Mở mắt niệm Phật tâm dễ tán loạn, có thể nhắm mắt mà niệm. Ngay khi niệm Phật, buông bỏ tất cả để lòng rỗng không, rồi đề khởi danh hiệu Phật, vừa nghe vừa niệm, vừa niệm vừa nghe, nối nhau không dứt, hành trì lâu dần tất có lúc tương ưng. Chỉ cần mỗi chữ từ thâm tâm phát ra, mỗi câu tha thiết nhớ mong Tịnh độ. Có phương pháp buộc niệm là khi không niệm Phật đem tâm niệm mình nhớ nghĩ Phật A-di-đà. Tâm thường thanh tịnh không lay động, chính là chỗ dụng công đắc lực.
Hỏi: Tạp niệm từ đâu sinh?
Đáp: Con người chỉ có một tâm, tâm niệm Phật tức là nó, mà tâm tạp niệm cũng tức là nó. Chỉ nhân ta niệm Phật chưa tinh chuyên, nên niệm trần còn vơ vẩn thế thôi.
Hỏi: Làm sao trừ được tạp niệm kia?
Đáp: Chỉ cần tự phấn chấn tinh thần, đem tâm niệm hoàn toàn để trên Phật hiệu, tạp niệm liền mất.
Hỏi: Nhưng nếu tinh thần yếu kém suy mỏi, không thể khiến cho nó tiêu mất thì làm sao?
Đáp: Đạo lực chưa đủ nên tán loạn nhiều, phải cố thâu nhiếp sáu căn, lần lần sẽ được thanh tịnh. Đương lúc tạp niệm dấy khởi, đừng quan tâm đến nó, ta chỉ niệm Phật, mắt nhìn chăm chú tượng Phật, hoặc tâm chuyên chú nơi tượng Phật, tạp niệm sẽ tiêu. Nhưng lâu sau tạp niệm lại khởi, thậm chí ràng buộc không thể mở được. Không cần vội vàng, chỉ lóng lặng tâm tư, khiến sáu chữ Hồng danh mỗi mỗi từ nơi tâm phát khởi, thành tiếng nơi miệng, nghe rõ ràng nơi tai. Lại từ trong tâm niệm lưu xuất, xuyên xuốt xoay vần không để cho gián đoạn thì tạp niệm tự dứt. Còn có người độn căn không làm được, có thể đem sáu chữ Nam mô A-di-đà Phật, khi niệm ghi nhớ rành rẽ tiếng thứ nhất là “Nam”, tiếng thứ nhì là “Mô”, như thế đủ sáu chữ liên hoàn không dứt, thì tất cả tạp niệm không còn chỗ phát sinh.
Trích 48 Pháp Niệm Phật
Đại sư Diệu Không
Con có một chuyện rất buồn mong các thầy hãy cho con một lời khuyên. Con có tham gia mạng xã hội Facebook và gia nhập các hội nhóm về pháp môn tịnh độ và kết bạn đươc vài vị tu tịnh độ. Con có thắc mắc muốn hỏi nên nhờ các vị trên đó khai thị giúp thắc mắc của con, con xem bài đăng nào có nhiều lượt bình luận thì con vào hỏi từng vị tu về thắc mắc của con nhưng đợi giờ này qua giờ khác, qua ngày hôm sau cũng không có vị nào quan tâm đến câu hỏi của con. Sau đó con đăng bài đăng thắc mắc trên hội nhóm mong nhờ sự giúp đỡ từ các vị nhưng vẫn vậy giờ này sang giờ khác không có vị nào vào khai thị thắc mắc về đạo giúp con. Rồi bài đăng chia sẽ tu tịnh độ này tới bài đăng khác xuất hiện và lại thấy các vị vào bình luận về những bài đăng chia sẽ tu tịnh độ còn bài đăng về thắc mắc của con vẫn không một vị quan tâm. Bố thí pháp cũng là một hạnh người tu cần có mà. Giờ đầu óc con rối bời lắm mong các thầy hãy cho con một lời khuyên để con sớm ra khỏi bến mê. Nam mô a di đà phật
Chào bạn Nam,
Bạn hãy đăng thắc mắc lên đây đi, chắc sẽ có người biết và giải đáp cho bạn.
Còn chuyện bạn đang buồn vì không có ai giải đáp cho bạn ở trang mạng khác thì đừng giữ trong lòng làm gì nữa, tất cả cũng từ một chữ “duyên” thôi, chưa đủ duyên để thành tựu thì chưa thành tựu, vậy thôi, đừng buồn nữa, nhiếp tâm niệm Phật nhé bạn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mô Phật
Bạn Phạm Hoài Nam,
Không trả lời, nhiều khi cũng là câu trả lời. Sự im lặng trên Facebookgroup nơi bạn tham gia chưa hẳn đã là tín hiệu xấu. Bạn nay đã có duyên với ĐVCT, xin bạn hoan hỉ nêu câu hỏi bạn đang thắc mắc trên FB, có lẽ hữu ích hơn khi bạn sanh tâm buồn nản rồi thoái tâm.
