Con có một người bạn thân ở Đài Bắc. Cô vốn là một thầy thuốc giúp người phá thai, y thuật của cô rất giỏi nên đã giúp rất nhiều người bỏ thai. Sau khi cô được học văn hóa truyền thống thì phát hiện ra việc làm này là giết người nên cô đã bỏ nghề, quyết định không làm nữa. Có một lần, trước đó khoảng một tháng, cô ấy tìm đến nhà con rồi thuê một căn phòng đối diện nghỉ dưỡng. Nửa đêm, khoảng 3 giờ sáng, cô điện thoại cho con khóc nức nở và cầu cứu:
– Chị Gia Lệ ơi, xin hãy cứu em.
Con cứ nghĩ cô ấy bị kẻ xấu ức hiếp nên mới bảo cô gọi cảnh sát. Nhưng cô ấy trả lời:
– Không phải, không phải, cứu em, cứu em.
– Con hỏi: “Bây giờ em đang ở đâu?”
– Em đang ở nhà nghỉ.
Rồi cô khóc đến tắt tiếng, không thốt lên thành câu. Con nói:
– Vậy em mau qua chị đi.
Khoảng 4 giờ thì cô ấy qua đến chỗ con. Vừa vào đến nơi thì cô ấy ôm chặt lấy con, đầu tóc rũ rượi, cả người run cầm cập, sợ kinh khiếp. Con cứ ngỡ phía sau cô ấy còn có kẻ xấu bám theo nên con mới hỏi :
– Có ai theo em không ?
Cô ấy không trả lời mà khóc liền một mạch suốt 3-4 tiếng đồng hồ. Sau khi bình tĩnh trở lại, cô hỏi con:
– Chị Gia Lệ có biết gì không? Có rất nhiều trẻ con đầy trời, khắp đất. Những đứa trẻ này thiếu tay, thiếu chân, không có đầu…chúng đến bóp cổ em, khiến cho em thở không ra hơi.
Sau khi học lớp văn hóa truyền thống, cô ấy đã bỏ nghề này rồi thì tình trạng này cứ liên tục xảy ra với cô ấy, khiến cho cô bị bệnh thần kinh. Người chồng mới đưa cô đến bệnh viện tâm thần, hết thảy mọi người đều cảm thấy rằng cô ấy bị điên, cứ ngày nào cũng bị hành hạ như vậy thì làm sao khỏi bệnh. Bản thân cô ấy cũng rất đau khổ, ban đêm không tài nào ngủ được, vừa chợp mắt thì các vong nhi (tiểu anh linh) liền xuất hiện khủng bố tinh thần rất dữ dội. Cô ấy cảm thấy không còn thiết sống nữa, sống như vậy thì chẳng còn ý nghĩa gì cả. Như thế không phải địa ngục thì là cảnh giới gì?
Và một trường hợp khác là con có một cô bạn cũng là bác sĩ phá thai, sống tại Thượng Hải. Cô bác sĩ này thường giúp người khác hủy hoại thai nhi. Sau này cô mắc phải một căn bệnh kỳ lạ, đó là khi cánh tay cô vừa duỗi ra thì thịt cứ rớt rụng xuống. Ngày nào thịt cũng rơi, máu chảy tùm lum, ai nhìn thấy đều rất kinh hãi. Cô cảm thấy rất đau khổ, cô đã tìm đến tất cả bệnh viện trong nước để điều trị chứng bệnh quái lạ này, nhưng hầu như các bác sĩ Đông, Trung, Tây y thảy đều bó tay. Họ bảo chứng bệnh này quá kỳ lạ nên không chữa được.
Sau này, nghe nói ở Hồng Kông có thể trị được nên gia đình cô đã đưa cô đến để châm cứu, mỗi lần châm cứu tốn khoảng 480 ngàn NDT (khoảng gần 75.000 đô la Mỹ). Gia đình cô cũng giàu có nên vẫn điều trị cho cô. Thế nhưng, tình hình vẫn không khả quan, cô lại đau khổ và…hết cách.
Về sau, nhờ một người bạn giới thiệu nên cô may mắn được tiếp xúc với Phật pháp. Người đó khuyên cô hãy học Phật, niệm Phật đi. Sau khi học Phật rồi, cô tham gia vào một Pháp hội và thành tâm thành ý niệm Phật cầu sám hối lỗi lầm. Dù sao thì cô ấy cũng đang bệnh nặng sắp chết rồi, thôi thì niệm Phật, cái gì cũng buông xả hết, ngày nào cũng chăm chỉ mà niệm Phật. Trong thời gian niệm Phật thì xuất hiện một kỳ tích. Trong thời gian chí thành niệm Phật, cô ấy đã nôn ra một vật vừa đen vừa hôi thối. Nôn ra hết thì da dẻ cô ấy lập tức thay đổi, da thịt không còn rơi rụng, vết thương bắt đầu kéo mài. Chồng của cô ấy vốn chưa bao giờ biết đến Phật pháp, nay chứng kiến được sự nhiệm mầu của cô ấy thì cả nhà cùng quy y Tam bảo, trở thành những Phật tử thuần thành.
Hai trường hợp trên đây chính là Báo ứng hiện đời. Trường hợp này, họ đã chân thật sám hối nên mới hiển hiện cái Quả báo này để cho mọi người cùng được xem thấy, nhằm khuyên bảo mọi người nhất định đừng phá thai nữa. Như vậy có thể tiêu trừ được nghiệp chướng của cô ấy.
