Chứng vô thượng Bồ đề ở tuổi 31, chỉ trong 49 năm hoằng dương đại pháp mà Ðức Thích Ca Mâu Ni nói có đến 84.000 pháp môn là vì quán xét căn cơ của chúng sinh có cao thấp, lợi độn khác nhau mà rộng lập. Nhưng pháp môn nào cũng khả dĩ nhập đạo, thí như thành phố có muôn vạn nẻo vào. Kinh Lăng Nghiêm nói rằng: “Bổn lai chỉ có một, phương tiện lập nhiều môn”. Nhưng trong muôn ngàn pháp môn ấy, pháp tu dễ nhất, chắc chắn nhất chỉ có niệm Phật. Chỉ niệm sáu chữ “Nam mô A Di Ðà Phật” thì bất luận người nào ngu hạ đến đâu cũng có thể tu trì được, dạy một lần họ hiểu ngay. Chỉ cần tâm niệm, miệng niệm, niệm niệm tương tục thì chắc chắn chứng niệm Phật tam muội thật là dễ dàng vậy. Nếu chỉ dễ tu thôi mà không có công hiệu thì cũng chả quý. Nhưng pháp môn niệm Phật này chỉ cần phát khởi lòng tin sâu xa, tha thiết cầu vãng sinh, niệm Phật không dừng nghỉ thì không cần tham cứu, chẳng cần quán tưởng cũng được vãng sinh. Bằng tu tập các pháp môn khác chỉ dựa vào sức tự lực, nếu tự lực không đủ, hoặc lầm đường lạc lối, hoặc tẩu hỏa nhập ma, hoặc công hạnh chưa thành thì khi duyên đời đã hết, đời sau không thể tiếp tục tu hành, công phu trước đây coi như bỏ, đây là việc rất nguy hiểm vậy.
Chỉ có pháp môn niệm Phật dựa vào tự lực cùng tha lực. Tự lực tức là tâm lực của chính mình nhất tâm niệm Phật. Tha lực là những nguyện lực của 48 đại nguyện mà Ðức Phật A Di Ðà đã phát lúc còn ở nhân địa tu hành. Ngoài tự lực còn có thêm tha lực, chỉ cần thành thật, nhất tâm niệm Phật thì cầm chắc chiếc vé vãng sinh. Chỉ cần giữ chặt câu Phật hiệu, niệm đến dứt hơi thở cuối cùng, nhất tâm cầu sinh Tịnh độ thì tự mình không bị lạc đường, lại cũng không rơi vào đường ma, như thế sẽ không nguy hiểm cho kiếp lai sinh.
Hành giả niệm Phật, khi sắp mạng chung thì được Phật A Di Ðà hiện thân tiếp dẫn, đây tức được cả hai lực trong cùng một lúc, thành công trong một niệm, quyết định sẽ thấy Phật A Di Ðà, trong khoảnh khắc được vãng sinh thế giới Cực lạc, nghiệp để lại Ta bà, thần thức thong dong Tịnh độ, siêu vượt tam giới khổ, hóa sinh chín phẩm hoa sen, sinh vào ngôi bất thoái chuyển, chứng được vô sinh pháp nhẫn. Cho nên cổ đức nói rằng: “Pháp môn niệm Phật là chắc chắn nhất”. Thật không hư dối vậy.
Người thời nay, phần đông khen Thiền tông là pháp tối thượng thừa, là pháp môn đốn giáo, có thể nhanh chóng ra khỏi sinh tử, ngay trong phút chốc thành Phật tác Tổ. Lời này quả thật không sai nhưng phải là người thượng căn lợi trí mới có thể làm xong việc trong một đời; còn nếu hạ căn độn trí thì hoàn toàn vô phần. Cho dù là những kẻ căn cơ bậc trung cũng không thể một đời mà xong việc, kiếp sau lại hôn muội không nhớ việc tu hành đời trước của mình để tiếp tục thì cuối cùng cũng không thỏa đáng.
