẻ gây tội nhưng biết ăn năn và không bao giờ tái phạm. Nếu lòng con tha thiết muốn hoàn lương Như Lai sẽ giúp con toại nguyện.
– Bạch sa môn, con không dám nghi ngờ gì về lòng từ bi bao la của ngài đối với con. Nhưng con đã gây tạo một ác nghiệp mà có lẽ không một ai trên thế gian này dám làm. Làm sao con có thể ước mơ làm đệ tử của sa môn Cù Ðàm, một người mà suốt đời chưa hề làm xúc não bất cứ ai?
– Này thanh niên! Ví như có một gian phòng tăm tối suốt cả nghìn năm dài. Nếu muốn thắp sáng cho nó, con cần phải đốt bao nhiêu ngọn đèn và mất bao nhiêu lâu để dẹp cho nó tươm tất?
– Bạch sa môn, bóng tối dù đã ngự trị căn phòng suốt nghìn năm nhưng chỉ cần mỗi một ngọn đèn được thắp lên thì bóng tối sẽ tan ngay, và thời gian để dọn dẹp căn phòng thì tùy thuộc vào khả năng siêng hay nhác của từng người.
– Cũng vậy, này thanh niên dù con đã sát hại cả nghìn đồng loại, nhưng nếu con thành tâm cải hối, thắp lên ngọn đèn bằng ánh sáng trí huệ của con thì bóng tối ác nghiệp u mê sẽ tan biến ngay. Con vẫn có cơ hội ngộ đạo như bao nhiêu người khác. Ðó là điều mà Như Lai xác quyết với con.
Và trưa hôm ấy đức Thế Tôn đi khất thực về với Angulimala làm thị giả, chàng đã vứt bỏ chuỗn ngón tay, xuất gia làm tỳ kheo. Nhưng các bạn đồng phạm hạnh vẫn theo cư dân gọi chàng là huynh Angulimala.
Dừng là dừng cái tâm này lại, buông là buông tham, sân, si. Dừng được, buông được thì như lời Phật dạy “phóng hạ đồ đao, lập địa thành Phật”
Nam mô A Di Đà Phật
Chưa thực sự tin sâu nơi Phật Pháp?
Kính thưa các bậc thiện tri thức con có thắc mắc này mong các bậc thiện tri thức hoan hỷ giải từ lòng nghi nơi con. Con là tín đồ Phật giáo từ thuở nhỏ, nhưng mới phát tâm quy y Tam Bảo học Phật đầu năm nay thôi ạ. Con tu theo pháp môn tịnh độ. Niệm phật cầu vãng sanh. Ngày trước con rất tin sâu nơi Phật pháp. Nhưng từ khi quy y Tam Bảo con tìm hiểu học hỏi kinh, giáo lý phật nhiêu hơn. Và có nhiều luồng ý kiến trái chiều nhau. Con mới sơ phát tâm học Phật nên không biết phân biệt đâu là đúng đâu là sai khi tiếp thu những ý kiến đó , con cảm thấy mình bị vướng mắc những lời nói đó rồi. Nhưng con đều bỏ ngoài tai vẫn tin theo phật pháp vẫn tu niệm phật cầu vãng sanh như trước. Nhưng con cảm nhận được niềm tin đó dần dần nhạt đi không còn như trước nữa. Con biết do bị ảnh hưởng những lời nói đó. Con nghe chư tổ đại đức thường nói tu pháp môn niệm phật phải đủ 3 món tư lương TÍN, NGUYỆN, HẠNH thì mới vãng sanh được. Nếu lòng tin không vững, nguyện không tha thiết, cho dù đạt bất niệm tự niệm cũng không được vãng sanh. Mà hiện tại thì con bị ảnh hưởng mấy lời nói đó, tâm có tin nhưng có chút nghi ngờ thì tu cả đời con vẫn không được vãng sanh rồi. Con thử nghĩ do nhiều đời nhiều kiếp tội nghiệp con gây nên rất nặng. Chắc cũng có tội hủy báng phật pháp. Hoặc làm mất niềm tin chúng sanh khác nơi ĐẠI THỪA nên kiếp này con phải trả. Hoặc do con trồng căn lành nơi phật pháp không sâu. Phải không các bậc thiện tri thức? Con nghĩ vậy nên thường xuyên sám hối tội lỗi con gây tạo. Tu tâm sửa tính dần dần. Con làm vậy đúng chưa Ạ?. Mong Các cô chú chỉ dạy con cách tu để tăng chánh tín nơi phật pháp không còn sống trong ngờ vực nơi đạo pháp nữa. Con biết các pháp thế gian luôn vô thường không mang lại hạnh phúc thật sự. Chỉ có Phật pháp mới mang lại niềm an lạc vĩnh hằng cho tất cả chúng sanh. Mà con bị vướng mắc lời nói của mấy người đó rồi. Pháp thế gian con dần dần ít quan tâm đi được một phần nào đó rồi. Bây giờ con quan tâm muốn tu học theo phật pháp thôi. Một lần nữa con khẩn thiết mong nhận được sự chỉ dạy của cô chú cho con cách tu, lời khai thị để con dứt lòng kinh sợ nghi ngờ. Tăng thêm lòng chánh tín nơi phật pháp. A DI ĐÀ PHẬT!