TĐ
A Di Đà Phật
@PHNam: Cũng có thể là do “nội dung” câu hỏi, hay thắc mắc của bạn mà các đạo hữu không khai thị quan tâm. Cũng có thể là do vấn đề “căn cơ” của người hỏi mà các đạo hữu tùy duyên không thể trả lời. Cũng có thể là do các đạo hữu không biết câu giải đáp để đem lợi ích chung, v.v…
Khó nói khó nói, chi bằng im lặng niệm Phật tức giải đáp những cái thắc mắc vậy.
Những cái thắc mắc, kiến giải hiểu biết trước sau gì cũng phải cởi ra cho nhẹ nhàng buông tay để niệm Phật khi “lâm mạng chung thời”. Đó không phải là yếu chỉ của pháp môn Tịnh Độ à?
Nam Mô A Di Đà Phật.
thầy ơi cho con hỏi,con bị một trường hợp là khi hồi học cấp 2.Lúc ở trường bạn bè nó ghi những lời lẽ xấu về đức Phật.Những lời lẽ đó nó ám ảnh con mỗi khi con niệm phật.con càng cố gắng không để ý đến nó thì nó lại đến.Lúc đầu còn tưởng mình bị ma quỷ làm cho mình như thế sau này mới biết đó là vọng tưởng.Bây giờ thầy cho con hỏi là con phải làm sao.
Chào bạn Minh,
Vì là vọng tưởng nên bạn đừng quan tâm vọng tưởng đó là xấu hay tốt. Bạn nghĩ đó là xấu, và lo lắng khi nó xuất hiện, bạn càng lo sợ thì nó càng hiện rõ và thường xuyên. Bây giờ bạn đừng sợ nữa nhé, khi nó tới thì bạn biết là nó tới, cứ an nhiên niệm Phật, chỉ nghĩ tới câu niệm Phật thôi. Nó xuất hiện càng nhiều thì bạn càng thư giãn, không được sợ, từ từ mà niệm Phật, rồi nó mất lúc nào bạn sẽ không hay. Điểm quan trọng là không sợ nữa, và nhiếp tâm niệm Phật, chỉ vậy thôi.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Các anh chị bước đầu tu tập đương nhiên gặp.chuyện này là rất bình thường như mình mới đầu không khác. Người trí ở đây chẳng khuyên nổi các bạn thì kẻ gàn này sẽ nhảy vào. Này bạn NHẬT MINH gặp lời nói tốt lành bạn hãy như miếng xốp mềm gặp nước thì hút vào, gặp lời nói thô ác độc hại hãy biến nó như đất đá xi măng gặp nước là nó liền khô. BẠN HOÀI NAM tự lực tu tập gặt hái được cái gì thế? Gặt hái được cái rối bời cũng tốt quá rồi.rất nhiều người họ rối bời mà không biết là mình rối bời. Nay bạn thấy nó rối bời thì phải biết bạn rất có thiện căn. Khi tôi niệm phật thì mặt mũi hồng hào tươi tắn.khi tôi niệm dâm dục thì mặt mũi phờ phạc. Tà thắng chính thì cơ thể rất dễ bị bệnh. Lấy chổi quét nhà quét quáy mãi nó cũng sạch sẽ. Niệm PHẬT lâu ngày chày tháng lẽ nào lại không bằng được cái chổi quét nhà ư?
A Di Đà Phật! Rất cảm ơn chia sẻ của bạn Nguyện!
Người làm cùng 1 việc thì hay ghanh ghét lẫn nhau ,người lo.cùng 1 việc thì hay thân thiện với nhau…nếu có ai làm bạn tức quá rồi lặng im không thèm nói chuyện…tu tập lâu như vậy mà có chướng ngại này liệu đó có phải chân tâm….?
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Con đọc 1 số tài liệu có khuyên khi niệm Phât mắt nên hơi khép lại 1 chút nhưng không phải nhắm mắt vì dễ bị ma nhập, nhưng 1 số tài liệu lại khuyên nên nhắm mắt sẽ dễ nhiếp tâm hơn. Vậy như nào mới là tốt nhất ạ. Mong các thầy hoan hỷ chỉ giúp con.
Con cảm ơn ạ!
Nam Mô A Di Đà Phật
Bạn Diệu Vy,
Niệm Phật là dùng tâm thanh tịnh để niệm, vì thế, khép hờ hay nhắm mắt vốn không quan trọng, quan trọng là khi bạn khép hờ hay nhắm mắt, liệu bạn có thường sanh vọng tưởng, bị hôn trầm và bị tán tâm hay không? Nếu khép hờ mà tâm an trụ thì đó là pháp bạn nên hành trì; ngược lại, nếu nhắm mắt mà tâm không tán loạn, không hôn trầm, thì đó cũng là pháp hữu ích vậy. Do vậy các pháp đều là tuỳ duyên, tuỳ căn cơ, hoàn cảnh mỗi người mà nương theo để tu tập, miễn sao được an lạc là được.
Chúc bạn tỉnh giác
TĐ
A Di Đà Phật,
Xin cảm ơn lời chia sẻ hữu ích của cư sĩ Trung Đạo.
Vâng ạ, con sẽ tùy duyên mà niệm Phật, miễn sao được nhất tâm và tinh tấn ạ.
Hãy niệm(NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT)bạn DIỆU VI hãy niệm (NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT).Chẳng phải mình và bạn cùng cảnh ngộ ư? . Có bao điều cảm ứng nhưng không thể nói 1chốc 1lát được.