Cho nên, vạn phần đừng bao giờ KHUYÊN NGƯỜI PHÁ THAI, KHÔNG NÊN LÀM NGHỀ PHÁ THAI VÀ BẢN THÂN CŨNG ĐỪNG TẠO TÁC RA THAI NHI ĐỂ RỒI PHẢI ĐEM BỎ. Tội này cực trọng, bởi vì bạn giết súc sinh hay giết người là kẻ thù của bạn thì tội còn nhẹ hơn một chút, chứ giết con của chính mình thì tội rất nặng. Vong nhi trở thành oan gia trái chủ đeo bám mãi những người kết oán với nó, chờ cơ hội để trả thù, làm sao bạn có thể trốn thoát được?
Nếu đã từng phạm phải lỗi lầm thì bạn hàng ngày phải ra sức chân thành sám hối ăn chay, niệm Phật, đem công đức này hồi hướng cho các vong nhi mà mình từng bỏ, sau đó trải rộng ra hồi hướng cho tất cả các tiểu anh linh trên thế giới này bị cha mẹ phá bỏ, thì may ra mới có thể hóa giải được mối oán cừu sâu nặng này.
Đệ tử ghi chép lại hai câu chuyện thật này hầu chia sẻ khắp những người hữu duyên. Nếu có chút công đức nào, xin hồi hướng cho hết thảy các tiểu anh linh tận hư không, khắp pháp giới có thể buông bỏ oán thù, nhất tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh độ, vĩnh viễn lìa khổ được vui.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Diệu Âm Lệ Hiếu kính ghi lại từ đĩa “Quý trọng sinh mạng, xin đừng phá thai giết con” – Cuộc phỏng vấn giữa cô Đinh Gia Lệ và Hòa thượng Tịnh Không năm 2011
Nam Mô A Di Đà Phật,
Xin các vị thượng tri thức cho con lời khuyên ạ.
Cha mẹ con sinh được 3 người con, con là út trong gia đình. Khi lớn lên, con được mẹ tâm sự rằng vì trước kia điều kiện khó khăn nên mẹ con đã bỏ đi khá nhiều thai nhi. Là một Phật tử, chắc hẳn ai cũng hiểu tội phá thai nghiêm trọng như thế nào. Anh trai của con đã lập gia đình 5 năm, nhưng đến giờ anh chị vẫn chưa có con, cả gia đình con đều rất sốt ruột vì anh ấy là con trai duy nhất (người Việt quan trọng việc nối dõi) con tin rằng đây chính là quả báo cộng nghiệp của cha mẹ và anh trai. Con đã khuyên mẹ nên niệm Phật hồi hướng công đức cho thai nhi nhưng mẹ con không tin việc này nên không làm gì cả. Vậy các vị thiện tri thức cho con hỏi con có thể thay cha mẹ làm việc đó được không ạ và nếu con hồi hướng công đức cho các thai nhi thì họ có tha thứ cho cha mẹ con không ?
Con mong nhận được hồi âm sớm ạ!
Nam mô a di đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phập
Kính thưa các vị thượng tri thức hãy cho con lời khuyên
Mẹ đẻ con là một cán bộ lãnh đạo ,là đại biểu quốc hôi khóa 3 .Theo con tụng kinh niệm phật nên con nhận thấy lỗi lầm mẹ con khi làm việc vào những năn 1970-1975 khi đó con còn rất nhỏ xong con biết mẹ con dẫ từng chỉ đạo phá rất nhiều đền chùa qăng tương xuống ao hồ việc làm này mẹ con có giải thích là có chủ chương chỉ đạo của Đảng và nhà nước lúc đó.Xong con nghĩ mẹ con vẫn trực tiếp chỉ đạo .Cho nên cách đây khoảng 10 năm mẹ con và bố con rất tình cảm xong hiện nay hai cụ luôn chửi mắng nhau con cái khuyên nhủ cũng không được .Có phải mệ con đã phải gánh chụi lỗi lầm của minhg không .Hiện nay mẹ con gà 90 tuổi và cũng hiểu rất ít về Phật Pháp nên không tụng kinh.đi chùa.Con có thể làm thay mẹ việc gì tụng kinh hồi hướng ,niện Phật ,phóng sinh…. Con rất mong các bậc thượng trái thức hoan hỉ chỉ bảo
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi bạn Nguyện Thị Hồng Nhung:
Bạn có thể vì mẹ mà sám hối thay, cũng như làm hết thảy các công đức lành rồi hồi hướng cho mẹ bạn. Như thế tội nghiệp ở tam đồ may ra có thể giảm bớt. Xưa mẹ bạn đã phá chùa & ném bỏ tượng Phật, nay bạn có thể thay mẹ kiến tạo hay hùn phước xây chùa, đắp tượng Phật và bồ tát. Nếu mẹ bạn đồng ý cho bạn dùng tiền của mẹ hay đồ dùng của mẹ đem bán để lấy tiền làm phước thì tốt hơn là dùng tiền của bạn.
Bạn có thể noi theo tấm gương hiếu thảo sau đây. Đại sư Ấn Quang tại pháp hội “Hội Quốc Tiêu Tai” nơi Thượng Hải từng kể một câu chuyện:
“Mẹ cư sĩ Hoàng Hàm ở Thượng Hải, không thể ăn chay, hơn nữa bà không tin ăn chay là cần thiết cho việc tu học theo Phật. Hoàng Hàm bèn thỉnh giáo ngài Ấn Quang và được dạy: Hằng ngày nên ở trước Phật, sớm tối sám hối nghiệp chướng thay cho mẹ. Do mẫu tử tình thâm, nhờ mối tương quan thiêng liêng cộng thêm lòng chí thành sẽ chiêu được cảm ứng.
