Niệm Phật cầu sinh Tây phương, tham cầu cái vui của thế giới Cực lạc thì đây cũng là tâm tham. Tham là căn bản trong phiền não, là phiền não thứ nhất, tâm tham không trừ, sao được gọi là niệm Phật đoạn trừ được phiền não? Ðáp rằng: Tuy cùng gọi là tham nhưng cái thật của tham thì khác nhau trời vực. Người đời tham trước cái vui của trần lao, vui này là nhân của khổ thì tham này là gốc sinh tử. Nay niệm Phật tham cầu cái lạc của thế giới Cực lạc, cái lạc này là cái lạc ly khổ nên tham này là pháp giải thoát. Ðức Phật dạy người niệm Phật chính là soi thấu căn cơ, quán thấy chúng sinh tham luyến năm cảnh trần sắc, thanh, hương, vị, xúc của thế gian không một phút lìa bỏ, lấy khổ làm vui, nên dạy người niệm Phật tương tục, cầu ra khỏi Ta bà sinh Tịnh độ cảnh, và được hưởng thụ niềm vui Cực lạc, đây chính là chân tham.
Phật dạy niệm Phật cầu sinh Tịnh độ, ly khổ đắc lạc là hợp với tâm chán khổ tham lạc của chúng sinh, chính là phương pháp lấy tham dừng tham. Lấy cái tham cầu sinh Cực lạc để trừ những cái tham cầu ngũ trược thế gian. Nếu không có cái tham này thì những cái tham tầm thường không cách gì trừ được. Thí như âm thanh chỉ tĩnh, nếu không có âm thanh này thì không dừng được những âm thanh tạp loạn kia. Ví dụ: Có mấy người đang huyên náo ầm ĩ, bỗng một người đứng lên nói lớn: “Mọi người im lặng!”. Âm thanh ấy vừa phát ra thì không còn ai nói chuyện nữa. Nay cái tham tham cầu Cực lạc cũng lại như vậy, không những không có hại mà còn được lợi ích rất lớn. Tôi thường ngày thấy lầu các, vườn cây thanh tịnh, sinh tâm ái mộ bèn nghĩ đến hàng cây báu, lưới lưu ly, lầu vàng ở thế giới Cực lạc thù thắng vi diệu hơn bội lần! Không cần phải tham những gì thuộc về thế gian này, nhanh chóng nhất tâm niệm Phật cầu sinh nước ấy; hoặc nghe những âm thanh êm dịu, liền nhớ đến Tây phương, hàng cây lưới báu phát ra những âm thanh vi diệu, thí như trăm ngàn âm nhạc cùng khởi lên một lúc; hoặc ngửi các hương thơm, bèn nhớ đến Tây phương, nước tám công đức trong ao sen lúc nào cũng thoang thoảng hương thơm vi diệu; hoặc thấy ăn ngon mặc đẹp, liền nhớ đến Tây phương, nghĩ đến áo có áo, nghĩ đến ăn có ăn; nên đối năm trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, vì hâm mộ mong ước thắng cảnh của Tây phương mà tâm tham đắm dần tiêu.
Nay thử nghiền ngẫm thế giới Ta bà – đủ thứ khổ não, thật là đáng chán lìa, không có chút nào đáng tham đắm cả. Nói về tu hành thì Ta bà khó tu, Cực lạc dễ tiến. Ðem hai cõi một khổ một vui so sánh, lược đưa ra mười loại là:
1/ Cõi này khổ vì không thường có Phật; Cực lạc thì hoa khai kiến Phật.
2/ Cõi này khó được nghe Phật pháp, Cực lạc thì tiếng chim kêu tiếng nước chảy đều là tuyên thuyết diệu pháp.
3/ Cõi này khổ vì bạn ác vây quanh, Cực lạc thì toàn chư thượng thiện nhân.
4/ Cõi này khổ vì thường hay bị ma quấy nhiễu, Cực lạc thì có chư Phật hộ niệm.
5/ Cõi này bị luân hồi không dừng nghỉ, Cực lạc thì dứt hẳn sinh tử.
6/ Cõi này khó tránh khỏi ba đường khổ, Cực lạc thì vĩnh ly ác đạo, thậm chí còn không nghe đến tiếng ác.
7/ Cõi này bị duyên đời chướng đạo, Cực lạc thì tự nhiên thọ dụng, không cần kinh doanh làm lụng.
8/ Cõi này thọ mạng ngắn ngủi, Cực lạc thì thọ mạng vô lượng.
9/ Cõi này tu hành thoái thất, Cực lạc thì bất thoái chuyển.