Con chân thành cảm ơn lời dạy của thầy Phước Huệ. Lời dạy của thầy như nước cam lồ rưới vào tâm con, tất cả đều phụ thuộc vào duyên, con thấy thanh thản không còn buồn rầu gì nữa. Nam mô a di đà phật!!!
Chào bạn Nam,
Bạn thật là người có thiện căn. PH cũng chỉ là cư sĩ thôi.
Chúc bạn tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Thật may mắn.a di đà phật. Vẫn có rất nhiều vị bao dung.
Nước chưa sôi xin đừng tắt lửa.
Tắt đi rồi nấu lại mất công.
chúc các vị kiến định và tinh tấn trên con đường đã chọn.nhất niệm tâm nhất định thành tựu
Nam Mô A Di Đà Phật
A DI ĐÀ PHẬT!
Con xin kính chào các quý thầy, quý cô và các bạn đồng tu.
Nhân khi Đường Về Cõi Tịnh đăng bài viết: “Phương Pháp Buộc Tâm Và Trừ Tạp Niệm Khi Niệm Phật”. Bảo Liên nhớ tới phương pháp mà Hòa thượng Tịnh Không đã dạy và phương pháp này rất hiệu quả. Bảo Liên xin chia sẻ :
+Trong một ngày tùy bạn có thể sắp xếp 9 hoặc 10 lần hoặc càng nhiều càng tốt số lần niệm Phật, mỗi lần niệm 10 câu.
+ Khi niệm 10 câu này, bạn tập trung mọi tinh thần, gắn chữ CHẾT lên trán để niệm.
* Về mặt tâm lý: Bởi bạn cho là chỉ có 10 câu thôi nên bạn hoàn toàn thoải mái để niệm rõ ràng, tai nghe rành rọt. Đồng thời, bạn cũng nhận thấy một sự nghiêm túc, trang nghiêm, cận thận khi bạn cất tiếng niệm A DI ĐÀ PHẬT.
+ Trong quá trình rèn luyện 10 câu niệm phật, vọng tưởng khởi lên, cứ kệ nó, miễn là bạn phải quyết tâm NIỆM TỪNG TIẾNG RÕ RÀNG, TAI NGHE RÀNH RỌT là được rồi.
+ Rèn luyện như vậy một thời gian sẽ giúp bạn duy trì TRẠNG THÁI NIỆM RÕ RÀNG, TAI NGHE RÀNH RỌT cứ mỗi lần bạn niệm Phật và vọng tưởng tan dần tan dần, mà chẳng phải vất vả gì.
A DI ĐÀ PHẬT!!!
A DI ĐÀ PHẬT! Cảm ơn bạn nha!
Cảm ơn bạn Bảo Liên đã chia sẻ bài Pháp rất hữu ích.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đã nghe đạo hữu Hãy niệm A DI ĐÀ PHẬT nói về cõi Thường Tịch Quang,vậy còn 3 cõi Tịnh Độ kia thì các cõi đó như thế nào ,đạo hữu ?
A Di ĐÀ PHẬT!con cũng là một người non nớt bước vào cửa tịnh tông.con có một thắt mắc như thế này nhờ chư vị giải đáp dùm con:con đọc trong các kinh sách tịnh độ,thấy chư phật và chư tổ đều khuyên chúng sanh niệm phật là vạn đức hồng danh A DI ĐÀ PHẬT.Hoặc Nam Mô A DI Đà Phật.vậy tại sao con thấy có vị tu tịnh độ lại niệm MÔ PHẬT.như vậy là trì danh hiệu của đức phật nào,con chưa thấy trong kinh sách nào có danh hiệu của đức phật này,xin chư vị từ bi chỉ dạy cho con rỏ,A DI ĐÀ PHẬT()
A Di Đà Phật.
Nếu bạn Thiện Ngộ cảm thấy niệm “A Di Đà Phật”, hoặc “Nam Mô A Di Đà Phật” như trong kinh cho chắc ăn lòng tin thì nên niệm theo vậy. Ai niệm MÔ PHẬT thì tùy duyên hoan hỷ chấp nhận, thắc mắc chi cho thêm bận lòng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
A di đà phật.nếu bỏ qua những điều nguyện của PHẬT A DI ĐÀ. Thành ra chúng ta chỉ đứng ngoài để ngóng vào trong. PHẬT giáo không còn là giáo dục mà chỉ để bàn luận.thôi.
Cám ơn chú HUỆ TỊNH, cám ơn bạn BẢO LIÊN. Mình muốn học cái từ cảm ơn. Mọi.người học được điều gì bảo mình với .bảo nhé …
Chào anh THIỆN NGỘ. Làm gì mà mất nhiều thời gian nghiên cứu. Mô PHẬT Là nói ngắn gọn nhất. NGƯỜI THÌ NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT,NGƯỜI THÌ A DI ĐÀ PHẬT,NGƯỜI THÌ MÔ PHẬT.BẠN ƯNG NIỆM THẾ NÀO.?hi vậy cùng mình niệm nhá.
MÔ PHẬT.
MÔ PHẬT.
MÔ PHẬT.
…………..