Hoàng Hàm vâng lời làm theo. Hơn một tháng, mẹ ông phát tâm ăn chay trường, năm đó bà 81 tuổi, mỗi ngày bà siêng năng niệm Phật hai mươi ngàn câu, đến 93 tuổi thì qua đời”.
Mẫu thân Hoàng Hàm vốn là một người ngoan cố, trước đây bà thà ăn cơm trắng chứ nhất quyết không dùng chay, sau khi được con tụng kinh sám hối thay cho rồi thì bà bỗng thay đổi, tự phát tâm ăn chay. Lời thuật của Đại sư Ấn Quang dạy rất đáng để chúng ta noi theo.
A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật, gửi bạn Diệu Vy “Con hỏi con có thể thay cha mẹ làm việc đó được không ạ và nếu con hồi hướng công đức cho các thai nhi thì họ có tha thứ cho cha mẹ con không” Huệ sanh có thể nói với bạn là bạn có thể thay cha mẹ làm việc đó, còn việc thai nhi có tha thứ hay không thì khó có thể nói được, tất cả đều phải xuất phát từ tâm thành kính, nhân quả nghiệp duyên sâu dầy mà có thể hóa giải. huệ sanh xin chia sẻ với bạn nếu bạn hồi hướng công đức cho các thai nhi thì 10 phần họ chỉ hưởng 3 phần, anh chị bạn và bạn với mẹ bạn kiếp này có nhân duyên nhưng vì bây giờ mẹ bạn gieo nhân sát sanh nên trong đời này quả các anh chị bạn và bạn phải gánh chịu, làm cho mẹ bạn vì lo lắng cho anh chị và bạn không có con mà phải đau buồn khổ sở, chưa hết khi hết nhân duyên kiếp này rồi e phải chịu nhiều đau khổ phía trước. Bây giờ bạn phải chân thành sám hối các việc mà mẹ bạn đã làm, niệm Phật, phóng sanh làm tất cả các điều thiện lành đem tất cả công đức mà hồi hướng cho tất cả oan gia trái chủ, cho các thai nhi đã bị bỏ trước đây.
Sau đó tiếp tục lựa lời khuyên bảo cha mẹ “nước chảy thì đá mòn” lâu ngày dài tháng hy vọng có thể có chút thiện duyên để mẹ bạn tin Phật pháp mà tu hành, dây ai buộc thì người đó mở, chẳng thể có người khác thay mình mở, chỉ mình làm mình mở thì mới có thể rốt ráo viên mãn, không những vậy bạn nên khuyên anh chị trong gia đình nên niệm Phật, phóng sanh thành tâm sám hối bởi vì không chỉ có mẹ bạn mà ngay cả các anh chị và bạn cũng đều tạo nghiệp đời trước, đời này túc duyên đã tới nên phải gánh chịu. Còn về niệm Phật, phóng sanh làm các việc thiện lành,… là Phật tử bạn cũng biết nên làm thế nào. A Di Đà Phật nguyện đem tất cả công đức ngày hôm nay hồi hướng cho tất cả chúng sanh trong mười phương pháp giới và cho gia đình của Diệu Vy. A DI ĐÀ PHẬT
Nam Mô A Di Đà Phật,
Diệu Vy xin chân thành cảm ơn sự chia sẻ của thiện tri thức Huệ Sanh. Diệu Vy sẽ bắt đầu thực hành ngay hôm nay.
Chúc cư sĩ Huệ Sanh luôn tinh tấn niệm Phật, sớm trọn thành Phật đạo.
nam mô a di đà phật
1. Vãng sinh cực lạc 12 kiếp hoa kiến phật, cho con hỏi 1 kiếp mất bao lâu.vãng sinh hạ phẩm hạ sinh cũng gọi a duy việt trí, còn vãng sinh thượng phẩm thượng sinh gọi nhất sinh bổ xứ không ạ, từ hạ phẩm lên thượng phẩm bao lâu,và thượng phẩm lên thành phật mất bao lâu, giả sử có người vãng sinh trung phẩm trung phẩm lên thành phật có nhanh hơn bồ tát di lặc thành phật không, vì con được biết bồ tát di lặc sẽ thị trái đất hơn 5 tỷ năm nữa mới thành phật. nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Tạm trả lời bạn tương đối như thế này thôi
-1 kiếp=1,3 tỷ năm nhân gian
-Tâm tánh của chúng ta bị 41 phần vô minh che mờ.Thượng phẩm thượng sanh phá 1 phần vô minh,bồ tát đẳng giác hay còn gọi là nhất sinh bổ xứ đã phá được 40 phần vô minh,Phật thì phá hết sạch 41 phần vô minh
– bồ tát di lặc thành phật trước.
-.vãng sinh hạ phẩm hạ sinh cho đến thượng phẩm thượng sinh đều gọi là a duy việt trí. a duy việt trí ý nghĩa là bất thối chuyển trên con đường thành Phật,hễ sanh về Cực Lạc thì chỉ có tiến ko có lùi nên ngày thành Phật càng ngày càng gần,còn ở các cõi khác có khi tiến được 1 bước lại bị lùi 5 bước nên ngày thành Phật càng ngày càng xa
A Di Đà Phật
Nam Mô Phật
Đạo hữu Nguyễn Hữu Thắng,
Con chưa đẻ mà cứ mải mê lo sắm sửa quần áo? lo đặt tên? lo nó cao bao nhiêu? đẹp hay xấu? học trường nào? bao giờ tốt nghiệp? tốt nghiệp cao hay thấp? làm kỹ sư hay bác sĩ? thành đạt hay chẳng thành đạt…??? liệu có phải là dư thừa không?