A Di Đà Phật
Thật sự mà nói để mà giữ tín tâm đến tận cuối đời,cũng phải có sự hiểu biết pháp môn Tịnh Độ
-Nếu bạn chịu Đọc A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA,HT.TK giảng,tín tâm của bạn sẽ trở lên kiên cố.Tuy nhiên,nếu bạn ko có thời gian,bạn có thể bạn đọc bản tóm tắt tại đây,mình đã bỏ đi nhiều phần khó chỉ giữ lại phần đơn giản,dễ đọc nhất.Tuy là đơn giản nhưng cũng rất hữu ích.
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoR2M5bDRoS0hWa2c/view?usp=sharing
-Bản trên là để bạn tìm hiểu,còn bản dưới này là bạn tụng hàng ngày,mình kết hợp sớ sao,yếu giải và kinh A DI ĐÀ thành 1 bộ để tụng luôn cho tiện
https://drive.google.com/file/d/0ByfaPxXhnuPoQ2tzVkROdHQyTFE/view?usp=sharing
A Di Đà Phật
A Di Đà Phật!
Thưa các bậc thiện tri thức. Con cũng có vấn đề giống bạn Con ở trên. Con thường mở đài nghe các bài giảng pháp, nghe khuyên người niệm phật của thầy Diệu Âm úc châu trong lúc nấu cơm và làm việc nhà. Đặc biệt lúc đi ngủ con cũng mở đài nhỏ để sát bên tai nghe và đi vào giấc ngủ. Có khi không có ở nhà nhưng con vẫn mở đài, con nghĩ làm như vậy để có những chúng sinh vô hình cũng có thể nghe được. con làm như vậy có được không ạ?
Con mới quy y và được thầy đặt cho pháp danh Diệu Sắc. Xin các bậc thiện tri thức chỉ giúp con ý nghĩa của tên này với ạ?
Được, bật pháp trong nhà thì chúng sanh ở tầng ko gian khác sẽ được lợi ích. Tuy nhiên, âm lượng cần phù hợp để tránh người trong gia đình cảm thấy khó chịu, chỉ cần có âm thanh vừa nhỏ là họ có thể nghe được.
Còn phần ý nghĩa của pháp danh thì bạn có thể hỏi trực tiếp vị thầy đã làm lễ quy y và đặt pháp danh cho bạn. Thầy sẽ giải thích cho bạn rõ. Pháp danh của bạn rất có ý nghĩa, rất sâu sắc.
Nếu nói theo Tịnh Độ thì khi một người được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, họ sẽ có được thân kim cang bất hoại, không sanh không diệt, chính là Diệu Sắc pháp thân vậy.
A Di Đà Phật.
Ở cạnh nhà con có 1 bạn mới biết đến phật pháp. Bạn bị bệnh suy thận. Đang làm thủ tục để thay thận, người cho thận chính là mẹ bạn. Với mong muốn sau khi thay thận, sức khỏe ổn định trở lại sẽ có thể chăm lo cho chồng và con gái còn quá nhỏ,và sẽ tu học theo phật pháp. Việc thay thận cũng khá tốn kém, hơn nữa bạn cũng lăn tăn về việc mẹ phải hy sinh 01 quả thận cho mình. con nên khuyên bạn thế nào cho đúng ạ? Xin các đạo huynh chỉ bảo giúp?