Nhà con hiện nay chỉ có con và ông ngoại tin và niệm Phật hàng ngày. Ba mẹ, anh em, bà ngoại, họ hành thì tin nhưng không niệm (do bận, do không có thời gian hoặc do niềm tin chưa vững vàng). Xin quý thầy cho con một lời khuyên con phải làm sao bây giờ?
A Di Đà Phật.
Chào bạn Chánh Vũ.
Xưa có câu: “một người làm quan cả nhà được nhờ”. Nay, bạn và ông ngoại tin và niệm Phật hàng ngày sau này được Phật A Di Đà tiếp dẫn về Cực Lạc lên ngôi Bồ Tát Bất Thối thì cả gia đình họ hàng đều sẽ được bạn và ông ngoại độ thôi do 1 chữ “duyên”.
*** Trích dẫn trong 100 Bài Kệ Niệm Phật ***
Hán 80:
Nhứt cú Di Đà
Nhứt đóa bảo liên
Trực nhiêu bất tín
Dĩ nhiễm thức điền.
Việt 80:
Một câu A Di Đà
Là một đóa bảo liên
Dù cho không tin tưởng
Cũng đã nhiễm thức điền.
Lược giải:
Tiếp theo ý trên, dù cho những kẻ chưa hiểu biết, hoặc đã nghe giải thích và chứng minh rõ ràng về công đức niệm Phật mà còn cố chấp không tin nhận thì câu Phật hiệu cũng đã ghi vào ruộng Tàng thức của kẻ ấy rồi! Khi hạt giống câu hồng danh đã nhiễm vào Hàm tàng thức, ngày kia trong một hoàn cảnh nào đó nó sẽ phát hiện. Và nhân đó đương nhơn sẽ được độ thoát, bất quá phải chịu khổ luân chuyển trong thời kiếp lâu xa mà thôi. Về điểm này, một bậc tôn đức đã bảo: “Khen chê cũng nhờ độ thoát. Tin nghi đều đến Liên bang”. (Tán báng câu mông giải thoát. Nghi tín cộng nhập Liên bang).
Thuở Phật còn tại thế, có ông lão đúng trăm tuổi mới đến chư Tăng xin xuất gia. Các hàng Trưởng lão từ ngài Ca Diếp, Xá Lợi Phất, đến chư Đại đức khác đều không thâu nhận, vì các vị nhận định xét thấy ông không có căn lành. Khi đức Thế Tôn đi khất thực trở về thấy ông lão khóc, Ngài quán biết liền chấp thuận cho xuất gia. Chư Tỳ kheo hỏi duyên cớ, Phật đáp: “Đạo nhãn bậc A la hán của các ông chỉ thấy biết sự việc trong vòng tám muôn bốn ngàn kiếp về trước và về sau mà thôi. Nhưng trước khoảng thời gian đó lâu xa, ông lão này là kẻ tiều phu đi đốn củi, bị cọp rượt, sợ hãi leo lên cây phát thanh niệm một câu “Nam mô Phật”. Do chủng tử nhân lành đó, ngày nay ông mới gặp ta hóa độ và sẽ được giải thoát”. Ông lão là Phước Tăng tỳ kheo, Phật giao cho ngài Mục Kiền Liên thâu làm đệ tử, không bao lâu chứng được quả A la hán.
Tóm lại, ảnh hưởng của câu Phật hiệu rất nhiệm mầu sâu rộng, chẳng những kẻ nghe danh hiệu Phật sanh lòng vui mừng, tin nhận, khen ngợi và thật hành đều được giải thoát, mà người nghi ngờ kinh báng nhái giọng niệm theo để chê bai, khi thọ ác báo rồi cũng nhờ chủng tử công đức ấy gây nhân duyên đắc độ về sau. Cho nên bài kệ: “Thà ở cõi Địa ngục. Được nghe hồng danh Phật. Không mong sanh Thiên giới. Chẳng biết hiệu Như Lai”, như trong kinh nói rất là xác đáng.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Đời đời kiếp kiếp chúng ta khổ vì không gặp được pháp môn TỊNH ĐỘ. Người không tin PHÁP MÔN NIỆM PHẬT .là do thiện căn phước đức nhân duyên chưa đến. Mình.ngày xưa được thầy giửi cho những 3 QUYỂN KINH VÔ LƯỢNG THỌ .MÀ VẪN KHÔNG THỂ. TỤNG TRÌ. Bạn gặp được pháp môn NIỆM PHẬT là hợp với bản nguyện của chư PHẬT.ĐVCT dụ người lâu như vậy củng là đường tắt trong đường tắt. Tám vạn 4ngàn pháp môn chỉ pháp môn NIỆM PHẬT là dựa vào tha lực. Còn dựa vào tự lực thì đời nào kiếp nào mới tới đích. Như kẻ nghèo cùng làm công cho chủ nghèo.cật lực năm năm tháng tháng mà tiền kiếm được quá ít ỏi. Nếu làm công cho ông vua tài sản của cả thiên hạ lo gì mà đói kém.tự lực cũng như kẻ nghèo với chủ nghèo.tha lực như. Kẻ nghèo với đức vua kia. Duyên chưa đến bạn cứ vui vẻ nim PHẬT đi.