Như ngài Thanh Thảo Ðường đời Tống là một vị cự phách trong Thiền tông, một đời tinh tấn tu hành. Lúc về già, thấy một vị Tể tướng cáo lão về hưu vẻ vang quá bèn khởi tâm ao ước, kiếp sau bèn sinh làm con trai trong gia đình họ Tăng, còn nhỏ đã đăng khoa, sau làm quan đến chức Tể tướng. Lấy nghiệp tu hành đời trước để đổi lấy công danh đời sau há không đáng tiếc sao! Thân Tể tướng sau này thăng trầm lên xuống rất là lao nhọc. La trạng nguyên nói rằng: “Giàu sang no đủ nhiều đố kỵ, công danh vinh hiển lắm thù riêng”. Và người niệm Phật chỉ cần đầy đủ ba món tư lương tín nguyện hạnh thì lúc lâm chung được Phật A Di Ðà tiếp dẫn vãng sinh về thế giới Cực lạc, vĩnh viễn không còn bị trầm luân. Hóa sinh hoa sen ở thế giới Cực lạc là lần sinh sau chót, thọ mạng không thể lường. Ðược ở cùng với chư thượng thiện nhân, nương theo chư thượng thiện nhân nên việc tiến tu rất nhanh chóng, được thành Phật, thẳng chứng vô thượng Bồ đề. Pháp môn ổn đáng như vậy, thử hỏi còn có pháp môn nào hơn?
Trích Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật
Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư
Việt dịch: Thích Nguyên Anh
thầy ơi cho con hỏi. Nếu có Tín Nguyện Hành nhưng vẫn còn ái dục thì có được vãng sanh ko thấy
vẫn vãng sanh bình thường bạn ạ ! nhưng có điều là phải hội đủ Thiện Căn Phước đức và nhân duyên bạn ạ ! Và 10 niệm trước khi mạng chung phải nhất tâm bất loạn , trong kinh cũng có đoạn là không thể dựa vào một chút phước đức nhân duyên mà sinh về cõi ấy ! nhưng nếu mình sống tốt , tâm bình an thì mình đã đạt cực lạc ngay ta bà này rồi mà ! Nam Mô A Di Đà Phật _()_
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_
Nam mô đại từ đại bi Quan Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát _()_
Nam mô a di đà phật
kính chào nhật minh
Theo mình biết còn ái dục thì không thể vãng sinh, cho dù tín nguyện hành, nhưng tín nguyện hành của bạn chưa đủ sâu, và chân thật. tín hạnh hạnh sâu thì phải buông xả thì dễ vãng sinh , buông xả tham, sân, si, nghi, mạn,ái dục, ngũ dục,tu thập thiện nghiệp và tịnh nghiệp tam phước mới mong đủ phước vãng sinh thế giới tây phương cực lạc
nam mô a di đà phật
Bạch thầy! Con là một kẻ độn trí mới học pháp môn tịnh độ được vài tháng. Thầy hãy khai thị giúp con điều này là người tu tịnh độ thì phải buông bỏ ái dục nếu không buông bỏ thì sẽ khó mà vãng sanh vậy chẳng phải trai không thể lấy vợ, gái không thể gả chồng hay sao? Mong thầy hoan hỹ khai thị cho con.
Hòa thượng Thiện Đạo được coi là Hóa thân của Đức Phật A Di Đà có dạy rằng:Nếu muốn niệm Phật A Di Đà mau sanh Tịnh độ cần phải thành tựu ba nghiệp, thứ nhất tâm chỉ có lòng tin kiên cố, thứ hai miệng chỉ có niệm danh hiệu Phật kiên cố, thứ ba thân chỉ có cung kính, không hỏi có người không người, cao thấp già trẻ, ngày đêm thường không giải đãi gọi là kỉnh thành tựu. Không bàn về lỗi người tốt xấu, không nói suông như nói ăn, đếm của cho người, chỉ miệng niệm Phật, mỗi tiếng liên tục không dứt gọi là khẩu thành tựu. Không rơi vào tham sân phiền não, không náo loạn, đánh mắng náo loạn, oán hận, tật đố, sát, đạo, dâm, vọng là cái nhơn đọa tam đồ cùng pháp niệm Phật không tương ứng. Vì thế, chỉ có người lòng tin chắc niệm Phật, không phân biệt kẻ đạo người tục, không hỏi nam nữ, giàu nghèo, không hỏi tạo tội có nặng nhẹ, chỉ cần có lòng tin làm gốc, nếu thành tựu thì vạn bệnh đều lành, không cần thuốc thang ở thế gian, muôn thiện đều tự thành; không nhờ vào kinh sách thế gian mà sớm thành tựu muôn thiện vì nó không phải là khả năng của mình là được, cũng không phải do sức tu hành của mình mà được. Nếu y cứ vào kinh văn, người tu từ phàm phu đến sơ địa phải trải qua một Đại A Tăng kỳ kiếp. Nếu nhờ năng lực của Tam Bảo không phải trải qua nhiều kiếp. Y Kinh văn nói: Người nghe nói danh hiệu Phật A Di Đà cho đến một niệm một lòng hoan hỉ dũng mãnh, chí tâm hồi hướng liền được vãng sanh, ở vào vị Bất Thối.