10/ Cõi này khó thành tựu Phật đạo, Cực lạc thì được nhất sinh bổ xứ, nhanh thành tựu vô thượng Bồ đề.
Quán mười điều so sánh trên đây thì cái tham cầu niệm Phật vãng sinh là đại tham, tức cái tham này dứt được tham sân si, dập tắt được tất cả tâm bệnh phiền não. Mong hết thảy mọi người đều tham cầu vãng sinh Cực lạc, thì sẽ không còn tham đắm dục cảnh năm trần của thế giới Ta bà. Tuy cùng là tham nhưng thật không thể khái luận chung được. Tôi có một bài kệ khuyên tu Tịnh độ rằng: “Thời gian trăm tuổi có bao nhiêu, khuyên anh hãy sớm niệm Phật nhiều; đừng tham nhục dục Ta bà cõi, về Tây phương cảnh sướng hơn nhiều”.
Trích Khuyên Tu Pháp Môn Niệm Phật
Biên soạn: Viên Anh Pháp Sư
Việt dịch: Thích Nguyên Anh
Nam mô a di đà phật! Con chẳng tham cầu cái vui, cảnh sắc của cực lạc tịnh độ con chỉ cầu đạo giải thoát sanh tử. Sự trôi nỗi trong lục đạo luân hồi rất thống khổ!!!
Con xin hỏi quý cô thầy chỉ dạy con cách tăng lòng chánh tín chân thật nơi chánh pháp của phật. Vì giờ tâm con bị ảnh hưởng bởi những ý không đúng về đại thừa, con ko tin nhưng lại giảm bớt lòng tin như thủơ ban đầu. Con biết mình nghiệp dày nên con thường sám hối. Con mong các thiện hữu tri thức chỉ bảo cho con có được lòng tin chánh tín, ko còn nghi ngờ nữa. Để con tinh tấn trên bước đường tu tập, vì lòng tin sanh ra mọi công Đức cũng như bước đầu vào đạo mà con cứ nghĩ ngờ thì sẽ là trở ngại lớn nhất tên đường tu tập của con. A di Đà phật
A Di Đà Phật! Bạn Diệu Thanh cứ niệm A Di Đà Phật đi và đừng nghĩ gì cả, nghi ngờ thì cũng cứ niệm luôn vì nghi ngờ cũng chỉ là vọng tâm che chân tâm của bạn a, bạn có nghi thì những gì Phật nói cũng đã là chân lý bất biến rồi, bạn hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT thì lâu ngày tâm bạn sẽ đổi khác à, A DI ĐÀ PHẬT!
Gửi Diệu Thanh,
Chánh pháp sẽ giúp chúng sinh làm chủ sinh tử và thoát khỏi luôn hổi.
Đạo hữu nên tự đặt ra những câu hỏi và tự trả lời.
1. Khi niệm Phật đạo hữu có thấy tâm tính mình thay đổi, cụ thể là giảm Tham-Sân-Si, không còn phiền não nữa không?
2. Khi niệm Phật đạo hữu có thấy cuộc sống của mình giảm bớt những tai ách, nghiệp chướng không?
3. Khi niệm Phật đạo hữu có thấy tăng trưởng lòng từ, yêu thương muôn loài hơn không?
….Đạo hữu nên hỏi chính bản thân mình, lòng tin Phật Pháp được xây dựng bằng sự tự trải nghiệm nơi thân tâm chứ không phải đâu xa. Nếu niệm Phật giúp đạo hữu thay đổi thân tâm theo hướng tích cực thì đó chính là Chánh Pháp.
Bên cạnh đó đạo hữu nên xem những gương vãng sinh được báo trước ngày giờ ra đi và lưu lại xá lợi, người không niệm Phật thì làm sao có thể làm được điều đó. Chúc đạo hữu tinh tấn niệm Phật và lòng tin thêm kiên cố.
Nam Mô A Di Đà Phật.
PHẬT nào có hơn chúng ta một cánh tay hay một cái chân. Nhưng tám PHẬT thanh tịnh. Như viên ngọc đựng trong một cái hộp bảo vệ không bị hư nát. Tâm.của bạn và tôi không khác gì bãi rác. Ngày ngày chứa toàn chất độc hại. Những người nơi đây gửi phúc đáp đa phần khuyên niệm PHẬT. Khuyên mãi ,khuyên mãi mà không ngớt. Còn phiền não của bạn và tôi cũng có mãi,có mãi mà không hết. Mình không có năng lực thì làm sao nói giúp được bạn. Vậy chỉ còn cách là khéo sử dụng tâm không nên để tâm thô tháo,phiền não.vì có phiền não thì cõi lòng sẽ nhiễm ô. Vậy thử xoay ba nghiệp thân ,khẩu, ý. Bắt đầu từ giờ phút này. Miệng nói lời tốt,ý nghĩ điều lành,thân làm việc thiện xem. Nói như vậy có người liền động tâm. “Mi chưa làm được nay lại dạy khôn ta”. Khởi tâm động niệm đã tự làm chính mình bị tổn hại. Thế nên quan hẹ giữa người với người ….khó đấy.