A Di Đà Phật! Cho mình hỏi là Phật Thích Ca nói là :”Không thể dùng chút thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về Tây Phương.” Là sao vậy ạ, có phải là kêu mình nên niệm Phật nhiều để tích lũy thiện căn phước đức nhân duyên không ạ, mong các đạo hữu giải thích cho mình ạ! Đa tạ nhiều
Trước có đọc qua. Chú HUỆ TỊNH có nói. Hàizzz…
1câu PHẬT hiệu diệt trừ 80. Ức kiếp sanh tử.còn các hình thức tu tập nào có nhiều thiện căn nhiều phước đức nhiều nhân duyên và hơn 80 ức kiếp thì hãy tìm hiểu đi.nếu tìm thấy diệt tội được 81 ức kiếp thì ra đây đối chiếu để mọi người tu xem nào?
(Lý quá nhiều,tình sẽ nhạt.
Tình nhạt,việc khó thành
Pháp sư CHỨNG NGHIÊM)
A DI ĐÀ PHẬT! Cảm ơn bạn.
A Di Đà Phật.
Gửi đến bạn Hoa Huệ và Nguyên.
*** Trích dẫn từ Chánh Hạnh Niệm Phật Vãng Sanh ***
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2010/07/chanh-hanh-niem-phat-vang-sanh/
XIII. Niệm Phật nhiều căn lành, Tạp thiện ít căn lành
TRÍCH DẪN:
Kinh A-Di-Đà ghi: “Không thể với nhân duyên một ít phước đức căn lành mà được vãng sanh cõi nước kia. Này Xá-lợi-phất! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào nghe nói đến Phật A-Di-Đà rồi trì niệm danh hiệu ấy trong một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày, bảy ngày, nhất tâm không loạn. Lúc mạng chung, người này được Đức Phật A-Di-Đà và các vị Thánh hiện đến trước mặt, tâm người ấy không điên đảo, liền được sanh về nước Cực Lạc”.
Hòa thượng Thiện Đạo trong bộ An Lạc Hành Đạo Chuyển Kinh Nguyện Sanh Tịnh Độ Pháp Sự Tán quyển hạ, giải thích đoạn kinh trên như sau:
Niết-bàn, Cực Lạc chỉ một miền
Khó về, bởi hạnh Tạp tùy duyên
Vì thế Như Lai chọn pháp yếu
Dạy niệm Di-đà chuyên càng chuyên
Bảy ngày, bảy đêm không gián đoạn
Lâu dài tu tập lại thêm siêng
Lâm chung Thánh chúng mang hoa đến
Thân tâm vui thỏa ngự liên đài
Ngự rồi liền được Vô sanh nhẫn
Nhất niệm liền đưa đến Phật tiền
Pháp lữ tranh nhau đem y đến
Chứng ngay bất thoái, vị Tam hiền.
LUẬN RẰNG:
Không thể với nhân duyên một ít phước đức căn lành mà được sanh về nước kia. Tức những người tu tạp hạnh khó sanh về, cho nên nói “khó về”, bởi hạnh Tạp tùy duyên. Tu Tạp thiện thì ít căn lành, tu niệm Phật thì nhiều căn lành. Long Thư Tịnh Độ ghi: “Kinh A-Di-Đà khắc trên đá tại Tương Dương là do Trần Nhân Lăng đời nhà Tùy viết chữ, nét chữ thanh thoát rất đẹp, mọi người đều thích ngắm nhìn. Sau câu: “ Nhất tâm chẳng loạn” có ghi thêm: “Chuyên trì niệm danh hiệu, vì trì niệm, nên tội tiêu diệt, đây chính là nhân duyên nhiều phước đức căn lành. Bản kinh lưu truyền ở thế gian thiếu câu này”.
Không chỉ có nghĩa nhiều ít mà còn có nghĩa lớn nhỏ và nghĩa thắng liệt. Tức tu Tạp thiện thì căn lành nhỏ, tu niệm Phật thì căn lành lớn; tu Tạp thiện thì căn lành kém, tu niệm Phật thì căn lành thù thắng.
II. Hòa-thượng Thiện Đạo lập Chánh hạnh và Tạp hạnh, bỏ Tạp để tu Chánh
TRÍCH DẪN:
Quán Kinh Sớ quyển 4 ghi: “Căn cứ theo hạnh mà lập tín, nhưng hạnh lại có Chánh hạnh và Tạp hạnh”. Chánh hạnh là hạnh chỉ căn cứ theo các kinh nói về vãng sanh Tịnh độ mà tu tập. Đó là chỉ nhất tâm đọc tụng kinh A-Di-Đà, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh Vô Lượng Thọ; chỉ nhất tâm quán tưởng, nhớ nghĩ cảnh y chánh báo và y báo trang nghiêm cõi Tịnh; chỉ nhất tâm kính lễ Đức Phật A-Di-Đà, chỉ nhất tâm niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà, chỉ nhất tâm khen ngợi, cung kính cúng dường Phật A-Di-Đà. Tuy nhiên, trong Chánh hạnh lại có hai môn:
– Chỉ nhất tâm niệm danh hiệu Phật A-Di-Đà, chẳng kể đi đứng nằm ngồi, chẳng luận thời gian lâu mau, niệm niệm miên mật không buông bỏ, không gián đoạn. Đó gọi là Chánh định nghiệp, vì thuận với bản nguyện của Phật A-Di-Đà.