A Di Đà Phật,
Hãy trân trọng những gì Mẹ dành cho mình, trước phải tận hết bổn phận làm con làm vợ làm mẹ, sau phải quyết chí tu học Phật pháp cho đàng hoàng để đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ. Nếu là người tu Thiền thì phải chứng Quả, chí ít là tiểu thừa Tu Đà Hoàn, thì mới gọi là đền đáp được một phần công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ. Nếu là người niệm Phật thì đời này phải quyết tâm vãng sanh Cực Lạc thế giới, được vãng sanh rồi thì mới gọi là đáp đền được công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Trăm bệnh như một. Trước nên thệ gắng giữ 5 giới, ăn chay, tôn trọng Phật Bồ Tát và cha mẹ rồi ngày ngày lấy cốc nước hay gạo nấu cơm, hay quần áo, thành tâm tụng niệm như Phật 108 biến chẳng hạng cầu Phật gia hộ cho khỏi bệnh đó, cầu cho chư vị oan gia gây bệnh đó được an ổn sanh cõi lành, sanh Cực Lạc rồi cung kính dùng thức ăn đó, hay mặc áo. Rảnh rỗi nên phải lại Phật cho nhiều, từ chấp tay hạ từ từ đến khi không cúi được nữa thì chống tay xuống lại đầu chạm đất rồi lại từ từ đứng dậy, lại đến mệt mới nghỉ nhá, ngày ngày đều làm, thận trọng, thành tâm, tôn trọng mà làm thì lần tự khỏi.
Bạn nhớ là phải gắng giữ 5 giới nhé. lúc trước mình lơ là việc này, cứ phạm hoài nên cứ bệnh hoài, dù có chút thành tâm như chỉ thấy cầm cự qua ngày, mình ráng giữ 5 giới được vài hôm thì thấy bớt hơn.
Kinh nghiệm thực tiễn của mình là vậy nói ra cho bạn tham khảo, chứ chẳng dám dạy ai đậu. hihi
A Di Đà Phật, huệ sanh xin hoan hỷ lời chia sẻ của đạo hữu Trung Đạo, Huệ Tịnh, Mỹ Diệp, VTB, Nguyen Phu,… những chia sẻ về “buông xả” như vậy là đối với bậc cao nhân, thượng căn thượng trí khi nghe nói về buông xả thì hiểu liền, còn đối với bậc hạ căn hạ trí e khó có thể nhìn, thấy hiểu và thấu đáo. Lời của các đạo hữu minh chứng chẳng sai nhưng để thấu đáo về buông xả thì ít có người có thể lãnh hội được. Chúng ta thường nói cuộc đời là giấc mộng, là vô thường hằng ngày chúng ta nói như vậy nhưng lại ko hiểu hết, chúng ta nói học Phật là xả bỏ nhưng chúng ta ko tự hỏi xả bỏ để làm gì, nếu xả bỏ tham san si, tiền tài danh vong, luyến ái tình thân, … tất cả đều bỏ hết vậy sống trên đời còn có ý nghĩa gì nữa chi bằng quyên sinh hoặc lên chùa tu niệm một câu “A Di Đà Phật” là về Tây phương được rồi, ở lại chi thế giới ta bà này cho đau khổ. Tu như vậy chúng ta chưa thể hiểu thấu đáo rõ ràng, tu như vậy là phan duyên chẳng thể nào thành tựu. Chúng ta quán vô thường, khổ đau, xả bỏ tham sân si là phải “dùng bố thí thay cho giành giật, sẽ buông bỏ được lòng tham, dùng nhẫn nại thay cho báo thù, sẽ buông bỏ được sân, dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, sẽ buông bỏ được cố chấp; dùng chính niệm thay cho tạp niệm, sẽ buông bỏ được ngông cuồng, dùng đồ chay, sẽ buông bỏ được nghiệp sát,….
Bỏ như thế mới hiểu được đúng nghĩa của xả bỏ, khi đã thay đổi được các tính xấu đó rồi, chúng ta tiến lên một bước là làm các điều thiện mà “vô sở cầu”, mình giúp người ta người ta cám ơn mình cũng ko vui, người ta đánh chủi mình mình cũng chẳng buồn, thanh minh “tâm dửng dưng lặng lẽ” như vậy mới thấu hiểu được tính “không” trong buông xả. Làm như vậy thì mới hiểu thấu đáo lời Phật dạy
“Các việc ác chớ làm
Những việc Thiện nên làm
Giữ ý mình trong sạch
Ấy là lời Phật dạy.”