A di đà phật . con xin các bậc thiện tri thức cho con lời khuyên, chị dau con mới mất đến chủ nhật này là 49 ngày, gia đình con có làm lễ 49 ngày ở trên chùa, gia đình con có bỏ ra 10 triệu để đi phóng sinh nhưng chị gái con bảo là phóng sinh như vậy quá nhiều thà bỏ tiền đó ra cứu giúp những người có hoàn cảnh khó khăn còn hơn là đi cứu những con vật, con không biết phải trả lời câu hỏi này như thế nào. con xin các bậc thiện tri thức cho con lời khuyên, con xin cảm ơn. a di đà phật
Trong cuốn Công đức Phóng sanh, Pháp sư Viên Nhân có trả lời về trường hợp của bạn như sau:
“Hỏi: Tôi nghĩ, thà đem số tiền làm việc phóng sinh để cứu tế cho những người nghèo khó đói thiếu, xem ra có hiệu quả thực tế hơn.
Đáp: Già cả cô độc, bần cùng khổ nạn, tuy thật đáng thương xót, nhưng mạng sống chưa đến nỗi tức khắc tử vong, phải mất đi trong chốc lát. Còn loài vật đang nguy ngập kia, nếu chẳng kịp cứu giúp phóng sinh thì tức khắc sẽ bị giết để nấu nướng, phải bỏ mạng trong miệng con người. Một bên là cảnh ngộ đáng thương, nhưng vẫn còn giữ được tính mạng. Một bên là chỉ mành treo chuông, mạng sống bị đe dọa, tán mạng nơi cửu tuyền. So ra bên nào gấp rút hơn đã có thể thấy ngay.
Nên biết, chúng sinh muôn loài so với chúng ta thì tánh Phật cũng đồng nhất, không sai khác. Chỉ vì vô minh che lấp, nghiệp báo nặng nề mà phải trầm luân trong cảnh giới súc sinh. Đối với tất cả chúng sinh, đức Phật đều thương yêu như đứa con. Cứu được một mạng sống tức là cứu được một người con Phật, nên chư Phật đều hoan hỷ. Lại nữa, cứu một chúng sinh cũng như cứu được một vị Phật tương lai, vì tất cả chúng sinh đều có tánh Phật, đều có khả năng thành Phật. ”
Kính gửi để bạn suy xét
Nam Mô A Di Đà Phật !
Chào các quý đạo huynh !
Xin các quý đạo huynh vui lòng giải thích cho tôi việc ” làm sao khẳng định mình Có đủ Tín, Nguyện để vãng sanh ?” Nghĩa là cho dù mình có bệnh nan y cũng ko đến bệnh viện điều trị, dù gặp hoả hoạn hay động đất cũng an nhiên, tự tại ngồi niệm Phật vãng sanh ? Dù là khi đó vẫn còn có mẹ già , con thơ …
Trước đây , tôi nghĩ, khi có Tín, Nguyện vãng sanh, nghĩa là buông bỏ những Tham đắm trong cuộc sống ( tiền tài, công danh, sự nghiệp , sức khoẻ, sự sống , … ) ; việc điều trị bệnh nan y có thể gây tốn kém cho gia đình một cách không cần thiết thì ta sẵn sàng buông bỏ, nhưng việc hoả hoạn hay động đất mà ko chạy khỏi, chết đi gây đau lòng cho người thân, là hành vi vô trách nhiệm, bất hiếu , bất nghĩa . Việc Buông bỏ Ba La Mật vạn duyên này đối với hàng Phật tử tại gia có nên cân nhắc lại một chút không ạ …?
Nam Mô A Di Đà Phật !
Kính quý đạo hữu. Nếu lúc nào đó bạn có thể phát tâm tu tập hành trì theo lời Phật dạy thì bạn sẽ không còn bị những vọng tưởng điên đảo làm mê hoặc tâm trí như vậy.
Mô Phật!
A Di Đà Phật
Nhà thơ Tố Hữu có viết “Dù sợ chết nhưng có ai không chết”. Thật vậy, có sợ chết cũng phải chết, và có sợ người thân đau buồn thì liệu ta có giữ mãi cái mạng này không? Đời người là vậy, người đang nằm trên giường bệnh thì ngoài bệnh khổ, tử khổ, lại cùng thân quyến ái biệt ly khổ- từ vô thuỷ kiếp đến nay nó như thế rồi.
Ta vì ngu si mê muội mà huỷ hạng mạng sống khiến cha mẹ khóc thương đó là bất hiếu; ta vì tạo ác nghiệp hiện đời bị đoản mạng, khiến người tóc bạc tiễn người tóc xanh là bất hiếu. Song, ta về với Phật, cùng Phật hoàn thành bổn nguyện cứu độ chúng sanh- không những đã đền đáp được ân Phật, mà đối với cha mẹ hiện thời là đại hiếu, đối với cha mẹ thân quyến nhiều đời nhiều kiếp là đại phước lợi cho họ.