A Di Đà Phật.
Nếu chúng ta có tín tâm chí nguyện vãng sanh để thúc đẩy cho sự niệm Phật thì sẽ tương ưng cảm ứng Bổn Nguyện tiếp dẫn của Đức Từ Phụ A Di Đà thôi. Niệm Phật lâu ngày thì tập khí ái dục sẽ tự bớt cho đến khi nào dứt hết thì thôi. Sự việc như vậy xảy ra hoàn toàn là do công đức không thể nghĩ bàn của Bổn Nguyện Di Đà thầm gia bị trong câu niệm Phật khiến ái dục tự rơi rụng xuống, chứ có gì đâu phải nghi ngờ, thắc mắc, thêm với bớt vào sự niệm Phật? Nếu tâm chúng ta còn ái dục nặng chỉ nên tự hổ thẹn là tín tâm mình không kiên cố, chí nguyện chưa tha thiết muốn xuất ly ái dục của thế gian vậy.
“Tin thì tin một niệm cũng vãng sinh, mà hành thì siêng năng Niệm Phật suốt đời.”
(Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Nam Mô A Di Đà Phật.
Xin cảm ơn bài phúc đáp của liên hữu Phúc Bình !
Nam mô A Di Đà Phật.
” Aí không nặng không sinh Ta Bà,
Niệm Phật không nhất tâm không sinh Tịnh ĐỘ”
Vãng sanh là mang theo Nghiệp cũ, không mang theo Nghiệp mới. Nghĩa là muốn vãng sanh phải đoạn tuyệt ái dục, vì ái dục là nhân sanh tử luân hồi.
Mấy hôm trước xóm mình có người ra đi. Bác này bị bệnh ung thư bệnh viện trả về.xin thưa với mọi người. Họ đến thăm thì có người bóp chân ,kẻ kéo tay,người đưa tiền. Nhưng không một ai NIỆM A DI ĐÀ PHẬT. Điều này khiến mình rất băn khoăn. Bồ TÁT ĐỊA TẠNG đã dây chúng ta người sắp lâm chung mà được nghe một danh hiệu PHẬT,hay danh hiệu BỒ TÁT, thì lợi ích vô vàn. Công đức được bảy phần thì người chết hưởng một.còn lại thuộc về người làm công đữc.
Nên khi đến thăm mình khuyên bác hãy niệm PHẬT. Đừng nghe ai hết,họ nói gì bây giờ cũng đừng tin. Nhưng chao ôi con bảo chích thuốc thì gật đầu.ngó nghiêng người thân thì miệng lép nhép”đau lắm”..mình vừa xoa vừa niệm PHẬT thì cái đầu cứ đưa qua đưa lại miệng cũng lép nhép “thôi…..mệt”.
Rồi hôm sau mất mình lên thăm thì bác ấy đi rồi.còn người nhà thì sao? .Họ chỉ mình mấy cái bu gà trong bếp.bảo xuống đó cắt tiết vặt lông.mình chỉ kịp chạy về lấy bức ảnh TÂP PHƯƠNG TAM THÁNH.để gần người mất cùng 1ly nước trong rồi niệm hai tiếng PHẬT hiệu. Cuộc sống khó khăn,người người phải đi làm.nếu chả làm thì nguời trong nhà tỏ mặt không vui.lúc ấy nếu có những vị như “DIỆU ÂM.THIỆN NHÂN,CƯ SĨ HỮU.MINH.TRUNG ĐẠO,TỊNH THÁI,HUỆ TỊNH.vv….những vị này rất có kinh nghiệm khai thị và công phu định.lực .đáng ra mỗi chúng ta phải tri ân vì sự bố thí pháp của họ.mà nay lại ganh tị.dùng lời của,họ để lái đi. Kiếp sau tôi có nguyện xin nguyện làm trâu làm bò,làm gà làm lợn.để phục vũ nhu cầu của quyến thuộc người ra đi.
A Di Đà Phật!