Nếu chúng ta xả bỏ các thói hư tật xấu thì chúng ta chẳng được gì, vậy thì Đức Phật chẳng khuyên chúng ta dừng việc ác rồi làm việc lành chính “là thay thế, là xả bỏ”.
A Di Đà Phật, nhân điều các đạo hữu nói về buông xả, huệ sanh vì một lòng cầu đạo nên mạn phép hỏi và chia sẻ để các vị đồng tu nhân điều hỏi mà sáng tỏ. Mong các vị đồng tu chia sẻ những nghi hoặc những điều hiểu biết để các đạo hữu thấu đáo trên con đường Phật đạo. Nam mô A Di Đà Phật
“Nhìn, không hẳn đã là nhìn thấy.
Nhìn thấy không hẳn đã là nhìn thấy rõ.
Nhìn thấy rõ không hẳn đã là nhìn thấy hiểu.
Nhìn thấy hiểu không hẳn đã là nhìn thấu.
Nhìn thấu không hẳn đã là thông suốt”
A Di Đà Phật
Hôm nay lại tình cờ gặp phúc đáp đã lâu của ban voheusanh, cả năm nay không thấy nên không hồi âm, cho NP xin lỗi.
Nhìn đã thấy thì nhìn sẽ thấy
Lời tuy ngắn nhưng chẳng cao sâu
Là thông hay là đã thấu
Khi thấy rồi tự tánh liễu thông.
trong cõi ta ba này, nếu sống mà buông xã d9c thì có thể nói gọi là thánh thần rồi, vì cuộc sống có muôn màu muôn vẻ, và đau khổ triền miên. Mình đã nhiều lần tập tánh buông xả hết, thế nhưng cuộc sống này đã đưa đẩy thử thách mình từ lần này đến lần khác, đau khổ ko biết nói cùng ai, cũng chẳng ai hiểu mình, chắc mình chết quá
A Di Đà Phật
Gửi đạo hữu Vô Huệ Sanh!
MD có chút thắc mắc mong đạo hữu chỉ dạy cho:
“dùng bố thí thay cho giành giật, sẽ buông bỏ được lòng tham, dùng nhẫn nại thay cho báo thù, sẽ buông bỏ được sân, dùng trí tuệ thay cho ngu dốt, sẽ buông bỏ được cố chấp; dùng chính niệm thay cho tạp niệm, sẽ buông bỏ được ngông cuồng, dùng đồ chay, sẽ buông bỏ được nghiệp sát,….” Vậy giả như MD không có tiền tài để bố thí, mà cũng chẳng có cơ hội để giành giật tiền tài với ai thì lúc này làm sao buông tham xuống được? MD chẳng là người có trí tuệ thì làm sao biết mình ngu dốt ở chỗ nào mà buông được sự cố chấp?
“chúng ta nói học Phật là xả bỏ nhưng chúng ta ko tự hỏi xả bỏ để làm gì, nếu xả bỏ tham san si, tiền tài danh vong, luyến ái tình thân, … tất cả đều bỏ hết vậy sống trên đời còn có ý nghĩa gì nữa chi bằng quyên sinh”, ở đây cũng nên xem xét lại. Một người muốn tự vận- người này là người xả bỏ được tham, sân, si hay là người này là người quá ngu si?