Cho nên lấy việc niệm Phật vãng sanh là nhiệm vụ căn bản, còn tất cả mọi việc nên tuỳ duyên. Nếu đang bệnh, người thân muốn ta đi bệnh viện thì đến bệnh viện mà niệm Phật, ở bệnh viện không niệm Phật được thì về nhà niệm Phật. Động đất, sóng thần ập đến nếu có thể đứng tại chỗ mà niệm Phật nhân cơ hội này mà vãng sanh thì cứ đứng yên niệm Phật, không đứng yên được thì vừa “chạy” vừa niệm Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Gửi bạn Diệu Tiến,
*Phật pháp phải tuỳ duyên. Hai chữ tuỳ duyên vô cùng quan trọng. Tuỳ là tuỳ theo điệu kiện, hoàn cảnh tốt-xấu mà chúng ta tạo nhân duyên thiện lành để tu đạo và hành đạo cho thích hợp, chứ hoàn toàn không phải nghĩa: chuyện gì cũng buông bỏ hết. Ví thử: chúng ta có gia đình, vợ, chồng, con cái, ông bà, cha mẹ… nay nghe mọi người nói đời này là bể khổ, là uế trược, nên buông hết rồi niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ. Về đó chỉ hưởng điều vui, du hội cùng chư Thượng Thiện Nhân… Vậy là về nhà chúng ta tuyên bố: từ nay tôi chỉ cần niệm Phật để vãng sanh thôi. Mọi chuyện trong nhà, ngoài phố… các người nên tự mình mà lo lắng, thu xếp. Tôi không để ý đến các người nữa. Kế đó là bỏ công ăn, việc làm, rũ bỏ tất thảy mọi trách nhiệm với gia đình và xã hội để ngồi nhà „chuyên tu“. Hiểu thế là không hiểu lời Phật dạy, là nghịch đạo. Buông hết là buông những tất thảy những tham, sân, si, mạn, nghi, phân biệt, chấp trước thường dấy khởi trong tâm khi đối người, tiếp vật, nhờ sự quán chiếu như vậy mà tâm phiền não sẽ dần được chuyển hoá và cuộc sống gia đạo ngày một thêm an lạc. Khi người xung quanh thấy mình tu đạo mà được an lạc, dẫu trước tới nay họ không màng chuyện đạo, nay họ sẽ khởi duyên lành để suy ngẫm về chính mình, và sẽ lấy bạn làm gương để gần gũi Tam bảo. Đó là nhờ buông tâm phiền não mà nay có cơ hội chuyển hoá được chính mình và người thân.
*Người bị bệnh thập tử nhất sinh mà bác sĩ chê, đây là cơ hội để chứng tỏ Tín-Nguyện-Hạnh của mình và cũng chứng tỏ mình có thực tâm buông xả thân mạng hư giả này chưa. Tuy nhiên cũng phải khéo léo thì mới chuyển được duyên nghiệp. Bằng không lại gây nên sự hoảng loạn trong gia đạo, khiến cho mọi người thân bất đồng, nổi sân, sanh chê bai, huỷ báng Tam Bảo thì mình lại là người tổn phước hơn cả. Hơn thế, khi cận tử nghiệp ập tới, trong lúc mình chưa đủ tín tâm, định lực để tự mình đối mặt với chuyện sanh tử, những người thân vốn có sự bất đồng, xung đột quan điểm tâm linh với mình, nay họ sẽ là những chướng duyên cản trở mình. Như thế, dẫu lúc đó bạn có muốn siêu cũng khó mà thoát được.
* nhưng việc hoả hoạn hay động đất mà ko chạy khỏi, chết đi gây đau lòng cho người thân, là hành vi vô trách nhiệm, bất hiếu , bất nghĩa. Việc Buông bỏ Ba La Mật vạn duyên này đối với hàng Phật tử tại gia có nên cân nhắc lại một chút không ạ …?
Hai chữ tuỳ duyên nên đem ra chiếu xét trong những trường hợp này. Nếu là cá nhân thì phải quán duyên mạng của bạn đã tận chưa? Nếu thực đã tận thì chạy hay không chạy cũng chẳng thể thoát, nếu ngay lúc đó một niệm nhất tâm: Nam Mô A Di Đà Phật khởi lên thì cũng ngay đó hoặc sẽ chuyển đổi được vận nghiệp, hoặc cũng ngay đó phải xả báo thân thì cũng được sanh về Tịnh Độ. Điều này trong Kinh VLT đức Phật đã nói: „Đến khi lâm chung, giả như tam thiên đại thiên thế giới tràn ngập lửa lớn hiện ra trước mắt thì người ấy cũng có thể vượt qua sanh về cõi kia. Do người ấy từng gặp các đức Phật trong đời quá khứ, và được thọ ký Bồ đề, được hết thảy Như Lai cùng khen ngợi. Vì thế phải nên chuyên tâm tin nhận, trì tụng, giảng nói, tu tập pháp này”.
Nhưng nếu như mình còn có cơ hội để bảo toàn mạng sống, cứu giúp thân quyến thoát nạn, bản thân định lực tu hành chưa đủ mà lại thụ động đối mặt với tử thần thì đó là chết trong vô minh. Chết mà không biết mình sẽ về đâu?
TN nhận thấy thời gian gần đây có rất nhiều liên hữu vô cùng lúng túng và có những ngộ nhận rất lớn về pháp môn niệm Phật. Vì thế hoặc là tìm cách rũ bỏ tất cả (giống như kiểu rảnh nợ) để chuyên nhất niệm Phật“; hoặc niệm Phật để mong cầu được mau chóng vãng sanh; hoặc tìm, cầu sự chứng đắc, thần thông… Làm vậy là chúng ta đã tự mình tách ra khỏi nhân-quả. Phật nói: Quả muốn không cong thì nhân phải thẳng. Ngay từ khởi đầu chúng ta đã xa rời nhân-quả, tức nền tảng Phật học chưa kiến lập, phiền não còn ngập tràn nhưng lại muốn lập tức vãng sanh, đó là điều chẳng thể. Phật dạy: „Chẳng thể dùng chút ít thiện căn phước đức nhân duyên mà được sanh về cõi kia“.