Chào bạn Nguyên,
Rất tán thán phần chia sẻ của bạn. Tuy nhiên bạn có nói thế này: “…Kiếp sau tôi có nguyện xin nguyện làm trâu làm bò,làm gà làm lợn.để phục vũ nhu cầu của quyến thuộc người ra đi…”
Nguyện này nếu 1 phàm phu phát ra rồi thì kiếp sau rất có thể sẽ đi vào tam ác đạo! Vì bạn muốn làm súc sanh mà.
Sao không nguyện sanh về Tây phương thành Phật thành Bồ Tát trước rồi mới phát nguyện độ tận chúng sanh?
Rất nhiều người niệm Phật ngày nay có những hạnh nguyện rất tốt nhưng nhìn sâu thì chính là chướng ngại cho việc nguyện cầu sanh Cực Lạc, vì đã biến Chánh thành Phụ, lại biến việc phụ thành việc chánh. Nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật cầu sanh Cực Lạc là việc chánh, nay thì biến thành phụ, còn phóng sanh, trợ niệm, làm tam thời hệ niệm, công tác từ thiện cho đến hoằng pháp lợi sanh thì vốn dĩ là phụ thì nay lại biến thành chánh yếu rồi…Vậy chẳng phải đảo ngược rồi hay sao?
Hi vọng bạn Nguyên có duyên thì sẽ đọc được những lời trên mà thức tỉnh, phát nguyện lại cho đúng đắn. Với người tu Tịnh Độ thì chỉ có nguyện sanh Cực Lạc là đúng đắn, ko có cái nguyện thứ 2, các việc khác đều là phụ, là tùy duyên mà làm, chẳng cần bận tâm nhọc lòng lo nghĩ, há vậy chẳng phải là được tự tại rồi sao?
A Di Đà Phật.
a di đà phật
Xin cảm ơn ban biên tập đã cho đăng những bài viết rất hay có lợi lạc cho nhiều người.
Kính gửi quý vị đồng tu đường link bài giảng của Thầy Thích Nhuận Nghi. Rất hay. Adiđàphật.
http://www.niemphatduongcuclac.org/npdcl/video/thichthuannghi1.html
tại sao người bình thường ko tin phật pháp ko hiểu gì về giáo lý của phật mà khi tức giận với ai đó họ cứ nói câu cửa miệng, tao nợ mày hay sao mà khổ thế này, câu nói cửa miệng hoàn toàn đúng với giáo lý của phật mà họ ko biết, có phải đó là phật tánh bị đánh mất ko
Tối nay là ngày vợ mính chuẩn bị sanh.mọi người xin làm phước cùng mình niệm danh hiệu QUÁN THẾ ÂM giùm.với.xin đa tạ
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.
Chúc vợ của Nguyên chuẩn bị ngày sanh được thuận lợi và sinh ra một đứa bé hiền lành đạo đức.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kính gửi thầy Huệ Tịnh! Hôm trước con có gửi một phúc đáp nhưng chưa được trả lời nay con mạo muội xin gửi lại một lần nữa mong thầy hoan hỹ cho!Con là một kẻ độn trí mới học pháp môn tịnh độ được vài tháng. Thầy hãy thương tình khai thị giúp con điều này là người tu tịnh độ thì phải buông bỏ ái dục nếu không buông bỏ thì sẽ khó mà vãng sanh vậy chẳng phải trai không thể lấy vợ, gái không thể gả chồng hay sao? Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
Kính gửi bạn Phạm Hoài Nam trang này để tham khảo qua xem trước.
Niệm Phật Thập Yếu
(Hòa Thượng Thích Thiền Tâm)
http://niemphat.net/Luan/niemphatthapyeu/chuong1.htm
Huệ Tịnh không phải là thầy, chỉ là một cư sĩ tại gia có vợ có con gia đình sóng gió nghiệp như mọi người thôi. Hai chữ “ái dục” do tâm tham si mê chấp mà ra, chứ không phải do lấy vợ, gả chồng hay không mà có nặng hay nhẹ.
———————————–
“58) Đã tu Tịnh Độ thì mọi chuyện trong đời đều y theo Niệm Phật mà quyết định. Tất cả đều là trợ duyên cho Niệm Phật, hễ làm chướng ngại thì nên từ bỏ.