Nam mô A Di Đà Phật
Những bài giảng pháp ở đây rất hay,giống như con đang được trải nghiệm thực sự thấm nhuần mưa pháp của đức Thế Tôn vậy,con cảm thấy trang đường về coi tinh rất tuyệt làm tâm con cảm thấy an lạc hạnh phúc khi được đọc các bài viết ở đây,con cảm thấy quên đi hết mệt nhọc và xua tan đi phiền muộn trong lòng mình nhiều,con cũng mong muốn tạo nên duyên lành để được kết quả vãng sanh cực lạc ,nhưng phải tùy duyên như thế nào thì mới hội tụ đủ duyên lành để thành quả vãng sanh cực lạc vậy,con xem trang nhà cảm thấy đặc biệt thích niệm Phật con không nghĩ là niệm Phật là để trở thành Phật,hồi đó con cứ nghĩ để thành Phật giống như phật thích ca chắc khó lắm phải tu khổ hạnh lắm không ngờ niệm Phật là có thể trở thành Phật lại đơn giản như vậy,giống như là xa tận chân trời mà gần như trước mắt,nên con cảm thấy rất yêu mến pháp môn Tịnh Độ vì mọi thứ như đang ở trước mắt mình mà mình lại không nhìn nhận ra mải chán nản,mê mờ chạy theo cái vòng xoáy luân hồi mà không hay biết,con là nữ ,năm nay 25 tuổi,con xin hỏi con có thể tạo duyên lành như thế nào để có thể đủ vãng sanh về cực lạc được.
A Di Đà Phật, thời gian gần đây HS tham gia cộng tu và đi hộ niệm nên không kịp thời trả lời mong đạo hữu Mỹ Diệp hoan hỷ, về phần thắc mắc của đạo hữu, HS nghĩ MD đang kiểm chứng mượn ý của HS để làm sáng tỏ chứ đạo hữu MD nào có thắc mắc, HS xin chia sẻ ý kiến của mình chứ chẳng dám chỉ dạy: “không có tiền tài để bố thí, mà cũng chẳng có cơ hội để giành giật tiền tài với ai thì lúc này làm sao buông tham xuống được” bố thí có 3 loại: tài thí, pháp thí và vô úy thí trong 03 loại pháp thí là thù thắng hơn cả, nếu không có tài thí thì dùng pháp thí, không tài không pháp thì dùng thân mình mà bố thí thấy rõ thế gian tiền tài, pháp thế gian và thân thể đều là không có thật vậy thì có thể hoan hỷ bố thí mà bỏ tham được rồi.
“Chẳng là người có trí tuệ thì làm sao biết mình ngu dốt ở chỗ nào mà buông được sự cố chấp” chẳng cần là người có trí tuệ người càng ngu dốt thì càng dễ buông cố chấp. Chỉ sợ chúng ta trí tuệ thì không cao nhưng cũng chẳng đến ngu dốt là bậc trung nửa tin nửa ngờ thì thật khó. Nếu chúng ta ngu dốt thì cứ dùng cái ngu dốt đó mà bố thí, hoan hỷ bố thí người ta bảo tu pháp môn nào thì cứ tu pháp môn đó, người ta nhờ mình làm gì thì cứ làm không nghĩ thiệt thân mà làm đó chính là buông sự cố chấp. Bố thí như thế cứ nghĩ là ngu dốt nhưng có ngờ đâu chúng ta đang giao hạt giống Phật, Bồ Tát vào trong ruộng của mình đợi đến khi thiện căn phước đức nhân duyên hội đủ hạt giống nảy mầm tự nhiên trí tuệ, phước đức đầy đủ đến lúc đó nếu không đi đúng pháp thì cũng chẳng rơi vào tam ác đạo mà có thể tìm đúng đường về nhà.
“Người muốn tự vận- người này là người xả bỏ được tham, sân, si hay là người này là người quá ngu si” A Di Đà Phật người tự vẫn mà bỏ được tham, sân, si hay người quá ngu si tất cả chỉ là mộng tưởng trái với lẽ tự nhiên, thân người khó được, thân thể là do cha mẹ hy sinh thân mình mà có được, khi còn sống phải hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ, giả sử cha mẹ chết rồi cũng không vì thế mà tự vẫn vì như vậy sẽ là bất hiếu, trái với tự nhiên có thể rơi vào tam ác đạo dù có ngộ tính về tham, sân, si. Chỉ khi được đức Phật A Di Đà thọ ký mình xin bố thí tuổi thọ còn lại vì tất cả chúng sanh trong cửu pháp giới mà từ bỏ thân này, đến khi đức Phật đến tiếp dẫn thì đó mới là con đường từ bỏ tham sân si xả bỏ thân báo này thù thắng nhất. Còn có trường hợp hy sinh thân mình mà cứu người khác đó là bố thí chứ chẳng phải tự vẫn, cho nên dù trường hợp nào tự vẫn là hành động mộng tưởng, ma chướng. Người xả bỏ tham, sân, si tâm chẳng còn vướng mắc cứ tùy hỷ mà sống, thuận theo tự nhiên mà bố thí vậy thì ta bà này hay tịnh độ có khác gì nhau, đợi đến nhân duyên đến muốn ở hay đi đều tự tại. Nam mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Có lẽ thời gian trôi đi đã làm “nguội” “khẩu khí” của Huệ Sanh mất rồi. Comment này thì chẳng có gì thắc mắc nữa, nhưng hình như không được “ăn khớp” với comment ngày 7/12, thôi thì cũng hoan hỷ cùng HS vậy 🙂 Công việc cộng tu, hỗ trợ cho người vãng sanh vẫn thiết yếu hơn hết- xin tán thán công đức của HS, cùng cố gắng!