– Nếu lễ bái, đọc tụng, khen ngợi, cúng dường… thì gọi là Trợ nghiệp.
Ngoài hai hạnh Chánh và Trợ này, tất cả các nghiệp thiện khác đều là Tạp hạnh. Nếu tu tập hai hạnh Chánh và Trợ thì tâm luôn luôn gần gũi, nhớ nghĩ đến Phật, cho nên không gián đoạn. Nếu tu tập Tạp hạnh thì tâm thường bị gián đoạn, tuy có thể hồi hướng được vãng sanh, nhưng đều là hạnh xen tạp.
—
*** Trích dẫn từ Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân ***
http://www.khanhanh.fr/phathoc/baiviet/niemphat.htm
“Hỏi: Niệm Phật mà không phát bồ đề tâm thì làm sao được vãng sinh? Niệm Phật mà không giữ giới thì làm sao được vãng sinh? Niệm Phật mà không có trí tuệ thì làm sao được vãng sinh? Niệm Phật mà vọng niệm không ngừng thì làm sao được vãng sinh?
Đáp: Hỏi như vậy là vì không biết và hiểu kinh PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ.
38) Phật có đại nguyện tiếp dẫn, chúng ta có lòng muốn sinh sang đó, làm sao mà chẳng toại nguyện vãng sinh?
39) Nếu đi bằng thuyền thì người sáng mắt hay kẻ đui mù đều có thể đến bờ bên kia.
Tuy có con mắt trí tuệ mà không Niệm Phật thì không phù hợp với Nguyện Lực.
Tuy ngu si ám độn mà có thể Niệm Phật xin được nương vào Nguyện Lực của Phật để được vãng sinh.
40) Không để ý đến thiện ác của bản thân, chỉ một lòng cầu vãng sinh mà Niệm Phật. Đó gọi là Tha Lực Niệm Phật. Cho rằng bản thân bị tội chướng khó được vãng sinh là điều sai lầm rất lớn.
41) Chẳng cần để ý là tâm mình thiện hay ác, tội chướng nặng hay nhẹ, mà chỉ nên dùng miệng xưng NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT và phát khởi cái tâm quyết định! Nương Phật Thệ Nguyện chắc chắn vãng sinh!!!
42) Hạng vô trí, tội chướng Niệm Phật mà vãng sinh là ý chánh (mục đích chính) của Bổn Nguyện.
43) Thâm tâm tức là cái tâm tin sâu. Tin sâu điều gì? Tin rằng: Hạng phàm phu phiền não sâu dày, nghiệp chướng nặng nề, thiện căn thiếu kém, nhờ tin vào Nguyện Lực Đại Bi của Đức Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu, hoặc 100 năm, hoặc 45 năm, 20 năm, 10 năm, cho đến một hai năm. Từ khi phát tâm cho đến lúc lâm chung không thối chuyển. Hoặc 7 ngày, hoặc 1 ngày, cho đến 10 niệm, 1 niệm. Dù nhiều hay ít, người xưng danh Niệm Phật chắc chắn được vãng sinh.
Tóm lại, đối với chuyện vãng sinh mà không nghi ngờ thì gọi là “Thâm Tâm”.
44) Tuy được nghe Danh Hiệu mà không tin thì cũng như không được nghe. Tuy có tín tâm mà không xưng niệm thì cũng như không tin. Bởi thế nên một lòng Niệm Phật.
45) Bổn Nguyện của Đức Phật A Di Đà là thệ nguyện dùng Danh Hiệu của Ngài để tiếp chúng sanh tội chướng. Do đó, người Niệm Phật (xưng danh hiệu Ngài) thì sẽ được lai nghinh. Đạo lý này tuyệt đối không thể nghi ngờ.”
Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật! Huệ cảm ơn liên hữu Huệ Tịnh nhiều lắm, nào giờ Huệ cứ nghĩ sai về câu này nay hiểu rõ rồi Huệ xin sám hối. A Di Đà Phật.
Bạn nên cảm ơn.các vị THIỆN NHÂN.HUỆ TỊNH.TỊNH THÁI.TRUNG ĐẠO.Mỹ diệp.v.vv…vì sự tìm cầu của chúng ta mà làm họ nhọc lòng…thật có lỗi với 4 ơn. Vì tâm lượng của bạn và mình quá hẹp.hòi.chỉ biết đòi hỏi mà hai.chữ cảm ơn biết ơn cũng khó thốt lên được. Kẻ kiêu ngạo này đáng ra bị đá bung khỏi đây rồi.xem ra vẫn còn được châm chước. Châm chước
A Di Đà Phật.
Tiếng khóc lì lợm của đứa trẻ là vọng, làm cha làm mẹ động tâm bực tức là vọng theo. Vọng lừa vọng chi phối lẫn nhau, ai là kẻ nhớ bình tĩnh niệm Phật xem bình thường lắng nghe tiếng khóc cho đến khi đứa trẻ nín trong lúc bị chi phối?