A Di Đà Phật
Xin hỏi các vị đạo hữu theo mình được biết là giữa 5 giới là sanh về loài người.còn giữa 10 giới thì sanh về cõi trời vậy nếu giữa 8 giới là bát quan trai thì sẽ sanh về đâu.ví như không có thầy thọ ký tự mình giữa 8 giới bát quan trai có được xem là giữa giới không
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
Bạn Thuần Dương Tử !
Ng tu tập Bát quan trai giới ,khi thân hoại mạng chung sẽ sanh cõi Trời,cộng trú với chư Thiên.
Bạn xem chi tiết tại đây:
Phương pháp & lợi ích của việc tu tập Bát quan trai.
http://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=53F650
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT.
“Sự thật thì mất lòng”,thật tiếc,cậu lại hiểu sai ý của tôi !
2 câu đó dành cho cậu Nguyên.
Lúc dứt hơi thở này tôi có thể đem theo được gì?
Tôi cũng muốn hỏi cậu : khi xả bỏ thân mạng này,cái gì sẽ theo ta như bóng theo hình ?
Câu hỏi rất hay. Sức mạnh nằm ở phát nguyện.nếu không phát nguyện sẽ chẳng nắm được phương hướng để đi. Thường chúng ta đọc kinh rồi phát nguyện.
Nguyện dừng hết địa ngục ,quỷ đói,súc sinh. Địa ngục thì tội khổ ngày đêm.ngạ quỷ thì bụng to như cái trống cổ họng nhỏ như cây kim.làm súc sinh thì “người chết làm de dê chết làm người”xoay vần trả nợ. Rồi tiếp nữa lại nguyện nước giàu dân yên. Nước giàu thì của cải no ấm chúng ta yên ổn không sợ đói kém.tiếp nữa nguyện cho chúng sanh tà kiến quay về chánh kiến.người người có của ăn của để sẽ rất dễ học đạo.chúng ta ngày nay đói kém thì phải thức đêm hôm kiếm tiền cũng không đủ.mệt thì ngủ lấy đâu yên ổn. Thú thực với bạn mình phải làm 10 tiếng 1 ngày 4ngày chủ nhật nữa nhưng cũng chật vật.mình vào đây cũng chỉ có chút buổi tối. Mình rất muốn chia sẻ những bài tập mính biết và cách dụng tâm trong công việc. Nếu dụng tâm tốt nhất là vừa làm.vừa niệm PHẬT.Vì thân động bao nhiêu thì TÂM phải tĩnh bấy nhiêu. Năng lượng sẽ không bị tiêu hao bởi suy nghĩ lung tung. Còn bạn hỏi cái gì sẽ theo ta như bóng theo hình khi xả bỏ thân mạng ấy à. Hi bạn NGUYỆN ĐI VỀ PHƯƠNG TÂY THÌ ĐI VỀ PHƯƠNG TÂY KẺ KÉO BẠN NHƯNG BẠN NHẤT QUYẾT NGUYỆN ĐI THÌ AI CẢN BẠN.BẠN NGUYỆN ĐI VỀ PHUƠNG NAM THÌ AI CẢN BẠN.BẠN NGUYỆN ĐI VỀ PHƯƠNG BẮC THÌ AI CẢN BẠN.BẠN NGUYỆN ĐI VỀ PHƯƠNG ĐÔNG THÌ AI.CẢN BẠN. Nguyện là phương hướng.mắt nhìn thấy thì tin.chân chạy thì hành.nếu thấy phương hướng mà chân cứ đứng im cũng không được.nếu chân đi mà chẳng nhìn thấy cũng không xong.TÍN ,NGUYỆN,HẠNH.cái kiềng ba chân.
Nam Mô Phật
Bạn Nguyên,
Cẩn thận kẻo lạc đường!
TĐ
A Di Đà Phật.
Có một câu nói nay rất OK Huệ Tịnh xin chia sẻ: “Nếu đời cho ta một trái chanh, thì ta pha thêm nước và thêm một ít đường vào rồi hãy uống cho đỡ chua”.