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, xin gửi đạo hữu Mỹ Diệp lời comment ngày 7/12 đạo hữu cho là “nóng” chăng? Còn comment ngày 20/12 huệ sanh trả lời cho đạo hữu lại “nguội” chăng? A Di Đà Phật từng câu từng chữ huệ sanh chia sẻ là lời thật từ trong tâm, chẳng phải viết để cho qua, ít nhất cũng từ sự ngu dốt hiểu được phật pháp đến đâu thì hoan hỷ chia sẻ để các bạn đồng tu và người khác tạm hiểu chỉ dẫn lại mình. Còn vấn đề “ăn khớp” chỉ e đọc chứ chẳng dụng tâm để đọc, tất cả lời huệ sanh chia sẻ đều dụng tâm mà viết. Xin chia sẻ cho đạo hữu về cảm nhận của huệ sanh, nếu thời nay mà đầu trọc, áo vuông là thầy tu chắc huệ sanh đã sớm nương nhờ cửa Phật rồi, nghe pháp nhiều, xem nhiều kinh nhưng thú thật nghe pháp, đọc kinh mà không hiểu, hiểu mà không thấy, thấy mà không thông suốt thì pháp cũng chỉ như gió thoảng qua tai, sách kinh cũng như tờ giấy trắng, chứ chưa nói đến thông suốt rồi thì chẳng còn pháp, chẳng còn kinh nữa. Nhân đây huệ sanh xin chia sẻ các bạn đồng tu bài giảng của thầy Thích Giác Khang về Tịnh Độ, lời thầy chân thật gần gũi với cuộc sống của chúng ta, lời ăn tiếng nói, cách tu hành của Thầy khiến huệ sanh cảm động vô cùng, ít nhất ở Việt Nam chúng ta vẫn còn minh sư, nếu các đạo hữu đã có căn cơ nghe pháp của thầy Tịnh Không cũng rất gần gũi, đúng phương đúng đường về Tịnh Độ, đây là cảm nhận của huệ sanh có thể tầm hiểu biết chỉ tới đó nên chỉ nhìn được có 02 vị Thầy đó, các đạo hữu khác nghe pháp nào hay cứ chia sẻ huệ sanh và các bạn đồng tu đều hoan hỷ. Chỉ tiếc không có duyên với Thầy Giác Khang thầy tịch sớm quá. Còn về cộng tu và hộ niệm có đi mới biết con đường về Tịnh Độ thời nay e là dễ tu nhưng khó đắc, trong ban các cô, chú, anh, chị đều người vào trước huệ sanh ít nhất 2-3 năm hằng ngày niệm A Di Đà nhưng chỉ có miệng niệm mà tâm chẳng niệm vẫn còn thích đủ thứ, cô A chỉ chơi với cô B không chơi được với cô C,… A Di Đà Phật huệ sanh chia sẻ như vậy để các đạo hữu thấy tu hành ở đâu, trên chùa hay ở nhà,… mình thấy người ta lên chùa tu hoặc đi cộng tu đi đây đi đó mình không có điều kiện mình lại ao ước, lại nghĩ tu như mình chắc không bằng người ta, kỳ thực nào có phải vậy mỗi ngày mỗi sáng mai thức dậy điều đầu tiên nghĩ đến là A Di Đà Phật, tối trước khi đi ngủ điều cuối cùng còn nhớ là A Di Đà Phật, hằng ngày tùy duyên mà nhớ nghĩ niệm Phật luôn quán xét thân mình đừng mong cầu bên ngoài, thầy của ta, Phật đang hiện diện ngay trong con người của chính chúng ta chẳng ở đâu xa. A Di Đà Phật, nguyện đem tất cả công đức của ngày hôm nay hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong cửu pháp giới, cho tất cả các chư vị đồng tu thường được an lạc, tiến tu trên con đường Phật đạo. Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi đạo hữu Huệ Sanh!