Tuy mỗi người mỗi nghiệp lực riêng sai biệt, nhưng cũng là cùng chung nạn sanh tử luân hồi tranh chấp nhau để làm gì cho tâm mình chướng ngại đối với tâm Đại Từ Đại Bi Bổn Nguyện của Đức Từ Phụ A Di Đà?
Mục đích hoài bão của chư Phật Đại Bồ Tát là mong muốn chúng sanh dùng câu niệm Phật để sớm thoát ra biển sanh tử luân hồi trở về miền Tịnh Độ. Mỗi một câu niệm Phật là mỗi bước chân đang đi thoát ra cơn đại mộng trùng trùng chi phối khó suy lường vậy.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Kiêu mạn là tính xấu.lời nói tuy không phải dao gậy mà cũng có thể đè nặng trịch lên tâm người. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
…………………..
Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát
Cám ơn bạn Huệ Tịnh đã có hồi âm
Trước đây mình chỉ có nguyện vọng tự giải thoát bản thân khỏi cảnh luân hồi khổ ải. Nhưng gần đây mình phát tâm sau này nếu thật sự đắc quả Bồ Đề sẽ hồi hướng cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc và cả những oan gia trái chủ thoát khỏi cảnh luân hồi khổ ải không dứt. Nhưng giả dụ người thân mình không tin Phật pháp, mình tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức thay cho họ thì liệu có thể độ thoát cho họ không thì bản thân mình còn chưa đạt được thành tựu. Rất mong được các vị đồng tu chỉ bảo cho
A Di Đà Phật.
Chào bạn Chánh Vũ.
Bạn cứ yên tâm “(tin sâu xa) việc tụng kinh niệm Phật, rồi hồi hướng công đức cho cha mẹ, thân bằng quyến thuộc và khắp pháp giới chúng sanh đi. Không tin thì thôi, mà đã tin công đức niệm Phật “bất khả tư nghì” là không thể nghĩ bàn, thì bạn Chánh Vũ còn thắc mắc, nghi ngờ danh hiệu của Đức Từ Phụ A Di Đà Phật để đo lường nghĩ bàn “liệu có thể độ thoát cho họ không ư?”
Bổn phận của đứa con phàm phu như chúng ta trong thời mạt Pháp này mà còn biết tin tụng kinh niệm Phật hồi hướng công đức như vậy, đó không phải không thể nghĩ bàn hay sao?
Việc độ thoát chúng sanh hãy yên tâm để cho chư Phật – Bồ Tát lo liệu. Mắt thịt phàm phu như chúng ta làm sao để thấy được? Làm sao bạn biết cha mẹ chưa tin Phật Pháp bao giời (tiền kiếp luân hồi mấy ai thấy)?
“68) Thọ giáo và phát tâm không hẳn là cùng lúc, vì phát tâm thì gặp duyên mà phát khởi.”
(Niệm Phật Tông Yếu – Pháp Nhiên Thượng Nhân)
Tùy duyên mà cố gắng làm tròn bổn phận theo mỗi hoàn cảnh gia đình khác nhau vậy, nếu càng thắc mắc mọi thứ xảy ra thì càng nghi câu niệm Phật.
Ðôi lời Huệ Tịnh chia sẻ vẫn còn hạn hẹp, không biết có giúp được bạn hay không.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Mình mới sanh con đến nay hơn 1 tháng tuổi. Mình đã tụng kinh địa tạng cho nó 2lần và niệm danh hiệu NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT CŨNG KHÔNG ÍT. Kết quả từ lúc sanh đến giờ nó không có đau ốm gì.bình an vô sự.(sau này thế nào thì không biết).mình đã biện mọi lý do để tránh (cái gì mà tuần đầu cho bé,cái gì mà tháng đầu cho bé,đến ngay cả sát sinh cũng làm ra vẻ nhăn mặt níu mày.) Nhà vợ đôi khi còn khinh khi,vợ nói lám lúc còn ngúng ngoảy coi thường. Nhưng bạn CHÁNH VŨ ƠI.khởi nén 1niệm thiện thì thiện thần theo dõi,khởi nên ác niệm ác thầntheo sau. Đặt câu hỏi:đứa bé này dễ nuôi,chưa thấy đau ốm gì có liên quan gì đến việc thành tựu hay chưa thành tựu? BỒ TÁT luôn lấy khổ làm nòng cho nên khi bắn gặp tai ách hay niệm danh hiệu .Thì được cứu liền chứ chẳng chờ đến lúc bạn thành tựu hay không đâu.
Em năm nay 21 tuổi niệm Phật bốn chữ được không? Nếu em niệm Phật tới lúc lâm chung mà tạp niệm vọng tưởng còn vậy có thể vãng sanh được không? Xin chư vị đồng tu hãy cho em lời giải đáp. Xin cảm ơn. A Di Đà Phật.
Đường Về Cõi Tịnh: Xin đạo hữu hoan hỉ tập gõ tiếng Việt có dấu để độc giả tiện bề theo dõi và tránh hiểu lầm. A Di Đà Phật.
Chào bạn Ngoc Giau,
Niệm Phật bốn chữ dĩ nhiên là được. Quan trọng là khi niệm bạn phải chú tâm nghe cho rõ từng tiếng một.