Thiện căn – phước đức – nhân duyên là gì? TN nghĩ người niệm Phật chúng ta không thể không quan tâm, bằng không, như Ấn Quang Đại Sư đã cảnh báo: Niệm tới khô cổ, bể họng cũng chi là dối mình, gạt người.
TN
A Di Đà Phật.
Chào bạn sen Diệu Tiến,
Để trả lời cái thắc mắc của bạn, theo cách suy nghĩ hạn hẹp của Huệ Tịnh thì khi gặp cảnh thiên tai khủng hoảng như động đất, phần đông ai cũng phản ứng lo bỏ chạy đông chạy tây sợ hãi để thoát cái nạn chết trước mắt. Còn đối với một vị chân tu với tâm Bồ Tát chân thật, có đạo lực thì vị ấy sẽ bình tĩnh tùy duyên ứng phó quán xét tình hình nghĩ cách cứu giúp người xung quanh đang ở trong cảnh gian nan nguy hiểm. Đó là hạnh Quán Thế Âm Bồ Tát tâm thinh cứu khổ cứu nạn thực tế, chứ không ai ngồi đó niệm Phật thấy chết không cứu mà vãng sanh? Tự tại biểu diễn vãng sanh cũng phải lựa tùy lúc cho đáng chứ đúng không?
Nhân viên cứu hỏa họ còn dám liều hy sinh tánh mạng trong ngày khủng bố 9/11 ở NY để đi vào cứu biết bao nhiêu người còn kẹt trên cái Trade Towers. Họ là những con người bình thường đã bị cùng chết chung trong đó vì họ có tâm Bồ Tát với niềm tin chỉ nghĩ đến sự cứu khổ cứu nạn cho người khác chứ không nghĩ đến tánh mạng bản thân. Liệu lúc đó chúng ta có tâm Bồ Tát Quán Thế Âm như họ không?
Phật tử chúng ta là người niệm Phật, thường ngày phát nguyện ra sao ai cũng biết nhưng khi có chuyện rồi mới thực sự biết lòng tin chí nguyện chân thật lấy thôi.
Thí dụ đang lái xe niệm Phật ngon lành, bất ngờ có xe khác hút xe mình xảy ra tai nạn giao thông. Liệu lúc đó tâm chúng ta có còn ngon lành “bình tĩnh” niệm Phật để ứng phó mọi việc phức tạp ở hiện trường không? Chuyện tai nạn bất ngờ thực tế hơn có thể xảy ra cho mọi người như vậy cũng đủ để tự soi tự biết, nói chi đến động đất cho xa vậy.
Muốn dễ hiểu hơn nữa thí dụ chúng ta đang ngồi niệm Phật ở nhà thường ngày, lỡ nghe tin cha mẹ, vợ chồng con cái, gia đình bị chuyện gì xảy ra. Liệu lúc đó tâm chúng ta phản ứng ra sao, có còn bình tĩnh để niệm Phật không?
Cho nên khó ai mà biết được khi những chuyện nghịch ý chưa xảy ra thử thách đến với bản thân. Khi trải nghiệm qua rồi sẽ tự hiểu lấy tâm mình ra sao thôi.
Tổ Ấn Quang Đại Sư có khuyên chúng ta ngoài niệm Phật ra còn nên kèm niệm thêm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát chắc chắn là có hàm ý sâu xa của Ngài. Dù sao Đại Sư cũng là hoá thân của Đại Thế Chí Bồ Tát, phần đông chúng ta mắt phàm khó nhìn thấu cho nên chỉ một lòng nên y theo lời Tổ mà hành sẽ có lợi ích đừng có suy lường nghi ngờ.
Đôi lời chia sẻ hạn hẹp thực tế cùng các bạn sen, mong đem lại lợi ích chung. Nếu có điều gì thiếu sót xin các bạn chỉ dạy thêm cho.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Âm Bồ Tát.
A Di Đà Phật
Kính gửi quý đạo hữu!
Chúng ta là người học Phật cần lấy thực tiễn mà tu tập, tránh viễn vong, lý thuyết suông. Giả như thấy người đang bị nước cuốn giữa dòng, tôi không biết bơi nhưng thực hành hạnh Bồ Tát, tôi lao xuống cứu người- thực tình là MD không làm được điều này. Sở dĩ đội cứu hoả dám xả thân vì họ có kiến thức, kỹ năng và được trang bị phương tiện để cứu người, đó là đặc thù ngành.
Do đó người niệm Phật cần lấy việc niệm Phật làm trọng yếu, còn các hạnh khác (cứu người, giúp đời…) đều tuỳ vào khả năng- đó chính là thực tế, lấy thực tế mà tu tập, tránh lý thuyết suông. Độ mình rồi độ người, cứu mình rồi cứu người, chẳng thể vì lòng từ bi mà tổn hại tánh mạng bởi thân này mất đi biết đến khi nào có được thân người mà tu hành niệm Phật.