Nóng chăng? Nguội chăng? Nóng- nguội là cảm nhận của MD, bản thân cũng không ngần ngại nói rằng vì còn nóng nguội nên vẫn phải phan duyên mà niệm Phật- nếu vì lẽ này chẳng thể thành tựu được sự nghiệp vãng sanh nơi đất Phật thì chỉ xin Đức Từ Phụ quan tâm, chiếu cố cho “con thơ” vì nghiệp chướng quá sâu dày, chưa xả bỏ được than sân si mạn, danh vọng lợi dưỡng, luyến ái tình thân… nhiếp độ cho con, chín phẩm sen vàng chẳng dám nghĩ chỉ mong được ở biên địa Cực Lạc.
Còn vấn đề không “ăn khớp” có lẽ vì sự hiểu biết còn nông cạn của MD nên còn sanh ra sự nghi ngờ, sanh ra chỗ thắc mắc vụng về, xin hoan hỷ cùng vậy. Về tất cả những “mặt trái” của người tu Tịnh nghiệp MD chẳng dám bàn luận vì bản thân chưa từng tham gia cộng tu, chưa từng đi hộ niệm, chưa từng thật sự chứng kiến người “tu giả”. Song dù là nóng hay nguội, mặt trái hay mặt phải hãy cố gắng, “gồng mình” mà cố gắng (phan duyên), như lời HT Tịnh Không vẫn dạy “nói thì dễ, làm thì khó nhưng khó cũng phải làm, không làm thì không giải thoát”.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
“58) Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.”
MD muội quên lời khai thị của Pháp Nhiên Thượng Nhân rồi à? Hôm qua chuyện đáng biện luận, hôm nay biện luận để làm gì?. Biện luận (phiền não) tức làm chướng ngại cho niệm Phật (Bồ Đề). Đôi lời chia sẻ cùng muội. 🙂
*** Bài Ca dao niệm Phật ***
Cần nên phát nguyện, nguyện vãng sanh
Mặc cho lữ khách luyến núi sông
Tự không muốn về, về liền được
Cố hương trăng gió chẳng ai dành
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật, phát nguyện làm Phật
A Di Đà Phật A Di Đà Phật
Lão thật niệm Phật cứu cánh thành Phật
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Huệ Tịnh huynh kính mến!
“Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.”- đây là một trong những lời dạy của Tổ mà MD rất tâm đắc và lấy đó làm kim chỉ nam cho đường lối tu tập của mình. Hôm qua biện luận sanh phiền não, hôm nay biện luận củng cố niềm tin nơi Pháp Phật- “cũng nên” mà, HT huynh nhỉ!? 🙂
Nhạc và lời Bài ca dao niệm Phật rất hay, MD dù chưa có điều kiện để thưởng thức trước khi bước vào giấc ngủ, nhưng đôi lúc ở đâu đó âm hưởng vẫn vang vọng…
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật, lời không hay, ý không đẹp nếu lỡ đem lại phiền não đến các đạo hữu, huệ sanh xin thành tâm sám hối, nguyện tất cả đạo hữu lên duongvecoitinh tìm được Phật tánh và tròn đạo quả, đúng là phải “y theo Niệm Phật mà quyết định” xin cảm ơn lời cảnh tỉnh của chú Huệ Tịnh, huệ sanh xin hoan hỷ thọ nhận. Nam mô A Di Đà Phật
Mình thì thấy hồi đáp của đạo hữu Voheusanh : “lời hay,ý đẹp” !
Xin cảm ơn lời nguyện tốt đẹp của đạo hữu dành cho tất cả mọi ng trên duongvecoitinh !
Sala cũng chúc đạo hữu an lạc,tu hành tinh tấn,viên mãn đạo quả !
( Dạo này đạo hữu còn đi cộng tu & hộ niệm nữa ko ?)
A Di Đà Phật.