Về vấn đề vãng sanh, như lời một vị Tổ đã dạy, bạn cần phải có thật Tín, thật Nguyện, khi lâm chung gắng niệm Phật cho bằng được thì sẽ vãng sanh. Ví dụ lúc lâm chung, bạn không lo nghĩ niệm Phật mà lại quyến luyến người thân, thì như vậy là không có Nguyện muốn vãng sanh, như vậy thì sẽ không vãng sanh được. Còn trường hợp có người lúc lâm chung, thân dù bệnh khổ, nhưng cái Nguyện muốn vãng sanh về Cực lực lúc nào cũng ở trong tâm, nhờ cái mong muốn đó nên tâm luôn gắng niệm Phật, thì nhờ nguyện lực tiếp dẫn của đức A Di Đà hiệp với cái nguyện mong muốn vãng sanh của người đó thì dĩ nhiên họ sẽ được vãng sanh.
Cho nên, đừng lo lắng chuyện niệm Phật còn vọng tưởng, điều thiết yếu mà bạn cần phải xem xét là tự mình xét xem mình có thật Tín, thật Nguyện không, hãy cẩn thận vì đôi khi ta chỉ có Tín suông, Nguyện suông. Nếu chưa được thì bằng mọi cách gắng xây cho bằng được thật Tín, thật Nguyện nhé.
Chúc bạn thường tinh tấn.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô A Di Đà Phật. Con nay 13 tuổi, đang hành trì pháp môn Tịnh Độ, lúc con niệm Phật tuy vọng tưởng không khởi nhưng sao con cứ ớn lạnh vậy, cứ niệm một câu thì lại lạnh người, xin liên hữu dạy con cách khắc phục. Nam Mô A Di Đà Phật.
A Di Đà Phật.
“lúc con niệm Phật tuy vọng tưởng không khởi..”
Làm sao bạn TMH biết là vọng tưởng không khởi khi niệm Phật?
Theo bạn đang hành trì pháp môn Tịnh Độ là như thế nào?
Nam Mô A Di Đà Phật.
Tại sao con ngồi thiền thì dục vọng lại lên
Vì Sao Tà Niệm Khởi Lên Mạnh Mẽ Lúc Mới Phát Tâm Tu Hành Và Cách Khắc Phục Ra Sao?
http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2015/07/vi-sao-ta-niem-khoi-len-manh-me-luc-moi-phat-tam-tu-hanh-va-cach-khac-phuc-ra-sao/
con xin chào mọi người con là người mới bắt đầu tu pháp môn tịnh độ khi con niêm phật con hay bị vọng tưởng có suy nghĩ không tốt về đức phật,xin mọi người chỉ cho con cách khắc chế vọng tưởng. Nam mô a di đà phật
Kinh nghiệm của mình là cứ tiếp tục niệm Phật, chú tâm vào 6 chữ, mặc kệ nó, bạn không cần nghĩ cách xóa bỏ nó, vì nghĩ cách loại bỏ tức là tạp niệm. đơn giản là không nghĩ gì cả, cứ chú tâm nhiếp tâm vào câu niệm Phật. Nó khởi lên, bạn nhận biếtt nó, sau đó bạn bỏ qua nó, tiếp tục chuyện mình nên làm là niệm A Di Đà Phật. Qua 1 thời gian tự nhiên sẽ hết. Phật pháp nhiệm mầu lắm bạn, bạn hãy tin tưởng và cứ tiếp tục, đừng nản lòng, có cảm có ứng. Đến 1 lúc nào đó tự nhiên tâm bất kính đựoc diệt trừ. Người có tín tâm, chân thành sẽ có sư Linh ứng.
Mà mình nghĩ bạn có thể quyết tâm niệm Phật nhiều hơn nữa, hãy suy nghĩ sinh tử phía sau lưng đang đuổi tới, địa ngục ngạ quỷ súc sinh, ba cõi đang chờ ở phía trước…Không có lối thoát nào ngoài câu niệm Phật A Di Đà để bay về Tây Phưong Cực Lạc…Càng sợ sinh tử luân hồi, càng quyết tâm niệm Phật. Mình nhờ nghe đoạn khai thị sinh tử của pháp Sư Tự Liễu mà lo sợ….nên quyết tu hành mặc dù còn giãi đãi, còn tạp niệm…nhưng kệ. Mình vẫn cố gắng. Mình lúc trước cũng hay bị như vậy, sau này nghe được khai thị của Ấn Quang đại sư, Hòa Thượng Tuyên Hóa, pháp sư Tịnh Không và Sư Thích Giác Khang….tự nhiên mình vượt qua được. dù còn tạp niệm nhưng tâm bất kính đã giảm bớt. Chúng ta nghiệp năng nên bị như vậy, chỉ cần lạy Phật, niệm Phật cho tiêu bớt nghiệp. Bạn đừng buồn cũng đừng nản!!! A DI ĐÀ PHẬT
Khi ngoài thời khóa công phu bạn có thể nghe hoặc đọc kinh Vô Lượng Thọ hoặc nghe các bài giảng của những thiền sư về TỊnh Độ hoặc Kinh A Di Đà để tăng thêm tín tâm đối với Phật. Vì khi hiểu rõ hạnh nguyện và lòng từ bi bác ái của Như Lai thì chúng ta sẽ tăng thêm tín tâm.