Hằng ngày Huệ Tịnh lái xe đi làm bị kẹt đường giao thông, mình biết nhường nhịn cho mọi người qua mặt thì đường đi ai cũng bớt bực tức, vui vẻ hơn.
Một tiếng niệm Phật đầy niềm hoan hỷ thì mọi việc, hướng đi về Tây Phương sẽ thanh thản hơn nhiều.
Khi xưa chuyện đáng giận, bây giờ không đáng giận.
Khi xưa chuyện đáng biện luận, bây giờ không đáng biện luận.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Cho con xin hỏi chuyện ngoài lề 1 chút. Phiền.não đến từ đâu? Vì sao người ta có phiền não?
A Di Đà Phật
Phiền não còn gọi là Mê,có Kiến Tư Phiền não,Trần Sa Phiền não,Vô Minh Phiền não.
Không hiểu rõ chân tâm của chính mình gọi là Mê.
-Do tâm khởi niệm mà xuất hiện cảnh giới tướng,cảnh đó là huyễn mộng nhưng lại chấp cảnh ấy là thật có,cái chấp ấy gọi là chấp Pháp.Chấp Pháp lâu dần sẽ trở thành sở tri chướng
-Trên cảnh giới giả,vọng niệm lại cứ tương tục ko ngớt,mà biến hiện ra đủ các loại hình tướng,sắc thân,thọ mạng,…để hưởng dụng trong cảnh giới ấy.Vọng niệm ấy kết hợp với sắc thân thành chúng sanh.Chấp tâm vọng niệm và sắc thân ấy là mình gọi là chấp Ngã.Chấp Ngã lâu dần sẽ trở thành phiền não chướng.
-Do có phiền não,muốn khuyếch đại cái Ngã mà làm tổn hại,tạo vô số nghiệp ác.Tạo nghiệp ác rồi thì lại phải nhận Qủa báo bất thiện.Khi Qủa báo đến thì kêu trời đất sao tôi khổ thế này,phiền não lại càng tăng lên rồi lại tạo nghiệp tiếp.
Tóm lại do mê mà tạo nghiêp,rồi nhận Qủa báo,nhưng lại ko muốn nhận Qủa báo chẳng hạn như phá thai, phiền não lại càng tăng trưởng,sau đó lại tạo nghiệp,cứ thế thành vòng tròn phiền não-tạo nghiệp- Qủa báo- phiền não-tạo nghiệp-…….bất tận càng ngày càng sa đọa
1.Trích duy thức
Thật tánh của chúng sanh vốn trong sáng cùng khắp. Do cái tự tánh trong sáng đó, chúng sanh lại vọng tưởng là có tánh sáng mà đem ra chiếu soi nên chân tâm bị chuyển biến thành ra tâm thức. Tâm thức còn được gọi là tâm hay là thức. Từ nơi chân như rốt ráo thanh tịnh lại khởi ra phân biệt cái có và cái không. Cứ thế tâm vọng tưởng phân biệt cứ huân tập tới lui không ngưng nghỉ trong tâm thức tạo ra các hình ảnh, các hiện tướng mà Duy Thức gọi là chủng tử và hiện hành.
Các chủng tử và hiện hành cứ chập chùng xoay vần, chiếu soi lẫn nhau. Các chiếu soi này, lúc là năng, lúc là sở, lúc là chủ thể, lúc là đối tượng, liên tục lập đi lập lại, huân tập, tăng thượng, sanh diệt chuyển biến không ngưng nghỉ, tạo nên vô lượng các loại chủng tử và hiện hành mới. Khi đầy đủ nhân duyên thì các chủng tử và hiện hành này chín mùi, chuyển biến thành một chúng sanh chánh báo trong một thế giới y báo. Chánh báo đó là cái thân xác ngũ uẩn của chúng ta, còn gọi là ngã và y báo là thế giới và vạn vật nơi chúng ta nương tựa và sinh sống, còn gọi là pháp. Chánh báo và y báo là cái nghiệp báo mà chúng ta nhận lãnh, là quả báo của vô lượng các hành nghiệp mà chúng ta đã tạo ra trong vô lượng kiếp quá khứ. Chánh báo hay ngã là nghiệp quả riêng của mỗi chúng sanh, còn gọi là biệt nghiệp. Y báo hay pháp là nghiệp quả chung, là cảnh giới nơi đó chúng sanh nương tựa, ăn ở và sinh sống, còn gọi là cộng nghiệp.