Tùy duyên hoan hỷ hết cho nhẹ lòng để niệm Phật đi nhe MD và HS kính mến. Mỗi người có cái biệt nghiệp chi phối riêng, nên cảm thông cho họ thì đường về Tây Phương không còn ai dành. 🙂
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Không biết đã có biến cố gì đến với Huệ Tịnh huynh, dạo gần đây MD lại “để ý” thấy Huệ Tịnh sống “chậm rãi” hơn trước; nhưng dù lúc trước hay là lúc này thì HT vẫn là người anh cả để MD nương nhờ học hỏi. Phen này huynh muội chúng ta quyết diện kiến Như Lai- cùng cố gắng Huynh nhé!
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật.
“Không biết đã có biến cố gì đến với Huệ Tịnh huynh”
Hehe.. cảm ơn sự quan tâm “để ý” của MD muội, huynh vẫn niệm Phật bình thường không có biến cố gì cả.
“dạo gần đây MD lại “để ý” thấy Huệ Tịnh sống “chậm rãi” hơn trước”
Có lẽ do huynh bớt “thắc mắc” mọi việc chăng? HT huynh cũng không để ý cho lắm.
“Phen này huynh muội chúng ta quyết diện kiến Như Lai- cùng cố gắng Huynh nhé!”
Điều này 15 năm trước huynh đã cảm nhận “TIN” rồi muội. (trong 1 giấc mơ) 🙂
*** Trích từ 100 Bài Kệ Niệm Phật ***
Hán 79:
Nhứt cú Di Đà
Nhứt đóa bảo liên
Quyết định bất tín
Chân cá khả liên
Việt 79:
Một câu A Di Đà
Là một đóa bảo liên
Nếu quyết không tin nhận
Đáng thương thật kém duyên!
Lược giải:
Trong các kinh luận về Tịnh độ, nhiều nơi Phật và chư Tổ đã nói công đức niệm Phật hay trừ tội chướng, sanh phước huệ, hiện ra hoa sen, ánh sáng. Từ xưa đến nay các hành giả tu tịnh nghiệp, lúc thức tỉnh hay trong giấc mơ, đã thấy hiển hiện điều này, và cũng đã thuật lại rất nhiều. Đó là lý chiêu cảm của nhân lành quả lành, kẻ chưa tin phải theo lời giải thích và điều minh chứng mà phát lòng tin. Nếu còn quyết định không tin nhận, thì thật đáng thương kẻ ấy quá nông cạn, nhiều nghiệp chướng, kém phước duyên, cam chịu khổ mãi trong vòng luân hồi sáu nẻo.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật
Cảm niệm những chia sẻ của Huệ Tịnh huynh!
_()_
A Di Đà Phật, xin tùy hỷ công đức của đạo hữu Sala hồi hướng công đức đến khắp tất cả chúng sanh trong cửu pháp giới, 2-3 hôm nay Huệ sanh bận công việc nên không đi cộng tu và hộ niệm được nhưng sau nghỉ lễ vẫn hành trang lên đường thôi. Các đạo hữu trên duongvecoitinh nên lưu danh sách ban hộ niệm trên toàn quốc khi cần liên hệ với ban hộ niệm để tùy duyên nhé. Nhân dịp chia sẻ của Cô Tâm Trí ở “Vì Sao Niệm Phật Cho Người Sắp Mất Vô Cùng Quan Trọng?” huệ sanh xin chia sẻ một vài cảm nhận ở mục này khi đi hộ niệm và những chia sẻ mà huệ sanh đã nghe được từ nhiều Cô, Chú Anh Chị và của Cư sĩ Diệu Âm (Úc Châu) về hộ niệm thực tế mong các đạo hữu hoan hỷ. Nam mô A Di Đà Phật. Nguyện hồi hướng công đức đến toàn thể các đạo hữu và chúng sanh.
Nam mô A Di Đà Phật.
Xin tùy hỷ công đức của đạo hữu Voheusanh,nguyện hồi hướng công đức đến khắp pháp giới chúng sinh !
“Các đạo hữu trên duongvecoitinh nên lưu danh sách ban hộ niệm trên toàn quốc khi cần liên hệ với ban hộ niệm để tùy duyên nhé”.
Sala: xin cảm ơn đạo hữu nhiều !
Rất đón chờ những chia sẻ của đạo hữu về việc hộ niệm thực tế !
Hoan hỷ !
Nam mô A Di Đà Phật.