Sống một mình không Niệm Phật được thì ở chung mà Niệm Phật. Sống chung không Niệm Phật được thì ở một mình mà Niệm Phật. Tại gia mà không Niệm Phật được thì xuất gia mà Niệm Phật. Xuất gia mà không Niệm Phật được thì tại gia mà Niệm Phật. Sống giữa đời không Niệm Phật được thì trốn đời mà Niệm Phật. Trốn đời không Niệm Phật được thì sống giữa đời mà Niệm Phật.”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
Nam Mô A Di Đà Phật.
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT. Một đêm lóc cóc tròn con vuông. Nhắn nhủ ai đó khi đối diện sanh đẻ hay gông cùm nhớ đến danh hiệu mà niệm.vợ.mình đẻ thường đây chẳng phải là niềm may mắn sao?
A Di Đà Phật
Cám ơn bạn nhắc nhở.Chúc mừng gia đình bạn
A Di Đà Phật
Khi sanh con ra tôi lại được nghe thấy những điều trái ngược với kinh ĐỊA TẠNG.dường như chúng ta đã thắt cái nút quá chặt.tôi chỉy nghe chính người thân của mình toan tính .làm sao bắt được cua .lươn .trạch ốc.và tất cả các loại thịt cá nhằm phục vụ nhu cầu sản phụ và đứa bé.nhưng tôi đã lớn nhờ những món ăn này.Nguyện khi xả bỏ báo thân này nếu có biết đạo.xin làm thịt cá lươn cua.ai muốn dùng thì tuỳ ý sử dụng làm phương tiện để phục vụ nhu cầu của sản phụ.không có độc hại không có oán cừu.chúng ta cứ muốn.xây dựng hoà bình.an lạc hạnh phúc nhưng thường lấy mạng của chưng sanh phục vụ nhu cầu.chặt chém phá đạp.chi bằng khi biết đạo tôi làm những điều này thấy còn ý nghĩa.
xin các bạn hoan hỉ trả lời giúp mình một vấn đề. có phải khi tu pháp môn niệm phật thì phải ko được nghĩ bất kì điều gì kể cả là người thân của mình đúng ko?. mình ko hay gọi điện hỏi thăm mẹ vì cứ mải lo niệm phật. như vậy có phải là bất hiếu ko?
A Di Đà Phật
Chúng ta là cư sỹ tại gia, vẫn nặng nợ trần duyên khó mà dứt bỏ; Tổ dạy “Buông xả vạn duyên, Nam mô A Di Đà Phật, nhất tâm niệm Phật”, buông xả ở đây có nghĩa là không chấp trước, không dính mắt chuyện thị phi thế tục; thấy như không thấy, nghe như không nghe tất cả những điều “chướng tai gai mắt”.
Nếu nghĩ rằng buông xả là buông tất cả, gia đình, công việc… thì ở đây ta đã làm trái lời Phật dạy về bổn phận làm con phải tròn hiếu đạo, trách nhiệm làm cha mẹ phải dạy dỗ con cái nên người… ta nghiễm nhiên lặng thinh, không màn tới mọi chuyện mà niệm Phật thì vô tình sẽ khiến cho mọi người chán ghét ta, phỉ báng Pháp Phật (vì cho rằng vì Đạo mà ta trở nên vô cảm, vô trách nhiệm).
Vậy một người cư sỹ tại gia, trước hết là phải hiếu kính cha mẹ, làm tròn trách nhiệm một người cha (mẹ) với con cái, vợ (chồng) thì hoà thuận đối đãi nhau như khách, anh em trên thuận dưới hoà, bà con thân mật… Với công việc thì siêng năng, tận tuỵ, lấy công việc làm phương tiện nuôi sống bản thân và gia đình, chớ truy cầu, tranh đấu; biết “thiểu dục tri túc” và trong tâm vẫn luôn luôn một câu A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật…
Vài lời chia sẻ cùng Dieu Phuong!
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Diệu Phương !
Nếu NV ở trong trường hợp của bạn thì NV sẽ thường xuyên gọi điện,nhắn tin hỏi thăm,trò chuyện với mẹ. Tốn bao nhiêu thời gian đâu,có khi chỉ cần vài phút thôi. Nếu mẹ nghĩ con chẳng quan tâm tới mình,chẳng tình cảm gì cả…rồi vì thế mà mẹ buồn,thì thật ko nên chút nào.