Tùy theo nghiệp báo, sanh làm loài nào thì hiện ra các cảnh tướng và chúng sanh của loài đó. Loài người thì có thế giới của loài người, có sơn hà hải địa, có anh và có tôi. Có loài tế bào hay hộ trùng ở trong thế giới của thân thể con người, có loài ở trong thân thể của loài vật, của loài cá, của loài chim và ở ngay cả trong cây cỏ và gỗ đá. Có những loài vô hình ở trong không gian, nương nơi các gò hoang, miếu trống, nơi các cây cổ thụ hoặc đôi khi gá vào căn thân của các loài chúng sanh khác.
Vũ trụ và thế giới của loài này không phải vũ trụ và thế giới của loài kia. Như cùng một dòng sông mà con người thấy là dòng nước, loài quỷ thấy là dòng lửa còn bậc trời thì thấy là dòng lưu ly.
Chúng sanh không biết rằng các cảnh giới vũ trụ và thế gian đều do Tâm biến hiện nên tùy theo mỗi loài mà chấp cái này là Ngã, cái kia là Pháp. Mỗi loài đều có những Ngã và Pháp khác nhau mà nào đâu biết tất cả đều là hư dối do vọng tưởng phân biệt sanh ra.
Các chấp chước đó càng ngày càng kiên cố khiến cho các chủng tử và hiện hành của các pháp trở nên thô kệch, rắn chắc lại cho tới một lúc nào đó hội đủ các điều kiện nhân duyên thì chuyển biến thành thế giới vật chất mà Duy Thức gọi là Đới Chất Cảnh, là cảnh giới có giới hạn, bị bao lại, bị cột lại. Các chủng tử và hiện hành được ví như những hạt giống, nhân duyên được ví như những điều kiện tăng trưởng như sự hòa hợp của đất, nắng, mưa, ánh sáng cùng bóng đêm khiến cho hạt giống đâm chồi nẩy mộng.
Khi thế giới và chúng sanh được thành hình thì chúng không còn được biết như là kết quả dị thục của tâm thức nữa mà bị mê vọng chấp là những cảnh giới hữu chất ở ngoài tâm thức. Cảnh giới này chỉ được nhận biết qua cửa ngõ của các giác quan thô kệch nơi mỗi chúng sanh như mắt, tai, mũi, lưỡi, thân gọi là Ngũ Căn.
A Di Đà Phật
Thuần dương tử xin phép trả lời câu hỏi này.có phải phiền não có từ bên ngoài và vì chúng ta còn tham sân si nên mới chấp cảnh bên ngoài cho nên mới khổ chăng
Con khỉ múa máy trên sán khấu sao bạn lại vui?. Néucó người làm phật ý bạn thì bạn lại bận lòng? 2 sự việc vì sao lại khác nhau vậy?
Thấy khỉ múa làm xiếc trên sân khấu mà vui thì còn tham.làm phật lòng thì tâm còn sân
A Di Đà Phật.
@Dương Tử: Tại sao còn tham? Tại sao còn sân?
Gốc bệnh từ mô?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Vậy theo HT thì gốc bệnh từ răng?
Phải chi huynh đừng nghĩ ra cái cmt này ra thì huynh đã không gieo thêm chút ‘gốc bệnh’ trong người mình rồi, đúng không huynh?
A Di Đà Phật
Đh Huệ Tịnh ko trả lời đc câu hỏi của đạo hữu Buông xả sao ?
A Di Đà Phật.
Hỏi tức trả lời, sao lại thắc mắc gốc bệnh có thêm bớt ĐH Lamay?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tâm đã động lòng .thì thân đứng ngồi không yên.miệng lẫm bẩm toàn chuyện đúng sai,được mất. Tôi và bạn có thấy tổn hại không? Hi tổn hại quá.
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.
Bạn hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT. Có lẽ bạn hiễu sâu giáo lý quá nên viết ra mình không hiểu được. NGUYỆN CHO CON TRÍ TUỆ KHAI MỞ ĐỂ CHO CON CÓ THỂ HỌC HẾT ĐIỀU LÀNH CỦA MỌI NGƯỜI.KẺ OÁN NGƯỜI THÂN. Ngọn hải đăng kia ngày nào cũng phát sáng chỉ lối đưa đường cho thuyền bè thoát nạn. Nó chẳng phân biệt ngày đẹp ngày xấu thuyền to thuyền nhỏ. Nó chỉ có ánh sáng đưa đường . Cớ sao có người lại tự tắt ngọn đèn trong tâm đi? Thật uổng phí nhân duyên.