Nam mô A Di Đà Phật
Con xin cảm ơn thiện tri thức phúc bình, con nghe và đã hiểu ra lên làm gì rồi. cầu xin phật gia hộ cho thiện tri thức thân tâm an lạc, tinh tấn niệm phật, a di đà phật
Xin cảm tạ đạo hữu. Phàm phu độn căn Phúc Bình thật ko dám nhận chữ “thiện tri thức” mà đạo hữu hào phóng dành cho. Đường tu còn lắm gian nan, chướng ngại, tự thấy tâm mình còn cách Phật xa vời vợi mà tâm ma lại luôn cận kề.
Tìm hiểu đầy đủ hơn về hạnh phóng sanh, xin giới thiệu với đạo hữu đường link tham khảo sau: https://m.youtube.com/watch?v=G1hp8g09N4k
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật !
Cảm ơn đạo huynh Thiện Nhân, Phúc Bình, cảm ơn Mỹ Diệp .
Tôi luôn tri ân tất cả các quý đạo hữu giúp tôi hiểu rõ nhiều vấn đề
Mong các bạn thông cảm, hoan hỷ với tôi. Tôi biết mình mới chỉ bước những bước đầu tiên trên con đường đến với Đạo Phật. Tôi không có vọng tưởng , hoặc điên đảo huyễn mộng gì đâu. Trong quá trình tu học, hoặc là do một vài điều đọc được mà chưa hiểu rõ, hoặc là do ý kiến người khác nói chuyện với tôi, nhưng bằng hiểu biết Phật Pháp vẫn còn nông cạn, mình tôi cũng không trả lời, giải thích được thấu đáo, nên tôi đưa ra để mong được Thấu Hiểu rõ hơn thôi .
Nam mô A Di Đà Phật !
A di đà phật,
Xin các vị thiện tri thức cho con lời khuyên ạ,
Con quen một người bạn trai, chúng con cũng tính tới chuyện tương lai, tuy nhiên, mẹ của bạn ấy làm nghề hộ sinh, cứu người không ít, mà hành nghề phá thai cũng không ít, với vị trí của mình con không thể can dự vào cuộc sống của gia đình bạn ấy được, nhưng bản thân con cảm thấy rất lo sợ cái nghiệp sẽ phủ xuống đời của chúng con, và gia đình người bạn trai này, xin các vị thiện tri thức, cho con biết cách để giúp chúng con sám hồi sám hối, trừ nghiệp ạ, đền bù những lỗi lầm mà thế hệ trước đã gây ra ạ…
….. nam mô….
A Di Đà Phật
Bạn Hồng Ân!
Không phải lẽ tự nhiên mà con người được gặp gỡ, trở thành bằng hữu-thân quyến của nhau. Đó đều do duyên tiền định, không thể tránh khỏi.
Vấn đề công việc phía nhà bạn trai của bạn đúng là đáng để bạn phải lo lắng, tuy nhiên nỗi lo “nghiệp sẽ phủ xuống đầu chúng con”- cái này không chuẩn xác, bởi theo Luật Nhân quả: ai làm nấy chịu. Mẹ chồng tạo nghiệp bắt con cháu phải hứng chịu sao?
Người ta thường thấy đời trước tạo ác nghiệp, đời sau thường nhận quả báo xấu, do đó có câu “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” là vậy. Tuy không chuẩn xác nhưng cũng rất hữu ích: răn đe những kẻ bất thiện. Với chúng ta- người học Phật nên lấy Nhân- quả làm gốc, hiểu câu tục ngữ trên một cách rõ ràng, sở dĩ cha ăn mặn, con khát nước- đó là sự chi phối của biệt nghiệp và cộng dựa trên Luật Nhân quả.
Trong trường hợp mẹ chồng tương lai của bạn hành nghề phá thai, kiếm không ít tiền; chúng ta là con cháu, lại ham tiền của mà mặc sức hả hê, sống sung sướng trên đồng tiền bất lương; không có ý cản ngăn, chỉ muốn ăn nên làm ra. Như thế thì chính chúng ta cũng đang tạo ác nghiệp: phá thai, dù không trực tiếp cũng gián tiếp. Song trái ngược với lẽ trên, chúng ta đau khổ, trăn trở, luôn tìm cách thuyết phục mẹ chồng bỏ nghề thì ta chẳng dính dán gì. Cho đến hằng ngày đều niệm Phật cầu gia bị cho mẹ bỏ ác làm lành, khi ấy công đức của bạn sẽ vô cùng to lớn.
Nói thì dễ, làm mới khó; bạn nhất định phải kiên trì, kiên trì ở đây được thể hiện qua hành động, lời nói của bạn. Bạn nhất định phải là người chuẩn mực, tu thiện tích đức mới cảm hóa được người thân bỏ đồ đao. Chú ý nếu không khéo, đã không kéo được nghiệp, lại bị nghiệp kéo thì “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” là phải rồi.
Cố gắng nhé! Niệm Phật cho có lực vào, hồi hướng cho mẹ chồng bạn. Rồi mọi chuyện sẽ tốt thôi, Phật pháp nhiệm màu mà.
Nam mô A Di Đà Phật
Con đã hiểu, con xin cảm ơn các vị đã phúc đáp cho con.
Con chưa gặp mẹ bạn ấy nên chưa thể nói chuyện được, con nói chuyện với bạn ấy, thì bạn ấy bảo rằng 2 năm nữa sẽ bỏ nghề, bạn ấy bảo rằng chính bạn ấy và gia đình cũng không muốn hành nghề.Con không hiểu tại sao không muốn mà vẫn tiếp tục, nhà bạn đâu đến nỗi thieus ăn Con nói bạn rằng noí mẹ bạn nghỉ đi (có ít ăn ít cho tâm hồn than thản),Bạn buồn và nói mẹ bạn chưa nghỉ đc, bản thân cũng có ăn chay xám hối. Con thấy bạn cũng buồn bất lực nên không dám nói nhieuf, kiểu như bạn cũng ko thể khuyên mẹ nên buồn và còn có ý cho rằng con phán xét gia đình bạn, nên con chỉ còn cách im lặng…
Con không thể giúp người con mến bước ra khỏi nghiệp rồi…
Nam mô a di đà phật
A Di Đà Phật
Gửi Hồng Ân!