Chỉ e rằng sau này có muốn gọi điện hỏi thăm mẹ cũng ko còn cơ hội nữa rồi. Lúc đó thì lại giá như…giá như…
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Trước kia không biết gì về PHẬT PHÁP.thực tình rất thích chơi game.có tẹo tiền nào chỉ mong đóng cho chủ quán.ngày qua tháng nọ mọi thứ tiêm nhiễm đủ thứ rác rưởi độc hại.nếu cứ nói về sự(sự việc)vậy thì có cái xấu nào không làm.ngay khi khởi niệm thích ai thì liền.cảm ứng đủ thứ ái dục.Vậy thì chuyển qua niệm PHẬT.từ niệm đủ thứ thù ác độc hại mà quay về niệm PHẬT chảng phải là tốt quá rồi.hành thiện bậc nhất rồi.nếu siêng năng trong cuộc sống gia đình.bố con anh.em.thì dù có khuyên đôi khi vẫc là làm ác.ví như lúc sắp đi khuyên trích thuốc khuyên ngậm sâm .dù đút tiền vào túi.nhét gạo vô mồm cũng là ác rồi.dù có xa mẹ xa bố xa vợ mà niệm PHẬT .Thì cũng là lành.vì TÂM XUẤT PHẬT BIẾT.dù có suốt ngày quấn quýt rồi thì cũng có ngày cây gãy cành rơi.khi biế về PHẬT PHÁP.MÌNH CHỈ MONG CHA MẸ ONG BÀ NHỚ PHẬT NIỆM PHẬT.con cái hay gì gì đó đừng nhớ đừng quan tâm.lúc nằm xuống chả phải công đức niệm PHẬT tự mình niệm tự mình hưởng rồi sao?tốt quá rồi .TA KHÔNG KHÓC KHI CHIA TAY MÀ KHÓC KHI THẤY NGƯỜI THÂN ĐƯỢC CỨU
mình rất cảm ơn các bạn đã chia sẻ những lời khuyên hữu ích với mình. a di đà phật. mình cũng mong có một ngày tất cả các mẹ cùng niệm a di đà phật cầu sanh tây phương với mình.
A Di Đà Phật.
Không có điều gì lành nhất hơn là một người con “biết” niệm Phật và “khéo biết” khuyến khích cha mẹ mình cũng biết phát tâm ăn chay niệm Phật để chuẩn bị tư lương cho sự vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc. Email hoặc phone hỏi thăm sức khẻo và niệm Phật có an lạc không. Có lúc lái xe trở cha mẹ (tuổi già đi đứng bất tiện) đi chùa để nghe pháp, tu một thời khoá Tịnh Độ, v.v.. Những việc làm hiếu thảo Phật chứng, trời chứng, người phát tâm tu tại gia niệm Phật nên hiểu rằng, tâm tuy có quy hướng về Tây Phương nhưng báo thân thì còn đang ở Ta Bà thì tất cả mọi việc gia duyên cũng nên khéo tuỳ duyên tuỳ thuận mọi người vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
con năm nay 22 tuổi, con rất tin vào phật nhưng hàng ngày trong cuộc sống con phải giết biết bao nhiêu sinh mạng để làm thức ăn. vi` nha` chông con không tin phật nên con không làm khác được. con mong thầy chỉ cho con hướng tu để con giảm bớt tôi nghiệp con đa~ gây tạo ra.
A Di Đà Phật
Gửi bạn Loan!
Xưa kia có cô Liên Hương tu Tịnh độ nhưng bị chồng ngăn cấm, anh ta chọn một nghề bất thiện là làm đồ tể và bắt vợ giữ chân heo, mình thì chọc huyết. Mỗi lần giữ chân heo như thế cô vô cùng đau khổ và luôn niệm Phật hồi hướng cho chúng. Kết quả những chú heo không những không kết oán mà đều được vãng sanh, tất cả đều nhờ vào tâm từ bi, sự chân thành tín nguyện khi niệm Phật của cô.
Chúng ta khi tạo sát nghiệp dù cứ cho là vì hoàn cảnh ép buộc đi nữa, thì thử hỏi lòng mình có khởi tâm đau xót cho những con vật đó không? Hay chúng ta vô tư ăn uống thoả thích những miếng thịt tươi ngon? Có nghiệp tội hay không có nghiệp tội chỉ ở trong một niệm. Một niệm A Di Đà Phật lúc cận tử nghiệp thì về đất Phật, một niệm sân thì liền bị đoạ địa ngục… Tất cả đều ở trong một niệm này.
Nam mô A Di Đà Phật
Cám ơn chú TỊNH THÁI