Giả như thấy người đang bị nước cuốn. Muốn cứu họ thì bản thân ta phải “giỏi” hơn họ, phải biết bơi, có kỹ năng cứu người. Cũng vậy, chúng ta hiện muốn độ người thân, việc ấy khó trong khó bởi chính chúng ta cũng đang bị nghiệp xoay chuyển, bài toán sinh tử vẫn còn chưa giải quyết xong. Phải biết rằng tất cả chúng ta hiện còn có mặt ở đây, phần đông đều đang “chơi vơi” giữa biển nghiệp; song người mê mờ thì mặc cho nước cuốn, người có trí huệ thì cố gắng bơi lên bờ. Nếu quả là người giác ngộ, chúng ta phải tự cứu mình trước, phải đến bờ giải thoát thì mới mong cứu giúp người thân quyến thuộc.
Cố gắng lên! Tu hành niệm Phật, niệm niệm giải thoát sinh tử- đó mới chính là yếu tố quyết định. Còn thế sự cứ tùy thuận theo duyên và phận vậy.
Chúc bạn tinh tấn tu hành!
Nam mô A Di Đà Phật
A Di Đà Phật
Mẹ của ng bạn kia hành nghề phá thai ,đã tước bỏ đi quyền sống của nhiều thai nhi,có thể thấy bác ấy đã tạo sát nghiệp nặng nề
Bạn Hồng Ân nên thường phóng sanh,niệm Phật,và các việc thiện khác hồi hướng cho mẹ của ng bạn kia,& tất nhiên cũng k quên hồi hướng cho những thai nhi vô tội đó nữa.
A Di Đà Phật
Cha mẹ làm sai hoặc tạo ác nghiệp con cái có thể thay cha mẹ bằng cách đọc tụng 7 biến KINH ĐỊA TẠNG. Làm tất cả những lời dạy trong kinh cứu cha mẹ mình và cho bản thân mình an lạc
ĐIỀU CỐT TUỶ CHO NGƯỜI NIỆM DANH HIỆU PHẬT.
Bạch Thế Tôn! Hết thảy chúng sanh ở hiện tại cùng vị lai, hoặc trời, hoặc người, hoặc nam, hoặc nữ, như họ chỉ niệm được một danh hiệu Phật mà công đức đã nhiều vô lượng. Hà huống là niệm được nhiều danh hiệu. Các chúng sanh này trong lúc sanh lúc tử sẽ được những sự lợi ích to lớn cho bản thân và không bao giờ đọa đường ác.
Nếu có người sắp mạng chung, hàng quyến thuộc trong nhà, dù chỉ một người vì người bệnh đó mà niệm lớn danh hiệu của một Đức Phật, thì người mạng chung này, chỉ trừ năm tội vô gián, còn những nghiệp báo khác đều được tiêu trừ. Năm tội vô gián này tuy là cực trọng vô cùng, cho dù trải qua ức kiếp cũng không thể ra khỏi. Nhưng nhờ lúc sắp mạng chung lại được người khác xưng niệm danh hiệu Phật cho họ, nên các tội ấy rồi cũng lần lần tiêu trừ. Hà huống là có chúng sanh nào tự mình xưng niệm, họ sẽ được vô lượng phước, diệt vô lượng tội.”
P/s: Tôi trích đoạn trong quyển Kinh Địa Tạng trang 136,137 có nói rỏ: NẾU CÓ NGƯỜI SẮP MẠNG CHUNG, HÀNG QUYẾN THUỘC TRONG NHÀ “DÙ CHỈ MỘT NGƯỜI” Vİ NGƯỜI BỆNH ĐÓ MÀ NIỆM LỚN DANH HIỆU CỦA MỘT ĐỨC PHẬT, THÌ NGƯỜI MẠNG CHUNG NÀY, CHỈ TRỪ NĂM TỘI VÔ GIÁN, CÒN NHỮNG NGHIỆP BÁO KHÁC ĐỀU ĐƯỢC TIÊU TRỪ HÀ HUỐNG LÀ CÓ CHÚNG SANH NÀO TỰ MÌNH XƯNG NIỆM, HỌ SẼ ĐƯỢC VÔ LƯỢNG PHƯỚC, DIỆT VÔ LƯỢNG TỘI.
DẶN LÒNG, DẶN NGƯỜI.
Chỉ có Công đức niệm Phật từ chính bản thân bạn thoát ra từ miệng của bạn mới cứu được bệnh Ung thư cho bạn hoặc thân quyến của bạn mà thôi.
Nếu hằng ngày bạn luôn luôn nhả ra “hàng ngàn câu Phật hiệu” thì còn gì tuyệt vời bằng.
Đi ra đường cũng niệm, đi tàu xe cũng niệm.
Đó là phương thuốc “A Di Đà” hiệu quả sẽ cứu mình mà không cần toa bác sĩ. Cám ơn đã đọc.
Hồi hướng:
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật tịnh độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ tam đồ
Nếu có ai thấy nghe
Đều phát lòng Bồ đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh cỏi Cực lạc.
Phật tử: Alisa.